PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. Thao tác hóa các khái niệm liên quan 1.1 Khái niệm “ứng xử” Từ lâu vấn đề ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên cà con người với chính mình đã được nhiều khoa học nghiên cứu, nhất là tâm lí học, giáo dục học và xã hội học Theo Nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm – một nhà giá dục học “ứng xử trong xã hội được hiểu là cách hành động của các vai trò xã hội nào đó trước một chủ thể xã hội khác cũng có một vị trí xã hội. Như vậy, ứng xử là cách hành động của các vai trò xã hội với nhau, giữa các cá nhân với nhau và sau nữa là cách hành động của chủ thể đối với chính bản thân mình, với đồ vật, với môi trường tự nhiên”.(tr 6, 1). Như vậy ứng xử theo quan điểm này, được đặt trong cả mối quan hệ xã hội và mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Nhà tâm lí học, giáo dục học Ngô Công Hoàn cũng đưa ra khái niệm ứng xử khi bàn luận về các mối quan hệ người với người “ứng xử là phản ứng, hành vi của con người nảy sinh trong quá trình giáo tiếp do những rung cảm cá nhân kích thích, nhằm lĩnh hội, truyên đạt những tri thức, vốn sống kinh nghiệm của cá nhân, xã hội trong những tình huống nhất định” (tr14, 3). Theo PGS.TS tâm lí học Lê Thị Bừng, “ứng xử là từ ghép của hai từ ứng và xử. .”ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không những chủ động trong giao tiếp mà còn chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi cử chỉ cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất. Có thể thấy, khái niệm về “ứng xử” trong tâm lí học và giáo dục học chủ yếu khai thác khái niệm ứng xử ở những mối quan hệ giao tiếp. Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Hồ Hải Thụy, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Đức Dương, từ góc độ xã hội học đã đưa ra cách phân biệt ứng xử với hành vi một cách đơn giản “ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói trong tình huống nhất định, và hành vi được xem như là những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể”. Như vậy, theo quan điểm này, thì khái niệm ứng xử có nội hàm rộng hơn khái niệm hành vi, và hành vi chính là thước đo quan trọng của ứng xử.
Trang 1PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1 Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi các bạn thanh niên” từng viết :
“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” Thật vậy, thanh niên là một bộ phận
dân cư có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa , chính trị, xã hội củamột đất nước Đó là thế hệ vừa kế thừa những giá trị truyền thống, tiếp bước nhữngthành quả của các thế hệ cha ông đi trước, vừa là thế hệ trẻ, năng động, tích cực,sáng tạo trong mọi hoạt động học tập, rèn luyện, lao động, văn hóa… Sự phát triểncủa thanh niên không chỉ đảm bảo cho sự tồn tại và vững mạnh của một quốc giatrong hiện tại mà còn đảm bảo cho tương lai của quốc gia đó Bởi vì vậy, vấn đềphát triển thanh niên rất cần được cả xã hội hết sức quan tâm và coi trọng
Sinh viên hay thanh niên sinh viên là một bộ phận của nhóm dân cư thanhniên Với tư cách là một phần của lớp thanh niên tri thức, sinh viên càng có vị tríquan trọng hơn đối với sự phát triển của đất nước Đó vừa là bộ phận thanh niênđại diện cho tri thức dân tộc và tri thức thời đại; vừa là lực lượng lao động trẻ,khỏe, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giàu nhiệt huyết; vừa là những ngườigiữ vai trò của lực lượng chủ chốt, lãnh đạo tương lai của đất nước Trong vài thập
kỉ gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, những thành tựu đạt được trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi đểthanh niên nói chúng và sinh viên nói riêng có cơ hội được phát triển toàn diện cả
về thể chất và tinh thần Sinh viên ngày nay không những được đáp ứng tương đốiđầy đủ những nhu cầu của đời sống vật chất như: ăn ngon, mặc đẹp, được tiếp cậnđầy đủ với giáo dục, y tế, phương tiện phục vụ giải trí, học tập hiện đại… mà đờisống văn hóa tinh thần cũng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng Nhờ vậy, màsinh viên ngày càng phát huy những ưu điểm của sức trẻ năng động, đam mê sángtạo và khả năng hòa nhập cộng đồng; ngày càng thể hiện vai trò quan trọng củamình trong lực lượng lao động và trí tuệ của xã hội
Trang 2Tuy nhiên, xuất phát tính phức hợp của nhóm xã hội thanh niên là nhómdân cư chứa nhiều sự đa dạng về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cư trú,định hướng giá trị, lợi ích, tâm linh và các mô hình ứng xử và lựa chọn xã hội,trong khi ở độ tuổi thanh niên thì hệ giá trị chưa được định hình, thanh niên thíchkhám phá những giá trị mới, kiểm nghiệm những giá trị cũ đã làm nảy sinh nhữnghành vi “lệch chuẩn xã hội” Và hòa cùng dòng chảy với văn hóa thanh niên hiệnđại, sự biến đổi xã hội đã tác động sâu sắc đến sinh viên về cả mặt nổi như: hành
vi, ứng xử, trang phục, ngôn ngữ… đến cả những yếu tố “ẩn” như: giá trị, niềm tin,chuẩn mực… Những thay đổi, những yếu tố mới đó, đã tạo nên sự khác biệt vớinhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chính vì vậy, có rất nhiều luồng dưluận xã hội khác nhau về văn hóa sinh viên hiện nay có cả khen, chê, phê phán, đặcbiệt là vấn đề văn hóa ứng xử của sinh viên trong nhà trường
Đối với sinh viên, trường học có vị trí rất quan trọng trong quá trình xã hộihóa cá nhân, khi mà đây là môi trường để thế hệ tương lai của đất nước tiếp nhậnnhững kiến thức khoa học, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và những kiến thứckinh nghiệm về văn hóa xã hội Khi tham gia vào những mối quan hệ xã hội trongnhà trường dạy cho sinh viên cách thực hiện các vai trò gắn với vị thế của mìnhcho phù hợp, truyền thụ cho họ những giá trị, khuôn mẫu ứng xử cộng đồng mongmuốn Sinh viên đến trường vừa để học tri thức, nhưng cũng là học lễ, nghĩa, đó làhành trang cần thiết để sau khi ra trường học họ có thể dễ dàng hòa nhập cộngđồng, tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác, phức tạp hơn Bởi vì thế, văn hóaứng xử của sinh viên khi còn trên ghế nhà trường càng có ảnh hưởng lớn đối vớisinh viên và ý nghĩa lớn đối với việc giữ gìn những mối quan hệ xã hội có tính chấttốt đẹp của dân tộc như quan hệ thầy- trò, quan hệ bạn bè Nhưng trong nhiều nămgần đây, văn hóa ứng xử của sinh viên trong các trường đại học nổi lên nhiều vấnđề: phong cách ăn mặc khi đến trường học, thái độ đối với bạn bè, thầy cô giáo,cán bộ trong trường, sinh viên vi phạm nội quy, kỷ luật trường lớp, thiếu lễ phépvới thầy cô giáo, bạo hành sinh viên với sinh viên, bạo hành của sinh viên với thầy
cô giáo… Tuy nhiên những vấn đề, hiện tượng xã hội liên quan đến thanh niên nói
Trang 3chung, sinh viên thanh niên nói riêng là những vấn đề xã hội phức tạp, chúng takhông thể nhìn những mặt nổi hay những mặt cá biệt mà có thể dự đoán đượcnhững vấn đề ẩn bên trong, cũng không thể chủ quan đánh giá là sinh viên ngàynay đang xem thường những giá trị truyền thống trong giao tiếp ứng xử ở trườnghọc, mà chúng ta cần đi sâu tìm hiểu làm rõ những đặc trưng trong văn hóa ứng xửcủa sinh viên hiện nay thông qua những cử chỉ, hành vi, thái độ, ngôn ngữ trongtừng mối quan hệ, đi sâu vào bản chất của mối quan hệ để tìm hiểu xem những yếu
tố nào ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên, nó có ảnh hưởng như thế nàođến họ…
Trong nhiều năm trở lại đây, những vấn đề thanh niên nói chung và sinhviên nói riêng đã thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu của Ngành Xã hội học.Ngày càng có nhiều các đề tài nghiên cứu khoa học về thanh niên và sinh viên,nhất là văn hóa, lối sống thanh niên và sinh viên trong thời đại công nghiệp hóa,hiện đại hóa Và cũng đã có những nghiên cứu xã hội học tìm hiểu về văn hóa ứng
xử của thanh niên trong xã hội, nhưng ít có đề tài nào đi sâu tìm hiểu về văn hóaứng xử của sinh viên trong trường học hiện nay Vì vây, xuất phát từ những lí do
trên, tôi quyết định chọn đề tài “Văn hóa ứng xử ở trường học của sinh viên Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu phục vụ cho quá trình thực tập và làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp cá nhân
2 Tổng quan nghiên cứu
Đến nay, hầu như rất ít đề tài đi sâu vào văn hóa ứng xử của sinh viên ởtrường học Mà thường nghiên cứu văn hóa ứng xử với tư cách hoặc là bộ phận, làthành tố của văn hóa học đường, văn hóa thanh niên:
2.1 Nghiên cứu Văn hóa ứng xử từ tiếp cận xã hội học
1 Điều tra quốc gia vị thành niên thanh niên Việt Nam lần thứ nhất hay Savy 1, năm 2003 là cuộc điều tra có quy mô lớn nhất trên 61 tỉnh thành với hơn
7500 thanh niên được phỏng vân về nhiều vấn đề: hôn nhân, gia đình, việc làm,giáo dục, sức khỏe sinh sản… của thanh niên Đây là kết quả của sự hợp tác giữa
Bộ y tế, Tổng cục thống kê với Tổ chức y tế thế giới WHO và Quỹ nhi đồng liên
Trang 4hợp quốc Trong toàn bộ báo cáo kết quả của cuộc điều tra, có Chương 8 nói vềvấn đề giáo dục của thanh niên hiện nay đã mô tả những nét tổng quát nhất về tínhhình đi học, kinh nghiệm học đường, môi trường xã hội ở trường học như quan hệthầy trò, việc đối xử với học sinh Trong đó, khi tìm hiểu về quan niệm của thanhthiêu niên đnag còn đi học văn hóa,, trung học, cao đẳng, đại học về trường học vàgiáo dục, nghiên cứu đưa ra một số thông tin quan trọng Có tới 90% đồng ý vớinhận định rằng giáo viên đối xử rất công bằng với tất cả học sinh sinh viên, trong
đó tỷ lệ nam đông ý cao hơn nữ Trong số thanh thiếu niên được hỏi, chỉ có một sốrất ít thanh thiếu niên từng bị nhà trường kỷ luật và những học sinh, sinh viên bị kỷluật thường là nam sinh Và cũng đã có khoảng 90% học sinh, sinh viên cho biết
họ có cơ hội “có tiếng nói” ở trường học, Những kết quả sơ bộ của Savy 1 về vấn
đề giáo dục cho thấy, thanh thiếu niên ngày nay khá hài lòng về trường học Chínhđiều này tác động lớn đến văn hóa ứng xử của thanh niên khi ở trường học
2 Phạm Hồng Tung, Bài viết “Văn hóa và lối sống thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: một số vấn đề khái niệm và cách tiếp cận”, trên Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội, Khoa học xã hội và nhân văn số 24, 2008 Trong bài viết này tác giả tập trung làm sáng tỏ những khía cạnh
lý thuyết khoa học cách tiếp cận đới với ba khái niệm công cụ quan trọng nhấttrong nghiên cứu về thanh niên, đó là “thanh niên”, “văn hóa thanh niên”, “lối sốngthanh niên” Và chú ý , đối với “khái niệm văn hóa”, tác giả đã giới thiệu và phênphán lý thuyết và cách tiếp cận “tiểu văn hóa thanh niên” vốn đang thịnh hànhtrong các nghiên cứu về thanh niên trong nước và trên thế giới Về khái niệm “lốisống thanh niên”, tác giả khẳng định thêm một lần nữa quan điểm của mình chorằng lối sống chỉ là những chiều cạnh chủ quan của văn hóa và đề xuất những cáchtiếp cận đa chiều trong nghiên cứu về lới sống thanh niên Việt Nam và những xuhướng biến đổi của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.Tác giả cho rằng lối sống chỉ là những giá trị văn hóa thông qua hoạt động sốngcủa con người Như vậy, lối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình vàphương pháp ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó
Trang 5chấp nhận và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ Trong số đó
có cả những giá trị truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệnày sang thế hệ khác, bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử, vanhững biểu tượng… Như vậy, theo quan điểm của bài viết này thì văn hóa và ứng
xử có gianh giới, ứng xử của thanh niên thuộc về lối sống thanh niên biểu hiệnnhững hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực văn hóa của văn hóa thanh niên
3 Trần Thị Hạnh, Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ vị thành niên ở đô thị hiện nay, Hà Nội, 2009 Kết
quả của cuộc điều tra cho thấy, trong xã hôi đô thị hiên nay, thì gia đình vần là yếu
tố quan trọng trong việc hình thành nên văn hóa ứng xử xã hội của vị thành niên.Cha mẹ là những người có ảnh hưởng lớn nhất đối với con cái, họ dạy cho vị thànhniên những chuẩn mực cơ bản của ứng xử như: nhường nhịn, lễ phép, ứng xử tônkính, nói năng lịch sự… Và vấn đề giáo dục trẻ vị thành niên văn hóa ứng xử trongnhà trường, ứng xử với thầy cô giáo, bạn bè là điều cần thiết trong các nội dunggiáo dục gia đình giáo dục cho các em Khi mà có tới 98% gia đình giáo dục chocác em biết ơn, kính trọng lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, có ý thức vươn lên tronghọc tập… Nghiên cứu này tuy không đi sâu về vấn đề văn hóa ứng xử trong nhàtrường, nhưng nó đã chỉ ra được một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hóa ứng
xử của sinh viên ở trường học hiện nay đó là hoàn cảnh về gia đình, đặc biệt làgiáo dục về văn hóa ứng xử của bố mẹ
4 TS Phạm Ngọc Trung, Văn hóa học đường, NXB Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2011 Cuốn sách chủ yếu xuay quanh chủ đề văn hóa học đường
và là kết quả của đề tài nghiên khoa học cấp cơ sở: Xây dựng văn hóa học đường nhu cầu và giải pháp do TS Phạm Ngọc Trung Chủ nhiệm đề tài Mục tiêu của
nghiên cứu là nghiên cứu quá trình hình thành văn hóa học đường ở Việt Nam quacác thời kỳ lịch sử; nghiên cứu những thành tố bên trong và bên ngoài tham giavào quá trình hình thành nên văn hóa học đường nước ta; nghiên cứu một vài môhình văn hóa học đường ở nước ngoài để từ đó rút kinh nghiệm tham khảo; thựctrạng văn hóa học đường hiện nay Đề tài đưa ra những khái niệm về văn hóa, văn
Trang 6hóa học đường, xây dựng văn hóa học đường - nền tảng để cải cách giáo dục thànhcông Tác giả đã chỉ ra rằng văn hóa học đường là tổng thể các mối quan hệ trongtrường, chứ không đơn thuần chỉ giữa thầy và trò ở trên giảng đường, và chỉ ranhững nhân tố cơ bản tạo nên văn hóa học đường; những mối quan hệ cơ bản trong vănhóa học đường: thầy cô - sinh viên, sinh viên - sinh viên, gia đình sinh viên với thầy vàtrò, mối quan hệ giữa thầy và trò Cuốn sách cũng khái quát thực trạng văn hóa họcđường hiện nay: môi trường, văn hóa ứng xử trong nhà trường, văn hóa dạy và học, ýthức của sinh viên văn hóa học đường, vai trò của thầy cô giáo với văn hóa họcđường Tuy nhiên, đây là nghiên cứu văn hóa học, nên cuốn sách còn thiếu những cơ
sở thực tế , cụ thể đó là những số liệu định lượng để có thể chứng minh được các luậnđiểm nghiên cứu và các kết quả định tính
Có thể nói vấn đề văn hóa học đường nói chung hay văn hóa ứng xử ởtrường học nói riêng đã được đề cập từ khá lâu, nhất là khi Đảng và Nhà nước tatiến hành những cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Tuy nhiên,nghiên cứu về vấn đề văn hóa ứng xử ở trường học từ góc độ xã hội học lại là mộtvấn đề mới Và đề tài văn hóa ứng xử ở trường học của sinh viên chưa được tiến
hành nghiên cứu, vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “Văn hóa ứng xử ở trường học của sinh viên Hà Nội hiện nay” và tiến hành khảo sát tại Học viện báo chí
tuyên truyền và Đại học giao thông vận tải
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khái quát những đặc trưng trong thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viêntrong các trường đại học ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội hiện nay Đồng thời làm rõnhững yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên trong nhà trường Từ kếtquả của nghiên cứu mà có thể đưa ra những giải pháp để xây dựng văn hóa ứng xửvăn minh, lịch sự của sinh viên trong trường học hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa các khái niệm liên quan: văn hóa, ứng xử, văn hóa ứng xử,văn hóa ứng xử ở trường học của sinh viên…
Trang 7- Xây dựng hệ thống biến số, chỉ báo, khung lý thuyết nghiên cứu và thiết kế
bộ công cụ để thu thập thông tin
- Mô tả những đặc điểm về thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên ởtrường học hiện nay
Cụ thể:
+ Làm rõ những quan niệm về giá trị, chuẩn mực của sinh viên về văn hóaứng xử với thầy cô giáo, với bạn bè, với cán bộ viên chức và với tổ chức
+ Làm rõ những đặc trưng về tác phong của sinh viên khi đến trường
+ Làm rõ những đặc trưng về ngôn ngữ, hành vi của sinh viên trong văn hóaứng xử của từng mối quan hệ: giữa sinh viên với sinh viên, sinh viên với thầy côgiáo, sinh viên với cán bộ viên chức, sinh viên với tổ chức: lớp, khoa, đoàn,trường khi ở trường học
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến những văn hóa ứng xử của sinh viêntrong trường học hiện nay
- Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần xây dựng văn hóa ứng xử củasinh viên ở trường học phù hợp chuẩn mực hơn
4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa ứng xử ở trường học của sinh viên Hà Nội hiện nay Cụ thể văn hóaứng xử của sinh viên với sinh viên, văn hóa ứng xử của sinh viên với thầy cô giáo,văn hóa ứng xử của sinh viên với cán bộ viên chức nhà trường, văn hóa ứng xử củasinh viên với tổ chức: lớp, đoàn, khoa, trường khi ở trường học
Trang 8- Phạm vi về không gian: tại 2 trường Đại học: Học viện báo chí tuyên
truyền và Đại học giao thông vận tải
5 Giả thuyết, biến số, khung lí thuyết
5.1 Giả thuyết nghiên cứu
- Hầu hết sinh viên đều cho rằng chuẩn mực trong văn hóa ứng xử của sinhviên với thầy cô giáo và cán bộ viên chức khi ở trường là phải có thái độ kínhtrọng, hành vi lễ phép, ngôn ngữ trang trọng, lịch sự
- Trong văn hóa ứng xử đối với bạn bè cùng lớp khi ở trường thì sinh viênđều thể hiện thái độ quan tâm, hành vi thân thiện , ngôn ngữ thể hiện sự gần gũi
- Những sinh viên giữ chức vụ trong lớp/trường, học lực và hạnh kiểm khá,tốt có tác phong khi đến trường chuẩn mực hơn những sinh viên không giữ chức
vụ trong lớp/trường, học lực và hạnh kiểm yếu kém
- Trong văn hóa ứng xử đối với bạn bè cùng lớp khi ở trường thì sinh viênđều thể hiện thái độ quan tâm, hành vi thân thiện , ngôn ngữ thể hiện sự gần gũi
- Những đặc điểm về gia đình: nghề nghiệp bố mẹ, trình độ học vấn của bố
mẹ và môi trường văn hóa gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến văn hóaứng xử của sinh viên khi ở trường
- Các yếu tố như: giới tính, khối ngành học, học lực, hạnh kiểm, việc giữ cácchức vụ ( ở lớp/trường) của sinh viên ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa ứng xử củasinh viên với thầy cô giáo, bạn bè, cán bộ viên chức và tổ chức: Đoàn, Hội, Khoa,Phòng, ban trong nhà trường
5.2 Biến số nghiên cứu
Trang 9- Những quan niệm về giá trị, chuẩn mực về ngôn ngữ, thái độ, hành vi, nếpứng xử trong văn hóa ứng xử của sinh viên với sinh viên, sinh viên với thầy côgiáo, sinh viên với tổ chức.
- Tác phong của sinh viên khi đến trường học:
+ Hình thức bên ngoài: trang phục, đeo thẻ sinh viên
+ Ý thức trong học tập, rèn luyện
+ Ý thức và mức độ chấp hành và vi phạm kỷ luật, nội quy quy chế của lớp/trường
+ Ý thức và hành vi bảo vệ của công, giữ vệ sinh chung ở trường học
- Những thái độ, hành vi, ngôn ngữ của sinh viên đối với thầy cô giáo khi ởtrường:
+ Khi gặp gỡ, tiếp xúc ở trường (đối với thầy cô giáo đã/ đang trực tiếpgiảng dạy, chưa từng giảng dạy, đã từng trách phạt mình, từng giúp đỡmình)
+ Khi thầy cô giáo bước vào lớp
+ Khi thầy cô giáo đang giảng bài trên lớp
+ Khi bị thầy cô giáo trách phạt
- Những thái độ, ngôn ngữ, hành vi của sinh viên đối với sinh viên khi ởtrường:
+ Theo các mối quan hệ:
Đối với bạn bè cùng lớp: Cùng nhóm chơi thân và Không cùng nhómchơi thân
Đối với bạn bè cùng khoa/cùng trường
+ Theo từng tình huống, hoàn cảnh ứng xử:
Khi gặp gỡ, tiếp xúc ở trường, lớp
Khi bạn bè vi phạm nội quy quy chế
Khi bạn bè vô lễ với thầy cô giáo,
Khi bạn bè mất đoàn kết, gây gổ đánh nhau
Khi bạn bè khó khăn về học tập, vật chất, tinh thần
Trang 10- Những hành vi, thái độ, ngôn ngữ của sinh viên với cán bộ viên chức nhàtrường:
+ Đối với cán bộ quản lí ( ban giám đốc, ban quản lí đào tạo, ban chủ nhiệmkhoa): khi gặp gỡ, tiếp xúc với tư cách đại diện cho tổ chức và tư cách cá nhân
+ Đối với cán bộ phòng chức năng : thư viện, căng tin, bảo vệ, vệ sinh môitrường: khi gặp gỡ, tiếp xúc với tư cách đại diện cho tổ chức và tư cách cá nhân
- Văn hóa ứng xử của sinh viên với tổ chức:
+ ý thức, thái độ đối với các hoạt động, phong trào của Đoàn, Khoa, Hội, Phòng, ban trong nhà trường
+ Mức độ tham gia vào các hoạt động, phong trào của Đoàn, Khoa, Hội, Phòng, ban trong nhà trường
c Biến số can thiệp:
- Môi trường kinh tế - xã hội
- Đặc điểm môi trường trường học: ứng xử gương mẫu của thầy cô giáo; Nộiquy, quy chế lớp học, trường học
Trang 115.3 Khung lý thuyết
Môi trường kinh tế -xã hội
Môi trường học tập: sự gương mẫu của thầy cô giáo, ( quy đinh,quy chế nhà trường)
Văn hóa ứng xử ở trường học của sinh viên Hà Nội hiện nay:
- Những quan niệm của sinh viên về giá trị, chuẩnmực trong ứng xử
- Tác phong của sinh viênkhi ở trường
- Thái độ, ngôn ngữ, hành
vi của sinh viên với sinh viên, thầy cô giáo, cán bộ viên chức và các tổ chức trong nhà trường
Trang 126. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
- phương pháp luận chung nhất : Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- phương pháp luận của chuyên ngành xã hội học; là các lý thuyết riêng biệt
của xã hội học sử sụng trong nghiên cứu văn hóa, hành vi: lý thuyết hành vi, thuyết
xã hội hóa, lý thuyết tương tác biểu trưng
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên định lượng là chính , có sự kết hợp
phương pháp nghiên cứu định tính Cụ thể
Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Đọc và phân tích tài liệu: nhằm tìm hiểu những góc độ tiếp cận, nhữngquan điểm hay hướng nghiên cứu xã hội học về văn hóa thanh niên và văn hóa ứng
xử của thanh niên
+ Phỏng vấn sâu : tiến hành 16 phỏng vấn sâu, chia thành 2 lần
Phỏng vấn sâu lần thứ nhất: 8 phỏng vấn sâu (2 sinh viên bình thường, 2sinh viên là cán bộ lớp, khoa, trường, 2 giáo viên, 2 cán bộ phòng ban ) được tiếnhành trước nghiên cứu định lượng, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng bô công cụnghiên cứu định lượng
Phỏng vấn sâu lần thứ hai: gồm 8 phỏng vấn sâu ( 5 sinh viên, 3 giáo viên)được tiến hành sau khi thu được thông tin định lượng: nhằm tìm hiểu để giải thich
rõ, phân tích sâu các kết quả định lượng, những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnvăn hóa ứng xử của sinh viên đối với bạn bè, thầy cô giáo, cán bộ văn phòng trongnhà trường
- phương pháp nghiên cứu định lượng là chính: thu thập thông tin bằngbảng hỏi anket với 200 sinh viên nhằm khái quát những đặc điểm trong văn hóaứng xử của sinh viên hiện nay thông qua những thái độ, cử chỉ, hành vi, ngôn ngữcủa sinh viên khi tham gia vào các mối quan hệ ở trong trường Đo lường nhữngyếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên trong nhà trường
Trang 13Đề tài đưa ra một góc độ tiếp cận về khái niệm văn hóa ứng xử.
Có ý nghĩa bổ sung cho những nghiên cứu về văn hóa thanh niên nói chung
và văn hóa sinh viên nói riêng
Làm rõ thêm về việc áp dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu vănhóa ứng xử
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Khái quát những đặc trưng về văn hóa ứng xử của sinh viên trong nhàtrường hiện nay, để giúp mọi người có cái nhìn khách quan hơn đối với vấn đề vềứng xử của sinh viên hiện nay
Đưa ra đề xuất góp phần xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học vănmính, lịch sự hơn
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1 Thao tác hóa các khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm “ứng xử”
Từ lâu vấn đề ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người, giữa conngười với tự nhiên cà con người với chính mình đã được nhiều khoa học nghiêncứu, nhất là tâm lí học, giáo dục học và xã hội học
Theo Nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm – một nhà giá dục học “ứng xử trong xã hội được hiểu là cách hành động của các vai trò xã hội nào đó trước một chủ thể xã hội khác cũng có một vị trí xã hội Như vậy, ứng xử là cách hành động của các vai trò xã hội với nhau, giữa các cá nhân với nhau và sau nữa là cách hành động của chủ thể đối với chính bản thân mình, với đồ vật, với môi trường tự nhiên”.(tr 6, 1) Như vậy ứng xử theo quan điểm này, được đặt trong cả mối quan
hệ xã hội và mối quan hệ với thế giới tự nhiên Nhà tâm lí học, giáo dục học NgôCông Hoàn cũng đưa ra khái niệm ứng xử khi bàn luận về các mối quan hệ ngườivới người “ứng xử là phản ứng, hành vi của con người nảy sinh trong quá trìnhgiáo tiếp do những rung cảm cá nhân kích thích, nhằm lĩnh hội, truyên đạt nhữngtri thức, vốn sống kinh nghiệm của cá nhân, xã hội trong những tình huống nhấtđịnh” (tr14, 3)
Theo PGS.TS tâm lí học Lê Thị Bừng, “ứng xử là từ ghép của hai từ ứng và
xử .”ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đếnmình trong một tình huống cụ thể nhất định Nó thể hiện ở chỗ con người khôngnhững chủ động trong giao tiếp mà còn chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn,
có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi cử chỉ cách nói năng- tùy thuộc vào trithức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp caonhất
Có thể thấy, khái niệm về “ứng xử” trong tâm lí học và giáo dục học chủyếu khai thác khái niệm ứng xử ở những mối quan hệ giao tiếp
Trang 15Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Hồ Hải Thụy, Nguyễn KimThản, Nguyễn Đức Dương, từ góc độ xã hội học đã đưa ra cách phân biệt ứng xửvới hành vi một cách đơn giản “ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói trong tình huốngnhất định, và hành vi được xem như là những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện rabên ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể” Như vậy, theo quan điểm này,thì khái niệm ứng xử có nội hàm rộng hơn khái niệm hành vi, và hành vi chính làthước đo quan trọng của ứng xử.
Từ một cách tiếp cận của xã hội học, “ứng xử” được dùng để chỉ cách hànhđộng và sử dụng ngôn ngữ của một vai trò này đối với vai trò khác (tức một cặpvai trò như cha/mẹ, bố/con, cấp trên/cấp dưới…) và đó là những hành động hoặcphản ứng, theo một cách tương đối Ứng xử không chỉ giới hạn ở giữa các vai trò
xã hội khác nhau, mà ứng xử với mình, ứng xử với đồ vật, ứng xử với tự nhiên.Trong xã hội, có bao nhiêu mối quan hệ thì có bấy nhiêu ứng xử, và một ứng xử cóthể trở thành khuôn mẫu văn hóa khi nó thỏa mãn các yếu tố: là ứng xử đượcthường xuyên lặp đi lặp lại cả về mặt thời gian và không gian, ứng xử ấy có tácdụng chỉ nam, mẫu mực hay quy tắc cho một nhóm xã hội hay toàn xã hội, tức là
nó mang những giá trị, chuẩn mực được số đông thừa nhận
Cùng quan điểm với Hồ Hải Thụy, trong đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụngthuật ngữ “ứng xử” với ý nghĩa là thái độ, hành vi, ngôn ngữ trong tình huống cụthể , tùy theo từng mối quan hệ xã hội
1.2 Khái niệm “văn hóa”
a Khái niệm “văn hóa”
Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến hoạtđộng của con người, vì vậy đã có rất nhiều những quan niệm, những cách tiếp cậnkhác nhau về thuật ngữ văn hóa
Theo Từ điển thông dụng thì văn hóa là những giá trị vật chất và tình thần
do con người tạo ra trong quá trình lịch sử Theo quan điểm này thì văn hóa là toàn
bộ những sản phẩm của con người, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội loàingười
Trang 16Theo K.Marx, “Văn hóa là sự phát triển tất cả các thuộc tính của con người
xã hội và sức sản xuất của xã hội, được coi như là con người có mọi thuộc tính vàmọi mối liên hệ, và vì vậy, mà mọi nhu cầu có thể phong phú hơn- tức là sưc sảnxuất con người như là sản phẩm toàn vẹn và tổng hợp của xã hội’ Theo quan điểmcủa K.Marx thì lao động sáng tạo ra văn hóa, tuy nhiên không nên lí giải văn hóabằng bất cứ một kết quả đang tồn tại theo kinh nghiệm nào của lao động
Văn hóa biểu hiện trong lý tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới vànhân sinh, tín ngưỡng, trong lao động và đấu tranh, trong phong tục tập quán, giaotiếp giữa người với người, trong văn học nghệ thuật Vì vậy, Chủ tịch Hồ ChíMinh cũng trình bày một quan niệm về văn hoá khá rộng: "Vì lẽ sinh tồn cũng nhưmục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữviết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụcho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá" Nhà xã hội học văn hóa ngườiAnh E.B Taylor cũng cho rằng: “ văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm trithức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kì năng lực, thóiquen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội”[tr27,16]
Như vậy, các định nghĩa về văn hóa, tuy có khác nhau nhưng cùng thốngnhất : văn hóa là sản phẩm của hoạt động của con người, là kết quả của nhiều thế
hệ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thân và vật chất của con người Và văn hóa baogồm cả các giá trị tinh thần và cả giá trị vật chất do con người sáng tạo ra
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra quan điểm định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” “ Văn hóa là hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng” Theo UNESCO thì mỗi một con người khi sinh ra đã được sống trong
Trang 17môi trường văn hóa đặc trưng của một cộng đồng mà họ sinh sống, sự phát triểnnhân cách của mỗi cá nhân sẽ chịu sự tác động, chi phối của môi trường văn hóa
đó, đồng thời hoạt động sống của mỗi cá nhân cũng tạo nên tính chất đặc thù vănhóa của cộng đồng Như vậy, khái niệm văn hóa của UNESCO có những đặc điểmnhư sau: Hệ thống giá trị, chuẩn mực (“cách sống”) của cộng đồng chi phối cáchứng xử và giao tiếp của mỗi cá nhân, đồng thời thông qua giao tiếp và ứng xử củamỗi mà hình thành nên hệ thống giá trị, hệ thống khuôn mẫu của cộng đồng Kháiniệm của UNESCO đưa ra hai thành tố cơ bản , quan trọng gắn liền với văn hóa là
hệ thống giá trị, chuẩn mực, đây cũng là quan điểm được sử dụng tỏng nghiên cứunày
b Khái niệm “chuẩn mực” và “giá trị”
Khi nói đến văn hóa, người ta thường nghĩ ngay đến chuẩn mực và giá trị là
2 thành tố cơ bản của văn hóa, vì vậy, tìm hiểu khái niệm về văn hóa không thểkhông đề cập đến 2 khái niệm này
Chuẩn mực được hiểu là những quy ước, qui tắc của cả cộng đồng hay một
nhóm về những cái nên làm hay không nên làm đối với từng loại người cụ thể,trong hoàn cảnh, tình hướng nhất định [tr63, 8]
Theo C.Kluckholn thì “ Giá trị là quan niệm và điều mong muốn đặc trưng
hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn cácphương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động” [tr 156, 1] Có thể hiểuđơn giản giá trị là những quan niệm về các đáng mong muốn, những yêu thích,những cái gì có lợi hay con người ham muốn
1.3Khái niệm “Văn hóa ứng xử”
Ứng xử có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa, hệ thống khuôn mẫu ứng xử
có thể coi là khuôn mẫu văn hóa nếu những quy chuẩn đảm bảo cho các mối quan
hệ xã hội được bền vững trong các nhóm xã hội khác nhau, và những giá trị chuẩnmực văn hóa cũng được dùng để đánh giá những ứng xử là đẹp hay không đẹp (5)
Với cách sử dụng khái niệm về “ứng xử” và “văn hóa” ở trên, tôi đồng ý vớiquan điểm của tác giả Trịnh Thanh Hà, trong Luận án Tiến Sĩ chuyên ngành quản
Trang 18lý hành chính công khi đã sử dụng khái niệm văn hóa ứng xử của Vũ Dũng nhưsau: văn hóa ứng xử là hệ thống những chuẩn mực ứng xử trong mối quan hệ ứng
xử giữa con người và các đối tượng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi,nếp sống (tác phong), tâm sinh lý trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống,
đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xãhội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng của văn hóa dântộc, một quốc gia được cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội, thừa nhận
và làm theo [tr20, 11]
1.4Khái niệm sinh viên
Theo cách hiểu đơn giản nhất thì sinh viên là những người đang học tập tạicác trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp
Trong đề tài này, khách thể nghiên cứu là sinh viên hay những người đanghọc tập tại các trường Đại học trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Hà Nội
1.5 Khái niệm “Văn hóa ứng xử ở trường học của sinh viên”
Từ các khái niệm “văn hóa”, “ứng xử”, “văn hóa ứng xử” , tôi đưa ra quanđiểm của mình về khái niệm “văn hóa ứng xử ở trường học của sinh viên” được sửdụng trong nghiên cứu này: đó là những giá trị trong ứng xử, những chuẩn mựcứng xử trong mối quan hệ ứng xử của sinh viên với sinh viên, sinh viên với thầy côgiáo, sinh viên với cán bộ viên chức, của sinh viên với tổ chức (lớp, khoa, đoàn,trường) ở trường học, thể hiện qua : tác phong, ngôn ngữ, hành vi, thái độ của sinhviên; được sinh viên thừa nhận, thực hiện đặt trong từng mối quan hệ, từng tìnhhuống, từng hoàn cảnh cụ thể
2 Cơ sở lí luận của đề tài
2.1 Lý thuyết tương tác biểu trưng
Quan điểm gốc của lý thuyết này cho rằng: xã hội được tạo thành từ sựtương tác của vô số cá nhân ; bất kì hành vi nào của con người đều mang những ýnghĩa khác nhau; hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc màcòn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng Do đó, để hiểu được các tương tác xã
Trang 19hội giữa các cá nhân, giữa con người với xã hội, cần phải nghiên cứu các tương tác
xã hội, cần phải đi lí giải ý nghĩa biểu hiên, các biểu tượng của các tương tác đó
Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này đó là nhà xã hội học người Mỹ HerbertBlumer Quan điểm của ông cho rằng hành động của mỗi cá nhân được thực hiệntrên cơ sở lí giải những biểu tượng, những ý nghĩa trong hành vi những người xungquanh và lý giải về tình huống của chính bản thân họ Theo ông, tương tác biểutrưng không phải là tổng số các hành động cá nhân riêng lẻ, mà là một quátrình,một hình thức xã hội được tạo thành từ các hành động của các cá nhân màmỗi hành động đo được thực hiện thông qua cơ chế lí giải ý nghĩa, động cơ hànhđông của nhau được thể hiện qua hệ thống ký hiêu, biểu tượng
Áp dụng vào trong đề tài nghiên cứu, khi tìm hiểu hay lí giải về cácyếu tố ảnh hưởng từng thái độ, cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ của sinh viên đối với bạn
bè, thầy cô giáo, cán bộ hành chính văn phòng là có thể xuất phát từ cách sinh viên
lí giải về mối quan hệ ấy có vai trò như thế nào đối với họ, lí giải về những tìnhhuống xảy ra trong quá trình giao tiếp ứng xử Ví dụ, một số sinh viên cho rằngnhững hành vi tranh cãi với thầy cô giáo rất “oai”
2.2 Thuyết xã hội hóa
Những nhà xã hội học cho rằng: mỗi một cá nhân muốn tồn tại và phát triển,muốn tham gia vào các mối quan hệ xã hội và các tương tác xã hội thì cần phải có
xã hội hóa Xã hội hóa là một quá trình mà trong đó cá nhân tiếp thu được nhữngkiến thức kinh nghiệm lịch sử xã hội, tiếp thu những giá trị, chuẩn mực xã hội đểđóng và thực hiện các vai trò xã hội một cách phù hợp với mong muốn của xã hội,
từ đó mà hòa nhập vào xã hội Xã hội hóa giúp cho xã hội lưu truyền, giữ gìn vàphát triển những di sản văn hóa thông qua sự kế thừa và phát huy giữa các thế hệ.Đối với mỗi cá nhân, xã hội hóa giúp cho các cá nhân đống vai vào các vị trí xãhội, để chuẩn bị cho việc tham gia vào các vai trò xã hội Vì vậy, khi nghiên cứuvăn hóa ứng xử của sinh viên cũng cần chú ý đến môi trường xã hội hóa của họ:gia đình, nhà trường…
Trang 20Áp dụng vào đề tài nghiên cứu là để thấy được vai trò quan trọng của trườnghọc đối với sinh viên Trường học là một trong những môi trường xã hội hóa có ýnghĩa to lớn đối với sinh viên Khi tham gia vào các mối quan hệ trong nhà trường
sẽ giúp cho sinh viên biết họ cần phải thực hiện những thái độ, hành vi, ngôn ngữnào để phù hợp với mong muốn của xã hội về vị thế, vai trò là thanh niên tri thứccủa mình Và đồng thời, tính chất hay đặc điểm các mối quan hệ này cũng tác độngđến văn hóa ứng xử của sinh viên Ví dụ: một trường học có truyền thống ứng xử
sư phạm tốt, các giáo viên vừa thể hiện tính nghiêm khắc những cũng tạo sự thânthiện, được sinh viên quý mến thì những thái độ, hành vi, ngôn ngữ trong giao tiếpứng xử của sinh viên cũng tốt đẹp hơn
2.3 Lý thuyết hành động xã hội
Người có công đầu đối với lý thuyết này đó là xã hội học người Đức MaxWeber Ông đã đưa ra khái niệm về hành động xã hội được cho là hoàn chỉnh nhất;ông cho rằng, hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quannhất định, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một
ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằngcách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó
Hành động xã hội của con người hướng vào mục đích nhất định và sử dụngcác phương tiện để đạt được mục đích đó Vì vây, Weber đã nhấn mạnh đến động
cơ bên trong chủ thể như nguyên nhân của hành động - một hành động mà một cánhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội Mọi hành độngkhông tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thìkhông phải là hành động xã hội Hành động không phải là kết quả của quá trìnhsuy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội Để hiểu được nền tảng củahành động con người, xã hội học đề xuất ba khái niệm cơ bản: "ý nghĩa”, “chuẩnmực” và "giá trị”
Áp dụng vào đề tài nghiên cứu, khi ta xem ứng xử của sinh viên là một dạngcủa hoạt động xã hội Và khi tiến hành hoạt động xã hội này, thì họ đã tính đếnđộng cơ, mục đích hay lợi ích có thể đạt được từ mối quan hệ đó Hành động xã
Trang 21hội “ứng xử” của sinh viên cũng phụ thuộc những ứng xử của các đối tượng Vàsinh viên sẽ có thái độ, hành vi, ngôn ngữ (xem như là phương tiện) để đạt đếnmục đích đặt ra khi tiến hành các hoạt động xã hội ứng xử đó Và khi nghiên cứu
về văn hóa ứng xử, phải chú ý đến các yếu tố chuẩn mực, giá trị
Trang 22CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ Ở TRƯỜNG CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY
Sinh viên là một thành tố quan trọng để tạo lập được các trường Đại học, caođẳng và cũng là nhân tố chủ yếu để xây dựng nền văn hóa học đường Ở trườnghọc, Sinh viên đều có mối quan hệ giao tiếp ứng xử với tất cả các nhân tố kháctrong trường học Tương tác của sinh viên với thầy cô giáo, sinh viên với bạn bè,của sinh viên với cán bộ viên chức, sinh viên với các tổ chức trong nhà trường vừabao gồm cả những tương tác trực tiếp vừa gồm cả những tương tác gián tiếp.Những tương tác trong các mối quan hệ ứng xử đó tạo nên văn hóa ứng xử củasinh viên khi ở trường học Tuy nhiên, khi tìm hiểu về văn hóa ứng xử của sinhviên , chúng ta không chỉ nhìn ở những mặt nổi là những thái độ, cử chỉ, hành vi,ngôn ngữ của sinh viên trong quá trình giao tiếp, ứng xử khi mà cần phải tìm hiểu
cả những yếu tố “ẩn” bên trong như những quan niệm về các giá trị, các chuẩnmực văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay
1 Mô tả về mẫu nghiên cứu
Trong 200 mẫu nghiên cứu có 106 sinh viên là nam giới chiếm 53%, 94 sinh viên nữ chiếm 47% Như vậy, cơ cấu giới tính của mẫu khá cân bằng
Trong số sinh viên được chọn để trả lời phỏng vấn, số năm học của sinh viên có sự khác biệt nhưng sự chênh lệch là không đáng kể Tỉ lệ chiếm lớn nhất làsinh viên năm đầu và năm tư (chiếm 27,5% số người trả lời), tiếp đến là năm ba (24%), thấp nhất là năm hai (21%)
Trong đề tài nghiên cứu văn hóa ứng xử, thì yếu tố giữ chức vụ ở lớp/trườngảnh hưởng lớn đến văn hóa ứng xử, nên mẫu nghiên cứu cố gắng có càng nhiều những sinh viên là cán bộ lớp/ trường càng tốt, nên trong 200 người được chọn có 34% giữ các chức vụ ở trường/ lớp, tổ chức Đoàn, Hội sinh viên
Trang 23Bảng 1: Cơ cấu chức vụ người trả lời
Trong số sinh viên được chọn , đa số sinh viên có học lực kì gần nhất lag khá (40,5%) , trung bình khá (26%) và trung bình (19,5%), Số sinh viên có học lực yếu, kém chiếm tỉ lệ ít nhất
Bảng 2: Xếp loại học lực sinh viên kì gần nhất
Xếp loại học lực Cơ cấu học lực
Trong tổng số người trả lời, tỉ lệ sinh viên có bố mẹ có trình độ học vấn học hết trung học phổ thông ( bố: 34, 5%; mẹ : 37 5)và trình độ đại học/ trên đại học làchiếm tỉ lệ cao nhất, học hết tiểu học chiếm tỉ lệ thấp nhất và không có bố mẹ không biết chữ ; đa số sinh viên có bố mẹ là cán bộ, viên chức Nhà Nước ( bố:
Bí thư đoàn/phó bí thư/ủy viên 8.0
Chủ hiệm/ phó chủ nhiệm CLB sinhviên
1.0
Trang 2432,5% ; mẹ: 37.5%) và làm nông nghiệp (bố: 22,5%, mẹ: 22,5%), tỉ lệ bố mẹ thất nghiệp là thấp nhất.
Bảng 3: Trình độ học vấn của bố và mẹ người trả lời
Khi tự đánh giá về hoàn cảnh kinh tế gia đình so với các hộ xung quanh, thì
đa số sinh viên (61%) đều cho rằng mức sống vật chất của gia đình mình ở mức
Trang 25trung bình; khá giả và nghèo chiếm tỉ lệ bằng nhau (13%) , rất ít sinh viên (6%) cho rằng gia đình mình giàu có Tuy nhiên, sự đánh giá này mang tính chủ quan của người trả lời, nên dẫn đến hầu hết đều chọn gia đình có mức sống trung bình.
Bảng 5: Cơ cấu hoàn cảnh kinh tế gia đình người trả lời
Hoàn cảnh kinh tế Cơ cấu hoàn cảnh kinh tế gia đình
2 Quan niệm của sinh viên về giá trị, chuẩn mực trong văn hóa ứng xử của khi ở trường.
2.1.Quan niệm của sinh viên về các giá trị văn hóa trong ứng xử của sinh viên khi ở trường
Qua khảo sát 200 sinh viên để tìm hiểu quan niệm về mức độ quan trọng củavấn đề văn hóa ứng xử, thì đa số ( 83,5%) sinh viên đều đánh giá văn hóa ứng xử ởtrường học là một vấn đề quan trọng, cần được quan tâm Điều này cho thấy, việchọc tập luôn được sinh viên đề cao, khi đến giảng đường họ đều coi trọng việc học
cả những kiến thức khoa học và cả những kiến thức xã hội, thêm vào đó, nhữngmối quan hệ xã hội chính mà sinh viên tham gia, chủ yếu là những quan hệ ở trongmôi trường gia đình và trường học, đây là những mối quan hệ có ý nghĩa lớn đốivới vai trò , vị trí xã hội của một sinh viên Tuy nhiên, cũng có tới 16,5% ý kiếncho rằng đối với sinh viên thì văn hóa ứng xử là vấn đề không quan trọng Bêncạnh việc học tập kiến thức khoa học, sinh viên còn rất nhiều vấn đề khác đángquan tâm hơn như: chi tiêu, thu nhập, các mối quan hệ bạn bè, tình cảm, công việcsau khi ra trường… trong khi đó , dù sao khoảng thời gian ở trường Đại học ngắn
Trang 26ngủi , nên những mối quan hệ ứng xử ở trường chỉ mang tính chất “tạm thời”, nênđôi khi vấn đề văn hóa ứng xử ở trường học không là vấn đề được quan tâm
Trong văn hóa học đường, từ trước đến nay, xã hội Việt Nam vẫn luôn đềcao các giá trị “tôn sư trọng đạo” , “mến bạn yêu thầy”, xem trường học là môitrường văn minh, lịch sự, thì hiện nay quan niệm của sinh viên về những giá trị vănhóa ứng xử ở trường học hiện đại đã có sự thay đổi Và tùy theo từng mối quan hệứng xử mà quan niệm của sinh viên về các giá trị văn hóa cũng khác nhau
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, trong 11 giá trị phổ biến của văn hóaứng xử là: lịch sự, văn minh, trung thực, vui vẻ, kính trọng, thật thà, tự do, thoảimái, lễ phép, trang trọng, thân thiện, tự do, thoải mái thì các giá trị lịch sự, vănminh, trung thực ,vui vẻ được sinh viên đề cao nhất trong văn hóa ứng xử ở trườnghọc Tuy nhiên, các giá trị này được đánh giá tùy theo từng mối quan hệ Trongmối quan hệ ứng xử của sinh viên đối với thầy cô giáo thì các giá trị văn hóa ứng
xử truyền thống của quan hệ thầy trò như “lịch sự” (73,5% số sinh viên được hỏi) ,
“lễ phép” (70% sinh viên được hỏi), “kính trọng” (68% sinh viên được hỏi), “vănminh” (50%) vẫn được sinh viên coi trọng Trong mối quan hệ sinh viên với cán bộviên chức nhà trường thì ít được sinh viên quan tâm hơn, các giá trị “lịch sự” ,
“văn minh” được sinh viên coi trọng, nhưng những giá trị đáng lẽ luôn được đề caotrong mối quan hệ gần như là quan hệ thầy trò này như “kính trọng”, “lễ phép” lại
ít được coi trọng hơn Chỉ có 48 % và 35 % trong 200 sinh viên được hỏi có quanniệm đề cáo giá trị kính trọng và lễ phép trong ứng xử với cán bộ viên chức nhàtrường, như vậy có hơn một nửa số sinh viên không coi trọng gia trị ứng xử này.Trong quan hệ ứng xử giữa những người đồng đẳng giữa sinh viên với sinh viên :vui vẻ (70%), thân thiện (68,5%), tự do, thoải mái (66,5), văn minh (56%) lànhững giá trị giao tiếp được sinh viên lựa chọn Còn trong văn hóa ứng xử của sinhviên với các tổ chức Đoàn, Hội, Khoa, phòng, ban trong nhà trường, sinh viên chorằng nên coi trọng tinh thần “tự giác “ hơn
Trang 27Bảng 6: Tỉ lệ sinh viên cho rằng các giá trị của văn hóa cần được coi trọng trong văn hóa ứng xử khi ở trường
xử sinh
viên với thầy
cô giáo
ứng
xử của
sinhviên
với sinhviên
ứng
xử của
sinhviên
với cán bộviên chức
ứng xửcủa
sinh viênvới tổ
chức:
Đoàn,Khoa ,Hội, phòng,ban
Như vậy, kết quả khảo sát đã cho ta thấy rằng, trong bốn mối quan hệ ứng
xử ở trường học thì sinh viên vẫn coi trọng mối quan hệ thầy trò và bạn bè hơn cả.Trong các giá trị văn hóa ứng xử ở trường học, các giá trị văn hóa ứng xử học
Trang 28đường truyền thống vẫn được sinh viên kế thừa, tuy nhiên, có thể thấy, sinh viênngày nay đang dần xem mối quan hệ ứng xử ở trường học thoải mái hơn, dân chủhơn, cởi mở hơn, cụ thể là sinh viên cũng đề cao các giá trị : vui vẻ, thoải mái, thânthiện trong văn hóa ứng xử ở trường học hơn
2.2.Quan niệm của sinh viên về chuẩn mực của ứng xử có văn hóa của sinh viên khi ở trường
Khi được hỏi những chuẩn mực trong ứng xử của sinh viên khi ở trường lànhững gì, thì có tới 94 % sinh viên được hỏi đều cho rằng : đối với thầy cô giáophải : trung thực, kính trọng, lễ phép; 75% sinh viên cho rằng đối với bạn bè phảithân thiện, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, đối với cán bộ viên chức nhà trườngphải biết kính trọng lễ phép; phải tích cực, chủ động hưởng ứng với các hoạt độngcủa cá tổ chức trong nhà trường; thể hiện ý thức giữ gìn về sinh chung, bảo vệ củacải chung ở trường; không được vi phạm nội quy, quy chế lớp/ trường; gương mẫu,
cố gắng phấn đấu, chủ động tích cực trong học tập; không được văn tục, nói bậy,chửi thề khi ở trường; đến trường phải mặc đồng phục, đeo thẻ sinh viên hay trangphục đơn giản, lịch sự, gọn gàng Những quan niệm của sinh viên về chuẩn mựcvăn hóa ứng xử ở trường học phù hợp với quan niệm chung của xã hội, Nội quy,quy chế của trường học Cũng như quan niệm về các giá trị ứng xử, sinh viên coiứng xử có văn hóa của sinh viên với thầy cô giáo và sinh viên cho rằng đối với bạn
bè phải là những chuẩn mực cao nhất để đánh giá ứng xử có văn hóa hay không
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sinh viên xem nhẹ ý thức chấp hành nội quy,quy chế lớp/trường, xem nhẹ việc giữ gìn của cải, vệ sinh khi ở trường Cụ thể cóđến một nửa số sinh viên trả lời ( 50%) cho rằng chuẩn mực “ Không bao giờđược vi phạm nội quy, quy chế lớp/ trường” và chuẩn mực “đến trường phải mặcđồng phục, đeo thẻ sinh viên hay trang phục đơn giản, lịch sự, gọn gàng” khôngđược dùng để đánh giá ứng xử của sinh viên có văn hóa hay không Chính quanniệm này đã dẫn đến, sinh viên xem thường nội quy lớp/trường , có tới 43% sinhviên cho rằng có thể bỏ qua việc phạm một số lỗi nhỏ, chính đã góp phần dẫn đếntình trạng chấp hành không nghiêm túc hay vi phạm nội quy/quy chế trường lớp