1. Các loại chương trình của GDTX hiện nay: Hiện nay, các chương trình sau đây đang được thực hiện ở giáo dục thường xuyên: Chương trình xoá mù chữ, sau xoá mù chữ. Chương trình giáo dục thường xuyên cấp tiểu học. Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS (bổ túc THCS). Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (bổ túc THPT). Chương trình vừa học vùa làm trình độ trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, cao đẳng, đại học. Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ. Chương trình bồi dưỡng tin học ứng dựng. Các chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kì, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuẩn hóa các loại trình độ. Các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học. Trong các chương trình trên thì đa số các cơ sở giáo dục thường xuyên đều thực hiện, đó là các chương trình bổ túc THPT (chiếm tỉ lệ hơn 92%), chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ (hơn 60%), chương trình bồi dưỡng tin học ứng dụng (gần 70%). Một số cơ sở giáo dục thường xuyên còn mở các lớp chuyên đề giúp người dân nâng cao thu nhâp, cải thiện chất lượng cuộc sống gần 37%); các lớp bồi dưỡng cập nhât kiến thức về quản lí, pháp luật, kinh tế và xã hội cho cán bộ quậnhuyện, xãphường (28,9%); các khoá đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lí, lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ... cho cán bộ, GV, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nuớc (gần 41%); các lớp dạy nghề (gần 40%). 2. Xác định các nhóm đối tượng học viên tương ứng với các chương trình GDTX. Kết quả điều tra thực tế cho thấy đối tượng của giáo dục thường xuyên thường là: Những người chưa bao giờ đi học ở các nhà trường chính quy. Những người phải bỏ học dở chừng ở các bậc học khác nhau. Đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ chí Minh, đối tượng tham gia học tập còn là thanh thiếu niên nhập cư, không có hộ khẩu nên phải học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Những người đã và đang công tác muốn học thêm để hoàn thiện kiến thức, chuẩn hóa, và nâng cao năng lực để làm tốt hơn công việc hoặc học nghề để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn. Từ 2000 đến nay, số học viên theo học các chương trình giáo dục thường xuyên khác nhau tăng lên một cách đáng kế, đặc biệt khi mạng lưới các trung tâm học tập cộng đồng xãphườngthị trấn phát triển rộng khắp trong cả nước. Đặc biệt từ 2000 đến nay, hằng năm giáo dục thường xuyên đã mở nhiều lớp bổ túc THCS cho khoảng 150.000 200.000 học viên và đã góp phần tích cực trong việc phổ cập giáo dục THCS. Học viên bổ túc THCS tăng từ năm 2000 đến năm 2005, sau đó bắt đầu có xu thế giảm. Ngược lại, học viên bổ túc THPT có xu thế tăng trong những năm cuối và sẽ tăng mạnh hơn sau 2010 để góp phần phổ cập giáo dục bậc THPT. Cùng với sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp mô hình trung tâm học tập cộng đồng cấp xãphườngthị trấn, giáo dục thường xuyên đã tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, đào tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kì và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, các chương trình kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, nâng thu nhập và chuyển đổi nghề nghiệp, số lượt người được học các chuyên đề ở các trung tâm học tập cộng đồng tăng đột biến, từ 200.000 lượt người (năm học 2000 2001) lên tới 12.780.540 lượt người (năm học 2003 2000), tăng hơn 60 lần. Ngoài ra, hằng năm, giáo dục thường xuyên đã tổ chức cho hàng triệu lượt học viên theo học các lớp ngoại ngữ, tin học ứng dựng và số luợng học viên năm học 2007 2003 tăng hơn 4 lần so với năm học 2000 2001. Với số liệu thống kê kế trên, cho thấy xu hướng chung là quy mô giáo dục thường xuyên ở các tỉnh ngày càng phát triển. Giáo dục thường xuyên đã tạo cơ hội cho nhiều người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, theo các nội dung khác nhau để nâng cao dân trí, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động có văn hoá, có chuyên môn, tham gia đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy có 82,4% số cán bộ quản lí giáo dục và GV nhận định hiện tại, trong 2 loại đối tượng của giáo dục thường xuyên là thanh thiếu niên và người lớn tuổi (những người lao động, cán bộ, công nhân,...) thì tỉ lệ thanh thiếu niên là cao hơn, chiếm khoảng 79%, nhưng sau năm 2010 đến 2020 đối tượng chủ yếu của giáo dục thường xuyên sẽ là người lớn tuổi, chiếm tỉ lệ cao hơn khoảng 69%. Họ cho rằng đến năm 2020, do hoàn thành phổ cập giáo dục THPT nên đối tượng thanh thiếu niên sẽ giảm dần và do việc phát triển ngày càng nhiều các loại hình trường THPT (ngoài công lập) sẽ thu hút nhiều thanh thiếu niên theo học. 3. Đặc điểm, động cơ học tập của các nhóm đối tượng học các chương trình GDTX: 3.1. Phân tích động cơ, nhu cầu học tập, điều kiện học tập của các nhóm đối tượng học các chương trình giáo dục thường xuyên. Học viên tham gia học chương trình xóa mù chữ và giáo dục sau biết chữ để biết đọc, biết viết, để có thể thực hiện những kĩ năng sống tốt hơn như dạy con cái học hành, đọc các đơn thuốc chữa bệnh, hay thuốc bảo vệ thực vật, nuôi cây trồng hoặc tham gia các lớp chuyển giao khoa học, kĩ thuật, nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng. Nói chung điều kiện học tập của học viên rất khó khăn. Học viên tham gia học chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kì, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhập kiến thức, kĩ năng để làm tốt công việc đang làm, hoặc để nâng cao trình độ để tiếp tục học lên bậc cao hơn. Điều kiện học tập của họ nói chung không được thuận lợi, nhất là thời gian học tập. Học viên tham gia chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học để cập nhật, bổ sung kiến thức kĩ năng sống cần thiết, góp phần nâng cao hiểu biết, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng và góp phần phát triển cộng đồng bền vững. Điều kiện học tập của họ không có khó khăn lắm. Học viên tham gia chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn để nâng cao trình độ, để có thể tiếp tục học lên các cấp bậc học trên, hoặc cũng có thể tham gia lao động sản xuất và có bằng cấp để bằng bạn bè. Điều kiện học tập của học viên học các chương trình lấy văn bằng chứng chỉ cũng có nhiều khó khăn nhất là vừa làm vừa học.