1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề án các chính sách thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài của Singapore

26 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 94,71 KB

Nội dung

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, quốc gia nào biết nắm bắt cơ hội, biết vận dụng linh hoạt thời cơ trong xu hướng chung để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của mình, quốc gia đó sẽ gặt hái được nhiều thành công. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là một trong những xu thế đó. Thực tiễn chứng minh có rất nhiều quốc gia đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng, và nhờ có nguồn vốn FDI cũng như những chính sách kinh tế hiệu quả, nền kinh tế của họ đã phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng hiện đại, đời sống của nhân dân ngày càng cao. Song việc thu hút FDI cũng chưa bao giờ diễn ra mạnh mẽ và gay gắt như hiện nay, bởi quốc gia nào cũng nhận thức được vai trò to lớn của dòng vốn này, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Kết cấu của đề án 4

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE 5

1.1 Tình hình chung về thu hút FDI của Singapore 5

1.2 Cơ cấu vốn FDI vào Singapore 7

1.2.1 Theo đối tác đầu tư 7

1.2.2 Theo lĩnh vực đầu tư 10

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 12

2.1 Chính sách thu hút FDI của Singapore 12

2.1.1 Khuôn khổ pháp lý về FDI 12

2.1.2 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư 13

2.1.3 Đa dạng hóa hình thức và đối tác đầu tư 14

2.1.4 Chính sách tiền lương và nguồn nhân lực trong thu hút đầu tư 15

2.2 Ảnh hưởng của những chính sách thu hút FDI đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 16

2.2.1 Khái quát một số kết quả đạt được 16

2.2.2 Hạn chế và thách thức 18

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 20

3.1 Một số kinh nghiệm trong chính sách thu hút FDI của Singapore 20

Trang 2

3.1.2 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư tối đa, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.

21

3.1.3 Chính sách thu hút FDI hướng tới đa dạng hóa hình thức và đối tác đầu tư.

21

3.1.4 Chú trọng xây dựng chính sách tiền lương và đào tạo nguồn nhân lực rõ

ràng, đảm bảo cung cấp nguồn lao động chất lượng thu hút các nhà đầu tư 22

3.2 Một số bài học từ chính sách thu hút FDI của Singapore cho Việt Nam 22

KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, quốc gia nào biếtnắm bắt cơ hội, biết vận dụng linh hoạt thời cơ trong xu hướng chung để phục vụ cho sựphát triển kinh tế của mình, quốc gia đó sẽ gặt hái được nhiều thành công Thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là một trong những xu thế đó Thực tiễn chứng minh córất nhiều quốc gia đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong hội nhập kinh tế quốc tế nóichung và thu hút FDI nói riêng, và nhờ có nguồn vốn FDI cũng như những chính sáchkinh tế hiệu quả, nền kinh tế của họ đã phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng hiện đại, đời sốngcủa nhân dân ngày càng cao Song việc thu hút FDI cũng chưa bao giờ diễn ra mạnh mẽ

và gay gắt như hiện nay, bởi quốc gia nào cũng nhận thức được vai trò to lớn của dòngvốn này, đặc biệt là các nước đang phát triển

Với thực tế nền kinh tế nước ta còn nghèo và nhận thức được vai trò tolớn của thu hút FDI trong phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cần nghiên cứu nhữngkinh nghiệm của nước ngoài, đặc biệt là những nước đã thành công trong thu hút FDI để

có thể học tập kinh nghiệm nước bạn một cách linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh cụ thểcủa ta Singapore là một trong những quốc gia gặt hái được nhiều thành công trong hộinhập kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng mà chúng ta có thể học tập được.Theo UNCTAD 2015 World Investment Report , Singapore là đối tác lớn thứ 5 củanguồn vốn FDI trên thế giới và lớn thứ 3 trong số các nước Đông và Đông Nam Á Trongnăm 2014, dòng vốn FDI chảy vào Singapore tăng 16,4% so với năm 2013, đạt 1005,4 tỷSGD

Đất nước Singapore tuy nhỏ bé nhưng lại là một điển hình thành công nhất trongthu hút FDI ở khu vực Châu Á, đồng thời cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh gầngũi với Việt Nam trong việc tranh thủ loại vốn đầu tư này Việc nghiên cứu kinh nghiệmthu hút FDI của nước bạn chắc chắn sẽ đem đến cho chúng ta nhiều bài học bổ ích trongviệc tăng cường thu hút FDI để góp phần phát triển kinh tế đất nước Vì vậy, tác giả lựachọn đề tài : “Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Singapore” đểnghiên cứu

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các chính sách thu hút FDI của Singapore nhằm rút ra một sốbài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tăng cường thu hút FDI để đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Do đó, đề án tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Trang 4

 Nghiên cứu các chính sách và thực trạng thu hút FDI của Singapore trongthời gian qua.

 Rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thu hút FDI của Singapore, đồng thời

đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chính sách của Singapore liên quan đếnthu hút FDI

Phạm vi nghiên cứu là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Singapore trong giai đoạn2005-2014

Trang 5

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

CỦA SINGAPORE 1.1 Tình hình chung về thu hút FDI của Singapore

Ngay từ đầu thập kỷ 60, dòng FDI của Singapore đã chiếm tới 37% tổng vốn đầu

tư của nước này (lúc đó, Singapore vẫn còn là một bang của Malaysia) Cụ thể từ năm

1961 - 1964 Singapore đã thu hút 157 triệu SGD - đây là mức cao nhất so với các bangkhác Tuy nhiên, khi đó nền kinh tế Singapore vẫn nằm trong tình trạng của một nền kinh

tế sản xuất nhỏ, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, chiếm 10% lực lượng lao động, đời sống dânchúng hầu như chưa được cải thiện, mức thu nhập của người dân còn thấp

Để tiếp tục tồn tại và phát triển, Chính phủ Singapore ngay sau khi tách khỏi liênbang Malayxia đã điều chỉnh chính sách kinh tế trong đó có chính sách đầu tư Đó là việcSingapore ưu tiên sản xuất công nghiệp dành cho xuất khẩu (thay vì chiến lược thay thếnhập khẩu trước kia) và tham gia chặt chẽ vào phân công lao động quốc tế, Singaporecũng tiếp tục khuyến khích những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngànhmay mặc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm… Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore vớinhững chủ trương tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành này đã giúp giảiquyết được nạn thất nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm cho xuất khẩu và tăng tích lũy cho đầutư

Từ năm 1979 trở đi Singapore chuyển sang một giai đoạn mới của Chiến lượccông nghiệp hóa hướng xuất khẩu bằng việc sử dụng nhiều công nghệ hiện đại và khảnăng kỹ xảo của bàn tay và khối óc con người mà người ta thường gọi là cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ II tại Singapore Với sự chuyển hướng này, nền kinh tế Singaporenói chung cũng như đầu tư nước ngoài nói riêng đã thu được những kết quả đáng khích

lệ Cụ thể là, đầu tư nước ngoài tăng từ 6,35 tỷ SGD năm 1979 lên tới 11,1 tỷ SGD năm

1984, năm 1985 là 13 tỷ SGD Nguồn vốn đầu tư trực tiếp này chủ yếu đi vào nhữngngành công nghiệp mũi nhọn, có công nghệ hiện đại như sản xuất máy vi tính, hàng điện

tử bán dẫn, chế tạo máy, lọc dầu và hóa chất…

Tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ đã tác động đếnhầu hết các nền kinh tế khu vực Châu Á trong đó có Singapore Mặc dù các cơ sở kinh tế,tài chính của Singapore hầu như không bị tác động nhưng môi trường kinh doanh quốc tếsuy giảm mạnh khiến Singapore cũng chịu ảnh hưởng Hậu quả là bên cạnh sự suy giảmcủa mức tăng trưởng kinh tế, dòng FDI vào Singapore cũng liên tục giảm sút Cùng với

đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ… cũng như sứchấp dẫn của môi trường FDI ở các nước này cũng đặt ra cho Singapore thêm nhiều thách

Trang 6

thức trong việc thu hút FDI Cụ thể là sức hấp dẫn hàng đầu của môi trường FDI củaSingapore đã bị thay thế bằng sức hấp dẫn của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin, Mexico, vànhiều đối thủ cạnh tranh khác Trước tình hình đó, không chỉ ở Singapore mà còn ở nhiềuquốc gia khác, các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ chuyển hướng sang hình thức đầu tư antoàn hơn Đặc biệt là khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, các nhà đầu tưnước ngoài đã ồ ạt rút vốn ra khỏi khu vực và Singapore không phải là một ngoại lệ.Thực trạng thu hút FDI của Singapore chưa bao giờ rơi vào tình trạng bế tắc như lúc này.

Tình hình này đã đặt ra những vấn đề mới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Chính phủ Singapore đã có những hoạch định mới cho nền kinh tế và tăng cường hơnnữa các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Saukhủng hoảng, nhờ nỗ lực đó mà Singapore đã lấy lại được lòng tin từ các nhà đầu tư,dòng chảy FDI vào Singapore cũng vì thế mà được khôi phục và không ngừng tăng lên

Trong những năm vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn 2005-2014, dòng vốn FDI vàoSingapore tăng lên vượt bậc Singapore luôn là một trong những quốc gia thu hút FDI lớnnhất khu vực Châu Á Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy số liệu cụ thể về dòng vốn FDI vàoSingapore từ năm 2005 đến 2014

Bảng 1.1: Vốn FDI vào Singapore giai đoạn 2005-2014 (Đơn vị: Tỷ SGD) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng

Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn sự vận động của dòng vốn FDI vào Singaporequa các năm

Trang 7

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 0

200 400 600 800 1000

Tổng vốn FDI

Tổng vốn

Hình 1.1: Dòng FDI vào Singapore qua các năm (Đơn vị: Tỷ SGD)

1.2 Cơ cấu vốn FDI vào Singapore

1.2.1 Theo đối tác đầu tư

Bảng 1.2: FDI vào Singapore theo các đối tác đầu tư chính (Đơn vị: Tỷ SGD)

Năm

Tổng (Tỷ SGD)

Các nước đầu tư chính

TT

%

Hà Lan

Trang 8

Trong những năm gần đây, đầu tư từ Hà Lan và Anh có xu hướng giảm dần trongtổng vốn đầu tư so với các nhà đầu tư khác, nguyên nhân một phần là do sự cạnh tranhmạnh mẽ của một số nước trong khu vực nhằm thu hút vốn FDI từ Hà Lan và Anh (nhưTrung Quốc, Ấn Độ…), còn đầu tư của Mỹ và Nhật Bản lại có xu hướng gia tăng Để tìmhiểu sâu hơn, có thể cụ thể hóa các đối tác đầu tư chính của Singapore trong từng khu vựctheo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.3: Nhà đầu tư chính từ Bắc Mỹ (Đơn vị: Tỷ SGD)

Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực Bắc Mỹ đầu tư vào Singapore với số vốn đầu

tư là 117,0 tỷ SGD (2013) và 149,7 tỷ SGD (2014), tăng 27.9% Trong giai đoạn từ năm

2005 đến năm 2014, tỷ lệ FDI từ Mỹ của Singapore liên tục tăng Cụ thể, năm 2005 là12,5% tăng lên 14,9% năm 2014 cho thấy Mỹ vẫn luôn là một trong những nhà đầu tưlớn tại Singapore

Bảng 1.4: Các nhà đầu tư chính từ khu vực châu Âu (Đơn vị: Tỷ SGD)

Trang 9

Đức 15,4 16,9 9,7

( Nguồn: Viện thống kê Singapore www.tablebuilder.singstat.gov.sg/publicfacing/partialDisplay.action)

Châu Âu là khu vực đầu tư nhiều nhất vào Singapore Khi nói đến các nhà đầu tư

từ châu Âu không thể không nhắc tới Anh – nhà đầu tư truyền thống của Singapore Anhcũng luôn được Singapore coi là đối tác đầu tư lớn và mang tầm chiến lược Cụ thể, trong

2 năm 2013-2014, FDI từ Anh từ 59,0 tỷ SGD tăng lên 65,9 tỷ SGD, tăng 11,7% Đứngthứ hai là Hà Lan, tuy gần đây nguồn vốn FDI vào Singapore có giảm sút nhưng vẫn lànhà đầu tư lớn Các vị trí tiếp theo thuộc về Thụy Sĩ, Đức và cuối cùng là Pháp

Bảng 1.5: Các nhà đầu tư chính từ khu vực châu Á (Đơn vị: Tỷ SGD)

Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn dòng vốn FDI (năm 2014) vào Singapore từcác khu vực trên thế giới

Trang 10

0.31 0.16

0.22

0.05

Châu Áchâu ÂuBắc MỹTrung, Nam Mỹ và Caribe

Khu vực khác

Hình 1.2: Dòng FDI từ các khu vực vào Singapore năm 2014

(Nguồn: Viện thống kê Singapore)

1.2.2 Theo lĩnh vực đầu tư

Thu hút đầu tư nước ngoài của Singapore luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế của nước này Hiện nay, FDI vào ngành dịch vụ tài chính đã tăng lên nhanh chóng

và vượt xa ngành sản xuất

Quan sát bảng 1.6 cho thấy một cái nhìn cụ thể hơn về sự biến đổi của dòng vốn FDI vào hai ngành chính của nền kinh tế Singapore là sản xuất và dịch vụ trong giai đoạn2009-2013

Bảng 1.6: FDI vào Singapore theo ngành sản xuất và dịch vụ (Đơn vị: %)

Trang 11

Bên cạnh dịch vụ tài chính, ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch và ngànhvận tải cũng thu hút được sự quan tâm của không ít các nhà đầu tư nước ngoài, biểu hiện

là dòng vốn FDI vào các ngành này cũng đứng thứ hai và thứ 3 so với dòng FDI vàongành dịch vụ tài chính

Trang 12

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA

SINGAPORE ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ

2.1 Chính sách thu hút FDI của Singapore.

Singapore là một nước tuy có quy mô dân số nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiênnhưng lại rất thành công trong việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thu hút FDI nóiriêng Xuất phát từ một nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, Singapore cần một khốilượng vốn rất lớn để đổi mới cơ cấu và hiện đại hóa nền kinh tế Vì vậy, ngay từ đầu họ

đã chú trọng cả nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn bênngoài Điều đó được thể hiện thông qua việc Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, tạo

ra môi trường hấp dẫn kích thích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Singapore Chínhsách thu hút FDI của Singapore luôn gắn liền, biến đổi linh động, kết hợp nhuần nhuyễnvới các chính sách kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tếSingapore

Có thể nêu ra một số chính sách, biện pháp thu hút FDI của Singapore như sau:

2.1.1 Khuôn khổ pháp lý về FDI

Để khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN)đến hoạt động sinh lời tại Singapore, Chính phủ Singapore ngay từ những năm 1960 đãban hành hàng loạt sắc lệnh ưu tiên cho việc thành lập các ngành công nghiệp non trẻ màtrước đó chưa có Từ sau năm 1965, Chính phủ đã thể chế hóa thêm một bước và đưa rahàng loạt ưu đãi lớn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Có thể kể đến một số luậtliên quan đến hoạt động thu hút FDI ở Singapore như sau:

 Luật mở rộng kinh tế (Economic Expansion Act) năm 1967

 Luật bổ sung năm 1970 (bổ sung cho Luật mở rộng kinh tế)

Trang 13

 Luật khuyến khích mở rộng kinh tế (Economic Expansion IncentivesAct) năm 1971.

 Luật công ty (nêu lên những qui định cơ bản về đăng ký và hoạt độngcủa các công ty ở Singapore, trong đó có công ty có vốn đầu tư nướcngoài)

 Luật thuế thu nhập năm 1967, qui định các khoản thu nhập của cá nhânhay tập thể, doanh nghiệp phải nộp thuế (với chủ trương giảm thuế thu nhập

để phát triển kinh tế)

Nhìn chung, luật pháp Singapore đảm bảo không phân biệt đối xử trong thu hútFDI Nhà đầu tư nước ngoài giống như các hãng trong nước đều phải đăng ký kinh doanhtheo Luật công ty hoặc Luật đăng ký kinh doanh Các Luật điều chỉnh các nhà đầu tưnước ngoài khác là Luật khuyến khích mở rộng kinh tế, và Luật thuế thu nhập Cơ quanchịu trách nhiệm thi hành chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư là Ủy Ban phát triểnkinh tế EDB trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Nhìn chung khungpháp lý thông thoáng, các nhà đầu tư không bị yêu cầu phải liên doanh hoặc nhường lạiquyền quản lý cho các tổ chức địa phương Hiện nay, ngoài các yêu cầu điều chỉnh trongmột số ngành ra, Chính phủ xét duyệt các dự án đầu tư chỉ để xác định tính hợp lý củaviệc được hưởng các chế độ khuyến khích, không hạn chế đối với tái đầu tư và chuyểnthu nhập về nước

Bên cạnh các văn bản luật quy định về vấn đề ĐTNN của Singapore, nước này còntham gia vào các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư nhằm tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước cũngnhư tăng cướng thu hút FDI của các nhà ĐTNN

2.1.2 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư.

2.1.2.1 Ưu đãi về thuế

 Đối với ngành công nghiệp mũi nhọn:

Để có đủ khả năng lựa chọn biện pháp khuyến khích, công ty phải sản xuất kinhdoanh mặt hàng mà Chính phủ quan tâm đến triển vọng phát triển của nó Nói chung, cácsản phẩm có công nghệ cao được khuyến khích đầu tư và không có sự hạn chế nào vềquyền sở hữu nước ngoài đối với công ty được ưu tiên hàng đầu

Cụ thể, doanh nghiệp mũi nhọn là các công ty công nghiệp có vốn đầu tư từ 1 triệuSGD trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế lâu dài được hưởng quy chế xí nghiệpmũi nhọn và được miễn thuế trong 5 năm

Ngày đăng: 31/08/2016, 23:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Huy Nhượng, (2005) Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án FDI, Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án FDI
4. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2013), Bí quyết thu hút FDI tại Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thu hút FDI tại Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Năm: 2013
5. Phạm Vũ Trà My, Luận văn tốt nghiệp: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
6. Phan Việt Châu (2015), Kinh nghiệm thu hút FDI từ một số nước ASEAN, Học viện Chính trị khu vực IV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm thu hút FDI từ một số nước ASEAN
Tác giả: Phan Việt Châu
Năm: 2015
7. Trần Thị Cẩm Trang (2004), So sánh môi trường đầu tư FDI của Việt Nam với các nước ASEAN và Trung Quốc. Giải pháp cải thiện môi trường FDI của Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh môi trường đầu tư FDI của Việt Nam với các nước ASEAN và Trung Quốc. Giải pháp cải thiện môi trường FDI của Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Cẩm Trang
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w