MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 8 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 8 1.2. Các khái niệm liên quan 9 1.2.1. Khái niệm du lịch 9 1.2.2. Khái niệm lễ hội 11 1.2.3. Du lịch văn hóa tâm linh 11 1.3. Nguồn lực văn hóa lịch sử phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Đền Trần Nam Định 21 Tổng kết chương 1 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI KHU DI TÍCH ĐỀN TRẦN – NAM ĐỊNH 26 2.1. Khái quát về tỉnh Nam Định 26 2.1.1. Vị trí địa lý 26 2.1.2. Kinh tế xã hôi 27 2.1.3. Các điểm du lich nổi tiếng tại Nam Đinh 27 2.1.4. Các lễ hội tại Nam Định 29 2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch tâm linh tại Nam Định 31 2.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại đền Trần Nam Định 32 2.2.1. Vị trí 32 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển khu di tích đền Trần 32 2.2.3. Tín ngưỡng thờ đức thánh Trần 35 2.2.4. Hệ thống lễ hội tại Đền Trần 38 Tất cả các hạng mục kiến trúc đền thiên trường hợp thành thế tay ngai, đối xứng với nhau theo trục bắc Nam. 49 2.2.6 Giá Trị văn hóa phi vật thể 49 2.2.6.1 Tính năng hầu đồng nhà Trần 49 2.2.7. Thực trạng khai thác du lịch văn hóa tâm linh tại khu di tích Đền Trần 60 Tổng kết chương 2 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN TRẦN NAM ĐỊNH 70 3.1 .Cơ sở đề xuất giải pháp 70 3.2 Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Đền Trần, Nam Định 70 3.2.1. Đề cao trách nhiệm của ban quản lý khu di tích 70 3.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 71 3.2.3. Các vấn đề còn tồn tại trong phát triển du lịch còn tồn tại ở đền Trần nam Định 73 3.2.4. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và ý thức bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của du khách 74 3.2.5. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 75 3.2.6. Giải pháp về thông tin truyền thông, tăng cường quảng bá xúc tiến về du lịch 78 3.3. Kiến nghị 80 3.3.1 Sở văn hóa thể thao và du lịch Nam Định 80 3.3.2. Với ban quản lý khu di tích 80 Tổng kết chương 3 82 PHỤ LỤC 83 Tài liệu tham khảo 86
Trang 1LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành được bài khóa luận không chỉ là sự cố gắng rất lớn củariêng bản thân sinh viên mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều phía nhàtrường, xã hội và gia đình
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong và ngoài khoa Du lịch –
Sư phạm trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy trongsuốt khóa học để hôm nay em có cơ hội làm khóa luận Cảm ơn tất cả các côchú, anh chị trong ban quản lý khu di tích Đền Trần đã cung cấp những tàiliệu cần thiết để em hoàn thành bài khóa luận
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Văn Đạitrưởng khoa Du lịch – Sư phạm đã giúp đỡ tận tình em từ việc định hướng đềtài, chỉnh sửa đề cương chi tiết, chỉ bảo em những kiến thức cần thiết để từ đógiúp em hình thành những ý tưởng cần thiết hoàn thành bài khóa luận
Sau cùng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, những ngườiluôn tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học cũng như làm khóaluận
Sinh viên
Nguyễn Thị Hải
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay đời sống xã hội nâng cao khi điều kiện vật chất con ngườiquá đầy đủ, thì nhân loại lại rơi vào những vấn nạn khác đó là: hụt hẫng, mấtphương hướng sống, trầm cảm từ những áp lực, xung đột trong cuộc sống Từ
đó con người lại tìm đến tôn giáo, mong có sự thanh thản, mong có sự an bình
ở hiện tại và tương lai Nhu cầu thưởng ngoạn và nương tựa tâm linh trở nêncần thiết đối với mọi người Du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trảinghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch Tại ViệtNam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh thể hiện ở
bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng Sự đa dạng vàphong phú của các di tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hộidân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước Du lịch tâm linhngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế
và xã hội Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tâmlinh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần chonhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suytôn những giá trị nhân văn cao cả Du lịch tâm linh đang trở thành xu hướngphổ biến, gắn kết các nền văn hóa trong thế giới tinh thần Việt Nam có nhiềutiềm năng phát triển du lịch tâm linh bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộcvới nhu cầu hướng tới những giá trị tinh thần cao cả, đức tin, tín ngưỡng vàtôn giáo
Du lịch tâm linh đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, ngày càng sôiđộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế địa phương và cho nhân dân,
Trang 3nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và đóng góp tích cực vào phát triểnbền vững Cho nên nhu cầu tìm đến những thánh tích linh thiêng mầu nhiệmngày càng có nhiều người tìm đến để nương tựa tinh thần
Việt Nam là một đất nước có truyền thống Phật giáo lâu đời, trên 50%dân số nước ta tin theo đạo Phật và gần 20% người dân có cảm tình với Phậtgiáo Đa phần những thánh tích ở Việt Nam có nguồn gốc từ đạo Phật nếukhông có nguồn gốc từ đạo Phật thì cũng có âm hưởng giáo lý nhà Phật Do
đó phát triển ngành du lịch tâm linh tại Việt Nam thì Phật giáo có một lợi thếrất lớn Đây là một dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận cho nước nhà nói chung
và cho kinh tế Phật giáo nói riêng, đồng thời thông qua đây tạo môi trườngthuận tiện cho việc truyền bá sự kính tin Tam Bảo, xây dựng nền tảng đạođức, giữ gìn những truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc
Nam Đinh là môt tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, nơi hiện cógần 2000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 300 di tích đã được nhànước xếp hạng Tài nguyên du lịch Nam Định rất đa dạng, phong phú, nhiềucác quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc gắn liền với các lễhội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc có sức hấp dẫn, thu hútkhách du lịch trong nước và quốc tế Đây còn là mảnh đất “địa linh nhânkiệt”, nơi sinh ra nhiều danh nhân của đất nước, nơi phát tích vương triềuTrần – một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến đến bâygiờ còn để lại khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần - Một nét tiêu biểu khi tanhắc đến Nam Định Đền Trần có tiền đề để phát triển loại hình du lịch vănhóa tâm linh hấp dẫn và tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch củatỉnh Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh tại Đền Trần Nam Định vẫn chưa
có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có Hoạt động du lịchđang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tếtrước mắt nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên Sản phẩm
du lịch đơn điệu, rời rạc, dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu thốn, đặc biệt là cácdịch vụ bổ sung Các hoạt động du lich văn hóa tâm linh còn mang tính bộtphát , thiếu quy củ, chưa thể tạo ra sự thu hút đối với du khách quốc tế và
Trang 4cũng là nguyên nhân khiến du khách đến đây thường lưu trú ngắn và chi tiêurất ít Trong bối cảnh trên, viêc lựa chon một phương thức tiếp cận mới saocho vừa khai thác được những tiềm năng du lich văn hóa tâm linh đa dang vàphong phú vừa hạn chế những tác động xấu tới việc bảo tồn các di sản vănhóa là rất cần thiết Đề tài: “phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại khu di tíchĐền Trần tỉnh Nam Định” sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng văn hóa tâm linh,đồng thời hướng tới mục tiêu bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể và phivật thể của tỉnh.
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát, điều tra đánh giá du lịch văn hóa tâm linhcủa di tích lịch sử Đền Trần qua đó đánh giá tiềm năng, sức hút của khu ditích Từ đó, đề xuất những hướng đi phù hợp để có thể phát huy hiệu quả thếmạnh của du lịch tâm linh khu di tích Đền Trần Nam Định
Nâng cao hiểu biết, nhận thức về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịchvăn hóa tâm linh tại Nam Định nói chung và khu di tích Đền Trần nói riêng.Qua đó bổ sung thêm kiến thức còn thiếu và vận dụng những vấn đề đã họcđược vào thực tiễn
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Đền Trần tỉnh NamĐịnh
- Đặc trưng văn hóa tâm linh tại Đền Trần tỉnh Nam Định
- Những yếu tố tác động đến sự phát triển và cơ hội, thách thức củakhu di tích trong công việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại nơi đây
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa tâm linh tại đền trần
- Đưa ra một số khái niệm, quan điểm để bước đầu tìm hiểu về loạihình du lịch văn hóa tâm linh
Trang 5- Khảo sát, đánh giá các tiềm năng cũng như thực trạng phát triển dulịch văn hóa tâm linh ở khu di tích Đền Trần Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi để khai thác có hiệu quả các tiềmnăng văn hóa và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch tại đây
5.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại khu di tíchđền Trần
Phạm vi không gian: Khu di tích đền Trần – Nam Định
Phạm vi thời gian từ năm 2007-2016
6.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này em đã sử dụng tổng hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu trong đó có một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh
7.Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch văn hóa tâm linh
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại khu ditích Đền Trần
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp phát triển du lịch văn hóatâm linh tại đền Trần
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN
HÓA TÂM LINH1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu cụ thể như sau:
Tác giả Nguyễn Đăng Duy với văn hóa tâm linh (2001), Các hình thứctín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam (2001), Văn Quảng với Văn hóa tâm linhThăng Long – Hà Nội (2009), Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam(2001), Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâmlinh (2011)… Đây là các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đè tâmlinh, tuy chưa đề cập nhiều đến du lịch tâm linh nhưng đây là nguồn tài liệu
bổ ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu này
Viết về thời Trần cho đến nay có rất nhiều công trình nổi tiếng như
“cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông” của hai tác giả đạihọc tổng hợp Hà Nội là Hà Văn Tấn và Đặng Thị Tâm in từ thập niên 60 củathế kỷ XX, để tìm hiểu thêm về nhà Trần nhà xuất bản văn hóa thông tin(2006) đã cho phát hành cuốn “Trần miếu di sản và tín ngưỡng dân gian” –cuốn sách đã cho người đọc thông tin hoàn chỉnh nhất về nhà Trần, di tíchcùng những thông tin về lễ khai ấn mùa xuân và lễ hội đức thánh Trần
Một trong những bài viết liên quan trực tiếp đến du lịch tâm linh là đềtài luận văn của Đoàn Thị Thùy Trang trường đại học Khoa Học Xã Hội vàNhân Văn “tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội(khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)” đã đưa ra hệ thống các cơ sở lý luận
về du lịch tâm linh và đánh giá nhu cầu du lịch tâm linh của người dân trênđịa bàn Hà Nội
Viết về lễ hội tại nam Định thì cũng có rất nhiều tác giả như NguyễnXuân Năm với Nam Định đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc (2007), bêncạnh đó có một số bài viết tiêu biểu được đăng trên tạp chí trong nước về dulịch Nam Định, một số tài liệu luận văn cao học của trường đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn cũng đã đi sâu nghiên cứu du lịch Nam Định ở nhiều góc
Trang 7độ khác nhau như Nguyễn Thị Thu Thủy với đề tài “Ngiên cứu sản phẩm vănhóa Du lịch tại tỉnh Nam Định Các bài viết cũng đã tập trung vào sự pháttriển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng và những tác động của nótới đời sống con người Đề tài “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại khu ditích Đền Trần – Nam Định” viết còn nhiều thiếu xót, rất mong được các tácgiả quan tâm và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu sau.
1.2 Các khái niệm liên quan
1.2.1 Khái niệm du lịch
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗingười có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giảnghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từnày là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhucầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào
sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân
mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó Chúng ta cũngthấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợpcác mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trútạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việcthường xuyên của họ” (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên giakhoa học về du lịch thừa nhận)
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơnthuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế họcPicara- Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức vàchức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính vềphương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến
Trang 8với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họnhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thưViệt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡngsức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịchđược coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặtnâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ
đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài làtình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanhmang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ tại chỗ
Nhìn từ góc độ của một du khách: “Du lịch là một trong những hìnhthức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nướcnày sang một nước khác mà không thay đổi nới cư trú hay nơi làm việc
Nhìn từ góc độ kinh tế thì du lịch lại là một ngành kinh tế, dịch vụ cónhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khôngkết hợp với các hoạt động chưã bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học, thămthân và các nhu cầu khác
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Du lịch là một sản phẩm tất yếucủa sự phát triển kinh tế - xã hội Trong hoàn cảnh kinh tế phát triển, đời sốngcon người nâng cao, tăng thời gian rảnh rỗi do sự tiến bộ của khoa học kỹthuật phát triển, phương tiện giao thông ngày càng thuận tiện cho nhu cầu đilại, thông tin liên lạc nhanh chóng làm phát sinh nhu cầu tham quan nghỉ ngơicủa con người Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận nhữnggiá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao
Trang 9Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng củatài nguyên du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn,lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệutrên, đồng thời định hướng quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ
sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng
Luật du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch làcác hoạt động liên quan đến chuyến di của cong người ngoài nơi cư trúthường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
1.2.2 Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng
"Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của conngười với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trướccuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện "Hội" là sinh hoạt vănhóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôngiáo Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh Các lễ hội cổ truyềnphản ảnh hiện tượng đó Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội Tôn giáo thôngqua lễ hội để phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóanhững thứ trần tục Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáodần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa
1.2.3 Du lịch văn hóa tâm linh
1.2.3.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, văn hóabao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tưtưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương
Trang 10tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phầncủa văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triểntrong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song chính văn hóa lại thamgia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Vănhóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hộihóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tươngtác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của
xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hànhđộng của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do conngười tạo ra
Xét trên quan điểm giá trị văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất
và tinh thần cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giátrị đó vì sự tiến bộ của loài người và sự truyền thụ giá trị đó từ thế hệ nàysang thế hệ khác văn hóa là trình độ phát triển của các quan hệ nhân tính củamột xã hội, của mỗi con người, nó được cộng đồng khẳng định và giữ gìn nhưnhững hệ giá trị đặc trưng cho bản sắc của dân tộc, quốc gia trong hệ chuẩn
cơ bản: là CHÂN - THIỆN -MỸ Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau,nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hoá bao giờ cũng có thể qui về hai cáchhiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiềurộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóađược hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệthuật…) Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trịtrong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…) Giới hạn theokhông gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng(văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…) Giới hạn theo thời gian, văn hoá
Trang 11được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, vănhoá Đông Sơn).
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những
gì do con người sáng tạo ra Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồncũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh rangôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệthuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phươngthức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Vănhóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòihỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh 1995: 431] Federico Mayor, Tổng giámđốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm nhữngkiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những ngườikhác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộckhác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tụctập quán, lối sống và lao động Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồngquốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họpnăm 1970 tại Venise” [UNESCO 1989: 5]
Sẽ không phải là xa sự thật, nếu nói rằng có bao nhiêu nhà nghiên cứuvăn hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hoá Song, lại cũng có một sự thậtkhác là dù số lượng định nghĩa văn hoá có nhiều bao nhiêu đi nữa thì, chungqui lại, chúng vẫn chỉ xoay quanh một số khuynh hướng cơ bản
Xét theo cách thức thì ta thấy có hai loại – định nghĩa miêu tả và địnhnghĩa nêu đặc trưng
Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hoá, ví dụ như theoE.B.Tylor (1871), văn hoá là “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng,
Trang 12nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quenkhác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”.
Trong loại định nghĩa nêu đặc trưng thì có thể gặp ba khuynh hướnglớn:
Khuynh hướng thứ nhất coi văn hóa là những kết quả (sản phẩm) nhấtđịnh Đó có thể là những giá trị, những truyền thống, những nếp sống,
những chuẩn mực, những tư tưởng, những thiết chế xã hội, những biểu trưng,
ký hiệu, những thông tin… mà một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa, và tích
luỹ
Khuynh hướng thứ hai xem văn hoá như những quá trình Đó có thể lànhững hoạt động sáng tạo, những công nghệ, những qui trình, những phương
thức tồn tại, sinh sống và phát triển, cách thức thích ứng với môi trường,
phương thức ứng xử của con người…
Khuynh hướng thứ ba xem văn hoá như những quan hệ, những cấutrúc… giữa các giá trị, giữa con người với đồng loại và muôn loài
Tất cả các khuynh hướng định nghĩa khác nhau ấy đều có hạt nhânhợp lý của mình, sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là do các tác giả đã quánhấn mạnh vào khía cạnh này hay khía cạnh khác của khái niệm mà thôi Dùtheo khuynh hướng nào, mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nét nghĩachung là “con người”, đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữavăn hóa với con người
1.2.3.2 Khái niệm tâm linh
Dù có ý thức rõ ràng hay không, chúng ta đều hiểu "tâm" như nguồngốc phát sinh, như người đạo diễn ẩn diện, như nguyên lý động lực học của tưduy, tình cảm, ý chí, ham muốn tóm lại của mọi hoạt động hay đời sống tinh
Trang 13thần "Linh" hay linh thiêng là tác dụng hay hiệu lực "vật chất" lên cuộc sốngcủa con người hay tồn tại của vật thể Tác dụng ấy hay hiệu lực ấy có cườngtính không giới hạn nhưng cơ chế của nó lại nằm ngoài, thậm chí thường khimâu thuẫn với kinh nghiệm hàng ngày, tri thức phổ biến, quy luật thựcnghiệm và nguyên lý khoa học Do đó "linh" thường làm ta hoang mang trước
sự lựa chọn: hoặc thực kiện tai nghe, mắt thấy, hoặc, nói chung, tri thức mà ta
đã tích tập
Tâm Linh là cái tâm phiếm hình nhưng lại có hiệu ứng linh Như vậytrong tiếng Việt ta xưa nay vẫn có một từ hoàn toàn tương ứng với cả nộihàm, cả ngoại diên của tâm linh, đó là Thần "Biến hóa mạc trắc vị chi thần",Thần ứng dụng cho cả người, cả cho vật, cả lúc sống, cả lúc chết, vì thế thật raThần minh định cho tâm linh rõ hơn, hay hơn bản thân khái niệm "tâm linh"nhiều, tiếc rằng lâu nay ta có thói quen sính từ mới nên quên mất "thần”
Tâm linh là một hình thái ý thức của con người Tâm linh là những gìtrìu tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liềnvới niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗingười Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội,v v ) có thể phân thành hai loại: Một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minhbằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnhvực khoa học Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từngngười chứ không thể chứng minh bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí, đó làlĩnh vực tâm linh Tâm linh là ngưỡng vọng của con người về những biểutượng, hình ảnh thiêng liêng Từ đó tâm linh, nói chung, có thể được hiểu theohai nghĩa
Nghĩa thứ nhất: tâm linh chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trongtâm người Đó là hàm ý của từ tâm linh, hay linh thiêng Phật giáo nói chung,
ít dùng hay thậm chí không dùng từ tâm linh
Trang 14Thứ hai,là vì mục đích của đạo Phật là chỉ bày cho con người nóiriêng và chúng sinh nói chung con đường giác ngộ và giải thoát, con đườngđoạn trừ khổ đau, thành tựu được hạnh phúc và an lạc ở đời này và đời sau.
Theo Nguyễn Đặng Duy "Tâm linh là cái thiêng riêng cao cả trongcuộc sống trần thế, là niềm tin thiêng liêng trong đời sống tôn giáo, tínngưỡng", tức là có hai yếu tố quan trọng nhất là đức tin và sự linh thiêng
- Tâm linh hiện diện ở ranh giới giữa cơ thể (là hữu hạn) và cái khátkhao, mong muốn (là vô hạn)
- Tâm linh là cái "tâm" thấy được cái đúng, cái sự thật trong thế giớihữu hình và vô hình Đó là phần trí tuệ thấy được cái đúng rộng lớn vì thế mà
nó linh thiêng
- Tâm linh là đều tin vào các sức mạnh siêu hình (thần tinh và cácđấng tối cao) có ảnh hưởng tích cực (hỗ trợ, bảo hộ, thương yêu, hướng dẫn)
và cả tiêu cực đến cuộc sống hiện thực của con người
1.2.3.3 Văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động văn hóa xã hội của con người,được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trịthiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêngtrong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ hãihay huyền diệu) của con người”.Trong cuộc sống đời thường không ai làkhông có một niềm tin linh thiêng nào đó Đó là những ý niệm thiêng liêng vềchùa, đền, đình, phủ…về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, về sự cầu cúng, là niềmtin thiêng liêng về cuộc sống con người Tất cả những gì liên quan đến đờisống con người đều là văn hóa tâm linh Tâm linh là nhu cầu không thể thiếutrong đời sống con người và khi đó họ ứng xử với tâm linh như một nét vănhóa chẳng hạn như mỗi dịp tết đến xuân về, dù ở xa xôi cách trở đến đâu thì
Trang 15mọi người luôn muốn về sum họp với gia đình với làng quê để thắp nhữngnén hương lên bàn thờ gia tiên Trước là báo cáo với tổ tiên ông bà sau là đểcầu mong may mắn, bình an, hạnh phúc cho cả năm Như vậy có thể nói vănhóa tâm linh là một phần của đời sống tinh thần con người, nơi đó con ngườitin vào cái thiêng liêng, những j có trong tâm Như vậy văn hóa tâm linh làbiểu hiện của những giá trị thiêng liêng nhất trong cuộc sống đời thường vàbiểu hiện của những niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôngiáo.
Khi nói đến văn hóa là ta nói đến tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tậpquán lối sống của một vùng dân cư nào đó Và khi ta nói đến văn hóa tâm linh
là đề cập đến niềm tin, cái thiêng liêng cao cả Văn hóa tâm linh được hiểu làvăn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường vànhững biểu hiện thiêng liêng trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo Tuy nhiêntrong cuộc sống đời thường không phải ai cũng có một niền tin cao cả nào đó.Đối với các đền chùa dù ai chưa một lần đến nhưng vẫn có một niềm tin cao
cả nào đó và tại các gia đình không một nhà nào lại không có bàn thờ tổ tiên,ông bà hay vị thần nào đó Hàng năm có các lễ giỗ tổ tiên thể hiện sự cầucúng, một niềm tin riêng của con người vào chốn ninh thiêng
Trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo thường được chia làm hai Mộtbên tuy không theo đạo phật nhưng vẫn đến chùa cầu bình yên may mắn,những người không theo đại thiên chúa vào ngày noel vẫn đến nhà thờ mừngchúa giáng sinh, làm lễ theo các tín đồ Trong lòng họ luôn hướng về ngườisáng lập, giáo lý, hệ thống thờ tự và nơi thờ tự
Văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa vô hình và văn hóa hữu hình.Văn hóa hữu hình như các không gian linh thiêng như nhà thờ, đình,chùa hay các biểu tượng như tượng phật, tượng chúa… Văn hóa tinh thần lànhững ý niệm linh thiêng trong long mỗi con người, ý niệm đó được thể hiệnqua hành động của họ, hay văn hóa tâm linh còn được thể hiện qua hànhđộng
Trang 16Văn hoá tâm linh là thái độ ứng xử văn hoá của chúng ta đối với cáclực lượng siêu nhiên, thần linh, với những người đã khuất.
+ Biểu hiện của văn hoá tâm linh rất đa dạng
® Thờ cúng thần linh
® Thờ cúng tổ tiên
® Thờ cúng thành hoàng
® Thờ quốc tổ Hùng Vương
® Quan niệm dương sao, âm vậy
- Tâm linh là hiện tượng văn hoá, thực tại xã hội, còn tồn tại lâu dài
và mang tính phổ biến toàn xã hội Tâm linh gắn với các thế giới vô hình/siêu hình:
+ Thế giới của những điều chưa biết
+ Thế giới của những mơ ước, khát khao và tưởng tượng
+ Thế giới của những truyền thuyết và thần thoại
Như vậy văn hóa tâm linh chỉ là một mặt văn hóa của xã hội loàingười, mang tính thiêng liêng được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất vàtinh thần trong quá trình lịch sử và còn tồn tại lâu dài cùng với xã hội loàingười
1.2.3.4 Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch đa dạng và đangphát triển trên toàn thế giới Đây là loại hình du lịch thu hút nhiều khách dulịch trong và ngoài nước với mong muốn tìm hiểu nền văn hóa, nâng cao hiểu
Trang 17biết về các lễ hội, đình, đền và các ngôi chùa, văn hóa tôn giáo tín ngưỡng củanhiều vùng và tạo sự hấp dẫn riêng biệt chỉ nơi đó mới có Du lịch văn hóa làhình thức du lịch dựa vào bản sắc dân tộc với sự tham gia của cộng đồngnhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Du lịch văn hóacon được hiểu là khái niệm bao gồm tất cả những hình thức du lịch khai thác
sử dụng các giá trị văn hóa dân tộc vào kinh doanh phục vụ du lịch trên cơ sởđặt ra các yêu cầu về thăm quan thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình vănhóa, theo nghĩa này du kịch được xem xét dưới góc độ cầu của người đi dulịch
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, có hiệu quả kinh doanh vềnhiều mặt nhất là nâng cao hiểu biết của con người về văn hóa, lối sống củanhiều vùng miền khác nhau, tăng thêm tinh thần yêu nước trong nhân dâncũng như hòa bình hữu nghị giữa các nước đồng thời làm tăng thêm hiệu quả
về phát triển kinh tế
Theo tiến sì Trần Đức Thanh du lịch văn hóa là hoặt động diễn ra chủyếu trong môi trường nhân văn hay hoặt động du lịch đó tập trung vào khaithác văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa là những gì do xã hội cộng đồng tạo ra cósức hấp dẫn cùng các thành tố khác đưa vào, đó là những giá trị văn hóa mangđạm bản sắc địa phương Chính vì vậy mà du lịch văn hóa cũng là một trongnhững loại hình du lịch bền vững, hấp dẫn du khách Du lịch văn hóa thườngmang những nét dặc trưng riêng biệt, trước tiên là về tài nguyên du lịch Tàinguyên du lịch là một trong những đắc trưng của một vùng, mỗi quốc gia và
đã là văn hóa đắc trưng thì chỉ nơi ấy mới có, mỗi nơi mỗi khác, không nơinào giống nơi nào
Trang 181.2.3.5.Mối quan hệ giữa du lịch văn hóa và du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có nhữngquan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất Tuynhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất làloại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làmmục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinhthần Theo cách nhìn nhận đó,du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóatâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch,dựa vào những giá trịvăn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của conngười về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giátrị tinh thần đặc biệt khác Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc
và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch
Với cách hiểu như vậy, có thể nhận diện những dòng người đi du lịchđến các điểm tâm linh gắn với không gian văn hóa, cảnh quan các khu, điểm
du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của mình, trong đónhu cầu tâm linhđược xem là cốt yếu Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về cácđiểm du lịch tâm linh như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ
tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắnkết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương Ở đó du khách tiến hànhcác hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện,cúng tế,chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội Thông qua đó, hoạtđộng du lịch mang lại những cảmnhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trongtâm hồn của con người, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trịchân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin và ở Việt Nam, trong đóPhật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáokhác như Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo Triết lý phương đông, đức tin,giáo pháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, côngtrình tôn giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình
Trang 19văn hóa tôn giáo gắn vớicác di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của dulịch tâm linh.
Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ânnhững vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc(Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nướcnhớ nguồn
Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòngtộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành
Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinhthần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đờisống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó làThiền phái Trúc Lâm
Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâmlinh thể hiện ở bề dày văn hóa gắnvới truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng Sự
đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với sốlượng lớn các tínngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước Nhucầu du lịch tâm linh của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy dulịch tâm linh phát triển Ngày nay du lịch tâm linh ở Việt Nam đang trở thành
xu hướng phổ biến:
Nhu cầu và du lịch tâm linh ngày càng đa dạng không chỉ giới hạntrong khuôn khổ hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới cáchoạt động, sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộcvà những yếu
tố linh thiêng khác Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiềusâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộphận nhân dân
Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực
cả về khía cạnh kinh tế và xã hội Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối vớiphát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời
Trang 20sống tinh thần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giátrịtruyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả
1.3 Nguồn lực văn hóa lịch sử phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Đền Trần Nam Định
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nam châu thổ sông Hồng, NamĐịnh có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và những yếu tố nguồn lực thuận lợi
để phát triển ngành du lịch với tốc độ nhanh, bền vững Trên địa bàn tỉnhNam Định có 1.655 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 268 di tích đã được xếphạng với 74 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 194 di tích xếp hạng cấp tỉnh.Nhiều quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc gắn liền với các
lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc có sức hấp dẫn, thu hút khách
du lịch trong nước và quốc tế như: quần thể di tích văn hoá Trần, Phủ Dày,Chùa Cổ Lễ, Chùa Keo Hành Thiện, Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư TrườngChinh Nam Định có trên 70 làng nghề với các ngành nghề và sản phẩmtruyền thống Nhiều làng nghề nổi tiếng trong nước được nhiều người biết đếnnhư làng nghề chạm, khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống
Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa, ươm tơ Cổ Chất, cây cảnh Vị Khê
Đây là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phát tích của vương triềuTrần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến ViệtNam Từng là nơi gia tộc nhà Trần chọn làm nơi trú, dấy nghiệp với làng TứcMặc nổi tiếng là ngôi làng chỉ có một họ Trần – quê hương của các vua Trần,trên mảnh đất Nam Định đâu đâu cũng mang đậm dấu ấn văn hóa Trần NamĐịnh cách thủ đô Hà Nội 90km về phía đông nam Giao thông đến Nam Địnhtương đối thuận tiện Có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đườngthuỷ nối liền với các địa phương, các vùng miền trong cả nước trong đó tuyếnđường sắt xuyên Việt và tuyến quốc lộ 10 chạy qua Ngoài ra tuyến sôngHồng nối thủ đô Hà Nội với Nam Định và các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc
Bộ là tuyến du lịch đường sông có tiềm năng khai thác góp phần làm đa dạnghoá các loại hình cũng như sản phẩm du lịch
Trang 21Tài nguyên thiên nhiên phong phú với di tích tiêu biểu của văn hóaTrần tại Nam Định có khả năng khai thác phát huy giá trị phục vụ phát triển
du lịch, trước hết phải kể đến Khu di tích lịch sử văn hóa Trần trải rộng trênphạm vi các phường Lộc Vượng, Lộc Hạ (TP Nam Định) và một số xã MỹThành, Mỹ Phúc, Mỹ Trung của huyện Mỹ Lộc bao gồm 45 di tích gắn vớilịch sử Vương triều Trần Các di tích: Đền Trần, Chùa Tháp, Đền Bảo Lộc,Đền Cao Đài có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc đã đượcNhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Tại đây còn lưu giữ và trưng bàynhiều hiện vật lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông củaquân dân Đại Việt thế kỷ XIII Xưa kia, nơi đây vốn là hành cung ThiênTrường từng được ví như kinh đô thứ hai thời Trần với các cung điện TrùngQuang, Trung Hoa (nơi dành cho các Thái Thượng Hoàng và các vua đươngtriều ngự), cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ (dành cho các Thái hoàngthái hậu, các phi tần tôn nữ ở) Quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần là cụmđiểm du lịch văn hóa có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.Tại đây, du khách có thể tham quan đền Thiên Trường (còn gọi là đềnThượng), thờ bài vị 14 vị Vua nhà Trần; đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo VươngTrần Quốc Tuấn - người có công lớn lãnh đạo quân dân Đại Việt 3 lần đánhtan quân Nguyên Mông thế kỷ XIII; chùa Phổ Minh (thường gọi là ChùaTháp), ngôi chùa được xây dựng lại vào năm Thiệu Long thứ năm (1262) đểphục vụ nhu cầu lễ Phật của các Thái Thượng Hoàng và thân vương quý tộcthời Trần Đây là một trong những công trình kiến trúc duy nhất thời Lý Trầncòn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay Về với quần thể di tích văn hóa Trần,
du khách không chỉ tham quan chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, cáchiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa mang dấu ấn của một triều đại hưng thịnhtrong lịch sử phong kiến Việt Nam mà còn được hòa mình trong không khí lễhội tái hiện quá khứ hào hùng hào khí Đông A Lễ hội truyền thống TrầnHưng Đạo tổ chức vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm với nghi lễ trang trọngtưởng nhớ công lao của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và các hoạt độngvăn hóa thể thao dân gian truyền thống tại quần thể di tích văn hóa Trần Lễ
Trang 22khai ấn đầu năm tái hiện nghi lễ tâm linh của các Vua Trần tại hương TứcMặc luôn cho thiên hạ thái bình, quốc thái dân an cũng là nguyện ước của dântộc ta từ xưa tới nay Để khai thác hiệu quả và phát huy giá trị nguồn tàinguyên du lịch văn hóa tạo đà cho hoạt động du lịch phát triển, dự án đầu tưphát huy khai thác giá trị văn hóa Trần được Thủ tướng Chính phủ phê duyệtnăm 2005 trên phạm vi gần 1.000ha với tổng mức vốn đầu tư hàng nghìn tỷđồng đang được triển khai xây dựng Các lễ hội trong đó có lễ hội Đền Trần,đặc biệt là lễ Khai ấn đầu xuân hàng năm đã và đang được ngành văn hóa, thểthao, du lịch và chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội địa phương tổ chức
đi vào nền nếp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan du lịch và đời sốngtâm linh của các tầng lớp nhân dân cũng như du khách trong nước và quốc tế.Hướng tới mục tiêu phát triển du lịch trong không gian vùng đồng bằng sôngHồng, việc kết nối dòng văn hóa Trần tại Nam Định trong mối liên hệ với cácđịa danh thuộc các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, HảiPhòng, Quảng Ninh, thủ đô Hà Nội đã, đang và cần phải được triển khaimột cách khoa học thông qua việc xây dựng quy hoạch tổng thể, các kếhoạch, chương trình phát triển các khu, tuyến điểm du lịch mang tính chuyên
đề Song song với đó là việc hợp tác tổ chức các sự kiện du lịch văn hóa cấpvùng với chủ đề liên quan đến Vương triều Trần, Đức Thánh Trần, tuyêntruyền, quảng bá cho sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng không chỉ củamỗi địa phương mà của cả vùng
Trang 24Tổng kết chương 1
Du lịch tâm linh hiện nay đang là một hình thức phát triển rất mạnh ởnhiều nơi Du khách đi du lịch tâm linh thường tìm đến các đình, chùa, thắngcảnh tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện Du lịch tâm linh sẽ mang lạicho du khách sự an nhàn về nội tâm, hướng tâm con người thiện hơn… Đâycũng chính là mục đích mà loại hình du lịch này hình thành Du lịch tâm linhphát triển được phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và giữ gìn các giá trị vănhóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, thông qua du lịch để bảotồn các gái trị có ý nghĩa như các lễ hội, tín ngưỡng, ẩm thực….Đây là nhữngđối tượng làm cho sản phẩm du lịch tâm linh thêm đặc biệt và hấp dẫn hơn
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI KHU DI TÍCH ĐỀN TRẦN – NAM
ĐỊNH2.1 Khái quát về tỉnh Nam Định
2.1.1 Vị trí địa lý
Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông hồng, phía Bắcgiáp tỉnh Hà Nam, phía Đông và Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnhNinh Bình Tỉnh có 9 huyện và một thành phố loại II trực thuộc trung ương,với 230 xã, phường, thị trấn Thành phố Nam Định là trung tâm chính chị -kinh tế - văn hóa của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 Km Giao thông qua thànhphố Nam Định dày đặc và thuận tiện Nam đinh có tuyến đường sắt Bắc Namchay qua dài 42m, các tuyến quốc lô chay qua như quốc lô 21, quốc lô 10,tỉnh lô 57, đường 56 đảm bảo lương lớn phương tiên giao thông qua lai Hêthống đường thủy với các hê thống sông như sông Đáy, sông Hồng, sôngNinh Cơ cùng hê thống cảng sông Nam Đinh, cảng biển Thinh Long thuân lơitrong viêc phát triển vân tải đường thủy
Địa hình: tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng vàđồng bằng ven biển
Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc,Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường Đây là vùng có nhiều khả năng thâmcanh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, côngnghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu vàNghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng pháttriển kinh tế tổng hợp ven biển
Trang 26Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khíhậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C.Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C.Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29°C.
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đếntháng 2 năm sau Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ Độ ẩm tương đốitrung bình: 80 – 85%
Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Địnhthường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6cơn/năm Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độtriều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m
Nam định được chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm một thànhphố và 9 huyện bao gồm: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Xuân Trường, Nam trực,Trực Ninh, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 230 xã, phường, thị trấn
2.1.2 Kinh tế xã hôi
Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có cácngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, cácngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổnghợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu Thành phố NamĐịnh từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trungtâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng
2.1.3 Các điểm du lich nổi tiếng tại Nam Đinh
• Vườn quốc gia Xuân Thủy: là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phíaNam cửa Sông Hồng Phú sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạodựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và
Trang 27các loài chim di cư quý hiếm Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùngđất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tếRAMSAR Đến tháng 01/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định sô01/2003/QĐ-TTg chính thức nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đấtngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy.
• Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia XuânThủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vựcven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng
• Bãi tắm Quất Lâm và Thịnh Long đang được đầu tư cơ sở hạ tầng để dónkhách du lịch về thăm quan và ngỉ dưỡng Với lượng lớn phòng nghỉ đảm bảokhách du lịch trong mùa du lịch cao điểm
• Quần thể di tích đền Trần: là nơi thờ 14 vị Vua nhà Trần cùng các quan lạiphò tá cho vị vua nhà Trần Hằng năm tại đền Trần có lễ hội khai ấn được tổchức vào ngày 14 15 tháng Giêng hằng năm Nơi đây có tượng đài Hưng ĐạoĐại Vườn Trần Quốc Tuấn, lễ hội được tổ chức hằng năm vào tháng 8 âmlịch
• Khu tưởng niệm cố tổng bí thư Trường Chinh – người chiến sĩ cộng sản tại xãXuân Trường – Xuân Hồng
• Quần thể di tích văn hóa Phủ Dầy: Thờ bà chúa Liễu Hạnh – lễ hội được tổchức vào tháng 3 âm lịch Chùa Keo hành thiện, chàu cổ lễ, chùa Phổ Minh,với kiến trúc độc đáo thời nhà Lý, lễ hội được tổ chức vào tháng 9 âm lịch
• Các công trình tôn giáo nổi tiếng như nhà thờ Bùi Chu, nhà thờ Phú Nhai…với kiến trúc độc đáo thu hút nhiều tín đồ tôn giáo từ khắp nơi đến thăm quancầu nguyện
Nam Định có trên 70 làng nghề với các ngành nghề và sản phẩmtruyền thống Nhiều làng nghề nổi tiếng trong nước được nhiều người biết đếnnhư làng nghề chạm, khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống
Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa, ươm tơ Cổ Chất, cây cảnh Vị Khê Làmột trong những địa danh hình thành nên cái nôi của nền văn minh lúa nước
Trang 28sông Hồng, Nam Định được nhiều ngưòi biết đến với các loại hình văn hoáphi vật thể mang nét đặc trưng riêng có, gắn liền với cuộc sống lao động củacộng đồng cư dân nơi đây Đến Nam Định du khách không thể không thưởngthức những làn điệu chèo cổ, những điệu hát văn ngọt ngào quyến rũ Dukhách có thể ghé thăm các phường rối nước, xem các nghệ nhân biểu diễn tạithuỷ đình nổi giữa ao làng duới bóng đa cây cổ thụ hoặc du khách xem các cưdân miền biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu biểu diễn các tiết mục trên các đôi kheocao tới bốn năm mét Rồi những tiết mục chơi cờ đèn dưới nước, hoa trượnghội, bắt vịt, thổi cơm thi, bơi chải…đều là các trò chơi dân gian của những cưdân mà cuộc sống của cha ông họ từ xưa đến nay luôn gắn liền với sông nước.
2.1.4 Các lễ hội tại Nam Định
Trong đời sống công đồng lễ hôi đươc coi là môt trong những hiêntương văn hóa tín ngưỡng, các lễ hôi đươc mở ra để tỏ lòng tưởng nhớ, biết
ơn và thể hiện lòng mong ước của mình đến các vị thần
Môt số lễ hội tại Nam Đinh
Hội chợ Viềng 7-8/1 Phủ Dày, xã Kim Thái, huyên Vụ
Bản/Thi Trấn Nam Giang huyênNam Trực
Trang 29Hội chùa Ninh
Cường
17/5 Thôn Giáp Nhì, xã Trực cường,
huyện Hải Hậu1
10
Mỹ Lộc1
14
Hội chùa Keo Hành
Thiện
12-15/9 Thôn Hành Thiên, Xã Xuân Hồng,
huyên Xuân Trường1
Ẩm thưc: Nam Đinh có rất nhiều đăc sản nổi tiếng như: gao tám xoan,gao tám Hải Hâu, chuối ngư, gỏi nhêch, gỏi sứa, cá nướng, banh gai, bánhnhãn, nem nắm… đó là những đăc sản nổi tiếng tai Nam Đinh mà ai từng đătchân đến đây nhất đinh phải thử
2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch tâm linh tại Nam Định
2.1.5.1 Những điều kiện thuận lợi
Trang 30Nam định là một trong những tỉnh giầu di tích lịch sử - văn hóa với 9huyện và một thành phố Ở từng khu vực hành chính đó còn dày đặc nhữngdấu ấn văn hóa truyền thống thể hiện ở các công trình kiến trúc như đền,chùa, đình, miếu, phủ, nhà thờ, từ đường, nhà thờ các dòng họ… Các di tíchđược trải dọc theo suốt chiều dài lịch sử, không có thời kỳ nào không để lạinhưng dấu ấn phản ánh sự phát triển liên tục của xã hội với những đóng gópcủa các thế hệ con người nơi đây vào sự phát triển của xã hội trong công cuộcdựng nước và giữ nước.
Có thể nói khu di tích Đền Trần và chùa Phổ Minh là một trong hai ditích đặc biệt quan trọng tại vùng đất Nam Định Một số công trình kiến trúctôn giáo khác đang hiện hữu nơi dây phản ánh đất nhiều của quá trình pháttriển lịch sử phản ánh hào khí Đông A một thời và những di tích này mãi mãi
là niềm tự hào của người dân Nam Định Đặc biệt là khu di tích Đền Trần cóthể nói đây là khu di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia có nhiều dấu ấnvăn hóa lịch Đây còn là quê hương của vương triều nhà Trần, nơi chỉ có mộtdòng họ, một vương triều có nhiều võ công, văn trị lừng danh trong lịch sửnước nhà Là người con Nam Định tôi nhận thấy rằng mảnh đất này có rấtnhiều giá trị văn hóa đang và sẽ được bảo tồn Nếu khai thác một cách lànhmạnh thì rất có ích cho sự phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng tâm linh tạinơi đây Các giá trị văn hóa đang và sẽ được bảo tồn và khai thác phục vụ dulịch qua đó giới thiệu các bài học dựng nước và giữ nước của ông cha ta đếncon cháu đời sau nhất là những người con quê hương Nam Định
2.1.5.2 Các khó khăn
Nam Định còn gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc phát triển du lịchtrong thành phố cũng như các địa phương nơi có tuyến điểm du lịch Cơ sởvật chất hạ tầng chưa phát triển như dịch vụ lưu trú, ăn uống phục vụ khách
du lịch còn rất nghèo nàn nhất là các dịch vụ 3, 4, 5 sao Giao thông nơi đâycũng chưa phát triển, nguồn nhân lực có đào tạo để phát triển du lịch còn rất
Trang 31ít… Để khắc phục các tình trạng trên hướng tới phát triển du lịch một cáchlành mạnh tỉnh Nam Định đã và đang xây dựng lại hệ thống cơ sở vật chấtđầu tư nguồn nhân lực nhằm đưa du lịch trở thành một thế mạnh của tỉnh.
2.2 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại đền Trần Nam Định
2.2.1 Vị trí
Đền Trần thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng thành phố Nam Định
Là một khu Đền cách quốc lộ 10 chỉ khoảng 300m tạo điều kiện thuận lợi chogiao thông đễ dàng cho khách du lịch từ khắp nơi về hành hương lễ phật ĐềnTrần là một di tích có phong cảnh hữu tình, đến đây chúng ta có thể quên đisầu muộn của cuộc sống
Đây còn là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra vị anh hùng dân tộcTrần Hưng Đạo Với điều kiện như vậy hằng năm Đền Trần thu hút rất nhiềukhách du lịch thăm quan mang lại nguồn thu không nhỏ cho địa phương vàcho du lịch của tỉnh
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển khu di tích đền Trần
Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi phát tích củaVương triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt saukinh thành Thăng Long Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước
ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chiến lược “vườn khôngnhà trống” tại kinh thành Thăng Long và rút lui về phủ Thiên Trường để huyđộng sức mạnh toàn dân
Về sau đã đánh bại quân Nguyên Mông Năm đó, vào ngày 14 thángGiêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi vàphong tước cho các quan, quân có công đánh giặc Kể từ đó, cứ vào ngày này,các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” cúng tế tổ tiên trời đất, khenthưởng ban lộc những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làmviệc mới của chính quyền nhà Trần
Trang 32Đến thế kỷ 15, Phủ Thiên Trường đã bị quân Minh phá hủy Sau này,tại nền phủ xưa đã được xây dựng lại Khu di tích Đền Trần Nam Định, đồngthời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ các vua Trần có công bảo vệ đấtnước.
Khu di tích đền Trần thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Địnhgồm 3 ngôi đền Đền Thiên Trường (còn gọi là đền Thượng) là nơi thờ 14 vịHoàng đế nhà Trần và Thủy tổ họ Trần ở Tức Mặc Đền Cố Trạch (còn gọi làđền Hạ) là nơi thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến, giatướng Năm 2000 nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, nhờ sựtrợ giúp một phần kinh phí của UBND thành phố Hà Nội, đền Trùng Hoa đãđược UBND tỉnh Nam Định đầu tư xây dựng Đây là ngôi đền liên tưởng đếncung Trùng Hoa, nơi ngự của các vua tại vị mỗi khi về chầu Thượng hoàng ởThiên Trường Với ý nghĩa đó, đền Trùng Hoa cũng là nơi tưởng niệm cácvua Trần Cả 3 ngôi đền có phong cách kiến trúc khá giống nhau và nằmtrong một khuôn viên khép kín, chung một cổng vào, bên trên cổng có bức đại
tự chữ Hán “Trần Miếu” vì thế “Đền Trần” là tên gọi chung cho cả 3 di tích
Theo các nguồn sử liệu, đặc biệt là kết quả khai quật khảo cổ có thểkhẳng định khu di tích đền Trần được xây dựng trên cương vực cung điệnTrùng Quang, Trùng Hoa trong Hành cung Thiên Trường của các Thượnghoàng nhà Trần Đại Việt sử ký toàn thư quyển V kỷ nhà Trần chép rằng:
“Nhâm Tuất (Thiệu Long) năm thứ 5 (1262) … Mùa xuân, Tháng hai,Thượng Hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc… Đổi hương Tức Mặc thànhphủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang Lại xây riêng một khu cungkhác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu, gọi là cung Trùng Hoa…” Như vậy,
kể từ năm 1262, cùng với việc thăng làng Tức Mặc thành phủ Thiên Trường,các vua Trần đã cho xây dựng ở cố hương nhiều đền đài, cung điện để phục
vụ cho chế độ Thượng Hoàng Hành cung Thiên Trường với trung tâm làcung điện Trùng Quang, Trùng Hoa Bao bọc xung quanh là cả một hệ thốngdinh thự của các quan lại, quý tộc của triều đình Đó là khu Bảo Lộc của An
Trang 33Sinh vương Trần Liễu, khu Lựu Phố của Thái sư thống quốc Trần Thủ Độ,thái ấp Đốc Lập của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, khu Đồng Maicủa Vệ úy tướng quân Lư Cao Mang… Phủ Thiên Trường với hạt nhân làTức Mặc đã trở thành một trung tâm quyền lực lớn thứ hai sau Kinh đô ThăngLong, một khu vực hành chính đặc biệt trực thuộc triều đình Trung ương cùngquản lý và điều hành đất nước Không chỉ có vậy Hành cung Thiên Trường /Phủ Thiên Trường còn là hậu cứ quan trọng trong cuộc kháng chiến chốngxâm lược Mông – Nguyên của Đại Việt ở thế kỷ XIII-XIV.
Nhà Trần tồn tại 175 năm (từ 1225-1400), sau khi Hồ Quý Ly tiếmngôi, con cháu họ Trần ở Tức Mặc phải ẩn náu đi nơi khác để lánh nạn Khigiặc Minh sang xâm lược nước ta các cung điện bị tàn phá, vai trò, vị thế củahành cung Thiên Trường không còn Đầu thế kỷ XV, Lê Lợi tổ chức khángchiến chống giặc Minh thắng lợi, tình hình nước nhà ổn định, con cháu họTrần ở Tức Mặc hồi hương tạo dựng cuộc sống Ban đầu có 4 phái tộc họTrần gồm: Trần Huy, Trần Xuân, Trần Thế và Trần Đăng về ở các khu KhangKiện, khu Bái, khu Động Kính, về sau con cháu họ Trần ngày một đông thêm.Khi đã ổn định cuộc sống và có điều kiện thuận lợi họ Trần đã xây dựng
“Trần Miếu” trên khu vực cung điện cũ để tưởng nhớ công lao của Tiên tổ vàcác bậc Đế vương, đó là năm Chính Hòa thứ 15 (1694)
Đến triều Nguyễn, vào các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân
“Trần Miếu” liên tiếp được trùng tu, mở rộng và hoàn thiện, chính là đềnThiên Trường ngày nay
Đền Cố Trạch được xây dựng muộn hơn đền Thiên Trường Theo vănbia “Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký” soạn năm Thành Tháithứ 9 (1897) hiện lưu giữ tại di tích cho biết: vào đời vua Tự Đức khi tu sửa
“Trần Miếu” đã đào được ở bên đông có mảnh bia vỡ, trên trán bia có 6 chữ
“Hưng Đạo thân vương Cố Trạch” (Nhà cũ của Hưng Đạo thân vương) nênnhân dân đã xây dựng ngôi đền để thờ Ông và gia quyến có tên gọi là đền Cố
Trang 34Trạch Ngôi đền được khởi dựng vào đời vua Tự Đức, đến đời vua ThànhThái năm thứ 7 (1895) thì mở rộng, hoàn thiện với quy mô như ngày nay.
Năm 1962 trong quyết định của Bộ Văn hóa xếp hạng chính thức đợt I
di tích danh thắng toàn miền Bắc, đền Thiên Trường và đền Cố Trạch đã đượcNhà nước xếp hạng cấp Quốc gia
2.2.3 Tín ngưỡng thờ đức thánh Trần
Tín ngưỡng thờ Đức Thánh trần là tín ngưỡng dân gian Việt nam,được hình thành từ quá trình thánh hóa, thần hóa về một cuộc đời và nhữngchiến công của một nhân vật có thật trong lịch sử với những ký ức trong lịch
sử cùng những chiến công được nhân dân lưu truyền lại cho các thế hệ concháu nhuốm màu sắc tâm linh dân gian Trong tâm thức của nhân dân luôntôn sung thần thánh hóa các vị tướng có công với lịch sử như người anh hùngdân tộc Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, ông là vị thánh phù hộ cho sựnghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, hộ quốc an dân, diệt trừ tà ma
và chữa bệnh
Đức Thánh Trần tên thật là Trần Quốc Tuấn Ông là con An SinhVương Trần Liễu, sinh ngày 10/12 âm lịch Còn có truyền thuyết kể lại rằng,nguyên xưa kia Đức Thánh Tản Viên thấy luồng khói trắng bay từ núi Tâyhóa thành tinh thuồng luồng, xuống nhà người đàn bà kia tư thông, ngài nghĩ
ắt hẳn đó sẽ đầu thai thành kẻ gây hậu họa cho nhân gian (tên đó sau nàychính là Phạm Nhan_Nguyễn Bá Linh, cha là người Tàu Phúc Kiến, mẹ làngười Đông Triều, nằm mơ thấy tinh thuồng luồng mà sinh ra hắn), vậy nênĐức Thánh Tản liền đem tâu chuyện đó với Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng hỏirằng ai có thể xuống hạ phàm để trừ diệt mối hậu họa đó thì có Thanh TiênĐồng Tử tình nguyện xin xuống phàm để giúp dân Ngọc Đế ưng thuận saiban thần kiếm, cờ ấn, tam tài của Lão Tử, ngũ bảo của Thái Công rồi truyềnKim Đồng Ngọc Nữ hộ giá xe mây xuống nước Nam hạ phàm Liền đóVương Mẫu nằm mơ thấy có người áo xanh tự xưng là người của Thiên Đình
Trang 35xuống đầu thai phù đời, từ ấy bà hoài thai, đủ ngày đủ tháng thì hạ sinh đượcông, trong nhà ngào ngạt hương thơm và ánh sáng.
Trong đạo Mẫu, Đức Thánh cha là Hưng Đạo Đại Vương Trần QuốcTuấn - vị tướng tài ba của Việt Nam và thế giới, văn võ song toàn, tinh anhkiệt xuất Là người có công lớn nhất triều Trần trong ba lần đánh bại quânMông Nguyên Vì vậy giặc Bắc khét tiếng không dám gọi tên ông mà gọi là
An Nam Hưng Đạo Vương Ông là người trung với nước hiếu với dân chúng
ta có thể hiểu được thông qua các câu nói để đời của ông: “Bệ hạ chém đầutôi trước rồi hãy hàng”, “khoan thư sức dân lấy kế sâu rễ bền gốc”… Ôngluôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết thấu hiểu non sông xã tắc chỉvững bền khi “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức” Ngaylúc ốm nặng thập tử nhất sinh ông vẫn canh cánh nỗi niềm với đất nước tâulên vua kế sâu rễ bền gốc Nếu như Hưng Đạo Vương do Thanh tiên đồng tửđầu thai, thì khi mất đi, theo cảm nhận của dân gian, cái chết của ông cũngkhông thể bình thường Trước khi ông mất, xem thiên văn thấy một vị tướngtinh cực to bay từ đông bắc sang tây nam rồi sà xuống đất, sáng lóe ra 10trượng Trong Trần thị gia huấn, việc mất của Hưng Đạo Vương được miêutả: "Vào ngày 18/8 năm Hưng Long thứ 8 (1300), Vương đang tụng kinh ởtrên núi, nghe nói chị mình mắc bệnh, bèn xuống hỏi thăm Bà chị nói ngàytới sẽ về tiên tổ, Vương đáp "em còn chút việc bận, chị hãy đợi em đến sáng
20 cùng đi một thể" Đến ngày đó, Vương không có bệnh gì mà mất Trướckhi mất, Vương dặn dò các con rằng: "Khi ta sống ba lần đánh quân Nguyêngiết hại chúng rất nhiều, nên sau khi ta mất, họ sẽ tìm mộ ta Trong tháng này,
bí mật chôn ta ở vườn An Lạc, giả nói rằng an táng chị ta, táng xong nên để
đá rất sâu rồi trồng cây lên trên Sang tháng, về Tức Mặc phao tin ta mất ở đórồi làm nghi thức an táng Hài cốt phải dùng của viên quan sang trọng, chớdùng của người thường dân, khó che mắt chúng Ta đã dâng biểu tâu vua chokhu Bảo Lộc làm dân tạo lệ, lúc sống chưa từng đặt chân tới đó, không biếtnay như thế nào Vậy phải cho quan coi nơi nào đẹp đẽ hãy làm mộ giả và đốc
Trang 36việc chôn cất cho trang trọng mới che được con mắt ngờ vực của ngườingoài" (vì thế nay tại Bảo Lộc có một lăng ghi lăng mộ Hưng Đạo Vương, cóquan tài bằng đồng nhưng tương truyền là của một viên bộ tướng)
Ông sinh được bốn người con trai (thường gọi là tứ vị vương tử) vàhai người con gái (thường gọi là nhị vương cô hay nhị vị vương bà) đều cócông lao giúp vua Trần chống giặc Nguyên, ngoài ra trong công cuộc “SátThát” còn có rất nhiều đóng góp của vương tế của ông là Phạm Ngũ Lão ĐiệnSúy (thường gọi là Đức Thánh Phạm Điện Súy hay Phù Ủng Đại Vương)cùng các tướng tài của ông như: Dã Tượng, Yết Kiêu (thường gọi là đôi bênĐức Ông Tả Hữu)… Có thể nói trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thờiTrần, có công đóng góp không nhỏ của gia đình ông Hơn nữa ông còn làngười một lòng vì nước vì dân, vì nghĩa lớn mà quên đi mối thù nhà: ôngkhông nghe lời cha giành lại ngai vàng từ tay vua Trần, vậy nên được vuaTrần nể trọng, tin tưởng, thường hỏi ý kiến ông về những việc đại sự quốcgia Ông mất vào ngày 20 tháng 8 âm lịch
Sinh thời, do công lao lớn của mình ông được vua Trần phong là QuốcCông Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương hay là Đức Thượng Từ Saunày, khi mất đi tên tuổi ông vẫn vang lừng không chỉ trong Việt Nam mà cònlan ra toàn thế giới (ông là một trong số 10 vị tướng tài ba nhất trên thế giới,cùng với các vị như Nã Phá Luân (Napoleon), Thành Cát Tư Hãn là nhữngngười có ý nghĩa to lớn với lịch sử thế giới ),Với những chi tiết đặc biệt tronglịch sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã bước vào đời sống tâm linh dângian Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau cuộc đời ông dường như cóthem nhiều chi tiết được thần thánh hóa đậm màu sắc huyền thoại Nếu nhưtrong sử sách ông được ghi danh là một vị tướng huyền thoại thì trong tâmthức người dân ông được người ta tôn làm Đức Thánh Trần Còn trong tínngưỡng dân gian, người ta thường tôn danh ông là Đức Thánh Ông TrầnTriều hay ngắn gọn hơn là Đức Ông Trần Triều
Trang 37Đền thờ Đức Thánh Ông Trần Triều cùng với gia đình và tướng lĩnhcủa ông được nhân dân lập lên ở khắp nơi nhưng uy nghiêm và nổi tiếng nhấtphải kể đến: Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương, được lập lên trên nền dấutích ở nơi mà năm xưa ngài cho đóng quân doanh Vạn Kiếp, sau đó phải kểđến hai ngôi đền ở đất Nam Định, nguyên quán của ngài, đó là Đền Cố Trạch(Đền Trần) và Đền Bảo Lộc, đều thuộc Thiên Trường, Nam Định Ngoài racòn có Đền Phú Xá ở Hải Phòng (tương truyền là nơi đóng quân nghỉ chânnăm xưa)
Ngày tiệc Đức Thánh Trần thường được tôn là ngày “giỗ Cha” củatoàn thể dân tộc Việt Nam vào ngày 20/8 âm lịch (là ngày Đức Ông hóa) vàđược tổ chức long trọng nhất tại đến Kiếp Bạc Ngoài ra vào giữa đêm ngày14/1 âm lịch còn có tổ chức ban ấn của Đức Thánh Trần tại Đền Bảo Lộc
2.2.4 Hệ thống lễ hội tại Đền Trần
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định,tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần
Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sángngày 15 tháng giêng Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng TứcMặc, dần trở thành lễ hội lớn "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng đểđóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chếtạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 Hai mặt Đông - Tây củaviền ấn khắc hình 2 con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tíchphúc vô cương." "Trần miếu tự điển" mang nội dung điều lệ, tục lệ thờ tự tạimiếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc
Trang 382.2.4.1 Đại lễ mùa xuân và lễ hội khai ấn.
Đại lễ mùa xuân và lễ hội khai ấn được coi là ngày lễ quan trọng nhấtcủa người dân Nam Định với ý nghiã cầu mong thiên hạ thái bình, thịnhvượng, người dân đi xin ấn mong muốn may mắn, mạnh khỏe, bình an, làm
ăn phát đạt… Lễ khai ấn là một tập tục từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm
1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ Tại phủ ThiênTrường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân cócông Những năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bịgián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mởlại
Thiên Trường không phải là Kinh đô nước Việt nhưng gắn với việckhai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên - Mông, Thăng Long thựchiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiếnthoái như một "Thủ đô kháng chiến" theo cách gọi hiện đại để tận dụng địathế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ ThiênTrường Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là "Hùng thắngĐông kinh hộ ấn vàng "
Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn Năm 1822, vua Minh Mạng quaNinh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại Ấn cũ khắc là "Trần triều chi bảo",
ấn mới khắc là "Trần triều điển cố" để nhắc lại tích cũ Dưới đó có thêm câu
"Tích phúc vô cương" Và từ đây, Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm thángGiêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tụcvăn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòngthành kính biết ơn non sông, cha ông Và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấmdứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc
Tại đền Cố Trạch các bô lão tề tựu đông đủ để lễ đức Thánh Trần, sau
đó tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm
Trang 39Về nghi lễ tổ chức: Lễ Khai ấn đầu xuân tại đền Trần diễn ra vào giờ
Tý đêm 14 rạng ngày 15 Tháng Giêng Rằm Tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu,
là tuần trăng đầu tiên của một năm Theo tư duy của cư dân nông nghiệp lúanước thì ngày này có ảnh hưởng đến công việc của cả năm “Cúng bái cả năm,không bằng rằm Tháng Giêng” Còn giờ Tý là thời điểm chuyển giao giữangày cũ sang ngày mới, trong thập nhị chi thì chi Tý đứng đầu Người xưaquan niệm “Nhân sinh khởi Tý, Thiên địa khởi Ngọ” (con người ta bắt đầumột công việc vào giờ Tý , trời đất tụ hội vào giờ Ngọ) Với tư duy như vậynên Lễ Khai ấn đầu xuân có ý nghĩa chấm dứt những ngày nghỉ tết, bắt đầucông việc của một năm mới Ngày thường quả ấn được lưu giữ tại đền CốTrạch – nơi thờ Đức Thánh Trần Sáng ngày 14 Tháng Giêng nhân dân làngTức Mặc sửa soạn kiệu để chuẩn bị cho buổi lễ, đồng thời làm công tác chuẩn
bị như bao sái đồ thờ, sắm sửa đồ tế lễ, phân công lực lượng tham gia buổi lễ
Trước giờ Tý, mọi người tham dự tập trung tại đền Cố Trạch, đoànrước chuẩn bị, các cụ cao tuổi đại diện cho dân làng làm lễ tại đền Cố Trạchxin Đức Thánh Trần được rước ấn sang đền Thiên Trường khai ấn Hòm đựng
ấn được chuyển ra kiệu Đoàn rước ấn tổ chức rất trọng thể, đi đầu có cờ thầnrồi đến phù giá bao gồm kiếm lệnh, bát biểu, chấp kích, rồi đến mâm hoa quả,tiếp đến là kiệu rước hòm ấn, đội bát âm, sau cùng là đoàn tế cùng khách hànhhương Đoàn đi theo nhịp trống, chiêng vòng quanh hồ vào sân đền ThiênTrường Tại đây kiệu ấn được đặt trang trọng phía trước sân hành lễ nơi đặtbàn thờ “Trung thiên” để làm lễ dâng hương tế cáo trời đất , đội tế xắp xếphàng ngũ do ông chủ tế chỉ huy, tiếp tục làm lễ tại ban thờ “Trần Triều liệtmiếu tiên hoàng đế Thần vị” Hòm đựng ấn được dâng lên ban thờ và ôngChủ tế đọc chúc văn có nội dung đại ý xin các Hoàng đế nhà Trần được khai
ấn ban phúc cho muôn dân Tiếp theo là phần khai ấn Các cụ cao niên ngồithành hàng phía dưới ban thờ các vua Ông chủ lễ ngồi chính giữa, có 2 ngườigiúp việc, một chuẩn bị giấy, một chuẩn bị mực dấu, phía sau là các đại biểumời tham dự Lễ Khai ấn Hòm ấn được mở ra, ông chủ lễ đóng các lá ấn đầu
Trang 40tiên Ấn “Trần Miếu tự điển” đóng trước chính giữa tờ giấy, tiếp đó dấu “TrầnMiếu” (dấu nhỏ) được đóng phía dưới (Những năm gần đây các tờ giấy đượcthay bằng vải để bền hơn tránh bị rách) Những lá ấn được đóng đầu tiên dànhdâng lên các nơi thờ liên quan đến nhà Trần ở địa phương như: Đền ThiênTrường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh, đình Tức Mặc, đình Động Kính, đìnhThượng Bái, đình Vĩnh Trường, đình chùa Thượng Lỗi Sau này còn dângthêm ở các di tích thời Trần mới được phục dựng ở địa phương Tiếp theo các
lá ấn được lần lượt phát cho người tham dự và du khách Trước kia, khai ấnchỉ diễn ra trong phạm vi làng Tức Mặc, số người tham dự cũng ít, vì vậy các
lá ấn được đóng ngay tại buổi lễ và phát cho ai có nhu cầu mang về nhà nhưmột món lộc đầu xuân để cầu may Những năm gần đây do lượng khách tham
dự và có nhu cầu xin lá ấn quá đông, các lá ấn được đóng dấu từ trước đựngtrong các hòm gỗ sơn son Khi tiến hành Lễ Khai ấn các hòm ấn được dânglên ban thờ các vua, việc khai ấn chỉ đóng một số lá mang tính tượng trưngsau đó hòm ấn được chuyển ra ngoài phát cho nhân dân tham dự
VỀ ẤN "TRẦN MIẾU TỰ ĐIỂN" Ấn được làm bằng gỗ, bên ngoàibọc đồng, mặt ấn có kích thước 13cm x 13cm, khắc nổi 4 chữ Hán “TrầnMiếu tự điển” theo kiểu chữ chân, mặt nam của núm ấn khắc chìm 4 chữ Hán
“Tích phúc vô cương” Trên núm ấn khắc 1 chữ 上 (Thượng) để khi đóngtránh nhầm Ngoài ấn “Trần Miếu tự điển” còn 1 dấu nhỏ gọi là dấu Kiềmcũng được làm bằng gỗ, mặt dấu có kích thước 5cm x 2,5cm khắc nổi 2 chữHán “Trần Miếu” theo kiểu chữ triện, trên núm khắc chữ 正 (Chính) Khi khai
ấn, ấn “Trần Miếu tự điển” đóng trước ở chính giữa tờ giấy, dấu kiềm “TrầnMiếu” được đóng sau, ở phía dưới Về nội dung, ý nghĩa của ấn như sau:
- “Trần Miếu tự điển”: Nghĩa là điển lệ thờ tự tại miếu nhà (họ) Trần
- “Tích phúc vô cương”: Nghĩa là ban phúc lộc dài lâu mãi mãi
- “Trần Miếu”: Nghĩa là Miếu nhà Trần