1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chế định hợp đồng trong bộ luật hồng đức

17 3,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Dựa vào những quy định đó có thể hiểu rằng, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể về một giá trị tài sản nào đó khi đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau : 2.Điều kiện: 2.1 Th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN MÔN

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LỚP: 152LS05

NHÓM: 5.2

ĐỀ TÀI: Ch nh h p ế đị ợ đồ ng trong BLH và nh ng i m nhân Đ ữ đ ể

v n, ti n b (h p ă ế ộ ợ đồ ng là gì? i u ki n, hình th c, phân lo i Trong Đ ề ệ ứ ạ

s các n i dung này, n i dung nào th hi n rõ nét tính nhân v n, ti n ố ộ ộ ể ệ ă ế

b ? T i sao ch nh h p ộ ạ ế đị ợ đồ ng trong BLH phát tri n h n so v i các Đ ể ơ ớ

giai o n phong ki n tr đ ạ ế ướ c và sau nhà Lê s ? Nh n xét, ánh giá.) ơ ậ đ

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM:

Trang 2

Mục lục:

I Sơ lược về vua Lê Thánh Tông

II Chế định hợp đồng trong bộ luật Hồng Đức

1 Khái niệm

2 Điều kiện

3 Phân loại khế ước

III Nội dung thể hiện nét nhân văn, tiến bộ trong

chế định hợp đồng bộ luật Hồng Đức IV Chế định hợp đồng trong bộ luật Hồng Đức phát triển hơn so với các giai đoạn phong kiến khác trước và sau nhà Lê Sơ 1.Giai đoạn trước thời Lê Sơ

2.Giai đoạn sau Lê Sơ

3.Giai đoạn nhà Lê Sơ

V Nhìn chung, tổng kết

Trang 3

I.Sơ lược về vua Lê Thánh Tông:

Vua Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (còn có tên khác là Lê Hậu), hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư của vua Lê Thái Tông, mẹ là bà Ngô Thị Ngọc Dao Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn , Khâm Thiên, Hà Nội ngày nay

Tên tuổi và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông gắn chặt với một giai đoạn phát triển cường thịnh của đất nước Sách “Các triều đại Việt Nam” của tác giả Quỳnh Cư- Đỗ Đức Hùng đánh giá về ông: “Là ông vua ở ngôi gần như lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (38 năm) Nhưng điều đáng nhớ không phải

vì ông ở ngôi lâu mà vì những đóng góp của triều vua này vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt cường thịnh thời đó” Thời trẻ, Lê Thánh Tông với thiên tư thông minh và rất chăm chỉ học hành thể hiện con người có chí khí lớn Việc lên ngôi vua của Lê Thánh Tông được sử sách ghi chép lại rất

rõ Khi Lê Nghi Dân- ông vua cướp ngôi bị lật đổ, các vị quan đại thần trong triều, đứng đầu là Nguyễn Xí, đều nhận định rằng Lê Tư Thành, thiên tư sáng suốt, hùng tài đại lược thật xứng đáng làm vua Họ đã đem xe kiệu đến đón vua ở cung riêng (gọi là cung Gia Đế) Lê Thánh Tông lên làm vua năm

1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497) Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa… Nhờ sự ủng hộ sáng suốt, quyết liệt của nhóm đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt , Lê Thánh Tông đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn Lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông quan tâm nhất việc nội trị, an dân Vua đã nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình, khẩn trương tổ chức xây dựng đất nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ, táo bạo Bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang, cho đào kênh, khơi ngòi, mở mang đường xá, chợ búa làm cho muôn dân được phát triển an lành Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển đất nước của Lê Thánh Tông đã được phản ánh khá rõ qua

các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban như: Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn

điền, Chiếu định quan chế

Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông Dù là con vua nhưng Lê Thánh Tông phải trải qua một tuổi thơ hết sức cơ cực mà tất cả các vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam không ai sánh bằng Ông cùng mẹ mình phải tha hương nhiều nơi, sống một cuộc sống của dân đen để né tránh sự nhòm ngó của bọn quan nịnh thần Tuy nhiên nhờ sống với dân, vất vả kiếm

Trang 4

từng bửa cơm, manh áo qua ngày mà Lê Thánh Tông mới thấu hiểu được sự thống khổ, lầm than của xã hội bấy giờ Từ đó ông hình thành nên nhiều ý tưởng hết sức lớn lao để xây đựng đất nước, cứu rỗi người dân Và sự ra đời của bộ luật Hồng Đức mà ông ban hành sau này đã mang đậm những tư tưởng nhân văn, tiến bộ; cũng như là một sự kiện đánh dấu trình độ văn minh của xã hội Việt Nam thế kỉ XV Lê Thánh Tông, người khởi xướng luật Hồng Đức, cũng là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo"

Có thể nói, ông là một trong những ông vua của các triều đại phong kiến nước Việt xưa có tình yêu và ý thức về chủ quyền biên giới, cũng như biển đảo rất lớn, rất sâu sắc, rất đáng trân trọng, tự hào Hơn thế nữa, vua Lê Thánh Tông còn là một nhà văn hóa, nhà thơ lớn Ông mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497) Mọi thế hệ người Việt Nam vẫn luôn luôn ngưỡng mộ, tỏ lòng thành kính, biết ơn công lao của các vị tiền bối đã giữ yên xã tắc sơn hà cho dân tộc; trong đó vua Lê Thánh Tông- một đấng vua minh quân toàn tài mưu lược và đầy khí phách ở thế kỷ XV

II.Chế định hợp đồng:

1.Khái niệm

1.Hợp đồng là gì ?

Pháp luật nhà Lê không định nghĩa hợp đồng nhưng lại quy định về điều kiện, hình thức, nội dung cơ bản của hợp đồng … Mặc dù những quy định này không có tính hệ thống nhưng nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan pháp luật nhà Lê cũng thể hiện nhiều quan niệm về hợp đồng Dựa vào những quy định đó có thể hiểu rằng, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể về một giá trị tài sản nào đó khi đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau :

2.Điều kiện:

2.1 Thứ nhất:

Tài sản được giao kết phải thuộc quyền sở hữu của bên chuyển nhượng bất

kể khế ước đó là mua bán, cầm cố cho thuê, trao đổi… Theo Quốc triều thư khế thể thức (mẫu 4,5,6,7,8 ), khi đem tài sản để giao dịch, bên chuyển nhượng phải ghi rõ trong hợp đồng: “Số ruộng đất, tài sản này là của tôi (ghi tên của người chuyển nhượng ) và không liên quan đến người khác; nếu có

gì man trá tôi xin chịu tội” Đây là điều khoản cứng (bắt buộc phải thể hiện trong khế ước), thiếu nó khế ước không có giá trị

2.2 Thứ hai :

Trang 5

Khế ước được ký kết trên cơ sở tự do tự nguyện nên pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi cưỡng bức, lừa dối, đe dọa hay có những hành vi khác trái với ý chí của bên chuyển giao tài sản Điều 638 quy định: ” Các quan cai quản quân dân cùng nhà quyền quý mà sánh nhiễu vay mượn tài sản của dân trong quản hạt ( nơi đang cai quản ) thì khép vào tội uổng pháp (lạm dụng quyền lực), tài sản trả lại cho dân”; Điều 355 quy định :” người nào ức hiếp người khác để mua ruộng đát để biếm hai tư, trả lại ruộng đất” Hơn nữa, theo quốc triều thư khế thể thức, để khế ước có giá trị nhất thiết các bên, nhất là bên chuyển dịch tài sản phải ghi rõ sự “tự nguyện” của mình (mẫu số 5, số 7…), đồng thời phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên

Thông qua những quy định này, tính tự nguyện không chỉ phản ánh sự tự nguyện của các bên mà còn cụ thể hóa bằng hành vi (ký, điểm chỉ)

2.3 Thứ ba:

Nội dung trong khế ước phải phù hợp với quy định của pháp luật Pháp luật không quy định một cánh rõ ràng như vậy nhưng qua một số điều luật ràng buộc các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ không được trái với pháp luật Các điều 73,74,75,76… không cho phép mua bán, cầm cố, trao đổi tài sản là vũ khí, sản vật quý hiếm( các loại sừng tê giác, ngà voi, trân châu…) hay mua bán lương thực mắm muối, cho vay với người nước ngoài … Điều

587 quy định mức lãi xuất trong hợp đồng vay không quá 15 đồng tiền kẽm/quan/tháng (một quan tiền bằng 600 đồng kẽm, nên mức lãi xuất cao nhất không quá 2,5%/ tháng khi vay một quan tiền)

2.4 Thứ tư:

Hình thức của khế ước phải phù hợp với quy định của pháp luật Điều 366 quy định: “Khi tập thể khế ước phải chờ quan trưởng trong làng viết hộ và làm chứng, trừ trường hợp các bên biết chữ thì tự lập lấy “ Pháp luật nhà Lê không quy định rõ trường hợp nào khế ước được ký kết bằng miệng hay bằng văn bản (văn khế) Tuy nhiên, theo quy định trong Quốc triều thư khế thể thức thì đối tượng của hợp đồng là ruộng đất, trâu bò, ngựa, thuyền be hay văn khế vay mượn đều phải lập văn bản theo mẫu chung Những đối tượng khác của khế ước có thể được giao ước bằng miệng hay văn khế tùy theo sự thỏa thuận giữa các bên Tuy nhiên, trong một số trường hợp như mua bán nô tỳ, ngoài việc lập khế ước theo mẫu còn có sự xác lập nhận hay cho phép của quan trong làng xã thì việc mua bán mới hợp pháp (Điều 363) => Tóm lại, pháp luật nhà Lê không đưa ra khái niệm cũng như điều kiện của khế ước một cách hệ thống nhưng thông qua một số quy định nêu trên cho thấy pháp luật có một số ràng buộc nhất định đối với các bên tham gia khế ước theo những chuẩn mực, điều kiện cụ thể Khi đó khế ước có giá trị pháp lý và hiệu lực đối với các bên, được nhà nước đảm bảo thực hiện;

Trang 6

ngược lại pháp luật thường dùng cụm từ “ trả lại tài sản” nhằm không thừa nhận một giao dịch nào đó, tức bị vô hiệu

3.Phân loại khế ước :

-Căn cứ vào hình thức:

Có hai loại khế ước miệng ( tức khẩu ước ) và khế ước bằng văn bản (tức văn khế) Theo quốc triều thư khế thể thức, một số loại hợp đông liên quan đến ruộng đất, trâu bò (sức kéo), nhà cửa, tàu be bắt buộc phải lập văn bản Còn những đối tượng khác không được quy định trong tập văn bản này Như vậy, đối với những loại tài sản như lúa gạo, phân bón hay nhu yếu phẩm hằng ngày có thể được giao kết bằng miệng

-Căn cứ vào nội dung:

Có hai loại: Khế ước đoạn mại và khế ước điển mại Đoạn (đứt) mại (bán) nên đoạn mại là mua đứt bán đoạn, điển (ngắn,tạm thời) mại là mua bán tạm Pháp luật nhà Lê quy định loại khế ước khác nhau Đối với loại khế ước mà bên chủ sở hữu dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác được gọi là bán đứt, tức đoạn mại (điều 534, 383 ); đối với loại khế ước này, chủ sở hữu không dịch chuyển quyền sở hữu tài sản mà dịch chuyển quyền chiếm hữu hoặc/ và quyền sử dụng cho bên kia trong một thời hạn nhất định nên gọi là mua bán tạm (tức điển mại hay bán đợ )

Pháp luật nhà Lê quy định rất nhiều loại hợp đồng: mua bán, trao đổi, cho thuê, cho vay hoặc không có cầm cố,…Trong số đó, pháp luật dành nhiều điều khoản hơn để quy định về hợp đồng vay có cầm cố ruộng đất với một

số nội dung sau:

Lãi suất: Điều 587 BLHĐ quy định mức lãi xuất không quá 15 tiền

kẽm/quan/tháng (mỗi quan bằng 600 tiền kẽm nên mức lãi xuất có thể hiểu

là cao nhất không quá 2,5 %/vốn/tháng) Như vậy, mức lãi xuất do các bên

tự thỏa thuận nhưng không được quá mức pháp luật quy định

Thời hạn vay : do các bên thỏa thuận nhưng không được quá 20 năm(đối với người ngoài) và 30 năm (đối với người có quan hệ hôn nhân, huyết thống) Quá thời hạn nay, nếu bên đi vay không trả nợ thì mất số ruộng đất cầm, người cho vay có quyền thanh lúy ruộng đất để thu hồi vốn và lãi suất.Đối với ruộng lúa mùa, thời hạn chuộc lại ruộng đất cuối cùng là 15/3

và ruộng lúa chiêm là 15/9 (âm lịch hằng năm)

Nếu bên đi vay đã trả nợ nhưng người cho vay không trả lại tài sản đã cầm thì tùy mức độ sẽ bị sử lý hình sự

Với những quy định trên, có thể hiểu quan niệm của nhà làm luật về hợp đồng vay như sau: hợp đồng vay là sự thỏa thuận giữa các bên , theo đó người có tiền hoặc tài sản (bên cho vay) giao cho người vay (tức bên đi vay ) một khoản tiền hoặc tài sản trong một thời gian nhất định; hết thời hạn đó,

Trang 7

bên đi vay phải trả lại khoản tiền đã vay và lãi suất theo thảo thuận, trường hợp bên cho vay có nhận cầm tài sản thì phải trả lại tài sản đó

III.Nội dung thể hiện nét văn minh, tiến bộ:

Bộ luật Hồng Đức là một tên gọi khác của bộ Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật), đây là một công trình pháp luật tiêu biểu được nhà Hậu Lê xây dựng, được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt nhất trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam

Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, tật … Nhiều quy định của bộ luật tập chung bảo vệ người dân chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại Đặc biệt bộ luật Hồng Đức còn có một số quy định bảo

vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều đó phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia… Tính dân tộc thể hiện đậm nét trong việc kế thừa và phát huy những thành tựu pháp luật của các triều đại trước, kết hợp với những ưu điểm của pháp luật phong kiến Trung Hoa để xây dựng lên một bộ luật phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam Bên cạnh đó Những điều kiện về chế định hợp đồng, phân loại hợp đồng cũng được các nhà làm luật rất quan tâm đi sâu vào khai thác để tạo nên bộ luật Hồng Đức mang những điểm tiến bộ, nhân đạo của pháp luật thời Hậu Lê

1 Những điều kiện tiến bộ trong chế định hợp đồng của Bộ luật Hồng Đức

về tài sản được giao kết phải thuộc quyền sở hữu của bên chuyển nhượng

- Theo Quốc triều thư khế thể thức , khi đem tài sản để giao dịch, bên

chuyển nhượng phải ghi rỏ trong hợp đồng: “Số ruộng đất, tài sản này là

của tôi (ghi tên người chuyển nhượng ) và không liên quan đến người khác, nếu có gì man trá tôi xin chịu tội” Đây là khoản cứng (bắt buộc phải thể hiện

trong hợp đồng), thiếu nó hợp đồng không có giá trị

- Đối với bên nhận tài sản có thể là bất kỳ người nào Tuy nhiên để bảo vệ lợi ích công cộng hay bảo đảm ổn định kinh tế, an ninh quốc phòng, pháp luật nghiêm cấm người Việt thực hiện giao dịch với người Trung Hoa( nhất

là người man Liêu ở biên giới phía Bắc Đại Việt)

=> Tóm lại, với các quy định trên ta thấy rằng vấn đề chủ sở hữu đối với ruộng đất được nhà làm luật rất quan tâm, đặc biệt đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước mà người đại diện là vua Bên cạnh việc không thừa nhận những hợp đồng như trên là hợp pháp, nhà làm luật còn quy định một số

Trang 8

biện pháp kem theo như: hình phạt, buộc bồi thường, sung công tài sản đó

… Như vậy, pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối quyền chủ sở hữu (bất kể

đó là công hữu hay tư hữu) Hơn nữa, pháp luật cũng bắt buộc người nhận tài sản phải biết rõ nguồn gốc khối tài sản đó trước khi tham gia thiết lập hợp đồng, nếu không sẽ bị vạ lây về hình phạt hay có thể mất khoản tiền đã giao kết

2 Những quy định tiến bộ và nhân đạo trong chế định hợp đồng của Bộ luật Hồng Đức về điều kiện ý chí

- Điều kiện tạo nên một bản hợp đồng có giá trị pháp lý là hợp đồng được kí kết phải là kết quả của sự tự nguyện, tự do về mặt ý chí của các bên, để hợp đồng phản ánh được đúng ý nguyện của các bên và được pháp luật bảo vệ,

nhất thiết phải ghi rõ sự “tự nguyện” của mình đồng thời phải có chữ ký

hoặc điểm chỉ của các bên Bởi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các cá nhân trong xã hội vì một lợi ích vật chất nào đó Chính vì vậy, những hành vi như cưỡng bức, đe dọa buộc phải kí kết hợp đồng không thể tạo nên một giao dịch, hợp đồng có giá trị về mặt pháp lý

=> Thông qua những quy định này, tính tự nguyện không chỉ phản ánh ý chí của các bên mà còn cụ thể hóa bằng hành vi (ký, điểm chỉ) Những hành vi không mang tính tự nguyện, không phản ánh được đúng ý chí của các bên sẽ không tạo thành một giao dịch, hợp đồng có giá trị về mặt pháp lý Bên cạnh

đó còn nghiêm cấm những hành vi cưỡng bức, đe dọa buộc phải ký kết hợp đồng Hành vi này thường xảy ra ở những người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng vị thế đó để nhiễu sách, o ép người dân thiết lập dân sự

3 Những quy định tiến bộ và nhân đạo trong điều kiện nội dung hợp đồng phải phù hợp với quy định pháp luật :

Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể, và các quyền và nghĩa vụ này không được trái với pháp luật Nhưng cũng có hai hình thức thể hiện trái nội dung của hợp đồng có thể trái pháp luật:

- Các bên thỏa thuận nội dung mà pháp luật cấm Đối với trường hợp này, tài sản các bên giao kết bị pháp luật cấm (mua bán, cầm cố trao đổi vũ khí, sản vật quý hiếm ) hoặc các bên không được thỏa thuận những nội dung vượt quá giới hạn pháp luật cho phép Chẳng hạn thỏa thuận mức lãi suất, thời hạn cầm cố ruộng đất trong những thời hạn nhất định

4.Những quy định tiến bộ về điều kiện và hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật:

Trang 9

Hình thức hợp đồng là phương tiện để các bên chủ thể triển khai nội dung của hợp đồng, là cách thức để các bên chủ thể bày tỏ ý kiến của mình

Quốc triều thư kế thể thức, các hợp đồng có liên quan đến ruộng đất, nô tỳ, thuyền be, đều phải lập văn bản những đối tượng khác của hợp đồng (không bắt buộc phải lập văn bản) thì do bên chủ thể thỏa thuận, lựa chọn hình thức

=> So với hợp đồng bằng miệng, hợp đồng bằng văn bản có nhiều điểu kiện chặt chẽ hơn Tóm lại, pháp luật nhà Lê không đưa ra khái niệm cũng như điều kiện của hợp đồng một cách hệ thống nhưng thông qua một số quy định nêu trên cho thấy pháp luật có những ràng buộc nhất định đối với các bên tham gia hợp đồng theo những chuẩn mực, điều kiện cụ thể Khi đó, hợp đồng có giá trị pháp lý và hiệu lực đối với các bên, được nhà nước bảo đảm thực hiện; ngược lại pháp luật thường dùng cụm từ “trả lại tài sản” nhằm không thùa nhận một giao dịch nào đó, tức bị vô hiệu

5 Những điểm tiến bộ trong phân loại hợp đồng :

+Hợp đồng mua bán:

Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán là chủ sở hữu tài sản chuyển giao tài sản cho bên mua, bên mua trả cho bên bán một khoản tiền, đồng thời được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó, pháp luật thời Lê sơ chia hợp đồng mua bán có hai loại: Hợp đông đoạn mại và hợp đồng điển mại

Với những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi thời hạn điểm mại kết thúc; đồng thời ngăn ngừa sự xung đột hay tranh chấp về lợi ích vật chất trong đời sống xã hội Đây là một quy định khá chặt chẽ, độc đáo, phù hợp với tập quán canh nông ở nước ta, thể hiện tính sáng tạo của nhà làm luật thời Lê

+Hợp đồng cho vay :

Bên cho vay có quyền nhận lại số tiền, tài sản cho vay và hưởng lãi xuất theo thỏa thuận Bên cạnh đó, bên cho vay phải giao tiền, tài sản cho vay theo đúng số lượng, chất lượng, thời gian theo hợp đồng đã ký kết Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ và lãi xuất theo thỏa thuận thì bên cho vay phải trả tài sản nhận cầm, nếu cố tình trì hoãn sẽ xử phạt theo quy định

=> Qua đó cho thấy được hợp đồng cho vay thể hiện được quyền và nghĩa

vụ của các bên

=>Có thể nói bộ Luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật là văn bản pháp

lý bậc nhất, là đỉnh cao nhất của thành tựu pháp luật Việt Nam so với các triều đại trước đó và cả về sau Đánh giá về giá trị của bộ luật Hồng Đức, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú viết: “Đời vua Lê có ban hành bộ Hồng Đức hình luật, các đời sau vẫn theo bộ luật ấy

Trang 10

Tuy có vài sự sửa đổi nhỏ trong lời văn, hay trong cách xếp đặt loại mục tuỳ theo thời kỳ, song các điều khoản căn bản vẫn không thay đổi Bộ luật Hồng Đức đã được dùng làm quy củ để cai trị trong nước và cải thiện lòng người”

Những điều đó đã đủ thấy rằng bộ luật Hồng Đức đã được vận dụng vào

công quyền Việt Nam và được xem là chuẩn mực của nền cổ luật nước ta qua nhiều triều đại; bên cạnh tính giai cấp nó còn mang tính nhân đạo, tiến

bộ và tính dân tộc đặc trưng

IV Chế định hợp đồng trong bộ luật Hồng Đức phát triển hơn so với các giai đoạn phong kiến khác trước và sau nhà Lê Sơ.

Nhận xét và đánh giá:

Luật pháp là hiện tượng lịch sử có quá trình hình thành, phát triển Do đó, những nguyên nhân xuất hiện nhà nước và tình hình kinh tế chính trị của n

hà nước cũng chính là nguyên nhân xuất hiện pháp luật.Tại sao chế định hợp đồng trong bộ luật Hồng Đức lại phát triển hơn giai đoạn phong kiến trước

và sau thời Lê sơ Muốn trả lời được câu hỏi đó, chúng ta phải xét toàn bộ tình hình kình tế chính trị, xã hội của các thời đại trước và sau thời Lê sơ để

có cái nhìn tổng quát và chính xác

1) Các giai đoạn trước thời Lê sơ:

• Tình hình chính trị xã hội nước ta thế kỉ X đứng trước nhiều khó khăn

và thách thức Sau thời gian dài bị áp bức bóc lột, cùng với việc mô hình nhà nước Trung Quốc áp đặt lên Việt Nam, điều khó khăn nhất là xây dựng chính quyền độc lập Tuy nhiên, tình hình chính trị lại có nhiều biến động, thêm vào đó là sự thay đổi nhanh chóng của các triều đại, do đó việc hình thành được một bộ luật là không dễ dàng

• Văn Lang là nhà nước đầu tiên của Việt Nam, ra đời vào thế kỷ VII TCN Thời kỳ này bắt đầu có phân hóa xã hội, dẫn tới nhà nước hình thành Luật pháp thời Văn Lang – Âu Lạc là luật không thành văn, nhưng bước đầu chuyển sang luật pháp sơ khai Luật không thành văn

đó là lệ làng, luật tục và tập quán chính trị; luật thành văn gồm: văn bản đơn nhất, hội điển và pháp điển

• Sau đó nước ta nằm dưới ách đô hộ, người Trung Quốc tiến hành chính sách đồng hóa dân ta ra khắp quận, huyện, biến nước ta thành nội thuộc Trung Quốc Các chính quyền đô hộ Trung Quốc ở Âu Lạc cai trị theo luật Hán kết hợp với lệ làng người Việt, do vậy mà luật pháp thời đó mang màu sắc giống Trung Quốc

Pháp luật thời Bắc thuộc:

Ngày đăng: 16/05/2016, 20:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w