Nhận thức việc tiếp thu nội dung kiến thức và kỹ năng Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo
Trang 1PHÒNG GD&ĐT
TRƯỜNG THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày 29 tháng 04 năm 201
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC
3 NỘI DUNG 3 THCS 14 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Phần 1 Nhận thức việc tiếp thu nội dung kiến thức và kỹ năng
Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hoà, trọn vẹn cửa hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tổt nhất Dạy học tích hợp là quá trình dạy học
mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thúc, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lục thục hiện hoạt động cho người học; tạo ra mối liên kết giữa các môn học và tri thức, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và tính tích cực học tập
I Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
1 Dạy học tích hợp (DHTH):
Phương thức tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào quá trình dạy học đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh (như các môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn đưa các nội dung giáo dục vào môn học )
DHTH chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập trung vào năng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức Thực hiện một năng lực là biết sử dựng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa Thay vì việc dạy một sổ lớn kiến thức cho học sinh, người giáo viên trước hết hãy xem xét xem học sinh có thể vận dựng các kiến thức đó vào tình huống thực tế hay không, chẳng hạn như: thay vì nhắc lại những lời mẫu nói lễ phép trong dạy học đạo đức, hãy xem xét học sinh có khả năng lựa chọn một mẫu lời nói lễ phép trong tình huống cho trước và biết sử dụng mẫu
đó một cách đúng đắn; hoặc thay vì học một lượng kiến thức liên quan đến môi trường (trong môn Sinh học, Địa lí ), học sinh có khả năng hành động đề bảo vệ môi trường xung quanh mình
DHTH đuợc hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phối hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường
Cần thiết phải đưa vào phương pháp dạy học tích cực
Trang 2Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành càng rộng, chính vì thế việc giảng dạy các môn khoa học trong nhà trường phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, không thể giảng dạy các khoa học như là các lĩnh vực tri thức riêng rẽ Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trưởng lại có giới hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp
Nếu trong nhà trưởng phổ thông, học sinh quen tiếp cận các khái niệm một cách rời rạc, học sinh có nguy cơ sau này tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín Những chương trình nghiên cứu quốc tế đã cho thấy hiện tưởng "mù chữ chức năng", đó là trường hợp những ngưởi đã lĩnh hội được kiến thức trường tiểu học nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày; Họ có thể đọc được một văn bản, nhưng không thể hiểu ý nghĩa của nó; có thể biết làm tính cộng, nhưng khi có một vấn
đề của cuộc sống hằng ngày đặt ra cho họ thì họ không biết phải làm tính cộng hay tính trừ Điều này đặt ra một đòi hỏi: cần phải dạy học trong sự tích hợp để đào tạo những con ngưởi đáp ứng được yêu cầu luôn luôn biến động của thực tiễn
Mặt khác, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và kĩ thuật, nguồn thông tin hàng ngày đổi mới và gia tăng, mọi kiến thức được học trong nhà trưởng có thể trở nên cũ đi, trong đó học sinh lại có thể tiếp thu các nguồn thông tin qua nhiều kênh khác nhau ngoài nhà trưởng (đài, báo, đặc biệt là internet) Để việc học ở nhà trưởng vẫn tiếp tục là có ý nghĩa đổi với học sinh, việc dạy học cần đuợc đổi mới, không chỉ là dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là học kiến thức khoa học của một môn mà cần dạy trong sự tích hợp với nhiều môn học khác nhau Hiện nay, nhiều môn học đã được đưa vào nhà trưởng phổ thông, các môn học đó đã có xu hướng phải liên kết với nhau Điều này thể hiện quá trình mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh Tuy nhiên với quỹ thời gian và kinh phí có hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trưởng cho dù những tri thức này rất cần thiết, vì vậy, việc dạy học tích hợp các môn học, các nội dung giáo dục trong nhà trưởng là giải pháp quan trọng
2 Các yêu cầu của kế hoạch dạy học tích hợp:
Các yêu cầu cơ bản đối với một kế hoạch bài học
- Cấu trúc bài soạn phải bao quát đuợc tổng thể các phuơng pháp dạy học đa dạng
và nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những phuơng pháp dạy học, mềm dẻo
về mức độ chi tiết đề có thể thích ứng đuợc với cả những giáo viên đã dày dặn kinh nghiệm lẫn những giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo sinh thực tập sư phạm Đồng thời làm nổi bật hoạt động của học sinh như là thành phần cốt yếu
- Bài soạn phải nêu đuợc các mục tiêu của tiết học Giáo viên cần phải xác định chính xác trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài dạy, trên cơ sở đó có phương pháp dạy phối hợp Thông qua phương pháp dạy, cách hỏi, rèn kĩ năng mà thầy giáo có thể rèn luyện bồi dưỡng phát triển tư duy, phát triển trí thông minh của học sinh Mục đích yêu cầu sẽ chỉ đạo toàn bộ nội dung kế hoạch thực tiễn bài dạy và chính nội dung bài dạy quy định mục đích yêu cầu chính vì vậy việc xác định mục đích yêu cầu là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi sự dày công, ý thức trách nhiệm cao khi sọan bài
- Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học, bài soạn phải làm nổi bật các vấn đề sau: Sự phát triển logic từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ phần kiến
Trang 3thức này đến phần kiến thức khác Giảng dạy phỏi hợp với quy luật nhận thức, dẫn giải, suy luận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách có hệ thống Làm rõ sự phát triển tất yếu từ kiến thức này đến kiến thức khác Cụ thể là đảm bảo mối liên hệ logic giữa các phần, bảo đảm bài dạy là một hệ toàn vẹn, mỗi phần là một phân hệ, các phân
hệ gắn bó chãt chẽ tạo nên một hệ toàn vẹn
- Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò trong cả tiết học: Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học Từ chỗ giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, vận dụng thành thạo kiến thức đến cho truyền thụ cho được kiến thức đó đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng được đòi hỏi ở ngưởi thầy
sự động não, sự dày công thực sự Muốn như vậy thầy giáo phải lựa chọn được phuơng pháp thích hợp ứng với từng giờ giảng và trong bài soạn phải nêu được một cách cụ thể công việc của thầy và trò trong tiết học cụ thể Xác định đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng chúng
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng đắn
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiển cuộc sống
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực
II Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
1 Mục tiêu cơ bản của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa
Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn
Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể
Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha
mẹ, có năng lực sống tự lập
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học
Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giã các môn học khác nhau Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có
Trang 4như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức
đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp
2 Phương pháp
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép
bộ phận, toàn phần, từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh
Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy, chúng ta cần chú ý đến ba hình thức tích hợp sau:
+ Tích hợp ngang
+ Tích hợp dọc
+ Tích hợp liên môn
3.Nội dung cơ bản của dạy học tích hợp.
- Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục
- Nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như Tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục phòng chống tham nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục về dân
số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT
- Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, nội dung để lựa chọn mức độ tích hợp: + Mức độ tích hợp từ liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức
(mức độ hạn chế);
+ Tích hợp bộ phận, chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo
dục (mức độ trung bình);
+ Đến tích hợp toàn phần, cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục
(mức độ cao)
Phần 2 Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Từ việc hiểu biết được những kiến thức của việc lập kế hoạch dạy học tích hợp đối với hoạt động dạy và học hiện nay, bản thân cũng tự xây dựng cho mình một kế hoạch dạy học cho bộ môn Thể Dục mình đang trực tiếp giảng dạy
Dưới đây là kế hoạch tích hợp bài "Đội hình đội ngũ- Bài Thể dục"
- Môn Toán: "Biết tính để giản đội hình"
- Môn âm nhạc: "Ai yêu Bác Hồ hơn thiếu niên nhi đồng"
THCS 18: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1 Dạy học tích cực
Giáo viên cần phải nắm được các thông tin sau : Thế nào là phương pháp dạy học
tích cực và những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học tích cực là phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Phương pháp dạy học này đang được chú ý nhằm đổi
Trang 5mới phương pháp dạy học Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông
- Các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực đó là:
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
+ Dạy học chú trọng vào rèn luyện phương pháp tự học cho người học
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Như vậy, với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình
2 Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Ở nội dung này cung cấp cho giáo viên một số phương pháp dạy học tích cực, đó là:
- Phương pháp dạy học gợi mở, vấn đáp;
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ; phương pháp dạy học trực quan;
- Phương pháp dạy học “Luyện tập và thực hành”;
- Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy
Ở mỗi phương pháp đều nêu rõ bản chất của phương pháp, quy trình thực hiện, những ưu điểm, hạn chế của mỗi phương pháp và những lưu ý khi sử dụng từng phương pháp
3 Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Nội dung này chỉ ra những vận dụng cụ thể việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn
Cá nhân tôi, với đặc trưng bộ môn giảng dạy là Thể Dục , trong quá trình vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, tôi đặc biệt chú ý sử dụng 4 phương pháp là: dạy học gợi mở - vấn đáp, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm và dạy học trực quan Cá nhân tôi nhận thấy, việc kết hợp sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học tích cực trên tạo hiệu quả bài dạy cao, học sinh hứng thú, tích cực học tập, không khí lớp học cũng đỡ nhàm chán và chất lượng học tập của học sinh được cải thiện đáng
kể, nhất là với những bộ môn học sinh thường ngại học như môn Thể Dục Tùy theo mức
độ của đối tượng qua tìm hiểu tôi áp dụng các phương pháp truyền đạt khác nhau cho phù hợp với tình hình học tập, khả năng tiếp thu của mỗi lớp
THCS 20 - SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
1 Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học
a Một số vai trò của thiết bị dạy và học
- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn
và kích thích được hứng thú học tập của HS
Trang 6- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.
- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được
b Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu quả
- Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền
- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống
- Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng
và các phương tiện tương tự
- Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau
- Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham gia chủ động vào quá trình học tập
c Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã bổ sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:
- Phù hợp với nội dung chương trình , sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới;
- Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;
- Kích thước, màu sắc phù hợp;
- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;
- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt
2 Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DANH MỤC Thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - môn Thể dục
(Kèm theo Thông tư số /2009/TT-BGDĐT ngày /8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
Số
T
T
Mã thiết
Dùng cho lớp
Gh i ch ú
I TRANH ẢNH
Trang 7T
T
Mã thiết
Dùng cho lớp
Gh i ch ú
1 CSTD1001
Động tác bật nhảy gồm:
a Nhảy bước bộ trên không
b Chạy đà chính diện giậm nhảy
co chân qua xà
c Chạy đà chính diện giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà
Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ
6,7
2 CSTD1002
Nhảy xa kiểu ngồi (Bước đà cuối - giậm nhảy - trên không - tiếp đất)
Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ
8, 9
3 CSTD1003
Nhảy cao kiểu bước qua (bước
đà cuối - giậm nhảy - trên không
- tiếp đất)
Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ
8,9
II DỤNG CỤ
4 CSTD2004 Đồng hồ bấm giây
Loại điện tử hiện số, 2 LAP trở lên, độ chính xác 0,001 giây, không bị ngấm nước
7,8,9
6 CSTD2006 Thước dây
Dây không dãn, dài tối thiểu 10000mm có hộp bảo vệ, có tay quay thu và kéo thước, chất lượng tốt
7,8,9
7 Bàn đạp xuất phát
Bàn đạp sắt (Theo tiêu chuẩn của Tổng cục TDTT) 8,9
8 CSTD2008 Xà nhảy cao
Loại thông dụng theo tiêu chuẩn Tổng cục TDTT (có thể thay thế bằng xà trúc)
8,9
9
Đệm nhảy cao Bằng mút chuyên dụng
chống chấn thương, dày từ
250 – 300mm, kích thước
8,9
Trang 8T
T
Mã thiết
Dùng cho lớp
Gh i ch ú
(1600x2400)mm, vỏ bọc ngoài bằng bạt nilon không ngấm nước, có quai cầm, có thể gắn vào nhau khi cần (mỗi bộ 02 tấm)
10 CSTD2010 Dây nhảy ngắn
Bằng sợi tổng hợp, có tay cầm, độ dài khoảng 2.500mm
6,7,8, 9
11 CSTD2011 Dây nhảy dài Bằng sợi tổng hợp, độ dàitối thiểu 5.000m. 6,7,8,9
12 CSTD2012 Đệm bật xa
Bằng cao su tổng hợp chống chấn thương, dày từ 25- 30mm, kích thước (1000x1000)mm, có răng cưa để gắn các tấm vào nhau, không ngấm nước
6,7
13 CSTD2013 Quả cầu đá Theo tiêu chuẩn của Tổng cụcTDTT 6,7,8,9
14 CSTD2014 Lưới cầu đá Theo tiêu chuẩn của Tổng cụcTDTT 7,8,9
15 CSTD2015 Bộ cột đa năng
Cột bằng sắt, có chân đế vững, có thể dịch chuyển độ cao (01 bộ cột có 02 chiếc ), dùng cho nhảy cao, đá cầu, cầu lông
7,8,9
16 CSTD2016 Cờ nhỏ-đồng màu
Bằng vải màu đỏ, xanh, vàng , kích thước (30x20)mm, cán dài 450mm
6,7,8, 9
17 CSTD2017 Lưới bóng chuyền Theo tiêu chuẩn của Tổngcục TDTT 7, 8,9
18 CSTD2018 Bóng ném
Bằng cao su mềm, chu vi 190mm, nặng 150g, theo tiêu chuẩn của Tổng cục TDTT
6,7,8, 9
19 CSTD2019 Lưới chắn ném bóng
(5000x10000)mm, mắt lưới 0,02m, dây căng lưới dài tối thiểu 25 m (loại dây 2 lõi)
7,8, 9
20 CSTD2020 Bóng chuyền Bóng số 3, theo tiêu chuẩncủa Tổng cục TDTT. 6,7,8,9
Trang 9T
T
Mã thiết
Dùng cho lớp
Gh i ch ú
Bóng số 4, theo tiêu chuẩn của Tổng cục TDTT
6,7,8, 9
22 CSTD2022 Cột bóng chuyền Mẫu và kích thước theo tiêuchuẩn của Tổng cục TDTT. 7,8,9
23 CSTD2023 Đệm bật cao
Bằng cao su tổng hợp, độ dày 100mm theo tiêu chuẩn của Tổng cục TDTT
6
3 Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học
a Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó
- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành,có tinh thần hợp tác
-Đồ dùng trực quan có nhiều loại,đồ dùng trực quan hiện vật,đồ dùng trực quan tạo hình,đồ dùng trực quan quy ước Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học,đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy
- Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề
-Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm,phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế
- Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian,không làm loãng trọng tâm bài dạy
-Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý,tổ chức dạy học hợp lý nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học
b Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học
- Để có một tiết dạy thành công,người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài
dạy.Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì ,sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào,ước lượng thời gian tổ chức dạy học
Trang 10- Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học(bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị mượn thiết bị,chuẩn bị thiết bị, hoặc tự chuẩn
bị đồ dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy
- Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu(video,hình ảnh,bản đồ ),cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản,nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy.Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích(1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ),những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước(có thể dùng khung hoặc màu nền),phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài
Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành,đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dể quan sát, dể dàng tiếp cận Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được
c Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
* Đối với giáo viên:
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về việc sử dụng thiết bị dạy – học vào
đổi mới phương pháp giảng dạy
- Nâng cao hiệu quả cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh
* Đối với học sinh:
- Tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức
- Trong các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy hoc, ứng dụng CNTT học sinh học sôi nổi, hứng thú hơn
- Đa số học sinh đã vận dụng được lý thuyết vào thực hành, nhớ và khắc sâu được kiến thức
* Bài học kinh nghiệm:
- Qua thực hiện, bản thân tôi có 1 số bài học kinh nghiệm như sau:
+ Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác
+ Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh Công nghệ mô phỏng nếu không phản ảnh đúng nội dung và thực tế thì không nên sử dụng Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả
+ Đối với các giờ thực hành, luyện tập, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học,thực hành Tránh tình trạng chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung chú ý
THCS 23 - KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1 Vai trò của kiểm tra đánh giá