LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã hướng dẫn , giúp đỡ , truyền đạt những kiến thức quý ba
Trang 1KHẢO SÁT TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VÙNG BIỂN
MỸ KHÊ, HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
Tác giả
MAI THUẬN PHONG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn
TS HỒ VĂN CỬ
Tháng 07 năm 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã hướng dẫn , giúp đỡ , truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS Hồ Văn Cử đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Tôi chân thành cám ơn các chú bác, các anh chị trong Sở Tài Nguyên và Môi Trường Quảng Ngãi, Sở Du Lịch Quảng Ngãi đã nhiệt tình hỗ trợ , tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, động viên tôi hoàn thành khóa luận này
Trang 3TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “ Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi “ được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011
Các nội dung nghiên cứu gồm :
- Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
- Đề xuất một số nhóm giải pháp ưu tiên cho giai đoạn 2010-2020
Kết quả đạt được:
- Tiềm năng phát triển DLST của của vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi: các thuận lợi của điều kiện tự nhiên, ưu thế từ phát triển kinh tế và hỗ trợ,
ưu tiên từ chính sách của địa phương
- Giải pháp ưu tiên để phát triển DLST bền vững tại vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi: Thu hút đầu tư, qui hoạch du lịch bài bản Nâng cao chất lượng dịch vụ Gìn giữ môi trường và an ninh Phát triển du lịch bền vững
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ivii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iviii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Các định nghĩa và khái niệm có liên quan 3
2.1.1 Du lịch sinh thái (Ecotourism) 3
2.1.1.1 Khái niệm 3
2.1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của DLST 3
2.1.2 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững 4
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi 5
2.2.1 Tỉnh Quảng Ngãi 5
2.2.1.1 Vị trí địa lý 5
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 5
2.2.2 Huyện Sơn Tịnh 9
2.2.2.1 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng 9
2.2.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 10
2.3 Tổng quan Vùng Mỹ Khê 13
2.3.1 Vị trí địa lý 13
2.2.2 Địa hình, địa mạo 14
2.2.3 Khí hậu 14
2.2.4 Thủy văn và hải văn 15
2.2.6 Chất lượng bãi tắm 17
Trang 52.2.7 Cảnh quan thiên nhiên 17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Nội dung nghiên cứu 19
3.1.1 Khảo sát tiềm năng 19
3.1.2 Đề xuất giải pháp ưu tiên 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu 19
3.2.1 Tổng quan tài liệu 19
3.2.2 Quan sát thực địa 20
3.2.4 Tham khảo ý kiến chuyên gia 20
3.2.5 Xử lý và phân tích kết quả điều tra 21
3.2.6 Phương pháp SWOP 21
Chương 4 KẾT QUẢ – THẢO LUẬN 24
4.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
4.1.1.1.Vị trí địa lý 24
4.1.1.2.Khí hậu 24
4.1.1.3Tài nguyên nước 26
4.1.1.4.Đất đai và địa hình 31
4.1.1.5 Không khí và tiếng ồn 31
4.1.2 Điều kiện xã hội 34
4.1.2.1 Dân cư và lao động 34
4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng và giao thông 35
4.1.2.3 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 37
4.1.3.Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ngãi 38
4.1.4.Các cơ hội phát triển du lịch sinh thái tại Mỹ Khê: 40
4.1.5 Phân tích SWOP 43
4.2 Các giải pháp ưu tiên: 44
4.2.1 Giải pháp 1 45
4.2.2 Giải pháp 2 45
4.2.3 Giải pháp 3 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
Trang 65.2 Khuyến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 49
BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO DU KHÁCH 50
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí khu du lịch Mỹ Khê 8Hình 3.2: Sơ đồ tiến hành nghiên cứu 23
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Mực nước cực đại năm tương ứng tầng suất bảo đảm 16
Bảng 3.1: Bảng phân tích SWOP 22
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (0 C) 24
Bảng 4.2: Lượng mưa các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (mm) 25
Bảng 4.3: Số giờ nắng các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (h) 25
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 28
Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước biển 29
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ khu vực dự án 30
Bảng 4.8: Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí 32
Bảng 4.9: Tiếng ồn tại khu vực nghiên cứu 34
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp hiện trạng xây dựng công trình 35
Bảng 4.11: Tốc độ tăng trưởng ở các lĩnh vực 37
Bảng 4.12: Cơ cấu kinh tế qua các năm của huyện Sơn Tịnh 38
Trang 9DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
APHA Hiệp hội Y tế cộng đồng Mỹ
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
ESCAP Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương
GTSX Giá trị sản xuất
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gros Nationnal Product)
IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
WCED Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển
WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
Trang 10Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển khiến cho chất lượng của cuộc sống của con người ngày một cao Ngành du lịch đã xuất hiện, mỗi lúc một phong phú và đa dạng, phát triển không ngừng để đáp ứng cho nhu cầu giải trí của con người Công ty
du lịch đầu tiên-Thomas Cook xuất hiện vào năm 1841 Chỉ trong chưa đầy 300 năm, ngành du lịch đã trở nên có vị thế trong nền kinh tế thế giới, với doanh thu khổng lồ
Du lịch đã phát triển ở mọi nơi trên Trái đất này, thậm chí là cả Vũ trụ trong thời gian không xa
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Với tiềm năng đa dạng và phong phú, nước ta đang là điểm đến nổi tiếng của thế giới Du lịch xuất hiện tại Việt Nam vào đầu thế kỉ 20, đến nay đã đạt được những thành tựu nổi bật.Với hơn 40.000 di tích, thắng cảnh , doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc
tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế, 45-48 triệu khách nội địa Doanh thu từ du lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.[8]
Nằm giữa miền Trung Việt Nam, Quảng Ngãi là sự hoà hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ: di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái… và với nhều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như : Thiên Ấn niêm hà, Cổ luỹ Cô thôn… Quảng Ngãi còn được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (Đức Phổ), Khe Hai- Dung Quất (Bình Sơn), Minh Tân, Đức Minh, Tân Định (Mộ Đức)… Với sự đầu tư hợp lí, du lịch Quảng Ngãi đang thay da đổi thịt từng ngày và đem lại nguồn thu cho ngân sách.[9]
Nhằm tìm hiểu tiềm năng DLST tại vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất những giải pháp ưu tiên cho việc phát triển DLST tại đây,
Trang 11chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Khảo sát tiềm năng phát triển DLST tại vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi “
1.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát tiềm năng để phát triển DLST tại vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi nhằm đề xuất một số giải pháp ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2010-2010
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
- Tiềm năng phát triển DLST tại biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
- Giải pháp ưu tiên để khai thác tiềm năng trong giai đoạn tới
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đề tài thực hiện khảo sát tiềm năng du lịch tại vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
- Thời gian nghiên cứu: tháng 3-6/2011
- Đối tượng nghiên cứu: Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Các định nghĩa và khái niệm có liên quan
2.1.1 Du lịch sinh thái (Ecotourism)
du lịch” và “ sinh thái” Một số khái niệm:
- Theo WTO: “ Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và Cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”
- Theo Honey ( 1990):“Du lịch sinh thái là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”
- Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và Văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.[1]
2.1.1.2 N guyên tắc cơ bản của DLST
- Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên
- Du lịch sinh thái là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhàm thu hút khách mà còn bên trong của nó
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp
- Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân
- Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với nghành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học )
- Du lịch sinh thái phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là
đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể
- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi)
- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban nghành chức năng
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của nghành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động
- Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho ngành
2.1.2 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một nhu cầu chung của tất cả các quốc gia trên thế giới Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20 Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc (LHQ), "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp
ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau"
Luật Du lịch ở Việt Nam thể hiện hướng bền vững trong tất cả 6 khoản của Điều 5: (1) Phát triển du lịch bền vững, theo qui hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch; (2) Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội; (3) Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh,
an toàn cho khách du lịch; (4) Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch; (5) Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; và (6) Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam [7]
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1 T ỉnhQuảng Ngãi
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Nằm ở vùng duyên hải miền Trung, tựa vào dãy Trường Sơn, hướng ra biển Đông (với chiều dài bờ biển 144 Km), phía Bắc giáp Quảng Nam (với chiều dài đường địa giới 98 Km), phía Nam giáp Bình Định (với chiều dài đường địa giới 83 Km), phía Tây Nam giáp Kon Tum (với chiều dài đường địa giới 79 Km) Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, cách Hà Nội 883km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 838
km về phía Bắc; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan Bờ biển với nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở toạ độ địa lý:
- Từ 14°31'50" đến 15°25'30" độ vĩ Bắc
- Từ 108°14'05" đến 109°05'00" độ kinh Đông
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Chiều dài của tỉnh Quảng Ngãi (theo hướng Bắc Nam) khoảng 100km, chiều rộng (theo hướng Đông Tây) hơn 60 km; cao độ đồng bằng so với mặt nước biển là 8m
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp
- Diện tích tự nhiên 5.137,6 km² (chưa tính thềm Lục địa)
- Diện tích canh tác có 75.844 ha
- Giống như các tỉnh ven miền Trung, được chia thành 4 vùng rõ rệt: vùng rừng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng, vùng bãi cát ven biển và hải đảo
- Quảng Ngãi có nhiều rừng núi 391.192 ha, chiếm gần 2/3 diện tích đất đai trong tỉnh, tạo thành hình vòng cung, hai đầu nhô sát ra biển, ôm chặt lấy đồng bằng Ở phía Tây Bắc và Tây Nam sông Trà Khúc, các khối núi đều có độ cao từ 1.000 - 1.600m như núi Cà Đam (cao 1.600m), núi Đá Vách (cao 1.500m), núi U Bò (cao 1.100m), núi Cao Muôn (cao 1.085m), quanh năm mây phủ Các vùng khác núi thường có độ cao
400 - 600m còn ở vùng giáp đồng bằng núi chỉ có độ cao 200 - 300m
- Một số núi ở Quảng Ngãi được xếp vào danh thắng được các danh nhân xưa đặt cho những cái tên giàu hình tượng như: "Thiên Ấn niêm hà", "Thiên Bút phê vân", "La Hà thạch trận", "Thạch Bích tà dương","Vân Phong túc vũ" Vùng núi rừng Quảng Ngãi là một địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự, là căn cứ địa Cách mạng gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân Quảng Ngãi
- Quảng Ngãi có 4 con sông chính, lớn nhất là sông Trà Khúc dài 120km, bắt nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn với đỉnh cao 2.350m do hợp nước của 4 con sông lớn là Sông Rhe, sông Xà Lò, sông Rinh, sông Tang, chảy xuống hướng Đông qua ranh giới các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Thành phố Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Sông Vệ dài 80km bắt nguồn từ vùng rừng núi phía bắc huyện Ba Tơ, thượng nguồn gọi là sông Liên chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, xuyên qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa và đổ ra cửa Lở và cửa Cổ Lũy Sông Trà Bồng dài 55km bắt nguồn từ vùng Thanh Bồng (Trà Bồng), chảy xuyên qua Huyện Trà Bồng và Huyện Bình Sơn và đổ ra cửa Sa Cần Sông Trà Câu dài 40km bắt nguồn từ vùng Hồng Thuyền, Vực Liêm (phía nam đèo Đá Chát) chảy xuyên qua huyện Đức Phổ để
ra cửa biển Mỹ Á Ngoài 4 con sông nói trên, Quảng Ngãi còn có các con sông nhỏ như Trà Ích (Trà Bồng), sông Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông
La Vân (Đức Phổ)
- Bờ Biển Quảng Ngãi dài 130 km chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1 từ mũi Nam Trân đến mũi Ba Làng An
+ Đoạn 2 từ mũi Ba Làng An đến mũi Sa Huỳnh
Trang 16Khóa luận tốt nghiệp
+ Đoạn 3 từ mũi Sa Huỳnh đến mũi Kim Bồng
- Bờ biển Quảng Ngãi với 6 cửa sông thuận lợi cho việc tàu thuyền cập bến: + Cửa Sa Cần ở phía Đông Bắc huyện Bình Sơn Phía Bắc có vũng Dung Quất (kế hoạch tại đây xây dựng thành khu công nghiệp phức hợp và cảng biển lớn nhất miền Trung - Khu kinh tế Dung Quất, đây cũng là nơi Nhà máy lọc dầu số 1 của Việt Nam được xây dựng)
+ Cửa Sa Kỳ nằm lọt giữa phía Đông Nam huyện Bình Sơn và phía Đông Bắc huyện Sơn Tịnh, giữa hai xã Bình Châu và Tịnh Kỳ, có lạch ngầm sâu dài khoảng hơn 1km được xây dựng thành một cảng biển của tỉnh
+ Cửa Cổ Luỹ (Cửa Đại) là nơi hai con Sông Trà Khúc và Sông Vệ đổ về
+ Cửa biển hẹp nhưng có vũng sâu, tàu từ 50 tấn đến 70 tấn có thể ra vào được, trước đây là cửa biển chính của tỉnh
+ Cửa Lở nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức) Cửa biển hẹp và cạn
+ Cửa Mỹ Á ở phía Đông Bắc huyện Đức Phổ, cửa biển hẹp tàu thuyền khó đậu + Cửa Sa Huỳnh ở phía Đông Nam huyện Đức Phổ cửa biển hẹp
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp
Hình 2.1: Bản đồ vị trí khu du lịch Mỹ Khê
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp
2.2.2 Huyện Sơn Tịnh
- Nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở cửa ngõ vào thành phố Quảng Ngãi: Phía Nam giáp thành phố Quảng Ngãi và huyện Tư nghĩa, phía bắc giáp huyện Bình Sơn và gần Khu kinh tế Dung Quất, phía Đông giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Sơn Hà và Trà Bồng Ưu thế về địa lý đã tạo cho Sơn Tịnh có những yếu tố thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, tiêu thụ sản phẩm
- Địa hình của huyện khá đa dạng: khu Tây và khu Đông Nam có đồi núi xen kẽ với đồng bằng Các xã ở khu Trung và Đông huyện hầu hết là đất đồng bằng Đây là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa cây trồng, trong đó có cây nguyên liệu
2.2.2.1 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng có những cánh đồng lúa, mía và biển cả chia làm các miền riêng biệt:
- Miền núi
+ Rộng gần bằng 2/3 diện tích toàn tỉnh Miền này thuộc loại đất núi có nhiều đá, khả năng khai thác kém Núi cao hiểm trở, rừng rậm bao la có lâm sản dồi dào, đặc biệt có quế Trà Bồng, một lâm sản quý Quảng Ngãi có nhiều núi cao như núi Cà Đam tục gọi "Hòn Ông, Hòn Bà" cao độ 1.600m ngăn cách Sơn Hà và Trà Bồng; về phía tây bắc có núi Đá Vách (Thạch Bích) cao độ 1.500m ngăn cách Sơn Hà và Minh Long, núi U Bò cao độ 1.200m Núi cao trung bình 700m như núi Cao Môn ở ngoài Trường Lũy phía tây Huyện Đức Phổ
+ Các núi ở Quảng Ngãi có một số liệt vào hạng danh sơn, được vịnh làm thắng cảnh như: Thiên Ấn, Thiên Bút, Thạch Bích, Vân Phong
+ Núi Thiên Ấn được ghi vào từ điển, hình núi được chạm vào di đỉnh, hiện trên núi còn di tích cửa Tam Quan của ngôi Tổ Đình Núi Thiên Bút còn dấu tích nền ngôi chùa cổ, núi Thạch Bích (tục danh núi Đá Vách) được vịnh là Thạch Bích Tà Dương
- Miền đồng bằng
+ Đất đai phần lớn là phù sa do các sông bồi lên, thành phần cát khá cao của đất với sự xói mòn do thời tiết mưa nắng đặc biệt ở Quảng Ngãi, người ta thấy rằng chất đất ở đây tương đối nghèo, sự thoát thuỷ lại khá nhanh, thêm vào đó sự khô hạn kéo dài chứng tỏ thiếu nước trong nhiều tháng của năm, một màu sắc nhạt ở bề mặt đất do thiếu mùn, phù sa Tuy nhiên, Quảng Ngãi còn có nhiều vùng đồng ruộng rộng, thích
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp
hợp cho việc cày cấy, nhờ nước của các sông lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuyên qua đồng bằng rồi ra biển
+ Lưu lượng của các dòng sông biến đổi theo mùa Về mùa nắng, lòng sông khô cạn, trái lại mùa mưa, những cơn mưa dầm nặng hạt trên dãy Trường Sơn làm cho nước đổ xuống các dòng sông khiến mực nước dâng cao, đột ngột lan tràn vào các vùng đất xung quanh
+ Đất đai huyện Sơn Tịnh phần lớn có địa hình bậc thang và là đất xám bạc màu Phần còn lại là đất phù sa ven sông, đất đỏ, đất cát, đất xói mòn, Đây là các loại đất phù hợp cho việc bố trí trồng các loại cây nguyên liệu: Đất phù sa ven sông có thể trồng bông vải, mía; đất đỏ trồng mỳ, keo, cao su; đất xám bạc màu có thể trồng mía, bông vải, mì, keo, điều; đất cát trồng điều; đất xói mòn trồng keo, Nhìn chung, đất đai ở Sơn Tịnh có thể bố trí nhiều loại cây trồng khác nhau
+ Khu vực biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh nằm trong phức hệ địa hình đồng bằng tích tụ hỗn hợp sông biển, thuộc trầm tích đệ tứ Địa hình dạng cồn cát chạy song song, nằm giữa với sông và bờ biển
+ Hệ thống thủy lợi của huyện Sơn Tịnh hiện có 15 hồ chứa nước lớn nhỏ và hệ thống thủy lợi Thạch Nham với năng lực tưới 13.000 ha đất canh tác huyện nhà, trong đó chủ yếu là tưới cho cây lúa và một số cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày Ngoài
ra, hệ thống mạch nước ngầm rất phong phú, nhân dân có thể tự khai thác lấy nước tưới cho cây trồng Đối với cây nguyên liệu, chỉ có cây bông vải và mía là cần đảm bảo nguồn nước tưới hơn cả
2.2.2 2 Điều kiện kinh tế-xã hội
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp
5.548 con, bò có 53.846 con, heo 2.847 con, dê 1.197 con, gia cầm 452,63 ngàn con Tổng giá trị chăn nuôi đạt 315.431,2 triệu đồng
- Lâm nghiệp: Chủ yếu là khai thác gỗ như gỗ bạch đàn, củi, tre, đót, song mây và trồng rừng và nuôi rừng tập trung và phân tán Tổng giá trị lâm nghiệp năm 2007 là 56.993,5 triệu đồng
- Ngư nghiệp: Sản lượng khai thác năm 2008 đạt 15.458 tấn thủy hải sản các loại Thực hiện nuôi tôm 2 vụ/năm được 187,7 ha mặt nước, sản lượng ước đạt 371 tấn Tổng giá trị đạt 193.320,5 triệu đồng
- Công nghiệp: Ngành công nghiệp huyện Sơn Tịnh chủ yếu là khai thác mỏ như khai thác muối, đá xây dựng, cát sạn các loại… và công nghiệp chế biến như chế biến thực phẩm, may mặc, thuộc da sản xuất giày, dép, chế biến sản phẩm từ gỗ, tre, nứa…Tổng giá trị năm 2008 đạt 480.000 triệu đồng.[3]
2.2.2.2.2 Xã hội
- Văn hóa, giáo dục: Hiện nay huyện Sơn Tịnh có 5 trường phổ thông trung học với 9.390 học sinh, 21 trường trung học cơ sở với 16.793 học sinh, 28 trường tiểu học với 14.135 học sinh và 22 trường mẫu giáo Với 3.718 học sinh
- Y tế, vệ sinh môi trường: Trạm y tế xã đã tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc, tiêm chủng vacxin, triển khai kế hoạch phòng chống lao, sốt xuất huyết, sốt rét, tuyên truyền KHHGĐ, ý thức tự phòng chống HIV/AIDS, khám chữa bệnh cho người nghèo, tuyên truyền sử dụng nước sạch, an toàn thực phẩm, sử dụng hố xí hợp vệ sinh,
…
- Xã hội, XĐGN: Hiện nay toàn huyện có 5.508 hộ nghèo chiếm 12,66% tổng số
hộ trong toàn huyện Số hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa là 36.200 hộ và 84 thôn đạt chuẩn văn hóa
- An ninh, trật tự xã hội: Công tác tuần tra, kiểm tra phối hợp giữa lực lượng công an, quân sự và biên phòng thường xuyên đã góp phần giảm các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã Lực lượng này còn kết hợp với trạm quản lý rừng phòng hộ, trạm kiểm lâm số 1 tổ chức truy quét các đối tượng chặt phá cây rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, phòng chống cháy
Trang 21Khóa luận tốt nghiệp
rừng Hoạt động tôn giáo trong dân diễn ra bình thường với 40% dân số theo đạo Phật, trên 30% theo đạo Thiên Chúa, một số ít theo đạo Tin Lành, Cao Đài và Hồi Giáo…
- Giao thông
+ Đường bộ :
o Quốc lộ 1A: đoạn chạy qua tỉnh dài 98km
o Quốc lộ 24A: Nối liền Quốc lội 1A(đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) với KonTum dài 69km và Quốc lộ 24B dài 18km
o Đường Đông Trường Sơn đi qua 02 xã Sơn Mùa và Sơn Bua, huyện Sơn Tây với tổng chiều dài 13 km sẽ hoàn thành trong năm 2008
o Tỉnh lộ: Gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 520,5km
o Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh đi qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi, với chiều dài khoảng
117 Km Có điểm đầu tại ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi thuộc Khu kinh tế Dung Quất và điểm cuối giao với Quốc lộ 1A tại Km1116 thuộc Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ Đây là tuyến đường góp phần quan trọng khơi dậy tiềm năng vừa phát triển kinh tế - xã hội dọc vùng ven biển, nâng cao đời sống người dân, vừa gắn với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh ở khu vực này
o Đường nội KKT Dung Quất: có tổng chiều dài trên 60km Từ nay đến năm
2010, tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành các tuyến đường đang triển khai đầu tư và các tuyến đường đã quy hoạch Xây dựng đường Dung Quất nối với đường Hồ Chí Minh theo hướng Trà My - Trà Bồng - Bình Long - Ngã ba Nhà máy lọc dầu - cảng Dung Quất Quy hoạch và xây dựng tuyến đường Trị Bình - cảng Dung Quất và một
số tuyến đường trục chính của đô thị Vạn Tường
+ Đường Sắt:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam: chạy suốt chiều dài tỉnh Đến năm 2010 sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nhánh nối cảng Dung Quất với tuyến đường sắt Bắc - Nam và Ga hàng hóa Trị Bình
+ Đường hàng không
Sân bay Chu Lai (Tỉnh Quảng Nam) cách Thành phố Quảng Ngãi 35km, cách Khu kinh tế Dung Quất 04km về hướng Bắc
+ Hệ thống cảng biển
Trang 22Khóa luận tốt nghiệp
o Cảng biển nước sâu Dung Quất: với lợi thế kín gió, cách tuyến hàng hải quốc tế 90km, tuyến nội hải 30km và độ sâu từ 10-19m, cảng Dung Quất đã được thiết
kế với hệ thống cảng đa chức năng gồm:
o Khu cảng Dầu khí với lượng hàng hóa thông qua là 6,1 triệu tấn dầu sản phẩm/năm và xây dựng 01 bến phao để nhập dầu thô cho tàu dầu có trọng tải từ 80.000 tấn - 110.000 tấn tại vịnh Việt Thanh; cảng chuyên dùng gắn với Khu công nghiệp liên hợp tàu thủy, khu xây dựng Nhà máy Luyện cán thép và các Nhà máy Công nghiệp nặng
o Cảng tổng hợp được chia thành 2 phân khu cảng: phân khu cảng Tổng hợp 1
ở ngay sau Khu cảng Dầu khí, đảm bảo cho các tàu có trọng tải từ 5.000 tấn - 50.000 tấn ra vào; phân khu cảng Tổng hợp 2 ở phía Nam vịnh Dung Quất, bên tả sông Đập
o Khu cảng Chuyên dùng gắn với Khu công nghiệp liên hợp tàu thủy, khu xây dựng Nhà máy Luyện cán thép và các Nhà máy Công nghiệp nặng
o Khu cảng Thương mại phục vụ cho Khu bảo thuế và 01 cảng trung chuyển container quốc tế nằm tại vị trí giữa Khu cảng Chuyên dùng và Khu cảng Tổng hợp để đón tàu có trọng tải từ 10 - 15 vạn DWT
o Cảng Dung Quất được đầu tư xây dựng để bảo đảm khối lượng hàng hóa thông qua khoảng 20 triệu tấn/năm vào năm 2010 và khoảng 34 triệu tấn/năm vào năm
2020 Hiện nay, đang vận hành bến tổng hợp cho tàu 1,5 vạn DWT
o Ngoài ra, Quảng Ngãi còn có bờ biển dài 144 km, với nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như: Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch
2.3 Tổng quan Vùng Mỹ Khê
2.3 1 Vị trí địa lý
Vùng Mỹ Khê thuộc thôn Cổ Lũy xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí cách thành phố Quảng Ngãi 15km về phía đông, cách khu công nghiệp Dung Quất 25km, cách thành phố Vạn Tường 12km về phía Nam
Ranh giới cụ thể xác định như sau:
- Phía Bắc: giáp làng chài (xóm Khê Lập)
- Phía Đông: giáp Biển Đông
- Phía Tây: giáp sông Kinh Giang
Trang 23Khóa luận tốt nghiệp
- Phía Nam: giáp xóm Khê Hội (thôn Cổ Lũy)
2.2.2 Địa hình, địa mạo
- Nằm trong phức hệ địa hình đồng bằng tích tụ hỗn hợp sông biển, có cao độ trung bình toàn khu từ 3-6m, thuộc trầm tích đệ tứ, địa hình cồn cát chạy song song với bờ biển
- Địa điểm cao nhất là đỉnh cồn cát với cao độ +7,2m, mái dốc địa hình thoải dần
về hai phía sông Kinh và biển, độ dốc địa hình các gò cát thay đổi từ 0,5-20% Cao độ trung bình sát mép sông Kinh khoảng 2,5m, cao độ của mép nước trung bình phía biển khoảng +0,8m Điểm trũng nhất của địa hình là các hồ nuôi tôm, cao độ đáy hồ khoảng -1,2m
2 2.3 Khí hậu
Khu du lịch biển Mỹ Khê chịu ảnh hưởng của khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa, thuộc hệ khí hậu Đông Trường Sơn Chế độ bức xạ mặt trời phong phú nên nhiệt cao, lượng mưa lớn và mùa mưa lệch pha với mùa mưa toàn quốc
Thời tiết Quảng Ngãi được chia làm 2 mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng
9 đến tháng 12, mùa nắng tự hạ tuần tháng Giêng đến thượng tuần tháng 8 âm lịch Ngoài ra thời tiết Quảng Ngãi còn được chia thành 4 tiết:
- Tiết xuân: Vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, khí hậu mát mẻ hoa lá xanh tươi, thỉnh thoảng có mưa phùn nhưng không mang hơi lạnh như sương mù cao nguyên
- Tiết hạ: từ tháng 4 âm lịch đến cuối tháng 9 âm lịch, mát mẻ, nắng gắt, có những trận mưa dông lớn, sau những cơn dông khí hậu dễ chịu hơn
- Tiết thu: từ tháng 7 âm lịch đến cuối tháng 9 âm lịch, mát mẻ, những buổi chiều tối thường có mưa, mực nước sông dâng cao gây lũ lụt Đôi khi mưa nắng kéo dài đến tháng 8 và nhiệt độ không kém tháng 4-5
- Tiết đông: từ tháng 10 âm lịch đến tháng 12 âm lịch với những cơn mưa dầm kéo dài suốt tháng, gió bấc se lạnh
- Tài liệu thống kê về tình hình khí hậu Quảng Ngãi nhiều năm cho thấy:
+ Nhiệt độ trung bình 25-28 độ, thượng tuần tháng 7-8 nóng không quá 34 độ, thượng tuần tháng giêng lạnh nhất không dưới 18độ
Trang 24Khóa luận tốt nghiệp
+ Bức xạ mặt trời: Số giờ nắng trung bình trong năm 2.191 giờ, số giờ nắng cực
tiểu tháng 95 giờ, số giờ nắng cực đại tháng 169 giờ
+ Tổng lượng bốc hơi trung bình trng năm là 890mm
+ Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình của không khí dao động từ 86%, độ ẩm tương đối trung bình trong năm là 80%
71-+ Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm dao động khoảng 2.063mm (cao nhất năm 2005 là 3.147mm, thấp nhắt năm 2006 là 1.723mm), tập trung vào tháng 9 đến tháng 12 (ngược với vùng đồng bằng sông Hồng từ tháng 6-9, vùng nam bộ từ tháng 4-11) Lượng mưa trong các tháng này chiếm đến 71% lượng mưa cả năm Sự phân
phối lượng mưa không đều cũng như sự kéo dài của mùa khô hạn (từ tháng 1-8) rất có
hại cho hoa màu, đất đai và gây khó khăn cho việc tưới tiêu Tháng 10 và 11 là hai tháng có lượng mưa lớn nhất
+ Chế độ gió: Từ tháng 1-4 gió thổi từ Đông Nam qua Tây Bắc hết sức mát mẻ,
từ tháng 5-9 thỉnh thoảng có gió thổi đến từ Tây Nam gây nóng bức, từ tháng 10-12 gió thổi từ Đông Bắc vào Tây Nam đem theo hơi lạnh Vân tốc gió trung bình cả năm 2,8m/s, vận tốc gió cực đại 40m/s, tốc độ gió cực đại trên vùng biển 62m/s
+ Bão nhiệt đới: các trận bão thường xuyên xảy ra từ tháng 9-12 đặc biệt là tháng
10 và 11
+ Tầm nhìn xa: số ngày có tầm nhìn xa dưới 1km là 9,3 ngày, từ 1 đến 10km là 57,4 ngày, và lớn hơn 10 km là 229,1 ngày
+ Các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác:
o Lượng mây các tháng trong năm trung bình là 6,4
o Số ngày có sương mù chủ yếu từ tháng 1-4, trung bình năm là 13 ngày
o Số ngày có giông là 11,6 ngày
o Số ngày có gió nóng chủ yếu xảy ra trong các tháng từ 5-8
- Kết luận: hai tháng 10 và 11 có mưa nhiều và thường có bão, không thuận lợi để du lịch nghỉ mát, tắm biển
2.2.4 Thủy văn và hải văn
Khu vực Mỹ khê chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống thủy văn sông Kinh và chế độ thủy triều
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp
- Chế độ thủy văn sông Kinh Giang: sông Kinh Giang có chiều dài 6km, chạy song song với biển nối hai cửa sông Sa Kỳ và Trà Khúc tại Sa Kỳ và Cổ Lũy Dòng chảy của sông không thuần nhất, chịu ảnh hưởng của dòng chảy triều và dòng chảy sông, trong đó dòng nhật triều đóng vai trò chính Dòng triều lưu chiếm 80% dòng tổng hợp, dòng chảy sông và dòng chảy gió chiếm 20% dòng tổng hợp Khi triều lên và xuống thì sông chảy theo hai hướng ngược nhau Hiện tượng này tồn tại thường xuyên trên sông Kinh
- Hải Văn: chế độ triều tại vùng biển Mỹ khê là chế độ nhạt triều không đều, thời gian triều dâng thường cao hơn thời gian triều xuống, biên độ triều ít thay đổi trong tháng tồn tại từ 16-17 ngày nhật triều, từ 12-13 ngày bán nhật triều
B ảng 2.1 : Mực nước cực đại năm tương ứng tầng suất bảo đảm
2.2.5 Địa chất và địa chấn
- Nằm trong phức hệ địa hình đồng bằng tích tụ hỗn hợp biển sông, cấu tạo bởi cát bột, sét xám màu đen, xám vàng sát biển cấu tạo bởi cát Đất có cường độ chịu lực tốt, tuy nhiên cần chú ý hiện tượng sụt cát, chảy cát
- Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng động đất dưới cấp VI, nằm ở khu vực ít có nguy cơ động đất lớn và tầng suất diễn ra động đất thấp Tại vùng gần cửa sông Sa Kỳ (bãi phi lao) có vết nứt kiến tạo,cách khu vực thiết kế 2km
Trang 26Khóa luận tốt nghiệp
- Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các số liệu thủy văn, hải văn và địa hình khu vực thiết kế, sơ bộ đánh giá và phân loại đất đai xây dựng trong phạm vi diện tích 24,72ha nghiên cứu như sau:
+ Đất xây dựng thuận lợi: gồm các khu vực không bị ngập nước, ít phải đào đắp nền khi xây dựng và các khu vực có độ dốc tự nhiên <5%, diện tích 10,22ha, chiếm 41,34% diện tích
+ Đất xây dựng ít thuận lợi: gồm các khu vực cần cải tạo nền khi xây dựng, có chiều cao đào đắp 1-2m và khu vực có độ dốc nền từ 5-10% diện tích 5,8ha, chiếm 23,46%
+ Đất xây dựng không thuận lợi: gồm các khu vực bị ngập khi nước biển dâng cao tới 2m, chiều cao đào đắp >3m và các khu vực cồn cát cao, có độ dốc tự nhiên
>15% với diện tích 8,7ha, chiếm 35,2% Loại đất này chủ yếu được sử dụng cho bãi tắm khai thác du lịch và trồng rừng phòng hộ.[5]
2.2.6 Chất lượng bãi tắm
Khu vực quy hoạch bãi tắm tốt nhất của toàn vùng bờ biển Sơn Mỹ Tịnh Khê dài khoảng 700m dọc theo bờ biển Biển đẹp sạch, cát mịn, độ dốc thoải, an toàn Trên tuyến biển dài 7km, đoạn biển này nằm giữa Đầu và cuối của tuyến biển có hiện tượng nước xoáy, sát cửa sông Trà Khúc nước bị nhiễm bẩn, cửa sông Sa Kỳ có vết nứt kiến tạo
2.2.7 Cảnh quan thiên nhiên
Có thể nói vị trí quy hoạch là một trong những điểm đẹp nhất khu du lịch Sơn Mỹ, đặc biệt có khả năng khai thác các loại hình du lịch về cả hai phía biển và sông
Dọc bờ biển có một số gò cao và dãy phi lao tươi tốt quanh năm, rất thuận lợi để khai thác cho khu nghỉ mát Các xóm dân cư thuộc thôn Cổ Lũy thường trồng rất nhiều dừa, hòa quyện với mặt nước sông Kinh để tạo nên cảnh quan rất đẹp
Một phần khá lớn diện tích hiện là ao hồ để nhân dân sử dụng tạm nuôi trồng thủy sản Một số nhà nghỉ, nhà dịch vụ và các chòi ven biển để phục vụ khách du lịch cũng đã được xây dựng nhưng chưa được hoàn thiện đồng bộ, có thể tận dụng để sử dụng trong khu vực xây dựng mới
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp
Tóm lại, cảnh quan thiên nhiên tại đây còn hoang dã, chưa có tác động nhiều của con người, bãi biển Mỹ Khê được đánh giá và khẳng định là điểm du lịch lý thú và hấp dẫn
Trang 28Khóa luận tốt nghiệp
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Khảo sát tiềm năng
- Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
+ Khí hậu ( nhiệt độ, mưa, nắng, …)
+ Tài nguyên nước ( chất lượng nước mặt, nước biển, thủy văn…)
+ Đất đai và địa hình ( xem xét khả năng xây dựng )
+ Không khí và tiếng ồn
- Điều kiện kinh tế xã hội
+ Dân cư và lao động
+ Cơ sở hạ tầng và giao thông
+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ngãi
3.1.2 Đề xuất giải pháp ưu tiên
Nhằm phát huy các tiềm năng du lịch sinh thái của vùng biển Mỹ Khê và hướng tới phát triển bền vững
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Tổng quan tài liệu
- Thu thập , tổng hợp các tài liệu liên quan đến vùng biển Mỹ Khê từ Sở tài nguyên và môi trường Quảng Ngãi, Sở Du Lịch Quảng Ngãi… Cũng như tham khảo thêm từ sách báo, internet để có số liệu phân tích và đánh giá về tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái tại Mỹ Khê
- Bên cạnh đó, tổng hợp các thông tin, tư liệu về DLST và hiện trạng DLST tại Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng để có được những đánh giá đúng, giúp
đề tài đạt được kết quả tốt nhất có thể
Trang 29Khóa luận tốt nghiệp
3.2.2 Quan sát thực địa
Trực tiếp đi đến bãi biển Mỹ Khê để quan sát và nhìn nhận về hiện trạng nơi đây, thu thập hình ảnh cũng như thăm dò ý kiến của khách du lịch về khu du lịch Mỹ Khê
3.2.3 P hỏng vấn (Bảng câu hỏi)
- Sử dụng bảng câu hỏi soạn trước để phỏng vấn các du khách tại vùng biển Mỹ Khê Qua đó thu thập các đánh giá và phản hồi từ du khách để đưa ra các nhận định cho khóa luận
- Đối tượng du khách: ngẫu nhiên
- Số lượng phiếu : Phát ra 120 phiếu thu về 100 phiếu hợp lệ
- Số lượng câu hỏi: 10 câu
- Nội dung:
+ Tìm hiểu các mối quan tâm và mức độ quan tâm của du khách đối với khu du lịch biển Mỹ Khê
+ Các đánh giá của du khách về môi trường du lịch tại biển Mỹ Khê
3.2.4 Tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích chỉnh lý và bổ sung những kiến thức còn thiếu trong quá trình nghiên cứu, đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất trong đề tài Những kinh nghiệm và ý kiến được cung cấp từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực DLST là vô cùng cần thiết trong việc đánh giá mức độ khoa học , tính khách quan và giá trị thực tiễn của đề tài
Trang 30Khóa luận tốt nghiệp
3.2.5 Xử lý và phân tích kết quả điều tra
Dùng phần mềm Excel để thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu được thu thập từ các đợp phỏng vấn, khảo sát Qua đó đưa ra nhận định về các vấn đề nghiên cứu
3.2.6 Phương pháp SWOP
- Luận văn sử dụng phương pháp phân tích SWOP là một công cụ tìm kiếm tri
thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó:
+ Phân tích điểm mạnh (S=Strength), điểm yếu (W=Weakness) là sự đánh giá từ bên ngoài, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục
tiêu lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục
tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu)
+ Phân tích cơ hội (O=Opportunities), thách thức (P= Potential) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội
(hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu)
- Để thực hiện SWOP có năm giai đoạn:
+ Xác định mục tiêu của hệ thống
+ Xác định ranh giới hệ thống: để xác định và không nhầm lẫn giữa điểm mạnh và cơ hội, điểm yếu và thách thức, cần làm rõ ranh giới hệ thống Cần chú ý hai loại ranh giới là ranh giới cụ thể (là ranh giới địa lý, mang tính chất phân biệt bằng trực quan) và ranh giới trừu tượng (qui định bằng thẻ hội viên, bằng quyết định thành lập