1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khoa học về tình trạng đọc sách của sinh viên

30 14,6K 100

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Chào các bạn sinh viên kế toán, quản trị kinh doanh Mình có nhận hỗ trợ các bạn sinh viên tại Hà Nội có địa điểm để thực tập đồng thời cung cấp đầy đủ chứng từ, báo cáo tài chính để các bạn làm luận án Mức phí : 500k trọn gói Bao gồm -Giấy tờ cần đóng dấu (Các bạn gửi file cho mình đóng dấu và gửi lại) -Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất có đóng dấu công ty (Đầy đủ các biểu mẫu b01,b02, ….) -Giấy tờ : Phiếu thu chi, hóa đơn GTGT đầu ra, Hóa đơn GTGT đầu vào, Phiếu nhập xuất tồn, Báo cáo thuế (Nếu các bạn làm về thuế) Điện thoại liên hệ : 0336622296 (SMS, CALL) Hình thức thanh toán: Trả trước 50% sau khi nhận đầy đủ hồ sơ thanh toán nốt 50% còn lại

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn ……… 3

Danh mục hình, đồ thị………4

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề……… 5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu……… 6

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……… 6

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu……… 6

2.1.1 Khái niệm (hoặc định nghĩa)……….6

2.1.1.1 Khái niệm tín chỉ ở bậc đại học……….6

2.1.1.2.Khái niệm sách , văn hóa đọc……….6

2.1.1.3 Một số đặc điểm của việc đọc sách và việc đọc sách của sinh viên………7

2.1.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về vấn đề nghiên cứu………8

2.2 Phương pháp nghiên cứu………9

Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Sơ lược về Học viện Nông nghiệp Việt Nam……….10

3.2 Phân tích thực trạng thời gian đọc sách………11

3.2.1 Thời gian đọc sách của phân theo các khoa………11

3.2.2 Thời gian đọc sách theo giới tính………12

3.2.3 Theo năm học……… 12

3.2.4 Theo khu vực sinh sống……… 12

3.2.5 Theo mức thu nhập……… 12

3.3 Phân tích thực trạng văn hóa đọc………13

3.3.1 Lý do, mục đích, loại sách đang đọc………13

3.3.2 Hình thức đọc, cách thức đọc, thời điểm, không gian……… 14

3.3.3 Các yếu tố chọn sách………16

Trang 2

3.4.1 Ảnh hưởng của tâm trạng đọc……… 18

3.4.2 Ảnh hưởng của giá cả……… 18

3.4.3 Ảnh hưởng của tín chỉ đăng kí……… 19

3.4.4 Ảnh hưởng của mức thu nhập, chi tiêu cho sách,……….19

3.4.5 Ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ đọc sách của thư viện……….20

3.4.6 Đánh giá của SV về việc đọc sách hiện nay ……….21

3.5 Một số kiến nghị/giải pháp để nâng cao thời gian đọc sách của sinh viên 3.5.1 Đánh giá chung……… 22

3.5.2 Một số giải pháp để nâng cao thời gian đọc sách của sinh viên……….22

Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận……….24

4.2 Kiến nghị………25

4.2.1 Đối với sinh viên……… 25

4.2.2 Đối với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên……….26

4.2.3 Đối với Khoa, Học viện………27

PHỤC LỤC……….31

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 31

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay thể hiện ở nhiều khía cạnh như thời gian dành cho đọc sách, các loạisách thường đọc… cũng phác họa nên một bức tranh sơ lược về quá trình hội nhập của những “trí thứcViệt” vào thế giới tri thức muôn màu muôn vẻ và biến đổi không ngừng

Với mối quan tâm sâu sắc về tình hình đọc sách của sinh viên nói chung và của sinh viên Học Viện NôngNghiệp Việt Nam nói riêng, cùng với những công cụ cần thiết ban đầu được trang bị trong quá trình họctập mônPhương pháp nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu thời gian đọc sách củasinh viên trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam” để đi sâu tìm hiểu

Do cuộc điều tra chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn cũng như phạm vi điều tra không lớn nên sẽkhông tránh khỏi những sai sót, nhóm nghiên cứu rất mong sự góp ý của thầy giáo để bài nghiên cứuđược hoàn thiện hơn

Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên: Đồng Đào Dũng đã tận tình hướng dẫn nhóm thựchiện bài nghiên cứu Xin cảm ơn các sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡchúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trang 4

DANH MỤC HÌNH,ĐỒ THỊ

Hình 1: Các loại sách sinh viên Nông Nghiệp hay đọc

Hình 2: Không gian khi đọc sách của sinh viên

Hình 3: Tỷ lệ sinh viên Nông nghiệp thường xuyên lên thư việnHình 4: Địa điểm đọc sách của Sinh viên VNUA

Trang 5

Phần 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Xã hội ngày nay đã phát triển và thay đổi rất nhiều , dấu vết thời xưa cũng đã dần phai nhòa Vậy tại saochũng ta có thể biết được xã hội , con nguời ngày xưa như thế nào Để biết được tất cả những điều đóchũng ta phải cần đến sách Vậy sách có vai trò gì với nhân loại Sách đã đi vào cuộc sống của chúng tarất lâu Nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người Đọc sách giúp ta tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm , mở mang kiến thức nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực , bồi dưỡng tâm hồn, tìnhcảm, lẽ sống, đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho con người và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấythoải mái, yêu đời hơn

Đọc sách để trở thành những nhà lãnh đạo như cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan hay thống đốc banggiàu có hang đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ-Canifornia như Arnold Schwazenegger Tuy nhiên, để đạtđược hiệu quả tốt , cần phải có những quyển sách hay , phù hợp với lứa tuổi và việc cần chú trọng nhiềunhất đó chính là cách đọc sách Đọc sách phải nghiên cứu , suy ngẫm tìm tòi , chắt lọc những điều hay để

áp dụng vào cuộc sống chứ không phải đọc để lấy thành tich Đọc sách nhiều mà không hiểu chỉ làm chochúng ta cảm thấy thêm mệt mỏi, chứ không giúp ta mở mang thêm kiến thức Vì vậy cầm trong tay mộtquyển sách hay chưa phải là tốt mà tất cả phụ thuộc vào việc mà chúng ta có biết đọc sách đó haykhông.Trước khi có các phương tiện nghe nhìn,sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thôngtin, văn hóa và tri thức Ngày nay, ngoài sách ,con người còn tiếp thu qua các phương tiện thông tin đạichũng như Truyền hình , phim ảnh , Internet …Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất …Cácphương tiện nghe,nhìn có vẻ nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách , và thực tế chúng đang có xuhướng cạnh tranh và lấn át văn hóa đọc Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rấtnhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi

Để đáp ứng nhu cầu đọc, tìm kiếm thông tin tài liệu đó thì không thể không nhắc tới vai trò quan trọngcủa thư viện Thư viện với tư cách là nơi cung cấp tài liệu đầy đủ nhất, chính xác nhất, nhanh chóng nhất,kịp thời nhất, có thể đáp ứng và thoả mãn mọi nhu cầu của người sử dụng Thư viện sẽ là một ngân hàngkiến thức vô tận để cho sinh viên làm giàu thêm kiến thức của mình để làm hành trang vào đời lập thânlập nghiệp

Thư viện Lương Định Của nằm trong trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam là một trong những Thưviện lớn trong hệ thống thư viện của học viện

Chính vì vậy, nhóm em chọn đề tài : “Nghiên cứu thời gian đọc sách của sinh viên trường Học ViệnNông Nghiệp Việt Nam” Nhằm tìm hiểu thực trạng về văn hóa đọc của sinh viên trong thời đại số , đồngthời nâng cao nhạn thức của sinh viên về vai trò của sách và văn hóa đọc Để từ đó đưa ra một số giảipháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên

Trang 6

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Điều tra, xác định được quỹ thời gian mà các bạn sinh viên trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và

đề xuất đươc các giải pháp tối ưu , định hướng phát triển văn hóa đọc của sinh viên

1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứ

- Đối tượng điều tra: sinh viên hệ đại học chính quy của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (trongphạm vi bài điều tra này, nhóm xin thống nhất gọi là “sinh viên Nông Nghiệp”)

- Thời gian điều tra: 25 – 15/4/2015

Trong khoảng thời gian điều tra, nhóm nghiên cứu đã tích cực đưa các phiếu điều tra đến tới sinh viên ởnhiều khóa nhất có thể Thông tin từ phiếu điều tra được thu thập từ các khóa 58, 57, và 56 với sự thamgia của cả các bạn nam và nữ góp phần nâng cao tính chính xác và hiệu quả của cuộc điều tra Tuy vậy,các kết quả thu được từ cuộc điều tra chỉ mang tính chất tương đối

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

Để có cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đó cần tập trung giải quyết vấn đề sau:

- Nghiên cứu quỹ thời gian của sinh viên

- Nâng cao văn hóa đọc sách

Nghiên cứu các phương án sao cho đọc sách có hiệu quả nhất và lĩnh hội được tri thức một cách có chọnlọc

2.1.1 Khái niệm (hoặc định nghĩa)

2.1.1.1 Khái niệm tín chỉ ở bậc đại học

Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phảitích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học tậptrong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên); và (3) tựhọc ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài v.v Tín chỉ còn được hiểu làkhối lượng lao động của người học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tậptiêu chuẩn

2.1.1.2.Khái niệm sách , văn hóa đọc

Sách là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệkhác Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộccác hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữviết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu, ) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong

xã hội

Sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi và cấu thành các dạng khác nhau theo cácphương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa họccông nghệ ở mỗi thời đại

Trang 7

Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp Ở nghĩa rộng, đó lứng xửđọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơquan quản lý nhà nước Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xáchơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử,giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần:thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồngtâm, ba vòng tròn giao nhau.

2.1.1.3 Một số đặc điểm của việc đọc sách và việc đọc sách của sinh viên

a) Vai trò của việc đọc sách

Ở trung học phổ thông, học sinh chỉ cần vững kiến thức thầy cô dạy trên lớp và làm bài tập được giao,

giáo viên liên tục có những bài kiểm tra, đánh giá dành cho học sinh.Tuy nhiên khi học lên đại học thìyêu cầu hoạt động học tập của sinh viên đã khác hẳn, trong đó tự học là phương pháp, cách thức cơ bản

mà sinh viên phải thực hiện thường xuyên Đối với sinh viên đại học, học có phương pháp là vô cùngquan trọng Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, cung cấp tài liệu, hướng dẫn đề tài, sinh viênphải tự biết cách sắp xếp thời gian và trình tự nghiên cứu những kiến thức cơ bản và mở rộng tìm hiểunhững vấn đề liên quan Thêm vào đó, không còn sự giám sát gắt gao của giáo viên, sinh viên phải tự nỗlực để có thể đạt hiệu quả cao trong kì thi kết thúc môn học

Đọc sách giúp sinh viên nâng cao năng lực tư duy, tìm tòi khám phá ra những vấn đề mới, nó giúp sinhviên hiểu rõ bản chất của vấn đề một cách sâu sắc nhất, một người sinh viên tuy có đầy đủ mọi điều kiện

để học tập( thầy giỏi, tài liệu hay…) vẫn không thể thành công được nếu như không tự mình đào sâu suy

nghĩ.

b) Bản chất của việc đọc sách

Mỗi chúng ta đều nhận thấy rằng, bất cứ việc gì, dù lớn hay bé đều yêu cầu sự nỗ lực hết sức mình Thựcchất đọc sách là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không trực tiếp có thầy giáo, đó là mộtquá trình “lao động khoa học” vất vả hơn nhiều so với có thầy giáo hướng dẫn Có thể nói quá trình đọcsách của sinh viên là một quá trình tự nỗ lực, quyết tâm, tích cực để nâng cao kiến thức , kĩ năng và traudồi kinh nghiệm của những người đi trước Nếu thiếu sự nỗ lực thì sinh viên không thể đạt kết quả tốt,đây cũng chính là điều kiện để sinh viên nâng cao chất lượng học tập của bản thân và các trường đại học

nâng cao chất lượng giáo dục.

c) Nguyên tắc đảm bảo việc đọc sách có hiệu quả

Một vấn đề có tính khoa học bao giờ cũng được xây dựng trên những cơ sở và nguyên tắc nhất định, việcđọc sách muốn đạt hiệu quả cao cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

1) Bảo đảm tính khoa học của quá trình đọc : Đọc sách là một quá trình lao động trí tuệ gian khổ, vìvậy càng đòi hỏi tính khoa học Càng khoa học thì hiệu quả hoạt động tự học càng được nâng cao

Trang 8

2) Đọc sách không chỉ củng cố kiến thức thông thường mà còn đưa kiến thức ấy vào thực tiễn, cọ xátvới thực tế, rút ra những thiếu sót, sai lầm từ đó ngày càng nâng cao hiểu biết

3) Bảo đảm nâng cao dần đến khả năng đọc, củng cố kỹ năng, kỹ xảo, trau dồi kiến thức, tiếp thu tinhhoa của thế giới có chọn lọc

2.1.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về vấn đề nghiên cứu

- Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thư viện thông tin, trường Đại học Văn hóa

Hà Nội ( Năm 2011)

Tác giả : ThS.Lê Thị Thúy Hiền - Giảng viên Khoa Thư viện - Thông tin Trường Đại học Văn hóa HàNội

• Phương pháp nghiên cứu :

+ Điều tra bằng phiếu hỏi

+ Phân tích và tổng hợp tài liệu

+ Quan sát

+ Tổng hợp tài liệu

• Mục tiêu : Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hoá đọc sinh viên chuyên ngànhthư viện thông tin , đồng thời đề xuất giải pháp định hướng phát triển văn hoá đọc cho sinh viên TrườngĐại học Văn hóa Hà Nội

• Kết quả nghiên cứu ( giải pháp)

Hiện nay một bộ phận không nhỏ sinh viên chỉ thích lướt web, chơi game, dạo phố, mua sắm nhiều hơn làđọc sách Để góp phần vào việc phát trển văn hóa đọc cho sinh viên thư viện, thầy (cô) đóng một vai tròkhá quan trọng Khi học, nếu thầy (cô) giáo cho sinh viên đọc nhiều tài liệu và có cách kiểm tra phù hợptùy từng môn cụ thể thì bắt buộc sinh viên phải tìm tòi và đọc hết những tài liệu đó

- Đối với thầy (cô) dạy chuyên ngành:

+ Giao cho sinh viên đọc những tài liệu liên quan đến môn học và những tài liệu khác không liênquan đến môn học nhưng có hữu ích trong công việc sau này

+ Định hướng cách đọc cho sinh viên, có thể đặt ra những câu hỏi trước bắt buộc sinh viên phảiđọc tài liệu mới trả lời được

+ Có thể gợi ý nguồn tài liệu, nếu không có những tài liệu thầy (cô) giao cho sinh viên đọc mà họkhông thể tìm thấy

+ Phải có cách kiểm tra xem sinh viên có đọc tài liệu được thầy (cô) giao không

- Đối với sinh viên:

+ Phải có ý thức đọc tài liệu mà thầy (cô) giáo

Trang 9

+ Phải có kỹ năng đọc, tức là đọc như thế nào và rút ra được những gì sau khi đọc.

- Hà Sơn Tùng (2010), Đọc sách là biểu tượng văn hóa và văn minh Tra cứu từ :http://www.thcslequydonq3.edu.vn/danh-muc-chinh/thu-vien-nha-truong/bai-viet/doc-sach-la-bieu-tuong-cua-van-hoa-va-van-minh/

- Nguyễn Hữu Viêm (2009), Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam Tra cứu từ: http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/20091119239/Van-hoa-doc/Vanhoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-Viet-Nam.html

- Hiền Chương (2005), “Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ”, Sách và đời sống, (8), tr.12

- Phan Tất Đắc (dịch) (2006), Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy,www.chungta.com.vn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở của những điều kiện và đặc điểm nêu trên ,cách tiếp cận hợp lý để đạt được mục tiêu nghiêncưu là việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:

a) Phương pháp phân tích tài liệu

Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích, tập hợp, xây dựng cơ sở lý luận choviệc nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng đến thời gian đọc sách

b) Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn sinh viên về thực trạng đọc sách của sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

c) Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu hỏi để điều tra nhằm mục đích tìm hiểu những yếu tố tác động đến sinh viên về vấn đề đọcsách, mức độ, hình thức đọc sách của sinh viên

d) Phương pháp xử lý tài liệu bằng thống kê toán học

Ngoài ra kĩ thuật sử dụng :

- Thu thập, xử lí thông tin, tài liệu cơ bản

- Khai thác phần mềm phù hợp với nội dung nghiên cứu

Trang 10

Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Sơ lược về Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam trước là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (tên tiếng Anh: VietnamNational University of Agriculture, viết tắt VNUA) là một trường đại học chuyên về nông nghiệp đóng ởThị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm

Nhiều năm qua, trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được coi làmột trong những cơ sở đào tạo lớn, có uy tín, có bề dày lịch sử, có truyền thống hào hùng, luôn đi đầutrong đổi mới và sáng tạo, dẫn đầu cả nước về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc

tế Có được kết quả đó chính là nhờ sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện tại và luôn hướng tớitương lai bằng những nỗ lực bền bỉ, không ngừng, dám nghĩ dám làm qua các thời kỳ của các thế hệ thầy

và trò, đưa Học viện đi đầu trong hội nhập, từng bước xứng tầm khu vực và quốc tế

Đất nước thống nhất, hòa bình được lập lại, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, Học viện Nông nghiệpViệt Nam không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa Trong điều kiện mới, công cuộc xây dựng và phát triển Học viện cũng bước sangmột giai đoạn mới, tuy nhiên nhiệm vụ chính trị quan trọng không thể thiếu là đào tạo, nghiên cứu khoahọc, phục vụ xã hội, nhằm cung cấp nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật nôngnghiệp có trình độ cao cho đất nước Học viện đã tích cực đổi mới chương trình, giáo trình và phươngpháp giảng dạy cho tất cả các môn học, đổi mới phương thức đào tạo, đổi mới chương trình đào tạo, xâydựng chuẩn đầu ra cho đào tạo đại học và đào tạo sau đại học, đổi mới về đánh giá kết quả học tập bảođảm sự công bằng, công khai Bên cạnh đó , Học viện còn đa dạng hóa các phương thức đào tạo nhằmđáp ứng nhu cầu của ngườihọc theo những chuẩn mực thích hợp, phát triển hợp lý quy mô đào tạo đại họcchính quy và đào tạo sau đại học, giảm dần hình thức vừa làm vừa học.Phát triển hệ thống học liệu (giáotrình, bài giảng, sách tham khảo, chuyênkhảo, thư viện sách và thư viện điện tử, ) theo hướng hiện đại,tiên tiến, phù hợpvới yêu cầu đổi mới đào tạo

Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làmviệc tập thể của người học Đổi mới đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học một cách côngbằng, công khai Hoàn thiện hệ thống quy định về dạy và học (quy chế đào tạo tín chỉ, quy chế cố vấn họctập, đánh giá chất lượng dạy và học, ), nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, phát huy sự thamgia của cả giảng viên và người học trong sự nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo.Tổ chức đào tạo tín chỉ ởtất cả các ngành học, trình độ đào tạo

Học viện quan tâm đến Văn hóa Đọc, luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho Văn hóa Đọc phát triển.Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết là ở cơ sở …” Hình

Trang 11

thành môi trường đọc khá thuận lợicho sinh viên Xây dựng hệ thống thông tin – Thư viện điện tử; Phấnđấu năm 2011 – 2020: Xây dựng thư viện số hiện đại tầm cỡ khu vực Xây dựng và hình thành một khônggian học tập chung đáp ứng nhiều loại hình và các hệ đào tạo khác nhau (Đặc biệt là đào tạo theo hìnhthức tín chỉ) Chuyển đổi toàn bộ kho giáo trình từ phục vụ dạng kho đóng sang hình thức phục vụ kho

mở (tự chọn) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường thời lượng và chất lượng phụcngười dùng tin; phấn đấu tăng số lượt người khai thác thông tin, tư liệu trung bình: 1.500 lượt/ngày.Không ngừng mở rộng quan hệ trao đổi, hợp tác chia sẻ tài nguyên thông tin với các đối tác trong vàngoài nước đặc biệt chú trọng việc trao đổi thông tin tư liệu trong các cơ quan khối Nông - Lâm - Ngưnghiệp, với liên hiệp thư viện các trường Đại học, liên hợp thư viện các nguồn tin điện tử; các Trung tâmThông tin Tư liệu các bộ ngành hữu quan Các xuất bản phẩm khá đa dạng về chủng loại (dạng in truyềnthống, dạng điện tử …), phong phú về nội dung vừa đáp ứng, vừa kích thích nhu cầu đọc sách của sinhviên Nhận thức của sinh viên về vấn đề đọc sách và phát triển văn hóa đọc được quân tâm; đã có sự hợptác giữa thầy và trò trong việc tuyên truyền, khích lệ, quảng bá cho Văn hóa, góp phần tạo ra thói quenđọc, từng bước hình thành Văn hóa Đọc đối với sinh viên Một số trang thông tin điện tử về văn hóa đọc

đã được thiết lập và trở thành diễn đàn để những người yêu sách, quan tâm tới văn hóa đọc trao đổi chia

sẽ những cuốn sách hay, phương pháp, kỹ năng đọc, hoặc là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm với người đọc

…Văn hóa Đọc đã bước đầu được hình thành Nhu cầu đọc của sinh viên rất lớn và đa dạng Sinh viên đã

có xu hướng chọn lựa sách báo chất lượng và phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác chuyênmôn, lao động - sản xuất và giải trí để đọc

3.2 Phân tích thực trạng thời gian đọc sách

3.2.1 Thời gian đọc sách của sinh viên phân theo các khoa

Tổng số 782 sinh viên ở các khoa của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ở các khoa : Khoa Kinh tế &PTNT, Khoa Kế toán & QTKD, Khoa Sư phạm ngoại ngữ, Khoa Lí luận chính trị và XH, Khoa Môitrường, Khoa Công nghệ sinh học, Khoa Công nghệ thực phẩm , Khoa Nuôi trồng thủy sản , Khoa Cơđiện, Khoa Nông học Trong đó có tỷ lệ phần trăm giữa các khoa như sau :

Trang 12

Bảng nhập số liệu thời gian đọc sách của sinh viên VNUA

3.2.2 Thời gian đọc sách theo giới tính

Kết quả điều tra về tỷ lệ giới tính:

Bảng nhập số liệu thời gian đọc sách của sinh viên VNUA

Qua kết quả điều tra thống kê, có thể nhận thấy, các bạn nữ có thời gian đọc sách nhiều hơn các bạn nam

Đối với sinh viên, khối lượng sách giáo khoa giáo trình cần đọc và nghiên cứu tại trường đại học tương

đối lớn và có nội dung hàn lâm, nặng lý thuyết cho nên để đọc hiệu quả thì kĩ năng đọc sách là rất quan

trọng

3.2.3 Theo năm học

Bảng nhập số liệu thời gian đọc sách của sinh viên VNUA

3.2.4 Theo khu vực sinh sống

Bảng nhập số liệu thời gian đọc sách của sinh viên VNUA

Trang 13

3.3 Phân tích thực trạng văn hóa đọc

3.3.1 Lý do, mục đích, loại sách đang đọc

Trang 14

3.3.2 Hình thức đọc, cách thức đọc, thời điểm, không gian

Hình 2: Không gian khi đọc sách của sinh viên

Không gian đọc sách cũng ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả đọc sách Điều này phần nào lí giải tại sao cácbạn sinh viên thường hay đọc sách tại nhà: không gian tại nhà luôn yên tĩnh, thoải mái, thân thuộc nhấtvới bản thân

Hình 3: Tỷ lệ sinh viên Nông nghiệp thường xuyên lên thư viện

Hình 4: Địa điểm đọc sách của Sinh viên VNUA

Trang 15

Qua biểu đồ trên, có thể thấy sinh viên Nông nghiệp chọn địa điểm đọc sách chủ yếu là tại nhà Cụ thể:trong số 782 phiếu điều tra hợp lệ, với câu hỏi, “Bạn thường đọc sách ở đâu?”, đã có 453 phiếu trả lời làđọc sách tại nhà (chiếm 75%) Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên thường đọc sách ở thư viện chỉ chiếm 10.38%với 63 phiếu Và chỉ có 28 bạn được điều tra trả lời là họ thường đọc nơi công cộng (4%) Ngoài ra, có cómột số phiếu chia sẻ chọn đọc sách chủ yếu ở những địa điểm khác như công viên, sân trường…, tuynhiên con số này không đáng kể, chỉ có 10 phiếu, chiếm 2 % Từ những số liệu cụ thể trên, nhóm nghiêncứu xin đưa ra một số nhận xét như sau:

- Thứ nhất, đọc sách tại nhà từ lâu đã luôn là địa điểm đọc sách chủ yếu của nhiều người và sinh viêncũng không chệch khỏi xu hướng này Điều này cũng phù hợp dự đoán của nhóm khi tiến hành phát phiếuđiều tra Khi lựa chọn đọc sách tại nhà, sinh viên có thể chủ động, linh hoạt về thời gian, tùy thuộc vàothời gian biểu của mình Hơn nữa, việc đọc sách cần có không gian yên tĩnh, mà đọc sách tại nhà lại đápứng được yêu cầu đó Chúng ta sẽ không bị làm phiền bởi những tiếng ồn như đọc sách tại những nơikhác, như vậy sẽ đem lại hiệu quả cho người đọc sách hơn

- Thứ hai, dường như thư viện không phải là địa điểm đọc sách chủ yếu của sinh viên bởi tỷ lệ sinh viênđọc sách ở thư viện chưa tới 25%, chỉ có 131/782 bạn được điều tra trả lời thường xuyên lên thư viện đọcsách

- Ngoài ra, có một số các bạn sinh viên lựa chọn những địa điểm đọc sách khác, tuy nhiên chỉ chiếm một

tỷ lệ rất nhỏ Kết quả điều tra cho thấy, các sinh viên có địa điểm đọc sách khá đa dạng, phong phú, và cóthể nói là bất ngờ Công viên, cửa hàng truyện tranh, sân trường cũng là một trong những địa điểm đượcchọn để đọc sách, tuy nhiên số này chiếm tỉ lệ rất nhỏ (4.61%) Tỷ lệ khiêm tốn này có thể là do yêu cầucủa việc đọc sách là cần không gian yên tĩnh, trong khi đó, công viên hay sân trường lại là nơi khá ồn ào,đông người qua lại Theo giải thích của các bạn sinh viên, khi đọc sách tại các cửa hàng truyện tranh cácbạn thường xuyên bắt gặp phải cái nhìn không mấy thiện cảm hay thái độ không vui vẻ của nhân viên cửahàng

Hệ số biến thiên (%)

Ngày đăng: 22/05/2016, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Hiền Chương (2005), “Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ”, Sách và đời sống, (8), tr.12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ
Tác giả: Hiền Chương
Năm: 2005
2. Hà Sơn Tùng (2010), Đọc sách là biểu tượng văn hóa và văn minh. Tra cứu từ : http://www.thcslequydonq3.edu.vn/danh-muc-chinh/thu-vien-nha-truong/bai-viet/doc-sach-la-bieu-tuong-cua-van-hoa-va-van-minh/ Link
3. Nguyễn Hữu Viêm (2009), Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Tra cứu từ: http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/20091119239/Van-hoa-doc/Vanhoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-Viet-Nam.html Link
1. Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thư viện thông tin, trường Đại học Văn hóa Hà Nội ( Năm 2011) Khác
5. Phan Tất Đắc (dịch) (2006), Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy, www.chungta.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w