xxviii1.5.3 Nội dung của cơng tác đảm bảo an tồn lao động tại cảng...xxviiiCHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CẢNG CHÙA VẼ...xxx2.1 Giới thiệu cảng Hải phòng, cảng
Trang 1Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơ chân thành đến thầy PGS.TS Đặng Công Xương đãtận tình hướng dẫn,các thầy cô trong tổ bộ môn đã góp ý và bổ sung trong suốtquá trình em thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Đồng thời em xingửi lời cảm ơn tới các cô chú trong phòng ban ATKTVT tại chi nhánh cảngChùa Vẽ đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực tập tại cảng để tìm hiểu thực tếcác vấn đề chuyên môn, cung cấp cho em đầy đủ tài liệu để em có thể hoànthành tốt nhất đồ án này
Trang 2Lời cam đoan
Em xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là do em trực tiếp nghiên cứu, tìmhiểu, thực hiện và hoàn thành từ đầu đến cuối dưới sự hướng dẫn của thầyPGS.TS Đặng Công Xưởng và sự trợ giúp của phòng ban ATKTVT chi nhánhcảng Chùa Vẽ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
NỘI DUNG ii
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CẢNG BIỂN ii
1.1 Khái niệm cảng biển, phân loại,vai trò,chức năng của cảng biển ii
1.1.1 Khái niệm cảng biển ii
1.1.3 Vai trò của cảng biển iv
1.1.4 Chức năng của cảng biển iv
1.2 Đặc điểm lao động tại cảng biển v
1.3 Các tác nghiệp tại cảng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác ATLĐ v
1.3.1 Các tác nghiệp tại cảng v
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động tại cảng vii
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá an toàn lao động của cảng x
1.4 Quy định của pháp luật về an toàn lao động x
1.4.1 Luật lao động x
1.4.2 Các văn bản dưới luật xiii
1.5 Công tác đảm bảo an toàn lao động tại cảng xxvii
1.5.1 Khái niệm công tác đảm bảo an toàn lao động xxvii
1.5.2 Mục đích và ý nghĩa của công tác đảm bảo an toàn lao động tại cảng xxviii 1.5.3 Nội dung của công tác đảm bảo an toàn lao động tại cảng xxviii
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CẢNG CHÙA VẼ xxx
2.1 Giới thiệu cảng Hải phòng, cảng Chùa Vẽ xxx
2.1.1 Khái quát về Cảng Hải Phòng xxx
2.1.2.Một số nét khái quát về cảng Chùa Vẽ xxxi
2.2 Đánh giá công tác đảm bảo an toàn lao động tại cảng Chùa Vẽ xxxix
2.2.1 Thực trạng an toàn lao động của cảng Chùa Vẽ xxxix 2.2.2 Đánh giá cụ thể công tác đảm bảo ATLĐ tại cảng Chùa Vẽ xli
Trang 4CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG XẾP DỠ HÀNG HÓA TẠI CẢNG xlviii3.3 Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động xlviii3.2 Một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động xếp dỡ hàng tại cảng xlix3.2.1 Biện pháp tuyên truyền, giáo dục về ATLĐ xlix3.2.2 Biện pháp đảm bảo trang bị bảo hộ lao động l3.2.3 Biện pháp giảm sát, thực hiện đúng quy trình xếp dỡ hàng hóa li3.2.4 Biện pháp khác liiKẾT LUẬN liii
Trang 5MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN ATLĐ An toàn lao động
BHLĐ Bảo hộ lao đông
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng phát triển, sử dụngnhiều công nghệ mới, với máy móc vật tư rất đa dạng về chủng loại, nên các yếu
tố có thể gây ra tai nạn lao động ngày càng gia tăng
Cảng Hải Phòng hiện đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, quy mô khai thác ngày càng phát triển, sử dụng nhiều công nghệmới với các máy móc thiết bị rất đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng yêu cầuxếp dỡ các loại hàng hóa, trong môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ tainạn lao động cho người lao động Việc thực hiện những biện pháp ngăn ngừa tainạn lao động, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho người lao động là một yêu cầu rấtcấp thiết Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về an toàn
vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản xuất,tăng năng suất lao động thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn lao động sẽ đemlại ý nghĩa to lớn về các mặt : chính trị, kinh tế và xã hội Để thấy rõ hơn tầmquan trọng của công tác đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động sản xuất tạicảng cũng như thực trạng về vấn đề này để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục,cần phải nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống
Trong môi trường làm việc tiềm ẩn nhièu nguy cơ tai nạn lao động chongười lao động Việc thực hiện những biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động,bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo các yêu cầu về an toànlao động vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đảy mạnhsãnuất
Bài luận văn với đề tài: “ Đánh giá công tác đảm bảo an toàn lao độngtrong hoạt động khai thác cảng Chùa Vẽ “ sẽ đáp ứng cơ bản yêu cầu trên
Bài luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về an toàn lao động tai cảng
- Chương 2: Đánh giá công tác đảm bảo an toàn lao động của cảng Chùa Vẽ
- Chương 3: Đề xuất một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động
Trang 9NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG TẠI CẢNG BIỂN
1.1.1 Khái niệm cảng biển
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xâydựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra vào hoạt động đểxếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác ( điều 59 –luật HHVN)
+ Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi,nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điệnnước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị
+ Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trướccầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùngđón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và các côngtrình phụ trợ khác
Cảng biển có một hay nhiều bến cảng Bến cảng có một hay nhiều cầucảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệthống giao thông, điện nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác
+ Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng và kết cấu
hạ tầng công cộng cảng biển
- Kết cấu hạn tầng bến cảng bao gồm: cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng,kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liênlạc, điện nước,luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ khác được xâydựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng
- Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm: luồng cảng biển, hệ thốngbáo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác
Trang 10- Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác địnhbởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để đảm bảo cho tàubiển và các phương tiện thủy khác ra, vào bến cảng an toàn.
1.1.2 Phân loại cảng biển ( Điều 60 )
+ Theo quy mô và ý nghĩa cảng biển được phân thành:
- Cảng biển loại 1: là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụcho việc phát triển kinh tế- xã hội của cả nước hoặc liên vùng
- Cảng biển loại 2: là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ choviệc phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa phương
- Cảng biển loại 3: là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động củadoanh nghiệp
+ Theo tính chất cảng biển được chia thành;
- Cảng mở: là tàu biển được mở ra cho tàu biển nước ngoài ra vào hoạtđộng thương mại nhưng phải xin phép nước có cảng
- Cảng đóng: là cảng có tầm quan trọng về an ninh, Quốc phòng, do đónước có cảng không cho tàu nước ngoài ra vào hoạt động thương mại
+ Theo địa lý, khu vực cảng biển được chia thành:
- Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình
- Nhóm 2: Nhóm cảng biển khu vực Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến HàTĩnh
- Nhóm 3: Nhóm cảng khu vực Trung Trung Bộ từ Quảng Ninh đến QuảngNgãi
- Nhóm 4 : Nhóm cảng khu vực Nam Trung Bộ từ Bình Định đến BìnhThuận
- Nhóm 5: Nhóm cảng biển khu vực Đông Nam Bộ ( bao gồm cả Côn Đảo
và khu vực trên sông Soài Rạp thuộc tỉnh Long An )
- Nhóm 6: Nhóm cảng biển khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long ( bao gồm
cả đảo Phú Quốc và các đảo Tây Nam)
Trang 11+ Theo công dụng cảng biển được chia thành:
- Cảng thương mại tổng hợp: là các cảng bốc xếp nhiều loại hàng hóa khácnhau như hàng khô, hàng bách hóa, bao kiện, thiết bị, container
- Cảng chuyên dụng: Cảng phục vụ cho 1 mặt hàng mang tính chất riêng biệtnhư cảng dầu, cảng container, cảng than,…
1.1.3 Vai trò của cảng biển
+ Đối với ngoại thương: Cảng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển đội tàu buôn và cho phép không bị lệ thuộc vào sự kiểm soát của các nướckhác Ngoài ra cảng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và giữvững quan hệ thương mại với các nước khác
+ Đối với công nghiệp: Cảng là nơi tác động trong việc xuất nhập khẩumáy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu
+ Đối với nông nghiệp: tác động của cảng mang tính chất hai chiếu, xuấtkhẩu lúa gạo nông sản, nhập khẩu phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho nôngnghiệp
+ Đối với nội thương: Cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiệnvận tải nội địa, vận tải ven biển, và vận tải quả cảnh, là nhân tố tăng cường hoạtđộng của nhiều cơ quan kinh doanh và dịch vụ khác
+ Đối với thành phố cảng: Cảng là tiền đề cho thành phố cảng trở thànhcác khu trung tâm công nghiệp lớn và tạo công ăn việc làm cho nhân dân thànhphố
1.1.4 Chức năng của cảng biển (Điều 61)
- Đảm bảo an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động
- Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡhàng hóa và đón trả hành khách
- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóatrong kho bãi
- Để tàu biển và các phương tiện vận tải thủy trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡnghoặc thực hiện các dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp
Trang 12- Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hóa.
1.2 Đặc điểm lao động tại cảng biển
- Lao động tại cảng biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên , thời tiết
- Lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và chật hẹp: đối tượng laođộng là hàng hóa cho nên lao động của công nhân bốc xếp là khuôn vác, chènlót, điều chỉnh và điều khiển máy móc thiết bị… làm việc trong điều kiện nóngbức độc hại và chật hẹp như hầm hàng, trong kho, ngoài bãi…
- Lao động phụ thuộc nhiều vào tình hình hàng hóa
Tình hình hàng hóa do các nhân tố sau quyết định:
+ Tính chất lý hóa của hàng hóa
+ Khối lượng hàng và kết cấu của hàng hóa
+ Điểm bắt đầu và điểm kết thúc của việc vận chuyển và di chuyển hànghóa
1.3 Các tác nghiệp tại cảng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác ATLĐ 1.3.1 Các tác nghiệp tại cảng
a, Khu vực xếp dỡ hàng tại cảng
Khu vực xếp dỡ hàng hóa tại cảng bao gồm:
- Khu vực cầu bến: là nơi xếp dỡ hàng hóa trực tiếp cho tàu , xếp hàng
từ tàu lên bờ và từ bờ lên tàu
- Khu vực kho bãi: là khu vực để lưu kho, và bảo quản hàng hóa tạicảng Tại đây hàng hóa được bảo quản trước khi được xếp dỡ lên tàu
để vận chuyển hoặc trước khi hàng ra khỏi cảng
Trang 13- Khu vực chuyển tải: Khu chuyển tải là phần giới hạn thuộc vùng nướccảng biển được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu thực hiệnchuyển tải hàng hóa, hành khách.
b, Các phương án xếp dỡ tại cảng
Hình1.1 : Một số phương án xếp dỡ hàng tại cầu bến1- Tàu – cẩu tàu – xe nâng vào bãi
2- Tàu – cẩu tàu – đầu kéo – xe nâng/ hạ bãi
3- Tàu – cẩu bở - xe nâng hạ bãi
4- Tàu – cẩu bờ - đầu kéo – xe nâng hạ bãi
5- Tàu – cẩu tàu – xe tải chủ hàng ( phương án chuyển thẳng )
6- Tàu – cẩu bờ - xê tải chủ hàng
Theo vị trí thực hiện của các phương án xếp dỡ, nhìn chung có 3 bước côngviệc phải làm để hoàn thành 1 phương án xếp dỡ
- Bước công việc cầu tàu gồm các thao tác cẩu container từ tàu lên bến, phụcẩu trên tàu, trên bến
- Bước công việc di chuyển gồm các thao tác vận chuyển cont có hàng vàkhông hàng từ bến vào bãi và ngược lại
Trang 14- Bước công việc trong bãi gồm các thao tác nâng hạ cont, di dời, đảochuyển, thao tác đóng rút ruột cont ở kho CFS
c, Các phương án rút hàng
Khai thác cont , rút hàng ở kho CFS nhìn chung có 3 phương án chủ yếu:
- P/a 1: Rút hàng bằng phương pháp thủ công : công nhân bốc xếp sẽ thực hiệnbốc xếp hàng từ container vào kho CFS
- P/a 2: Rút hàng bằng xe nâng : đối với các kiện hàng đóng trong container và
có palet, sẽ sử dụng xe nâng trực tiếp nâng rút hàng vào kho
- P/a 3: thủ công kết hợp xe nâng : đối với các mặt hàng bao kiện, công nhântiến hành xếp vào palet sau đó sử dụng xe nâng đưa hàng vào kho
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động tại cảng
Khái niệm: An toàn lao động
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động tại cảng
a, Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa
Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng,năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động
Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đếnnơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đìnhliên quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ củacấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc
Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủcông, cơ giới, tự động
Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháphoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian laođộng
Trang 15b, Các yếu tố tâm sinh lý lao động
Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý,thần kinh - giác quan
Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế laođộng không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt độngtâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong laođộng…
Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thểphải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bótrong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng,động tác lao động đơn điệu buồn tẻ hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng
về thần kinh tâm lý
Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bìnhthường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tớinhững biến đổi ức chế thần kinh Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suynhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động,
có khi dẫn đến tai nạn lao động
c, Các yếu tố môi trường lao động
Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ
và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh
vật có hại…
** Vi khí hậu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thuhẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độvận chuyển của không khí Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định,phù hợp với sinh lý của con người
- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơthể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy
Trang 16móc thiết bị Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da,say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra cácbệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh
- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy
cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi
- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệsinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng laođộng của con người
** Tiếng ồn và rung sóc
Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sựchuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm Rung sócthường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép
dễ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảmgiác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khảnăng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén Người mệtmỏi, cáu gắt, buồn ngủ Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếcnghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động
** Bức xạ và phóng xạ
Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu,chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp
** Đặc điểm kỹ thuật chiếu sáng
Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sángthích hợp Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạnlao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động
Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độrọi, độ chói; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet Nhu cầuánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc
Trang 17Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định,(thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất laođộng về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tănglên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánhsáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá).
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá an toàn lao động của cảng
- Một là: thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn lao động, cũngnhư các nghị định, thông tư và văn bản quy định của cảng về ATLĐ, bảo hộ laođộng
- Hai là : Sự tham gia tích cực của người lao động và hoạt động của tổ chứccông đoàn về ATLĐ tại cảng
- Ba là : Quy trình công nghệ làm việc, tay nghề, kinh nghiệm của ngườilao động Đây là tiêu chí mang tính kĩ thuật có tác động mạnh nhất đến công tácATVSLĐ, đến năng suất , chất lượng lao động Cụ thể đó là công tác bảodưỡng, sửa chữa thiết bị xếp dỡ tốt, công cụ xếp dỡ luôn sẵn sàng làm việc antoàn Đó là quy trình làm việc khoa học, hợp lý Đó là tay nghề kinh nghiệm củacông nhân Đây là tiêu chí và nhiệm vụ cơ bản của cảng
1.4 Quy định của pháp luật về an toàn lao động
1.4.1 Luật lao động
Chương IX Bộ luật lao động số 10/2012/ QH 13 về an toàn và vệ sinh laođộng
Điều 133 Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sảnxuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh laođộng
Điều 137 Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
1 Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sảnxuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng
Trang 18lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinhlao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.
2 Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật
tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ,nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệsinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng
Điều 138 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
1 Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khíđộc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác đượcquy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định
kỳ kiểm tra, đo lường;
b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy,thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệsinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tạinơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ
sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cảithiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy,thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kếhoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
2 Người lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinhlao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
Trang 19b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham giacấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụnglao động
Điều 142 Tai nạn lao động
1 Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chứcnăng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trìnhlao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thửviệc
2 Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo
Điều 147 Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
1 Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao độngphải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quátrình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
2 Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về antoàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
3 Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ kiểmđịnh kỹ thuật an toàn lao động
Điều 148 Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động
Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng laođộng phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cảithiện điều kiện lao động
Điều 149 Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
1 Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người
sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng
Trang 20trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội.
2 Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng
Điều 150 Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1 Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinhlao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểmtra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấnluyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện
2 Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệsinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng vàsắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động chongười đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sửdụng lao động
3 Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn laođộng, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinhlao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ
4 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chứchoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựngchương trình khung công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh laođộng
1.4.2 Các văn bản dưới luật
Trang 21Thông tư quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Trình độ văn hóa phải học hết chương trình phổ thông trung học
- Sức khỏe phải được khám tại trung tâm y tế tại công ty và được chứng nhậnđảm bảo sức khỏe
- Phải được học tập và cấp chứng chỉ về quy trình công nghệ xếp dỡ, an toànlao động
- Hàng năm được huấn luyện lại quy tắc an toàn lao động và kiểm tra lại sứckhỏe theo định kì
- Phải có chứng chỉ bơi ( đối với công nhân làm việc tại khu chuyển tải hoặctrên sà lan)
- Người đã được huấn luyện nhiều lần mà vẫn không nắm vững quy tắc antoàn lao động, bài kiểm tra sát hạch hàng năm không đạt yêu cầu thì khôngđược làm nghề xếp dỡ
Trang 222 An toàn chung ở hiện trường
- Địa điểm xếp dỡ phải đủ rộng, gon gàng, bằng phẳng, không có vật chướngngại, phải có đủ ánh sáng hợp lý
- Căn cứ vào tính chất hàng hóa phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, công cụxếp dỡ, dụng cụ phòng hộ đúng chủng loại và đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật,phải thường xuyên kiểm tra an toàn các loại phương tiện và dụng cụ đó
- Khi sử dụng công cụ phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuậthoặc quy trình công nghệ xếp dỡ
- Cấm sử dụng những loại công cụ đã hư hỏng hoặc chưa rõ tính năng kĩ thuật
- Khi lập kế hoạch phương án sản xuất đồng thời phải có kế hoạch bảo hộ laođộng Khi thay đổi phương án xếp dỡ đồng thời phải thay đổi phương án bảo
hộ kèm theo
- Công nhân xếp dỡ phải sử dụng đầy đủ những trang thiết bị phòng hộ đượccấp và tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo về kĩ thuật vàcác kí hiệu hàng hóa
- Không được uống bia rượu trước và trong khi sản xuất
- Không hút thuốc lá trong kho, ngoài bãi, dưới hầm tàu, sà lan… đặc biệt ởnhững nơi xếp dỡ những loại hàng hóa chất, hàng dễ cháy
- Không nằm ngồi, chạy nhảy, đi lại ở trên và chân đống hàng Mép cầu, betàu, sà lan và những nơi không đảm bảo an toàn
- Không bán ngoài cửa, thành xe cơ giới ( ô tô, cần trục, nâng hàng) khi xeđang chạy
- Không đứng ngồi dưới bàn xe nâng hàng khi cơ cấu nâng hạ đang hoạtđộng không được đứng dưới mã hàng đang cẩu Cấm dùng cần trục để cẩungười Trường hợp cẩu người bị nạn phải có phương án cẩu an toàn và cócán bộ chỉ huy thống nhất
- Những loại hàng hóa có tính chất phức tạp, nguy hiểm, yêu cầu kĩ thuật xếp
dỡ cao thì phải có sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ kĩ thuật chỉ đạo sảnxuất
Trang 23- Đang xếp dỡ nếu phát hiện dây điện đứt, hở mạch phải báo ngay cho cấptrên và người có trách nhiệm biết để có biện pháp giải quyết cấm mọi người
tự động chạm vào dây điện
- Cẩu những thanh dầm ngang phải có dây cô để điều chỉnh chống lắc, phảixếp gọn gàng ở phía không làm hàng và kê chèn, chằng buộc cẩn thận
- Những phần nắp hầm còn lại chưa cần mở thì những dầm ngang phải khóachốt an toàn
- Miệng hầm phải mở đủ rộng để khi cẩu mã hàng không bị va chạm
- Khi đống mở hai người cùng làm phải thống nhất động tác, mở từ giữa rahai bên, đóng từ hai bên vào giữa
- Đóng mở hầm loại tấm lownsphair biết rõ trọng lượng của tấm nắp hầm,phải có dây lèo điều chỉnh thao tác như cẩu một kiện hàng nặng
- Đóng mở hầm loại tấm xếp là thuộc trách nhiệm của tàu , chú ý kiểm tranhững nắp hầm sau khi mở phải khóa chốt an toàn
- Khi mở hầm ca làm đầu tiên phải chờ đợi từ 5 đến 10 phút ( loại hàng bìnhthường) từ 15 đến 30 phút ( loại hàng hóa chất ) để thoáng khí mới được chongười xuống hầm làm việc
4 An toàn lên xuống thang dây và thang thẳng đứng
- Trước khi lên xuống thang dây phải tự kiểm tra an toàn của thang, thang dâycần giật thử trước, nên cử người giữ thang để giảm rung lắc
- Khi lên xuống thag cần bám chắc cả hai tay, cấm mọi hình thức mang vác,đội những vật gây trở ngại cho việc lên xuống thang Cấm đi dép không quaihậu lên xuống thang
Trang 24- Cấm hai người hoặc nhiều người lên xuống thang một lúc.
- Cấm lên xuống thang khi cần trục đang hoạt động ở khu vực đó
- Thang lắp đặt ở chỗ tối phải có đèn
5 An toàn xếp dỡ, buộc móc cẩu dưới hầm tàu
- Dỡ hàng phải dỡ từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, dỡ lần lượt theotừng lớp
- Xếp hàng phải xếp từ từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài
- Phải xếp riêng từng loại hàng, xếp theo kí mã hiệu hàng hóa, phải chấp hànhnghiêm chỉnh sự hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo về quy cách xếp chứa,
- Khi cẩu hàng lên xuống mọi người làm việc dưới hầm tàu phải nhanh chóng
di chuyển tới vị trí an toàn dưới hầm tàu
- Khi xếp chàng buộc hàng để cẩu phải đảm bảo đúng quy trình công nghệ vàsức chịu tải của công cụ xếp dỡ, cần trục, khi mã hàng cách nền 0,3 đến 0,5
m phải dừng lại kiểm tra , thấy chắc chắn mới cẩu tiếp
- Cấm cẩu mã hàng không rõ trọng lượng hoặc không an toàn
- Trường hợp cần tổ chức 2 máng làm chung trong một hầm thì ít nhất phải cóchiều rộng từ 7 – 8m chiều dài từ 7- 9 m và hai cần cẩu phải hoạt động thứ
tự, không chuyển động ngược chiều
6 An toàn xếp hàng ở kho bãi
- Xếp hàng bao cần phải có hàng tường, xếp từng lượt, thẳng vách xếp cáchtường 1m đầu bao quay vào trong đống, loại bao 100 kg thì 1 tầng xếpkhông quá 6 bao, lên tầng 2 xếp cầu giật cấp Loại 50 kg hoặc có vỏ trơn dễ
đổ thì hàng tường phải xếp theo hình cũi
- Dỡ hàng bao phải dỡ thuận chiều, dỡ theo bậc thang, trên trước dưới sau
- Lên xuống đống hàng để xếp dỡ phải bắc cầu chắc chắn, kê chèn cẩn thận đểchống trơn, trượt gãy, tụt
- Giữa những đống hàng phải chừa một khoảng cách hợp lý để cho cácphương tiện vào lấy hàng
Trang 25- Những loại hàng hòm kiện đồng dạng dưới 100 kg vác được không xếp tầmvới cao quá của người, lô hàng lớn hơn cần xếp len cao tầng 2 thì phải cóhàng tường và xếp giật vào.
- Những hòm làm bằng xe nâng không được xếp cao quá giới hạn của bànnâng
- Cấm quăng ném kiện hàng
- Phải tôn trọng những quy định về kĩ thuật và công nghệ xêp dỡ không xếpquá sức chịu đựng của nền kho, bãi
7 An toàn xếp dỡ hàng trên ô tô
- Khi xe đỗ phải phanh, chèn cẩn thận mới được tiến hành xếp dỡ hàng hóa
- Đóng mở thành xe phải nâng hạ từ từ không để thành xe tự rơi
- Trong khi đang làm hàng ở trên ô tô, nếu các phương tiện cần chuyển vị tríthì công nhân phải tạm ngừng sản xuất và xuống khỏi xe
- Khi cần trục đang đưa mã hàng vào thùng xe thì công nhân không đượcđứng dưới mã hàng hoặc từ phía mã hàng đang chuyển tới phải đứng ở chỗ
an toàn cách mã hàng 2m phải chờ mã hàng ổn định cách sàn 0,3- 0,5 mmới được dỡ hàng
- Xếp hàng lên xe phải xếp từ phía buồng lái, nếu xếp hàng cao quá thành xephải chằng buộc chắc chắn
- Người xếp dỡ phải đứng về phía thùng xe chưa xếp hàng để đón dỡ hàng
8 An toàn xếp dỡ hàng ở sà lan
- Lên xuống sà lan phải đi bằng cấu có nẹp và cô buộc chắc chắn cấm mọihình thức leo trèo, bước, nhảy từ cầu tàu xuống sà lan hặc ngược lại
- Trước khi xếp dỡ cần kiểm tra kĩ dây cáp cô buộc mũi, lái sà lan
- Các loại xe chở hàng để dỡ xuống sà lan và ngược lại đều phải cách mép cầubến ít nhất 1,5 m
- Làm việc dưới hầm sà lan phải chú ý những chỗ ván gẫy, thủng Phải sửachữa, che đậy trước khi thao tác
Trang 26- Hàng hóa phải xếp ngay ngắn, thẳng đảm bảo cân đối giữa mũi lái để tránhnghiêng, lệch sà lan.
II AN TOÀN SỬ DỤNG MÁY XẾP DỠ
1 An toàn nghề lái xe nâng hàng
- Công nhân lái xe nâng hàng ( ngoài tiêu chuẩn chung) phải được học tập đầy
đủ về quy phạm an toàn máy trục, nắm vững luật lệ giao thông và quy tắc antoàn lao động Được cấp giấy chứng nhận lái xe nâng hàng
- Trong lao động phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo vệ cá nhân được cấp, hiệntrường để xe hoạt động phải đủ rộng, bằng phẳng, gọn, sạch
- Trước khi cho xe hoạt động phải kiểm tra tình trạng kĩ thuật của xe như; taylái, phanh, dây xích, các thiết bị phát tín hiệu khác
- Phải cho máy chạy thử không tải, nếu máy hoạt động bình thường mới đượccho máy chạy có tải
- Chỉ nâng những kiện hàng có trọng lượng và quy cách theo tính năng kĩthuật của xe, những kiện hàng chưa rõ trọng lượng thì không được nâng
- Những kiện hàng lớn hoặc ở chỗ khuất người lái xe không quan sát đượcphải có người làm tín hiệu , trường hợp không có tín hiệu thì chỉ được cho
xe chạy lùi và lái xe phải quan sát rõ đường di chuyển của xe và hàng
- Chỉ nâng những kiện hàng đã được xếp an toàn trên cao bản hoặc trên bàncủa xe nâng Không được nâng cao quá giới hạn của bàn nâng, không nângnhững kiện hàng có bì mục hoặc vỡ
- Không được cùng một lúc thao tác nhiều động tác như vừa cho xe chạy, vừanâng hạ hàng, không được nhận mã hàng trực tiếp từ cần cẩu xuống xe nânghàng
- Trong mọi trường hợp không được để người bám vào xe, ngồi trên bàn nângkhi xe di chuyển
- Không được sử dụng xe để nâng người
- Công nhân bốc xếp khi làm việc trên bàn nâng phải chèn bánh xe cẩn thận.Người chưa rời khỏi bàn nâng cấm cho xe chuyển động
Trang 27- Trước khi cho xe hoạt động phải phát tín hiệu báo cho người xung quanhbiết để đề phòng và tránh xa khu vực xe hoạt động.
- Xe chạy trong cảng với tốc độ sau:
+ trên đường ; =< 10 Km/h
+ ở cầu bái: =< 5 Km/h
- Đối với những kho bãi có hàng dễ cháy khi sử dụng nâng hàng 9 sử dụngnhiện liệu là xăng dầu ) xe phải đảm bảo tình trạng kĩ thuaatjvaf phải cóbình bọt dập lửa
- Khi lên kế hoạch cho xe làm ở kho bái có xếp, chứa hàng dễ cháy phải kèmtheo phương án phòng chống cháy và trang bị những phương tiện chữa cháykèm theo
- Nâng hàng sử dụng xếp dỡ hàng dưới hầm taufphair đảm bảo yêu cầu kĩthuật ( xe không được chảy dầu mỡ) , người chỉ đạo phải kiểm tra thườngxuyên nồng độ chất xả dưới hầm tàu và quyết định cho công nhân bốc xếp
và lái xe lên trên boong nghỉ từ 10 đến 20 phút lấy lại sức khỏe sau đó mớitiếp tục làm việc
- Nếu hầm tàu chật hẹp phải đặt thêm thiết bị thông thoáng Không để côngnhân làm việc trong điều kiện khói ngạt mà không được nghỉ ngơi,
- Trực ban lên kế hoạch đưa xe nâng xuống hầm tàu xếp dỡ phải có kế hoạchphòng chống cháy và trang bị phòng hộ cho công nhân phù hợp với côngviệc cụ thể
2 An toàn sư dụng máy trục:
A.Quy định chung
- Công nhân điều khiển máy trục phải được đào tạo ở trường dạy nghề, cóbằng lái các loại máy trục (đế, cần trục bánh lốp, máy trục tàu…) hoặc đượccấp giấy chứng nhận-Đã học qui phạm máy trục và qui tắc an toàn lao động
- Hàng năm phải kiêm tra sức khỏe và học lại quy tắc ATLĐ theo đinh kì
- Những máy trục đưa vào sử dụng phải có đủ hồ sơ, hướng dẫn kĩ thuật và sửdụng
Trang 28- Cần trục ô tô bánh lốp phải được đăng kí.
- Máy trục phải được đăng kiểm mỗi năm một lần theo ddihj kì
- Máy trục hoạt động phải có đủ thiết bị an toàn ( phanh di chuyển, phanhhãm tời nâng hạ, phanh hãm nâng hại cần, còi, chuông , tín hiệu, đèn và gạtnước )
- Phải có đầy đủ hạn vị nâng hạ cần, nâng hạ tải trọng
- Trước khi cho máy hoạt động phải kiểm tra tình trạng kĩ thuật của máy trụcnhư tời nâng, cần, dây cáp, cáp điện, các puli dẫn hướng, móc cẩu, phanh,thiết bị tín hiệu tải trọng…
- Phải cho máy hoạt động thử không tải nếu các cơ cấu, thiết bị hoạt động tốtmới cho máy làm việc
- Muốn cho cần trục di chuyển, phải có người làm tín hiệu, kết hợp với còi ,chuông Di chuyển ban đêm phải có đủ ánh sáng
B an toàn khi cẩu hàng
- Trước khi cho máy trục nâng tải trọng phải kiểm tra xác định mã hàng antoàn, phải có tín hiệu báo trước cho mọi người tránh
- Không cẩu những mã hàng vượt quá tải trọng cho phép của dây cáp, sứcnâng và những mã hàng không biết rõ tải trọng
- Không di chuyển hàng qua chỗ có người làm việc, không treo mã hàng phíatrên đầu người hoặc phương tiện
- Không cẩu những mã hàng bị vướng, bị đè, đề phòng sự quá tải làm gấy cầnhoặc đứt dây cẩu
- Không được cho máy trục nâng hạ cần quá giới hạn cho phép tương ứng vớitải trọng
- Không được kéo lê tải trọng hoặc kéo tải trọng theo góc xiên ( quá tầm vớicủa cần )
- Không được sử dụng máy trục cẩu người ( trừ trường hợp cấp cứu người tainạn thì phải có phương án cụ thể và các thiết bị an toàn)
Trang 29- Không thao tác kết hợp cùng một lúc như nâng cần, xông dây, quay cần…( trừ những máy trục trong hồ sơ cho phép).
- Máy trục đang hoạt động nếu thấy có hiện tượng không an toàn phải dừngngay để xem xét sửa chữa, nếu người lái tự mình không khắc phục đượcphải báo caó lên cấp trên giải quyết
- Đối với những kiện hàng có trọng lượng vượt quá tải trongjcho phép củamột cần trục phải dùng hai cần trục cẩu đấu sử dụng đòn gánh cẩu đấu, phảichấp hành những quy định dưới đây:
+ phải tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, có phương án cụ thể, giám đốc duyệt, có cán bộ
kĩ thuật trực tiếp hướng dẫn tại hiện trường
+ hai cần trục phải để cùng một mặt bằng vững chắc như nhau
+ nếu hai cần trục có sức nâng tải trọng bằng nhau thì trọng lượng của kiện hàngkhông vượt quá 80% sức nâng của hai cần trục cộng lại
+ Nếu hai cần trục có sức nâng khác nhau thì trọng lượng của kiện hàng điềuchỉnh qua đòn gánh trên mỗi cần trục không vượt quá 80% sức cẩu chophép
+ Trường hợp kiện hàng quá daifkhoong dùng đòn gánh đượcthì hai cần truchphải có sức nâng và tốc độ lên xuống hàng như nhau
- Máy trục không làm việc trong những trường hợp sau đây:
+ Trời quá tối, ngườ điều khiển máy trục không nhìn rõ người làm tín hiệu và
công nhân xếp dỡ
+ khi có gió từ cấp 6 trở lên.
- Không đặt máy trục trên những đoạn đường dốc, nền đất lún để cẩu hàng
- Dây treo tải trọng phải đảm bảo:
+ sức chịu tải của dây phải phù hợp với trọng lượng của kiện hàng
+ nếu mắc hai nhánh cáp chịu lực thì góc hợp bởi hai dây cáp không quá 90o.+ nếu mắc kiểu 4 nhánh cáp chịu lực thì góc xiên của dây với phương thẳngđứng không quá 45o
- Trường hợp cần trục vừa treo tải trọng vừa di chuyển máy trục:
Trang 30+ phải hạ kiện hàng xuống thấp cách mặt nền là 50cm
+ trọng lượng của kiện hàng chỉ được bằng 50% tải trọng cho phép của máytrục
+ đường di chuyển của máy trục phải tốt, bằng phẳng
- Lúc chờ đợi phải hạ tải trọng xuống đất hoặc sàn tàu Nếu máy trục lắpngoạm thì phải hạ xuống sàn hoặc treo cách sàn 2m
- Khi ngừng sản xuất phải để máy trục vào vị trí an toàn, chèn đệm chác chắn,đối với cần trục đặt trên ô tô, bánh xích phải hạ cần xuống điểm thấp nhấtđặt theo hướng di chuyển của máy, kéo theo mỏ móc, đưa cơ cấu điều khiển
về số không, cắt điện khóa cần dao, khóa buồng điều khiển
- Đối với máy trục ô tô và bánh lốp chú ý:
+ trước khi cho máy trục làm việc phải quan sát địa điểm làm việc như mặtbằng, góc nghiêng của máy, độ lún của nền đất, các đường dây điện… nếu
có đủ điều kiện an toàn mới cho xe hoạt động
+ phải hạ đủ 4 chân chống kê chèn chắc chắn, trường hợp nền đất phải kê chènchắc chắn các chân chống
- Đối với máy trục chân đế cần chú ý:
+ muốn cho máy trục di chuyển trên đường ray, phải có người làm tín hiệu đểquan sát và thu dọn những vật chướng ngại, đề phòng sự va quyệt của máytrục với các vật chướng ngại
+ dây tải điện phải được cuộn trong tang cuốn cáp, chỉ trải cáp vừa đủ mức cầnthiết, những đoạn cáp qua đường phải có rãnh hạ hoặc có hộp bảo hiểm, cáp
bị giập nát phải sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn điện không gây nguyhiểm cho người
+ trường hợp cần di chuyển mã hàng qua chỗ có người phải báo để mọi ngườitránh xa khu vực nguy hiểm
+ khi cần trục đang hoạt động, mã hàng còn treo trên móc do sự cố thiết bị haymất điện thì người điều khiển phải ra khỏi buồng lái