CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Cơ sở thực tập: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân có trụ sở tại: Số 1 Nguyễn Huy Tưởng Quận: Thanh Xuân Thành Phố: Hà Nội Số điện thoại: 0422212866 Trang web: www.bidv.com.vn Xác nhận: Chị: Đinh Thị Huệ Là sinh viên lớp: TCNH 1 – K7 Mã số sinh viên: 0741270027 Có thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân trong khoảng thời gian từ ngày 28122015 đến hết ngày 05032016. Trong khoảng thời gian thực tập tại Ngân hàng, chị Huệ đã chấp hành tốt các quy định của đơn vị và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi. Hà Nội, Ngày 05 tháng 03 năm 2016 Xác nhận của Cơ sở thực tập (Ký tên và đóng dấu của đại diện Cơ sở thực tập) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Khoa Quản lý kinh doanh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGH ĨA VI ỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ CHUYÊN MÔN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ và tên: Đinh Thị Huệ Mã số sinh viên: 0741270027 Lớp: ĐH TCNH1 – K7 Ngành: Tài chính Ngân hàng Địa điểm thực tập: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân. Giáo viên hướng dẫn: Ths.Bùi Thị Thu Loan Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Đánh giá bằng điểm Điểm bằng số Điểm bằng chữ Hà Nội, Ngày tháng năm 2016 Giáo viên hướng dẫn (Ký tên và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt 6 Danh mục bảng và hình 7 LỜI MỞ ĐẦU 8 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10 1.1.Ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng thương mại 10 1.1.1.Ngân hàng thương mại 10 1.1.1.1.Khái niệm NHTM 10 1.1.1.2.Chức năng của NHTM 10 1.1.1.3.Các hoạt động cơ bản của NHTM 11 1.1.2.Tín dụng Ngân hàng thương mại 14 1.1.2.1.Khái niệm 14 1.1.2.2.Phân loại tín dụng Ngân hàng 14 1.1.2.3.Nguyên tắc cho vay 16 1.1.2.4.Điều kiện vay vốn 16 1.1.2.5.Các hình thức đảm bảo tín dụng 17 1.2.Tín dụng ngắn hạn 18 1.2.1.Khái niệm 18 1.2.2.Vai trò của tín dụng ngắn hạn 18 1.2.2.1.Đối với các doanh nghiệp. 18 1.2.2.2.Đối với Ngân hàng 19 1.2.3.Các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn 19 1.2.3.1.Cho vay từng lần 19 1.2.3.2.Cho vay theo hạn mức tín dụng 20 1.2.3.3.Chiết khấu 21 1.2.3.4.Bao thanh toán 23 1.2.3.5.Thấu chi 25 1.3.Hiệu quả tín dụng ngắn hạn 28 1.3.1.Khái niệm 28 1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngắn hạn 28 1.3.2.1.Nhân tố chủ quan 28 1.3.2.2.Các nhân tố khách quan 31 1.3.3.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn 32 1.3.3.1.Chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn. 32 1.3.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn. 33 1.3.3.3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ ngắn hạn. 34 Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN 37 2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân. 37 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển. 37 2.1.2.Các nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Ngân hàng. 38 2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng. 39 2.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 43 2.1.4.1.Hoạt động huy động vốn. 43 2.1.4.2.Hoạt động sử dụng vốn. 46 2.1.4.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 51 2.2.Thực trạng tín dụng ngắn hạn và hiệu quả tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 52 2.2.1.Chính sách và quy trình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 52 2.2.1.1.Chính sách tín dụng ngắn hạn của BIDV 52 2.2.1.2.Quy trình tín dụng ngắn hạn của BIDV 54 2.2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Thanh Xuân 57 2.2.2.1.Doanh số cho vay ngắn hạn 57 2.2.2.2.Doanh số thu nợ ngắn hạn 60 2.2.2.3.Dư nợ tín dụng ngắn hạn 61 2.2.3.Đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Thanh Xuân thông qua một số chỉ tiêu 63 2.2.3.1.Chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn 63 2.2.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn. 63 2.2.3.3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ ngắn hạn. 66 2.2.4.Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Thanh Xuân 70 2.2.4.1.Kết quả đạt được 70 2.2.4.2.Hạn chế 71 2.2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế 72 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN 73 3.1.Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 73 3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quá tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 74 3.2.1.Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay. 74 3.2.2.Thực hiện tốt công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn 74 3.2.3.Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn. 75 3.2.4.Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin khách hàng. 76 3.2.5.Nâng cao trình độ nhân viên Ngân hàng 76 KẾT LUẬN 77 KIẾN NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Cơ sở thực tập: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chinhánh Thanh Xuân có trụ sở tại:
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng
Quận: Thanh Xuân Thành Phố: Hà Nội
Số điện thoại: 0422212866
Trang web: www.bidv.com.vn
Xác nhận:
Chị: Đinh Thị Huệ
Là sinh viên lớp: TCNH 1 – K7 Mã số sinh viên: 0741270027
Có thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chinhánh Thanh Xuân trong khoảng thời gian từ ngày 28/12/2015 đến hết ngày 05/03/2016.Trong khoảng thời gian thực tập tại Ngân hàng, chị Huệ đã chấp hành tốt các quy địnhcủa đơn vị và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi
Hà Nội, Ngày 05 tháng 03 năm 2016Xác nhận của Cơ sở thực tập(Ký tên và đóng dấu của đại diện Cơ sở thực tập)
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Khoa Quản lý kinh doanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGH ĨA VI ỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
VỀ CHUYÊN MÔN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Địa điểm thực tập: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Thanh Xuân.
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Bùi Thị Thu Loan
Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Đánh giá bằng điểm
Hà Nội, Ngày tháng năm 2016
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Trang 3MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt 6
Danh mục bảng và hình 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN
1.1.Ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng thương mại 10
1.1.1.Ngân hàng thương mại 10
1.1.1.1.Khái niệm NHTM 10
1.1.1.2.Chức năng của NHTM 10
1.1.1.3.Các hoạt động cơ bản của NHTM 11
1.1.2.Tín dụng Ngân hàng thương mại 14
1.1.2.1.Khái niệm 14
1.1.2.2.Phân loại tín dụng Ngân hàng 14
1.1.2.3.Nguyên tắc cho vay 16
1.1.2.4.Điều kiện vay vốn 16
1.1.2.5.Các hình thức đảm bảo tín dụng 17
1.2.Tín dụng ngắn hạn 18
1.2.1.Khái niệm 18
1.2.2.Vai trò của tín dụng ngắn hạn 18
1.2.2.1.Đối với các doanh nghiệp 18
1.2.2.2.Đối với Ngân hàng 19
1.2.3.Các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn 19
1.2.3.1.Cho vay từng lần 19
1.2.3.2.Cho vay theo hạn mức tín dụng 20
1.2.3.3.Chiết khấu 21
1.2.3.4.Bao thanh toán 23
1.2.3.5.Thấu chi 25
Trang 41.3.1.Khái niệm 28
1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngắn hạn 28
1.3.2.1.Nhân tố chủ quan 28
1.3.2.2.Các nhân tố khách quan 31
1.3.3.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn 32
1.3.3.1.Chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn 32
1.3.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn 33
1.3.3.3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ ngắn hạn 34
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN 37 2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân .37
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 37
2.1.2.Các nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Ngân hàng 38
2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng 39
2.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 43
2.1.4.1.Hoạt động huy động vốn 43
2.1.4.2.Hoạt động sử dụng vốn 46
2.1.4.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 51
2.2.Thực trạng tín dụng ngắn hạn và hiệu quả tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 52
2.2.1.Chính sách và quy trình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
52 2.2.1.1.Chính sách tín dụng ngắn hạn của BIDV 52
2.2.1.2.Quy trình tín dụng ngắn hạn của BIDV 54
2.2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Thanh Xuân 57
2.2.2.1.Doanh số cho vay ngắn hạn 57
2.2.2.2.Doanh số thu nợ ngắn hạn 60
2.2.2.3.Dư nợ tín dụng ngắn hạn 61
Trang 52.2.3.Đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Thanh Xuân thông qua một số chỉ tiêu 63
2.2.3.1.Chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn 63
2.2.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn 63
2.2.3.3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ ngắn hạn 66
2.2.4.Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Thanh Xuân 70
2.2.4.1.Kết quả đạt được 70
2.2.4.2.Hạn chế 71
2.2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế 72
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN 73 3.1.Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 73
3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quá tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 74
3.2.1.Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay 74
3.2.2.Thực hiện tốt công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn 74
3.2.3.Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn 75
3.2.4.Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin khách hàng 76
3.2.5.Nâng cao trình độ nhân viên Ngân hàng 76 KẾT LUẬN 77
KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 7Bảng 2 3 Tiền gửi và vay của TCTD và NHNN trong tổng vốn huy động 46
Bảng 2 4 Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV-Thanh Xuân giai đoạn 2012-2015 46
Bảng 2 5 Tình hình dư nợ cho vay bán lẻ giai đoạn 2012 – 2015 49
Bảng 2 6 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 – 2015 51
Bảng 2 7 Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của BIDV – Thanh Xuân 57
Bảng 2 8 Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn phân loại theo doanh nghiệp/cá nhân 59
Bảng 2 9 Doanh số thu nợ ngắn hạn của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 – 2015 60
Bảng 2 10 Tình hình dư nợ ngắn hạn của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 – 2015 .61 Bảng 2 11 Cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn hạn tại BIDV – Thanh Xuân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2012 – 2015 62
Bảng 2 12 Mức sinh lời đồng vốn cho vay ngắn hạn giai đoạn 2012 – 2015 63
Bảng 2 13 Quy mô tín dụng ngắn hạn của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 - 2015 64 Bảng 2 14 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 -2015 65
Bảng 2 15 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 - 2015 65
Bảng 2 16 Vòng quay tín dụng ngắn hạn của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 - 2015 66
Bảng 2 17 Hệ số thu nợ ngắn hạn của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 – 2015 67
Bảng 2 18 Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 - 2015 67
Bảng 2 19 Phân loại nợ ngắn hạn quá hạn của BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 – 2015 68
Bảng 2 20 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại BIDV – Thanh Xuân giai đoạn 2012 – 2015 69
Bảng 2 21 So sánh nợ xấu của Chi nhánh với nợ xấu của toàn hệ thống 69
Hình 2 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 39
Hình 2 2 Tình hình huy động vốn của BIDV- Thanh Xuân giai đoạn 2012- 2015 43
Hình 2 3 Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2012-2015 47
Hình 2 4 Dư nợ tín dụng theo đối tượng giai đoạn 2012-2015 47
Hình 2 5 Tình hình dư nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn của BIDV - Thanh Xuân giai đoạn 2012 - 2015 50
Hình 2 6 Tình hình dư nợ cho vay bán lẻ theo mục đích sử dụng của BIDV - Thanh Xuân giai đoạn 2012 - 2015 50
Hình 2 7 Tình hình dư nợ ngắn hạn tại BIDV - Thanh Xuân giai đoạn 2012 - 2015 61
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 8Trong các hoạt động của NHTM, tín dụng là hoạt động chủ yếu, trong đó tín dụngngắn hạn thường chiếm tỉ trọng lớn và đem lại thu nhập lớn cho Ngân hàng Trong nhữngnăm gần đây, các NHTM đã mở rộng cho vay trung và dài hạn tuy nhiên tín dụng ngắnhạn luôn là một hoạt động chủ đạo của Ngân hàng.
Với những điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về vốn nói chung
và vốn ngắn hạn nói riêng ngày càng tăng Do đó, việc nâng cao hiệu quả tín dụng ngắnhạn là yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM
Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân,trong hoạt động tín dụng của mình, tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất Tíndụng ngắn hạn mang lại nguồn thu nhập và lợi nhuận đáng kể cho Chi nhánh Hiệu quảtín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh cũng dần được cải thiện qua các năm, tuy nhiên vẫn cònmột số hạn chế cần phải khắc phục để không gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của Chinhánh cũng như toàn Ngân hàng
Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tíndụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ThanhXuân” làm luận văn tốt nghiệp cho mình Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quantrọng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh nói riêng và của hệ thống Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp: thống kê, diễn giải, quy nạp, thu thập số liệu thực tế liên quan đếnviệc nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
Trang 9triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân trong 3 năm gần đây (2012, 2013, 2014,2015).
- Phương pháp phân tích số liệu: So sánh tương đối, tuyệt đối số liệu hoạt động,dùng chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả tín dụng ngắn hạn
- Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh BIDV ThanhXuân
5 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan về tín dụng và tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng tín dụng ngắn hạn và hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo BùiThị Thu Loan, và các anh chị trong các phòng ban tại Chi nhánh nhưng những gì em trìnhbày trong chuyên đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự đónggóp của các bạn, các quý thầy cô để em hoàn thiện hơn nữa chuyên đề này
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn cô giáo Bùi Thị Thu Loan, các thầy cô giáo trongtrường, trong khoa cùng các anh, chị, các cô chú lãnh đạo trong Ngân hàng đã giúp đỡ emtrong quá trình thực tập vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 10Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm NHTM
NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng cácdịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụthanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhucầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội
1.1.1.2 Chức năng của NHTM
Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quantrọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển Khi thực hiện chức năng trung gian tàichính, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa những người có nguồn vốn nhàn rỗi và nhữngngười có nhu cầu về vốn
Thực hiện chức năng này, một mặt, NHTM huy động và tập trung các nguồn vốntiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn chovay; mặt khác, trên cơ sở số vốn đã huy động được, Ngân hàng cho vay để đáp ứng nhucầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, … của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sựvận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhưvậy,NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, và hưởng lợi nhuận là khoảnchênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả cácbên tham gia: người gửi tiền và người đi vay
Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiệncác thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để
Trang 11thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiềnthu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc,
ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,… Tùy theo nhu cầu,khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà các chủthể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phảithanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiệncác khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thờigian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thônghàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triểnkinh tế
Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Với mụctiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình,các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thựchiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chứcnăng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, Ngânhàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng
sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanhtoán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng đểmua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăngtổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xãhội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàngtrung ương đã áp dụng đối với NHTM, do vậy Ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ nàykhi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn
Trang 121.1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM
Hoạt động huy động vốn
Theo Luật các tổ chức tín dụng, NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thứctiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của
tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chứctín dụng nước ngoài
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định củaNHNN
Hoạt động cấp tín dụng
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiếtkhấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thứckhác theo quy định của NHNN như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu,cho vay thấu chi, và cho vay theo hạn mức tín dụng, và hạn mức tín dụng dự phòng, …Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớnnhất Nội dung chi tiết của hoạt động cấp tín dụng sẽ được làm rõ ở phần tiếp theo
Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua Ngânhàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước Để thực hiện thanhtoán giữa các Ngân hàng với nhau thông qua NHNN, NHTM phải mở tài khoản tiền gửitại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theoquy định Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánhNHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh Hoạt động dịch vụ thanh toán vàngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau:
Trang 13- Cung cấp các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngânhàng trong nước
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép
Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động truyền thống bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cungcấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác,bao gồm:
- Góp vốn và mua cổ phần: NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn,mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theoquy định của pháp luật Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổ phần và liêndoanh với Ngân hàng nước ngoài để thành lập Ngân hàng liên doanh
- Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy địnhcủa NHNN, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ
- Kinh doanh ngoại hối: NHTM được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công
ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thịtrường quốc tế
- Ủy thác và nhận ủy thác: NHTM được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong cáclĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư
Trang 14- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm: NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thànhlập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định củapháp luật.
- Tư vấn tài chính: NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ chokhách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trựcthuộc Ngân hàng
- Bảo quản vật quý giá: NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy
tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy địnhcủa pháp luật
1.1.2 Tín dụng Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay là Ngânhàng (TCTD) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó Ngânhàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất địnhtheo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bêncho vay khi đến hạn thanh toán
1.1.2.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng
Theo thời gian sử dụng vốn vay: Theo tiêu chí phân loại này, tín dụng Ngân hàngđược chia thành 3 loại:
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được
sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốnlưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêudùng của cá nhân
Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốnphục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng
và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
Trang 15 Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng đểcung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy môlớn.
Theo mục đích sử dụng vốn vay: Theo tiêu chí phân loại này, tín dụng Ngân hàngđược chia thành 2 loại:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp chocác doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh
Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa,
xe cộ, các thiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tănglên
Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay: Theo tiêu chí phân loại này,tín dụng Ngân hàng được chia thành 2 loại:
Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều
có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp,chiết khấu và bảo lãnh
Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát
ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp Loại hình này thườngđược áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳngvới Ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có
uy tín đối với Ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự ánsản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ
Phân loại theo kỹ thuật cấp tín dụng
Cho vay
Chiết khấu
Thấu chi
Cho thuê tài chính
Bao thanh toán
Trang 16 Bảo lãnh
Hình thức khác
1.1.2.3 Nguyên tắc cho vay
Nguyên tắc hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh toán đầy đủ nguyên gốc saukhi sử dụng để Ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thể duy trìđược hoạt động
Nguyên tắc thời hạn: khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đãđược hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữakhách hàng và Ngân hàng
Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản gốc, khách hàngphải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay, đượccoi là giá mua quyền sử dụng vốn
Nguyên tắc tài sản đảm bảo: để bảo vệ nguồn vốn của Ngân hàng khi khách hàng
vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các tài sản thế chấp khôngcòn khả năng thanh toán cho Ngân hàng
Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: tất cả các khoản tín dụng phải được
sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn
1.1.2.4 Điều kiện vay vốn
Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịutrách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn camkết
Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, phương án đầu
tư, phục vụ đời sống khả thi kèm phương án trả nợ phù hợp với quy định của phápluật Các dự án, phương án đầu tư, sản suất kinh doanh, dịch vụ khả thi khi:phương án hoàn toàn độc lập không biến thể từ phương án khác, mang tính thiết
Trang 17thực phù hợp với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp, có lợi nhuận, tác độngtích cực tới xã hội, nền kinh tế,…và tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và hướng dẫn của Ngân hàng
1.1.2.5 Các hình thức đảm bảo tín dụng
Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho Ngânhàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người đi vay không thựchiện trả nợ theo quy định Giảm bớt tổn thất cho Ngân hàng khi khách hàng vì một lý donào đó không thực hiện thanh toán được nợ cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng có nguồn thu
nợ thứ hai
Các hình thức bảo đảm tín dụng
Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là hình thức đảm bảo tín dụng mà tài sản thếchấp là bất động sản, do người vay vốn hoặc người thứ 3 trực tiếp nắm giữ, cònNgân hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản
Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản vay vốn Ngân hàng là hành vi giao nộp tài sản làbất động sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người vaycho Ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Cho vay theo bảo lãnh: Là việc một pháp nhân hay thể nhân đem tài sản, tiền bạc
và uy tín của mình để bảo đảm và cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụthay cho người đi vay nếu người đi vay không trả được nợ cho người cho vay khiđến hạn
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Là việc khách hàng vay dùngtài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chínhkhoản vay đó với Ngân hàng
Trang 181.2 Tín dụng ngắn hạn
1.2.1 Khái niệm
Tín dụng ngắn hạn là hình thức tín dụng mà Ngân hàng cho khác hàng vay với thờihạn tối đa là 12 tháng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vàđời sống của khách hàng
1.2.2 Vai trò của tín dụng ngắn hạn
1.2.2.1 Đối với các doanh nghiệp.
Tín dụng ngắn hạn Ngân hàng là nguồn bổ sung vốn lưu động để bảo đảm hoạtđộng kinh doanh được liên tục
Đối với các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ như các doanh nghiệp bán lẻ,chế biến thực phẩm, các công ty chế biến nông sản, các doanh nghiệp xây lắp hoặccác doanh nghiệp có vòng quay vốn lưu động chậm thì các khoản tín dụng ngắnhạn từ Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc giúp cho quá trình sản xuấtkhông bị gián đoạn Các khoản tín dụng ngắn hạn có ý nghĩa lớn đối với các doanhnghiệp khi xuất hiện cơ hội kinh doanh trên thị trường, giúp doanh nghiệp tận dụngđược thời cơ phát triển sản xuất
Tín dụng ngắn hạn tạo áp lực buộc các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
Như vậy, tín dụng Ngân hàng cũng là một yếu tố kích thích sản xuất của doanhnghiệp, thúc đẩy đổi mới công nghệ và cải tiến mẫu mã sản phẩm để có thể rútngắn chu kỳ sản xuất, đưa nhanh sản phẩm vào lưu thông, tạo lập chỗ đứng trên thịtrường
Đối với các doanh nghiệp lớn, công việc sản xuất đang phát triển thì phần lớn vốnlưu động đều vay Ngân hàng Nhiều doanh nghiệp còn ký hợp đồng ứng trước để
có thể linh hoạt trong việc vay vốn, đáp ứng các cơ hội kinh doanh Do tính chấtcủa tín dụng ứng trước là doanh nghiệp phải trả lãi kể cả trên phần dư nợ vay chưa
sử dụng đến Do đó bắt buộc các doanh nghiệp phải quay vốn nhanh và tính toán
Trang 19hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và cảcho Ngân hàng.
Nói tóm lại, tín dụng ngắn hạn không chỉ giúp các doanh nghiệp có được nguồn bổsung nguồn vốn lưu động mà còn là động lực giúp các doanh nghiệp làm ăn cóhiệu quả, trước là để trả các khoản nợ vay và sau là để phát triển doanh nghiệp
1.2.2.2 Đối với Ngân hàng
Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng đã đảm bảo nguồn thuchủ yếu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận vàphòng chống rủi ro của Ngân hàng Trong quá trình hoạt động của các Ngân hàng, cácnhà quản trị Ngân hàng phải quan tâm đến các vấn đề : Phải tạo được nguồn thu bù đắpđược các chi phí( chi phí huy động vốn, chi phí trả lương, chi phí quản lý Mặt khác phảiđảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng Tín dụng ngắn hạn có thể giúp các nhàquản trị giải quyết vấn đề này
- Định kỳ trả nợ cụ thể cho từng khoản vay, người vay trả nợ một lần khi đáo hạn
Ưu nhược điểm của hình thức cho vay từng lần:
Ưu điểm:
Trang 20- Linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng Khi nào khách hàng có nhucầu vay vốn, ngân hàng mới xem xét đáp ứng (mỗi lần vay ngân hàng đều địnhthời hạn cho khoản vay đó, đến thời hạn trả nợ người vay phải có trách nhiệm trả
nợ ngân hàng) Do đó, qua phương thức cho vay này ngân hàng kiểm tra chặt chẽđược từng món vay, tính toán được hiệu quả kinh tế của từng đối tượng cho vay từ
đó đảm bảo được khả năng an toàn vốn cho ngân hàng
Nhược điểm:
- Cho vay từng lần thủ tục rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người vay Mỗi lầnvay tiền, người vay phải làm đơn xin vay gửi tới ngân hàng xem xét quyết định chovay
- Doanh nghiệp không linh động trong việc sử dụng vốn, hình thức này chỉ thích hợpvới doanh nghiệp có nhu cầu vốn không định kì
1.2.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng
Theo hình thức này, Ngân hàng cam kết cho khách hàng sử dụng một số dư tối đatrong một khoảng thời gian xác định, không quá 12 tháng
Khi có nhu cầu vay vốn, Ngân hàng sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cần thiết Đồngthời, khi có doanh thu, người vay phải nộp vào Ngân hàng để trả nợ, đảm bảo mức dư nợ
và doanh số trả nợ đã cam kết
Thủ tục vay vốn: Trước kì kế hoạch, người vay phải gửi tới Ngân hàng hồ sơ vayvốn Căn cứ vào hồ sơ, sau khi thẩm định, nếu chấp nhận cho vay, Ngân hàng và kháchhàng sẽ kí hợp đồng với ba nội dung cơ bản: mức dư nợ tối đa, vòng quay vốn tín dụng vàphương pháp trả nợ
Đặc điểm:
- Chỉ áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, mục đích sửdụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với Ngân hàng ( có khả năng tài chính, sản xuấtkinh doanh ổn định, có lãi, trong thời gian một năm trước đó không có nợ quá hạntại các tổ chức tín dụng)
Trang 21- Không định kỳ hạn nợ cụ thể cho từng lần giải ngân nhưng kiểm soát chặt chẽ hạnmức tín dụng còn thực hiện.
Ưu nhược điểm của hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng:
Ưu điểm:
- Đây là phương thức cho vay năng động, linh hoạt, đáp ứng được kịp thời nhu cầucủa người vay bởi thủ tục vốn đơn giản, thuận tiện Khách hàng chỉ cẩn làm thủ tụcvay vốn lần đầu, còn các lần sau họ chỉ cần gửi đến Ngân hàng những chứng từhóa đơn thích hợp, phù hợp với mục đích sử dụng tiền vay trong hợp đồng tín dụng
đã kí kết để nhận tiền vay Do đó khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc vay vàtrả nợ vay
- Về phía Ngân hàng: Có thể tận thu triệt để những khoản thu mà khách hàng có,kiểm soát được thu nhập của khách hàng, từ đó nắm bắt được khả năng tài chính vàtình hình kinh doanh của họ, qua đó có thể tăng cường quá trình sử dụng vốn củakhách hàng và có những quyết định đúng đắn kịp thời trong quan hệ tín dụng vớikhách hàng
- Mặc dù việc cho vay và trả nợ được thực hiện đan xen nhau nhưng vẫn có thể phạt
nợ quá hạn đối với các đơn vị khi họ không đạt được vòng quay vốn tín dụng như
kế hoạch đề ra
Nhược điểm:
- Theo phương thức này, Ngân hàng phải luôn duy trì một lượng vốn nhất định đểsẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, điều này dễ làm cho Ngân hàngmất sự chủ động về nguồn vốn kinh doanh, gây nên tình trạng ứ đọng vốn nếukhách hàng không sử dụng hết hạn mức tín dụng
- Việc tính toán thu nợ, thu lãi phức tạp, phải thực hiện trên nhiều giấy tờ, và có thểmỗi loại lại có mức lãi suất khác nhau
Trang 221.2.3.3 Chiết khấu
Chiết khấu là việc Ngân hàng mua lại GTCG ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán củakhách hàng dưới mệnh giá của GTCG đó Trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng đưa chokhách hàng của mình một số tiền để sử dụng ngay và chỉ thu số tiền đó về khi đáo hạn Khi khách hàng có nhu cầu chiết khấu, khách hàng phải nộp cho ngân hàng các loạigiấy tờ sau:
Đơn xin chiết khấu
Bảng kê thương phiếu kèm theo các thương phiếu xin chiết khấu
Sau khi nhận được các hồ sơ, ngân hàng tiến hành thẩm định các mặt sau:
Tính hợp pháp, hợp lệ của các thương phiếu
Xem xét mối quan hệ thương mại của các chủ thể liên quan đến thương phiếu
Nghiên cứu khả năng trả nợ của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là người thụ lệnh(người phải thanh toán thương phiếu) và người thụ hưởng (người xin chiết khấu).Ngân hàng chỉ chấp nhận chiết khấu những thương phiếu đủ điều kiện sau:
Còn thời hạn thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Phải hợp lệ về mặt hình thức và nội dung
Đối với hối phiếu thì phải có chữ ký chấp nhận của người thụ tạo
Khách hàng phải chuyển nhượng quyền sở hữu cho ngân hàng dưới hình thức kýhậu
Sau khi thẩm định, ngân hàng loại trừ những thương phiếu không đủ điều kiện chiếtkhấu hay còn nghi ngờ khả năng thanh toán, rồi tính số tiền ngân hàng trả cho khách hàngtheo các thương phiếu nhận chiết khấu
Đến thời hạn thanh toán thương phiếu, ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ ở người chịutrách nhiệm thanh toán thương phiếu Nếu người này không thanh toán, ngân hàng có thểchọn một trong hai cách xử lý sau:
Trang 23 Ngân hàng có thể trích tài khoản tiền gửi thanh toán của người xin chiết khấu đểthu hồi, sau đó trả lại thương phiếu để họ tự đòi nợ.
Ngân hàng tiến hành thủ tục để truy đòi số nợ: theo luật định, ngân hàng có quyềnchỉ định một trong số những người tham gia ký chuyển nhượng thương phiếu đểtrả nợ cho ngân hàng Trong trường hợp này, ngân hàng thường chỉ định người nào
- Đây là hình thức tín dụng khá đơn giản, ít phiền phức với ngân hàng
- Chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng vì thời hạn chiết khấu ngắn
và ngân hàng thương mại có thể khá dễ dàng xin tái chiết khấu thương phiếu ởNgân hàng Nhà nước
- Tiền cấp cho khách hàng khi chiết khấu thường được chuyển vào tài khoản tiền gửicủa khách hàng, bởi vậy nó lại tạo nguồn vốn cho ngân hàng
- Tất cả những ai kí tên vào thương phiếu đều có trách nhiệm thanh toán và trongthực tế không một doanh nghiệp nào từ chối thanh toán do đó đây là hình thức chovay ít rủi ro nhất
Nhược điểm:
Trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng thương mại vẫn có thể gặp phải rủi ro do banguyên nhân cơ bản sau:
- Ngân hàng nhận chiết khấu những thương phiếu giả mạo
- Giấy nhận nợ luân chuyển theo dây chuyền trong đó có một khâu hỏng dẫn đếnkhó khăn trong thanh toán
- Công ty mẹ phát hành cho Công ty ty con nhưng Công ty mẹ phá sản
Trang 241.2.3.4 Bao thanh toán
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng cho bên bán hàng thôngqua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bánhàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng
Đặc điểm
- Là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của TCTD Khi thực hiện quan hệbao thanh toán, TCTD ứng trước cho khách hàng của mình một khoản tiềnnhất định thấp hơn giá trị thực tế của các khoản phải thu
- Hoạt động bao thanh toán dựa trên quan hệ về mua bán quyền tài sản làquyền đòi nợ
Các phương thức bao thanh toán:
- Bao thanh toán đóng: Tổ chức thanh toán chỉ cấp tín dụng cho người bánhàng, người bán hàng vẫn phải chịu trách nhiệm thu nợ từ người mua cho tổchức bao thanh toán
- Bao thanh toán mở: Tổ chức bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ từphía người mua
- Bao thanh toán có quyền truy đòi: Tổ chức bao thanh toán có quyền đòi lại sốtiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả nănghoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu
- Bao thanh toán không có quyền truy đòi: Tổ chức bao thanh toán phải gánhchịu mọi sự rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụthanh toán
- Bao thanh toán theo hạn mức: Các bên sẽ thỏa thuận duy trì một hạn mức tíndụng để thực hiện bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định.Trong thời gian đó, nghiệp vụ bao thanh toán được tự động thực hiện màkhông cần phải kí kết các hợp đồng bao thanh toán theo từng nghiệp vụ
- Bao thanh toán từng lần: Các bên sẽ thực hiện các thủ tục và kí hợp đồng baothanh toán đối với các khoản phải thu theo từng lần phát sinh
Trang 25- Bao thanh toán trong nước: Là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng muabán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quyđịnh của pháp luật về quản lý ngoại hối.
- Bao thanh toán xuất – nhập khẩu: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồngxuất – nhập khẩu
Ưu nhược điểm của Bao thanh toán:
Ưu điểm:
Đối với doanh nghiệp bán hàng:
- Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản
- Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm
- Giảm chi phí hành chính, quản lý công nợ
- Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc vào các khoản vay Ngân hàng, khôngyêu cầu phải có TSĐB
- Giảm thiểu nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng
Đối với doanh nghiệp mua hàng:
- Có thể mua hàng theo điều khoản thanh toán sau:
- Sử dụng tín dụng người bán để tài trợ vốn lưu động
- Cơ hội đàm phán điều khoản mua hàng tốt hơn
- Đơn giản hóa thủ tục thanh toán nhờ tập trung thanh toán về một đầu mối
Đối với đơn vị bao thanh toán:
- Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, duy trì, mở rộng thị phần của Ngân hàng
- Nâng cao uy tín của Ngân hàng
- Thu được phí và lãi
Nhược điểm:
- Người mua phải chấp nhận một mức giá mua hàng cao hơn so với các phương thứckhác
Trang 26- Người mua phải thanh toán cho đơn vị Bao thanh toán khi hai bên không có quan
Tài khoản vãng lai là tài khoản có tính chất đặc biệt, trong đó khách hàng và ngânhàng cam kết trả nợ lẫn nhau bằng phương pháp bù trừ Với những tài khoản tiền gửikhác, khách hàng chỉ được phép sử dụng trong giới hạn số dư có của tài khoản đó, nếu sửdụng quá số tiền trên là vi phạm vì phát hành séc không có hay thiếu tiền bảo chứng.Song đối với tài khoản vãng lai, giữa ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận chophép tài khoản dư có hoặc dư nợ, số dư nợ được hai bên thoả thuận đến một giới hạn tối
đa nào đó (hạn mức dư nợ), quá hạn mức này thì các tờ séc của khách hàng bị coi nhưthiếu hay không có bảo chứng
Như vậy, nếu tài khoản dư có thì số dư đó thể hiện tiền gửi của khách hàng ở ngânhàng và thông thường ngân hàng phải trả cho khách hàng lãi tiền gửi Nếu tài khoản dư
nợ thì số nợ đó thể hiện tiền ngân hàng cho vay và khách hàng phải trả lãi tiền vay chongân hàng
Điều kiện đi vay của khách hàng:
Đơn vị có tình hình tài chính tốt
Nhu cầu chi tiêu đó thực sự là bức bách và không quá lớn như nhu cầu trả lươngcho cán bộ công nhân viên
Khách hàng cần chứng minh được là sẽ có nguồn thu để trả
Qua phần trình bày trên, ta thấy tín dụng thấu chi có các đặc điểm sau:
Trang 27 Giữa ngân hàng và khách hàng thoả thuận một hạn mức tín dụng để khách hàngđược sử dụng số dư nợ trên tài khoản vãng lai trong một thời hạn nhất định.
Khách hàng sử dụng vốn bằng cách phát hành séc mang số hiệu tài khoản vãng laihoặc bằng các công cụ thanh toán khác
Doanh số cho vay có thể lớn hơn hạn mức nếu trong quá trình sử dụng tiền trên tàikhoản khách hàng có tiền nộp vào bên có
Hạn mức tín dụng mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận với nhau chưa phải
là tiền ngân hàng cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng (có xuất hiện dư nợcủa tài khoản vãng lai) mới được coi là ngân hàng cho vay và được tính tiền lãitrên số dư nợ đó
Vượt chi tài khoản là kỹ thuật cho vay mà số dư nợ thường xuyên biến động vì thếkhó thực hiện được đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo đảm đối vật
Ưu nhược điểm của loại hình tín dụng thấu chi:
Ưu điểm:
- Đối với khách hàng tín dụng thấu chi tạo cho khách hàng những thuận lợi đáng kểnhờ vào sự chủ động, linh hoạt khi sử dụng Việc cho phép vượt chi trên tài khoảnvãng lai giúp cho việc cân đối ngân quỹ mà tránh phải đi xin vay nhiều lần với thủtục phức tạp trong một kỳ, khi mà ngay sau đó lại có những khoản thu đượcchuyển vào tài khoản để giảm bớt việc phải trả lãi cho ngân hàng
- Do tính chủ động và linh hoạt như vậy mà tín dụng thấu chi đáp ứng được yêu cầucủa những doanh nghiệp mong muốn quản lý vốn có hiệu quả, do đó hầu hết cácdoanh nghiệp có yêu cầu sử dụng hình thức tín dụng này nhằm điều hoà thườngxuyên ngân quỹ của họ
Trang 28trả một khoản phí cam kết theo một tỷ lệ nhất định tính trên hạn mức tín dụng,không kể đến việc hạn mức tín dụng đó được sử dụng như thế nào).
- Mặt khác, tiền ngân hàng cho vay không nhằm mục đích cụ thể nào theo chỉ địnhcủa ngân hàng mà thường do khách hàng tuỳ ý sử dụng Các đảm bảo nếu có chỉ làyếu tố phụ, ngân hàng khó có thể kiểm soát được việc sử dụng tiền vay Vì vậy, sựrủi ro của ngân hàng có thể nhiều hơn các nghiệp vụ tín dụng khác Từ nhữngnhược điểm trên mà ngân hàng thường áp dụng hình thức tín dụng này đối vớinhững khách hàng quen thuộc, có tín nhiệm và ngân hàng có ý muốn giúp đỡ màthôi
1.3 Hiệu quả tín dụng ngắn hạn
1.3.1 Khái niệm
Tín dụng ngắn hạn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển trongnền kinh tế nước ta, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Tíndụng ngắn hạn không chỉ tác động tới nền kinh tế mà còn tác động tới các DN mà hơn cả
là tới NH Thông qua việc xem xét hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho
NH có thể đánh giá lại hoạt động cho vay của mình để từ đó có thể đưa ra những giảipháp thông qua nhằm khắc phục những tồn tại thiếu sót và đẩy mạnh hơn nữa hoạt độngcho vay của NH
Xét trên quan điểm của NH thì hoạt động tín dụng ngắn hạn được xem là có hiệuquả khi nó đảm bảo được ba yếu tố:
Khả năng sinh lợi cho NH
Khả năng tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn
Khả năng thu hồi nợ ngắn hạn
Điều này có nghĩa là các NH khi tiến hành cho vay ngắn hạn thì khoản cho vay đóphải đem lại thu nhập cho NH, đảm bảo trang trải được chi phí trả cho lãi suất huy độnghoặc đi vay, chi phí NH và rủi ro của NH Song không phải các NH cứ cho vay nhiều,mang lại nhiều lợi nhuận là có hiệu quả cao bởi vì nếu cho vay ra mà không thu hồi được
Trang 29vốn cho vay hoặc cho vay không cân xứng với nguồn huy động được thì sớm hay muộn
NH cũng dễ rơi vào tình trạng thua lỗ, đổ bể Chính vì vậy, yếu tố hiệu quả tín dụng nóichung và hiệu quả tín dụng ngắn hạn nói riêng là yếu tố quan trọng và cần thiết đầu tiênđối với sự tồn tại và phát triển của NH
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngắn hạn
1.3.2.1 Nhân tố chủ quan
Khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng:
Ngày nay, khi nền kinh tế càng ngày càng phát triển, các doanh nghiệp được thànhlập ngày càng nhiều, và không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tự tài trợ vốn chochính mình Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu vốn kinh doanh nằm duy trì hoạt động kinhdoanh của mình, các doanh nghiệp phải liên tục đi vay ngắn hạn, khoản vay này đã trởthành nguồn vốn lưu động rất cần thiết đối với doanh nghiệp Không chỉ riêng doanhnghiệp mà các cá nhân trong nền kinh tế cũng không ngừng tìm đến các khoản vay ngắnhạn khi cần thiết Những khoản vay ngắn hạn này phát sinh thường xuyên đòi hỏi cán bộtín dụng phải có những quyết định cho vay đúng đắn Cán bộ tín dụng là người theo sátkhoản cho vay, phát hiện kịp thời thông tin và là người chịu trách nhiệm chính của khoảnvay Vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn để làm sao cho doanh sốcho vay tăng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng, hạn chế tối đa tình trạng nợ quá hạn,
nợ xấu
Hiện nay, ngoài trình độ và kinh nghiệm, người ta thường hay đề cập đến vấn đề đạođức của cán bộ tín dụng Cho vay là một công việc phức tạp liên quan đến tài chính vàkhông phải ai cũng có thể không dao động trước những cám dỗ Khi đã có những saiphạm của cán bộ tín dụng thì hậu quả thường rất lớn đối với NH và đối với nền kinh tế
Chính sách tín dụng của NH
Đối với mỗi NH và trong từng thời kỳ thường có những chính sách khác nhau.Chính sách tín dụng của NH ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng các khoản cho vay, quy mô
Trang 30NH không những phụ thuộc khá nhiều vào chính sách của Chính Phủ và các cơ quan quản
lý Chính sách tín dụng tạo ra sự hướng dẫn cần thiết cho các nhân viên tín dụng và rõràng có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả tín dụng ngắn hạnnói riêng
Chính sách lãi suất
NHTM là định chế tài chính trung gian thực hiện đi vay để cho vay với lãi suất caohơn Nguồn vốn hoạt động của các NHTM chủ yếu bằng vốn huy động, khi huy động vàophải trả lãi suất cho người gửi tiền, và khi cho vay họ sẽ thu được lãi suất cho vay Trong
cơ chế thị trường thì lãi suất luôn biến động, phụ thuộc vào cung- cầu trên thị trường Do
đó, phải có một chính sách lãi suất phù hợp làm cơ sở cho NH nâng cao hiệu quả tín dụngngắn hạn tức là phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, ngoài tiền lãi còn có các lợi ích khác như sự antoàn, thanh toán lợi nhuận
Lãi suất cho vay phải bù đắp được chi phí về huy động vốn, chi phí về nghiệp vụkinh doanh của NH, có dự phòng bù đắp rủi ro và bảo đảm mức thu nhập ròng hợp
Công tác tổ chức cho vay của NH
Tổ chức cho vay của NH tuỳ thuộc vào nhiều yêú tố như quy mô NH, quy mô cáckhoản tín dụng hay các loại cho vay Nhân viên tín dụng thường tiếp súc trực tiếp vớingười vay, nhận đơn xin vay, phỏng vấn người vay, quyết định xem xét đơn xin vay vàthu thập thông tin từ phía khách hàng Tại các NH nhỏ, các cán bộ tín dụng cho vay ngắnhạn có thể được sắp xếp kết hợp với các loại cho vay khác hay có thể là với các nhiệm vụkhác Mỗi nhân viên có những mức phán quyết nhất định Tại các NH có quy mô vừa, có
Trang 31nhiều uỷ quyền và chuyên môn trong hoạt động cho vay hơn Có thể có một uỷ ban chovay để xử lý các yêu cầu xin vay đến một mức độ nhất định Tổ chức cho vay tại NH lớnthường được chuyên môn hoá thành các bộ phận phụ trách các loại cho vay khác nhau.Công tác thu thập xử lý thông tin cũng được thực hiện một cách có hệ thống và tạo nhiềuthuận lợi cho cán bộ tín dụng Tại các NH chi nhánh, công tác tổ chức cho vay về cơ bảncũng giống như tại các NHTW, nhất là các chi nhánh lớn chỉ khác là có các mức phánquyết dành cho giám đốc chi nhánh và mỗi chi nhánh có thể được chuyên môn hoá theođịa bàn hoặc đối tượng cho vay Cách tổ chức cho vay tại các chi nhánh cũng có thể phụthuộc nhiều vào cách tổ chức của NH cấp Trung ương.
Như vậy, có thể thấy công tác tổ chức cho vay có thể hỗ trợ đắc lực cho nhân viêntín dụng và công tác này ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả tín dụng
Các nhân tố từ phía người xin vay
Các khách hàng khi đến vay đều phải tính đến chất lượng hiệu quả sử dụng vốn vay.Nếu họ thực hiện có hiệu quả và có lợi nhuận thì có thể làm tăng hiệu quả của khoản vay.Tuy nhiên, rất có thể trong quá trình quản lý, chủ đầu tư mắc phải những sai sót nhất định,dẫn tới thiệt hại cho bản thân họ và thiệt hại cho NH để kiếm lợi riêng NH chỉ có thểgiảm thiểu những rủi ro này bằng cách giám sát chặt chẽ khoản vay, quản lý sát sao việcthực hiện, nắm bắt kịp thời các thông tin để đưa ra những quyết định chính xác
1.3.2.2 Các nhân tố khách quan
Cho dù NH thực hiện tốt các yêu cầu khi cấp và khách hàng có đủ khả năng cũngnhư đạo đức để thực hiện khoản đi vay đúng mục đích thì khoản cho vay cũng vẫn có thể
có hiệu quả thấp Đó là ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Môi trường kinh tế- xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế và xã hội tác độnglên hoạt động của DN
Trang 32Môi trường kinh tế phát triển rất có thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tín dụngngắn hạn Một khi thị trường đã quen với các khoản tín dụng, các chế độ báo cáo và hạchtoán tài chính được sử dụng phổ biến, thì hiệu quả các khoản tín dụng được nâng lên.Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng Trong thời kỳ suythoái kinh tế, sản xuất bị đình trệ, do đó hoạt động tín dụng sẽ gặp khó khăn về mọi mặt.Chẳng hạn khi lạm phát cao, lãi suất thực sẽ giảm xuống và nếu như NH không có cân đốigiữa các loại nguồn và sử dụng nguồn nhạy cảm với lãi suất thì có thể khoản cho vaykhông đem lại hiệu quả mong đợi Cũng có thể có những biến động về tỷ giá hoặc biếnđộng về thị trường làm cho chủ đầu tư bị bất ngờ, dẫn đến thu không đủ, làm giảm khảnăng trả nợ cho NH Một DN hoạt động trong môi trường kinh tế thì phải chịu tác độngcủa các biến đổi trong môi trường này Vấn đề là công tác dự báo tình hình và khả năngứng phó với các tình huống xảy ra của DN cũng như của NH để đảm bảo hiệu quả của cáckhoản tín dụng.
Môi trường chính trị- xã hội
Môi trường chính trị- xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạtđộng đầu tư và NH cũng có thể mạnh dạn cho vay Trong tình hình chính trị – xã hộikhông ổn định như đình công, bãi công sự đấu tranh giữa các Đảng phái, thế lực trong xã
Trang 33hội, chiến tranh biên giới thì không chỉ riêng các DN sản xuất mà bản thân NH cũng khó
có thể tập trung vào đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh Trong điều kiện như vậy duy trì
sự phát triển như cũ đã là khó huống gì nói đến việc mở rộng Vì vậy, hiệu quả tín dụngkhó có thể bảo đảm được Hơn nữa sự bất ổn về chính trị- xã hội sẽ dẫn đến mất lòng tinđầu tư của dân chúng như các chủ DN trong và ngoài nước NH không huy động thêmvốn, trong khi có thể xu hướng dân chúng rút dần tiền gửi NH về tự bảo quản và như vậy
NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn
1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn
1.3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn.
Do các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng khá cao trong hoạt động cho vaycủa NHTM nên có thể nói rằng thu nhập từ việc cho vay ngắn hạn có ảnh hưởng rất lớnđến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động chovay ở khía cạnh là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, phản ảnh mức lợi nhuận thuđược trên một đồng vốn cho vay, mức sinh lời cao cho thấy hoạt động cho vay của Ngânhàng là hiệu quả
1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn.
Quy mô cho vay ngắn hạn
Quy mô cho vay ngắn hạn được thể hiện thông qua hai chỉ tiêu sau:
Doanh số cho vay ngắn hạn : Là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát và
có hệ thống đối với những khoản vay ngắn hạn tại một thời điểm Khi xác địnhdoanh số cho vay, chưa có sự đánh giá cụ thể về chất lượng và phần ròng củanhững khoản vay trong một thời kỳ nhất định Nhưng đây là chỉ tiêu một phần nàocho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của một NH Quy mô đầu tư và cấp
Trang 34 Dư nợ tín dụng ngắn hạn: Tổng dư nợ thể hiện được mối quan hệ tín dụng giữa NHvới khách hàng, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tư hiện đang còn lạitại một thời điểm của NH mà NH đã cho vay nhưng chưa thu về Đồng thời chỉtiêu này cũng phản ánh mối quan hệ với doanh số cho vay (dư nợ đầu kỳ + doanh
số cho vay – doanh số thu nợ = dư nợ cuối kỳ), với khả năng đáp ứng nguồn vốncủa các NHTM đối với nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn của Ngânhàng qua các năm, qua đó đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánhgiá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng
Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả,ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiệnviệc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn (DSCV NH)
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giákhả năng cho vay, tìm kiếm khác hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tíndụng của NH (Tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ nhưng bao gồm toàn bộ dư nợcho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi)
Chỉ tiêu này cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả,ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiệnviệc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả của NH
1.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ ngắn hạn.
Trang 35Trong đó:
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn của NH, thờigian thu hồi nợ của NH qua đấy được đánh giá là nhanh hay nhậm Vòng quay càngnhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn
Hệ số thu nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất địnhthì NH sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn
Tỷ lệ này càng cao được đánh giá là càng tốt
Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ ngắn hạn quá hạn tại NH, đồng thời phản ánhkhả năng quản lý tín dụng của NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của NH đốivới các khoản vay
Đây là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả tín dụng cũng như rủi ro tíndụng tại NH
Trang 36Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện hiệu quả tín dụng của NG càng kém và ngượclại.
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn
Bên cạnh chỉ tiêu nợ quá hạn, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đánh giá tìnhhình hiệu quả tín dụng tại NH Chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng quản lý tín dụng của
NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của NH đối với các khoản vay
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện hiệu quả tín dụng của NH càng kém và ngược lại
Để tính toán được 2 chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn, chúng ta cần tìm hiểu được thế nào là nợ xấu và cách đánh giá, xác định nợ quá hạn.
Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN (Thông tư 02), nợ quá hạn được xác định làmột khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn; nợ xấu là cáckhoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này
Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc
và lãi vay, các Ngân hàng phân loại nợ theo 5 nhóm nợ như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày
Trang 37- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạntrả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ đã được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãiđầy đủ theo hợp đồng tín dụng
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ hai
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạnhoặc đã quá hạn
Trang 38Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Thanh Xuân.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân được thành lậptheo quyết định số 880/QĐ – HĐQT ngày 02/10/2008 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 01/12/2008
Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0422212866
Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở phòng giao dịch Địa Ốc (chinhánh Hà Thành), điểm giao dịch số 3 (chi nhánh Hà Nội) và phòng giao dịch số 3 (chinhánh Đông Đô), đặt trụ sở tại Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội Trụ sở
BIDV nằm ở 3 tầng nhà: 1, 6 và tầng 7 Tại Tầng 1: Là bộ phận 2 phòng giao dịch (Front) riêng biệt: Khách hàng cá nhân và Khách hàng Doanh nghiệp Tại tầng 6 là Chi
nhánh của Tổng Công ty bảo hiểm BIDV (BIC) và Kho của Chi nhánh BIDV Thanh
Xuân Tầng 7 gồm Phòng của Giám đốc, các Phó và Các Phòng/tổ Nghiệp vụ.
2.1.2 Các nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Ngân hàng.
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiềngửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trongnước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định củapháp luật
Trang 39- Cấp tín dụng dưới các hình thức: cho vay, chiết khấu các công cụ chuyển nhượng
và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh Ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, …
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
- Cung ứng các phương tiện và dịch vụ thanh toán
- Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác
- Tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếuchính phủ, tín phiếu kho bạc,…
- Kinh doanh, cung ứng các dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá,…
- Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng,kinh doanh bảo hiểm
Ngoài ra Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn có cáchoạt động khác trong dịch vụ quản lý tiền mặt, môi giới tiền tệ,…
Trang 402.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng.
Hình 2 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác về tổ chức nhân sự, công tác quảntrị hậu cần, công tác hành hính
Phòng tài chính kế toán:
- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán và kế toán tổng hợp toàn bộ hoạt động củaChi nhánh, lập các báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước, phục vụ nhu cầu quảntrị điều hành của Ban lãnh đạo Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, trung thực củacác tài liệu kế toán
- Kiểm soát, lưu trữ các tài liệu kế toán
Ban giám đốc
Khối trựcthuộc
Khối QLNBKhối tác
nghiệp
Khối QLRRKhối
QHKH
Các PGD Phòng tài
chính kế toán
Phòng quản trị tín dụng
Phòng
QHKH3
(DN2)