1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 20062015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

29 1,8K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 132,8 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU41. Tính cấp thiết của đề tài4CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI51.1. Khái niệm chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài51.2.Vai trò chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài51.3. Nguyên tắc61.4. Công cụ61.4.1. Các công cụ tài chính61.4.2. Các công cụ phi tài chính6CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINGAPORE VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE72.1.Đặc điểm kinh tế Singapore72.2. Mục tiêu chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 2006201572.3. Công cụ của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 2006201582.3.1. Khuôn khổ pháp lý về FDI82.3.2. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư82.3.3. Đa dạng hóa hình thức và đối tác đầu tư142.3.4. Củng cố cơ sở hạ tầng để thu hút FDI142.3.5. Chính sách tiền lương và nguồn nhân lực trong thu hút đầu tư152.3.6. Chú trọng tới công tác xúc tiến đầu tư162.4 Đánh giá chung về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 20062015172.4.1. Khái quát một số kết quả đạt được172.4.2 Hạn chế và thách thức19CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20062015 VÀ KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH CỦA SINGAPORE ĐỐI VỚI VIỆT NAM223.1 Khái quát về chính sách và tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 20062015223.1.1.Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của VN giai đoạn 20062015223.1.2. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài243.2. Bài học kinh nghiệm cho việc đổi mới chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở VN từ chính sách của Singapore giai đoạn 2006201526KẾT LUẬN28DANH MỤC THAM KHẢO29 LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong suốt nhiều thập kỉ kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam luôn đạt tốc độ phát triển kinh tế cao so với thế giới và khu vực. Đóng góp không nhỏ vào thành công của Việt Nam chính là các dự án đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cũng như tiềm năng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà nước Việt Nam đã ban hành luật đầu tư nước ngoài từ rất sớm và qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, các văn bản pháp lý và chính sách của Việt Nam ngày càng hoàn thiện với nhiều chủ trương, chính sách hợp lí hướng tới tháo gỡ các khó khăn, tinh giảm các thủ tục cho nhà đầu tư, khuyến khích thu hút đầu tư nên số lượng dự án cũng như vốn đăng kí đầu tư vào khắp các tỉnh thành trong toàn quốc đã tăng nhanh. Tuy nhiên, các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách ở các cơ quan chức năng còn một số bất cập và kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh như Việt Nam.Bối cảnh mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó để tăng khả năng hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc nghiên cứu, so sánh chính sách FDI của các quốc gia có những điều kiện, trình độ tương đồng với Việt Nam là cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi đưa ra đề tài “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 20062015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài2.1. Mục đíchĐề tài đi vào phân tích các chính sách được Singapore áp dụng trong những năm qua để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, để thấy được những thành tựu, hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới.2.2. Nhiệm vụPhân tích các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của SingaporeThống kê, đánh giá và phân tích về nguồn vốn vào Singapore trong những năm vừa qua, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm và hướng đi cho Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi đề tàiĐối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của SingaporePhạm vi nghiên cứu: chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore trong giai đoạn 20062015.4. Phương pháp nghiên cứuĐề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh nhằm phân tích các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Singapore giai đoạn 20062015 và đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.5. Kết cấu của đề tàiNgoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài được chia làm 3 chương:Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Chương 2: Giới thiệu chung về Singapore và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của SingaporeChương 3: Đánh giá chung về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 20062015 và kinh nghiệm từ chính sách của Singapore đối với Việt NamCHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI1.1Khái niệm chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoàiNếu xét trên phương diện cụ thể, trong quản lí và điều hành nền kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, có thể khái quát: Chính sách đầu tư nước ngoài là các quyết định của nhà nước, của các cấp nhằm quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản. Chính sách đầu tư nước ngoài phản ánh các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp, công cụ, các nguyên tắc và phương thức hành động của Nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng của đất nước.Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm một hệ thống các quyết định thích hợp mà Nhà nước áp dụng, để điều chỉnh các hoạt động thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia trong một thời kì nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.1.2.Vai trò chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàiChính sách không những có tác dụng thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài mà còn có thể lái được các nhà đầu tư hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, địa bàn kinh tế mà chúng ta lựa chọn.Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực và tiêu cực tới kinh tế, văn hóa, xã hội của nước chủ nhà, và mức độ tác động phụ thuộc quan trọng vào chính sách của nước chủ nhà. Những nước có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lí thường thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.3. Nguyên tắcĐãi ngộ quốc gia tức là không có sự phân biệt giữa các chủ đầu tư nước ngoài về chính sách thuế, môi trường đầu tư, chính sách sử dụng lao động, cùng nhiều ưu đãi khác.Tính minh bạch và có thể dự đoán được. Qua việc thay đổi theo các chính sách quốc tế vốn mang tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể giúp cho các doanh nghiệp có thể dự đoán được từ đó dễ dàng đưa ra các kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. Đồng thời phải hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra.1.4. Công cụ1.4.1. Các công cụ tài chínhCông cụ thuế và các loại phí (thuế nội địa, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, phí thuê quyền sử dụng đất, sử dụng các dịch vụ hạ tầng)Công cụ điều tiết vốn (Quy định về hình thức góp vốn, quy định về tỷ lệ góp vốn, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá hối đoái)1.4.2. Các công cụ phi tài chínhXây dựng và thực hiện quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoàiQuy định về thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư Quy định về đối tượng tham gia và lĩnh vực đầu tư Quy định về thời gian tối đa của dự án đầu tư Quy định về thủ tục và trách nhiệm của các bên tham gia giải phóng mặt bằng và thực hiện đền bù.Quy định về tuyển dụng lao độngQuy định về trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trườngQuy định về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINGAPORE VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE2.1.Đặc điểm kinh tế SingaporeSingapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Tuy nhiên Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á.Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Nền kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm và lĩnh vực ngân hàng tài chính. Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,2%, 2002 đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2 % do tác động của khủng hoảng kinh tế.Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công. Người dân Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa đa dạng, lành mạnh và không tham nhũng, thu nhập bình quân đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, năm 2014 Singapore cũng được đưa vào danh sách 10 quốc gia đắt đỏ nhất thế giới.Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.2.2. Mục tiêu chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 20062015Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…2.3. Công cụ của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 20062015Singapore là một nước tuy có quy mô dân số nhỏ (khoảng hơn 4 triệu dân), nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng lại rất thành công trong việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng. Xuất phát từ một nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, Singapore cần một khối lượng vốn rất lớn để đổi mới cơ cấu và hiện đại hóa nền kinh tế. Vì vậy, ngay từ đầu họ đã chú trọng cả nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn bên ngoài. Điều đó được thể hiện thông qua việc Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, tạo ra môi trường hấp dẫn kích thích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Singapore. Chính sách thu hút FDI của Singapore luôn gắn liền, biến đổi linh động, kết hợp nhuần nhuyễn với các chính sách kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Singapore.Có thể nêu ra một số chính sách, biện pháp thu hút FDI của Singapore như sau:2.3.1. Khuôn khổ pháp lý về FDINhìn chung khung pháp lý thông thoáng, các nhà đầu tư không bị yêu cầu phải liên doanh hoặc nhường lại quyền quản lý cho các tổ chức địa phương. Hiện nay, ngoài các yêu cầu điều chỉnh trong một số ngành ra, Chính phủ xét duyệt các dự án đầu tư chỉ để xác định tính hợp lý của việc được hưởng các chế độ khuyến khích, không hạn chế đối với tái đầu tư và chuyển thu nhập về nước.Bên cạnh các văn bản luật qui định về vấn đề ĐTNN của Singapore, nước này còn tham gia vào các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước cũng như tăng cường thu hút FDI của các nhà ĐTNN.2.3.2. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tưa.Ưu đãi về thuếĐối với ngành công nghiệp mũi nhọn:Để có đủ khả năng lựa chọn biện pháp khuyến khích, công ty phải sản xuất kinh doanh mặt hàng mà Chính phủ quan tâm đến triển vọng phát triển của nó. Nói chung, các sản phẩm có công nghệ cao được khuyến khích đầu tư và không có sự hạn chế nào về quyền sở hữu nước ngoài đối với công ty được ưu tiên hàng đầu. Cụ thể là :Doanh nghiệp mũi nhọn là các công ty công nghiệp có vốn đầu tư từ 1 triệu SGD trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế lâu dài được hưởng quy chế xí nghiệp mũi nhọn và được miễn thuế trong 5 năm (kể cả lãi cổ phần và thuế thu nhập).Loại doanh nghiệp hướng về xuất khẩu sẽ được ưu đãi tỷ lệ thuận với giá trị xuất khẩu. Trong khi xí nghiệp sản xuất không hướng về xuất khẩu bị đánh thuế với mức tỷ suất 40%, thì xí nghiệp thuộc loại hướng về xuất khẩu chỉ bị đánh thuế ở mức 4%. Bên cạnh đó nếu xuất khẩu mỗi năm hơn 100.000 SGD sẽ được miễn tới 90% thuế lợi tức.Riêng loại doanh nghiệp vừa là mũi nhọn vừa hướng vào xuất khẩu sẽ được hưởng ưu đãi “gộp” của cả hai loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể là chế độ miễn thuế sẽ được kéo dài 8 năm. Nếu xí nghiệp vừa có cả hai điều kiện trên vừa có vốn đầu tư vào tài sản cố định từ 150 triệu SGD trở lên thì thời gian miễn thuế có thể kéo dài đến 15 năm.Đối với các hoạt động dịch vụ mũi nhọn:Cùng với các ngành công nghiệp mũi nhọn, các hoạt động dịch vụ mũi nhọn cũng được ưu tiên và khuyến khích. Một số dịch vụ công nghệ và kỹ thuật cao như:•Phòng thí nghiệm, dịch vụ tư vấn, các hoạt động nghiên cứu và phát triển.•Một số dịch vụ thông tin và máy tính.•Dịch vụ công cộng.•Một số dịch vụ liên quan đến giáo dục.•Dịch vụ y tế.•Hoạt động dịch vụ liên quan đến việc quản lý hoặc tổ chức hội thảo và triển lãm.•Một số dịch vụ tài chính.•Hoạt động quản lý hệ thống chuyển phát nhanh.•Hoạt động cung cấp vốn liên doanh...Các công ty dịch vụ mũi nhọn cũng sẽ được khuyến khích miễn thuế thu nhập trong khoảng thời gian 510 năm. Đối với việc mở rộng các doanh nghiệp đã thành lập:Một doanh nghiệp được phép hoạt động tại Singapore mà phải chi phí hơn 10 triệu SGD cho việc mua thiết bị sản xuất để mở rộng nhà máy và phương tiện sản xuất nhằm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm thì sẽ được giảm thuế trong 5 năm kể từ ngày các thiết bị đó bắt đầu hoạt động. Việc giảm thuế này được áp dụng nhằm tăng doanh thu trong việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng mở rộng qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, xí nghiệp không có qui mô lớn nhưng sản phẩm nếu có chất lượng cao cũng được giảm thuế.Đối với việc tổ chức nghiên cứu và phát triển (RD):Với nỗ lực nhằm biến Singapore thành trung tâm công nghệ của Châu Á, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các công ty chế biến đã được hưởng rất nhiều những ưu tiên về thuế nhằm khuyến khích việc đầu tư ở Singapore như cơ sở ở nước của họ. Việc khuyến khích đầu tư bao gồm những yếu tố sau:•Giảm hai lần thuế cho khoản chi phí về nghiên cứu và phát triển.•Giảm thuế khấu hao đối với các trung tâm nghiên cứu và phát triển và miễn thuế đầu tư.Chính phủ đã mở rộng phạm vi giảm thuế hai lần đối với các khoản chi phí về nghiên cứu và phát triển để nhằm kích thích sự phát triển của các ngành dịch vụ công nghiệp như phần mềm máy tính, dịch vụ thông tin, dịch vụ công nghệ nông nghiệp, dịch vụ về thí nghiệm và kiểm tra, dịch vụ nghiên cứu y học.Ngoài ra, việc miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị cho phép các doanh nghiệp có vốn FDI tại Singapore được miễn thuế nhập khẩu các thiết bị có liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư, được tự do chuyển lợi nhuận về nước, nếu trong quá trình kinh doanh bị thua lỗ thì được xem xét để kéo dài thời hạn miễn giảm thuế. Đặc biệt nhằm chuyển giao công nghệ hiện đại, Singapore cho phép miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp nếu dự án góp vốn bằng bằng phát minh sáng chế, bản quyền và máy móc thiết bị hiện đại.Luật thuế thu nhập đưa ra các ưu đãi:Từ năm 2001, Chính phủ Singapore giảm thuế doanh nghiệp từ 26% xuống 25,5%. Để tăng cường thu hút các chủ đầu tư trong và ngoài nước cũng như thu hút và giữ chân nhân tài, năm 2005, Chính phủ Singapore đã giảm thuế thu nhập cá nhân từ 25% xuống 22%, và thuế doanh nghiệp tiếp tục giảm xuống còn 17% vào năm 2012.Cùng với đó là các ưu đãi miễn giảm thuế chung cho các công ty thường trú tại Singapore. • Mức thuế 0% đối với 100.000 đầu tiên trong thu nhập chịu thuếThuế thu nhập doanh nghiệp là 0% trên 100.000 đầu tiên của thu nhập chịu thuế, cho mỗi ba năm khai thuế đầu tiên của một công ty mới thành lập đáp ứng các điều kiện sau đây:được thành lập tại Singaporethuộc diện thuế cư trú tại Singaporekhông có hơn 20 cổ đông trong đó có ít nhất một cổ đông cá nhân nắm giữ ít nhất 10% cổ phần.• Mức thuế 8,5% trên thu nhập chịu thuế khi lợi nhuận doanh nghiệp lên đến 300.000Tất cả các công ty thường trú tại Singapore có đủ điều kiện để được miễn thuế cục bộ, chuyển đổi một cách hiệu quả thuế suất 8,5% trên thu nhập chịu thuế lên đến 300.000 mỗi năm. Thu nhập chịu thuế hơn 300.000 sẽ được tính theo thuế doanh nghiệp cơ bản bình thường là 17%.Ba năm đầu nộp thuế thu nhập:TAXABLE INCOME (S)TAX RATE0 – 100,0000%100,001 – 300,0008.5%300,001 – 2,000,00017% Từ năm thứ tư trở đi:TAXABLE INCOME (S)TAX RATE0 – 300,0008.5%300,001 – 2,000,00017%Cùng với đó, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2003, Singapore đã thông qua một hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp đơn tầng, có nghĩa là không đánh thuế hai lần đối với các bên liên quan.Có thể thấy, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân là một động thái tích cực, tác động trực tiếp đến không chỉ những doanh nghiệp, cá nhân trong nước mà còn có tác dụng dụng khuyến khích thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư cũng như thu hút nhân tài làm việc tại Singapore.b. Ưu đãi về quyền cư trúSingapore áp dụng một ưu đãi đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài so với các quốc gia khác. Đó là ưu đãi về quyền cư trú và nhập cảnh hay còn gọi là đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch. Nhà đầu tư nào có vốn ký thác tại Singapore từ 2,5 triệu SGD trở lên và có dự án đầu tư được Chính phủ Singapore chấp nhận, sau 5 năm hoạt động, nhà đầu tư và gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore. Cụ thể, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế biến sẽ được ngay quyền cư trú tạm thời và sau 5 năm nếu mức đầu tư nhiều hơn sẽ được hưởng quyền cư trú vĩnh viễn. Điều đó có tác dụng không chỉ thu hút đầu tư vốn nước ngoài mà còn thu hút chất xám vào Singapore.c.Một số biện pháp hỗ trợ khác đối với nhà đầu tưHỗ trợ góp vốn tài sản:Chương trình góp vốn do EDB quản lý, quy định việc hỗ trợ vốn đối với các nhà đầu tư tiềm năng thông qua cổ phần đầu tư liên tục và lâu dài đối với nhà đầu tư. Cổ phần của EDB thường không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty. Theo chương trình này, những công ty đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh, liên kết với Chính phủ và tư nhân Singapore trong các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ được EDB hỗ trợ về vốn để thành lập doanh nghiệp ở Singapore. Sau khi công ty làm ăn có lãi Chính phủ sẽ bán lại cổ phần cho tư nhân trong và ngoài nước đã hùn vốn vào công ty đó.Hỗ trợ áp dụng công nghệ mới:Chương trình áp dụng công nghệ mới (INTECH) được tiến hành bởi EDB nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển nguồn lực trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ nghiên cứu và phát triển, bí quyết kỹ thuật có tính chuyên nghiệp, thiết kế, phát triển sản phẩm mới, chế biến dịch vụ cũng như hình thành năng lực trong một công ty hoặc trong một nền công nghiệp.INTECH hỗ trợ thông qua việc trợ cấp tài chính chiếm 30 50% chi phí để đảm nhiệm các dự án khả thi. Cả nguồn lực và chi phí hạ tầng cơ sở (bao gồm cả thiết bị và nhà xưởng) đều nằm trong chương trình này.Đối với những dự án quan trọng mà ảnh hưởng tới nền kinh tế thì mức chi phí khuyến khích còn cao hơn, cụ thể là 90% cho chi phí nhân lực và 100% chi phí cho thiết bị nhà xưởng. Mức độ hoạt động và việc sử dụng công nghệ sẽ được kiểm tra một cách nghiêm túc để đánh giá việc đóng góp hiệu suất của công nghệ mới, việc mở rộng hỗ trợ phải gắn liền với những đóng góp của công nghệ mới.Hỗ trợ thuê người máy (Robot):Chương trình này áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp địa phương ở qui mô lớn mà thành lập doanh nghiệp và vận hành doanh nghiệp đó trong lãnh thổ Singapore.Theo chương trình này thì số tiền tài trợ cho việc thuê mướn hoặc những hiệp định cho thuê cầm cố tối đa là 3 triệu SGD sẽ được hoàn trả trong vòng 37 năm, với lãi suất là 3,5%năm đối với các doanh nghiệp địa phương vừa và nhỏ và 4,5%năm cho các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp lớn khác.Thực chất chương trình hỗ trợ này là một trong những biện pháp của Chính phủ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng thiết bị hiện đại có hàm lượng công nghệ cao vào sản xuất, song đó cũng là một điểm hấp dẫn các nhà ĐTNN muốn đầu tư các thiết bị hiện đại ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh ở Singapore.Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (RD):Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển được tiến hành bởi Hội đồng khoa học Singapore, quy định về trợ cấp tài chính cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư để tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ quan trọng. Mỗi chương trình trợ cấp tài chính đó chiếm khoảng 30% 70% chi phí trực tiếp của dự án, trong đó bao gồm cả chi phí về nhân công, thiết bị, nguyên liệu, và chi phí sử dụng. Nếu dự án này mang lại những lợi ích kinh tế quan trọng thì một phần chi phí của dự án sẽ được chia cho các cổ đông của công ty. Điều này có tác động kích thích, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển, vì nếu dự án đó không mang lại kết quả như mong muốn thì họ cũng được Chính phủ hỗ trợ tới 30% 70% chi phí.Tóm lại, việc Chính phủ Singapore ban hành hàng loạt các chính sách ưu đãi, các biện pháp hỗ trợ đối với nhà ĐTNN đã góp phần làm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Singapore, nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút FDI của nước này so với các quốc gia khác trong khu vực. 2.3.3. Đa dạng hóa hình thức và đối tác đầu tưHình thức đầu tưSingapore đã cho phép các nhà ĐTNN đầu tư thông qua nhiều hình thức khác nhau như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, khu chế xuất, hợp tác kinh doanh... Mọi hoạt động thương mại tại Singapore phải được đăng ký tại Cơ quan đăng ký các công ty và doanh nghiệp (RCB). Các nhà ĐTNN có thể điều hành doanh nghiệp của họ dưới một trong những hình thức sau đây:•Quyền sở hữu duy nhất (sole proprietorship): Một cá nhân hoạt động với tư cách một thương nhân duy nhất, theo qui định của đạo luật về đăng ký kinh doanh.•Hợp tác kinh doanh (partnership): Từ 2 đến 20 người hợp tác kinh doanh, theo qui định của đạo luật về đăng ký kinh doanh.•Công ty cổ phần (incorporated company): Gồm không quá 50 cổ đông, hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn, theo các điều khoản của Luật công ty.•Công ty nước ngoài (foreign company): Đăng ký như công ty nhánh của một công ty mẹ, theo những qui định của luật công ty, nhưng không cổ phần hóa như một công ty Singapore.•Văn phòng đại diện (representative office): Văn phòng của những công ty nước ngoài, đảm trách các hoạt động quảng bá và liên lạc nhân danh công ty mẹ. Hình thức tổ chức này không được tham gia vào các hoạt động thương mại như ký hợp đồng, tư vấn thu phí, chuyển hàng hóa theo tàu, mở tín dụng thư hay thương thảo về tín dụng thư trực tiếp hoặc nhân danh công ty mẹ.Ngoài các hình thức FDI trên thì các phương thức đầu tư mới và hoạt động mua lại và sáp nhập (MA) ở Singapore cũng không có bất kỳ sự hạn chế nào. Trong Luật công ty có các quy định liên quan đến việc mua các công ty cổ phần, ngoài các qui định trong luật này còn có Bộ luật về mua và sáp nhập công ty, là các văn bản dưới luật.Đối tác đầu tưSingapore chủ trương “không phân biệt” để tận dụng khả năng vốn của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, các đối tác được Singapore quan tâm nhiều hơn là các công ty Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu với uy tín lâu đời, kinh nghiệm quản lý, đầu tư hiện đại, nguồn vốn dồi dào, công nghệ cao để phát triển đất nước. Xác định thu hút đầu tư từ những nước công nghệ cao đó, Singapore đặc biệt chú ý tới việc thu hút đầu tư từ TNCs, hy vọng họ xây dựng nhà máy tại Singapore để không chỉ tạo ra việc làm mà còn dần đưa công nghệ cao vào trong nước, giúp các công ty trong nước có thể theo kịp sự phát triển của công nghệ trên thế giới từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.2.3.4. Củng cố cơ sở hạ tầng để thu hút FDIVới quan điểm Nhà nước nắm giữ chức năng chủ yếu trong xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút FDI, ngay từ những năm 60 cho đến nay, Singapore đã chủ trương xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho sự ra đời các khu công nghiệp tập trung như: xây dựng các khu đất công nghiệp, kho bãi nhà xưởng, đường xá bến cảng. Công việc xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp được giao cho EDB đảm nhận. Người đi đầu thực hiện công việc này là công ty phát triển và quản lý tài sản công nghiệp Jurong. Đây là công ty nhà nước được thành lập năm 1968 đứng ra xây dựng một vùng công nghiệp tập trung lớn nhất Singapore. Đến nay, Singapore đã có 8 khu mậu dịch tự do, và rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.Bên cạnh việc đầu tư thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, điểm nổi bật là Singapore đã không ngừng đầu tư cho các công trình giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Đơn cử như việc đầu tư cho tuyến đường cao tốc MRT (được ví như xương sống xuyên suốt cả nước), sau khi con đường được xây dựng có đến 40% các doanh nghiệp và khu công nghiệp đóng gần tuyến đường này.2.3.5. Chính sách tiền lương và nguồn nhân lực trong thu hút đầu tưHiện nay, theo qui định của Singapore, lao động có tay nghề thấp có mức lương dưới 2500 SGDtháng (việc tuyển lao động loại này chịu một số hạn chế) còn lương trung bình của công nhân kỹ thuật có tay nghề là: 2300 2700 SGDtháng, lương của lãnh đạo quản lý là: 5700 6000 SGDtháng, lương đối với kỹ sư là: 3200 3500 SGDtháng. Điều này chẳng những động viên lực lượng lao động có tay nghề và trình độ cao mà còn góp phần nâng cao chất lượng lao động nhằm thu hút FDI.Về vấn đề tuyển dụng và đào tạo lao động để giải quyết lao động cung cấp cho khu vực có vốn FDI, Chính phủ Singapore đã xây dựng hệ thống trường chuyên nghiệp, hợp tác với nước ngoài để tổ chức các trung tâm đào tạo, tuyển chọn nhân viên ra nước ngoài tập huấn chuyên môn, đồng thời các doanh nghiệp trong nước đều chủ động tiến hành bồi dưỡng đối với công nhân viên chức để đào tạo một lực lượng nhân tài, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về lao động cho việc thu hút FDI.Đặc biệt vấn đề đào tạo và tái đào tạo lao động được Singapore rất quan tâm, Chính phủ đã lập Quỹ phát triển kỹ năng (năm 1979) do EDB quản lý (đến năm 1996 thì được chuyển cho Hội đồng năng suất và Tiêu chuẩn PSB) nhằm đưa ra các khoản trợ cấp ưu tiên cho việc đào tạo nhân công và tái đào tạo những nhân công bị cắt giảm thông qua chương trình trợ cấp đào tạo. Quỹ này do giới chủ đóng góp 4% mức lương hàng tháng của các ông chủ (người trả lương cho công nhân thấp hơn mức qui định) là một cách hiệu quả để các công ty tăng cường nâng cao kỹ năng cho công nhân. Sau cuộc khủng hoảng 1985 thì mức thuế này giảm xuống 1% nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng cho người lao động.Quỹ này được sử dụng để trợ cấp cho đào tạo và tái đào tạo người lao động, cụ thể tỷ lệ trợ cấp như sau:•Đào tạo trong nước (bao gồm đào tạo công nghệ và thực hành) 2SGDngườigiờ.•Đào tạo ở nước ngoài: 80 SGD ngườingày, tối đa một khóa là 12 tuần.•Đào tạo chung (có chuyên gia nước ngoài): 30, 50, 70% của mức tối đa là 10 SGDngườigiờ.Bên cạnh vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong nước, Singapore còn có chính sách thu hút nhân tài từ các quốc gia khác sang làm việc tại nước này. Yêu cầu đặt ra trong chính sách thu hút nhân tài của Singapore giai đoạn 2006 đến nay đó chính là hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài có kỹ năng thấp, với nguồn lao động có kỹ năng cao phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như có chính sách ưu đãi hấp dẫn. Với những người lao động có tay nghề thấp thì mức lương mà họ được hưởng chỉ dưới 2.500 đôla Singapore và phải chịu một số ràng buộc như không được đưa người thân sang sống cùng, phải trả một số mức phí cao. Ngược lại với những người có tay nghề cao mức lương bao giờ cũng đảm bảo trên 2.500 đôla Singapore, sau khi được nhận việc thì chỉ sau vài ngày họ đã được cấp giấy phép cũng như được quyền đưa người thân sang sống cùng.Chính phủ Singapore còn cho phép sinh viên có khả năng theo học tại Đại học quốc gia Singapore (NUS) có thể vay tiền tiếp tục công việc học tập, với điều kiện sau khi tốt nghiệp phải có nghĩa vụ làm việc cho một công ty của Singapore trong thời hạn tối thiểu ba năm để trả nợ. Với cách làm này, Singapore luôn có nguồn lao động chất lượng cao được bổ sung hàng năm để làm việc cho các công ty tại Singapore.Có thể nói, chưa bao giờ cạnh tranh thu hút nhân tài lại gay gắt như hiện nay, trong đó Singapore được nhìn nhận là nước có sách lược thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất. Chủ tịch tập đoàn của 4000 công ty nước ngoài tại Singapore được hãng tư vấn Gallup phỏng vấn năm 2003 đều thừa nhận Singapore là một địa điểm hấp dẫn lao động nước ngoài hàng đầu trong số 29 nền kinh tế có dân số dưới 20 triệu người.Nói tóm lại, chính sách tiền lương biến đổi phù hợp và linh động cũng như chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài đã là một ưu điểm nổi bật làm nên một môi trường đầu tư Singapore vô cùng hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.2.3.6. Chú trọng tới công tác xúc tiến đầu tưNgay từ năm 1961, EDB đã được thành lập với ngân sách là 25 triệu USD chiếm 4% GDP. EDB được tổ chức thành 4 ban: Xúc tiến đầu tư, Tài chính, Dịch vụ tư vấn dự án và tư vấn kỹ thuật, Tạo thuận lợi cho công nghiệp.Do hoạt động ngày càng phức tạp hơn nên từ năm 1968, EDB chỉ chuyên môn hóa xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển công tác tài chính cho ngân hàng Phát triển Singapore, dịch vụ tư vấn kỹ thuật và dự án cho Hội đồng Năng suất và Tiêu chuẩn, còn Tạo thuận lợi cho công nghiệp thì được chuyển sang cho công ty Jurong Town (JTC).Sự chuyên môn hóa của EDB trong công tác xúc tiến đầu tư cho thấy Chính phủ đặc biệt quan tâm tới hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường quảng bá và luôn dành sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất cho các dự án đầu tư nước ngoài. Sự quan tâm này còn thể hiện cụ thể thông qua việc Chính phủ tăng cường đầu tư cho hoạt động này. Đơn cử như năm 1999, Singapore đã chi 45 triệu SGD (chiếm 14,06% ngân sách Nhà nước) cho hoạt động xúc tiến đầu tư, trong khi đó con số này ở các nước như Thái Lan (1,49% ngân sách), Malayxia (0,66% ngân sách), ở Philipin (0,04% ngân sách). Mặt khác, EDB cũng đã duy trì các mối quan hệ hết sức chặt chẽ với các cơ quan này và vẫn hoạt động như cơ quan một cửa. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vì cơ chế hành chính thông suốt và hoạt đông ăn khớp.Bên cạnh đó, nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư ở địa phương đã được thành lập. Cùng với việc thực hiện thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, công tác quảng bá về đất nước con người và môi trường đầu tư của Singapore cũng rất được chú trọng. Ban quản lý kinh tế và Ban phát triển thương mại có những văn phòng rộng khắp trên toàn cầu nhằm cung cấp thông tin và trợ giúp cho những đối tác nước ngoài muốn làm ăn kinh doanh, hay đầu tư vào Singapore.Các thông báo cụ thể và trợ giúp về việc thành lập doanh nghiệp, thuế, thị trường và những hoạt động khác có thể có được từ ủy ban vật giá Singapore (Price Waterhouse). Ngoài các thông tin về nền kinh tế, các ngành và cơ chế quản lý nói chung, còn có các ấn phẩm, các trang web cung cấp sự hỗ trợ về thủ tục cấp phép cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn trang web Đăng ký thành lập công ty (the Registry of Companies) cung cấp đầy đủ thông tin và các mẫu đơn cần thiết có thể tải xuống một cách dễ dàng từ Internet.2.4 Đánh giá chung về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 200620152.4.1. Khái quát một số kết quả đạt đượcMặc dù khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008, nhưng nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn tăng lên (từ 24.006,1 triệu USD năm 2009 lên 63.997,2 triệu USD năm 2011). Mặc dù, năm 2012, nguồn vốn FDI tuy có sụt giảm so với năm 2011, song con số 56.700 triệu USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN. Biểu đồ 2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 20102014. Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia SingaporeMột số xếp hạng của Singapore Thành phố có tiềm năng đầu tư tốt nhất thế giớiSingapore được đánh giá là thành phố có tiềm năng đầu tư tốt nhất thế giới. Trongbáo cáo của BERI (Business Enviroment Risk Intellidence) quý I2014 (tháng 4 năm 2014), viện nghiên cứu Hoa Kỳxếp hạng Singapore đứng thứ nhất trong số 50 điểm đến đầu tư lớn trên thế giới xét trên các tiêu chí hoạt động, chính trị và ngoại hối. Không có hạn chế về việc chuyển lợi nhuận, nhập khẩu vốn, cùng với các điều kiện hoạt động thuận lợi nhất và quan hệ ngoại giao mạnh mẽ, đồng thời thể chế chính trị và kinh tế ổn định của Singapore tạo ra một môi trường lý tưởng để đầu tư. Singapore có môi trường kinh doanh tốt nhất trongkhu vực châu Á Thái Bình Dương và trên thế giới.Theo EIU (Economist Intelligence Unit) và dự thảo Báo cáo Quốc gia năm 2014, Singapore được xếp hạng đất nước hấp dẫn nhất để đầu tư trong khu vực châu Á và trên toàn cầu. Các yếu tố được xem xét cho mục đích xếp hạng là các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thị trường lao động, cơ sở hạ tầng phát triển và sự hiệu quả của thị trường tài chính.+ Singapore đứng thứ 3 Thế giới về quốc gia ít tham nhũng nhất ( sau New Zealand và Phần Lan )Theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 20132014, Singapore là quốc gia ít tham nhũng nhất trong khu vực và có tính minh bạch cao do sự ổn định và minh bạch của Chính phủ, sự nghiêm ngặt của luật pháp áp dụng cho các giao dịch kinh doanh.+ Singapore đứng đầu thế giới về năng suất lao độngDựa trên báo cáo môi trường kinh doanh rủi ro BERI (Business Enviroment Risk Intelligence Report) năm 2014, Singapore được hưởng xếp hạng cao nhất về lực lượng lao động, đánh giá trên năng suất lao độngvà thái độ lao động, cùng với công nghệ tiên tiến và chi phí lao động cạnh tranh so với giá trị của hàng hóa và dịch vụ sản xuất.+Singapore đã vượt lên vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng FDI 2014 toàn cầuDựa trên kết quả điều tra phiếu thăm dò của rất nhiều Tổng Giám đốc điều hành các Tập đoàn lớn trên thế giới do Công ty Cố vấn toàn cầu AT Kearney thực hiện. Năm 2013, Singapore đã thu hút tổng vốn FDI đạt 128,4 tỷ USD tăng 7% so với năm 2012. Một số lợi thế được đánh giá cao của Singapore là Singapore là nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp tương đối thấp, nguồn lao động chất lượng cao dồi dào; đóng một vai trò quan trọng như là một trung tâm của khu vực được ưa thích, trung tâm nghiên cứu và phát triển (RD) cho nhiều quốc gia khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được định hình vào năm tới. Chỉ có 3 nước ASEAN được nằm trong bảng xếp hạng chỉ số tin cậy FDI toàn cầu 2014, đó là Singapore ở vị trí thứ 9, Malaysia ở vị trí thứ 15 và Indonesia ở vị trí thứ 25. Hoa Kỳ vẫn duy trì ở vị trí đầu tiên kể từ khi bắt đầu đánh giá xếp hạng từ năm 1998.2.4.2 Hạn chế và thách thứcThứ nhất là, song song với việc mở cửa rộng rãi để thu hút FDI, Singapore vẫn duy trì những hạn chế nhất định trong một sổ lĩnh vực.Điển hình là lĩnh vực bưu chính viễn thông, truyền thông và báo chí, các dịch vụ tài chính luật pháp, và quyền tài sản. Thành lập doanh nghiệp có những qui định hạn chế quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là:Đối với truyền thông, các lĩnh vực như báo chí, phát thanh truyền hình được phép hoạt động tự do, thì vẫn hầu như đóng cửa với nhà đầu tư nước ngoài. Mục 44 Luật phát thanh truyền hình Singapore hạn chế quyền sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài cho các hãng nội địa không vượt quá 49%. Ngoài ra luật này cũng qui định rằng một cá nhân sẽ không được nắm giữ trên 5% cổ phiếu của một công ty nếu không được tán thành trước. Việc phát hành báo chí và các ấn phẩm cũng giới hạn quyền sở hữu của mỗi cổ đông (cả trong và ngoài nước) đều không được vượt quá 5%. Đồng thời giám đốc các công ty phát thanh, phát hành báo chí phải là công dân Singapore, các công ty này phải phát hành 2 loại cổ phiếu, cổ phiếu thường và cổ phiếu quản lý, trong đó cổ phiếu quản lý chỉ có công dân Singapore có quyền nắm giữ.Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mặc dù năm 1999, Chính phủ đã hủy bỏ qui định về quyền sở hữu tối đa 40% cổ phần ngân hàng của các nhà đầu tư nước ngoài và giới hạn 20% số cổ phiếu trong các công ty tài chính song chính phủ cũng tuyên bố sẽ không tán thành bất kỳ ngân hàng nước ngoài nào được phép mua lại các ngân hàng trong nước.Tuy đã được tự do hóa hơn song, các ngân hàng nước ngoài vẫn gặp phải những rào cản nhất định như: giới hạn về vùng dịch vụ, hay như trong việc tiếp cận hệ thống ATM địa phương.Có thể thấy trên đây là những ngành còn hạn chế đối với đầu tư nước ngoài ở Singapore. Mặc dù là những ngành khá nhạy cảm, song việc hạn chế đầu tư vào các ngành này cũng làm giảm bớt sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Singapore, trong tương lai, có lẽ Chính phủ Singapore sẽ nghiên cứu để dần xóa bỏ bớt các rào cản đầu tư trong các lĩnh vực này, để tăng cường hội nhập quốc tế và thu hút ĐTNN.Thứ hai, hoạt động thu hút FDI của Singapore gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt đặc biệt là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ.Hiện nay Singapore còn gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước trong

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 5

1.1 Khái niệm chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.2.Vai trò chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.3 Nguyên tắc 6

1.4 Công cụ 6

1.4.1 Các công cụ tài chính 6

1.4.2 Các công cụ phi tài chính 6

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINGAPORE VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE 7

2.1.Đặc điểm kinh tế Singapore 7

2.2 Mục tiêu chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 2006-2015 7

2.3 Công cụ của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 2006-2015 8

2.3.1 Khuôn khổ pháp lý về FDI 8

2.3.2 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư 8

2.3.3 Đa dạng hóa hình thức và đối tác đầu tư 14

2.3.4 Củng cố cơ sở hạ tầng để thu hút FDI 14

2.3.5 Chính sách tiền lương và nguồn nhân lực trong thu hút đầu tư 15

2.3.6 Chú trọng tới công tác xúc tiến đầu tư 16

2.4 Đánh giá chung về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 2006-2015 17

2.4.1 Khái quát một số kết quả đạt được 17

2.4.2 Hạn chế và thách thức 19

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2015 VÀ KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH CỦA SINGAPORE ĐỐI VỚI VIỆT NAM 22

3.1 Khái quát về chính sách và tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 22

3.1.1.Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của VN giai đoạn 2006-2015 22

3.1.2 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 24

3.2 Bài học kinh nghiệm cho việc đổi mới chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở VN từ chính sách của Singapore giai đoạn 2006-2015 26

KẾT LUẬN 28

DANH MỤC THAM KHẢO 29

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt nhiều thập kỉ kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới năm

1986, Việt Nam luôn đạt tốc độ phát triển kinh tế cao so với thế giới và khuvực Đóng góp không nhỏ vào thành công của Việt Nam chính là các dự ánđầu tư nước ngoài Thực tế cho thấy Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợicũng như tiềm năng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhà nướcViệt Nam đã ban hành luật đầu tư nước ngoài từ rất sớm và qua nhiều lầnsửa đổi bổ sung, các văn bản pháp lý và chính sách của Việt Nam ngàycàng hoàn thiện với nhiều chủ trương, chính sách hợp lí hướng tới tháo gỡcác khó khăn, tinh giảm các thủ tục cho nhà đầu tư, khuyến khích thu hútđầu tư nên số lượng dự án cũng như vốn đăng kí đầu tư vào khắp các tỉnhthành trong toàn quốc đã tăng nhanh Tuy nhiên, các chính sách thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài cũng như quá trình triển khai thực hiện các chủtrương, chính sách ở các cơ quan chức năng còn một số bất cập và kết quảđạt được chưa tương xứng với tiềm năng của một quốc gia có tốc độ tăngtrưởng nhanh như Việt Nam

Bối cảnh mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự cạnhtranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới và trong khu vực Đông Nam

Á về lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Do đó để tăng khả nănghấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam đòi hỏi thực hiện đồng bộnhiều giải pháp, trong đó việc nghiên cứu, so sánh chính sách FDI của cácquốc gia có những điều kiện, trình độ tương đồng với Việt Nam là cần

thiết Chính vì vậy chúng tôi đưa ra đề tài “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 2006-2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích

Đề tài đi vào phân tích các chính sách được Singapore áp dụng trongnhững năm qua để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, để thấy được nhữngthành tựu, hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp trong chính sách thu hút vốnđầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới

2.2 Nhiệm vụ

 Phân tích các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài củaSingapore

những năm vừa qua, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm và hướng đicho Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi đề tài

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài của Singapore

của Singapore trong giai đoạn 2006-2015

Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp sosánh nhằm phân tích các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài củaSingapore giai đoạn 2006-2015 và đưa ra các bài học kinh nghiệm cho ViệtNam

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài được chia làm 3chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài

Chương 2: Giới thiệu chung về Singapore và chính sách thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài của Singapore

Chương 3: Đánh giá chung về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 và kinh nghiệm từ chính sách củaSingapore đối với Việt Nam

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU

HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nếu xét trên phương diện cụ thể, trong quản lí và điều hành nền kinh tế của

Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, có thể khái quát: Chính sách đầu tư nước ngoài là các quyết định của nhà nước, của các cấp nhằm quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản Chính sách đầu tư nước ngoài phản ánh các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp, công cụ, các nguyên tắc và phương thức hành động của Nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng của đất nước.

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm một hệ thống các quyết định thích hợp mà Nhà nước áp dụng, để điều chỉnh các hoạt động thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia trong một thời kì nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.

1.2.Vai trò chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách không những có tác dụng thu hút được một lượng lớn vốn đầu

tư nước ngoài mà còn có thể lái được các nhà đầu tư hoạt động trên các lĩnhvực kinh tế, địa bàn kinh tế mà chúng ta lựa chọn

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực và tiêu cực tới kinh tế, vănhóa, xã hội của nước chủ nhà, và mức độ tác động phụ thuộc quan trọng

Trang 5

vào chính sách của nước chủ nhà Những nước có chính sách thu hút đầu tưnước ngoài hợp lí thường thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài

1.3 Nguyên tắc

Đãi ngộ quốc gia tức là không có sự phân biệt giữa các chủ đầu tưnước ngoài về chính sách thuế, môi trường đầu tư, chính sách sử dụng laođộng, cùng nhiều ưu đãi khác

Tính minh bạch và có thể dự đoán được Qua việc thay đổi theo cácchính sách quốc tế vốn mang tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể giúp cho cácdoanh nghiệp có thể dự đoán được từ đó dễ dàng đưa ra các kế hoạch vàchiến lược kinh doanh phù hợp nhất Đồng thời phải hạn chế tối thiểunhững rủi ro có thể xảy ra

1.4 Công cụ

1.4.1 Các công cụ tài chính

 Công cụ thuế và các loại phí (thuế nội địa, thuế xuất nhập khẩu, thuếchuyển lợi nhuận ra nước ngoài, phí thuê quyền sử dụng đất, sử dụngcác dịch vụ hạ tầng)

tỷ lệ góp vốn, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá hối đoái)

1.4.2 Các công cụ phi tài chính

 Quy định về đối tượng tham gia và lĩnh vực đầu tư

 Quy định về thời gian tối đa của dự án đầu tư

mặt bằng và thực hiện đền bù

Trang 6

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINGAPORE VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA

SINGAPORE

2.1.Đặc điểm kinh tế Singapore

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bênngoài Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nướcngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, dovậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thựcphẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước Tuy nhiên Singapore đã xây dựngđược hệ thống cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển caohàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữatàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi

Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là khu côngnghiệp Jurong Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện

tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quácảnh hàng đầu ở Châu Á

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40%thu nhập quốc dân) Nền kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuấtkhẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thôngtin, dược phẩm và lĩnh vực ngân hàng tài chính Kinh tế Singapore từ cuốinhững năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt10%, 1995 là 8,9% Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủnghoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh

tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3% Từ 1999, Singapore bắt đầu phụchồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9% Do ảnhhưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó làdịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăngtrưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002 đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1% Từ 2004,tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7%

và năm 2007 đạt 7,5% Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2 % do tác động củakhủng hoảng kinh tế

Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công.Người dân Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa đa dạng,lành mạnh và không tham nhũng, thu nhập bình quân đầu người vào hàngcao nhất thế giới Tuy nhiên, năm 2014 Singapore cũng được đưa vào danhsách 10 quốc gia đắt đỏ nhất thế giới

Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nềnkinh tế tri thức Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biếnSingapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạnglưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạngnhạy cảm kinh doanh

Trang 7

2.2 Mục tiêu chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 2006-2015

Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào

ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu Bêncạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trươngthu hút FDI vào các ngành thích hợp Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuấtphát thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sảnphẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giaothông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử vàmột số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trungvào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng,công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…

2.3 Công cụ của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore giai đoạn 2006-2015

Singapore là một nước tuy có quy mô dân số nhỏ (khoảng hơn 4 triệudân), nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng lại rất thành công trong việc hộinhập kinh tế quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng Xuất phát từ mộtnền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, Singapore cần một khối lượng vốn rấtlớn để đổi mới cơ cấu và hiện đại hóa nền kinh tế Vì vậy, ngay từ đầu họ

đã chú trọng cả nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt lànguồn vốn bên ngoài Điều đó được thể hiện thông qua việc Chính phủ đãban hành nhiều chính sách, tạo ra môi trường hấp dẫn kích thích các nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào Singapore Chính sách thu hút FDI củaSingapore luôn gắn liền, biến đổi linh động, kết hợp nhuần nhuyễn với cácchính sách kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tếSingapore

Có thể nêu ra một số chính sách, biện pháp thu hút FDI của Singaporenhư sau:

2.3.1 Khuôn khổ pháp lý về FDI

Nhìn chung khung pháp lý thông thoáng, các nhà đầu tư không bị yêucầu phải liên doanh hoặc nhường lại quyền quản lý cho các tổ chức địaphương Hiện nay, ngoài các yêu cầu điều chỉnh trong một số ngành ra,Chính phủ xét duyệt các dự án đầu tư chỉ để xác định tính hợp lý của việcđược hưởng các chế độ khuyến khích, không hạn chế đối với tái đầu tư vàchuyển thu nhập về nước

Bên cạnh các văn bản luật qui định về vấn đề ĐTNN của Singapore,nước này còn tham gia vào các hiệp định song phương và đa phương vềđầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư ra nướcngoài của các nhà đầu tư trong nước cũng như tăng cường thu hút FDI củacác nhà ĐTNN

2.3.2 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư

a.Ưu đãi về thuế

Trang 8

Đối với ngành công nghiệp mũi nhọn:

Để có đủ khả năng lựa chọn biện pháp khuyến khích, công ty phải sảnxuất kinh doanh mặt hàng mà Chính phủ quan tâm đến triển vọng phát triểncủa nó Nói chung, các sản phẩm có công nghệ cao được khuyến khích đầu

tư và không có sự hạn chế nào về quyền sở hữu nước ngoài đối với công tyđược ưu tiên hàng đầu Cụ thể là :

Doanh nghiệp mũi nhọn là các công ty công nghiệp có vốn đầu tư từ 1triệu SGD trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế lâu dài được hưởngquy chế xí nghiệp mũi nhọn và được miễn thuế trong 5 năm (kể cả lãi cổphần và thuế thu nhập)

Loại doanh nghiệp hướng về xuất khẩu sẽ được ưu đãi tỷ lệ thuận với giátrị xuất khẩu Trong khi xí nghiệp sản xuất không hướng về xuất khẩu bịđánh thuế với mức tỷ suất 40%, thì xí nghiệp thuộc loại hướng về xuấtkhẩu chỉ bị đánh thuế ở mức 4% Bên cạnh đó nếu xuất khẩu mỗi năm hơn100.000 SGD sẽ được miễn tới 90% thuế lợi tức

Riêng loại doanh nghiệp vừa là mũi nhọn vừa hướng vào xuất khẩu sẽđược hưởng ưu đãi “gộp” của cả hai loại hình doanh nghiệp này Cụ thể làchế độ miễn thuế sẽ được kéo dài 8 năm Nếu xí nghiệp vừa có cả hai điềukiện trên vừa có vốn đầu tư vào tài sản cố định từ 150 triệu SGD trở lên thìthời gian miễn thuế có thể kéo dài đến 15 năm

Cùng với các ngành công nghiệp mũi nhọn, các hoạt động dịch vụmũi nhọn cũng được ưu tiên và khuyến khích Một số dịch vụ công nghệ và

kỹ thuật cao như:

Các công ty dịch vụ mũi nhọn cũng sẽ được khuyến khích miễn thuế thunhập trong khoảng thời gian 5 - 1 0 năm.9

Một doanh nghiệp được phép hoạt động tại Singapore mà phải chi phíhơn 10 triệu SGD cho việc mua thiết bị sản xuất để mở rộng nhà máy vàphương tiện sản xuất nhằm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm thì sẽđược giảm thuế trong 5 năm kể từ ngày các thiết bị đó bắt đầu hoạt động.Việc giảm thuế này được áp dụng nhằm tăng doanh thu trong việc mở rộnghoạt động của doanh nghiệp, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp không9

Trang 9

ngừng mở rộng qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, xínghiệp không có qui mô lớn nhưng sản phẩm nếu có chất lượng cao cũngđược giảm thuế.

Với nỗ lực nhằm biến Singapore thành trung tâm công nghệ của Châu

Á, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các công ty chế biến đã đượchưởng rất nhiều những ưu tiên về thuế nhằm khuyến khích việc đầu tư ởSingapore như cơ sở ở nước của họ Việc khuyến khích đầu tư bao gồmnhững yếu tố sau:

miễn thuế đầu tư

Chính phủ đã mở rộng phạm vi giảm thuế hai lần đối với các khoảnchi phí về nghiên cứu và phát triển để nhằm kích thích sự phát triển của cácngành dịch vụ công nghiệp như phần mềm máy tính, dịch vụ thông tin,dịch vụ công nghệ nông nghiệp, dịch vụ về thí nghiệm và kiểm tra, dịch vụnghiên cứu y học

Ngoài ra, việc miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị cho phép các doanhnghiệp có vốn FDI tại Singapore được miễn thuế nhập khẩu các thiết bị cóliên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư, được tự do chuyển lợi nhuận

về nước, nếu trong quá trình kinh doanh bị thua lỗ thì được xem xét để kéodài thời hạn miễn giảm thuế Đặc biệt nhằm chuyển giao công nghệ hiệnđại, Singapore cho phép miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế VAT và thuế thunhập doanh nghiệp nếu dự án góp vốn bằng bằng phát minh sáng chế, bảnquyền và máy móc thiết bị hiện đại

 Luật thuế thu nhập đưa ra các ưu đãi:

Từ năm 2001, Chính phủ Singapore giảm thuế doanh nghiệp từ 26%xuống 25,5% Để tăng cường thu hút các chủ đầu tư trong và ngoài nướccũng như thu hút và giữ chân nhân tài, năm 2005, Chính phủ Singapore đãgiảm thuế thu nhập cá nhân từ 25% xuống 22%, và thuế doanh nghiệp tiếptục giảm xuống còn 17% vào năm 2012

Cùng với đó là các ưu đãi / miễn giảm thuế chung cho các công ty thườngtrú tại Singapore

• Mức thuế 0% đối với $ 100.000 đầu tiên trong thu nhập chịu thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp là 0% trên 100.000 $ đầu tiên của thu nhậpchịu thuế, cho mỗi ba năm khai thuế đầu tiên của một công ty mới thànhlập đáp ứng các điều kiện sau đây:

 thuộc diện thuế cư trú tại Singapore

Trang 10

chịu thuế lên đến $ 300.000 mỗi năm Thu nhập chịu thuế hơn $ 300.000 sẽđược tính theo thuế doanh nghiệp cơ bản bình thường là 17%.

Ba năm đầu nộp thuế thu nhập:

TAXABLE INCOME (S$) TAX RATE

Từ năm thứ tư trở đi:

TAXABLE INCOME (S$) TAX RATE

Cùng với đó, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2003, Singapore đã thông quamột hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp đơn tầng, có nghĩa là không đánhthuế hai lần đối với các bên liên quan

Có thể thấy, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập

cá nhân là một động thái tích cực, tác động trực tiếp đến không chỉ nhữngdoanh nghiệp, cá nhân trong nước mà còn có tác dụng dụng khuyến khíchthu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư cũng như thu hút nhân tàilàm việc tại Singapore

b Ưu đãi về quyền cư trú

Singapore áp dụng một ưu đãi đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài

so với các quốc gia khác Đó là ưu đãi về quyền cư trú và nhập cảnh haycòn gọi là đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch Nhà đầu tư nào cóvốn ký thác tại Singapore từ 2,5 triệu SGD trở lên và có dự án đầu tư đượcChính phủ Singapore chấp nhận, sau 5 năm hoạt động, nhà đầu tư và giađình họ được hưởng quyền công dân Singapore Cụ thể, nếu nhà đầu tưnước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế biến sẽ được ngay quyền cư trú tạmthời và sau 5 năm nếu mức đầu tư nhiều hơn sẽ được hưởng quyền cư trúvĩnh viễn Điều đó có tác dụng không chỉ thu hút đầu tư vốn nước ngoài màcòn thu hút chất xám vào Singapore

c.Một số biện pháp hỗ trợ khác đối với nhà đầu tư

Chương trình góp vốn do EDB quản lý, quy định việc hỗ trợ vốn đốivới các nhà đầu tư tiềm năng thông qua cổ phần đầu tư liên tục vàlâu dài đối với nhà đầu tư Cổ phần của EDB thường không đượcvượt quá 30% vốn tự có của công ty Theo chương trình này, nhữngcông ty đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh, liên kết với Chính phủ và

tư nhân Singapore trong các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ đượcEDB hỗ trợ về vốn để thành lập doanh nghiệp ở Singapore Sau khi

Trang 11

công ty làm ăn có lãi Chính phủ sẽ bán lại cổ phần cho tư nhân trong

và ngoài nước đã hùn vốn vào công ty đó

Chương trình áp dụng công nghệ mới (INTECH) được tiến hành bởiEDB nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vàophát triển nguồn lực trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ nghiên cứu

và phát triển, bí quyết kỹ thuật có tính chuyên nghiệp, thiết kế, phát triểnsản phẩm mới, chế biến dịch vụ cũng như hình thành năng lực trong mộtcông ty hoặc trong một nền công nghiệp

INTECH hỗ trợ thông qua việc trợ cấp tài chính chiếm 30 - 50% chiphí để đảm nhiệm các dự án khả thi Cả nguồn lực và chi phí hạ tầng cơ sở(bao gồm cả thiết bị và nhà xưởng) đều nằm trong chương trình này

Đối với những dự án quan trọng mà ảnh hưởng tới nền kinh tế thìmức chi phí khuyến khích còn cao hơn, cụ thể là 90% cho chi phí nhân lực

và 100% chi phí cho thiết bị nhà xưởng Mức độ hoạt động và việc sử dụngcông nghệ sẽ được kiểm tra một cách nghiêm túc để đánh giá việc đónggóp hiệu suất của công nghệ mới, việc mở rộng hỗ trợ phải gắn liền vớinhững đóng góp của công nghệ mới

Chương trình này áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũngnhư các doanh nghiệp địa phương ở qui mô lớn mà thành lập doanh nghiệp

và vận hành doanh nghiệp đó trong lãnh thổ Singapore

Theo chương trình này thì số tiền tài trợ cho việc thuê mướn hoặcnhững hiệp định cho thuê cầm cố tối đa là 3 triệu SGD sẽ được hoàn trảtrong vòng 3-7 năm, với lãi suất là 3,5%/năm đối với các doanh nghiệp địaphương vừa và nhỏ và 4,5%/năm cho các doanh nghiệp nước ngoài và cácdoanh nghiệp lớn khác

Thực chất chương trình hỗ trợ này là một trong những biện pháp củaChính phủ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng thiết bị hiện đại

có hàm lượng công nghệ cao vào sản xuất, song đó cũng là một điểm hấpdẫn các nhà ĐTNN muốn đầu tư các thiết bị hiện đại ứng dụng vào sảnxuất, kinh doanh ở Singapore

Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển được tiến hành bởi Hộiđồng khoa học Singapore, quy định về trợ cấp tài chính cho các nhà đầu tưtrong và ngoài nước đầu tư để tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệquan trọng Mỗi chương trình trợ cấp tài chính đó chiếm khoảng 30% -70% chi phí trực tiếp của dự án, trong đó bao gồm cả chi phí về nhân công,thiết bị, nguyên liệu, và chi phí sử dụng Nếu dự án này mang lại những lợiích kinh tế quan trọng thì một phần chi phí của dự án sẽ được chia cho các

cổ đông của công ty Điều này có tác động kích thích, khuyến khích cácnhà đầu tư đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển, vì nếu dự án đókhông mang lại kết quả như mong muốn thì họ cũng được Chính phủ hỗ trợtới 30%- 70% chi phí

Trang 12

Tóm lại, việc Chính phủ Singapore ban hành hàng loạt các chính sách

ưu đãi, các biện pháp hỗ trợ đối với nhà ĐTNN đã góp phần làm tăng sứchấp dẫn của môi trường đầu tư ở Singapore, nâng cao khả năng cạnh tranhthu hút FDI của nước này so với các quốc gia khác trong khu vực

Trang 13

2.3.3 Đa dạng hóa hình thức và đối tác đầu tư

Singapore đã cho phép các nhà ĐTNN đầu tư thông qua nhiều hìnhthức khác nhau như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liêndoanh, khu chế xuất, hợp tác kinh doanh Mọi hoạt động thương mại tạiSingapore phải được đăng ký tại Cơ quan đăng ký các công ty và doanhnghiệp (RCB) Các nhà ĐTNN có thể điều hành doanh nghiệp của họ dướimột trong những hình thức sau đây:

với tư cách một thương nhân duy nhất, theo qui định của đạo luật về đăng

ký kinh doanh

doanh, theo qui định của đạo luật về đăng ký kinh doanh

đông, hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn, theo cácđiều khoản của Luật công ty

của một công ty mẹ, theo những qui định của luật công ty, nhưng không cổphần hóa như một công ty Singapore

công ty nước ngoài, đảm trách các hoạt động quảng bá và liên lạc nhândanh công ty mẹ Hình thức tổ chức này không được tham gia vào các hoạtđộng thương mại như ký hợp đồng, tư vấn thu phí, chuyển hàng hóa theotàu, mở tín dụng thư hay thương thảo về tín dụng thư trực tiếp hoặc nhândanh công ty mẹ

Ngoài các hình thức FDI trên thì các phương thức đầu tư mới và hoạtđộng mua lại và sáp nhập (M&A) ở Singapore cũng không có bất kỳ sự hạnchế nào Trong Luật công ty có các quy định liên quan đến việc mua cáccông ty cổ phần, ngoài các qui định trong luật này còn có Bộ luật về mua

và sáp nhập công ty, là các văn bản dưới luật

Singapore chủ trương “không phân biệt” để tận dụng khả năng vốncủa nhiều quốc gia khác nhau Tuy nhiên, các đối tác được Singapore quantâm nhiều hơn là các công ty Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu với uy tín lâu đời,kinh nghiệm quản lý, đầu tư hiện đại, nguồn vốn dồi dào, công nghệ cao đểphát triển đất nước Xác định thu hút đầu tư từ những nước công nghệ cao

đó, Singapore đặc biệt chú ý tới việc thu hút đầu tư từ TNCs, hy vọng họxây dựng nhà máy tại Singapore để không chỉ tạo ra việc làm mà còn dầnđưa công nghệ cao vào trong nước, giúp các công ty trong nước có thể theokịp sự phát triển của công nghệ trên thế giới từ đó thúc đẩy kinh tế pháttriển

2.3.4 Củng cố cơ sở hạ tầng để thu hút FDI

Với quan điểm Nhà nước nắm giữ chức năng chủ yếu trong xây dựngkết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút FDI, ngay từ

Trang 14

những năm 60 cho đến nay, Singapore đã chủ trương xây dựng kết cấu hạtầng kỹ thuật cho sự ra đời các khu công nghiệp tập trung như: xây dựngcác khu đất công nghiệp, kho bãi nhà xưởng, đường xá bến cảng Côngviệc xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp được giao cho EDB đảm nhận.Người đi đầu thực hiện công việc này là công ty phát triển và quản lý tàisản công nghiệp Jurong Đây là công ty nhà nước được thành lập năm 1968đứng ra xây dựng một vùng công nghiệp tập trung lớn nhất Singapore Đếnnay, Singapore đã có 8 khu mậu dịch tự do, và rất nhiều khu công nghiệp,khu chế xuất.

Bên cạnh việc đầu tư thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, điểmnổi bật là Singapore đã không ngừng đầu tư cho các công trình giao thôngđường thủy, đường bộ và đường hàng không Đơn cử như việc đầu tư chotuyến đường cao tốc MRT (được ví như xương sống xuyên suốt cả nước),sau khi con đường được xây dựng có đến 40% các doanh nghiệp và khucông nghiệp đóng gần tuyến đường này

2.3.5 Chính sách tiền lương và nguồn nhân lực trong thu hút đầu tư

Hiện nay, theo qui định của Singapore, lao động có tay nghề thấp có mứclương dưới 2500 SGD/tháng (việc tuyển lao động loại này chịu một số hạnchế) còn lương trung bình của công nhân kỹ thuật có tay nghề là: 2300 -

2700 SGD/tháng, lương của lãnh đạo quản lý là: 5700 - 6000 SGD/tháng,lương đối với kỹ sư là: 3200 - 3500 SGD/tháng Điều này chẳng nhữngđộng viên lực lượng lao động có tay nghề và trình độ cao mà còn góp phầnnâng cao chất lượng lao động nhằm thu hút FDI

Về vấn đề tuyển dụng và đào tạo lao động để giải quyết lao động cung cấp

cho khu vực có vốn FDI, Chính phủ Singapore đã xây dựng hệ thốngtrường chuyên nghiệp, hợp tác với nước ngoài để tổ chức các trung tâm đàotạo, tuyển chọn nhân viên ra nước ngoài tập huấn chuyên môn, đồng thờicác doanh nghiệp trong nước đều chủ động tiến hành bồi dưỡng đối vớicông nhân viên chức để đào tạo một lực lượng nhân tài, đảm bảo đáp ứngnhu cầu về lao động cho việc thu hút FDI

Đặc biệt vấn đề đào tạo và tái đào tạo lao động được Singapore rấtquan tâm, Chính phủ đã lập Quỹ phát triển kỹ năng (năm 1979) do EDBquản lý (đến năm 1996 thì được chuyển cho Hội đồng năng suất và Tiêuchuẩn - PSB) nhằm đưa ra các khoản trợ cấp ưu tiên cho việc đào tạo nhâncông và tái đào tạo những nhân công bị cắt giảm thông qua chương trìnhtrợ cấp đào tạo Quỹ này do giới chủ đóng góp 4% mức lương hàng thángcủa các ông chủ (người trả lương cho công nhân thấp hơn mức qui định) làmột cách hiệu quả để các công ty tăng cường nâng cao kỹ năng cho công

nhân Sau cuộc khủng hoảng 1985 thì mức thuế này giảm xuống 1% nhưng

vẫn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng cho người lao động.Quỹ này được sử dụng để trợ cấp cho đào tạo và tái đào tạo người laođộng, cụ thể tỷ lệ trợ cấp như sau:

 Đào tạo trong nước (bao gồm đào tạo công nghệ và thực hành)2SGD/người/giờ

Ngày đăng: 18/05/2016, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w