1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2006 – 2015. THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

24 636 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 50,07 KB

Nội dung

MỤC LỤCCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ41.1.Khái niệm41.2.Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ41.3.Một số loại hình xuất khẩu dịch vụ cơ bản51.4.Vai trò của xuất khẩu dịch vụ6CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2006 – 201582.1.Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan82.2.Chính sách xuất khẩu một số ngành dịch vụ điển hình của Thái Lan102.2.1.Xuất khẩu dịch vụ du lịch102.2.2.Xuất khẩu dịch vụ vận tải – logistics112.3.Đánh giá chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan132.3.1.Ưu điểm132.3.2.Nhược điểm13CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THÁI LAN VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM143.1.Những vấn đề đặt ra trong xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam143.2.Áp dụng bài học kinh nghiệm của Thái Lan cho phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam163.3.Triển vọng phát triển xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam173.4.Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam19TÀI LIỆU THAM KHẢO24 LỜI NÓI ĐẦUThái Lan là một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á với GDP và thu nhập bình quân đầu người cao. Nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong đó tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ chiếm 52,4% năm 2012. Điều này cho thấy ngành dịch vụ có vai trò quan trọng như thế nào trong cơ cấu nền kinh tế của Thái Lan. Các ngành dịch vụ ở Thái Lan rất phát triển và đa dạng trong đó đáng phải kể tới là một số ngành xuất khẩu dịch vụ có tiếng, đóng góp vào GDP của đất nước như du lịch, làm đẹp, y tế hay giáo dục...Từ năm 2006 đến năm 2015, kinh tế Thái Lan có nhiều biến động, các chính sách của chính phủ cũng thay đổi không ngừng theo vòng xoáy thay đổi thể chể chính trị ở Thái Lan. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào, xuất khẩu dịch vụ vẫn luôn là thế mạnh và là một phần rất quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan.Thái Lan là một đất nước gần Việt Nam với nền kinh tế đáng chúng ta học hỏi. Với việc là một quốc gia có tiếng trên thế giới về xuất khẩu dịch vụ, Thái Lan luôn đi đầu tỏng khu vực về các chính sách để thúc đẩy và phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là tích cực xuất khẩu các ngành dịch vụ nơi mà giá trị gia tăng cao. Rõ ràng, Những gì mà Thái Lan làm được trong xuất khẩu dịch vụ là bài học rất lớn cho Việt Nam. Chính vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu các chính sách, nhóm cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đẩy mạng và thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ.Qua sưu tầm tài liệu và tìm hiểu, với đề tài nhận được là “Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan giai đoạn 2006 – 2015. Thực trạng và bài học kinh nghiệm”, nhóm chúng em đã chắt lọc và đưa ra đề cương chi tiết với toàn bộ nội dung bám sát chủ đề thuyết trình.  1.CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ1.1.Khái niệmXuất khẩu dịch vụ (XKDV) là một hoạt động quan trọng trong thương mại dịch vụ, hoạt động này có thể được hiểu là việc người cung ứng dịch vụ gồm thể nhân và pháp nhân cung cấp dịch vụ theo bốn phương thức quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS WTO), đó là: Cung cấp qua biên giới; Tiêu dùng ngoài lãnh thổ; Hiện diên thương mại; Hiện diên của thể nhân.Ngoài ra, Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên Hiệp Quốc và Bảng cán cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng đã khá thống nhất về khái niệm XKDV, theo đó, XKDV là “việc người cư trú cung cấp cho người phi cư trú vì mục đích thương mại”. 1.2.Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ Từ những khái niệm về thương mại dịch vụ và XKDV, ta có thể thấy một số điểm khác biệt của XKDV so với xuất khẩu hàng hóa như: XKDV đôi khi không phải là ý muốn chủ quan của người xuất khẩu. Ví dụ như khi một người nước ngoài đến Việt Nam, ở trọ tại một khách sạn thì khách sạn đó đương nhiên trở thành nhà XKDV mà thực tế có thể đã không chủ định từ trước. Trong trường hợp này, người tiêu dùng dịch vụ mới chính là người chủ động yêu cầu cung cấp dịch vụ. XKDV không đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư. Điển hình là XKDV tại chỗ, với nguồn vốn đã được đầu tư vào cơ sở vật chất ngay trong nước, có thể đồng thời cung cấp dịch vụ cho cả người tiêu dùng trong và ngoài nước.Hoạt động XKDV phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của công ty trên thị trường. Đối với dịch vụ, do đặc tính của nó là vô hình, khó lượng hóa, tiêu chuẩn hóa nên uy tín là một yếu tố quyết định đối với kết quả của hoạt động XKDV. XKDV còn gặp phải nhiều khó khăn từ những rào cản kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển XKDV đặc biệt từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. 1.3.Một số loại hình xuất khẩu dịch vụ cơ bảnXuất khẩu dịch vụ du lịch Theo bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ du lịch gồm có: dịch vụ khách sạn, nhà hàng (gồm cả ăn uống); dịch vụ đại lý lữ hành và các công ty điều hành tour; dịch vụ hướng dẫn du lịch; các dịch vụ khác. XKDV du lịch có hiệu quả kinh tế cao hơn so với xuất khẩu hàng hóa do dịch vụ có tính vô hình, nên tiết kiệm được các chi phí đóng gói, vận chuyển, … Hơn nữa dịch vụ du lịch cũng ít đòi hỏi về công nghệ phức tạp, mà chủ yếu khai thác các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa của đất nước. XKDV du lịch giúp tạo ra nhiều việc làm góp phần giảm thất nghiệp, tạo ra một cầu nối văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới. Xuất khẩu dịch vụ vận tải – logisticsDịch vụ logistics là một chuỗi các hoạt động trong đó có thu mua, vận tải, giao nhận, kho bãi, phân phối sản phẩm, quản lý hàng tồn kho… để tạo ra hiệu quả tối ưu cho sản xuất kinh doanh. XKDV vận tải – logistics cũng giống như XKDV du lịch có ý nghĩa rất lớn tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia, do các ngành khác trong nền kinh tế thế giới hầu hết đều phụ thuộc rất nhiều vào ngành vận tải. Và cũng vì vậy, tiềm năng phát triển ngành này là rất lớn. Xuất khẩu dịch vụ tài chính – ngân hàngTheo WTO, dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan (trong đó có bảo hiểm trực tiếp, tái bảo hiểm, trung gian bảo hiểm như môi giới, đại lý…) dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (gồm cho vay, nhận ký quỹ, đặt cọc, chuyển tiền, bảo lãnh, cho thuê tài chính…).Lợi ích của XKDV tài chính: XKDV tài chính hiện nay có rất nhiều lợi ích như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. Ngoài ra nước nhập khẩu dịch vụ này còn có một số lợi ích như: được chuyển giao công nghệ và phát triển kỹ năng cho nguồn nhân lực trong nước. Xuất khẩu dịch vụ giáo dụcTrong bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ giáo dục được phân thành: dịch vụ giáo dục cơ sở; dịch vụ giáo dục trung học; dịch vụ giáo dục nâng cao; dịch vụ giáo dục người lớn; và các dịch vụ giáo dục khác. XKDV giáo dục chiếm một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, ngoài lợi ích kinh tế mang lại, hoạt động này còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền tri thức nhân loại, giúp giao lưu văn hóa. Ngoài ra, XKDV giáo dục còn có những tác động đến cán cân thương mại của quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, nơi chủ yếu nhập khẩu các dịch vụ giáo dục. Xuất khẩu dịch vụ viễn thôngTrong bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ viễn thông gồm có dịch vụ điện thoại tiếng, dịch vụ telex, điện báo, fax, thư điện tử, thu thập thông tin và cơ sở dữ liệu trên mạng… trong đó, các dịch vụ di động ngày càng được ưa chuộng hơn, lấn át các dịch vụ cố định do tính linh hoạt và thuận tiện của nó. Ngành viễn thông có vai trò rất quan trọng trên thế giới ngày nay, với vai trò kết nối mọi người giúp hoạt động trao đổi liên lạc diễn ra nhanh và thuận tiện hơn. Cùng theo xu thế chung của thế giới, ngành dịch vụ này trong những năm gần đây đã có những thay đổi rõ rệt điển hình là việc chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh, theo đó, người tiêu dùng cũng có được nhiều lợi ích hơn1.4.Vai trò của xuất khẩu dịch vụGiúp phát triển kinh tế Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế hiện nay là khá cao, khoảng 6070% ở các nước phát triển và 3050% tại các nước đang phát triển, XKDV trên thế giới cũng giúp nhiều nước trên thế giới giảm thâm hụt hay thậm chí góp phần quan trọng làm thặng dư thêm trong cán cân xuất nhập khẩu quốc gia. Vì vậy, sự phát triển của dịch vụ nói chung và XKDV nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Góp phần hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển Khi dịch vụ phát triển cả về số lượng và chất lượng, XKDV theo đó cũng phát triển. Khi XKDV đã phát triển đủ mạnh, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển, do các ngành dịch vụ mà điển hình là các ngành như vận tải, du lịch, tài chính – ngân hàng…có những liên hệ rất mật thiết đến các ngành kinh tế khác ở nhiều mặt. Hơn nữa, giống như xuất khẩu hàng hóa, XKDV góp phần tạo nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu (nguyên liệu đầu vào, máy móc kỹ thuật…), tiếp tục chu kỳ sản xuất của nhiều ngành kinh tế. Tạo công ăn việc làm Với tỷ trọng ngày càng lớn của dịch vụ và XKDV trong GDP, số lượng việc làm được tạo ra bởi khu vực dịch vụ là nhiểu nhất ở hầu hết các nước. Ở các nước đang phát triển, tỷ trọng này còn ít nhưng không thể phủ nhận là nếu tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ để xuất khẩu, chắc chắn sẽ giải quyết được việc làm cho rất nhiều người dân. Ngoài ra, XKDV phát triển sẽ giúp thúc đẩy phân công lao động, tăng tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Việc thay đổi trong phân công lao động khi thương mại dịch vụ phát triển sẽ góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài Việc thúc đẩy XKDV phát triển vừa làm tăng nguồn thu về ngoại tệ vừa giúp thu hút đầu tư nước ngoài. Khi doanh thu từ hoạt động XKDV tăng, nguồn vốn FDI sẽ nhanh chóng được đổ vào để tham gia cung cấp dịch vụ, tận dụng cơ hội. Thêm vào đó, dịch vụ đang hiện diện ngày càng nhiều trong các hoạt động kinh tế quốc tế, cũng như hoạt động của các công ty đa quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành dịch vụ có sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là dịch vụ tài chính và dịch vụ kinh doanh, do sự kích thích bởi áp lực cạnh tranh của thị trường trong nước khiến các công ty đa quốc gia phải tìm kiếm các thị trường mới để phát huy lợi thế cạnh tranh của họ. 2.CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2006 – 20152.1.Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái LanThứ nhất, Chính phủ có các chương trình hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu cũng như các khoản tài trợ tài chính cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ để những doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn. Năm 2013, bộ Thương mại Thái Lan thông qua một khoản ngân sách 67,5 triệu baht (hơn 2,1 triệu USD) nằm trong dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp hơn 500 doanh nghiệp loại này đối phó với những khó khăn trong xuất khẩu.Khoản ngân sách này sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia 81 hội chợ thương mại và cùng phối hợp với các phái bộ thương mại ở nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Vụ Xúc tiến thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Thái Lan ước tính sẽ có khoảng 33.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này cần tới sự hỗ trợ của chính phủ.Vụ Xúc tiến thương mại quốc tế hiện đang xem xét mở rộng dự án tới các địa phương để có thể giúp đỡ thêm nhiều doanh nghiệp. Chính sách xuất khẩu một số ngành dịch vụ điển hình của Thái LanThứ hai, xóa bỏ rào cản trong hoạt động XKDV của Thái Lan thông qua việc mở cửa thị trường, tích cực tham gia các tổ chữ kinh tế thế giới. Là một trong 6 nước thành viên sáng lập ra Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Thái Lan ngày nay vẫn không ngừng phát triển hoạt động hội nhập kinh tế thế giới. Thái Lan hiện là thành viên của các cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới, như ASEAN, ASEM, Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới và tiếp tục tham gia đàm phán các quá trình đàm phán thoả thuận thương mại tự do và hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn với nhiều quốc gia trên thế giới.Thứ ba, đảm bảo thông tin và dữ liệu thống kê trong ngành dịch vụ chính xác.Chính phủ Thái Lan nhận thức được rằng, nguồn dữ liệu nghèo nàn, sai lệch sẽ làm cho Nhà nước có những đánh giá không đúng về ngành dịch vụ cũng như công việc mà nó tạo ra, gây khó khăn cho việc hoạch định các chiến lược phát triển. Thái Lan đã tập trung vào việc phát triển các phương pháp đo lường, thống kê tiên tiến hỗ trợ cho việc lên chính sách và ra quyết định về dịch vụ. Hệ thống thống kê ở Thái Lan là hệ thống phân cấp từ trung ương xuống địa phương. Cơ quan Thống kê Quốc gia (NSO) với chức năng chủ yếu của NSO không chỉ là sản xuất dữ liệu thống kê mà còn là trung tâm xây dựng các phân ngành thống kê của Thái Lan. Dựa trên cở sở phân ngành thống kê quốc tế, có thể sử dụng và so sánh thông tin và dữ liệu được chuẩn hoá giữa Thái Lan và quốc tế.Thứ tư, chính sách quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Thái Lan.Thái Lan chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại... Thái Lan cũng đã xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế. Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực phát triển ngành dịch vụ.Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài việc nâng cao thể chất, về thực chất là phát triển giáo dục, đào tạo, mà trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đã và đang trở thành mục tiêu theo đuổi của hệ thống giáo dục ở Thái Lan. Chính phủ Thái Lan cam kết bảo đảm tiếp cận bình đẳng với giáo dục suốt đời, đào tạo cho tất cả các công dân Thái Lan để có được kỹ năng sống cơ bản cần thiết. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan đưa hàng chục nghìn sinh viên ra nước ngoài để đào tạo trên cơ sở học bổng. Mục tiêu của dự án là nhằm tạo ra các chuyên gia khoa học và công nghệ hàng đầu trong các lĩnh vực. Những người được nhận học bổng sẽ trở lại Thái Lan để làm việc trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ y tế, Thái Lan đã đào tạo được một đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn cao. Mỗi năm Thái Lan đào tạo thêm khoảng 2 bác sĩ, 12 nhân viên y tế để chăm sóc sức khỏe cho 100 nghìn dân. Trước đó, để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập khu vực, Bộ Y tế Thái Lan đã lên kế hoạch tăng số lượng y tá được đào tạo hàng năm từ 8.000 người lên 10.000 người cho đến năm 2016.2.2.Chính sách xuất khẩu một số ngành dịch vụ điển hình của Thái Lan2.2.1.Xuất khẩu dịch vụ du lịchChính phủ Thái Lan rất chú trọng phát triển ngành du lịch. Đặc biệt Chính phủ Thái Lan rất chú trọng thu hút khách du lịch quốc tế, bởi đây là một phương thức xuất khẩu dịch vụ có hiệu quả cao. Ngành du lịch Thái Lan xuất khẩu dịch vụ du lịch chủ yếu qua hình thức “tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ” tức là cung cấp dịch vụ du lịch cho khách nước ngoài đến Thái Lan, cộng với hình thức xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch quốc tế. Để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, Chính phủ Thái Lan thực hiện nhiều chính sách, cụ thể:Thứ nhất, coi trọng xây dựng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đấy phát triển du lịch. Chính phủ Thái Lan nhận thức rằng, muốn đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện đưa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từ những đặc trưng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao, mang tính toàn cầu hóa, khu vực hóa. Thứ hai, tăng cường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.Chính phủ Thái Lan chú trọng đầu tư cho phát triển du lịch quốc tế thông qua các chính sách: Đầu tư quy hoạch và phát triển đường giao thông có hệ thống và hiện đại góp phần rút ngắn thời gian đi lại cho du khách.Đầu tư mở rộng cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí, các khu du lịch và các quần thể du lịch để tăng nguồn thu và tăng khả năng hấp dấn khách đến nhiều lần.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch, đào tạo và hình thành một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Thứ ba, có chính sách giá dịch vụ hợp lý để thu hút du khách nước ngoài.Thứ tư, tăng cường maketing du lịch với sự tham gia của Chính phủ.Một nét nổi bật trong chính sách du lịch ở Thái Lan là Chính phủ trực tiếp làm tiếp thị du lịch. Các quan chức nước này luôn đặt mục tiêu tìm kiếm khách hàng thường xuyên cho ngành du lịch nước nhà.Thái Lan thường đưa giá chào tour du lịch hấp dẫn cho các nhà lãnh đạo cao cấp của các công ty nước ngoài. Khuyến khích đặt đại diện du lịch quốc gia dưới hình thức văn phòng đại diện hay đại diện du lịch để làm công tác xúc tiến, quảng bá, nghiên cứu thị trường thu hút khách vào nước mình.2.2.2.Xuất khẩu dịch vụ vận tải – logisticsNhờ vào lợi thế vị trí địa lý chiến lược, Thái Lan đặt mục tiêu phát triển trở thành điểm trung chuyển Logistics trong khu vực. Triển vọng kế hoạch này ngày càng được củng cố thêm bởi việc tăng cường thương mại biên mậu tại tiểu vùng Mekong lớn GMS4, cũng như việc thực thi cộng đồng kinh tế ASEAN Economic Community (AEC) từ năm 2016. Để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu dịch vụ logistic, Thái Lan đưa ra một số các chính sách:Thứ nhất, xây dựng các tuyến giao thông hành lang trong khu vực.Ngành dịch vụ Logistics Thái Lan được hỗ trợ đáng kể từ kết quả gia tăng sản lượng nhanh chóng của ngành công nghiệp, và kế hoạch xây dựng các tuyến giao thông hành lang trong khu vực. Thứ hai, cho phép khu vực tư nhân được xây dựng các điểm kiểm soát biên giới, bao gồm việc xây dựng các đường giao thông biên giới và chuyển đổi 10 điểm kiểm soát tạm thời thành các điểm kiểm soát thường xuyênTrong khối ASEAN, Malaysia là quốc gia có trao đổi ngoại thương lớn nhất với Thái Lan. Hội đồng thương mại Thái Lan Board of Trade dự báo rằng, thương mại biên giới (Crossborder Trade) với các quốc gia láng giềng Malaysia, Myanmar, Laos và Cambodia trong năm 2014 sẽ tiếp tục tăng 7%, kéo theo đó là xuất khẩu dịch vụ Logistic của đất nước này cũng tăng trưởng. Giá trị kim ngạch trao đổi thương mại biên giới năm 2013 đã đạt xấp xỉ 30 tỷ , chiếm khoảng 70% toàn bộ giá trị kim ngạch ngoại thương với bốn quốc gia láng giềng này. Nhằm tạo động lực thúc đẩy, phòng Thương mại Thai Chamber of Commerce đưa ra khuyến nghị rằng, cho phép khu vực tư nhân được xây dựng các điểm kiểm soát biên giới, bao gồm việc xây dựng các đường giao thông biên giới và chuyển đổi 10 điểm kiểm soát tạm thời thành các điểm kiểm soát thường xuyên. Hiện tại đang tồn tại 34 cửa khẩu thường xuyên.Thứ ba, triển khai mạng lưới Logistics điện tử ELogistics; Thủ tục hải quan điện tử tại các cửa khẩu vùng GMS.Nhiều giải pháp từ phía Chính phủ đã tác động nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong đó, phải kể đến việc triển khai mạng lưới Logistics điện tử ELogistics; Thủ tục hải quan điện tử tại các cửa khẩu vùng GMS; và việc thiết lập Trung tâm dịch vụ xuất khẩu một cửa “One Stop Export Service Center” là một đơn vị liên kết của 14 tổ chức liên đới tới hoạt động xuất khẩu nhằm đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục xuất khẩu. Thứ tư, thiết lập các trạm trung chuyển đa phương thức tại các nút vận chuyển chiến lược.Nhằm chuyển đổi phương thức vận tải theo hướng tăng tỷ trọng vận tải đường sắt và giảm tỷ trọng vận tải đường bộ trong dài hạn, các chuyên gia đề xuất giải pháp trước mắt là thiết lập các trạm trung chuyển đa phương thức tại các nút vận chuyển chiến lược, với các trang thiết bị hiện đại nhằm rút ngắn thời gian trung chuyển Container. Ngay cả các phương tiện cơ giới cũng cần phải được đổi mới theo hướng chuẩn hóa ví dụ như lắp đặt chế độ vận hành thông minh, tối ưu hóa cung đường với hỗ trợ hệ thống định vị GPS, hoặc ứng dụng các công nghệ vận chuyển mới như giá xếp kệ hàng nhiều lớp v.v. Để duy trì được năng lực cạnh tranh cao của ngành công nghiệp Thái Lan phải kể tới đóng góp của chiến lược Logistics định hướng sản xuất tinh gọn thông qua mô hình quản trị cung ứng nhanh chóng “Justintime”. Thứ năm, tăng cường phối hợp hoạt động kinh doanh với các quốc gia láng giềng.Ủy ban quản lý bất động sản công nghiệp Thái Lan Industrial Estate Authority of Thailand (IEAT) dự kiến xây dựng một khu dịch vụ Logistics nằm ở biên giới với Lào tại thành phố Chiang Rai. Thứ sáu, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư.Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các dịch vụ logistics tích hợp song song với quản lý có hiệu quả sản xuất và chuỗi cung ứng sản phẩm. Trong đó đặc biệt khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông tin để thực hiện quản lý và kiểm soát các hoạt động logistics.2.3.Đánh giá chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan2.3.1.Ưu điểmKhuyến khích các công ty vừa và nhỏ hay cá nhân có thể XKDV. Điển hình là XKDV tại chỗ, với nguồn vốn đã được đầu tư vào cơ sở vật chất ngay trong nước, có thể đồng thời cung cấp dịch vụ cho cả người tiêu dùng trong và ngoài nước.Nâng cao vị trí của Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ.Giới thiệu và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với những đối tượng sử dụng dịch vụ xuất khẩu của Thái Lan.Hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu các dịch vụ đem lại nguồn cung ngoại tệ, phát triển kinh tế Thái Lan.2.3.2.Nhược điểmChính phủ Thái Lan chú trọng vấn đề xuất khẩu dịch vụ có thể làm cho ngành dịch vụ phục vụ nội địa chưa được quan tâm và phát triển.Chính sách xuất khẩu dịch vụ với phương thức “tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ” có thể dẫn đến nhiều vấn đề xã hội từ bên ngoài đem lại như làm tình hình an ninh không được đảm bảo, ô nhiễm môi trường tăng cao. 3.CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THÁI LAN VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM3.1.Những vấn đề đặt ra trong xuất khẩu dịch vụ của Việt NamQuy mô XKDV nói chung còn nhỏTỷ trọng kim ngạch XKDV trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn rất nhỏ: năm 2011 chỉ chiếm 8,4%. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế còn thấp, chiếm khoảng trên 35% trong khi nhiều nước, tỷ lệ này đã lên đến 7080%. Tăng trưởng XKDV mới chỉ chủ yếu tận dụng các lợi thế có sẵn chứ chưa tập trung vào việc tạo lập, phát triển các lợi thế cạnh tranh, mới tập trung phát triển theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu, chưa đuổi kịp xu hướng chung của thế giới là chuyển sang nền kinh tế tri thức. Cơ cấu XKDV còn một số bất hợp lýDịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất (66,8 %) trong tổng kim ngạch XKDV Việt Nam năm 2014 nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng chưa nhiều so với của các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Bảng 3.1: Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam chia theo nhóm ngành 2005 – 2014 Đơn vị: triệu USD Năm2005200620072008200920102011201220132014Du lịch2.3002.8503.7503.9303.0504.4505.7106.8507.2507.330Vận tải1.1671.5401.8792.3562.0622.3062.2272.0702.2302.320Tài chính220270332230175192208150183175BC VT10012011080124137145138140145Bảo hiểm45506560657081646058Chính phủ33404550100105110110125137DV khác400230279300190200210238722805Tổng số4.2655.1006.4607.0065.7667.4608.6919.62010.71010.970 Nguồn: Tổng cục thống kêNgoài dịch vụ vận tải và du lịch chiếm phần lớn tỷ trọng XKDV của Việt Nam, một số ngành dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm chiếm 0,5%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm 1,3%, dịch vụ tài chính cũng chỉ chiếm 1,6% trong tổng kim ngạch XKDV của Việt Nam năm 2014. Điều này cũng phần nào cho thấy sự kém phát triển của ngành tài chính trong nước, trong khi đây là ngành có vai trò rất quan trọng trong việc tài trợ vốn của hầu hết các ngành trong nền kinh tế, và rất cần thiết phải được phát triển nếu muốn hỗ trợ cho các ngành khác và nền kinh tế đi lên. Năng lực cung cấp dịch vụ của Việt Nam còn yếu.Do dịch vụ phần lớn phụ thuộc vào con người, doanh thu từ dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi nguồn nhân lực phục vụ trong ngành dịch vụ còn thiếu, yếu trong trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm… Từ đó, chất lượng trong các giao dịch cũng không cao thể hiện ở tính chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp, hơn nữa giá dịch vụ cũng chưa có khả năng cạnh tranh cao. Các chính sách về XKDV còn chưa thực sự hiệu quả.Tuy trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản, nghị quyết thể hiện quyết tâm phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng các ngành dịch vụ, song vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn do hiệu lực triển khai còn kém, nhập siêu dịch vụ của Việt Nam trong thời gian gần đây vẫn còn rất cao và không có xu hướng giảm. Còn nhiều yếu kém trong quản lý Nhà nước và hiệu lực pháp lý.Khu vực dịch vụ gồm rất đa dạng các loại hình dịch vụ nên mỗi Bộ sẽ tham gia quản lý một nhóm dịch vụ nhất định, tuy nhiên đôi khi vẫn có sự chồng chéo trách nhiệm của nhau do một ngành dịch vụ có thể liên quan đến nhiều ngành dịch vụ khác mà giữa các Bộ lại không có sự phối hợp cũng như phân chia trách nhiệm hợp lý. Vấn đề độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước còn khá phổ biến. Điều này không những hạn chế sự phát triển của khu vực tư nhân mà còn làm giảm sự cạnh tranh trong khu vực dịch vụ, chất lượng dịch vụ do đó cũng không được cải thiện nhiều. Mặc dù, nhiều dịch vụ công đã được xã hội hóa từ giữa những năm 1990, nhưng hiện nay, cũng do những hạn chế trong triển khai chiến lược, mà số lượng các doanh nghiệp tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ vẫn còn chưa nhiều.3.2.Áp dụng bài học kinh nghiệm của Thái Lan cho phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam Thứ nhất, cần phải chú trọng phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ của Việt Nam, xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về quy mô và chất lượng phục vụ của các ngành dịch vụ này. Từ đó sẽ có một lượng khách hàng trong nước ổn định và quảng bá các hình ảnh tốt đẹp đó ra thị trường nước ngoài, đây cũng là một bước quan trọng để phát triển XKDV của Việt Nam. Muốn vậy, Chính phủ cần phải có những chương trình đầu tư thích hợp cho ngành dịch vụ, với nhiều chính sách khuyến khích phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.Thứ hai, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ cần phải được cải thiện cho hiệu quả hơn, với hệ thống luật pháp điều chỉnh ngành dịch vụ, XKDV rõ ràng và ổn định. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia hoạt động này. Thứ ba, Việt Nam nên tích cực tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương với các nước có thị trường XKDV tiềm năng. Bằng cách này, các rào cản về nhiều mặt sẽ được giảm thiểu hay xóa nhòa, giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường các quốc gia khác, nơi vốn được nhà nước hỗ trợ, bảo vệ khá chặt chẽ ở nhiều nước nhằm giúp đỡ ngành dịch vụ nước họ phát triển. Thứ tư, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ, tạo bước phát triển vượt bậc cho ngành công nghệ thông tin để cải thiện hệ thống thống kê thông tin, dữ liệu một cách chính xác, kịp thời. Tuy Việt Nam đã có những quan tâm nhất định đến sự phát triển của ngành này, nhưng hầu như vẫn chưa coi công nghệ thông tin như một phần quan trọng cho việc phát triển dịch vụ và XKDV. Vì thế, Chính phủ cần phải có các chiến lược cụ thể hơn, liên kết chặt chẽ hơn giữa công nghệ thông tin với các ngành khác, chỉ đạo doanh nghiệp dịch vụ áp dụng công nghệ thông tin trong các công đoạn của quá trình cung cấp. Thứ năm, Việt Nam cũng có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp XKDV phù hợp như việc thành lập các diễn đàn phát triển XKDV thành công, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp phát triển theo đúng hướng và có nguồn giải đáp các thắc mắc về tình hình phát triển dịch vụ trên thế giới. Điều này là hoàn toàn có thể và đặc biệt hữu ích do ngành dịch vụ ở Việt Nam và đặc biệt là XKDV còn rất non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển, trong khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với quy mô lớn, nhiều kinh nghiệm và rất có uy tín trên thị trường.Thứ sáu, Việt Nam cần đẩy mạnh việc đầu tư quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải đồng bộ nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nề Kinh tế quốc tế như hiện nay. Với tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng, Việt Nam rất dễ mất đi những cơ hội đầu tư mà hội nhập kinh tế đem lại.Thứ bảy, Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn nhân sự chất lượng cao góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trước các đối thủ. Qua đó góp phần thực hiện tốt chiến lược chung về nhân sự của một doanh nghiệp và cao hơn là chiến lược chung về nhân sự của quốc gia.3.3.Triển vọng phát triển xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam Việt Nam hiện có rất nhiều cơ hội và triển vọng phát triển khu vực dịch vụ để đẩy mạnh xuất khẩu như: Cơ hội từ hội nhập quốc tếViệt Nam, sau khi gia nhập WTO, có nhiều cơ hội hơn để mở rộng thương mại dịch vụ với những nước đang phát triển khác, từ đó thúc đẩy việc thành lập các liên doanh cũng như nhiều thỏa thuận hợp tác khác, đặc biệt trên cơ sở khu vực. Các liên minh khu vực này sẽ có nhiều tiềm năng cạnh tranh hơn với các nước phát triển trên thị trường dịch vụ. Hơn nữa, các nước thành viên có thể trao đổi, phát triển thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, từ đó uy tín cũng như khả năng của từng thành viên cũng được nâng cao, tiến tới cạnh tranh độc lập với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Việc mở cửa khu vực dịch vụ là một trong các yêu cầu bắt buộc khi gia nhập WTO. Việt Nam đã cam kết mở cửa 11 ngành dịch vụ, trong đó gồm khoảng 110 phân ngành dịch vụ trong tổng số 12 ngành và 155 phân ngành dịch vụ (VCCI). Các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều từ các cam kết tự do hóa trong dịch vụ cũng như thương mại dịch vụ của Việt Nam, rào cản tiếp cận thị trường dần dần được xoá bỏ, giảm bớt từ đó cũng có nhiều cơ hội hơn để XKDV ra nước ngoài. Cơ hội từ đầu tư nước ngoàiViệt Nam trong nhiều năm qua luôn được đánh giá là một địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và các tổ chức tài trợ nước ngoài, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Do vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội XKDV tới ngay các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từ đó mở rộng các cơ hội xuất khẩu thêm ra nước ngoài. Hơn nữa, sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước học tập những thông lệ quốc tế tốt nhất cũng như được chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp liên doanh, liên kết; nhiều việc làm được tạo ra hơn, tốc độ tăng trưởng được đảm bảo để đạt được các mục tiêu quốc gia. Nhận thức của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam về tầm quan trọng của dịch vụ và XKDV ngày càng tiến bộ. Chính phủ đã có những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các năm tới với tỷ trọng dịch vụ trong GDP ngày càng cao. Đã có nhiều cải cách, sửa đổi trong một số văn bản pháp luật quan trọng (như luật Đất đai, luật Cạnh tranh…), và hứa hẹn sẽ có những sửa đổi, bổ sung ở nhiều luật khác (đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ) trong thời gian tới. Chính phủ cũng đã xây dựng bản báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025” thuộc dự án Mutrap; trong đó thể hiện quyết tâm hội nhập quốc tế về dịch vụ, và cam kết hỗ trợ mạnh mẽ ngành dịch vụ của Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tham gia rất nhiều vào việc cung cấp dịch vụ (một nửa số doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp dịch vụ), tuy còn hoạt động nhỏ lẻ nhưng đã có mặt ở hầu hết các ngành dịch vụ chính hiện có trên thế giới, trong đó nhiều ngành đã xuất khẩu thành công.3.4.Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ trong nền kinh tế.Trước hết, cần phải có quy định cụ thể về XKDV trong luật, đây là yếu tố đầu tiên, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ. Ngoài ra, do dịch vụ có tính vô hình, các doanh nghiệp dịch vụ mới là các nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động XKDV. Vì vậy, vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp này phải biết “tự thân vận động”, xây dựng lòng tin ở khách hàng, liên tục đổi mới, sáng tạo, cải tiến chất lượng dịch vụ… Nếu thực hiện tốt được các điều trên, hoạt động XKDV của Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ có nhiều khởi sắc.Thứ hai, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan tới dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ. Hiện nay, Việt Nam đã có khá nhiều luật liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật ngân hàng, bộ luật hàng hải, luật viễn thông, luật du lịch… song hầu như chưa có nhiều luật về hoạt động thương mại dịch vụ hay XKDV trong những ngành dịch vụ này, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động XKDV. Vì vậy cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những luật này cũng như xây dựng thêm những luật mới cho các ngành dịch vụ mới đang có khả năng phát triển cao. Thứ ba, tham gia tích cực vào các thỏa thuận, hợp tác về thương mại dịch vụ.Với Việt Nam, một nước đang phát triển, việc ký kết và thực hiện các hiệp định, hầu hết là với các nước phát triển, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi do vị thế kinh tế khác nhau giữa Việt Nam với các nước đó, nên nếu không thận trọng thì rất dễ trở thành nước nhập khẩu dịch vụ mạnh của những nước này.Vì vậy, cần phải có những đánh giá chính xác về tình hình phát triển của Việt Nam rồi đưa ra các lộ trình phát triển, mở cửa cụ thể, có lợi nhất và có thể thực hiện được cho Việt Nam khi ký kết các hiệp định song phương, đa phương. Và một điều quan trọng là Việt Nam cần phải thực hiện nghiêm túc các cam kết này để tạo thuận lợi, uy tín cho việc ký kết các hiệp định khác sau này.Thứ tư, cải tiến công tác thống kê, thu thập dữ liệu các ngành dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ. Việt Nam cần có nhiều cải tiến, đổi mới trong công tác thống kê XKDV, áp dụng thống nhất các phương thức, chuẩn mực thống kê trong từng ngành dịch vụ, khuyến khích sự sáng tạo, phát triển thêm các phương thức thống kê mới, phù hợp nhất với đặc thù của Việt Nam. Cần có sự phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ban, ngành với nhau và với Tổng cục thống kê trong thống kê về dịch vụ, XKDV, nhằm có được những số liệu nhanh chóng, phù hợp và chính xác nhất. Thêm vào đó, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo và các quy định thống kê XKDV cho các ngành dịch vụ chủ yếu.Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về phát triển dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ ở các trường đại học, các viện nghiên cứu.Cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cho sinh viên và các cán bộ chuyên ngành dịch vụ, thương mại dịch vụ. Khuyến khích công tác nghiên cứu, thực tập thực tế của sinh viên và giáo viên trong nhà trường để có những phân tích đúng đắn phục vụ cho việc phát triển dịch vụ, XKDV của Việt Nam, rồi phổ biến các kết quả nghiên cứu đó ở dạng dễ hiểu tới các cơ quan quản lý các cấp để có những điều chỉnh chính sách phù hợp. Thứ sáu, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ.Để thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ, đầu tiên cần phải tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch cho các nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, các hạn chế với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài về đối xử quốc gia cũng phải dần được loại bỏ hay giảm bớt. Khuyến khích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào các ngành dịch vụ một cách đa dạng thay vì chủ yếu tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu truyền thống.Thứ bảy, đẩy mạnh việc phát triển công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ Việt Nam cần phải có các chiến lược, chính sách phát triển CNTT hơn nữa, và đặc biệt phải có sự gắn kết với từng ngành dịch vụ, hoạt động XKDV bằng việc đào tạo cán bộ dịch vụ về CNTT hay cung cấp thêm một số kiến thức về dịch vụ cho các cán bộ có chuyên môn cao về công nghệ để việc ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp XKDV thêm chính xác và thích hợp. Thứ tám, tăng cường đầu tư phát triển nguồn lực cho xuất khẩu dịch vụ Do dịch vụ là vô hình, việc phát triển nó chủ yếu phải dựa vào các nguồn lực hữu hình như cơ sở vật chất, và nguồn nhân lực, và đặc biệt với XKDV, các yếu tố trên trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi mọi công đoạn đều phải được thực hiện tốt hơn để cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Đầu tư vào cơ sở vật chất: Trước hết cần tập trung phát triển những ngành cơ sở, tạo tiền đề cho các ngành khác như đường sá, điện lực, viễn thông… Cơ sở vật chất phải được nâng cấp lên trình độ khu vực, quốc tế với các trang thiết bị hiện đại để khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam sử dụng dịch vụ của Việt Nam và người Việt Nam không cần dùng dịch vụ nước ngoài. Ngoài ra, cần tăng đầu tư Nhà nước cho phát triển dịch vụ với công nghệ cao, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế dịch vụ, kinh tế tri thức trên thế giới. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Cần phải có chiến lược đầu tư tốt trong công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn lực cho ngành dịch vụ để đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, cần tranh thủ hợp tác quốc tế để tiếp thu các chuyên môn và kinh nghiệm; đào tạo những chuyên gia đầu ngành trong việc soạn thảo chiến lược, hoạch định chính sách để có được những bước đi đúng đắn cho XKDV của Việt Nam.Thứ chín, triển khai các chương trình xúc tiến xuất khẩu dịch vụ. Ngành dịch vụ, XKDV của Việt Nam còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài hơn hẳn chúng ta về mọi mặt. Do đó, rất cần thiết phải có các chương trình xúc tiến XKDV để hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ nói chung và hoạt động XKDV của Việt Nam nói riêng. Một hoạt động cần thiết của chương trình xúc tiến này là tạo và duy trì một diễn đàn chuyên về XKDV với các chuyên gia tư vấn đầu ngành, giúp giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Song song, diễn đàn cũng cần có các cuộc khảo sát thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tổ chức các sự kiện xúc tiến để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.  KẾT LUẬNDịch vụ là một lĩnh vực mà mỗi quốc gia đều rất chú ý trong thúc đẩy và phát triển nền kinh tế. Chính vì thế, tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ của mỗi quốc gia luôn là một mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế của mỗi chính phủ. Đối với một đất nước như Thái Lan, nơi mà tỉ trọng ngành dịch vụ ngày càng cao trong nền kinh tế thì các chính sách phát triển càng được chú trọng mạnh mẽ.Qua nghiên cứu, nhóm chúng em đã phân tích những thực trạng trong phát triển ngành dịch vụ của Thái Lan giai đoạn từ 2006 – 2015. Quá trình đánh giá các chính sách bắt đầu từ các chính sách dành cho ngành dịch vụ của họ, tiếp đó là đi sâu vào phân tích các chính sách một số ngành mà họ có thế mạnh, những ngành dịch vụ điển hình. Từ những phân tích thu được, tiến hành đánh giá tổng quan toàn bộ quá trình nghiên cứu, tổng thế và thực trạng thực hiện các chính sách trong xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan. Cùng trong khu vực ASEAN, văn hoá có một số điểm tương đồng, nên Việt Nam và Thái Lan có thể giao lưu và chia sẻ các chính sách đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, học tập kinh nghiệm trong một số ngành mà Thái Lan có thế mạnh, có thể kể đến như du lịch. Những bài học kinh nghiệm rút ra là rất quý báu, từ đó có thể căn cứ vào tình hình thực tiễn phát triển xuất khẩu dịch vụ tại Thái Lan để đưa ra những giải pháp phù hợp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phục vụ, từng bước đưa ngành dịch vụ thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.4.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Phan Huy Đường Đỗ Hữu Tùng, 2011, Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế Dự báo, số 497, tr.2224.2. TS.Hà Văn Hội, 2010, Chính sách xuất khẩu dịch vụ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.3. Nguyễn Thái Ngọc Anh, 2009, Đẩy mạnh một số loại hình dịch vụ kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam, Đại học Ngoại Thương.4. TS. Phạm Hùng Tiến, 2016, Hội nhập cộng đồng Kinh tế ASEAN – góc nhìn từ ngành dịch vụ Logistics Thái Lan và vận dụng kinh nghiệm phát triển Logistics tại Việt Nam, Đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội. http:dl.ueb.edu.vnbitstream124789081Pham%20Hung%20Tien.pdf5. TS. Hà Văn Hội, 2009, Xuất khẩu dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 176 – 184. http:tapchi.vnu.edu.vnkt_3_09b5.pdf6. Trang web Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu dịch vụ: https:www.gso.gov.vndefault.aspx?tabid=720

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ 4

1.3 Một số loại hình xuất khẩu dịch vụ cơ bản 5

1.4 Vai trò của xuất khẩu dịch vụ 6

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2006 – 2015 8

2.1 Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan 8

2.2 Chính sách xuất khẩu một số ngành dịch vụ điển hình của Thái Lan 10

2.2.1 Xuất khẩu dịch vụ du lịch 10

2.2.2 Xuất khẩu dịch vụ vận tải – logistics 11

2.3 Đánh giá chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan 13

2.3.1 Ưu điểm 13

2.3.2 Nhược điểm 13

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THÁI LAN VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM 14

3.1 Những vấn đề đặt ra trong xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 14

3.2 Áp dụng bài học kinh nghiệm của Thái Lan cho phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 16

3.3 Triển vọng phát triển xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam 17

3.4 Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Thái Lan là một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á vớiGDP và thu nhập bình quân đầu người cao Nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuấtkhẩu trong đó tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ chiếm 52,4% năm 2012 Điều này chothấy ngành dịch vụ có vai trò quan trọng như thế nào trong cơ cấu nền kinh tế của TháiLan Các ngành dịch vụ ở Thái Lan rất phát triển và đa dạng trong đó đáng phải kể tới làmột số ngành xuất khẩu dịch vụ có tiếng, đóng góp vào GDP của đất nước như du lịch,làm đẹp, y tế hay giáo dục Từ năm 2006 đến năm 2015, kinh tế Thái Lan có nhiều biếnđộng, các chính sách của chính phủ cũng thay đổi không ngừng theo vòng xoáy thay đổithể chể chính trị ở Thái Lan Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào, xuất khẩu dịch vụ vẫnluôn là thế mạnh và là một phần rất quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan

Thái Lan là một đất nước gần Việt Nam với nền kinh tế đáng chúng ta học hỏi Vớiviệc là một quốc gia có tiếng trên thế giới về xuất khẩu dịch vụ, Thái Lan luôn đi đầu tỏngkhu vực về các chính sách để thúc đẩy và phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là tích cựcxuất khẩu các ngành dịch vụ - nơi mà giá trị gia tăng cao Rõ ràng, Những gì mà Thái Lanlàm được trong xuất khẩu dịch vụ là bài học rất lớn cho Việt Nam Chính vì vậy, bên cạnhviệc tìm hiểu các chính sách, nhóm cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Namtrong việc đẩy mạng và thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ

Qua sưu tầm tài liệu và tìm hiểu, với đề tài nhận được là “Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan giai đoạn 2006 – 2015 Thực trạng và bài học kinh nghiệm”,

nhóm chúng em đã chắt lọc và đưa ra đề cương chi tiết với toàn bộ nội dung bám sát chủ

đề thuyết trình

Trang 3

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ

1.1 Khái niệm

Xuất khẩu dịch vụ (XKDV) là một hoạt động quan trọng trong thương mại dịch vụ,hoạt động này có thể được hiểu là việc người cung ứng dịch vụ gồm thể nhân và phápnhân cung cấp dịch vụ theo bốn phương thức quy định trong Hiệp định chung về thươngmại dịch vụ (GATS/ WTO), đó là: Cung cấp qua biên giới; Tiêu dùng ngoài lãnh thổ;Hiện diên thương mại; Hiện diên của thể nhân

Ngoài ra, Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên Hiệp Quốc và Bảng cán cânthanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng đã khá thống nhất về khái niệm XKDV, theo

đó, XKDV là “việc người cư trú cung cấp cho người phi cư trú vì mục đích thương mại”

1.2 Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ

Từ những khái niệm về thương mại dịch vụ và XKDV, ta có thể thấy một số điểmkhác biệt của XKDV so với xuất khẩu hàng hóa như:

 XKDV đôi khi không phải là ý muốn chủ quan của người xuất khẩu Ví dụ như khimột người nước ngoài đến Việt Nam, ở trọ tại một khách sạn thì khách sạn đóđương nhiên trở thành nhà XKDV mà thực tế có thể đã không chủ định từ trước.Trong trường hợp này, người tiêu dùng dịch vụ mới chính là người chủ động yêucầu cung cấp dịch vụ

 XKDV không đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư Điển hình là XKDV tại chỗ, vớinguồn vốn đã được đầu tư vào cơ sở vật chất ngay trong nước, có thể đồng thờicung cấp dịch vụ cho cả người tiêu dùng trong và ngoài nước

 Hoạt động XKDV phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của công ty trên thị trường Đốivới dịch vụ, do đặc tính của nó là vô hình, khó lượng hóa, tiêu chuẩn hóa nên uytín là một yếu tố quyết định đối với kết quả của hoạt động XKDV

Trang 4

 XKDV còn gặp phải nhiều khó khăn từ những rào cản kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển XKDV đặc biệt từ cácnước đang phát triển sang các nước phát triển

1.3 Một số loại hình xuất khẩu dịch vụ cơ bản

Xuất khẩu dịch vụ du lịch

Theo bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ du lịch gồm có: dịch vụkhách sạn, nhà hàng (gồm cả ăn uống); dịch vụ đại lý lữ hành và các công ty điều hànhtour; dịch vụ hướng dẫn du lịch; các dịch vụ khác

XKDV du lịch có hiệu quả kinh tế cao hơn so với xuất khẩu hàng hóa do dịch vụ

có tính vô hình, nên tiết kiệm được các chi phí đóng gói, vận chuyển, … Hơn nữa dịch vụ

du lịch cũng ít đòi hỏi về công nghệ phức tạp, mà chủ yếu khai thác các tài nguyên thiênnhiên, văn hóa của đất nước XKDV du lịch giúp tạo ra nhiều việc làm góp phần giảmthất nghiệp, tạo ra một cầu nối văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới

Xuất khẩu dịch vụ vận tải – logistics

Dịch vụ logistics là một chuỗi các hoạt động trong đó có thu mua, vận tải, giaonhận, kho bãi, phân phối sản phẩm, quản lý hàng tồn kho… để tạo ra hiệu quả tối ưu chosản xuất kinh doanh

XKDV vận tải – logistics cũng giống như XKDV du lịch có ý nghĩa rất lớn tới sựphát triển kinh tế của một quốc gia, do các ngành khác trong nền kinh tế thế giới hầu hếtđều phụ thuộc rất nhiều vào ngành vận tải Và cũng vì vậy, tiềm năng phát triển ngànhnày là rất lớn

Xuất khẩu dịch vụ tài chính – ngân hàng

Theo WTO, dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan(trong đó có bảo hiểm trực tiếp, tái bảo hiểm, trung gian bảo hiểm như môi giới, đại lý…)dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (gồm cho vay, nhận ký quỹ, đặt cọc,chuyển tiền, bảo lãnh, cho thuê tài chính…)

Trang 5

Lợi ích của XKDV tài chính: XKDV tài chính hiện nay có rất nhiều lợi ích nhưtăng trưởng kinh tế, tạo việc làm Ngoài ra nước nhập khẩu dịch vụ này còn có một số lợiích như: được chuyển giao công nghệ và phát triển kỹ năng cho nguồn nhân lực trongnước

Xuất khẩu dịch vụ giáo dục

Trong bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ giáo dục được phânthành: dịch vụ giáo dục cơ sở; dịch vụ giáo dục trung học; dịch vụ giáo dục nâng cao;dịch vụ giáo dục người lớn; và các dịch vụ giáo dục khác

XKDV giáo dục chiếm một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hộicủa một quốc gia, ngoài lợi ích kinh tế mang lại, hoạt động này còn góp phần không nhỏvào sự phát triển nền tri thức nhân loại, giúp giao lưu văn hóa Ngoài ra, XKDV giáo dụccòn có những tác động đến cán cân thương mại của quốc gia, đặc biệt là ở những quốc giađang phát triển, nơi chủ yếu nhập khẩu các dịch vụ giáo dục

Xuất khẩu dịch vụ viễn thông

Trong bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ viễn thông gồm có dịch

vụ điện thoại tiếng, dịch vụ telex, điện báo, fax, thư điện tử, thu thập thông tin và cơ sở dữliệu trên mạng… trong đó, các dịch vụ di động ngày càng được ưa chuộng hơn, lấn át cácdịch vụ cố định do tính linh hoạt và thuận tiện của nó

Ngành viễn thông có vai trò rất quan trọng trên thế giới ngày nay, với vai trò kếtnối mọi người giúp hoạt động trao đổi liên lạc diễn ra nhanh và thuận tiện hơn Cùng theo

xu thế chung của thế giới, ngành dịch vụ này trong những năm gần đây đã có những thayđổi rõ rệt điển hình là việc chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh, theo đó, người tiêu dùngcũng có được nhiều lợi ích hơn

1.4 Vai trò của xuất khẩu dịch vụ

Giúp phát triển kinh tế

Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế hiện nay là khá cao, khoảng 70% ở các nước phát triển và 30-50% tại các nước đang phát triển, XKDV trên thế giớicũng giúp nhiều nước trên thế giới giảm thâm hụt hay thậm chí góp phần quan trọng làm

Trang 6

60-thặng dư thêm trong cán cân xuất nhập khẩu quốc gia Vì vậy, sự phát triển của dịch vụnói chung và XKDV nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh

Tạo công ăn việc làm

Với tỷ trọng ngày càng lớn của dịch vụ và XKDV trong GDP, số lượng việc làmđược tạo ra bởi khu vực dịch vụ là nhiểu nhất ở hầu hết các nước Ở các nước đang pháttriển, tỷ trọng này còn ít nhưng không thể phủ nhận là nếu tập trung phát triển mạnh cácngành dịch vụ để xuất khẩu, chắc chắn sẽ giải quyết được việc làm cho rất nhiều ngườidân

Ngoài ra, XKDV phát triển sẽ giúp thúc đẩy phân công lao động, tăng tỷ trọng củadịch vụ trong cơ cấu kinh tế Việc thay đổi trong phân công lao động khi thương mại dịch

vụ phát triển sẽ góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho cả lĩnh vực sản xuất vàdịch vụ

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Việc thúc đẩy XKDV phát triển vừa làm tăng nguồn thu về ngoại tệ vừa giúp thuhút đầu tư nước ngoài Khi doanh thu từ hoạt động XKDV tăng, nguồn vốn FDI sẽ nhanhchóng được đổ vào để tham gia cung cấp dịch vụ, tận dụng cơ hội

Thêm vào đó, dịch vụ đang hiện diện ngày càng nhiều trong các hoạt động kinh tếquốc tế, cũng như hoạt động của các công ty đa quốc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 7

(FDI) vào các ngành dịch vụ có sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là dịch vụ tài chính

và dịch vụ kinh doanh, do sự kích thích bởi áp lực cạnh tranh của thị trường trong nướckhiến các công ty đa quốc gia phải tìm kiếm các thị trường mới để phát huy lợi thế cạnhtranh của họ

Trang 8

2 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA THÁI LAN GIAI

ĐOẠN 2006 – 2015 2.1 Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan

Thứ nhất, Chính phủ có các chương trình hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu cũng

như các khoản tài trợ tài chính cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ để những doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn

Năm 2013, bộ Thương mại Thái Lan thông qua một khoản ngân sách 67,5 triệubaht (hơn 2,1 triệu USD) nằm trong dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp hơn

500 doanh nghiệp loại này đối phó với những khó khăn trong xuất khẩu

Khoản ngân sách này sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia 81 hộichợ thương mại và cùng phối hợp với các phái bộ thương mại ở nước ngoài để thúc đẩyxuất khẩu hàng hóa, dịch vụ Vụ Xúc tiến thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại TháiLan ước tính sẽ có khoảng 33.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này cần tới sự hỗtrợ của chính phủ

Vụ Xúc tiến thương mại quốc tế hiện đang xem xét mở rộng dự án tới các địaphương để có thể giúp đỡ thêm nhiều doanh nghiệp Chính sách xuất khẩu một số ngànhdịch vụ điển hình của Thái Lan

Thứ hai, xóa bỏ rào cản trong hoạt động XKDV của Thái Lan thông qua việc mở

cửa thị trường, tích cực tham gia các tổ chữ kinh tế thế giới

Là một trong 6 nước thành viên sáng lập ra Khu vực Thương mại Tự do ASEAN(AFTA), Thái Lan ngày nay vẫn không ngừng phát triển hoạt động hội nhập kinh tế thếgiới Thái Lan hiện là thành viên của các cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới, nhưASEAN, ASEM, Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thươngmại Thế giới và tiếp tục tham gia đàm phán các quá trình đàm phán thoả thuận thươngmại tự do và hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn với nhiều quốc gia trên thế giới

Thứ ba, đảm bảo thông tin và dữ liệu thống kê trong ngành dịch vụ chính xác.

Chính phủ Thái Lan nhận thức được rằng, nguồn dữ liệu nghèo nàn, sai lệch sẽ làmcho Nhà nước có những đánh giá không đúng về ngành dịch vụ cũng như công việc mà

Trang 9

nó tạo ra, gây khó khăn cho việc hoạch định các chiến lược phát triển Thái Lan đã tậptrung vào việc phát triển các phương pháp đo lường, thống kê tiên tiến hỗ trợ cho việc lênchính sách và ra quyết định về dịch vụ Hệ thống thống kê ở Thái Lan là hệ thống phâncấp từ trung ương xuống địa phương Cơ quan Thống kê Quốc gia (NSO) với chức năngchủ yếu của NSO không chỉ là sản xuất dữ liệu thống kê mà còn là trung tâm xây dựngcác phân ngành thống kê của Thái Lan Dựa trên cở sở phân ngành thống kê quốc tế, cóthể sử dụng và so sánh thông tin và dữ liệu được chuẩn hoá giữa Thái Lan và quốc tế.

Thứ tư, chính sách quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Thái Lan.

Thái Lan chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đường bộ, đường sắt, hệthống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại Thái Lan cũng đã xây dựngthành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ chohoạt động kinh doanh quốc tế

Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực phát triển ngành dịch vụ.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài việc nâng cao thể chất, vềthực chất là phát triển giáo dục, đào tạo, mà trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục,đào tạo Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đã và đang trở thành mục tiêu theo đuổicủa hệ thống giáo dục ở Thái Lan Chính phủ Thái Lan cam kết bảo đảm tiếp cận bìnhđẳng với giáo dục suốt đời, đào tạo cho tất cả các công dân Thái Lan để có được kỹ năngsống cơ bản cần thiết

Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan đưa hàng chục nghìn sinh viên ra nước ngoài đểđào tạo trên cơ sở học bổng Mục tiêu của dự án là nhằm tạo ra các chuyên gia khoa học

và công nghệ hàng đầu trong các lĩnh vực Những người được nhận học bổng sẽ trở lạiThái Lan để làm việc trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo

Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ y tế, Thái Lan đã đào tạo được một đội ngũ nhânviên y tế chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn cao Mỗi năm Thái Lan đào tạo thêmkhoảng 2 bác sĩ, 12 nhân viên y tế để chăm sóc sức khỏe cho 100 nghìn dân Trước đó, đểchuẩn bị cho tiến trình hội nhập khu vực, Bộ Y tế Thái Lan đã lên kế hoạch tăng số lượng

y tá được đào tạo hàng năm từ 8.000 người lên 10.000 người cho đến năm 2016

Trang 10

1.1 Chính sách xuất khẩu một số ngành dịch vụ điển hình của Thái Lan

1.1.1 Xuất khẩu dịch vụ du lịch

Chính phủ Thái Lan rất chú trọng phát triển ngành du lịch Đặc biệt Chính phủThái Lan rất chú trọng thu hút khách du lịch quốc tế, bởi đây là một phương thức xuấtkhẩu dịch vụ có hiệu quả cao Ngành du lịch Thái Lan xuất khẩu dịch vụ du lịch chủ yếuqua hình thức “tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ” tức là cung cấp dịch vụ du lịch chokhách nước ngoài đến Thái Lan, cộng với hình thức xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng lưuniệm cho khách du lịch quốc tế Để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, Chính phủThái Lan thực hiện nhiều chính sách, cụ thể:

Thứ nhất, coi trọng xây dựng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đấy

phát triển du lịch

Chính phủ Thái Lan nhận thức rằng, muốn đưa du lịch trở thành một trong nhữngngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch này phải thông qua một hệ thống cơ chếchính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện đưa du lịch phát triển vớitốc độ cao và vững chắc Hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từ những đặc trưngcủa du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao, mangtính toàn cầu hóa, khu vực hóa

Thứ hai, tăng cường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.

Chính phủ Thái Lan chú trọng đầu tư cho phát triển du lịch quốc tế thông qua cácchính sách:

 Đầu tư quy hoạch và phát triển đường giao thông có hệ thống và hiện đại góp phầnrút ngắn thời gian đi lại cho du khách

 Đầu tư mở rộng cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí, các khu du lịch và các quần thể

du lịch để tăng nguồn thu và tăng khả năng hấp dấn khách đến nhiều lần

 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch, đào tạo và hình thành một đội ngũ hướngdẫn viên du lịch chuyên nghiệp

Thứ ba, có chính sách giá dịch vụ hợp lý để thu hút du khách nước ngoài.

Trang 11

Thứ tư, tăng cường maketing du lịch với sự tham gia của Chính phủ.

Một nét nổi bật trong chính sách du lịch ở Thái Lan là Chính phủ trực tiếp làm tiếpthị du lịch Các quan chức nước này luôn đặt mục tiêu tìm kiếm khách hàng thường xuyêncho ngành du lịch nước nhà

Thái Lan thường đưa giá chào tour du lịch hấp dẫn cho các nhà lãnh đạo cao cấpcủa các công ty nước ngoài Khuyến khích đặt đại diện du lịch quốc gia dưới hình thứcvăn phòng đại diện hay đại diện du lịch để làm công tác xúc tiến, quảng bá, nghiên cứu thịtrường thu hút khách vào nước mình

2.1.1 Xuất khẩu dịch vụ vận tải – logistics

Nhờ vào lợi thế vị trí địa lý chiến lược, Thái Lan đặt mục tiêu phát triển trở thànhđiểm trung chuyển Logistics trong khu vực Triển vọng kế hoạch này ngày càng đượccủng cố thêm bởi việc tăng cường thương mại biên mậu tại tiểu vùng Mekong lớn GMS4,cũng như việc thực thi cộng đồng kinh tế ASEAN Economic Community (AEC) từ năm

2016 Để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu dịch vụ logistic, Thái Lan đưa ra một sốcác chính sách:

Thứ nhất, xây dựng các tuyến giao thông hành lang trong khu vực.

Ngành dịch vụ Logistics Thái Lan được hỗ trợ đáng kể từ kết quả gia tăng sảnlượng nhanh chóng của ngành công nghiệp, và kế hoạch xây dựng các tuyến giao thônghành lang trong khu vực

Thứ hai, cho phép khu vực tư nhân được xây dựng các điểm kiểm soát biên giới,

bao gồm việc xây dựng các đường giao thông biên giới và chuyển đổi 10 điểm kiểm soát tạm thời thành các điểm kiểm soát thường xuyên

Trong khối ASEAN, Malaysia là quốc gia có trao đổi ngoại thương lớn nhất vớiThái Lan Hội đồng thương mại Thái Lan Board of Trade dự báo rằng, thương mại biêngiới (Cross-border Trade) với các quốc gia láng giềng Malaysia, Myanmar, Laos vàCambodia trong năm 2014 sẽ tiếp tục tăng 7%, kéo theo đó là xuất khẩu dịch vụ Logisticcủa đất nước này cũng tăng trưởng Giá trị kim ngạch trao đổi thương mại biên giới năm

2013 đã đạt xấp xỉ 30 tỷ $, chiếm khoảng 70% toàn bộ giá trị kim ngạch ngoại thương với

Trang 12

bốn quốc gia láng giềng này Nhằm tạo động lực thúc đẩy, phòng Thương mại ThaiChamber of Commerce đưa ra khuyến nghị rằng, cho phép khu vực tư nhân được xâydựng các điểm kiểm soát biên giới, bao gồm việc xây dựng các đường giao thông biêngiới và chuyển đổi 10 điểm kiểm soát tạm thời thành các điểm kiểm soát thường xuyên.Hiện tại đang tồn tại 34 cửa khẩu thường xuyên.

Thứ ba, triển khai mạng lưới Logistics điện tử E-Logistics; Thủ tục hải quan điện

tử tại các cửa khẩu vùng GMS.

Nhiều giải pháp từ phía Chính phủ đã tác động nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh - trong đó, phải kể đến việc triển khai mạng lưới Logistics điện tử E-Logistics; Thủtục hải quan điện tử tại các cửa khẩu vùng GMS; và việc thiết lập Trung tâm dịch vụ xuấtkhẩu một cửa “One Stop Export Service Center” - là một đơn vị liên kết của 14 tổ chứcliên đới tới hoạt động xuất khẩu nhằm đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục xuất khẩu

Thứ tư, thiết lập các trạm trung chuyển đa phương thức tại các nút vận chuyển

chiến lược.

Nhằm chuyển đổi phương thức vận tải theo hướng tăng tỷ trọng vận tải đường sắt

và giảm tỷ trọng vận tải đường bộ trong dài hạn, các chuyên gia đề xuất giải pháp trướcmắt là thiết lập các trạm trung chuyển đa phương thức tại các nút vận chuyển chiến lược,với các trang thiết bị hiện đại nhằm rút ngắn thời gian trung chuyển Container Ngay cảcác phương tiện cơ giới cũng cần phải được đổi mới theo hướng chuẩn hóa - ví dụ như lắpđặt chế độ vận hành thông minh, tối ưu hóa cung đường với hỗ trợ hệ thống định vị GPS,hoặc ứng dụng các công nghệ vận chuyển mới như giá xếp kệ hàng nhiều lớp v.v

Để duy trì được năng lực cạnh tranh cao của ngành công nghiệp Thái Lan phải kểtới đóng góp của chiến lược Logistics định hướng sản xuất tinh gọn thông qua mô hìnhquản trị cung ứng nhanh chóng “Just-in-time”

Thứ năm, tăng cường phối hợp hoạt động kinh doanh với các quốc gia láng

giềng.

Ngày đăng: 18/05/2016, 17:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. TS. Phạm Hùng Tiến, 2016, Hội nhập cộng đồng Kinh tế ASEAN – góc nhìn từ ngành dịch vụ Logistics Thái Lan và vận dụng kinh nghiệm phát triển Logistics tại Việt Nam, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.http://dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8908/1/Pham%20Hung%20Tien.pdf Link
5. TS. Hà Văn Hội, 2009, Xuất khẩu dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 176 – 184. http://tapchi.vnu.edu.vn/kt_3_09/b5.pdf Link
6. Trang web Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu dịch vụ: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=720 Link
1. Phan Huy Đường & Đỗ Hữu Tùng, 2011, Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, số 497, tr.22-24 Khác
2. TS.Hà Văn Hội, 2010, Chính sách xuất khẩu dịch vụ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
3. Nguyễn Thái Ngọc Anh, 2009, Đẩy mạnh một số loại hình dịch vụ - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam, Đại học Ngoại Thương Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w