Rủi ro thanh khoản về nguồn vốn là khi ngân hàng không thể đáp ứng một những hiệu quả cả dòng tiền dự kiến và không thể dự kiến trong hiện tại và tương lại, cũng như những nhu cầu tài sả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM HÙNG LINH
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM HÙNG LINH
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN PHƯƠNG THẢO
Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Những yếu tố ảnh hưởng đến thanh
khoản của những Ngân hàng thương mại Việt Nam và giải pháp cải thiện
thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi Những số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tất cả những tham khảo và
kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ
Tác giả
Phạm Hùng Linh
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 6
1.1 Lý do chọn đề tài 6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 8
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1.5 Phương pháp nghiên cứu 9
1.6 Nội dung đề tài 10
1.7 Tính mới của đề tài 11
CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 12
2.1 Khung lý thuyết 13
2.1.1 Sự hình thành của Thanh khoản và lý thuyết về sự mong manh 13
2.1.2 Đo lường thanh khoản 18
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng 22
2.2.1 Đặc điểm ngân hàng 22
2.2.2 Kinh tế vĩ mô 28
2.3 Lược khảo những nghiên cứu liên quan 30
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA NHỮNG NHTM VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN 44
3.1 Thực trạng thanh khoản của các ngân hàng 44
3.2 Thực trạng ảnh hưởng của những yếu tố đến thanh khoản của ngân hàng 49 3.2.1 Vốn ngân hàng 49
Trang 53.2.3 Tốc độ tăng trưởng cho vay 51
3.2.4 Nợ xấu 52
3.2.5 Lợi nhuận 53
3.2.6 Chênh lệch lãi suất 54
3.2.7 Tăng trưởng kinh tế 55
3.2.8 Lạm phát 56
3.2.9 Lãi suất cho vay 57
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NHỮNG YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM VN 60
4.1 Mô hình nghiên cứu 60
4.2 Đo lường biến 60
4.2.1 Biến phụ thuộc 60
4.2.2 Biến độc lập 63
Nguồn: theo nghiên cứu của tác giả 69
4.3 Dữ liệu nghiên cứu 69
Nguồn: theo dữ liệu được thu thập bởi Stoxplus.com 71
4.4 Phương pháp ước lượng 71
4.5 Kết quả nghiên cứu 72
4.5.1 Thống kê miêu tả và ma trận tương quan 72
4.5.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu 83
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 85
5.1 Kết luận chính 85
5.2 Khuyến nghị 86
5.3 Hạn chế đề tài 89
5.4 Hướng phát triển đề tài 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây 39
Bảng 4.1 Mô tả chi tiết và kỳ vọng về dấu giữa những biến độc lập với tính thanh khoản 68
Bảng 4.2 Danh sách những NHTM được sử dụng trong luận văn 70
Bảng 4.3 Thống kê miêu tả 73
Bảng 4.4 Ma trận tương quan 74
Bảng 4.5 Kết quả ước lượng những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tài sản thanh khoản ở trên tổng tài sản 74
Bảng 4.6 Kết quả ước lượng những yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi và nguồn vốn ngắn hạn 80
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ dư nợ cho vay ở trên tổng tài sản 81
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả hồi quy 83
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Diễn biến tài sản thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu từ 2002 - 2017 45 Hình 3.2 Tình hình tỷ lệ tài sản thanh khoản ở trên tổng tài sản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 46 Hình 3.3 Tình hình tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi và nguồn vốn ngắn hạn của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 47 Hình 3.4 Tình hình tỷ lệ dư nợ cho vay ở trên tổng tài sản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 49 Hình 3.5 Mối quan hệ giữa vốn ngân hàng và thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 50 Hình 3.6 Mối quan hệ giữa Quy mô của ngân hàng và thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 51 Hình 3.7 Mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 52 Hình 3.8 Mối quan hệ giữa nợ xấu và thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 53 Hình 3.9 Mối quan hệ giữa lợi nhuận và thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 54 Hình 3.10 Mối quan hệ giữa chênh lệch lãi suất và thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 55 Hình 3.11 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 56 Hình 3.12 Mối quan hệ giữa lạm phát và thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 57 Hình 3.13 Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và thanh khoản của những ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 58
Trang 8CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
là vì những ngân hàng thực hiện huy động và cho vay với những kỳ hạn không khớp nhau Cụ thể, những ngân hàng huy động những khoản ngắn hạn như lại cho vay trung dài hạn vì những khoản cho vay trung dài hạn sẽ giúp ngân hàng đạt được nhiều lợi nhuận hơn so với cho vay ngắn hạn Tuy nhiên, khi những khoản tiền gửi này đến hạn thì những ngân hàng sẽ phải đối diện với rủi ro thanh khoản
do những khoản tiền gửi này đang được chuyển sang cho vay trung và dài hạn
Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) (2008), tính thanh khoản như là khả năng mà ngân hàng vừa có thể tăng phần tài sản đồng thời đáp ứng những nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không gây ra những tổn thất đáng kể Đối với vấn đề này, khi ngân hàng chuyển đổi những khoản tiền gửi ngắn hạn thành những khoản cho vay dài hạn thì sẽ có sự không khớp kỳ hạn xảy ra, điều này sẽ gây ra vấn đề thanh khoản đối với ngân hàng Kết quả là, những ngân hàng cần phải nắm giữ những tài sản thanh khoản ở mức tối ưu để duy trì hoạt động kinh doanh Sự quản trị hiệu quả thanh khoản là một điều quan trọng hàng đầu khi vấn đề liên quan thanh khoản xảy ra ở một ngân hàng có thể gây ra hậu quả cho cả toàn ngành ngân hàng
Trang 9Mặt khác, việc duy trì lượng tài sản thanh khoản lớn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của một ngân hàng, điều này càng làm gia tăng sự quan trọng của việc quản trị thanh khoản và việc duy trì mức thanh khoản tối ưu là một nghệ thuật thật sự trong việc quản trị ngân hàng Trong ngành ngân hàng, việc duy trì mức thanh khoản tối ưu có liên quan đáng kể với hiệu quả hoạt động của những ngân hàng Malik và Rafique (2013) cho rằng khi những ngân hàng không quản trị thanh khoản một những phù hợp, thì có thể dẫn đến việc mất thanh khoản (trong trường hợp thanh khoản thấp) hoặc lợi nhuận thấp (trong trường hợp thanh khoản cao) và có thể phá hoại tài sản của cổ đông cũng như gây ra sự thất bại của những tổ chức tài chính Do đó, việc duy trì mức thanh khoản tối ưu đặc biệt quan trọng trong những hoạt động của ngân hàng và đảm bảo hiệu quả Greuning và Bratonovic (2004) đề nghị rằng để quản trị thanh khoản của ngân hàng, những ngân hàng phải có những chính sách quản trị thanh khoản tốt và phải có chiến lược quản trị tài sản có – tài sản nợ tốt
Do đó có thể thấy rằng việc xác định những yếu tố quyết định tính thanh khoản của ngân hàng cũng như những giải pháp giúp nâng cao, cải thiện thanh khoản cho ngân hàng là điều hết sức quan trọng trong việc kiểm soát thanh khoản của ngân hàng Hơn thế nữa, những nghiên cứu trước đây trong nước và ngoài đều
có sự quan tâm rõ rệt đến thanh khoản của ngân hàng chẳng hạn như Vodova (2011, 2012, 2013), Tseganesh (2012), Rafique và Malik (2013) và Chagwiza (2014) cũng nhưTrương Quang Thông (2013), Đặng Văn Dân (2015) và Nguyễn Thị Mỹ Linh (2017) Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, có nhiều sự kiện sáp nhập những ngân hàng cũng như những thương vụ mua lại ngân hàng với giá 0 đồng bởi Ngân hàng nhà nước thì có thể thấy rằng sẽ có sự khác biệt trong những kết quả nghiên cứu giữa những nhóm ngân hàng hiện tại so với mẫu nghiên cứu của những ngân hàng của những nghiên cứu trước đây tại VN Vì vậy, nội dung luận văn sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng thanh khoản của các NHTM VN cũng như đưa ra các giải pháp cải thiện thanh khoản của các NHTM VN dựa trên các kết quả tìm được
Trang 101.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và nêu ra giải pháp để cải thiện tính thanh khoản của Ngân hàng thương mại Việt Nam Cụ thể như sau:
- Trong các yếu tố đặc điểm ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô, yếu tố nào ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
- Dựa trên kết quả nghiên cứu để đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tính thanh khoản của Ngân hàng thương mại Việt Nam
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn xác định những câu hỏi nghiên cứu và đi tìm kiếm câu trả lời câu hỏi nghiên cứu để làm rõ mục tiêu nghiên cứu mà luận văn đề ra, cụ thể:
- Thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?
- Những yếu tố đặc điểm ngân hàng có tác động đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam không? Tác động đó là như thế nào?
- Những yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam không? Tác động đó là như thế nào?
- Làm thế nào để cải thiện thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để xem xét những yếu tố quyết định tính thanh khoản của các NHTM tại
VN, luận văn sử dụng dữ liệu của những NHTM đang hoạt động tại VN trong giai đoạn 2002 – 2017 được thu thập bởi Stoxplus.com Hơn thế nữa, trong luận văn này, luận văn cũng thực hiện việc loại trừ những ngân hàng không có sẵn dữ liệu trong 6 năm liên tiếp và những ngân hàng bị sáp nhập cũng như bị mua lại 0 đồng bởi Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn vừa qua Do đó mẫu nghiên cứu cuối cùng trong luận văn bao gồm 28 NHTM đang hoạt động tại VN trong giai đoạn 2002 –
2017
Trang 11Ngoài ra, luận văn cũng thu thập những biến đặc điểm kinh tế vĩ mô từ cơ
sở dữ liệu của Ngân hàng Thế Giới (WorldBank)
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích phân tích những yếu tố quyết định tính thanh khoản của 28 NHTM tại VN trong giai đoạn 2002 – 2017, mô hình nghiên cứu trong luận văn tương tự với phương pháp tiếp cận của những tác giả trước đây khi nghiên cứu đến tính thanh khoản của ngân hàng chẳng hạn như Vodova (2011) và Rafique và Malik (2013) Cụ thể, phương trình ước lượng được trình bày như sau:
tăng cho vay của ngân hàng được tính toán bởi tốc độ tăng trong dư nợ cho vay ở
lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi vay trên cho vay khách hàng và chi phí từ huy động
Luận văn sử dụng phương pháp ước lượng GMM để hồi quy phương trình nghiên cứu do phương pháp này có thể khắc phục những giả định mà phương pháp ước lượng OLS đặt ra khi ước lượng nhưng trong thực tế thì luôn tồn tại Chẳng hạn như hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tương phương sai thay đổi và vấn đề gây ra sự chệch trong kết quả là vấn đề nội sinh tồn tại trong mô hình nghiên cứu Đồng thời theo Arellano và Bover (1995) thì phương pháp ước lượng GMM có thể khắc phục vấn đề nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương
Trang 12quan và những hệ số hồi quy được ước lượng từ phương pháp này sẽ hiêu quả và phù hợp hơn (Lee và những cộng sự, 2014)
1.6 Nội dung đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài Trong chương này luận văn trình bày lý do lựa
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa mà đề tài mang lại
Chương 2: Khung lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước đây Luận
văn giới thiệu khung lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng bằng những trình bày
sự hình thành của thanh khoản cũng như những những đo lường rủi ro thanh khoản Sau đó luận văn đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của những ngân hàng bao gồm đặc điểm ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô Cuối cùng, luận văn tổng quan lại bằng chứng thực nghiệm trước đây khi xem xét tính thanh khoản của những ngân hàng
Chương 3: Thực trạng thanh khoản của những NHTM và những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản Chương này thể hiện thực trạng tình hình thanh
khoản của những ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu và nêu lên thực trạng mối quan hệ giữa những yếu tố được xác định trong chương 2 và tính thanh khoản của ngân hàng
Chương 4: Mô hình nghiên cứu – kết quả nghiên cứu tính thanh khoản của ngân hàng Luận văntrình bày dữ liệu nghiên cứu cũng như mô hình nghiên
cứu mà luận văn áp dụng trong luận văn này Sau đó luận văn đưa ra những những
đo lường những biến số có trong luận văn và phương pháp mà luận văn dùng để ước lượng mô hình nghiên cứu Tiếp tục luận văn đưa ra những kết quả nghiên cứu mà luận văn có được từ việc ước lượng
Chương 5: Kết luận Trong chương này luận văn tổng quan những kết luận
chính mà luận văn có được từ đó đưa ra những khuyến nghị dành cho những nhà quản trị ngân hàng cũng như những nhà hoạch định chính sách khi cần cải thiện
Trang 13thanh khoản của những ngân hàng Đồng thời luận văn cũng đưaa ra hạn chế đề tài
và hướng phát triển đề tài sau này
1.7 Tính mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu về thanh khoản của các Ngân hàng thương mại đã được nhiều tác giả khác nghiên cứu trước đây Trong phạm vi nghiên cứu của mình, về mặt lý luận, tác giả tổng quan hóa lại lý thuyết cũng như những bằng chứng thực nghiệm về những nghiên cứu xem xét tính thanh khoản của ngân hàng Qua đó, luận văn đóng góp vào kho tàng tài liệu nghiên cứu trước đây tại Việt Nam khi phân tích thanh khoản của ngân hàng Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, luận văn cung cấp những bằng chứng thực nghiệm khi xem xét những yếu tố quyết định đến tính thanh khoản của những ngân hàng Từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp giúp những nhà quản trị ngân hàng cũng như Chính phủ cải thiện thanh khoản của những ngân hàng Tính mới của đề tài được thể hiện ở những điểm cụ thể như sau:
động tại VN trong giai đoạn 2002 – 2017 được thu thập bởi Stoxplus.com Hơn thế nữa, trong luận văn này, luận văn cũng thực hiện việc loại trừ những ngân hàng không có sẵn dữ liệu trong 6 năm liên tiếp và những ngân hàng
bị sáp nhập cũng như bị mua lại 0 đồng bởi Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn vừa qua Do đó mẫu nghiên cứu cuối cùng trong luận văn bao gồm 28 NHTM đang hoạt động tại VN trong giai đoạn 2002 – 2017
ngân hàng nhằm tạo tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu hồi quy
Trang 14CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Thanh khoản được xác định như là khả năng một tổ chức kinh tế tài chính đối diện với tất cả những nhu cầu về nguồn vốn một những chính đáng (Yeager và Seitz, 1989) Hơn thế nữa, theo Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng (2008) định nghĩa tính thanh khoản như là khả năng mà ngân hàng vừa có thể gia tăng tài sản vừa có thể đáp ứng những nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không gây ra những tổn thất đáng kể
Do đó, ngân hàng cần nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản để đáp ứng những nhu cầu tiền mặt của những khách hàng nếu ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng, và sau đó ngân hàng bắt buộc phải vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hoặc ngân hàng trung ương
Theo Alger và những cộng sự (1999), tài sản được xem như là tài sản thanh khoản nếu nó có thể được bán một những nhanh nhất mà không tồn tại bất kỳ sự thiệt hại đáng kể nào nhưng việc xác định tính thanh khoản của một tài sản vẫn còn
là vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu tranh cãi trong thời gian qua Theo những tài liệu về quản trị ngân hàng, một tài sản được xem như là tài sản thanh khoản khi mức độ rủi ro của tài sản này là tương đối thấp so với những tài sản khác (chẳng hạn như nợ của chính phủ) và nếu kỳ hạn của tài sản này là ngắn hạn thì giá của tài sản sẽ ít nhạy cảm hơn với sự biến động của lãi suất (Garber và Weisbrod, 1992; Hempel và những cộng sự, 1994) Với định nghĩa này, tài sản thanh khoản của ngân hàng VN sẽ bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng nhà nước, tín phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc, chứng khoán kinh doanh và những khoản vay liên ngân hàng với kỳ hạn rất ngắn (từ 1 đến 3 ngày)
Bordo và những cộng sự (2001) cho rằng yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất đến hành vi của khách hàng gửi tiền tại ngân hàng Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra, yếu tố tâm lý chính là yếu tố quyết định việc rút tiền của những khách hàng Hơn thế nữa, Bordo và những
Trang 15cộng sự (2001) cũng khẳng định rằng khủng hoảng kinh tế tài chính là một phần nội tại của chu kỳ kinh doanh và là kết quả từ những cú sốc kinh tế căn bản Khi nền kinh tế vào thời kỳ suy thoái, tỷ suất sinh lợi của tài sản sẽ được kỳ vọng là sụt giảm
và khi đó người đi vay sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thanh toán những khoản vay Điều này sẽ làm cho người gửi tiền sẽ cố gắng bảo vệ phần tài sản của mình bằng những rút những khoản tiền gửi ra khỏi ngân hàng Những ngân hàng lúc này sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt thanh khoản do một phần người đi vay không thể hoàn trả những khoản vay nợ và người gửi tiền lại rút những khoản tiền gửi ra khỏi ngân hàng, nếu tình trạng này tiếp diễn thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc phá sản
Theo những nghiên cứu trước đây, tồn tại nhiều tài liệu nghiên cứu xem xét vấn đề thanh khoản của ngân hàng (Bryant, 1980; Diamond và Dybvig, 1983; Holmstrom và Tirole, 2010; Kashyap và những cộng sự, 2002), tuy nhiên, đa số những nghiên cứu chỉ tập trung vào việc đo lường tính thanh khoản của ngành ngân hàng (Deep và Schaefer, 2004; Berger và Bouwman, 2008), rất ít nghiên cứu tiếp cận xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng Do
đó, trong chương này luận văn sẽ tập trung tổng quan những lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến tính thanh khoản của các ngân hàng và những yếu tố xác định tính thanh khoản của ngân hàng
2.1 Khung lý thuyết
2.1.1 Sự hình thành của Thanh khoản và lý thuyết về sự mong manh
Những ngân hàng thực hiện nhiều hoạt động có giá trị trên cả hai phương diện của bảng cân đối kế toán; ở phương diện tài sản (assets), ngân hàng tạo ra những khoản cho vay đem tới người đi vay bị thiếu thanh khoản hoặc đang gặp khó khăn về mặt tài chính (gọi chung là những đối tượng có nhu cầu vay vốn), từ đó cải thiện dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế Ở phương diện nợ (liability), ngân hàng cung cấp thanh khoản theo nhu cầu từ người gửi tiền (depositor) Theo Diamond và Rajan (1998) thì người gửi tiền có cơ hội tiếp cận nguồn vốn của họ tốt hơn nếu họ đầu tư trực tiếp và nhận về cùng một tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng: thanh khoản của ngân
Trang 16hàng được hình thành vào lúc này Những công ty đi vay cũng có thể nhìn nhận ngân hàng như đối tượng có nguồn cung vốn đáng tin cậy hơn so với những công
ty hoặc những cá nhân nhỏ lẻ khác: ngân hàng đảm bảo cho người vay tránh được rủi ro thanh khoản khi vốn có thể bị cắt trước hạn (cut off prematurely)
Hơn thế nữa, Diamond và Dybvig (1983) đã nêu ra rằng những ngân hàng
có thể chuyển đổi tài sản thanh khoản kém trở thành những món tiền gửi có tính thanh khoản cao Thông qua chức năng là nhà cung cấp thanh khoản, những ngân hàng tạo ra thanh khoản khi họ giữ những tài sản thanh khoản kém và cung cấp tiền
và tài khoản tiền gửi cho phần còn lại của nền kinh tế Hơn thế nữa, những tác giả cũng nhấn mạnh “sự ưu tiên của thanh khoản” dưới sự bất ổn của những cơ quan kinh tế khác nhằm minh chứng (justify) cho sự tồn tại của ngân hàng: Ngân hàng tồn tại vì họ cung cấp sự bảo đảm cho thanh khoản so với những đối tượng khác trong thị trường tài chính; tuy nhiên, khi ngân hàng là nơi bảo đảm thanh khoản thì những ngân hàng phải đối mặt với rủi ro giao dịch và có thể bộc lộ nguy cơ rủi ro khi điều hành tài khoản huy động Ngoài ra,sự tạo ra thanh khoản càng nhiều cho xã hội, thì rủi ro của ngân hàng càng cao khi ngân hàng phải đối mặt với những tổn thất từ việc buộc phải thanh lý những tài sản thanh khoản kém để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản (trả tiền) cho khách hàng Tầm quan trọng thực tế của tính thanh khoản trong những cuộc khủng hoảng càng trở nên cấp thiết dựa trên các lý thuyết
về trung gian tài chính mà trong đó chỉ ra rằng sự hình thành của thanh khoản là lý
do quan trọng cho sự tồn tại của ngân hàng
Những đóng góp đầu tiên từ Bryan (1980), Diamond và Dybvig (1983) cho rằng những ngân hàng tạo ra thanh khoản từ việc phân bổ vốn từ những tài sản thanh khoản thấp (như những khoản nợ kinh doanh) sang những khoản nợ thanh khoản cao (như những tài khoản thanh toán – transaction deposits) Trong khi những đóng góp gần đây của Holmstrom và Tirole (2010), Kashyap và cộng sự (2002) đều cho rằng những ngân hàng tạo ra thanh khoản (dựa trên những tài sản) không thuộc vào bảng CĐKT (balance sheet) thông qua những khoản nợ có đảm bảo và những khoản nợ có quyền đòi tương tự nhằm tạo ra thanh khoản
Trang 17Có thể thấy rằng những tổ chức kinh tế tài chính bao gồm ngân hàng và những tổ chức tín dụng (gọi tắt là TCTD) khác có vai trò rất quan trọng ở trong quá trình vận hành của nền kinh tế, cũng như trong việc cung cấp nguồn thanh khoản của những ngân hàng Để kiểm tra điều này những nghiên cứu trước đâyđược tiến hành bởi nhiều nhà nghiên cứu, trong đó mô hình nghiên cứu đầu tiên được thực hiện bởi Bryant (1980), Diamond và Dybvig (1983) Những nhà nghiên cứu đã chỉ
ra rằng đầu tư vào những khoản nợ thiếu thanh khoản và phân phối chúng thành những tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có thể được xem như “nhà cung cấp thanh khoản” (pools of liquidity) nhằm đem đến cho dân cư sự bảo đảm trước những cú sốc mang tính đặc trưng của việc tiêu xài Tuy nhiên, cấu trúc này cũng là nguồn dẫn của sự yếu ớt tiềm tàng (potential fragility) của ngân hàng bởi trong trường hợp có sự đột biến tăng nhanh về số lượng người gửi tiền quyết định đi rút hết nguồn tiền của họ vì nhiều lý do khác nhau thay vì là do nhu cầu phát sinh thanh khoản, thì sẽ kéo theo việc “đổ xô rút tiền” trên toàn hệ thống ngân hàng (bank run)
Những mô hình của Bryant-Diamond/Dybvig trở thành động lực cho một lượng lớn những nghiên cứu về sau, nhằm mở rộng hoặc kiểm tra cho mô hình này
Từ đó, nghiên cứu liên quan đến vần đề này là các bài nghiên cứu của Calomiris và Kahn (1991), Qi (1998), và Diamond và Rajan (2001) mà trong đó những nghiên cứu đều triển khai và nhấn mạnh ý tưởng rằng những khoản tiền gửi không kỳ hạn
sẽ là những gợi ý thúc đẩy đáng lưu ý trong việc đưa quản trị ngân hàng vào nề nếp
kỷ luật
Có thể giải thích điều này như là: trên mục Tài sản của các ngân hàng sẽ có những khoản vay thanh khoản thấp mà giá trị thị trường thường thấp hơn so với giá trị thực của chính những khoản ấy nếu có phát sinh thanh lý Việc cần phải bán hoặc trả nợ trước hạn những khoản nợ này sẽ dẫn đến khoản lỗ; trong khi phần quan trọng của những hoạt động mà ngân hàng thực hiện và cần thực hiện khi giám sát những khoản vay nợ, mà bao gồm sự liên quan tích cực trong việc quản lý những doanh gnhiệp đi vay, lại không thực sự được chú ý bởi người ngoài (outsiders)
Trang 18Nhưng ít ra một phần chắc chắn trong tổng nợ của ngân hàng chính là những khoản tiền gửi không kỳ hạn mà theo định nghĩa hay theo quy định pháp luật là đều phải được hoàn trả khi được yêu cầu và trên cơ sở ai đến trước nhận trước (first come first serve) Nguyên tắc phân phối này khiến người gửi tiền thận trọng xem liệu họ
có thể bị chậm trễ hay ở đứng ở khoảng những quá xa trong danh sách chờ đợi trong trường hợp ngân hàng gặp phải những vấn đề hay không (về thanh khoản) và
nó khiến họ thậm chí nhận ra rằng lượng thông tin mà họ nắm giữ về những hoạt động quản trị của ngân hàng thật sự ít ỏi đến thế nào Điều này có thể dẫn đến hiện tượng “đổ xô rút tiền toàn hệ thống ngân hàng” (bank run), và sự nguy hiểm của điều này nằm ở chỗ nó thúc đẩy những ngân hàng làm theo điều mà người gửi tiền mong muốn, đó là trở thành những người giám sát được phân quyền, trên tinh thần của nhà nghiên cứu Diamond (1984) Dựa trên lý lẽ này, Diamon và Rajan (2001)
đã nêu ra câu hỏi liệu rằng sự yếu ớt về tài chính (financial fragility) có là trạng thái đáng mong ước cho những ngân hàng hay không Họ lập luận rằng sự tồn tại của việc mong manh/yếu ớt (fragility) đẩy ngân hàng đến những thúc đẩy cần thiết để tạo ra thanh khoản Theo họ, bất kỳ là điều luật nào, ví dụ như những chuẩn mực về vốn, đều làm suy yếu sự hình thành thanh khoản và vị vậy, cần phải được giảm tránh
Kashyap và cộng sự (2002) đã thực hiện một nghiên cứu liên quan nhằm minh chứng cho sự tồn tại của việc hình thành thanh khoản của ngân hàng Họ cho rằng bởi vì những ngân hàng thực hiện đồng thời cho vay và huy động, sự đồng bộ buộc phải có giữa hai hành động trên Sự đồng bộ này có thể nhận thấy thông qua những mà những tài khoản tiền gửi và cam kết cho vay được bảo đảm bằng những nắm giữ những tài sản thanh khoản cao như khoản thế chấp cho việc rút tiền gửi (withdrawal) Họ xem những tài sản này chi phí hoạt động Những chi phí này có thể chia ra dựa trên hai chức năng tách biệt
Diamond và Rajan (2005) cung cấp nghiên cứu chi tiết về mối liên kế giữa thiếu hụt thanh khoản với khủng hoảng hệ thống ngân hàng Và nó được lập luận rằng sự sụp đổ (hay phá sản) của một ngân hàng có thể nhấn chìm nguồn thanh
Trang 19khoản sẵn có đến mực mà những ngân hàng khác cũng bị ảnh hưởng theo, vì vậy gây ra hiệu ứng dây chuyền (contagion effect) Tuy nhiên, bởi vì khả năng trả nợ và ảnh hưởng của thanh khoản ảnh hưởng lân nhau, khó để xác định được gốc lõi của khủng hoảng kinh tế tài chính
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tính thanh khoản đã được đưa ra trong những nguồn cơ sở lý thuyết (chẳng hạn như Jenkinson, 2008; Diamond và Rajan, 2001; Chaplin và những cộng sự, 2000) Theo đó, việc phân tích lý thuyết cho thấy rủi ro thanh khoản là một rủi ro mà một ngân hàng không thể đáp ứng được những nghĩa vụ của nó (Jenkinson, 2008) khi người gửi tiền họ có nhu cầu rút vốn của họ
ở một thời điểm không thuận tiện (inconvenient time), gây nên việc bán tháo tài sản (fire sale of assets) (Diamond và Rajan, 2001) Đồng thời theo người điều phối/kiểm soát (comptroller) tiền tệ tại Mỹ, định nghĩa rủi ro thanh khoản là một rủi
ro phát sinh từ việc Ngân hàng mất khả năng đáp ứng nghĩa vụ khi chúng tới hạn
mà không gây ra những khoản lỗ không chấp nhận được (Comptroller’s Hand book,2001) Theo định nghĩa của hội đồng Basel về việc giám sát hoạt động ngân hàng (1997), rủi ro thanh khoản phát sinh từ việc ngân hàng mất khả năng trong vấn đề điều tiết hài hòa những hao hụt trong tổng nợ hoặc sự gia tăng nguồn vốn trong phần tài sản
Vì vậy trong những thuật ngữ đơn giản hơn, thanh khoản có thể định nghĩa như rủi ro của việc không thể chấm dứt một trạng thái kịp thời tại mức giá hợp lý (Muranaga và Ohsawa, 2002) Nhìn chung, rủi ro thanh khoản sinh ra từ vai trò cơ bản của những ngân hàng trong quá trình chuyển dịch kỳ hạn từ những tài khoản tiền gửi ngắn hạn sang dài hạn Theo Ủy ban Basel về Giám sát hoạt động của ngân hàng (2008), nó bao gồm hai loại rủi ro: rủi ro thanh khoản về nguồn vốn và rủi ro thanh khoản về thị trường
Rủi ro thanh khoản về nguồn vốn là khi ngân hàng không thể đáp ứng một những hiệu quả cả dòng tiền dự kiến và không thể dự kiến trong hiện tại và tương lại, cũng như những nhu cầu tài sản thế chấp mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật hay tình hình tài chính công ty trong khi rủi ro thanh khoản thị
Trang 20trường là khi một ngân hàng không thể dễ dàng đền bù hoặc chấm dứt một trạng thái (position) tại giá trị thị trường
Dựa theo Crockett (2008), khía cạnh của thanh khoản thị trường bao gồm chiều sâu của thị trường (khả năng thực hiện những giao dịch lớn mà không ảnh hưởng quá mức đến giá cả); sự thắt chặt – tightness (khoảng những giữa giá chào bán và chào mua); tính trung gian (tốc độ xử lý giao dịch); và độ đàn hồi (resilience) (là tốc độ mà giá cơ sở - underlying prices – có thể phục hồi sau khi bị xáo trộn)
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính cuối năm 2007 và đầu 2008 làm bật lên vấn đề quan trọng cốt lõi của thanh khoản đối với sự vận hành của thị trường và ngành ngân hàng, cũng như những liên kết giữa rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường, mối tương quan lẫn nhau giữa rủi ro thanh khoản nguồn vốn với rủi ro tín dụng, ảnh hưởng về mặt thương hiệu/danh tiếng lên thanh khoản, và những mối liên hệ khác giữa thanh khoản và những mặt khác nhau của ngành ngân hàng Vì vậy, rủi ro thanh khoản không phải là “rủi ro tách biệt” như của rủi ro tín dụng hay rủi ro thị trường; mặc dù rủi ro tín dụng thường phát sinh khi
có thiếu hụt thanh khoản lúc những khoản trả lại được lên lịch từ trước đến hạn thanh toán nhưng nó là “rủi ro mang tính hậu quả” (consequential risk), với những đặc tính nội tại riêng biệt của nó mà có thể bị gây ra hoặc làm trầm trọng hơn bởi rủi ro hoạt động và những rủi ro tài chính khác trong quá trình hoạt động của các ngân hàng (Chen và cộng sự, 2005)
2.1.2 Đo lường thanh khoản
Như đã biết thì những định chế tài chính có thể tận dụng một lượng lớn nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản, vì dụ chấp nhận những khoản tiền gửi mới, thanh lý tài sải, mượn nợ và/hoặc sử dụng những khoản vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước Từ nguồn tiếp ân đó, đo lường và quản trị thanh khoản là hoạt động cần thiết cho hầu hết những ngân hàng thương mại Trước khi xem xét những phương thức đo lường rủi ro thanh khoản, cần phải giới thiệu về những khả năng phát sinh rủi ro thanh khoản và những những khả dĩ để vượt qua nó
Trang 21Có ba khả năng dẫn đến thanh khoản: đầu tiên là trên mục Tổng nợ của bảng CĐKT, có một sự bất ổn khá lớn về khối lượng rút tiền từ tài khoản tiền gửi hoặc việc đảo nợ trên những khoản vay liên ngân hàng, đặc biệt khi một ngân hàng đang thuộc diện nghi ngờ về khả năng không thể thanh toán nợ (insolvency) hoặc khi có sự thiếu hụt lớn về thanh khoản Thứ hai là trên khoản mục Tài sản của Bảng cân đối kế toán, cũng có sự thiếu chắc chắn đối khi khối lượng yêu cầu cho vay mới mà một ngân hàng sẽ nhận trong tương lai gia tăng, và thứ ba là những hoạt động ở bên ngoài bảng CĐKT, như những khoản mục tín dụng và những cam kết vay khác, những trạng thái thực hiện bởi ngân hàng trên thị trường phái sinh (Rochet, 2008)
Hơn thế nữa, bởi vì thanh khoản là một hiện tượng nghiêm trọng của những ngân hàng, do đó có một số phương pháp để giải quyết vấn đề này Cụ thể, có ba những mà những ngân hàng có thể sử dụng để đảm bảo an toàn cho các ngân hàng trước khi những khủng hoảng về thanh khoản xảy ra: đầu tiên, ngân hàng cần có
“tấm đệm – buffer” đối với tài sản thanh khoản cao (trên mục Tài sản); một “tấm đệm” lớn về tài sản như tiền mặt, những khoản cân đối với ngân hàng trung ương
và những ngân hàng khác, chứng khoán nợ phát hành bởi nhà nước và những chứng khoán tương tự hoặc những “Giao dịch mua giấy tờ có giá có cam kết bán lại” (Reverse Repo) sẽ làm giảm thiểu khả năng khi mà nhu cầu thanh khoản có thể
đe dọa đến khả năng trụ vững của ngân hàng (viability) Chiến lược thứ hai có liên quan đến mục Tổng nợ ở trên bảng CĐKT Những ngân hàng có thể dựa vào thị trường liên ngân hàng nơi mà họ mượn tiền từ những ngân hàng khác trong trường hợp có nhu cầu về thanh khoản; tuy nhiên chiến lược này là liên hệ trực tiếp đến rủi
ro thanh khoản thị trường Chiến lược cuối cùng cũng liên quan đến phần Tổng nợ Ngân hàng trung ương thường hành động như “người cho vay cuối cùng” (lender
of last resort/LOLR) nhằm cũng cấp sự hỗ trợ cấp bách về thanh khoản cho những
tổ chức đặc biệt thiếu thanh khoản, và hỗ trợ tổng thể thanh khoản trong trường hợp
có sự thiếu hụt trên toàn hệ thống (Aspach và cộng sự, 2005)
Trang 22Quá trình đo lường thanh khoản của những ngân hàng cần tương xứng với quy mô, sự phức tạp, và hồ sơ rủi ro về thanh khoản của chính ngân hàng đó Giống với những giới hạn và mục tiêu của chính sách một ngân hàng, sự đo lường thanh khoản cần toàn diện và hướng đến tương lại Để toàn diện, việc đo lường cần kết hợp tất cả những dòng tiền và sự liên quan thanh khoản từ tất cả những tài sản, tổng nợ, những trạng thái không thuộc bảng CĐKT, và những hoạt động khác, bao gồm những hợp đồng quyền chọn ở trên cả hai cột Tài sản và Tổng nợ của TCTD
Vì vậy, những phương thức đo lường trạng thái về thanh khoản của những ngân hàng để hỗ trợ định vị rủi ro thanh khoản thực sự của họ và giúp thi hành những chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản thích hợp nhằm giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả và có lời Việc đo lường rủi ro thanh khoản giúp hiển thị được trạng thái thanh khoản về mặt con số và hình dạng Như đã được nêu ra trong những
cơ sở lý thuyết khác, có rất nhiều những để đo lường rủi ro thanh khoản
Có hai phương pháp truyền thống cơ bản nhằm đo lường thanh khoản, đó là: phương pháp tiếp cận chênh lệch/dòng chảy thanh khoản, và phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản Phương pháp đầu được diễn đạt là sự khác nhau giữa Tài sản và Tổng nợ ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai Tại bất cứ ngày nào, chênh lệch tích cực (positive gap) giữa Tài sản và Tổng nợ là tương đượng với thâm hụt đã được bù đắp Phương pháp này tập trung vào so sánh độ biến thiên dòng tiền ra và vào nhằm xác định số lượng dự trữ cần thiết trong suốt khoảng thời gian đó
Phương pháp tiếp cận thứ hai đó là những chỉ số thanh khoản mà tập trung vào tài khoản Tài sản và Tổng nợ trên bảng CĐKT mà áp dụng những chỉ số nhằm định dạng được xu hướng thanh khoản Những chỉ số này thể hiện được sự thật rằng ngân hàng cần phải đảm bảo những nguồn vốn phù hợp, chi phí thấp luôn sẵn có trong ngắn hạn Điều này có thể liên quan việc nắm giữ danh mục về đầu tư tài sản
mà có thể dễ dàng bán ra (dự trữ tiền mặt, dự trữ bắt buộc tối thiểu, hoặc chứng khoán nợ nhà nước), việc nắm giữ số lượng những tài khoản tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư đủ lớn hoặc duy trì dòng tín dụng với những tổ chức kinh tế tài chính khác (Moore và Bassis, 2009)
Trang 23Tuy nhiên, cả hai cách tiếp cận đối với việc đo lường thanh khoản đều có những hạn chế của nó Vì vậy, hạn chế cơ bản của phương pháp tiếp cận chênh lệch/dòng chảy thanh khoản đó là có quá nhiều dữ liệu chuyên sâu và không có một
kỹ thuật tiêu chuẩn để dự đoán dòng tiền vào và ra Trong khi phương pháp chỉ số thanh khoản thì ngay cả khi có khả thi trong việc tính toán chúng mặc dù dựa trên duy nhất những dữ liệu công cộng sẵn có từ bảng CĐKT của ngân hàng và có thể
dễ dàng diễn giải những giá trị của chúng, bất lợi của chỉ số này trên thực tế là chúng không phải luôn bắt trọn đầy đủ tất cả, hoặc một phần rủi ro về thanh khoản (Vodová, 2013)
Đo lường tính thanh khoản cũng có thể là một chiều hoặc đa chiều Đo lường rủi ro một chiều chỉ quan tâm đến 1 biến số, trong khi đo lường đa chiều bao quát nhiều biến số khác Hơn nữa, những phương pháp đo lường có thể chia nhỏ hơn nữa dựa trên: liên hệ về thời gian, liên hệ về số lượng, và mô hình dựa trên đó; cũng có những những khác để đo lường rủi ro thanh khoản, ví dụ như Báo cáo thanh khoản ròng, trong những thức này ngân hàng có thể tiếp cận trạng thái thanh khoản của họ bằng những liệt kê những nguồn tài nguyên và việc sử dụng thanh khoản Chỉ số thanh khoản đo lường những khoản lỗ tiền ẩn mà TCTD có thể gặp phải khi có việc bất ngờ hoặc thanh lý tài sản gấp gáp khi so sánh với số lượng mà nó có thể nhận trong tình hình kinh tế bình thường khi việc thanh lý có thể diễn ra trong tình trạng không vội vã (Vonwyss, 2004)
Quan trọng hơn, Ủy ban Basel về Giám sát hoạt động ngân hàng đề xuất dùng khoảng lệch huy động vốn (financing gap) của ngân hàng để đánh giá rủi ro thanh khoản khoảng lệch huy động vốn là sự khác biệt giữa trung bình khoản nợ và trung bình tài khoản tiền gửi của một ngân hàng chia cho tổng Tài sản của ngân hàng đó Khoảng lệch càng lớn, ngân hàng đó càng phải vay mượn nhiều hơn nữa ở trên thị trường tiền tệ và vấn đề thanh khoản càng trầm trọng trong tương lai, do sự gia tăng rút tiền gửi và/hoặc sự gia tăng thực hiện cam kết vay vốn (loan commitment) (Ủy ban Basel về Giám sát hoạt động ngân hàng, 2000) Những nhà nghiên cứu (ví dụ như Rafique và Malik, 2013; Vodova, 2011) đã sử dụng khoảng
Trang 24lệch huy động vốn nhằm đánh giá thanh khoản trong nghiên cứu của họ Vì vậy, nhằm phục vụ cho bài luận này khoảng lệch huy động vốn đã được sử dụng để đo lường tính thanh khoản của những NHTM của Ethiopia
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng
2.2.1 Đặc điểm ngân hàng
2.2.1.1 Vốn an toàn
Vốn là một trong những nhân tố đặc trưng của ngân hàng về thanh khoản và
có thể được định nghĩa như là cổ phiếu thông thường cộng với thặng dư (surplus) cổ phiếu cộng với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cộng với dự phòng cho những trường hợp bất ngờ và những khoản dự phòng vốn khác; ngoài ra những khoản dự phòng tổn thất cho vay của một ngân hàng cũng phục vụ như một vùng đệm để hấp thụ những khoản lỗ, một định nghĩa rộng hơn của vốn ngân hàng bao gồm tài khoản này (Patheja ,1994) Vốn của những ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự an toàn và tính gắn kết trong những ngân hàng và sự bảo đảm tính an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng nói chung khi nó tiêu biểu cho cánh cửa vùng đệm mà ngăn ngừa những thất thoát không dự trù được mà những ngân hàng
có phải gặp phải, điều mà có thể ảnh hưởng tới nguồn quỹ của người gửi tiền trong bối cảnh ngân hàng hoạt động trong môi trường cực kỳ không ổn định có thể dẫn đến việc gặp phải nhiều rủi ro và tổn thất (Moh’d và Fakhris 2013)
Trái ngược với quan điểm tiêu chuẩn về sự hình thành thanh khoản khi mà ngân hàng tạo ra thanh khoản từ việc chuyển đổi những khoản nợ thanh khoản cao sang cho những tài sản thanh khoản kém, trong những học thuyết gần đây chỉ ra rằng những ngân hàng có thể tạo ra nhiều hơn hoặc ít hơn thanh khoản đơn giản
(Diamond và Rajan, 2000; Gorton và Winton, 2000) Thakor (1996) cho rằng nguồn vốn cũng có thể ảnh hưởng sự cấu thành của danh mục đầu tư về tài sản của những ngân hàng, từ đó ảnh hưởng sự hình thành thanh khoản thông qua việc thay đổi sự phối hợp đầu tư (asset mix)
Trang 25Trong những cơ sở lý thuyết gần đây, có hai những nhìn trái chiều nhau mà liên quan đến mối quan hệ giữa nguồn vốn ngân hàng và sự hình thành thanh khoản, sự bất ổn tài chính – hiệu ứng lấn át và sự thẩm thấu rủi ro Như được thảo luận bởi Berger và Bouwman (2009), dưới cái nhìn đầu tiên, nguồn vốn ngân hàng hướng đến việc cản trở sự hình thành thanh khoản qua hai tác động riêng biệt: cấu trúc tài chính yếu ớt và hiệu ứng lấn át lên những tài khoản tiền gửi Cấu trúc tài chính yếu ớt mô tả đặc điểm bởi nguồn vốn thấp và có xu hướng ủng hộ cho sự hình thành thanh khoản (Diamond và Rajan 2000) Và họ tạo mô hình cho mối quan hệ khi ngân hàng tăng nguồn vốn từ nhà đầu tư để cung cấp vốn vay cho một doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể không nỗ lực hết sức, gây giảm thiểu số lượng vốn cấp
có thể đạt được Quan trọng hơn, ngân hàng này cũng có thể không nỗ lực hết sức, làm giới hạn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng Một hợp đồng tiền gửi làm giảm bớt vấn đề này của ngân hàng bởi người gởi có thể rút tiền nếu ngân hàng đe dọa không nỗ lực hết sức và từ đó tối đa hóa sự hình thành thanh khoản Người cấp vốn không thể rút vốn khẩn cấp, điều mà giới hạn sự sẵn lòng cung cấp vốn của họ, và từ đó giảm sự hình thành thanh khoản Vì vậy, tỉ lệ vốn của ngân hàng càng cao, khả năng để tạo ra thanh khoản của nó càng giảm
Quan điểm thứ hai có liên quan đến giả thuyết hấp thụ rủi ro; tỷ lệ vốn càng cao sẽ cải thiện được khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng, quan điểm này được dựa vào hai hướng theo những nghiên cứu trước đây Hướng đầu tiên bao gồm những nghiên cứu thực nghiệm của Diamon và Dybvig (1993), Allen và Santomero (1998) và Allen và Gale (2004) đã khẳng định rằng vấn đề tạo thanh khoản của những ngân hàng làm cho những ngân hàng phải đối mặt với rủi ro Những nhiều tài sản thanh khoản được tạo thành thì xác suất
2.2.1.2 Quy mô của ngân hàng
Khi Quy mô của ngân hàng phát triển, nó sẽ giúp họ vượt qua được rủi ro nhưng cần lưu ý rằng nó có thể dẫn đến thất bại Theo lập luận của lý thuyết "quá lớn để thất bại"(too big to fail), những ngân hàng lớn sẽ được hưởng một khoản đảm bảo tiềm ẩn, do đó những ngân hàng này có thể giảm chi phí tài trợ và cho
Trang 26phép họ đầu tư vào tài sản có rủi ro cao hơn để mang lại lợi nhuận (Iannotta và những cộng sự, 2007) Nếu những ngân hàng lớn coi mình là "quá lớn để thất bại", động lựcđể những ngân hàngnắm giữ những tài sản thanh khoản là hầu như không
có Trong trường hợp thiếu thanh khoản, những ngân hàng này sẽ dựa vào sự hỗ trợ thanh khoản từ phíaNgân hàng Trung Ương (Vodova, 2011) Như vậy, những ngân hàng lớn có khả năng tạo ra thanh khoản cao hơn khiến họ phải chịu lỗ liên quan đến việc bán tài sản thanh khoản kém để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các khách hàng (Kiyotaki và Moore, 2008) Do đó, suy nghĩ "quá lớn để thất bại" của những ngân hàng lớn có thể dẫn đến hành vi rủi ro đạo đức (moral hazard) và sự nhạy cảm rủi ro quá mức (excessive risk exposure ) và vì vậy có thể có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô với thanh khoản của ngân hàng
Tuy nhiên, với lập luận về mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và tính thanh khoản của các ngân hàng (Rauch và những cộng sự, 2009; Berger và Bouwman, 2009), nhận thấy rằng những ngân hàng quy mô nhỏ có xu hướng tập trung vào những quá trình trung gian và những hoạt động chuyển đổi do đó họ có lượng thanh khoản thấp hơn Từ đây, cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa Quy
mô của ngân hàng và tính thanh khoản
2.2.1.3 Tốc độ tăng cho vay
Danh mục cho vay và đầu tư thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của một ngân hàng và là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng Theo Diamond
và Rajan (2002), cho vay là hoạt động kinh doanh chính yếu của những ngân hàng
Do những khoản cho vay là tài sản thanh khoản kém nên số tiền cho vay gia tăng sẽ làm tăng tài sản kém thanh khoản trong danh mục tài sản của ngân hàng Số lượng thanh khoản của những ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi nhu cầu vay vốn và nó
là cơ sở để tăng trưởng cho vay của một ngân hàng (Pilbeam, 2005) Nếu nhu cầu vay vốn thấp, ngân hàng có xu hướng giữ nhiều hơn tài sản thanh khoản trong danh mục tài sản, trong khi nếu nhu cầu vay cao thì họ có khuynh hướng giữ tài sản có ít thanh khoản hơn vì những khoản vay dài hạn nói chung có lợi hơn, mang đến thu
Trang 27nhập nhiều hơn cho ngân hàng Do đó, tăng trưởng cho vay (tín dụng) có mối quan
hệ ngược chiều với thanh khoản ngân hàng
2.2.1.4 Nợ xấu
Những khoản nợ xấu là những khoản cho vay và ứng trước mà chất lượng tín dụng thấp do đó việc thu hồi toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ theo hợp đồng của khoản vay hoặc tạm ứng đang còn bị nghi vấn Theo Ghafoor (2009), những khoản nợ xấu là khoản cho vay mà khách hàng không thực hiện được những nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với ngân hàng đối với khoản thanh toán gốc hoặc lãi vượt quá ngày thanh toán theo kế hoạch Như vậy, nợ xấu là những khoản cho vay mang lại các tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng trong việc phát triển nền kinh tế Sự tăng lên của danh mục nợ xấu góp phần đáng kể cho những khó khăn về mặt kinh tế tài chính trong ngành ngân hàng
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò trung tâm của việc huy động và phân bổ nguồn lực trên thị trường bằng những phân bổ nguồn vốn từ những đơn vị kinh tế thặng dư (nguồn cung vốn) sang những đơn vị kinh tế đang có sự thiếu hụt vốn (nhu cầu vốn) Hoạt động chuyển đổi khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn sang cho vay kỳ hạn dài sẽ tạo ra lợi nhuận cao nhất cho những ngân hàng Tuy nhiên, nó tiềm ẩn rủi ro cao hơn và nếu không được quản lý đúng sẽ dẫn đến khoản nợ xấu cao Nợ xấu tăng phản ánh chất lượng tài sản sẽ giảm xuống, rủi ro tín dụng tăng và sự thiếu hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực Theo Bloem and Gorter (2001), mặc dù những khoản nợ xấu có thể ảnh hưởng đến tất cả các ngành nhưng sẽ tác động nghiêm trọng nhất đến các những tổ chức kinh tế tài chính vì những tổ chức này thường nắm giữ dư nợ cho vay tương đối cao trong tổng tài sản của họ Mặt khác, khối lượng lớn danh mục nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung tín dụng của ngân hàng và dẫn đến sự mất lòng tin từ phía khách hàng và ngân hàng phải đối mặt với những vấn đề thanh khoản Do đó, số lượng những khoản nợ xấu sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản của các ngân hàng
2.2.1.5 Lợi nhuận
Trang 28Lợi nhuận đại diện cho sự tác động của tình hình tài chính đang trong tình trạng tốt hơn đối với khả năng chịu rủi ro cũng như khả năng chuyển đổi thanh khoản của ngân hàng (Rauch và những cộng sự, 2008; Shen và những cộng sự, 2010) Một ngành ngân hàng có một sức khỏe tài chính tốt và có lợi nhuận có thể chịu được những cú sốc tiêu cực và góp phần ổn định toàn hệ thống tài chính (Athanasoglou và những cộng sự, 2005) Một trong những tài sản sinh lợi cao nhất của ngân hàng là những khoản cho vay và ứng trước, cung cấp phần lớn doanh thu hoạt động Về mặt này, những ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản
do những khoản cho vay và ứng trước được lấy từ những khoản tiền gửi từ khách hàng Khối lượng cho vay càng cao thì thu nhập từ lãi cao hơn và tiềm năng lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng đó Như vậy, những ngân hàng cần cân bằng giữa thanh khoản và lợi nhuận Mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và khả năng thanh khoản khác nhau giữa những nghiên cứu khác nhau Theo Bourke (1989), những ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản có thanh khoản cao hơn được hưởng lợi từ sự đánh giá cao hơn ở trong thị trường vốn, từ đó giảm chi phí tài chính và tăng lợi nhuận Mặt khác, những nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Goddard và những cộng sự (2004) cho rằng việc giữ tài sản có tính thanh khoản cao làm tăng chi phí cơ hội cho ngân hàng và có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận Hơn nữa, Myers và Rajan (1998) đã nhấn mạnh tác động bất lợi của việc tăng tính thanh khoản đối với những
tổ chức tài chính, cho thấy mặc dù nhiều tài sản có thanh khoản cao làm tăng khả năng huy động tiền mặt trong ngắn hạn nhưng chúng cũng làm giảm khả năng đầu
tư sinh lợi theo như cam kết tin cậy của những nhà quản lý để bảo vệ những nhà đầu
tư, điều này cuối cùng có thể làm giảm khả năng công ty tìm kiếm tài trợ bên ngoài (external finance) trong một số trường hợp Như vậy, cho thấy rằng có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lợi của ngân hàng và tính thanh khoản Sự đánh đổi thường tồn tại giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản được thể hiện bằng những quan sát thấy sự chuyển đổi từ chứng khoán có kỳ hạn ngắn sang chứng khoán có kỳ hạn dài hoặc gia tăng cho vay của ngân hàng nhưng cũng làm tăng rủi
Trang 29ro thanh khoản Theo hai quan điểm trái ngược nhau, việc quản lý những ngân hàng đối mặt trước tình trạng khó xử (the dilemma) giữa việc đảm bảo thanh khoản cho những hoạt động ngân hàng và lợi nhuận mà ngân hàng đạt được
2.2.1.6 Chênh lệch lãi suất
Chênh lệc lãi suất là một trong các yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của những tổ chức tài chính Chênh lệc lãi suất là sự khác biệt giữa chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng và phần lãi được nhận của người gửi tiền (Brock và Suarez, 2000) Theo Azeez và những cộng sự (2013), chênh lệc lãi suấtđược xác định bằng chênh lệch giữa thu nhập từ lãi của khoản cho vay và ứng trước như là một phần của tổng số khoản cho vay và ứng trước và chi phí lãi phải trả cho khoản tiền gửi theo tỷ lệ phần trăm của tổng tiền gửi Trong quá trình trung gian tài chính, một ngân hàng thu tiền gửi từ một nhóm (đơn vị dư thừa) và cấp cho một nhóm khác (đơn vị thiếu hụt) Những vai trò này liên quan đến việc thu hút những người dư tiền và những người thiếu tiền Trong chức năng trung gian như vậy, ngân hàng sẽ thu lãi từ khoản cho vay, ứng trước và trả lãi cho người gửi tiền
Vì vậy, ngân hàng quản lý giữa tài sản và nợ của ngân hàng như thế nào được đo bằng chênh lệch giữa thu nhập lãi vay thu được từ tài sản của các ngân hàng và chi phí lãi vay tính trên những khoản nợ
Theo lý thuyết ưu đãi về tính thanh khoản, người cho vay cần lãi suất cao bao gồm phần bù thanh khoản để cho vay Ý tưởng cơ bản nhấn mạnh lý thuyết này
là, những nhà cho vay của những quỹ thích cho vay ngắn hạn, trong khi người đi vay thường thích đi vay dài hạn Do đó người đi vay chuẩn bị để trả một khoản phần bù thanh khoản cho người cho vay để họ cho vay dài hạn Độ lớn của phần bù thanh khoản tăng cùng với thời gian đáo hạn Vì vậy, khi họ có phần bù cao hơn, người cho vay sẵn lòng từ bỏ những tài sản có thanh khoản cao trong tài sản của họ(Pilbeam, 2005) Lãi suất cao hơn sẽ là động lực làm cho những ngân hàng cho vay nhiều hơn nữa và giảm bớt nắm giữ tài sản có tính thanh khoản Mặt khác, việc nắm giữ tài sản thanh khoản sẽ làm giảm rủi ro mà những ngân hàng có thể phải đối mặt với sự thiếu hụt trong thanh khoản trong trường hợp những khách hàng có
Trang 30nhu cầu rút vốn không mong muốn và do đó khi tài sản thanh khoản gia tăng, rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm, dẫn tới phần bù thanh khoản thấp hơn(Angabazo, 1997) Do đó, có mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất biên và thanh khoản của những ngân hàng
2.2.2 Kinh tế vĩ mô
2.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tính thanh khoản của những ngân hàng Một cuộc suy thoái lớn hoặc khủng hoảng trong hoạt động kinh doanh làm giảm khả năng thực hiện các nghĩa vụ của người đi vay do đó làm tăng nợ xấu của ngân hàng và cuối cùng là dẫn đến phá sản ngân hàng (Gavin và Hausmann, 1998) Trong thời kỳ nền kinh tế bùng nổ, nhu cầu về những sản phẩm tài chính khác biệt hóa (differentiated financial products) cao hơn và làm tăng khả năng mở rộng việc cho vay và chứng khoán của ngân hàng với tỷ lệ cao hơn và do đó làm giảm tính thanh khoản Nghiên cứu khác của Painceira (2010) cho thấy, sự ưa chuộng thanh khoản của các ngân hàng thấp trong các giai đoạn bùng nổ kinh tế, nơi mà những ngân hàng mong muốn kiếm được lợi nhuận cao bằng việc những mở rộng những hoạt động cho vay để duy trì sự bùng nổ kinh tế trong khi hạn chế việc cấp tín dụngtrong thời kỳ suy thoái kinh tế để ưu tiên thanh khoản Phù hợp với luận điểm này, lý thuyết lãi suất cho vay cho thấy, nguồn cung cho vay tăng lên khi nền kinh tế đang bùng nổ hoặc giảm đi khi suy thoái kinh
tế (Pilbeam , 2005) Aspachs và những cộng sự (2005) cũng cho rằng những ngân hàng ưu tiên thanh khoản khi nền kinh tế tụt dốc, trong thời gian cho vay rủi ro, trong khi bỏ qua thanh khoản trong thời kỳ bùng nổ kinh tế khi cơ hội cho vay có thể thuận lợi hơn Mặt khác, những nghiên cứu của Bordo và những cộng sự (2001)
đã gợi ý rằng trong thời kỳ diễn ra suy thoái kinh tế, có thể tăng số lần vỡ nợ Điều này khiến cho người gửi tiền cảm thấy nguy cơ ngân hàng mất thanh khoản cao (high solvency risk) và ngay lập tức có xu hướng rút tiền gửi tại những tổ chức tài chính
2.2.2.2 Lạm phát
Trang 31Lạm phát phản ánh tình hình nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ vượt quá cung trong nền kinh tế Những lý thuyết tiền tệ hiện nay đồng ý rằng lạm phát làm tăng chi phí cơ hội từ việc nắm giữ những tài sản thanh khoản và do đó bóp méo sự phân
bổ những nguồn lực yêu cầu thanh khoản trong giao dịch Những lý thuyết gần đây nhấn mạnh sự quan trọng của sự bất cân xứng thông tin trong thị trường tín dụng và cho thấy lạm phát gia tăng ảnh hưởng bất lợi đến sự không hoàn hảo thị trường tín dụng(credit market frictions) với những ảnh hưởng tiêu cực với hoạt động của khu vực tài chính và như vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động thực dài hạn (Huybens và Smith, 1998, 1999)
Đặc điểm của những lý thuyết này là, có một sự bất hoàn hảo thông tin (informational friction) mà mức độ nghiêm trọng của nó là từ bên trong Với đặc điểm này, sự gia tăng tỷ lệ lạm phát sẽ làm giảm tỷ lệ lợi nhuận thực không chỉ bằng tiền mà còn về tài sản nói chung Theo Huybens và Smith (1999), sự suy giảm trong lợi nhuận thực sẽ càng tệ hại hơn cho những bất hoàn hảo thị trường tín dụng dẫn đến sự phân bổ định mức trong tín dụng, do đó việc phân bổ định mức tín dụng (credit rationing) sẽ trở nên khốc liệt hơn khi lạm phát gia tăng Do đó, khu vực tài chính sẽ cấp tín dụng ít hơn, phân bổ nguồn lực kém hiệu quả, và hoạt động trung gian giảm đi với những tác động bất lợi cho đầu tư dài hạn/vốn Hơn nữa, ngân hàng sẽ nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn khi lạm phát gia tăng Tỷ lệ lạm phát cao và sự thay đổi đột ngột của lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến lãi suất thực và vốn của ngân hàng Về mặt này, những khoản nợ xấu ngân hàng sẽ tăng lên, giá trị tài sản thế chấp (collateral security values) sẽ giảm đi và giá trị khoản hoàn nợ ( loan repayments) của những ngân hàng sụt giảm Bằng những này, người
ta thấy rằng tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng một cách trực tiếp đáng kể đến tính thanh khoản của ngân hàng (Heffernan, 2005)
Trang 32tiền gửi, hợp đồng mua lại Tín phiếu kho bạc là quan trọng nhất vì chúng là cơ sở cho tất cả những mức lãi suất ngắn hạn khác trong nước Thị trường tiền tệ rất quan trọng bởi vì nhiều công cụ này được những ngân hàng nắm giữ như là một phần dự trữ đủ điều kiện của họ, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp nếu ngân hàng muốn huy động vốn từ ngân hàng trung ương bởi vì kì hạn ngắn và có rủi ro thấp Lãi suất ngắn hạn cao hơn khiến những ngân hàng phải đầu tư nhiều hơn vào những công cụ ngắn hạn, từ đó nâng cao tính thanh khoản của
họ (Pilbeam, 2005) Do đó, lãi suất ngắn hạn có quan cùng chiều với thanh khoản
2.3 Lược khảo những nghiên cứu liên quan
Với mục tiêu xem xét ảnh hưởng của những yếu tố đặc điểm ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tính thanh khoản của những ngân hàng ở Anh, Valla và những cộng sự (2006) đã sử dụng tỷ lệ thanh khoản để làm đại diện cho thanh khoản của các ngân hàng bị phụ thuộc vào những yếu tố: thu nhập lãi cận biên được xác định như là chi phí cơ hội từ việc nắm giữ tài sản thanh khoản; lợi nhuận ngân hàng, theo lý thuyết tài chính thì lợi nhuận có tương quan ngược chiều với thanh khoản của ngân hàng; tốc độ tăng cho vay, như là dấu hiệu của việc gia tăng trong tài sản thiếu thanh khoản; Quy mô của ngân hàng thì chưa rõ ràng; tốc
độ tăng trong GDP có tác động ngược chiều đến thanh khoản của ngân hàng
Vodova (2012) thực hiện nghiên cứu xem xét những yếu tố quyết định đến thanh khoản của những NHTM ở Slovakia Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng cả những yếu tố thể hiện đặc điểm của ngân hàng và những yếu tố kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2001 đến 2009 Bằng việc sử dụng hồi quy dữ liệu dạng bảng, tác giả tìm thấy một số kết quả như là thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm chủ yếu do khủng hoảng kinh tế tài chính, lợi nhuận ngân hàng càng cao, vốn chủ sở hữu càng cao và quy mô của các ngân hàng trong khi đó tính thanh khoản của ngân hàng được đo lường bởi những hoạt động cho vay của ngân hàng thì gia tăng với sự tăng trưởng trong GDP và giảm với tỷ lệ thất nghiệm cao Bên cạnh đó, lãi suất, thu nhập lãi cận biên, lạm phát và mức độ nợ xấu lại không thể hiện ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản của những NHTM ở Slovakia
Trang 33Malik và Rafique (2013) giải thích ảnh hưởng của những đặc điểm ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến thanh khoản của những NHTM ở Paskistan Mẫu nghiên cứu của những tác giả bao gồm 26 NHTM ở Paskistan từ năm 2007 – 2011, trong giai đoạn nghiên cứu của những tác giả có tồn tại cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên toàn cầu năm 2008 Nghiên cứu của những tác giả đo lường thanh khoản theo hai những: một là tỷ lệ tiền mặt và những khoản tương đường tiền trên tổng tài sản (L1) và hai là tỷ lệ dự phòng của những khoản cho vay ở trên tổng tài sản (L2) Kết quả của mô hình với biến phụ thuộc là L1 cho thấy rằng những đặc điểm của ngân hàng (bao gồm nợ xấu và lợi nhuận) và lãi suất điều hành CSTT có tương quan cùng chiều với tính thanh khoản của ngân hàng, mặt khác lạm phát lại thể hiện tác động ngược chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng Thanh khoản của ngân hàng được đo lường bởi L1 cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Kết quả của mô hình với biến phụ thuộc là L2 chỉ ra rằng Quy mô của ngân hàng và lãi suất điều hành CSTT có tương quan cùng chiều với thanh khoản của ngân hàng Hơn thế nữa, tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa khủng hoảng kinh tế tài chính và thanh khoản của ngân hàng được đo lường bởi L2
Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Vodova (2013) với mục đích xác định những yếu tố quyết định tính thanh khoản của những ngân hàng ở Hungari Nghiên cứu của tác giả này sử dụng dữ liệu dạng bảng từ năm 2001 – 2010 Kết quả của nghiên cứu này chi ra rằng thanh khoản của ngân hàng có tương quan cùng chiều với vốn chủ sở hữu của ngân hàng, lãi suất cho vay và lợi nhuận của ngân hàng, trong khi đó, Quy mô của ngân hàng, thu nhập lãi cận biên, lãi suất điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất liên ngân hàng lại có tác động ngược chiềuđến thanh khoản của những ngân hàng Mối quan hệ giữa tốc độ tăng GDP và thanh khoản thì chưa rõ ràng trong khi đó nghiên cứu của Chen và Mahajan (2010) chỉ ra rằng những yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng GDP, lạm phát, lãi suất ngắn hạn thực, tín dụng khu vực tư nhân có tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến thanh khoản của những ngân hàng
Trang 34Tại thị trường những quốc gia mới nổi, Bunda và Desquilbet (2008) đã tiến hành nghiên cứu những yếu tố quyết định rủi ro thanh khoản của những ngân hàng Mục đích của các nghiên cứu này là giải thích những mà thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi cơ chế tỷ giá ở những quốc gia, trong đó những tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm những NHTM của 36 quốc gia mới nổi từ 1995 –
2000 với những phân tích hồi quy dạng bảng Trong nghiên cứu của những tác giả,
tỷ lệ thanh khoản được dùng đến như là đại diện cho thanh khoản của ngân hàng và được giả định rằng phụ thuộc vào hành vi của từng ngân hàng, những đặc điểm thị trường và kinh tế vĩ mô ở từng quốc gia và chế độ tỷ giá; chẳng hạn như phụ thuộc vào những yếu tố: tổng tài sản như là đại diện đo lường quy mô của ngân hàng, lãi suất cho vay như là lợi nhuận từ việc cho vay, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu thì có tác động ngược chiều đến thanh khoản của ngân hàng nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở trên tổng tài sản như là đại diện đo lường vốn an toàn của ngân hàng, tỷ lệ chi tiêu công trên GDP như là đo lường cho nguồn cung có liên quan đến tài sản thanh khoản, lạm phát, cơ chế tỷ giá lại có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản của những ngân hàng Trong khi đó Shen và những cộng sự (2010) đã thực hiện nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô đến thanh khoản của ngân hàng và tìm thấy cả tốc độ tăng trưởng GDP trong kỳ hiện tại và kỳ trước đó đều có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản Kêt quả này cho thấy rằng nền kinh tế càng tăng trưởng trong năm hiện và và năm trước sẽ làm cho những ngân hàng giảm tài sản thanh khoản mà ngân hàng nắm giữ và thúc đẩy những ngân hàng tăng cho vay nhiều hơn nữa Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm hiện tại và năm trước làm cho ngân hàng ít thu hút tiền gửi của khách hàng hơn và
do đó làm gia tăng chênh lệch tài chính (financing gap) Bên cạnh đó, lạm phát năm nay và lạm phát năm trước lại cho thấy tương quan cùng chiều với rủi ro thanh khoản của những ngân hàng
Moore (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính đến thanh khoản của những NHTM ở Mỹ Latin và những nước vùng Caribe Nghiên cứu của tác giả có ba mục đích chính: thảo luận về hành vi nắm giữ tài sản
Trang 35thanh khoản của những NHTM trong suốt giai đoạn khủng hoảng ở Mỹ Latinh và vùng Caribe; xác định những yếu tố chính quyết định tính thanh khoản của ngân hàng và cung cấp bằng chứng cho thấy rằng thanh khoản của những NHTM trong suốt giai đoạn khủng hoảng là cao hơn hay thấp hơn khi nền kinh tế ổn định Thanh khoản của cácc ngân hàng trong nghiên cứu này được đo lường bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi và phụ thuộc vào những yếu tố: dữ trự tiền mặt của khách hàng, yếu tố này nắm bắt được sự biến động trong tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi khách hàng và được kỳ vọng là có tác động ngược chiều, tình hình kinh tế vĩ mô trong đó chu kỳ
đi xuống cho thấy nhu cầu gửi tiền kỳ vọng của ngân hàng sẽ giảm và do đó sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng, điều này cho thấy rằng mối quan hệ giữa thanh khoản và điều kiện kinh tế vĩ mô là cùng chiều; và lãi suất ngắn hạn như là chi phí cơ hội của việc nắm giữ các tài sản thanh khoản được kỳ vọng có ảnh hưởng ngược chiều với thanh khoản của ngân hàng Mô hình nghiên cứu của tác giả được ước lượng bằng việc sử dụng phương pháp ước lượng OLS Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến động trong tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi và lãi suất thị trường có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể đến tính thanh khoản của các ngân hàng
Trong khi đó, với việc Vodova (2011) đã thực hiện xem xét ảnh hưởng của những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thanh khoản của những ngân hàng ở Cộng Hòa Séc Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng dữ liệu của những ngân hàng và dữ liệu vĩ mô trong giai đoạn 2001 – 2009 và phân tích bằng việc tiếp cận với phần mềm Eviews 7 Nghiên cứu của tác giả xác định bốn yếu tố đặc điểm ngân hàng và tám yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng Hơn nữa, tác giả cũng kỳ vọng tác động của những biến độc lập đến thanh khoản ngân hàng như: vốn an toàn, lạm phát và lãi suất liên ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và nợ xấu, lợi nhuận, tăng trưởng trong GDP, lãi suất cho vay, thu nhập lãi cận biên, lãi suất điều hành CSTT, tỷ lệ thất nghiệp và biến giả khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2009 có mối quan hệ ngược chiều, trong khi đó tác động của Quy mô của ngân hàng đến thanh khoản của ngân hàng là chưa rõ ràng Kết quả nghiên cứu của tác giả tiết lộ rằng thanh khoản ngân hàng có tương quan
Trang 36cùng chiều với vốn an toàn, lãi suất cho vay, nợ xấu và lãi suất liên ngân hàng Ngược lại, khủng hoảng kinh tế tài chính, lạm phát, tăng trưởng trong GDP có mối quan hệ ngược chiều với thanh khoản ngân hàng Nghiên cứu này cũng tìm thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập lãi cận biên, lợi nhuận ngân hàng, lãi suất điều hành chính sách tiền tệ không có ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản của những NHTM ở Cộng hòa Séc
Cũng vào năm 2011, Vodova cũng thực hiện một nghiên cứu khác xem xét những yếu tố quyết định thanh khoản của những NHTM ở Ba Lan Bằng việc sử dụng dữ liệu của những NHTM ở Ba Lan trong giai đoạn 2001 – 2010, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng thanh khoản của các ngân hàng gia tăng khi nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng và sụt giảm như là kết quả của khủng hoảng kinh tế tài chính, nền kinh tế suy thoái và sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp Thanh khoản ngân hàng cũng giảm xuống khi lợi nhuận ngân hàng gia tăng, thu nhập lãi cận biên gia tăng và Quy mô của ngân hàng càng lớn Ngược lại, thanh khoản ngân hàng tăng theo với vốn an toàn, lạm phát, nợ xấu, lãi suất cho vay và lãi suất thị trường liên ngân hàng
Với góc độ phân tích khác, Rauch và những cộng sự (2009) đã thực hiện việc xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của những ngân hàng tiết kiệm được sở hữu bởi nhà nước ở Đức Nghiên cứu có hai mục tiêu quan trọng: đầu tiên, nghiên cứu cố gắng đo lường thanh khoản của 457 ngân hàng tiết kiệm sở hữu nhà nước ở Đức trong giai đoạn 1997 – 2006; và thứ hai, nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thanh khoản của những ngân hàng Nghiên cứu
đo lường thanh khoản bằng những sử dụng phương pháp tiếp cận của Berger và Bouwman (2007) và Deep và Schaefer (2004) Để đo lường ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dạng bảng động Theo nghiên cứu này, những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng bao gồm: lãi suất điều hành CSTT trong đó một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp có liên quan đến nhu cầu vay nợ và có tác động ngược chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng, mức độ tiết kiệm có ảnh hưởng
Trang 37cùng chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng, mức thanh khoản trong kỳ trước cũng có tác động cùng chiều đến thanh khoản kỳ này, quy mô của ngân hàng được
đo lường bởi số lượng khách hàng của ngân hàng lại có tác động ngược chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng được kỳ vọng sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng Để thực hiện việc kiểm định những những đo lường thanh khoản và phân tích ảnh hưởng của những yếu tố đến thanh khoản của ngân hàng, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ bảng CĐKT và dữ liệu vĩ mô Những biến kiểm soát tình hình vĩ mô có ảnh hưởng cùng chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng
Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Subedi và Neupane (2011) nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản và phân tích tác động của thanh khoản đến hiệu quả tài chính của những NHTM ở Nepal và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, trong đó những tác giả sử dụng những biến phụ thuộc như tỷ
lệ tài sản thanh khoản ở trên tổng tài sản (đại diện thanh khoản), tỷ lệ cho vay ở trên nguồn vốn và những khoản huy động kỳ hạn ngắn (đại diện thanh khoản), và lợi nhuận trên tài sản của 6 NHTM từ năm 2002 đến 2011 Kết quả ước lượng cho thấy rằng vốn an toàn, nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể đến tính thanh khoản của ngân hàng trong khi đó tốc độ tăng trưởng cho vay, tốc độ tăng trong GDP, phần bù thanh khoản và lãi suất ngắn hạn tuy tác động ngược chiều nhưng lại không có ý nghĩa thống kê Quy mô của ngân hàng thể hiện mối quan hệ cùng chiều với tính thanh khoản của ngân hàng, lạm phát cũng có ảnh hưởng cùng chiều nhưng lại không đáng kể đến thanh khoản của ngân hàng
Aspachs và những cộng sự (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của những đặc điểm ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô tác động tính đến thanh khoản của 57 ngân hàng ở Anh, dữ liệu được sử dụng từ quý 1 năm 1985 đến quý 4 năm 2003 Kết quả của những tác giả cho thấy rằng tỷ lệ thanh khoản như là một hàm số phụ thuộc vào lợi nhuận của ngân hàng có được từ việc hỗ trợ người đi vay, lợi nhuận càng lớn sẽ làm giảm động cơ nắm giữ tài sản thanh khoản của những ngân hàng; lãi suất ngắn hạn nắm bắt ảnh hưởng của CSTT, hệ số hồi quy âm cho thấy rằng
Trang 38lãi suất chính sách cao thì những ngân hàng sẽ ít nắm giữ tài sản thanh khoản hơn; tốc độ tăng trong GDP có ảnh hưởng ngược chiều với tài sản thanh khoản của ngân hàng; và thu nhập lãi cận biên như là chi phí cơ hội đến từ việc nắm giữ tài sản thanh khoản của ngân hàng và có tác động ngược chiều đến tài sản thanh khoản
Trong khi đó nghiên cứu thực nghiệm phân tích các ảnh hưởng của lãi suất đến rủi ro của ngân hàng và quyết định nắm giữ các tài sản thanh khoản của những ngân hàng ở Châu Âu được thực hiện bởi Lucchetta (2007) Nghiên cứu dựa trên
dữ liệu của 5066 ngân hàng ở Châu Âu trong giai đoạn 1998 – 2004 và đi đến kết luận rằng lãi suất liên ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi những ngân hàng và những ngân hàng đóng vai trò như là người cho vay trên thị trường liên ngân hàng Biến số chính có ảnh hưởng đến quyết định cho vay trên thị trường liên ngân hàng là giá thanh khoản thì phụ thuộc vào cung và cầu thanh khoản và phụ thuộc vào lãi suất phi rủi ro Sự gia tăng của giá này liên quan đến sự gia tăng trong cung thanh khoản và do đó sẽ cho vay trên thị trường liên ngân hàng Kết quả cũng cho thấy rằng vấn đề quy mô: những ngân hàng cho vay thường nhỏ hơn những người cho vay khác Mối quan hệ giữa lãi suất điều hành CSTT và quyết định của ngân hàng khi nắm giữ tài sản thanh khoản và cho vay trên thị trường liên ngân hàng là ngược chiều
Rauch và những cộng sự (2010) đã nghiên cứu vấn đề thanh khoản của 457 ngân hàng tiết kiệm sở hữu nhà nước ở Đức và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng từ năm 1997 – 2006 Dựa vào nghiên cứu này, thanh khoản ngân hàng được xác định bởi những yếu tố kinh tế vĩ mô, chủ yếu bởi lãi suất điều hành CSTT có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể đến thanh khoản ngân hàng (chẳng hạn như CSTT thắt chặt sẽ làm giảm thanh khoản của các ngân hàng) và tỷ lệ thất nghiệp có liên quan đến nhu cầu đi vay và có thể đóng vai trò như là đại diện cho sức khỏe của nền kinh tế thì có các ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản của ngân hàng (ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ làm gia tăng tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi ngân hàng) Những tác giả không tìm thấy ảnh
Trang 39hưởng đáng kể bất kỳ của đặc điểm ngân hàng đến thanh khoản ngân hàng chẳng hạn như lợi nhuận, quy mô
Và Cornett và những cộng sự (2011) cũng nghiên cứu những mà những ngân hàng quản trị những cú sốc thanh khoản xảy ra trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007 – 2009 bằng những điều chỉnh tiền mặt cũng như những tài sản thanh khoản khác mà ngân hàng đang nắm giữ Mẫu nghiên cứu của những tác giả bao gồm những NHTM ở Mỹ trong suốt giai đoạn từ quý 1 năm 2006 đến quý 2 năm 2009 Hồi quy của những tác giả phân tách thành hai mẫu nhỏ hơn bao gồm những ngân hàng có quy mô nhỏ và quy mô lớn với những biến giải thích: tài sản thanh khoản kém như cho vay, cho thuê tài chính trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi ở trên tổng tài sản, vốn an toàn Những tác giả đi đến kết luận rằng trong suốt khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, rủi ro thanh khoản làm cho những ngân hàng có xu hướng nắm giữ những tài sản thanh khoản nhiều hơn Nói những khác, những ngân hàng với danh mục tài sản nhiều tài sản thanh khoản kém sẽ gia tăng việc nắm giữ những tài sản thanh khoản và giảm thiểu cho vay Kết quả nghiên cứu của những tác giả cũng cho thấy rằng có sự khác biệt đáng kể giữa những ngân hàng có quy mô nhỏ và quy mô lớn
Tại VN, thanh khoản của những ngân hàng cũng nhận được nhiều quan tâm
từ những nhà nghiên cứu Chẳng hạn như Trương Quang Thông (2013) sử dụng dữ liệu của 27 NHTM VN trong giai đoạn 2002 – 2011 để nghiên cứu những yếu tố quyết định rủi ro thanh khoản của những ngân hàng Trong đó, rủi ro thanh khoản trong nghiên cứu của tác giả được sử dụng từ mô hình khe hở tài trợ, và những yếu
tố ảnh hưởng rủi ro thanh khoản được tác giả chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ngân hàng Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng Quy
mô của ngân hàng có tác động phi tuyến hình chữ U ngược đến rủi ro ngân hàng,
cụ thể trong giai đoạn đầu quy mô làm gia tăng rủi ro thanh khoản nhưng sau đó sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản Ngoài ra, vốn chủ sở hữu, dự trữ thanh khoản có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản, ngược lại tỷ lệ vay ngân hàng và vay khác trên tổng nguồn vốn có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro thanh khoản Hơn
Trang 40thế nữa, với nhóm biến yếu tố bên ngoài ngân hàng, tốc độ tăng trong GDP có thể làm giảm rủi ro thanh khoản của năm hiện tại nhưng lại có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản trong năm sau Đồng thời, lạm phát của năm nay thì lại không có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro thanh khoản trong năm hiện tại nhưng lại làm giảm rủi ro thanh khoản trong năm sau đó Bên cạnh đó, tác giả không tìm thấy mối quan hệ giữa chi phí dự phòng các rủi ro tín dụng, tốc độ tăng cung tiền M2 và rủi ro thanh khoản của hệ thống NH VN
Đặng Văn Dân (2015) xem xét tính thanh khoản của 15 NHTM VN trong giai đoạn 2007 – 2014 Bằng việc sử dụng mô hình OLS gộp, mô hình ảnh hưởng
cố định (Fixed Effect Model), mô hinh ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model), tác giả tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa Quy mô của ngân hàng với thanh khoản của ngân hàng và ảnh hưởng cùng chiều của cho vay ngân hàng, lạm phát đến thanh khoản của ngân hàng
Nguyễn Thị Mỹ Linh (2017) đã nghiên cứu kiểm định ảnh hưởng của những yếu tố đến thanh khoản của những NHTM VN Bằng việc sử dụng dữ liệu của 19 NHTM từ năm 2007 – 2014 và áp dụng hồi quy dữ liệu dạng bảng thông qua mô hình OLS gộp, mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model), mô hinh ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model) và phương pháp FGLS, tác giả tìm thấy bằng chứng rằng, rủi ro tín dụng, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, thu nhập lãi cận biên thể hiện mối quan hệ ngược chiều đến thanh khoản của ngân hàng
Từ đây có thể thấy rằng, thanh khoản của những ngân hàng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ những nhà nghiên cứu trên thế giới và cả VN Do đó, đề tài nghiên cứu thanh khoản thật sự không mới mẻ đối với VN và những nước trên thế giới, tuy nhiên, trong những năm đầy biến động gần đây những chính sách, chiến lược của những NHTM tại VN nói riêng và thế giới nói chung đều có sự thay đổi đáng kể Từ đó có thể thấy rằng thanh khoản của những ngân hàng cũng thay đổi theo quan điểm của nhà quản trị tương ứng với từng ngân hàng Cho nên, việc nghiên cứu xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của những ngân hàng trong bối cảnh ngày nay tại VN cần được phân tích, đặc biệt trong thời gian