1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao

139 843 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN VĂN MẠNH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP

KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon)

THÂM CANH ĐẾN MÔI TRƯỜNG BÙN ĐÁY AO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Cần Thơ – 2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN VĂN MẠNH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP

KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon)

THÂM CANH ĐẾN MÔI TRƯỜNG BÙN ĐÁY AO

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số: 60 85 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Ts BÙI THỊ NGA

Cần Thơ – 2010

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây

Tác giả luận án

Trang 4

Luận văn kèm theo đây, với tựa là “ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP

KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH ĐẾN MÔI

TRƯỜNG BÙN ĐÁY AO”, do NGUYỄN VĂN MẠNH thực hiện và báo cáo,

đã được Hội đồng chấm luận án thông qua

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Chủ tịch hội đồng

Trang 5

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:

Họ và tên: Nguyễn Văn Mạnh Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/10/1979 Nơi sinh: huyện Đầm Dơi tỉnh

Cà Mau

Quê quán: huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau Dân tộc: kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: cán bộ kỹ thuật

phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau

Chổ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:

Điện thoại cơ quan: 07803.213357 Điện thoại riêng: 0918.571291

II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1 Trung học chuyên nghiệp:

Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo từ 9/1995 đến 9/1997

Nơi học: Trường Trung học kinh tế kỹ thuật Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Ngành học: Nuôi trồng thủy sản

2 Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 9/2000 đến 9/2005

Nơi học (trường, thành phố): Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ

Ngành học: Kỹ thuật Môi trường

Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:

Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

Người hướng dẫn:

3 Thạc sĩ:

Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 10/2007 đến 10/2010

Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ

Ngành học: Khoa học Môi trường

Tên luận văn: Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus

Ngày và nơi bảo vệ luận văn: Ngày / /2010, Trường Đại học Cần Thơ Người hướng dẫn: Tiến sĩ Bùi Thị Nga

4 Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Anh ngữ trình độ C

5 Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày và

nơi cấp:

Trang 6

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP

IV CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC Ngày tháng năm 2010

Người khai ký tên

Nguyễn Văn Mạnh

Trang 7

LỜI CẢM TẠ

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Phòng Quản Lý Khoa Học và Đào Tạo Sau Đại Học Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi được học tập nghiên cứu nâng cao trình độ trong những năm qua

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô hướng dẫn Ts Bùi Thị Nga đã dìu dắt, động viên, giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập cũng như khi thực hiện đề tài và viết luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS Ts Nguyễn Hữu Chiếm, Ts Nguyễn Văn Bé cùng tất cả quý thầy cô của dự án CAULESS trường Đại Học Cần Thơ về sự hỗ trợ kinh phí để thực hiện đề tài

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy, Cô đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu tại trường

Tác giả luận án

Trang 8

TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá mức độ tích tụ bùn và dinh dưỡng trong ao nuôi tôm sú thâm canh theo mật độ nuôi và loại thức ăn khác nhau Kết quả của đề tài cho thấy lượng bùn đáy ao trung bình tích tụ trong các ao nuôi sử dụng thức ăn TomBoy, LaOne và CP lần lượt là 151; 123 và 141 tấn/ha/vụ; trong đó lượng hữu

cơ trong bùn tương ứng là 1,89; 1,35 và 2,2 tấn/ha/vụ, tổng đạm là 50,3; 33 và 79,8 kg/ha/vụ, tổng lân là 50,2; 24,7 và 37,4 kg/ha/vụ ở mật độ 25 con/m2 Lượng bùn giữa 3 loại thức ăn khác biệt có ý nghĩa, nhưng mức độ tích tụ bùn và dinh dưỡng thấp nhất có ý nghĩa ở các ao nuôi sử dụng thức ăn LaOne Lượng bùn và dinh dưỡng có tương quan chặt chẽ với mật độ nuôi và lượng thức ăn

Ở mật độ nuôi 35 con/m2 với thức ăn LaOne, sự tích tụ bùn đáy khoảng 201 tấn/ha/vụ chứa lượng hữu cơ là 1990 kg/ha/vụ, tổng đạm là 120,4 kg/ha/vụ, tổng lân

là 73,7 kg/ha/vụ; tăng gần 2 lần và khác biệt có ý nghĩa so với mật độ nuôi 25 con/m2 Hàm lượng COD, tổng đạm và tổng lân trong nước gia tăng gấp 2 lần so với mật độ nuôi 25 con/m2 và lần lượt là 81,8; 50,5 và 7,3 kg/ha/vụ

Lượng bùn và dinh dưỡng khác biệt có ý nghĩa giữa 2 mật độ nuôi nhưng lợi nhuận thu được giữa hai mật độ nuôi thì không khác biệt Do vậy, đề nghị hộ nuôi nên thả nuôi ở mật độ 25 con/m2 và sử dụng thức ăn LaOne nhằm hạn chế lượng bùn thải ra môi trường

Từ khóa: lượng bùn đáy ao, nuôi tôm sú thâm canh, tích tụ dinh dưỡng

Trang 9

ABSTRACT

The study was conducted to assess levels of sediment and nutrient accumulations at intensive shrimp ponds in different stocking density and food kinds Research results showed that average contents of sediment accumulated in ponds using Tomboy, LaOne and CP were about 151, 123 and 141 tons/ha/crop respectively; in which the organic matter from sediment were 1.89, 1.35 and 2.2 tons/ha/crop, total nitrogen were 50.3, 33 and 79.8 kg/ha/crop, total phosphorus was 50.2, 24.7 and 37.4 kg/ha/crop with density of 25 individuals/m2 The sediment accumulation differed significantly between three kinds of food but the lowest values were found

in ponds feeding LaOne Contents of sediment and nutrient correlated strongly with stocking densities and feeding quantities

For density of 35 individuals/m2 feeding LaOne, the sediment accumulated approximately 201 tons/ha/crop in which contents of organic matter, total nitrogen and total phosphorus were about 1990, 120.4 and 73.7 kg/ha/crop; these accumulation increased twice and differed significantly at stocking density of 25 individuals/m2 Amounts of COD, total nitrogen and total phosphorus from water increased twice in comparision to stocking density of 25 individuals/m2 with values of 81.8, 50.5 and 7.3 kg/ha/crop respectively

Contents of nutrient and sediment were significant differences between 25 and 35 individuals/m2, but profits did not differed between them Therefore, the stocking density of 25 individuals/m2 should be recommended and feeding LaOne could be applied commonly in order to limit discharging sediment into the environment

Key words: sediment content, intensive shrimp farming, nutrient accumulation.

Trang 10

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LÝ LỊCH KHOA HỌC iii

LỜI CẢM TẠ v

TÓM LƯỢC vi

ABSTRACT vii

MỤC LỤC viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xii

DANH SÁCH BẢNG xiii

DANH SÁCH HÌNH xv

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

• CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 Tổng quan về tôm sú 2

1.1.1 Hình thái 2

1.1.2 Phân bố 3

1.1.3 Chu kỳ sống của tôm sú 3

1.1.4 Tập tính ăn 4

1.1.5 Lột xác 4

1.2 Một số chất dinh dưỡng chính trong ao nuôi 4

1.2.1 Chất hữu cơ (CHC) 4

1.2.2 Hàm lượng nitơ tổng (TN) 5

1.2.3 Nitrit (N-NO2-) 6

1.2.4 Nitrat (N-NO3-) 6

1.2.5 Hàm lượng lân tổng (TP) và P-PO43- 6

1.2.6 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 6

1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 7

1.4 Khái quát vùng nghiên cứu 9

1.4.1 Vị trí địa lí 9

1.4.2 Điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn 10

Trang 11

1.4.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 12

1.4.4 Tình hình nuôi tôm sú tại vùng nghiên cứu 13

1.5 Sơ lược về các loại thức ăn được sử dụng phổ biến tại vùng nghiên cứu 15

1.5.1 Thức ăn TomBoy 15

1.5.2 Thức ăn LaOne và Hi-Aqua 16

1.5.3 Thức ăn C.P 17

1.6 Sơ lược về men vi sinh và chất xử lý được sử dụng tại vùng nghiên cứu 18

1.6.1 Men vi sinh 18

1.6.2 Các loại Zeo 20

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Nội dung nghiên cứu 22

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

2.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 22

2.3.1 Phương tiện nghiên cứu 22

2.3.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu bùn đáy 22

2.3.3 Phương pháp thu và bảo quản mẫu nước 23

2.3.4 Phương pháp phân tích chỉ tiêu trong nước 23

a Nhu cầu oxy hóa học (COD) 23

b Tổng đạm Kjeldahl (TKN) 24

c Tổng lân (TP) 25

2.3.5 Phương pháp phân tích mẫu bùn 25

a Chất hữu cơ (CHC) 25

b Tổng đạm Kjeldahl (TKN) 26

c Tổng lân (TP) 26

2.3.6 Cách tính lượng COD, TKN và TP trong nước ao nuôi 27

2.3.7 Cách tính lượng CHC, TKN và TP trong bùn đáy ao nuôi 27

2.3.8 Phương pháp xử lí số liệu 27

Trang 12

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 Thực trạng nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau 28

3.1.1 Lịch thời vụ, thu hoạch và tiêu thụ 28

3.1.2 Tổ chức sản xuất 28

3.1.3 Năng suất bình quân và thu nhập 30

3.1.4 Kỹ thuật nuôi tôm sú trong vùng nghiên cứu 31

a Chuẩn bị ao nuôi 31

b Chăm sóc ao tôm nuôi 32

c Kiểm tra tôm 33

d Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi 33

e Quạt nước hay sục khí 33

f Định kỳ xử lí ao nuôi 34

3.2 Biến động chất hữu cơ, đạm và lân trong bùn đáy theo thời gian nuôi 34

3.2.2 Biến động chất hữu cơ (%CHC) 34

3.2.3 Biến động tổng đạm Kjeldahl (%TKN) 35

3.2.4 Biến động tổng lân (%TP) 36

3.3 Biến động dinh dưỡng trong bùn đáy theo thức ăn và mật độ nuôi 37

3.3.2 Biến động dinh dưỡng trong bùn đáy theo loại thức ăn 37

3.3.3 Biến động dinh dưỡng trong bùn đáy theo mật độ nuôi 38

3.4 Biến động lượng thức ăn sử dụng trong suốt vụ nuôi 39

3.5 Biến động một số chỉ tiêu chất lượng nước ao nuôi 40

3.5.2 Biến động nhu cầu ôxy hóa học (COD) 40

3.5.3 Biến động nồng độ tổng nitơ Kjeldahl (TKN) 41

3.5.4 Biến động nồng độ tổng lân (TP) 42

3.5.5 Biến động dinh dưỡng trong nước theo loại thức ăn vào lúc thu hoạch 43

3.5.6 Biến động dinh dưỡng trong nước theo mật độ nuôi vào lúc thu hoạch 44

3.6 Lượng dinh dưỡng trong bùn đáy và trong nước ao nuôi 44

3.6.2 Lượng dinh dưỡng trong bùn đáy 44

3.6.3 Lượng dinh dưỡng trong nước 46

3.7 Năng suất, thu nhập và lợi nhuận 47

Trang 13

3.7.2 Năng suất, thu nhập và lợi nhuận khi nuôi cùng mật độ 47

3.7.3 Năng suất, thu nhập và lợi nhuận của mật độ nuôi khác nhau 47

3.8 Phân tích tương quan giữa lượng bùn đáy với thức ăn, mật độ nuôi 49

3.8.2 Lượng thức ăn với lượng bùn đáy 49

3.8.3 Mật độ nuôi với lượng thức ăn 49

3.8.4 Mật độ nuôi với lượng bùn đáy 50

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 51

4.1 Kết luận 51

4.2 Đề xuất 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC

Trang 14

Độ C (nhiệt độ)

Độ Đông

Độ Bắc

Độ Nam Cacbon

Tế bào (vi sinh vật) Chất hữu cơ

Hệ số chuyển đổi thức ăn Nitơ

Photpho Tiêu chuẩn Việt Nam Tổng đạm Kjeldahl Nitơ tổng

Trách nhiệm hữu hạn Tổng lân

Hoạt độ của enzym Việt Nam đồng (tiền Việt Nam)

Trang 15

DANH SÁCH BẢNG

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

1.7

1.8

2.1

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

3.12

3.13

3.14

3.15

3.16

3.17

Sự phân bố đạm, lân trong ao nuôi tôm (ao 2000m2)

Chất lượng nước thải và tiêu chuẩn nước thải sau nuôi tôm

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn TomBoy

Liều lượng khuyến cáo cho ăn của thức ăn TomBoy

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn LaOne và Hi-Aqua

Liều lượng khuyến cáo cho ăn của thức ăn LaOne và Hi-Aqua

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn C.P

Liều lượng khuyến cáo cho ăn của thức ăn C.P

Dụng cụ chứa mẫu và điều kiện bảo quản mẫu

Năng suất bình quân (tấn/ha/vụ)

Thu nhập bình quân (triệu VNĐ/ha/vụ)

Sử dụng hoá chất khác nhau để xử lý ao nuôi

Xử lý ao nuôi khác nhau theo kỹ thuật nuôi

Biến động hàm lượng hữu cơ của loại thức ăn theo thời gian

Biến động hàm lượng hữu cơ của mật độ nuôi theo thời gian

Biến động tổng đạm Kjeldahl của loại thức ăn theo thời gian

Biến động tổng đạm Kjeldahl của mật độ nuôi theo thời gian

Biến động tổng lân của loại thức ăn theo thời gian

Biến động tổng lân của mật độ nuôi theo thời gian

Biến động hàm lượng dinh dưỡng trong bùn đáy theo loại thức ăn

Biến động hàm lượng dinh dưỡng trong bùn đáy theo mật độ nuôi

Biến động về lượng thức ăn (tấn/ha/vụ) trong suốt vụ nuôi

Biến động nồng độ COD (mg/L) của loại thức ăn theo thời gian

Biến động nồng độ COD (mg/L) của mật độ nuôi theo thời gian

Biến động nồng độ TKN (mg/L) của loại thức ăn theo thời gian

Biến động nồng độ TKN (mg/L) của mật độ nuôi theo thời gian

7

8

15

16

17

17

18

18

23

30

31

32

34

35

35

36

36

37

37

38

39

39

40

41

41

42

Trang 16

3.18

3.19

3.20

3.21

3.22

3.23

3.24

3.25

3.26

3.27

3.28

3.29

Biến động nồng độ TP (mg/L) của loại thức ăn theo thời gian

Biến động nồng độ TP (mg/L) của mật độ theo thời gian

Biến động nồng độ chất dinh dưỡng trong nước theo loại thức ăn

Biến động nồng độ chất dinh dưỡng trong nước theo mật độ nuôi

Lượng bùn đáy cuối vụ nuôi

Lượng dinh dưỡng trong bùn đáy theo loại thức ăn

Lượng dinh dưỡng trong bùn đáy theo mật độ nuôi

Lượng dinh dưỡng trong nước theo loại thức ăn

Lượng dinh dưỡng trong nước theo mật độ nuôi

Năng suất, thu nhập và lợi nhuận của mật độ nuôi giống nhau

Năng suất, thu nhập và lợi nhuận của mật độ nuôi khác nhau

Sự khác nhau về thời gian và liều lượng sử dụng

42

43

43

44

45

45

46

46

47

48

48

49

Trang 17

DANH SÁCH HÌNH

1.1

1.2

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

Tôm sú Penaeus monodon

Vị trí địa lí huyện Đầm Dơi

Mật độ tôm nuôi

Loại thức ăn sử dụng

Tương quan lượng thức ăn với lượng bùn đáy

Tương quan mật độ nuôi với lượng thức ăn

Tương quan mật độ nuôi với lượng bùn đáy

2

11

29

29

49

50

50

Trang 18

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của cả nước đạt khoảng 2.200 nghìn tấn, tăng 6,8% so với năm 2008; trong đó sản lượng khai thác biển khoảng 2.068 nghìn tấn Tính đến cuối năm 2009 diện tích nuôi tôm sú trên cả nước ước đạt 548 nghìn ha, giảm 66 nghìn ha so cùng

kỳ năm 2008 (http://vietchinabusiness.vn) Diện tích nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2009 chiếm khoảng 824.000 ha (http://www.baomoi.com); sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn chiếm khoảng 89% về diện tích và khoảng 93% về sản lượng so với các tỉnh ở phía Nam

Nuôi tôm đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của người dân trong vùng, tuy nhiên quá trình nuôi phát sinh nhiều vấn đề về môi trường nhất là bùn thải từ các ao nuôi đã gây trở ngại cho phát triển nghề nuôi tôm ven biển theo hướng bền vững Nguồn gốc của các chất gây ô nhiễm ở các nông trại nuôi tôm là do thức ăn thừa và chất thải của tôm nuôi Trong hệ thống nuôi thâm canh chỉ có khoảng 15 - 20% thức

ăn được dùng vào phát triển mô động vật; 40 - 45% được sử dụng trong quá trình chuyển hoá bình thường, duy trì và lột xác; 15% tổng lượng thức ăn hao hụt do không ăn hết và thất thoát (Lê Thị Siêng và ctv, 2003) Trong đó, nitơ và photpho là hai nguyên tố chính trong chất thải có liên quan với công nghệ sản xuất thức ăn và

hệ thống nuôi tôm (Lê Trọng, 2001)

Hiện nay mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đã và đang được phát

triển rộng rãi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tại huyện Đầm Dơi tỉnh

Cà Mau nói riêng Thực tế lợi nhuận thu được từ mô hình nuôi tôm thâm canh là rất cao Tuy nhiên, tính bền vững của mô hình vẫn là câu hỏi nghiên cứu cho các nhà khoa học và cũng là khó khăn đang đối mặt của người nuôi và cơ quan quản lý, do bởi nuôi tôm thâm canh không chỉ làm tăng tích tụ dinh dưỡng trong bùn đáy ao mà còn gây ô nhiễm cho môi trường nước lân cận, đưa đến gia tăng rủi ro cho nghề nuôi Qua khảo sát ban đầu cho thấy, vùng nuôi tôm thâm canh tại huyện Đầm Dơi, các ao nuôi gây ô nhiễm môi trường nhất là bùn thải và nước thải Nếu như không

có giải pháp khắc phục thì trong tương lai gần có thể môi trường sẽ bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến tính bền vững của nghề nuôi Do vậy đề tài “Ảnh hưởng của các

- Xác định mức độ ô nhiễm hữu cơ, tổng đạm và tổng lân trong bùn đáy ao nuôi tôm

sú thâm canh với 3 loại thức ăn và 2 mật độ nuôi khác nhau

- Đánh giá lượng bùn, lượng dinh dưỡng trong bùn đáy từ các ao nuôi tôm sú thâm canh trong vùng nghiên cứu

- Đề xuất biện pháp hạn chế lượng bùn, lượng dinh dưỡng trong bùn đáy ao nuôi tôm sú thâm canh

Trang 19

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.7 Tổng quan về tôm sú

Hiện nay tôm sú được nuôi phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là loài Penaeus

giống được sản xuất nhân tạo ở các trại sản xuất tôm giống phân bố trãi dài từ miền

Trung đến tận mũi Cà Mau Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius (Nguyễn

Văn Thường, 2006) Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn Tôm sú được định loại:

Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau (hình 1.1):

Hình 1.1: Tôm sú Penaeus monodon

- Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa Với tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng

- Mũi khứu giác và râu: là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm,

- 3 cặp chân hàm: dùng để lấy thức ăn và bơi lội,

- 5 cặp chân ngực: dùng để lấy thức ăn và bò,

- 5 cặp chân bụng: dùng để bơi,

Trang 20

- Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên hay xuống thấp

- Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)

Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2

Con cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3 Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm (http://www.nghean.gov.vn)

Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi (Racek - 1955, Holthuis & Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985 trích dẫn bởi Thạch Thanh, 2005) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 300E đến 1550E từ vĩ độ 350N tới 350S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Philippine và Việt

Nam Tôm bột, tôm giống và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và

rừng ngập mặn ven bờ Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn

Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú:

- Nauplli: gồm 6 giai đoạn: 36-51 giờ

- Zoea: gồm 3 giai đoạn: 105-120 giờ

- Mysis: gồm 3 giai đoạn: 72 giờ

- Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành

- Juvenile: giai đoạn trưởng thành

- Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở lên

Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10 hàng năm Tuổi thọ tôm đực khoảng 1,5 năm, con cái khoảng chừng 2 năm (http://www.nghean.gov.vn)

Trang 21

1.7.4 Tập tính ăn

Tôm sú là loại ăn tạp, thích ăn các động vật sống và xác thối rữa hay mảnh vụn hữu

cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thủy triều rút Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn (http://www.nghean.gov.vn)

Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm, sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống khi thay đổi đột ngột Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời Hormone hạn chế sự lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích lũy lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác (http://www.nghean.gov.vn)

1.8 Một số chất dinh dưỡng chính trong ao nuôi

- Xác chết của phiêu sinh vật,

- Chất lơ lửng do nguồn nước cấp

Trang 22

Trong các nguồn gốc sinh ra chất thải lắng tụ trong ao thì chất thải sinh ra từ sự xói

lở ao nuôi có thể góp phần đáng kể vào sự hình thành chất lắng tụ nhưng chúng không phải là nguồn gốc chính của sự hình thành chất hữu cơ Chất hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ vỏ lột, phân tôm, thức ăn thừa và xác chết của phiêu sinh vật

Hệ thống ao nuôi có năng suất cao thì lượng chất thải hữu cơ tích tụ càng nhiều Chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm sinh ra hai sản phẩm chính có tính độc cao đối với nuôi tôm là NH3 và H2S Khí NH3 sinh ra do sự bài tiết của tôm và sự phân hủy chất đạm có trong các vật chất hữu cơ ở điều kiện hiếu khí và yếm khí Khí H2S chỉ sinh ra từ các chất hữu cơ lắng tụ khi phân hủy trong điều kiện yếm khí Những lớp đất yếm khí có chất hữu cơ thường có màu đen đặc thù do sự hiện diện của các hợp chất sắt khử Ngoài việc sinh ra chất độc thì chất thải là nơi phát sinh các dòng vi khuẩn gây bệnh cho tôm, đặc biệt là các bệnh đen mang, mòn đuôi, cụt râu, Sự hiện diện của các dòng vi khuẩn và phiêu sinh vật trong ao nuôi tôm thể hiện sự phân hủy tự nhiên của các chất độc và chất thải trong ao nuôi tôm Ðáy ao xấu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước, gây ảnh hưởng bất lợi đối với tôm và làm giảm năng suất Trường hợp bùn hữu cơ lắng tụ trầm trọng thì hiệu suất của quá trình vi sinh vật sẽ bị ảnh hưởng nặng nề Tuy nhiên, tốc độ phân hủy có thể tăng cường bằng việc sử dụng vi khuẩn thuộc hệ thống xử lý chất mùn (Vũ Quyết Thành trích

từ http://www.nghean.gov.vn)

Gồm 3 chất chính: Amonia, Nitrit và Nitrat Amonia trong ao hồ xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân hủy các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn Trong nước Amonia được phân chia làm 2 nhóm: nhóm NH3 (khí hoà tan) và nhóm NH4+ (ion hoá) Chỉ có dạng NH3 (khí hoà tan) của Amonia là gây độc ở ao hồ Sự phân chia này chịu ảnh hưởng của pH, nhiệt

độ và độ mặn, nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả Nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần tỷ lệ của NH3 (khí hoà tan) Độ độc của Amonia gây ra không đáng ngại lắm trong ao hồ vì thực vật phiêu sinh sẽ giữ cho độ độc này ở mức thấp, tuy nhiên nếu ao hồ có Amonia quá cao thì mức NH3 vẫn có thể xuất hiện Mức độ NH3 (khí hoà tan) thay đổi về ban đêm đáp ứng sự thay đổi của pH và nhiệt độ Dưới tác dụng của vi khuẩn, Amonia sẽ bị biến đổi thành Nitrit (NO2) (Nitrosomonas) rồi

Nitrat (NO3) (Nitrobacter) (http://www.nghean.gov.vn)

Hàm lượng đạm bài tiết ra tích lũy trong chất cặn lắng tăng theo mật độ tôm nuôi, nguồn đạm trong ao có đến 90% từ thức ăn đưa vào ao qua quá trình cho tôm ăn Đạm trong tôm tích lũy được là 22% tổng đạm đầu vào (Jackson & Preston, 2003)

và 38,4% hàm lượng đạm cung cấp vào ao nuôi tôm là từ nguồn nước lấy vào, nguồn bốc hơi vào không khí và quá trình nitrat hóa chiếm từ 9,7-32,4% trên tổng

số (Martin et al., 1998)

Trang 23

Theo Nguyễn Văn Bảo (2002), trong nước nitơ tồn tại các dạng: các hợp chất hữu

cơ nitơ dạng protein hay các sản phẩm phân rã, NH3 và các muối như: NH4OH,

NH4NO3, (NH4)2SO4, các hợp chất dưới dạng: NO2-, NO3- và nitơ tự do Hợp chất nitơ trong nước là nguồn dinh dưỡng cho thực vật, nếu hàm lượng nitơ trong thủy vực cao, chúng góp phần tạo nên ô nhiễm môi trường nước, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và động vật thủy sinh Do đó, hàm lượng các hợp chất chứa nitơ cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm nước Nếu hàm lượng NH3 cao gây nhiễm độc cho các loài sinh vật sống trong nước; hàm lượng NO2-, NO3-, đặc biệt là NO2-cao sẽ gây độc hại cho con người

Theo Teichert-Coddington et al., (2000) nghiên cứu dinh dưỡng trong ao nuôi tôm bán thâm canh cho thấy sự tăng thêm đạm trong ao nuôi tôm chủ yếu từ nguồn nước lấy vào chiếm 63% và thức ăn chiếm 36%, lượng đạm mất đi từ sự trao đổi nước là 72% và thu hoạch tôm là 14% Sản xuất được một kg tôm thì có đến 16,8 g đạm bị mất đi bởi sự trao đổi nước

-)

Nitrit là sản phẩm của sự phân hủy các chất chứa nitơ Nitrit gây độc chủ yếu là tạo

thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào (http://www.nghean.gov.vn) NO2 - là dạng đạm có độc tính đối với thủy sinh vật, ở các thủy vực nước lợ có hàm lượng Ca2+ và Cl- có khuynh hướng làm giảm tính độc của NO2- (Preedalumpabutt et al.,1989)

Trong nước thiên nhiên lân thường tồn tại dưới các dạng muối orthophosphate như là: H2PO4-, HPO42- , và PO43-, các dạng polyphosphate như Na3(PO3)6 và photpho hữu cơ (Preedalumpabutt et al.,1989) Theo Minear và Herber (1975) thực vật hấp

thu dễ dàng các muối orthophosphate hòa tan, còn các dạng lân khác chưa được xác định chắc chắn, sự gia tăng nồng độ chất dinh dưỡng (đạm, lân) sẽ gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực

Kết quả thí nghiệm của Briggs và Fung-Smith (1994) khi nuôi tôm ở mật độ 20, 30

và 75 con/m2 thì hàm lượng COD lần lượt là 18,7; 27,6 và 39 mg/L Ngoài ra còn cho thấy vào thời điểm cuối vụ hàm lượng COD trong nước ao nuôi tăng đáng kể

Trang 24

1.9 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Theo nghiên cứu của Lê Trọng (2001) cho rằng tổng lượng nitơ và photpho sản sinh trên 1 ha trại nuôi tôm bán thâm canh có sản lượng 2 tấn, tương ứng khoảng 113 kg

N và 43 kg P Ðương nhiên, trong hệ thống nuôi thâm canh thì khối lượng này tăng gấp 7 - 31 lần do cho thức ăn quá nhiều, nước không ổn định, thức ăn dễ tan, thức

ăn khó hấp thu và khả năng duy trì nitơ là những yếu tố liên quan với nước thải có chứa nhiều nitơ và photpho

Bảng 1.1: Sự phân bố đạm, lân trong ao nuôi tôm (ao 2000m 2 )

- Tích lũy trong nước (g) 46112 ± 1832a 38332 ± 2465a

- Tích lũy trong bùn đáy (g) 40351 ± 9394 a 40529 ± 6637 a

Lượng N (g) cần có để sản xuất 1 kg tôm sú 143 ± 1a 142 ± 5a

Lượng N (g) thải ra khi sản xuất 1 kg tôm sú 120 ± 12a 118 ± 3a

- Tích lũy trong bùn đáy (g) 11.404 ± 1.262a 15.532 ± 872a

Lượng P (g) cần có để sản xuất 1 kg tôm sú 34 ± 3a 34 ± 1a

Lượng P (g) thải ra khi sản xuất 1 kg tôm sú 31 ± 3a 31 ± 1a

Các giá tr ị cùng hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê ( P<0,05)

(Ngu ồn: Nguyễn Thanh Long và Võ Thanh Toàn, 2008)

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Võ Thành Toàn (2008) chỉ ra rằng lượng đạm tích lũy trong tôm, trong nước, trong bùn đáy và lượng thất thoát lần lượt là 16%, 29%, 28% và 27% Tương tự, đối với lân là 9%, 2%, 40% và 49% Đạm được tích lũy nhiều trong nước và lân được tích lũy nhiều trong đất Khi sản xuất ra 1 tấn tôm sú thì thải ra môi trường khoảng 118-120 kg N và 30-33 kg Pvà được thể hiện

ở bảng 1.1 Qua nghiên cứu, tác giả đã đề nghị rằng để giảm chất thải ra môi trường

và cải tạo ao nuôi, có thể sử dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi tuần hoàn, nuôi luân canh với các loài thủy sản khác hay sử dụng thực vật để hấp thu đạm và lân từ nguồn chất thải này

Trang 25

Nghiên cứu của Tạ Văn Phương (2008) lượng đạm tích lũy trong ao nuôi vào mùa mưa và mùa nắng là 84,6% N và 76,7% N; lượng lân tích lũy trong ao nuôi 62,4% P

và 40,3% P Lượng vật chất hữu cơ từ thức ăn được tôm hấp thụ và chuyển hóa vào

cơ thể vào mùa mưa và mùa nắng lần lượt là 10,1 và 16,1%; lượng tích lũy trong ao nuôi chiếm 89,9 và 83,9% Vật chất hữu cơ tích lũy dạng bùn ướt qua vụ nuôi mùa mưa là 17.769 kg/ha/vụ và ở mùa nắng là 2.434 kg/ha/vụ Mỗi hecta nuôi tôm thâm canh thải ra môi trường khoảng 20.203 kg/ha/năm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

và lượng bùn ướt cần sên vét khoảng 18,4 m3/ha/năm

Bảng 1.2: Chất lượng nước thải và tiêu chuẩn nước thải sau nuôi tôm

Theo Thakur et al., (2003) nghiên cứu về dinh dưỡng ao nuôi tôm sú thâm canh cho

rằng hàm lượng đạm và lân mà tôm hấp thu vào cơ thể chỉ chiếm lần lượt là 23-31%

và 10-13% Lượng nitrogen và phostphorus tích lũy trong ao từ thức ăn chiếm 76-92% N và 70-91% P tổng lượng đầu vào Lượng tích lũy ở bùn đáy ao chiếm 14-53% N và 39-67% P tổng lượng đầu vào

Trang 26

Thành phần trong bùn đáy chủ yếu là các chất hữu cơ như prôtêin, lipids, axit béo với công thức chung (CH3CH2)nCOOH, photpholipids, Sterol-vitamin D3, các hoocmon, carbohydrate, chất khoáng và vitamin, vỏ tôm lột xác lớp bùn này luôn

ở trong tình trạng ngập nước, yếm khí, các vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh, phân hủy các hợp chất trên tạo thành các sản phẩm là hydrosulphua (H2S), Amonia (NH3), khí metan (CH4)… rất có hại cho thủy sinh vật Ví dụ nồng độ 1,3 mg/L của

H2S có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây chết tôm, khí amonia (NH3) cũng được sinh ra từ quá trình phân hủy yếm khí thức ăn tồn dư gây độc trực tiếp cho tôm, làm ảnh hưởng đến pH của nước và kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du (Hassanai Kongkeo, 1990)

Trong ao nuôi tôm thâm canh có lượng thức ăn dư thừa và vật chất hữu cơ chôn vùi nhiều vào trong đất, tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn phát triển và gây độc cho

nguồn nước ao nuôi (Peterson et al., 1999) Nguồn nước thải trong nuôi tôm chứa các chất photpho, ammonia, nitrat và chất hữu cơ với hàm lượng cao (Tilley et al.,

2002)

Dinh dưỡng trong môi trường vượt quá giới hạn cho phép như kết quả được nghiên cứu ở nông trại cá, lượng dinh dưỡng mất đi khoảng 78% (55% bị phân hủy) carbon (C), 72% (51% bị phân hủy) nitrogen (N), 78-82% (27-34% bị phân hủy) phosphorus (P) từ thức ăn được cung cấp vào cả nước ngọt và hệ thống nuôi lồng

(Hall et al., 1990; Hall et al., 1992; Holby & Hall, 1991) Thông thường dinh dưỡng

được cung cấp từ chất thải thủy sản có thể gây ra sự thay đổi về bậc của hệ sinh thái đối với hệ sinh thái sản xuất bậc cao và sự dị dưỡng bởi sự kéo dài chu trình dinh

dưỡng suốt giai đoạn sản xuất chủ yếu và tăng sinh khối (Sorokin et al., 1999; Munro et al., 1985)

Sự tương tác giữa bùn đáy ao và nước trong ao rất quan trọng ảnh hưởng đến tính chất sinh hóa học của nitơ (Hargreaves, 1999).Theo nghiên cứu của Latt (2002) về chất thải của ao nuôi tôm sú thâm canh ở Thái Lan cho thấy lượng bùn sau một vụ nuôi ước lượng khoảng 90 m3/ha với độ ẩm là 73,8%, độ khô là 26,2%, mỗi ha tôm nuôi thải ra khoảng 99 tấn bùn ướt gần khoảng 26 tấn bùn khô

1.10 Khái quát vùng nghiên cứu

- Phía Bắc giáp thành phố Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu;

- Phía Nam giáp huyện Ngọc Hiển;

Trang 27

- Phía Tây giáp huyện Cái Nước;

- Phía Đông giáp biển Đông (hình 1.2)

Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang khí hậu đặc trưng vùng ven biển cận xích đạo Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,50C Tháng nóng nhất là tháng 4

có nhiệt độ trung bình trong tháng là 27,80C Tháng 2 là tháng lạnh nhất với nhiệt

độ trung bình là 250C Từ tháng 5 đến tháng 11 nhiệt độ ít thay đổi có nhiệt độ trung bình trong khoảng 27,5 – 280C Lượng mưa trung bình hàng năm tại Đầm Dơi thường thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh, khoảng 2.000 mm/năm Lượng mưa phân bổ không đồng đều, càng về phía Đông Bắc lượng mưa càng giảm và hình thành nên hai vùng có lượng mưa khác nhau: vùng phía Tây và Tây Nam có lượng mưa trên 1.800 mm/năm, Vùng Đông Bắc có lượng mưa dưới 1.800 mm/năm Nằm tiếp giáp biển Đông, huyện Đầm Dơi có chế độ gió mùa, mùa khô hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và gió Đông, vận tốc trung bình từ 1,6 – 2,8 m/s Mùa mưa gió thịnh hành là Tây Nam hoặc Tây, tốc độ trung bình từ 1,8 – 4,5 m/s Mùa mưa thường có giông và lốc xoáy mạnh đến cấp 7, cấp 8 Với nền nhiệt độ cao

và gió thịnh hành theo mùa nên lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 4 mm/ngày vào mùa khô và 2,2 mm/ngày vào mùa mưa Độ ẩm trung bình trong năm 85,6%, tháng khô nhất là tháng 3 với độ ẩm trung bình là 79%

Huyện Đầm Dơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông là chế độ bán nhật triều không đều và có biên độ triều lớn: mực nước lớn nhất tại cửa biển Gành Hào từ 1,8 m – 2,0 m xuất hiện vào tháng 10, 11 Mực nước thấp nhất -1,8 m vào tháng 6, 7 hàng năm Độ mặn nước sông ở cửa sông tương đương độ mặn nước biển trong khoảng 28 – 340/00 , sâu trong nội địa độ mặn đạt 25 – 300/00 vào mùa khô và giảm dần vào mùa mưa dao động trong khoảng 10 – 15 0/00 Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi dốc dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, có các sông lớn như: Gành Hào, Đầm

Chim, Kênh Đội Cường… (Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2009, Niên giám

thống kê huyện Đầm Dơi năm 2009)

Trang 28

Hình 1.2: Vị trí địa lí huyện Đầm Dơi

Trang 29

1.10.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân số: Năm 2009 dân số toàn huyện là 182.203 người Trên địa bàn huyện có 9 dân tộc sinh sống, dân tộc kinh có 177.125 người, chiếm 97,2%; Khơmer có 3.936 người, chiếm 2,2%; các dân tộc khác có 1.142 người, chiếm 0,6% Năm 2009, mật

độ dân số là 231 người/km2, tăng 8 người/km2 so với năm 2001, tương đương mật

độ dân số của tỉnh Dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã, tập trung ở các cửa biển và điểm dân cư Trung bình một điểm dân cư có khoảng 361 hộ với 1.942 nhân khẩu

- Lao động và việc làm: Lao động trong độ tuổi năm 2009 có 103.911 người, chiếm 57% dân số, lao động đang làm việc thường xuyên có 84.060 người, chiếm 80,9%

số người trong độ tuổi lao động Số người trong độ tuổi từ 16 - 60 của huyện là 102.678 người, chiếm 56,4% dân số Số người đang làm việc trong nền kinh tế là 124.508 người Trong số lao động đang làm việc thường xuyên có tới 95% không

có bằng chuyên môn kỹ thuật, chỉ có 1,5% trung học chuyên nghiệp, 0,4% cao đẳng, 2,8% đại học

- Cơ cấu GDP và vốn đầu tư: Thu nhập bình quân đầu người đạt 778 USD/người/năm (theo năm 2009) Ước tính năm 2010 đạt 870 USD/người/năm Từ khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư nông lâm nghiệp tỷ trọng các ngành tăng lên do ngành thủy sản tăng rất nhanh; ước tính cơ cấu kinh tế năm 2010 của huyện là: Ngư nông lâm nghiệp khoảng 57%; Công nghiệp xây dựng 19%; Dịch vụ 24% Về vốn đầu tư: Hàng năm huyện đầu tư khoảng 60 tỷ đồng chủ yếu đầu tư cho các hạng mục công trình thủy lợi, đường bộ, cầu giao thông và các hạng mục công trình khác

- Cơ cấu sử dụng đất: Thế mạnh kinh tế của huyện Đầm Dơi là sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp, trong đó ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là ngành kinh tế chính của huyện Năm 2009, huyện có diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 62.059 ha, chiếm 75,2% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, đất vườn tạp và trồng hoa màu 460

ha, chiếm 0,56%, đất lâm nghiệp có rừng 12.937 ha, chiếm 15,6%

- Giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện có chuyển biến tích cực Chất lượng và hiệu quả giáo dục được coi trọng Mạng lưới trường học được bố trí phù hợp với phân bố dân cư nhất là vùng nông thôn sâu, vùng đồng bào dân tộc Khơmer Năm học 2008 – 2009 toàn huyện có 64 trường, 1.162 lớp, tổng số học sinh là 34.080 em, giảm 947 em so với năm học trước Trong những năm gần đây, huyện đã có nhiều cố gắng tập trung sức lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo chiếm tỷ trọng 40% - 50% tổng chi ngân sách toàn huyện

- Y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Huyện có một bệnh viện quy mô 100 giường

và 17 cơ sở khám chữa bệnh ở các xã, thị trấn với tổng số 91 giường Đội ngũ cán

bộ y tế thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, số cán bộ y tế huyện

Trang 30

hiện có 319 người, trong đó có 59 bác sỹ; 129 y sỹ và 15 trung cấp dược sỹ; 18 y tá

và hộ lý; 16 cán bộ quản lý Bình quân 3,06 bác sỹ/1 vạn dân (toàn tỉnh là 3,78 bác sỹ/1 vạn dân, cả nước 5,36 bác sỹ/1 vạn dân)

- Các vấn đề xã hội: Trong quá trình đổi mới, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, số hộ nghèo đã giảm rõ Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 18,07% (6.710 hộ), giảm 2,13% (749 hộ) so với năm 2001 Huyện Đầm Dơi có số hộ nghèo thấp nhất tỉnh Cà Mau Tỷ lệ hộ dùng nước sạch ngày được nâng lên, năm 2001 có 71,7% dân số dùng nước sạch, năm 2009 tăng lên 95% dân dùng nước sạch Huyện thực hiện hỗ trợ các nguồn vốn lồng ghép thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tuyển chọn đưa con em đồng bào dân tộc vào trường dân tộc nội trú, trợ cấp, trợ giá một số các mặt hàng thiết yếu Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn gắn với việc giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của công dân Thực hiện tốt chương trình phòng chống tội phạm, tệ nạn và trật tự an toàn xã hội Tăng cường khả năng kiểm soát tình hình phòng chống tội phạm và cơ động lực lượng, ứng phó kịp thời với các tình trạng khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, bạo loạn … (Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2009, Niên giám thống kê huyện Đầm Dơi năm 2009)

Diện tích: Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 62.059 ha Trong đó, diện tích nuôi nước ngọt là 131 ha, nuôi thâm canh 463 ha, tôm sinh thái và tôm – rừng 3.500 ha, quảng canh cải tiến năng suất cao 80 ha, diện tích còn lại là nuôi quảng canh cải tiến

Đối tượng nuôi: Nuôi nước mặn, lợ chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và một số đối tượng khác như: cá chẽm, cá kèo, cua… Nuôi nước ngọt chủ yếu là cá tra và các đối tượng khác như: cá trình, bốngtượng, cá đồng các loại…

Mùa vụ nuôi: Đối với loại hình nuôi quảng canh cải tiến lànuôi quanh năm không theo mùa vụ, thả bổ sung con giống theo định kỳ khoảng 1 lần/tháng

Đối với loại hình nuôi thâm canh hay quảng canh cải tiến năng suất cao: thả giống nuôi theo từng vụ (1 vụ khoảng từ 4 – 5 tháng) tiến hành thu hoạch và cải tạo ao thả giống nuôi vụ tiếp theo

Năng suất: Đối với nuôi nước mặn, lợ năng suất bình quân 683 kg/ha/năm Trong

đó nuôi tôm sú loại hình thâm canh năng suất đạt 4,2 tấn/ha/vụ, nuôi quảng canh cải tiến năng suất cao đạt 500 kg/ha/vụ, nuôi quảng canh cải tiến 351 kg/ha/năm Đối với nuôi nước ngọt năng suất đạt bình quân đạt 900 kg/ha/năm Sản lượng năm

2009 đạt 42.000 tấn, trong đó tôm nuôi đạt 30.475 tấn

Dịch vụ cho nuôi trồng thủy sản: Toàn huyện có 134 cơ sở sản xuất tôm giống, 70

cơ sở thuần hóa tôm giống, 42 cơ sở cung cấp thức ăn – hóa chất thuốc thú y thủy

Trang 31

sản, 612 cơ sở kinh doanh, thu mua nguyên liệu thủy sản, 1 nhà máy chế biến thủy

sản Đây cũng là điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển nghề nuôi cũng như mở

rộng diện tích nuôi thâm canh nhằm tăng cao năng suất nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Lao động trong nuôi trồng thủy sản: Số lượng tham gia trong nuôi trồng thủy sản là 52.000 người, chất lượng trung bình, trình độ lao động hầu hết là lao động phổ thông Đội ngũ này chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đây cũng là vấn

đề thách thức và khó khăn trong phát triển nghề nuôi, ảnh hưởng đến năng suất nuôi cũng như sự thành công, thất bại và phát triển bền vững nghề nuôi

Tổ chức quản lý sản xuất nuôi trồng thủy sản: Đến nay toàn huyện có 4 hợp tác xã,

30 tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản, 53 hộ được công nhận kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản Việc tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản còn nhiều mặt hạn chế, phần lớn người dân vẫn còn mang nặng tập quán độc canh, độc con, còn ngại khó, chưa quan tâm đến việc tổ chức đa canh, đa con Đây cũng là vấn đề hạn chế sự phát triển của nghề nuôi thủy sản

Áp dụng khoa học công nghệ cho nghề nuôi: Huyện phối hợp với Trung tâm khuyến ngư tổ chức tập huấn khuyến ngư, triển khai mô hình lớp học tại hiện trường nhằm hướng dẫn bà con ngư dân áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chủ yếu là thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, bước đầu bà con áp dụng vào sản xuất cho thấy đạt kết quả khả quan

Công tác khuyến ngư: Hàng năm tổ chức tập huấn lý thuyết cho ngư dân khoảng

160 lớp/4.800 hộ tham dự, tập huấn lớp học tại hiện trường 20 lớp/400 hộ tham dự, xây dựng từ 5 – 10 mô hình chỉ đạo điểm, cung cấp 4.500 tài liệu các loại phục vụ nuôi trồng thủy sản Ngoài ra còn tổ chức một số hoạt động khác như: tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan học hỏi kinh nghiệm…

Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản: Hệ thống giao thông đường bộ, toàn huyện có 162,2 km nhựa, bê tông; 271 cầu giao thông nông thôn Hệ thống giao thông đường thủy, toàn huyện có 250 công trình thủy lợi với tổng chiều dài 1.254,08 km bao gồm: 3 kênh đê 111 km, 9 kênh trục chính 220 km, 23 kênh cấp I 252,7 km, 112 kênh cấp II 457,16 km, 103 kênh cấp III 213,22 km Hệ thống lưới điện: Toàn huyện hệ thống lưới điện đã kéo đến tất cả 15 xã và 1 thị trấn, 95% hộ dân nuôi trồng thủy sản có hệ thống lưới điện quốc gia Thời gian qua hệ thống thủy lợi đã được đầu tư khá nhiều bằng các nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương và của nhân dân đóng góp Tuy nhiên, việc đầu tư chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất Các dự án tiểu vùng thủy lợi chậm được đầu tư đồng bộ và vận hành phù hợp (Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2009, Niên giám thống kê huyện Đầm Dơi năm 2009)

Trang 32

1.11 Sơ lược về các loại thức ăn được sử dụng phổ biến tại vùng nghiên cứu

Công ty sản xuất thức ăn thủy sản TOMBOY là công ty có nguồn vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam vào năm 2001; tọa lạc tại lô 22A, đường số 1, khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh Công ty phân phối các loại sản phẩm phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản (hoá chất, chế phẩm cân bằng môi trường ao nuôi, chất bổ sung thức ăn, chất tăng cường miễn dịch, chế phẩm sinh học, quạt nước, máy sục khí, tấm nhựa HDPE trải nền bờ ao ) Hỗ trợ toàn diện cho nông dân thông qua hình thức hướng dẫn trực tiếp, xuất bản tài liệu,

tổ chức hội thảo, hội nghị… Sản xuất thức ăn chất lượng cao phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Sản phẩm của Công ty gồm nhiều loại thức ăn phù hợp cho các

hình thức nuôi trồng khác nhau, đặc biệt cho lĩnh vực nuôi tôm sú (Penaeus

Công ty TOMBOY hợp tác với các chuyên gia hàng đầu ở nước ngoài, các viện, các trường đại học tại Việt Nam nhằm mục đích cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vấn đề quản lý trong ngành nuôi tôm và kỹ thuật ở tất cả các lĩnh vực Thành phần dinh dưỡng và liều lượng cho ăn được khuyến cáo sử dụng cho nuôi tôm sú thâm canh theo bảng 1.3 và bảng 1.4

Bảng 1.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn TomBoy

TB S1

TB S2

TB G1

Ghi chú: TB0, TB1, TB2, TB3, TB3P, TBS1, TBS2, TBG1, TBG2,TBF: là mã s ố thức ăn theo thứ tự kích cỡ

viên t ừ nhỏ đến lớn Pi: là đường kính viên

Trang 33

Bảng 1.4: Liều lượng khuyến cáo cho ăn của thức ăn TomBoy

Tỷ lệ cho ăn (% trọng lượng

cơ thể tôm)

Số lần cho

ăn trong ngày (lần)

Thức ăn cho 100.000 cá thể tôm (Kg/ngày)

Tập đoàn Uni-President (UPEC) được thành lập từ ngày 01 tháng 07 năm 1967 Công ty TNHH Uni-President Việt Nam (UNI-PRESIDENT VIETNAM CO., LTD), tọa lạc tại số 16-18 đường DT 743, khu công nghiệp Sóng Thần II - huyện Dĩ

An - tỉnh Bình Dương - Việt Nam Năm 1969, Uni-President hợp tác với công ty Nisshin - Nhật Bản để sản xuất thức ăn cá Chình Sau đó nhờ vào sự cải tiến về kỹ thuật và dây chuyền sản xuất thức ăn cá Chình hoàn chỉnh, công ty đã sản xuất thành công thức ăn cá Chình hiệu quả cao Bốn mươi năm qua, nhiều sản phẩm thức

ăn thủy sản được ra đời tại hai nhà máy ở Việt Nam và bốn nhà máy ở Trung Quốc Sản phẩm của công ty hiện nay được xuất khẩu tới các nước trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Philippine, Indonesia, Ấn

Độ, Sri Lanka, Nam Phi, Đông Phi, các nước Trung Đông, Anh và Mỹ

Thành phần dinh dưỡng và liều lượng cho tôm ăn được trình bày chi tiết trong bảng

1.5 và bảng 1.6

Trang 34

Bảng 1.5: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn LaOne và Hi-Aqua

(g/con)

Tuổi tôm (ngày nuôi)

Tỷ lệ cho ăn (% trọng lượng

cơ thể tôm)

Số lần cho

ăn trong ngày (lần)

Thức ăn cho 100.000 cá thể tôm (Kg/ngày)

tư số 545A/GP vào năm 1993 với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, tọa lạc tại

lô 39, đường 19A, khu công nghiệp Biên Hòa 2, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Các lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm: hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Hiện nay tập đoàn C.P Thái Lan đã mở rộng địa bàn hoạt động đến 20 quốc gia khác nhau với 200 công ty thành viên, thu hút một nguồn lao động khoảng 200.000 người Bắt đầu ngày 01/8/2008 tên Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Chăn Nuôi C.P Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam

Trang 35

Thành phần dinh dưỡng và liều lượng sử dụng cho nuôi tôm sú được thể hiện ở bảng 1.7 và bảng 1.8

Bảng 1.7: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn C.P

Protein thô (%), tối

Béo thô (%), khoảng 6 – 8 6 – 8 6 – 8 6 – 8 5 – 7 5 – 7 4 – 6

cơ thể tôm)

Số lần cho

ăn trong ngày (lần)

Thức ăn cho 100.000 cá thể tôm (Kg/ngày)

Trang 36

Protease 20 UI/g

Hệ thống 69 loại vi khuẩn và enzyme có ích

Công dụng:

- Xử lý phục hồi nguồn nước sau khi đã khử trùng,

- Giảm hàm lượng khí độc NH3, H2S, NO2 trong môi trường nước,

- Cải thiện chất lượng nước bảo vệ đáy ao không bị ô nhiễm và nhiễm khuẩn,

- Tăng hàm lượng oxy hòa tan, giảm căng thẳng tôm, tăng tỷ lệ tôm sống,

- Làm tăng trưởng các phiêu sinh vật có lợi, cung cấp thêm thức ăn tự nhiên cho tôm

BZ-BIO: Sản xuất tại Công ty TNHH Nhật Hùng, số 557/14 Trần Quang Diệu, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ Trọng lượng tịnh 450g/lon

Thành phần: Bacillus Licheniformis 2x1012 CFU/g

Bacillus Megaterium 2x1012 CFU/g Bacillus Mesentericus 2x1012 CFU/g Bacillus Subtilis 2x1012 CFU/g Aspergilus Niger 2x1012 CFU/g Nitrosomonas 2x1012 CFU/g Nitrobacter 2x1012 CFU/g

Trang 37

NAVET-BIOZYM (BIOZYM): Sản xuất tại Công ty thuốc thú y trung ương, 29 Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Trọng lượng tịnh 1kg/gói Thành phần: Bacillus Subtilis 3x1010 CFU/g

Saccharomyces boulardii 3x1010 CFU/g Lactobacillus aciddophilus và Lactobacillus Plantarun 3x1010 CFU/g

Tá dược vừa đủ 1.000 g Công dụng:

- Phân hủy nhanh chóng thức ăn thừa và các xác bã động, thực vật thừa trong ao, làm môi trường nước luôn trong sạch,

- Tăng độ oxy hòa tan, giảm tối đa các khí độc có hại cho tôm, làm giàu nguồn dinh dưỡng, tạo thức ăn cho tôm

- Ngăn cản sự phát triển các vi sinh vật có hại cho tôm, đặc biệt vi khuẩn Vibrio (gây bệnh phát sáng), E.coli (gây bệnh đường ruột),

- Làm màu nước ổn định, giảm nước bị nhầy, nhớt, bọt, cặn và khí thối (H2S) phát sinh trong ao

ZEOLITE (Zeo hạt): Sản xuất tại Agency WHK Nhà phân phối VitaphaCo., LTD, 16G/1 khu phố 2, phường Hiệp Thành, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh Trọng lượng tịnh 20kg/bao

Trang 38

YUCCA ZEOBIO (ZeoBio bột): Sản xuất tại Công ty TNHH TM – sản xuất thú y thủy sản Việt Tân (Vitavet), 94/1035 A1 Dương Quảng Hàm, phường 17, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Trọng lượng tịnh 15kg/thùng

Yucca ZeoBio là sự kết hợp giữa chất Yucca Schidigera và khoáng chất

- Rất hiệu quả trong việc khử các loại khí độc do phân tôm, thức ăn thừa tạo ra,

- Giảm khí NH3, lắng tụ các chất lơ lửng trong nước,

- Bổ sung khoáng chất kích thích tảo phát triển trong nước ao nuôi thủy sản

Trang 39

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4 Nội dung nghiên cứu

- Phỏng vấn 30 hộ về kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh nhằm làm cơ sở để thực hiện

đề tài nghiên cứu

- Theo dõi kỹ thuật nuôi của 12 ao nuôi từ đầu vụ nuôi đến khi thu hoạch tôm

- Thu mẫu nước và bùn đáy tại 12 ao nuôi tôm vào thời điểm trước khi thả tôm và sau khi thu hoạch (có cùng khoảng thời gian nuôi là 125 ngày)

- Phân tích mẫu bùn đáy ao với các chỉ tiêu: chất hữu cơ, tổng đạm và tổng lân

- Phân tích mẫu nước: COD, tổng đạm và tổng lân

- Đánh giá lượng bùn đáy, lượng CHC, TKN, TP trong bùn đáy và lượng COD, TKN, TP trong nước sau khi thu hoạch của các ao nuôi tôm sú thâm canh tại vùng nghiên cứu

2.5 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau từ tháng 06/2009 đến tháng 12/2009 Mẫu bùn và mẫu nước được thu ở 12 ao nuôi tôm sú, trong đó 9 ao nuôi có cùng mật độ là 25 con/m2 cho tôm ăn với 3 loại thức ăn khác nhau là Tomboy, CP,

và LaOne; 3 ao nuôi tôm ở mật độ 35 con/m2 sử dụng thức ăn LaOne

2.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

- Phiếu phỏng vấn,

- Ao nuôi tôm sú thâm canh,

- Chai nhựa 2 lít, chai thủy tinh (100 mL),

- Thùng trữ lạnh,

- Gàu thu mẫu, lọ nhựa (500 mL),

- Máy so màu,

- Giàn chưng cất đạm Kjeldahl,

- Thiết bị đun COD,

- Các hoá chất sử dụng trong phân tích…

Mẫu bùn đáy ao được thu ở tầng mặt (0 – 20 cm), thu mẫu trước khi thả tôm và sau khi thu hoạch tôm Mỗi ao thu 3 mẫu theo hình Zit-zắt và trộn lại thành 1 mẫu, thời

Trang 40

gian thu mẫu trong khoảng 15-17 giờ Mẫu được chứa trong lọ nhựa và kí hiệu theo quy định và chuyển về phòng thí nghiệm Mẫu được phơi đến khi khô ở điều kiện nhiệt độ phòng, sau đó nghiền và qua rây có mắt lưới 0,5 mm

Mẫu nước được thu tại các ao nuôi lúc trước khi thả tôm và sau khi thu hoạch tôm, mỗi ao thu 3 mẫu và trộn lại thành 1 mẫu Thời gian thu mẫu từ 15 - 17 giờ Dụng

cụ lấy mẫu (chai nhựa 2 lít) được rửa sạch và dán nhãn ghi đầy đủ các chi tiết về địa điểm, ngày giờ thu mẫu Thu mẫu nước ở độ sâu khoảng 20 - 30 cm Chai thu mẫu được tráng 2 lần bằng chính nước tại hiện trường, thu đầy chai sau đó đậy kín miệng chai và trữ lạnh ở 4oC Mẫu bùn đáy và mẫu nước được bảo quản theo bảng 2.1 dưới đây

Bảng 2.1: Dụng cụ chứa mẫu và điều kiện bảo quản mẫu

STT nghiên cứu Thông số Loại bình chứa Khối lượng Thể tích và Điều kiện bảo quản Thời gian bảo quản tối đa

1 Chất hữu cơ (bùn đáy ao) PE 1 kg Phơi khô ở nhiệt độ phòng -

2 Nitơ (Kjeldahl) PE 2 lít Làm lạnh 2 – 5 giữ ở nơi tối oC, 24 giờ

Chất hữu cơ trong nước được oxy hóa bằng KMnO4 trong môi trường kiềm (NaOH)

Nguyên lí

Được xác định dựa trên nguyên tắc hầu hết các dạng vật chất hữu cơ bị ôxy hoá bởi KMnO4 và NaOH khi đun sôi Lượng thừa KMnO4 được chuẩn độ với Na2S2O3 Dựa vào lượng thừa KMnO4 để xác định lượng KMnO4 đã bị tiêu hao khi ôxy hoá vật chất hữu cơ (bằng cách tính đương lượng gram ôxy)

Ngày đăng: 22/02/2014, 20:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Vị trí địa lí huyện Đầm Dơi - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Hình 1.2 Vị trí địa lí huyện Đầm Dơi (Trang 28)
Hình 3.1: Mật độ tôm nuôi - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Hình 3.1 Mật độ tôm nuôi (Trang 46)
Hình 3.2: Loại thức ăn sử dụng - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Hình 3.2 Loại thức ăn sử dụng (Trang 46)
Hình 3.4: Tương quan mật độ nuôi với lượng thức ăn  3.8.3 Mật độ nuôi với lượng bùn đáy - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Hình 3.4 Tương quan mật độ nuôi với lượng thức ăn 3.8.3 Mật độ nuôi với lượng bùn đáy (Trang 67)
Bảng 5: Hàm lượng lân trong bùn đáy sau thu hoạch - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 5 Hàm lượng lân trong bùn đáy sau thu hoạch (Trang 74)
Bảng  3:  Trung  bình,  sai  số  các  chất  trước  khi  thả  tôm  và  sau  thu  hoạch  của  thức  ăn  TomBoy - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
ng 3: Trung bình, sai số các chất trước khi thả tôm và sau thu hoạch của thức ăn TomBoy (Trang 82)
Bảng 4: So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của thức ăn TomBoy - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 4 So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của thức ăn TomBoy (Trang 83)
Bảng 6: So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của thức ăn LaOne - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 6 So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của thức ăn LaOne (Trang 85)
Bảng 7: Trung bình, sai số các chất trước khi thả tôm và sau thu hoạch của thức ăn CP - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 7 Trung bình, sai số các chất trước khi thả tôm và sau thu hoạch của thức ăn CP (Trang 86)
Bảng 8: So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của thức ăn CP - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 8 So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của thức ăn CP (Trang 87)
Bảng 9: Trung bình, sai số các chất trước thả tôm và sau thu hoạch của mật  độ nuôi 25  con/m 2 - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 9 Trung bình, sai số các chất trước thả tôm và sau thu hoạch của mật độ nuôi 25 con/m 2 (Trang 88)
Bảng 10: So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của mật độ nuôi 25 con/m 2 - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 10 So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của mật độ nuôi 25 con/m 2 (Trang 89)
Bảng 12: So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của mật độ nuôi 35 con/m 2 - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 12 So sánh các chất trước khi thả tôm – sau thu hoạch của mật độ nuôi 35 con/m 2 (Trang 91)
Bảng 14: So sánh theo loại thức ăn - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 14 So sánh theo loại thức ăn (Trang 93)
Bảng 16: So sánh theo mật độ nuôi - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 16 So sánh theo mật độ nuôi (Trang 96)
Bảng 3: Bảng tổng hợp điều tra 30 hộ nuôi tôm - Luận văn ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh đến môi trường bùn đáy ao
Bảng 3 Bảng tổng hợp điều tra 30 hộ nuôi tôm (Trang 112)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w