1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ

40 2,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

Mở đầu Nội dung Biện pháp nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1. Điều kiện nuôi vỗ thành thục 1.2. Chuẩn bị đàn cá bố mẹ Nguồn cá bố mẹ Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ Thời gian và mật độ nuôi vỗ 1.3. Quản lí và chăm sóc Thức ăn và cách cho ăn Quản lí lồng-bè nuôi c) Kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ d) Tuyển chọn cá bố mẹ cho đẻ 2. Kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo 2.1. Các phương pháp kích thích cá đẻ Kích thích sinh sản bằng yếu tố môi trường Kích thích sinh sản bằng hoormon 2.2. kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo a) Cho cá bố mẹ sinh sản thụ tinh tự nhiên b) Cho cá bố mẹ sinh sản thụ tinh nhân tạo III. Kết luận và đề xuất IV. Tài liệu tham khảo Nguồn giống thu từ nhiên không đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng. Chất lượng và tỉ lệ sống của con giống nhân tạo chưa cao Để nâng cao chất lượng đàn giống cần nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ như là dinh dưỡng cho cá bố mẹ, có biện pháp nuôi vỗ cá bố mẹ phù hợp Biện pháp nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1. Điều kiện nuôi vỗ thành thục Có thể nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong: Lồng trên biển, với kích thước lồng 4 x 4 x 4 m hoặc 5 x 5 x 4 m Bể xi-măng với thể tích 50 – 150 m3. b. Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ Cá khỏe mạnh, màu sắc tự nhiên, không bị xây sát, không mất nhớt, rụng vảy, sứt vây Tuổi từ 3 tuổi trở lên Khối lượng trung bình: 3 – 5 kg/con ( Riêng đối với cá giò: 7 – 8 kg/con, cá chẽm mõm nhọn (cá vược): 200 – 300 g/con.) Để tiện việc theo dõi và phân biệt cá đực – cái, nên đánh dấu cá bằng chíp điện tử. b. Quản lí lồng/ bể nuôi Đối với lồng nuôi: Định kỳ 7 – 10 ngày/lần chà rửa vệ sinh lưới lồng. Đối với bể nuôi: Định kỳ 2 – 3 ngày/lần thay nước 50 – 100%, thay càng nhiều nước càng tốt. Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường (độ mặn, nhiệt độ, ôxy, NH4 +, NO2). Định kỳ tắm cho cá bằng nước ngọt: Vệ sinh cho cá, loại bỏ ký sinh trùng. Kích thích cá thành thục tốt hơn. Thức ăn thừa chìm xuống đáy nên vớt ra ngoài, hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong lồng hay bể nuôi.

Trang 1

Các biện pháp nuôi vỗ cá biển bố mẹ và

Trang 2

Nội dung trình bày

a) Cho cá bố mẹ sinh sản thụ tinh tự nhiên b) Cho cá bố mẹ sinh sản thụ tinh nhân tạo III Kết luận và đề xuất

IV Tài liệu tham khảo

Trang 3

I Mở đầu

• Ở Việt Nam, nghề nuôi cá biển bắt đầu vào những năm đầu năm 1990 Một số loài cá được nuôi ở nước ta như cá bớp, cá

mú, cá hồng Mỹ, cá dìa, cá chẽm và cá chẽm mõm nhọn

• Có khá nhiều công trình nghiên cứu thành công về sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá biển chúng ta

cơ bản chủ động sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển

• Mặc dù trong nước đã sản xuất được con giống nhân tạo một số loài cá biển nhưng số lượng vẫn rất hạn chế không đáp ứng

đủ cho nhu cầu nuôi

Trang 4

I Mở đầu

• Nguồn giống thu từ nhiên không đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng

• Chất lượng và tỉ lệ sống của con giống nhân tạo chưa cao

• Để nâng cao chất lượng đàn giống cần nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ như là dinh dưỡng cho cá bố mẹ, có biện pháp nuôi vỗ cá bố mẹ phù hợp

Trang 6

1.1 Điều kiện nuôi vỗ thành thục

Trang 7

Yếu tố môi trường

Trang 9

1.2 Chuẩn bị đàn cá bố mẹ

b Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ

• Cá khỏe mạnh, màu sắc tự nhiên, không bị xây sát, không mất nhớt, rụng vảy, sứt vây

• Tuổi từ 3 tuổi trở lên

• Khối lượng trung bình: 3 – 5 kg/con ( Riêng đối với cá giò: 7 – 8 kg/con, cá chẽm mõm nhọn (cá vược): 200 – 300 g/con.)

• Để tiện việc theo dõi và phân biệt cá đực – cái, nên đánh dấu cá bằng chíp điện tử

Trang 10

1.2 Chuẩn bị đàn cá bố mẹ

c Thời gian và mật độ nuôi vỗ

• Thời gian: Từ tháng 11 – 12

• Mật độ nuôi:

Đối với nuôi bằng bể xi-măng: 1 – 2 kg/3 m3 bể;

đối với nuôi bằng lồng: 2 – 3 kg/m3 lồng

Trang 11

a Cho ăn và cách cho ăn

Thức ăn: tôm, mực, cá mối, cá sơn, cá nục đối với nhóm cá dữ, với nhóm cá hiền có thể sử dụng thức ăn công nghiệp… Thức ăn phải đảm bảo chất lượng và tươi

Một vài nghiên cứu về dinh dưỡng cá bố mẹ cho rằng:

•Cá bố mẹ sử dụng thức ăn công nghiệp cần phải bổ sung bột tôm biển và bột mực thì hiệu quả sinh sản và chất lượng của trứng mới tốt (Furusawa, 1997).

•Dùng thức ăn sống giúp cá bố mẹ đạt hiệu suất sinh sản cao nhất, chất lượng trứng tốt hơn thức ăn công nghiệp (Harada et al., 1984a,b)

•Thức ăn cung cấp đầy đủ Protein sẽ góp phần tăng thành phần dinh dưỡng trong trứng và là nguồn cung cấp năng lượng chính trong quá trình phát triển của phôi (Watanabe và kiron 1994)

•Ngoài Protein thì Lipid trong thức ăn và hàm lượng acid béo thiết yếu là thành phần thứ hai quan trọng ảnh hưởng đến hiêu quả sinh sản của cá bố mẹ.

Trang 12

Loài Yêu cầu (% trọng lượng khô) Tài liệu tham khảo

Cá tráp Nhật Bản 45 Watanabe et al (1984a, 1984b, 1984d,

Trang 13

a Cho ăn và cách cho ăn

•Bên cạnh Protein và Lipid thì vitamin cũng đóng vai trò quan trọng trong viêc nâng cao hiệu quả sinh sản

Vitamin E hoạt động như chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, ngăn chặn oxy hóa lipid trong tế bào động vật

(Huber 1988), cải thiện tỷ lệ trứng nổi với sự phát triển bình thường, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ ấu trùng với sự phát triển bình thường, và sống còn ấu trùng (Watanabe et al 1991a)

Nồng độ acid ascorbic (vitamin C )trong khẩu phần ăn của bố mẹ ảnh hưởng đến nồng độ trong tinh dịch, và nồng độ vitamin C tinh có liên quan trực tiếp đến sự vận động của tinh trùng vào cuối mùa sinh sản (Ciereszco và Dabrowski 1995)

Vitamin B (thiamine) trong khẩu phần ăn góp phần cải thiện chất lượng trứng và giúp cho ấu trùng phát triển bình thường

Trang 14

Trong cá tráp biển Nhật Bản bố mẹ nếu thiếu phốt pho dẫn đến sự suy giảm khả năng sinh sản, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở và số lượng ấu trùng dị hình tăng

(Watanabe et al 1984a, 1984b) Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Hardy et al (1984) và Ketola (1985) với cá hồi Coho (Oncorhynchus kisutch) và cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), không có thay đổi trong chất lượng sinh sản khi bổ sung khoáng.

Trong cá tráp biển Nhật Bản, sự bao gồm của astaxanthin tinh khiết trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ đã cải thiện tỷ lệ trứng thụ tinh, trứng nở và tỷ lệ ấu trùng bình thường (Watanabe và kiron 1995) Thức ăn chứa astaxanthin sẽ tăng khả năng sinh sản nhưng không cải thiện được chất lượng trứng trong cá thu

(Pseudocaranx Dentex) (Vassallo - Agius et al 2001a.) Kết quả tương tự cũng được trong cá cam (Seriola quinqueradiata) bởi Verakunpiriya et al (1997) Tương

tác của carotenoids với các chất dinh dưỡng khác đã được nghiên cứu trong cá tráp biển (Sparus aurata), sự gia tăng kết hợp ở mức độ của n - 3 HUFA và

carotenoids đã cải thiện chất lượng sinh sản về khả năng sinh sản, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của ấu trùng (Scabini et al 2006).

Trang 15

 Paprika là một nguồn gốc của carotenoid được bổ sung trong khẩu phần ăn cho cá cam bố mẹ đã cải thiện khả năng sinh sản, chất lượng trứng, và tỷ lệ sống ấu trùng (Vassallo - Agius et al 2001b).

Ở cá bơn (Hippoglossus hippoglossus) và cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus) khi khẩu phần ăn sung thêm tôm sẽ làm giàu

nucleotids trong thức ăn và cho sức sinh sản cao hơn so với cá đối chứng (Gonzalez - Vecino 2005).

Trang 16

a Cho ăn và cách cho ăn

•Cách cho ăn: Lượng thức ăn từ 3 – 5% khối lượng thân

• Hàng tuần nên bổ sung vitamin B, C, E vào khẩu phần ăn của cá

• Cho ăn 1 – 2 lần/ ngày tùy theo nhu cầu của cá

• Khi cho ăn nên gây tiếng động bằng cách vỗ vào thành bể hoặc lồng để cá tập trung một chỗ rồi mới cho ăn từ từ đến khi cá ăn no thì ngừng

Trang 17

a Cho ăn và cách cho ăn

Trang 18

b Quản lí lồng/ bể nuôi

• Đối với lồng nuôi: Định kỳ 7 – 10 ngày/lần chà rửa vệ sinh lưới lồng

• Đối với bể nuôi: Định kỳ 2 – 3 ngày/lần thay nước 50 – 100%, thay càng nhiều nước càng tốt.

• Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường (độ mặn, nhiệt độ, ôxy, NH4 +, NO2)

Trang 19

c Kiểm tra độ thành thục của cá

• Kiểm tra khi thấy cá có dấu hiệu biến đổi cơ thể: cá cái có bụng phồng to, ngừng ăn, hay các cặp cá tách đàn, bơi lội từng cặp trên mặt nước (2 lần/1 tháng)

• Cá đực: Lật ngửa cá, vuốt nhẹ dọc theo lườn bụng cá từ trên xuống, nếu có sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra ở lỗ huyệt, dễ tan trong nước là cá đã thành thục

• Cá cái: Lấy trứng nếu trứng rời, tròn đều, màu vàng rơm, đường kính đạt 0,4 – 0,5 mm (cá giò 0,7 – 0,8 mm) là cá đã thành thục

Trang 20

c Kiểm tra độ thành thục của cá

Trang 21

d Tuyển chọn cá bố mẹ cho đẻ

• Không bị nhiễm bệnh và nhiễm ký sinh trùng

• Kiểm tra trứng và sẹ đạt yêu cầu

• Nên chọn cá cái có cùng kích thước

• Tỉ lệ đực cái: 1 : 2 hoặc 1 : 1

Trang 22

2 Kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo

2.1 Các phương pháp kích thích cá đẻ

Trang 23

Yếu tố môi trường

Độ mặn

Dòng chảy

Thủy triều

Nhiệt độ

a Kích thích sinh sản bằng yếu tố môi trường

Trang 24

b Kích thích sinh sản bằng hormone

Trang 25

b Kích thích sinh sản bằng hormone

Trang 26

Hình ảnh hormone và cách tiêm

Trang 27

Liều lượng hormone tiêm ở 1 số loài cá biển bố mẹ

Cá mú 100mg não thùy + 500UI HCG /kg, sau 24h thì tiêm gấp đôi 1mg não thùy + 200UI HCG/ 1kg

Cá chim vây vàng 8 - 10mg + 300 - 500 UI HCG/1kg Bằng 1/2 so với cá cái.

Trang 28

 Ưu – nhược điểm của 2 phương pháp kích thích

Yếu tố môi trường - Giống tự nhiên

- Ít ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý của cá

Trang 29

2.2 kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo

Kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo

Cho cá sinh sản thụ tinh

tự nhiên

Cho cá sinh sản thụ tinh

nhân tạo

Trang 30

Kích thích sinh sản Chuyển vào bể/ Cá thành thục

lồng cho đẻ

Cá đẻ Thu vớt trứng

a Cho cá sinh sản thụ tinh tự nhiên

Trang 31

a Cho cá sinh sản thụ tinh tự nhiên

Trang 32

Phương pháp thu trứng (tt)

Trang 33

Tạo dòng chảy qua giai thu trứng Vớt trứng

- Thao tác đơn giản

- Loại bỏ được trứng hư

- Tốn nhân công

So sánh 2 phương pháp thu trứng

Trang 34

Phương pháp thu trứng (tt)

Tách trứng thụ tinh:

Trứng thụ tinh thường nổi trên mặt nước, trứng không thụ tinh hoặc hỏng thường chìm xuống đáy Dùng tay khuấy tròn dòng nước trong thùng rồi để yên khoảng 5 - 7 phút cho trứng thụ tinh nổi trên bề mặt, các trứng không thụ tinh, trứng hỏng và các chất bẩn lắng chìm xuống đáy thùng

Dùng vợt có kích thước mắt lưới 60 mắt/cm2 để vớt trứng thụ tinh chuyển vào bể ấp, tiến hành 2 - 3 lần đến khi thu hết trứng thụ tinh

Trang 35

b Cho cá bố mẹ sinh sản thụ tinh nhân tạo

Trang 36

b Cho cá bố mẹ sinh sản thụ tinh nhân tạo

Trang 37

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Tự nhiên Ít tốn nhân công

Ưu nhược điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo và thụ tinh tự nhiên

Trang 38

III Kết luận và đề xuất

1) Kết luận

•) Sản xuất giống các loài cá biển đã đạt được nhìu tiến bộ Những thành tựu này bao gồm kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản, ương nuôi ấu trùng, dinh dưỡng và thức ăn cho cá bố mẹ…

•) Cá bố mẹ được nuôi vỗ cho ra sản phẩm sinh sản tốt hơn, tỷ lệ nở cao hơn

•) Kỹ thuật kích thích và cho cá đẻ càng ngày càng phát triển phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất giống

)

Trang 39

2) Đề xuất

•Cần phải tăng cường các nghiên cứu về dinh dưỡng của cá bố mẹ nhằm tăng cường chất lượng nuôi vỗ

•Cải tiến kỹ thuật nuôi vỗ góp phần nâng cao chất lượng con giống

•Sản xuất giống đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi cá thương phẩm giảm tình trạng khai thác con giống từ tự nhiên

•Nghiên cứu tìm ra phương pháp nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng cá

•Quy hoạch vùng nuôi và vùng sản xuất giống thích hợp

Trang 40

IV Tài liệu tham khảo

• Ngô Văn Mạnh – bài giảng sản xuất giống và nuôi cá biển

• TS Trần Ngọc Hải, TS Nguyễn Thanh Phương (2006) – kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển

•Lương Công Trung – kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá nước ngọt

• http://nghenong.com/ky-thuat-nuoi-vo-va-cho-sinh-san-mot-so-loai-ca-bien-17956.html

Ngày đăng: 17/05/2016, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w