1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch bdtx thpt modul 3, 12,18,19,

34 5,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 253 KB

Nội dung

Môđun 3 GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁ BIỆT Học sinh cá biệt: học sinh có những thái độ, hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của ngưởi học sinh, hoặc thiếu văn hóa, đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người, đồng thời không có động cơ học nên kết quả học tập yếu, kém… được lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống được coi là cá biệt.

Trang 1

PHẦN I

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN

I NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng GD& ĐT;

- Các thông tư số 30, 31, 32, 33/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011;

- Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

- Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của ngành;

Bản thân tôi xin đăng kí với Tổ Lý-CN và BGH trường THPT Chuyên Bạc Liêu

kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2014-2015

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ HOẠCH

1 Mục đích yêu cầu

- Bồi dưỡng thường xuyên nhằm giúp đội ngũ giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị,kinh tế- xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lựcdạy học

- Công tác bồi dưỡng thường xuyên nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, nănglực tự đánh giá hiệu quả học tập của cá nhân

- Bồi dưỡng xuyên hỗ trợ giáo viên thực hiện nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ phát triểngiáo dục địa phương, từng bước nâng cao mức độ đáp ứng giáo viên THPT với yêu cầuphát triển giáo dục THPT và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT

2 Nội dung

- Căn cứ thông tư 31/2011/TT-BGDĐT chương trình BDTX của Bộ GD& ĐT

- Căn cứ hướng dẫn chỉ đạo của Sở GD&ĐT

- Căn cứ vào khả năng của bản thân, tôi tự lựa chọn các nội dung sau để tự bồi dưỡngtrong năm 2014-2015

STT Tên nội dung Thời gian thực hiện hoàn thành Thời gian Số tiết Ghi chú

1

Môđun 3: Giáo dục học sinh

THPT cá biệt

1 Tìm hiểu về học sinh cá biệt ở

lứa tuổi Trung học phổ thông

2 Phương pháp thu thập thông tin

về học sinh cá biệt

3 Hướng phối hợp xử lý, lưu trữ,

khai thác thông tin về từng học

sinh cá biệt

4 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến

hiện tượng học sinh cá biệt

1 Tìm hiểu các khái niệm về Stress

2 Tìm hiểu một số biểu hiện và

01/01/2015 31/01/2015 15

Trang 2

mức độ Stress của học sinh THPT.

- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập trung

- Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt: Tổ, nhóm chuyên môn, cụm trường

- Bồi dưỡng thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm

- Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu

- Bồi dưỡng thông qua internet

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức và kỹ năng:

- Liệt kê được các phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt; các phương phápgiáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt

- Sử dụng và phối hợp được các phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt; cácphương pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cábiệt có tính đến đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT và đặc điểm cá nhân

2 Về thái độ

- Tin rằng mọi học sinh đều có thể thay đổi theo hướng tích cực và tôn trọng học sinh cábiệt như những nhân cách có giá trị

- Cam kết, giúp đỡ, hỗ trợ học sinh cá biệt thay đổi niềm tin và hành vi không mong đợi

II NỘI DUNG

1 Tìm hiểu về học sinh cá biệt ở lứa tuổi Trung học phổ thông.

a Những tác động tích cực và tiêu cực đến học sinh

Từ gia đình, bạn bè và môi trường sống: ảnh hưởng của gia đình; ảnh hưởng củanhóm bạn; ảnh hưởng của môi trường sống

b Những khó khăn về từng phương diện của học sinh

Học tập; sức khỏe; hoàn cảnh gia đình; tâm lý cá nhân; không tự nhận thức, khôngđịnh hướng được những giá trị đích thực; thiếu hoặc mất niềm tin vào khả năng và giá trịcủa bản thân; bị lôi kéo, áp lực của nhóm bạn tự phát, những thói quen tiêu cực  Giáoviên tìm hiểu để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng, tránh những hành vikhông mong đợi

c Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh cá biệt

Trang 4

Theo quan điểm Gardner, con người có 8 dạng năng lực/ trí thông minh và theonhà tâm lý học Maslow, con người 5 tầng nhu cầu (tài liệu trang 112,113).

Học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng đều có thể có đầy đủ hoặc một sốcác năng lực, các nhu cầu ở những mức độ đã nêu  Giáo viên tìm hiểu để tạo điều kiện

và hỗ trợ các em phát triển năng lực, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu chính đáng,khích lệ các em

d Niềm tin, quan niệm của học sinh về các giá trị trong cuộc sống

Giáo viên tìm hiểu để tác động làm thay đổi những niềm tin và giá trị không hợp

lý đang chi phối hành vi ứng xử của các em

e Khả năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập

Giáo viên tìm hiểu để có chiến lược tiếp cận phù hợp

f Tính cách với những đặc điểm cơ bản

Giáo viên coi trọng khám phá những nét tích cực để phát huy nhằm triệt tiêunhững nét tiêu cực

g Hành vi, thói quen chưa tốt và những nguyên nhân

Giáo viên hỗ trợ học sinh thay đổi thói quen, hành vi trên cơ sở khắc phục nhữngnguyên nhân gây ra chúng

2 Phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt

a Thực hành bài tập

“Tự nhận thức bản thân” cho từng học sinh trên lớp, trong đó có học sinh cá biệt

b Trò chuyện với học sinh cá biệt ngoài giờ học

Giáo viên cần thể hiện sự quan tâm lắng nghe để hiểu hơn là để đáp lại, giữ bìnhtĩnh và kiên nhẫn không cắt ngang, tránh tranh cãi hoặc phê phán, thể hiện thiện chímuốn lắng nghe

Năm yếu tố chính của lắng nghe tích cực:

- Tập trung chú ý

- Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe

- Cung cấp thông tin phản hồi

- Không vội đánh giá

- Đối đáp hợp lý

Trang 5

- Cùng với lắng nghe tích cực giáo viên cũng cần dạy cho học sinh biết cách phản hồi haybày tỏ cảm xúc, chia sẻ cảm xúc của bản thân với những người khác Điều này sẽ giúphọc sinh thoát khỏi tình trạng căng thẳng.

c Các phương pháp thu thập thông tin khác

- Tổ chức cho học sinh viết về những điều có ý nghĩa đối với bản thân và cuộc sống theoquan niệm riêng

- Quan sát các em trong quá trình cùng tham gia vào các hoạt động với học sinh

- Tìm hiểu về học sinh cá biệt thông qua nhóm bạn thân

- Tìm hiểu về học sinh thông qua gia đình, cán bộ lớp, các bạn ngồi xung quanh, các giáoviên bộ môn, những người hàng xóm…

3 Hướng phối hợp xử lý, lưu trữ, khai thác thông tin về từng học sinh cá biệt

a Xử lý phân tích thông tin thu được

Kết hợp, đối chiếu, so sánh thông tin thu được từ các nguồn khác nhau, trên cơ sở

đó, phân tích, đánh giá để giữ lại những thông tin được kiểm chứng từ nhiều nguồn, sau

đó tổng hợp, khái quát hóa để có những nhận định cơ bản về học sinh  Đây là cơ sở đểđánh giá chẩn đoán về một học sinh cụ thể

- Đánh giá chẩn đoán: là một thành phần quan trọng trong công tác giáo dục Chẩn đoántrong giáo dục không chỉ để nhận dạng các khó khăn và các thiếu hụt trong kiến thức,nhân cách của học sinh mà còn để nhận dạng các điểm mạnh, các năng lực đặc biệt củahọc sinh Giáo viên chẩn đoán nhằm giúp học sinh học tốt hơn chứ không phải để “dánnhãn” học sinh

- Các kết quả của chẩn đoán được sử dụng để lập nên một kế hoạch dạy học, giáo dụcnhằm loại bỏ các trở ngại của việc học và phát triển nhân cách các em Kế hoạch giáo dục

cá nhân là văn bản xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và các điềukiện thực hiện theo tiến độ thời gian để tiến hành giáo dục

b Lưu giữ kết quả đánh giá

Để lập hồ sơ từng học sinh cá biệt Hồ sơ học sinh gồm có: Phiếu đặc điểm giađình học sinh; Phiếu theo dõi sự phát triển cá nhân từng học sinh qua từng tuần, tháng,học kỳ, năm học; Các kết quả/thông tin sau thu thập được về học sinh thông qua cácphương pháp /kỹ thuật tìm hiểu đặc thù; Học bạ; Sổ liên lạc => Các thông tin có thể lưugiữ dưới dạng các file mềm

c Hướng khai thác thông tin về học sinh

Trang 6

Thông tin về học sinh cá biệt được khai thác để xác định biện pháp tác động, dựbáo chiều hướng phát triển dưới tác động của các ảnh hưởng; dự kiến kết quả đạt đượccũng như những nguy cơ để từ đó có biện pháp phòng ngừa.

4 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt

a Chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của bản thân

Học sinh chưa nhận thức được “Học để làm gì? Vì điều gì mà phải học?”, hoặcchưa hài hòa giữa quyền và bổn phận trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống

Do chưa được giáo dục đầy đủ hoặc chưa đúng cách, bản thân thiếu tự giác chấp nhậnnhững bổn phận, trách nhiệm của mình bên cạnh việc được hưởng thụ các quyền lợi từgia đình, nhà trường, xã hội  các em đến trường , đi học là ý muốn của gia đình, chamẹ, không nhận thức đi học là cơ hội để thành công và hạnh phúc sau này  các emthiếu tự giác, thiếu trách nhiệm với việc học tập và tu dưỡng

b Có niềm tin sai về giá trị của con người và cuộc sống

Không tin vào việc học, quan niệm tiền bạc và quyền uy mới là những thước đolàm nên giá trị con người và cuộc sống

- Trong quá trình thích nghi với môi trường mới, nếu học sinh lỡ vi phạm, mắc lỗi, các

em rơi vào cảm giác không an toàn  giảm hứng thú, động cơ học tập thậm chí chán, bỏhọc

- Phương pháp học tập không hiệu quả cũng là nguyên nhân gây chán nản và mất động cơhọc tập

5 Rối loạn hành vi xã hội của học sinh cá biệt

a Các mức độ rối loạn hành vi xã hội

- Dửng dưng trước tình cảm của những người xung quanh

- Coi thường các chuẩn mực cũng như các nghĩa vụ xã hội

Trang 7

- Hung hãn, tàn bạo với mọi người và với súc vật.

- Phá hoại mọi tài sản sở hữu

- Ăn cắp, ăn trộm, đốt phá

- Bỏ học, Bỏ nhà đi bụi

- Rất hay lên cơn thịnh nộ, giận dữ

- Hay khiêu khích, châm chọc mọi người xung quanh

- Thường xuyên và công khai không chịu nghe lời

c Phân loại rối loạn hành vi thành ba nhóm

- Nhóm rối loạn hành vi được giới hạn bởi những điều kiện gia đình: thể hiện sự quậyphá trong gia đình, nguyên nhân do cha mẹ đối xử với con cái quá khắc nghiệt, thô bạohoặc chiều chuộng con cái quá mức; do các thành viên trong gia đình quá thờ ơ dửngdung với nhau; do gia đình có quá nhiều các vấn đề xã hội

- Nhóm rối loạn hành vi không được chấp nhận bởi nhóm xã hội: côn đồ, thích đánhnhau, tống tiền, tấn công bằng vũ lực, tàn bạo với động vật… Dạng rối loạn này là do sựtổn hại về các mối quan hệ của trẻ với nhóm bạn, trẻ bị cô độc hắt hủi, không được đónnhận trong cộng đồng

- Nhóm rối loạn hành vi được chấp nhận bởi nhóm xã hội: các rối loạn hành vi đi ngượclại chuẩn mực xã hội, các hành động quậy phá của những trẻ thường ngày vẫn hòa nhậptốt với các bạn cùng trang lứa

 Nhóm rối loạn hành vi thứ nhất nguyên nhân chủ yếu nằm ở chính gia đình gia đìnhhọc sinh, nhóm thứ hai và ba, nguyên nhân gia đình chỉ mang tính trung gian

d Đặc điểm của học sinh có nguy cơ cao bị rối loạn hành vi xã hội

- Các kiểu hành vi chống lại chuẩn mực xã hội thường gặp ở các em trai nhiều hơn các

em gái

- Các học sinh có những rối loạn về thần kinh, đặc biệt là hội chứng tăng động

Trang 8

- Các học sinh có trình độ phát triển trí tuệ thấp, thường bị cha mẹ quở trách vì kết quảhọc tập kém.Để tìm kiếm sự cảm thông, các em ra bên ngoài và dễ dàng gia nhập vào bất

cứ bang nhóm nào

- Các em có yếu tố di truyền từ gia đình( bố mẹ bị rối loạn hành vi, nghiện ma túy, tâmthần…)

- Do chính tính cách của học sinh( thô bạo, vô cảm, ích kỷ, tự ti, tự cao…)

 Rối loạn hành vi xã hội rất hiếm khi được giải quyết nhanh chóng Việc điều chỉnh,chỉnh trị phụ thuộc vào nguyên nhân của rối loạn, theo đó hoặc sẽ thực hiện liệu pháp giađình nếu rối loạn thuộc nhóm 1, hoặc thực hiện liệu pháp với nhóm bạn, giúp học sinhthay đổi hình ảnh bản thân nếu rối loạn thuộc nhóm 2 và 3

6 Tìm hiểu cách thức giáo dục học sinh cá biệt.

a Giáo viên phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với học sinh cá biệt

- Thể hiện sự hiểu biết, trân trọng, thông cảm và chấp nhận trẻ.

- Tập trung vào điểm mạnh của trẻ

- Tìm điểm tích cực và nhìn nhận tình huống theo cách khác tích cực

- Tập trung vào những điểm cố gắng , tiến bộ của trẻ

- Thực hiện trước khi một hành động diễn ra, không chỉ khi thành công mà cả khi khókhăn hoặc thất bại

 Giáo viên sẽ khơi dậy ở học sinh nhu cầu muốn khẳng định khả năng và giá trị củabản thân, muốn hoàn thiện nhân cách Từ đó các em được khích lệ để tự tin và có động

cơ hoạt động

b Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Để học sinh có những ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, trong các tình

huống, cần giúp học sinh nhận thức đúng bản thân, trong đó phải xác định được “ Ta là

ai? Ta có điểm mạnh, điểm yếu gì?”

- Nhận thức được những giá trị đối với bản thân: nhận thức được điều gì có ý nghĩa vàquan trọng đối với bản thân, và những điều đó có phải thực sự là chân giá trị của conngười và đời người không? Rất quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chếnhất định, mình là người có giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiệnbản thân

Trang 9

- Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi vàứng xử một cách tích cực: Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểmmạnh, giá trị của bản thân, giáo viên cần khích lệ để các em tự tin phát huy những điểmmạnh và giá trị đó, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tin vàonhững cái phi giá trị hoặc phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theohướng lành mạnh và tích cực lên.

c Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ

Quá trình thay đổi hành vi là một quá trình khó khăn đòi hỏi sự kiên trì của họcsinh cá biệt và sự khuyến khích, hỗ trợ của giáo viên, gia đình, bạn bè Có thể chia quátrình đó ra 5 bước:

- Nhận ra hành vi có hại;

- Quan tâm đến hành vi mới;

- Đặt mục đích thay đổi;

-Thử nghiệm hành vi mới;

- Đánh giá kết quả

d Quan tâm, hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt

- Quan tâm giúp đỡ học sinh cá biệt khi gặp khó khăn; phụ đạo bồi dưỡng thêm để các

em có thể nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản, vận dụng phương pháp tự học bộmôn Điều này rất quan trọng vì nó giúp học sinh dần thành công trong từng nấc thangchiếm lĩnh kiến thức Từ đó từng bước tạo cho học sinh niềm vui, niềm tin về khả nănghọc tập của bản thân Giáo viên cùng học sinh đặt ra những mục tiêu phù hợp với khảnăng học tập của học sinh và giúp học sinh đạt được những mục tiêu đó, giúp các emcủng cố niềm tin có thể vươn lên trong học tập

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu cho học sinh, giáo viên cần lưu ý: Thái độ, hành vicủa giáo viên để học sinh thấy được an toàn, yêu thương, hiểu, thông cảm, tôn trọng, cógiá trị

e Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách

f Tránh sử dụng củng cố tiêu cực

g Sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic

Trang 10

h Phương pháp ứng xử đối với một số loại hành vi có mục đích điển hình

i Lập kế hoạch phát triển cá nhân, khơi dậy hoài bão và ý thức tự giáo dục của học sinh

k Áp dụng mô hình thay đổi nhận thức – hành vi để cải thiện niềm tin, suy nghĩ chưa hợp lý của học sinh cá biệt

l Áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với cả tập thể lớp và học sinh cá biệt

m Thiết lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi, chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh

7 Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt

a Đánh giá hành vi không đồng nhất với đánh giá nhân cách

b Đánh giá theo quan điểm tích cực đối với học sinh cá biệt

c Đánh giá sự tiến bộ của chính học sinh cá biệt theo quá trình

d Đánh giá cuối cùng theo chuẩn quy định

III KẾT LUẬN

Người giáo viên chủ nhiệm thật sự thành công khi biết nắm bắt tâm lí học sinh, nắmđược hình tình tâm lí học sinh và cách giáo dục học sinh, đặc biệt là những học sinh cábiệt Do được phân công chủ nhiệm lớp 11A, là lớp ngoan, học giỏi, không có học sinh

cá biệt nên tôi chưa vận dụng được những kiến thức mà mình đã nghiên cứu, học tập Hivọng đây là tài liệu quý giá giúp tôi thành công ở công tác chủ nhiệm trong những nămsau

Trang 11

Môđun 12

KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÍ CĂNG THẲNG TRONG

HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT

STRESS

Nghĩa của từ stress (theo từ điển):

- Sự căng thẳng; tâm trạng căng thẳng

- Nhấn mạnh một điều gì

- Sự nhấn

- Sự cố gắng, sự đòi hỏi bỏ nhiều sức lực

- Phải cố gắng nhiều

2 Nguồn gốc gây ra stress

a Từ môi trường bên ngoài

- Gia đình: kinh tế, tình cảm, kỳ vọng của gia đình, …

- Xã hội: môi trường sống, học tập, làm việc, các mối quan hệ, ứng xử, …

- Tự nhiên: khí hậu, thời tiết, tiếng ồn, …

b Từ bản thân

- Yếu tố sức khoẻ: bệnh mới mãn tính, bệnh ở thời kỳ cuối; khiếm khuyết cơ thể, …

- Yếu tố tâm lý: sự thích nghi của năng lực, ý chí, tình cảm, trình độ nhận thức, kinhnghiệm, … của chủ thể đối với nhiệm vụ mới, những dồn nén từ thời thơ ấu, quá khứ, giấc mơ, linh cảm, …

Trang 12

lý của HS, có thể dẫn đến những rối loạn thích nghi tạm thời, làm cho các em khó hoặc không thể giải quyết những vấn đề trong học tập đang đặt ra đối với các em.

4 Phân loại stress

a Dựa vào mức độ gây ra stress: có 2 loại

- Eustress (stress tích cực): là phản ứng thích nghi với tác nhân thông qua 2 giai đoạn báođộng (ý thức được tác động rõ ràng) và kháng cự (huy động năng lực tâm lý, sẵn sàng đáp ứng đối với tác nhân kích thích)

- Dystress (stress tiêu cực): thông qua 3 giai đoạn báo động, kháng cự và suy kiệt (Quá trình stress diễn ra quá sức chịu đựng Giai đoạn kháng cự kéo dài, liên tục và thất bại, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể dẫn đến suy kiệt)

b Dựa vào nguyên nhân gây ra stress: 3 loại (tham khảo)

- Sinh thái:

+ Rối loạn chu kỳ nhịp sinh học

+ Rối loạn nhịp ăn và ngủ

Trang 13

II BIỂU HIỆN VÀ MỨC ĐỘ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT

1 Biểu hiện stress

- Về mặt thái độ, cảm xúc, hành vi: không hứng thú, mặc cảm tự ti về khả năng bản thân, thất vọng về bản thân, cảm thấy buồn bả, chán nản, hay cáo gắt với người khác hay muốnkhóc, không làm chủ được mình, muốn xa lánh người khác hoặc cảm thấy người khác bỏ rơi mình (cô đơn), âm thầm chịu đựng, lo âu, sợ hãi mơ hồ, phản ứng chậm chạp hoặc quá nhạy cảm, luôn có cảm giác bất an, có thể dẫn đến rối loạn hành vi (đi đứng nói nănglung tung, đập phá, viết vẽ bậy bạ), khó khăn trong quan hệ với những người xung quanh

- Mức độ của dystress: Trước nhiệm vụ học tập quá khó khăn hoặc quá đơn điệu, không

có nghĩa là HS không thể giải quyết được, tạo ra sự mất cân bằng tâm – sinh lý, sự khôngthoả mãn, căng thẳng, HS chán ghét môn học, “dị ứng” khi gặp lại vấn đề, gây rối loạnhành vi trong quá trình học tập, thích ứng kém …

III MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI DYSTRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT

1 Một số phương pháp ứng phó với stress trong học tập

a Ứng phó nhắm vào tác nhân

Làm thay đổi tác nhân gây ra stress hoặc thay đổi mối quan hệ giữa con người với tác nhân đó thông qua những hành động trực tiếp hoặc những hành động giải quyết vấn

đề Cụ thể:

- Chống trả: phá huỷ, rời chỗ hoặc làm yếu mối đe dọa

- Bỏ chạy: chạy xa khỏi mối đe dọa

Trang 14

- Thương lượng, mặc cả, thỏa hiệp.

- Ngăn ngừa stress trong tương lai: hành động nhằm gia tăng sức chống đỡ hoặc làm giảm ảnh hưởng của stress được ngăn chặn trước

b Ứng phó nhắm vào cảm xúc

Làm thay đổi bản thân thông qua các hành động khiến bản thân cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không làm thay đổi các tác nhân gây ra stress Cụ thể:

- Các hoạt động nhắm vào thân thể: dùng thuốc, thư giãn, hồi sinh học

- Các hoạt động nhắm vào nhận thức: những trò tiêu khiển …

2 Kỹ năng làm giảm mức độ của stress trong học tập

Trước hết phải quản lý được căng thẳng của bản thân trong học tập: HS phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress (dựa vào các biểu hiện của stress)

- Điều chỉnh phương pháp học tập, ôn tập, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý: Tránh học dồn, thi mới học, HS học theo kiểu “Nước chảy đến chân mới nhảy” rất dễ bị dystress do tâm lý

sợ học không kịp, thiếu an tâm, tình trạng này dẫn đến làm giảm trí nhớ thậm chí đầu óc

có thể rơi vào tình trạng “trống rỗng”; học đêm ngủ ngày; trí não của con người chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong vòng 45-60 phút, sau đó cần được nghỉ ngơi, giải lao hoặc làm những công việc tay chân từ 10-15 phút sau đó mới hoạt động trí não trở lại

- Xoa bóp và những bài tập hít thở thư giãn

- Không nên nhận quá nhiều công việc cùng một lúc

- Hãy làm gì đó cho những người khác

- Dùng đủ các thực phẩm như sữa, trứng, thịt, cá, rau, quả, dầu đậu nành, dầu mè

- Cà phê, trà đậm kích thích hệ thần kinh trung ương làm cho tỉnh táo, chống lại cơn buồnngủ, nên uống vào buổi sáng (hạn chế dùng)

- Tắm: nước có tác dụng xoa dịu các cơ và khớp xương bị đau mỏi Tắm giúp các tế bào được phục hồi, chất độc được đưa ra ngoài cơ thể nhanh hơn

- Hát: sẽ kích thích cơ hoành, cơ cổ, cung cấp thêm oxy cho cơ thể, là cơ hội bộc lộ cảm xúc

- Chơi đùa với thú nuôi

- Thư giãn với những câu chuyện hài hoặc những loại hình nghệ thuật mà mình thích nhất

- Cười: nụ cười sảng khoái không chỉ mang lại sự vui vẻ, thoải mái, mà khi cười cơ thể tiết ra chất morphine tạo khả năng chống stress rất hiệu quả

Trang 15

- Massage: mỗi ngày cần 30 phút massage, sẽ làm cho hiện tượng co cơ giảm đi, massagegiúp lưu thông máu được tốt hơn, xoa dịu các khớp xương bị đau.

- Tập thể dục buổi sáng, bách bộ: giúp lưu thông khí huyết, hít thở không khí trong lành, tĩnh tâm

- Sự trợ giúp từ tham vấn tâm lý học đường (tâm tình, trao đổi chia sẻ, hướng dẫn)

- Thiền - Yoga: giúp tăng cường sự hoạt động có hiệu quả của hệ tuần hoàn máu và tim mạch, cơ thể có khả năng chịu đựng bền bỉ, giúp cho các khớp trong cơ thể có độ đàn hồi,dẻo dai, ngăn ngừa bệnh loãng xương, chống được bệnh mất ngủ, lo lắng buồn phiền, giúp cho con người có nhịp thở đúng kỹ thuật, giúp con người làm việc tập trung hơn, biết liên kết giữa nhịp thở với từng động tác di chuyển, bình tĩnh, thư thái, hài hoà (hạnchế về điều kiện)

IV KẾT LUẬN

Stress là sự căng thẳng trong học tập, sinh hoạt của học sinh, biểu hiện qua thái

độ, cảm xúc, hành vi, nhận thức, sinh lý do bị áp lực bởi những tình huống khó khăn, liêntục, kéo dài mà học sinh phải nỗ lực vượt qua, nếu thích ứng được là eustress, không thích ứng được là dystress

Trang 16

Môđun 18

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết TW từ năm

1996, được thể chế hoá trong Luật giáo dục(12-1998), đặc biệt tái khẳng định trong điều

5, Luật giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”

Như vậy, có thể nói, vấn đề chủ yếu của việc đổi mới PPDH là hướng tới các hoạt động học tập chủ động, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động, giáo điều Chú ý tới việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, hình thành và pháttriển các phẩm chất tư duy độc lập, sáng tạo DH tạo nên các trạng thái tinh thần, tâm lý tích cực cho người học

Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng đã nêu, vấn đề quan trọng hàng đầu là PPDH tích cực

II NỘI DUNG

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tínhtích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

1 Dạy học tích cực

a Phương pháp dạy học tích cực là gì?

* Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), đượcthể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999)

Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính

Trang 17

tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động

* Thế nào là tính tích cực học tập?

Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục

Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức TTC nhận thức

trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập Động cơ đúng tạo ra

hứng thú Hứng thú là tiền đề của tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính

tích cực Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hănghái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn

đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tậptrung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…

TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:

- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…

- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề…

- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu

* Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

Ngày đăng: 18/05/2016, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w