1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quyền nhân thân và quyền tài sản trong bộ luật hồng đức

37 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 184,09 KB

Nội dung

1.2.2 Đặc điểmQuyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với cá nhân mà không thể chuyển giao chocác chủ thể khác, nói cách khác quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giaodịch d

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Trang 3

Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Lê triều hình luật) được xây dựng, bổ sung, hoànchỉnh trong thời Lê sơ và được Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1483 trong thời gianông lấy niên hiệu là Hồng Đức nên còn có tên gọi khác là Luật Hồng Đức Đây là mộtcông trình pháp luật tiêu biểu được nhà Hậu Lê xây dựng, có thể khẳng định rằng, LuậtHồng Đức là bộ luật tiến bộ nhất, hoàn chỉnh nhất trong các bộ luật ở Việt Nam thờiphong kiến; là công trình có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam; là một trongnhững thành tựu tiêu biểu của nền văn hiến nước ta Bộ luật ấy chứa đựng nhiều giá trịnhân văn sâu sắc và nội dung tư tưởng rộng lớn, là cơ sở nền tảng trong việc xây dựngnhà nước phong kiến thịnh trị thời Lê sơ Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiếnnhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố, giá trị tích cực, tiến bộ với nhữngquy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, tậtnguyền… chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại, trong đó cần phảinhấn mạnh và khẳng định đến một giá trị nổi bật là những quyền tối thiểu nhưng cơ bảncủa con người, đặc biệt là của người dân được thừa nhận, được tôn trọng và được bảo vệbằng pháp luật.

Luật Hồng Đức xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trên cả hai bình diệnquốc tế và quốc gia Trên bình diện quốc tế, phân tích đối chiếu các điều khoản của LuậtHồng Đức với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế được quy định trong Hiến Chương LiênHiệp Quốc (Điều 1 và Điều 56), bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và 7 công ướcquốc tế về nhân quyền (6), ta thấy những quy định của Luật Hồng Đức rất gần gũi vớinhững tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay trong cả bốn lĩnh vực: quyền toàn vẹnthân thể; quyền bình đẳng; các quyền dân sự và chính trị; các quyền kinh tế, xã hội và vănhóa

(Chú thích BLHĐ: Bộ luật Hồng Đức)

I Sơ lược về Quyền nhân thân và Quyền tài sản

1 Quyền nhân thân

Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên sẽ phát sinh khi tham gia quan hệ pháp luật.Vậy nên muốn hiểu rõ về quyền nhân thân trước hết cần phải hiểu rõ về quan hệ nhânthân:

1.1.Quan hệ nhân thân và các đặc điểm quan hệ nhân thân

Trang 4

1.1.1 Khái niệm quan hệ nhân thân:

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cánhân hoặc tổ chức.Việc xác định một giá trị tinh thần là quyền nhân thân phải được phápluật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của một cá nhân, tổ chức

1.1.2 Đặc điểm quan hệ nhân thân:

+ Quan hệ nhân thân luôn liên quan đến lợi ích tinh thần Lợi ích tinh thần có thể lànhững giá trị tinh thần được pháp luật tôn ghi nhận và mọi người tôn trọng như danh dự,nhân phẩm, uy tín,… Những lợi ích tinh thần đó có thể là kết quả lao động sáng tạo củacon người (các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,…) Lợi ích tinh thần là yếu tố chiphối quan hệ nhân thân để phân biệt với quan hệ tài sản, luôn liên quan đến tài sản

+ Các lợi ích tinh thần không thể bị hạn chế hoặc tước bỏ, trừ trường hợp đượcpháp luật quy định Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệnhư nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm

+ Quan hệ nhân thân không xác định bằng tiền – Giá trị nhân thân và tiền tệkhông phải là những đại lượng tương đương và trao đổi ngang giá, nói cách khác về mặtpháp lý thì quan hệ nhân thân mang tính phi tài sản

1.2.Quyền nhân thân

1.2.1 Khái niệm

Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn với bản thân conngười, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân.Từ xưa đến nay khi nói đến quyềnnhân người ta thường liên tưởng ngay đến những quyền có liên quan mật đến danh dự,nhân phẩm, uy tín của cá nhân Nói chung, quyền nhân thân là quyền để bảo vệ cái

“danh” của mỗi con người bao gồm: danh dự, danh tiếng, danh hiệu… và còn có thể hiểutheo nghĩa rộng là những quyền thuộc nhóm quyền tự do của con người như quyền tự do

cư trú, quyền tự do kinh doanh, tự do việc làm,…nó cũng gắn với cá nhân và thỏa mãnnhu cầu tinh thần của cá nhân Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Quyền nhânthân được quy định là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao chongười khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Không ai được lạm dụng quyềnnhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợppháp của người khác Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác”

Trang 5

1.2.2 Đặc điểm

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với cá nhân mà không thể chuyển giao chocác chủ thể khác, nói cách khác quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giaodịch dân sự giữa các cá nhân.Cụ thể, quyền nhân thân là một quyền dân sự đặc biệt bởicác quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó các quyền khác (quyền tài sản) có thểthuộc về chủ thể khác Hơn nữa, quyền nhân thân có tính chất phi tài sản đồng nghĩa vớiviệc quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản (tàisản này là các tài sản tinh thần như đặt tên tác phẩm, đứng tên tác giả,…) và quyền nhânthân không gắn với tài sản Bên cạnh đó, quyền nhân thân là do Nhà nước “trang bị” chomỗi cá nhân, Nhà nước không cho phép bất cứ cá nhân nào làm thay đổi hay chấm dứtquyền đó Đây là những đặc điểm cơ bản của quyền nhân thân trong pháp luật hiện hành

1.2.3 Quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự 2005

BLDS 2005 liệt kê tương đối nhiều các quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51),bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyềnđược khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền được đảm bảo an toàn về tínhmạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người;quyền xác định lại giới tính; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mậtđời tư; quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữacác thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyềnđược nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bấtkhả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cưtrú; quyền lao động, quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo Điều 738

và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một số quyền nhân thân như: quyền đặt têncho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặcbút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người kháccông bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửachữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm; quyền đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ sángchế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng

1.3 Ý nghĩa việc bảo vệ Quyền nhân thân

Khác với các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực củađời sống cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần cá nhân Vì vậy việcbảo vệ quyền nhân thân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm hại đến quyềnnhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lí xã hội và giáo dục ý thức pháp luật, bảo

Trang 6

đảm đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo.Tuy vậy khác với các quyền dân sự khác quyền nhân thân của mỗi cá nhân không đượcđịnh giá bằng tiền nên nếu có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân thì việc bồi thườngkhắc phục thiệt hại không thể tính toán cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục làchủ yếu.

2 Khái quát về Quyền tài sản

Tài sản, vật và quyền Theo nghĩa thông dụng và hầu như không có tính pháp lý, thuậtngữ tài sản dùng để chỉ một vật được con người sử dụng, một vật hữu hình, như cái bàn,cái ghế, chiếc xe máy,… nghĩa là vật mà ta có thể nhận biết bằng giác quan tiếp xúc Tuynhiên, không phải vật hữu hình nào cũng là tài sản Tất cả mọi người đều sử dụng khôngkhí, nhưng cho đến nay, không khí chưa bao giờ được coi là tài sản theo nghĩa của luậtdân sự Suy cho cùng, chỉ có thể được coi là tài sản những vật mà trên vật đó chủ thể củaquan hệ pháp luật xác lập được các quyền cho phép khai thác lợi ích vật chất từ vật và lợiích đó có giá trị tiền tệ Bởi vậy, ta nói rằng một vật hữu hình là tài sản trong điều kiện nó

là đối tượng của các quyền định giá được bằng tiền Nói cách khác, vật hữu hình trở thànhtài sản một khi nó được pháp lý hoá thành các quyền định giá được bằng tiền

Khái niệm quyền có giá trị tiền tệ gắn với vật hữu hình, một khi được định hình trongpháp luật về tài sản, có tính độc lập tương đối với vật hữu hình và tính độc lập tương đối

đó cho phép đi xa hơn trong việc xác định phạm vi bao quát của khái niệm tài sản bằngcách xây dựng khái niệm tài sản không phải là vật hữu hình Một mặt, có những quyềnđịnh giá được bằng tiền, nhưng lại không được thực hiện trên một vật mà lại gắn liền vớimột hoạt động: phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, tác phẩm văn chương, khoa học,nghệ thuật, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ của thương nhân, thươnghiệu,… Mặt khác, quyền đòi nợ rõ ràng cũng là một quyền có giá trị tiền tệ nhưng không

có đối tượng là một vật hữu hình nào: người có quyền đòi nợ thực hiện quyền của mìnhbằng cách yêu cầu người mắc nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ và tiếp nhận việc thực hiệnnghĩa vụ đó dưới hình thức nhận một số tiền Xuất phát từ suy nghĩ ban đầu, theo đó, tàisản là một vật, ta nói rằng các vật là đối tượng của quyền được ghi nhận trong hai trườnghợp vừa nêu không thể được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc Ta gọi các vật như thế làvật vô hình Quyền định giá được bằng tiền, trong chừng mực đó, là tài sản trong điềukiện nó được vật chất hoá thành một vật (dù là vật vô hình) phân biệt với một vật khác

Tóm lại, vật và quyền là hai mặt không tách rời của tài sản Có thể nói rằng nếu kháiniệm vật được dùng để chỉ tài sản về phương diện vật chất, thì khái niệm quyền đượcdùng để chỉ tài sản về phương diện pháp lý

Trang 7

Vấn đề đặt ra trong khoa học luật Việt Nam, việc người làm luật bỏ quên các quyềntài sản không chuyển giao được trong giao lưu dân sự không phải là thiếu sót nghiêmtrọng lắm Thực vậy, khi xây dựng chế định hợp đồng mua bán, người soạn thảo luật dànhriêng một điều luật để nói về mua bán quyền tài sản (Ðiều 442) sau khi đã nói xong vềviệc mua bán tài sản (Ðiều 421 đến 441) Các quy định liên quan đến mua bán tài sản chỉchi phối các quan hệ mua bán có đối tượng là vật hữu hình; các quy định về mua bánquyền tài sản, về phần mình, có vẻ như chỉ liên quan đến các hợp đồng mua bán có đốitượng là tài sản vô hình Ngoài ra, khi nói về việc cầm cố quyền tài sản (Ðiều 338), luậtquy định rằng người cầm cố (quyền tài sản) phải báo cho người có nghĩa vụ biết về việccầm cố Quyền tài sản được đề cập trong điều luật đó hoàn toàn được đồng hoá với quyềnđòi nợ (Droit créance) (điểm chứng minh quyền tài sản theo luật việt nam không mangnghĩa Droit réel như luật của Pháp) Mặt khác, tại Ðiều 328, người làm luật nói rằngquyền sử dụng đất cũng là một quyền tài sản và có thể được dùng để thế chấp bảo đảmthực hiện nghĩa vụ…

Từ kết quả phân tích ấy, có thể thừa nhận rằng trong suy nghĩ của những người soạnthảo Ðiều 188 Bộ luật dân sự năm 2005, quyền tài sản là một khái niệm đối lập với tài sảnhữu hình và là một yếu tố có tác dụng đặt cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống phân loạitài sản đặc thù, bên cạnh các hệ thống phân loại kinh điển – động sản và bất động sản, vậtchính và vật phụ,… Với hệ thống phân loại đó, ta có một bên là các tài sản hữu hình(động sản và bất động sản hữu hình), bên kia là các quyền tài sản, tức là các động sản vôhình (quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ,…) Quyền tài sản trở thành một khái niệm rấthẹp và không đủ tầm vóc để đảm đương vai trò đối trọng với quyền nhân thân, là nhữngquyền không có giá trị tài sản, trong luật dân sự

Bởi vậy, vấn đề, suy cho cùng, không phải là làm thế nào để bổ sung, hoàn thiện Ðiều

188 BLDS, mà là làm thế nào để xây dựng chế định quyền tài sản với tư cách là sự biểuhiện pháp lý của một vật có giá trị tiền tệ, chứ không chỉ đơn giản là quyền đòi nợ hayquyền sở hữu trí tuệ như trong suy nghĩ của người soạn thảo điều luật đã dẫn

Chúng ta chia Quyền tài sản thành hai phạm trù sau để dễ phân tích :

2.1 Quyền sở hữu

Khái niệm: Quyền sở hữu là quyền của cá nhân đối với tài sản của mình trong việc

chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản có được một cáchhợp pháp, không ai có quyền tước đoạt trái pháp luật tài sản của người khác, chỉ trong

Trang 8

trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội thìnhà nước trưng mua có bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nội dung của Quyền sở hữu bao gồm:

- Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình

- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

- Quyền định đoạt là quyền của các chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản củamình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó

Căn cứ xác lập quyền sở hữu:

- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

- Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền;

- Thu hoa lợi, lợi tức;

- Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

- Được thừa kế tài sản;

- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánhrơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tựnhiên;

- Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khaiphù hợp với thời hiệu luật định;

- Các trường hợp khác do pháp luật quy định

Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu:

- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;

- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;

Trang 9

- Tài sản bị tiêu huỷ;

- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;

- Tài sản bị trưng mua;

- Tài sản bị tịch thu;

- Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước dichuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện dopháp luật quy định; tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tạikhoản 1 Điều 247 của Bộ luật Dân sự 2005

- Các trường hợp khác do pháp luật quy định

2.2 Quyền thừa kế

Khái niệm: Quyền thừa kế là quyền của cá nhân được hưởng di sản của người khác để

lại và quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.Quyền thừa kế phản ánh quyền quyền định đoạt đối với tài sản và quyền sở hữu hợp phápcủa người thừa kế

- Đặc điểm di sản:

Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của ngườichết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Di sản thừa kế cóthể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người

để lại di sản

- Các trường hợp thừa kế:

+ Thừa kế theo di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sảncủa mình cho người khác sau khi chết

- Các điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật

+ Người lập di chúc phải là người thành niên, trừ trường hợp người đó bị bệnhtâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình

Trang 10

(Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha mẹ hoặc ngườigiám hộ đồng ý).

+ Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội + Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt

+ Hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật: di chúc bằng vănbản hoặc di chúc bằng lời nói

Thừa kế theo pháp luật: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điềukiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

- Các trường hợp thừa kế theo pháp luật:

+ Không có di chúc;

+ Di chúc không hợp pháp;

+ Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểmvới người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vàothời điểm mở thừa kế;

+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không cóquyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản

+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

+ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không

có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểmvới người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc,nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế

II

Quyền nhân thân trong B ộ luật Hồng Đức

Do Bộ luật Hồng Đức có niên đại khá lâu đời và là một trong những thư tịch cổnhất Việt Nam, khác với pháp luật hiện đại, nên chưa có sự xuất hiện của định nghĩa về

Trang 11

quyền nhân thân trong BLHĐ mà chỉ có thể hiểu quyền nhân thân theo nghĩa hiện đại từnhững quan hệ dân sự trong xã hội và những tư tưởng lập pháp hướng đến bảo vệ giá trịquyền con người Nhìn chung, theo BLHĐ quyền nhân thân chưa được quy định rõ nét và

cụ thể như Bộ luật hiện hành nhưng cũng phần nào thể hiện được ý nghĩa cũng như nhữngquan hệ pháp luậtlàm phát sinh quyền nhân thân

1 Quyền nhân thân trong quan hệ gia đình

Ở Việt Nam và một số nước Á Đông, trong luân lý và đạo đức truyền thống đềuhướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, lâu dài, một trách nhiệm, một luân lý và đạođức mà tình cảm cá nhân phải phụ thuộc vào đó “Con người vừa mới sinh ra đã phải làngười con có hiếu và thuận hoà - cả cuộc đời đều hiến thân cho gia đình, lấy công việcxây dựng gia đình làm hạnh phúc cho chính bản thân mình Hạnh phúc và danh dự cánhân được gắn chặt với hạnh phúc và danh dự gia đình” Triều Lê đặc biệt chú trọng đếnvấn đề gia đình, coi gia đình là cơ sở quan trọng bậc nhất để tạo lập kỉ cương và ổn định

xã hội nên Bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng,giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác (vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-connuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng họ)

1.1 Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng:

Đây là mối quan hệ cơ bản nhất quyết định sự bền vững trong hôn nhân Thông quamối quan hệ này phản ánh khá đầy đủ và toàn diện về đời sống thực tế của một gia đình

và biểu hiện trên các phương diện sau:

1.1.1 Quyền và nghĩa vụ đồng cư:

Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng, tuy nhiênluật Hồng Đức cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ nhân thânnhư: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và phải có trách nhiệm với nhau, chăm sóc lẫnnhau (các Điều 321 và 308) Người chồng với tư cách là gia trưởng, là người chủ tronggia đình phải có trách nhiệm với vợ con, không được ngược đãi vợ (Điều 482)

Trong hệ thống ngũ luân, quan hệ vợ chồng được xếp hàng thứ ba, một vị trí khôngkém phần quan trọng để thiết lập trật tự xã hội thời phong kiến, cho nên người chồngđượcphép có nhiều vợ nhưng không được ruồng bỏ vợ con Rằng nếu người chồng chểnhmảng hay bỏ bê vợ mình vì si mê một người đàn bà khác thì bị trừng phạt nếu vợ y cáo

Trang 12

giác trước cửa quan (có thể bị đánh trọng thương hay xử đồ được quy định tại Điều 309).Người vợ chỉ không kiện được nếu người chồng xa nhà vì thừa hành công vụ

Nghĩa vụ trên đồng thời cũng đặt ra với người vợ Nếu người vợ vô cớ bỏ nhà đi, không chăm sóc chồng con sẽ bị xử hình phạt đồ ( Điều 321) Người vợ phải có nghĩa vụ

sống chung với chồng, nơi mà chồng hay cha mẹ chồng đã lựa chọn

Lần đầu tiên người vợ có thể kiện xin ly dị chồng Trong Bộ luật Hồng Đức Điều308: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã

quan làm chứng) thì mất vợ" hoặc Điều 333 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Nếu con rể mắng nhiếc cha mẹ vợ bởi chuyện phi lý, thưa lên quan sẽ cho ly dị” vì hành vi mằng

nhiếc, chửi mắng cha mẹ vợ bị xem là bất hiếu, trái với quan điểm Nho giáo

Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: “Hai

vợ chồng bất hòa thuận nguyện xin ly dị, thì tờ ly hôn phải được viết bằng tay ký Tờ này phải được lập thành hai bản, vợ chồng mỗi người 1 bản tự phân chia 1 nơi Người chồng

lý tên và người vợ điểm chỉ Vợ chồng có thể nhờ người trong họ viết thay cũng được Song dùng hình thức ly hôn khác như: bẻ đồng tiền, chiếc đũa hay nhờ người ngoài viết

hộ thì tờ giấy ly dị đó không hợp pháp, vợ chồng phải đoàn tụ lại.”

Mặc dù luật bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan, Điều 310 quy

định "Vợ, nàng dâu đã phạm vào điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp mà người chồng ẩn nhẫn không bỏ thì phải tội biếm tùy theo nặng nhẹ" Tuy nhiên, sẽ không thể ly hôn được nếu như khi phạm vào điều thất xuất

người vợ đang ở trong ba trường hợp (tam bất khứ): đã để tang nhà chồng 3 năm; khi lấynhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trởvề.Về mặt kĩ thuật lập pháp, hai điều luật này tưởng chừng như ở rất xa nhau, nhưng chỉvới một điều luật qui định “tam bất khứ” nhà làm luật đã hoàn thành xuất sắc việc bảo vệ

sự ổn định của gia đình, bảo vệ chế độ tông pháp, hạn chế việc phá vỡ trật tự gia đình củaNho giáo vì thế mà lưu giữ được những giá trị đạo đức trong gia đình, cũng là những giátrị đạo đức của Nho giáo Đồng thời, khi hai bên vợ chồng đang có tang cha mẹ thì vấn đề

ly hôn cũng không được đặt ra Khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếumuốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nửa số con

 Từ đó có thể nhận thấy rằng, trong gia đình người vợ tương đối bình quyền vớingười chồng và do đó, hôn nhân không chỉ coi là sự chuyển giao hoàn toàn cô gái từ giađình bên nội của mình sang gia đình chồng như ở Trung Quốc Và bên cạnh sự ưng thuận

Trang 13

của cha mẹ hay các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gáicũng là một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến Quy định như vậy quyền lợi của ngườiphụ nữ đã được bảo đảm và quan trọng vì nếu người chồng không làm tròn nghĩa vụ với

vợ thì người vợ cũng không buộc phải làm tròn bổn phận của mình Sau khi ly hôn người

vợ vẫn có quyền được nuôi con nếu hợp lý Những quy định này không có trong bất kỳ bộluật nào của Trung Quốc cũng như các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê và được cácnhà luật học quốc tế đánh giá cao vì theo họ ở phương Tây mãi tới cách mạng tư sảnquyền lợi, địa vị người phụ nữ mới được để ý Đây là quy định nổi bật phản ánh tính sángtạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình

Theo tam tòng của Nho giáo đang rất thịnh hành vào thời Lê thì thân phận người phụnữ: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” Với quyền ly hôn của người phụ

nữ thì rõ ràng Nho giáo du nhập vào Việt Nam đã trở thành Nho giáo Việt Nam, mang sắcthái của người Việt chứ không còn là thứ Nho giáo nguyên bản nữa Đúng như một nhànghiên cứu đã nhận xét Nho giáo ở nước ta như những lớp trầm tích đan xen, bện chặt lấynhau, gần như một khu rừng nhiệt đới rậm rạp

1.1.2 Nghĩa vụ phục tùng nhà chồng

Truyền thống tôn trọng và phục tùng gia đình chồng vẫn ăn sâu vào tiềm thức của cácngười dân Việt Nam Đối với người vợ cả thì phải tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trongviệc thờ tự, phụng sự chồng và là người vợ mẫu mực để các thê thiếp của chồng noi theo

Trong Hồng Đức thiện chính thư nói rằng: “đạo làm vợ cả phải phục tùng nhà chồng, siêng năng việc nữ công, không được tiện thiện đi về Người vợ cả phải có đức hạnh mẫu mực làm gương cho nàng hầu” Người chồng dù có như thế nào thì vợ vẫn phải phục tùng quyền uy tuyệt đối thậm chí ngay cả khi người chồng vi phạm pháp luật, người vợ cũng không được tố giác; nếu ngược lại sẽ bị khép vào tội thập ác ( khoản 8 Điều 2 Bộ

luật Hồng Đức)

 Điều này đã góp phần phát huy truyền thống dân tộc về việc giáo dục đức hạnhcủa một người phụ nữ khi lấy chồng và coi gia đình là đơn vị căn bản của xã hội LuậtHồng Đức đảm bảo quyền lập một gia đình và đề cao sự đoàn kết gia đình đến độ chophép những người trong gia đình che dấu lẫn cho nhau khi phạm pháp

Tuy nhiên, không có nghĩa là khi có chồng người vợ bị tước đoạt mọi quyền cá nhân

Dù là người chủ, trụ cột trong gia đình nhưng không được đối xử tàn bạo với vợ: “ chồng đánh vợ bị thương hay chết cũng bị tội như đánh người khác hay chết nhưng được giảm

ba bậc Nếu cố ý đánh chết chỉ được giảm một bậc” ( Điều 482) Đồng thời luật cũng quy

Trang 14

định tại Điều 481 khi vợ không phục tùng chồng, đánh chồng thì tùy mức độ xử lưu haytử.

1.1.3 Nghĩa vụ chung thủy

Nghĩa vụ này trước hết đặt ra đối với người vợ Đầu tiên hôn phân phong kiến khôngbao giờ chấp nhận người vợ cùng một lúc có nhiều chồng Chính vì vậy, vi phạm nghĩa vụchung thủy là vi phạm một trong bảy “thất xuất” bắt buộc người chồng phải ly dị TheoĐiều 401, nếu người vợ là gian phụ (ngoại tình) thì bị xử lưu, điền sản trả lại hết cho

người chồng Đoạn 117 Hồng Đức thiện chính thư còn phạt 50 roi và một khoản tiền đối

với con gái có chồng mà trăng hoa, không giữ mình trong khuê môn

Dù là chế độ hôn nhân đa thê nhưng pháp luật vẫn quy định nghĩa vụ chung thủy đối

với người chồng, tất nhiên không khắt khe bằng người vợ Điều 401 quy định: “ gian dâm với vợ người khác thì xử lưu hay chết”, Điều 405 quy định thông gian với vợ người

khác thì bị phạt 60 trượng, biếm hai tư và bắt nộp tiền tạ Thông gian là có hành vi ngoại

tình, đi lại với vợ người chứ không phải gian dâm bắt tại chỗ nên bị phạt nhẹ hơn Hồng Đức chính thiện thư còn phân biệt rõ hơn về hành vi gian dâm của người chồng Tùy theo

đối tượng người chồng gian dâm là ai mà bị phạt tương ứng Chẳng hạn gian dâm với vợ,nàng hầu của người thì bị xử lưu, đánh 100 trượng; nếu gian dâm với bà góa thì chỉ xử đồ;nếu thông dâm với vợ thầy dạy học thì xử tội chết…

 Qua đó có thể nhận thấy quy định này mặc nhiên thừa nhận những quyền và nghĩa

vụ vợ chồng do Nho giáo và tục lệ đặt ra nhằm mục đích bảo vệ tuyệt đối chế độ gia tộcphụ quyền: thiên về quyền lợi pháp lý của người chồng, bảo vệ quyền lợi của ngườichồng với tư cách là gia trưởng Ở đây có nhiều quy định khắt khe về nghĩa vụ của người

vợ và rõ ràng, gia đình phụ quyền gia trưởng – hạt nhân, nền tảng của xã hội phong kiến,được nhà nước bảo vệ với nhiều đặc quyền của người đàn ông Thực chất đó cũng chínhmột phương thức để củng cố chế độ phong kiến trung ương tập quyền ngày càng cao hơncủa nhà Lê

1.1.3 Nghĩa vụ để tang nhau:

Ngoài nghĩa vụ tang chế (tang phục của vợ đối với chồng) thì trong lúc có tang màquên buồn làm chuyện vui hay đi dự tiệc thì bị đánh 80 trượng Tại khoản 9 Điều 2 Bộ

luật Hồng Đức quy định: “Hành vi không để tang chồng thuộc nhóm tội Thập ác và có thể bị xử tử (bất mục)”.

1.2 Quan hệ giữa cha mẹ với con cái

Trang 15

Nho giáo khái quát mối quan hệ này trong chữ “ hiếu”, phạm trù đứng thứ hai sau chữ

“ trung” trong hệ thống ngũ luân Chính vì chữ hiếu có tầm quan trọng trong trật tự xãhội phong kiến nên được các nhà làm luật rất quan tâm và quy định rất nhiều trong cácvăn bản luật Trong mối quan hệ này, nhà làm luật chủ yếu đưa ra các nghĩa vụ của concái đối với cha mẹ Có thể khái quát mối quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con cái trênmấy phương diện sau:

1.2.1 Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ

Hành vi không phụng dưỡng, kính trọng cha mẹ thuộc nhóm Thập ác tội với mức

hình phạt rất nặng (Điều 2 Bộ luật Hồng Đức) Theo Hồng đức thiện chính thư thì tội bất

hiếu có thể áp dụng hình phạt tử và được thực hiện dưới hình thức lăng trì Theo nhà làm

luật thời Lê, kính trọng bao gồm rất nhiều nghĩa vụ mà con cái phải tuân thủ Con cái không nghe lời cha mẹ thì xử đồ (Điều 506); lăng mạ, làm nhục cha mẹ thì xử lưu hay tử (Điều 45); thậm chí cha mẹ phạm tội cũng không được tố cáo mà còn che giấu, nếu làm trái bị xử lưu hay tử (Điều 7) ; nếu cha mẹ phạm tội bị áp dụng hình phạt thì con cái phải

có trách nhiệm chịu tội thay ( Điều 38)…

Trong thời kì hôn nhân, trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ không chỉ đặt ra đối với

con đẻ mà còn đặt ra đối với cả dâu, rể Đoạn 293 và 294 nêu rõ: “Nàng dâu nghỗ nghịch, to tiếng, lỗ đạo con dâu, bóng gió khóe cạnh, dám lớn tiếng mà lăng loàn; còn rể con thì trái đạo, chẳng hoài nghĩa rể con, khi càng rỡ Vậy cả hai điều khép vào tội bất hiếu”.

Bên cạnh nghĩa vụ quy định nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ , pháp luật cũng quyđịnh cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái trong gia đình từ việc sinh ra, nuôi dưỡng,chăm sóc, dạy bảo cho đến khi thành người Rồi sau đó phải lo việc dựng vợ gả chồngcho con cái yên bề gia thất Điều này được quy định rất rõ trong Chương Răng bảo của

Hồng đức thiện chính thư Và đồng thời đưa ra một số hình phạt kèm theo nếu không thực hiện những điều đã quy định “ con cái còn ở chung với cha mẹ mà ăn trộm thì cha

mẹ bị xử biếm, nếu chúng ăn cướp thì xử đồ Nếu con không đủ tiền bồi thường thì cha

mẹ bồi thường thay Con cái đã ra riêng thì chỉ xử biếm Nếu đã báo quan rồi thì không

có tội, đã báo quan nhưng chứa trong nhà thì coi như chưa báo nên vẫn chịu tội”.

 Từ đó có thể hiểu, trong tâm hồn của mỗi người Việt nam, ngay từ thuở lọt lòng đãđược giáo dục và ứng xử theo nguyên tắc hiếu - kính, con cái trong gia đình phải kínhtrọng, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, biết “kính trên nhường dưới”, người Việt quan niệmrằng “hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị xã hội cao quý”

Trang 16

Pháp luật thời kỳ nhà Lê quy định con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng, hiếu thảo với cha mẹ

và cho phép người trong gia đình được che chở lẫn nhau, nghiêm cấm sự tố cáo ông bà,cha mẹ - đó là đạo hiếu truyền thống của người Việt từ ngàn đời nay được thể chế hoá vàotrong luật, ngay cả trong trường hợp có sự xung đột giữa pháp luật và đạo đức thì đạo đứcvẫn được coi là cái gốc để điều chỉnh hành vi của con người

1.2.2 Nghĩa vụ tế tự, cư tang, thờ cúng cha mẹ

Không chỉ lúc còn sống, khi cha mẹ mất đi con cái phải có trách nhiệm, lo lắng chochu toàn việc cư tang Vi phạm nghĩa vụ này tùy mức độ nặng nhẹ mà gánh chịu những

hình phạt tương xứng và mức nặng nhất có thể là xử tử Có tang cha mẹ mà không khóc thì bắt tội đồ, không cúng kính mà còn mặt đồ lành, áo tốt, dự tiệc vui thì bắt tội trượng (Điều 130) Cha mẹ chết mà nói láo là còn tang người khác nên không để tang là xử đồ Viện lý xử biếm (Điều 534) Hồng đức thiện chính thư còn dành ra hai mươi đoạn để quy

định rất chi tiết “ Lệ để tang” Trong đó có các tang chính như: cha mẹ đẻ để tang ba năm( đối với con trai hay con gái chưa chồng ) và 1 năm đối với con gái đã có chồng; với cha

mẹ chồng, con dâu để tang 3 năm; cha mẹ vợ, con rể để tang 3 tháng ( riêng bố mẹ của vợ

cả thì người chồng để tang 1 năm)…

Sách Trung dung có câu “Thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc còn sống, ấy là hiếu đến rất mực vậy…” Sách Luận ngữ có câu: “Cẩn thận lúc cha mẹ chết, nhớ đến cha

mẹ mà thương xót thì cái đức của dân trở nên hậu…” Vậy “ Cẩn thận lúc cha mẹ chết” là

gì nếu không phải lo việc cư tang, cúng kính, thờ tự Tư tưởng này của Nho giáo rất phùhợp với đạo đức, truyền thống của người dân Việt Chính vì vậy mà được nhà làm luậtquan tâm rất đúng mức

Ngoài ra, giữa cha mẹ và con cái còn có một số quyền và nghĩa vụ khác Cha mẹ làm quan thì con cái được tập ấm ( dẫn dắt vào chốn quan trường) (Điều 13 BLHĐ); con cái

có cha mẹ thuộc hàng bát nghị khi phạm tội được ân giảm theo phẩm hàm của cha mẹ (Điều 12 BLHĐ); nếu con cái của quan lại mang hàm cửu phẩm trở lên khi phạm tội nhẹ được dùng tiền chuộc tội tương ứng với phẩm hàm của cha ( Điều 22 BLHĐ).

1.3 Quan hệ nhân thân giữa các anh chị em

Vì chế độ hôn nhân đa thê, phụ hệ nên các anh chị em trong gia đình có thể là cùngcha khác mẹ Ngoài ra còn có thể có anh chị em trong gia đình có thể cùng mẹ hay làcùng cha mà khác mẹ Ngoài ra còn có thể có anh chị em nuôi, dâu, rể…

Trang 17

1.3.1 Người con trai trưởng có nhiều quyền cũng như trách nhiệm đối với các anh

em khác trong gia đình

Trong trường hợp cha mẹ chết sớm, người con trai trưởng phải là “quyền huynh thếphụ” thay mặt cha mẹ trông coi, quán xuyến mọi việc trong gia đình và quyết định đối vớinhững vấn đề quan trọng của gia đình, số anh em còn lại phải phục tùng mệnh lệnh đónhư là mệnh lệnh của người cha Nếu các em còn nhỏ phải lo chăm sóc, nuôi dưỡng Nếu

đã trưởng thành phải lo dựng vợ gả chồng cho các em Điều 314 BLHĐ quy định, khi cha

mẹ chết rồi, người anh trai trưởng có trách nhiệm sắm đồ sính lễ ( nếu là anh của đàngtrai) hay đứng ra nhận đồ sính lễ (nếu là anh của nhà gái) và tổ chức lễ thành hôn cho các

xúc, gần gũi lẫn nhau trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là giữa anh chị em khác giới Đoạn

98 Hồng Đức thiện chính thư cấm anh chị em trong nhà ngồi cùng một chiếu, tắm cùng

một bến ( sông ), tay không được liền nhau, ai trái lệnh sẽ luận tội theo luật Những quyđịnh này nhằmgiữ trật tự gia đình phong kiến, hòa thuận giữa anh em, đoạn 96 HĐTCTbuộc người cha phải dạy cho con cái biết hòa thuận, kính trên nhường dưới, không đượcnghe lời xúc xiểm của vợ, làm mất tình cốt nhục , đẻ nhơ nhuốc gia đình; nếu để vậy là cótội Tuy nhiên, pháp luật cũng dự liệu một số biện pháp điều chỉnh khi anh chị em tronggia đình hiếp đáp, cưỡng bức, đánh đập nhau Nhất là anh em cùng cha khác mẹ, chị dâu

em chồng, con ruột con nuôi … Điều 478 BLHĐ quy định: “ Đánh anh chị em hàng ti

ma trở lên ( để tang 5 tháng ) thì xử biếm tư, đánh bị trọng thương thì xử nặng hơn đánh người thường một bậc, đánh chết thì xử chém”.Điều 512 quy định: “ Anh em không còn hòa thuận đến nỗi đưa nhau đến kiện tụng, ai trái lẽ bị xử tội nặng hơn người thường một bậc”.

Kết luận: Đối với quan hệ hôn nhân và gia đình, nhà làm luật thời Lê đã chịu ảnh

hưởng sâu sắc tư tưởng của Nho giáo nhưng có cân nhắc cho phù hợp với tập quán,truyền thống đạo đức của người Việt, qua đó biểu lộ được nét tinh vi, sự tiến bộ vượt bậctrong kỹ thuật lập pháp Việc qui định chặt chẽ những lễ nghi trong gia đình và trừng phạtnghiêm khắc những người xâm hại lễ nghi thì Quốc Triều Hình Luật đã thể hiện sự kếthợp chặt chẽ giữa Lễ và Hình Qua đó, Bộ luật đã bảo vệ giá trị đạo đức truyền thống củadân tộc như lòng hiếu thảo, sự tôn kính ông bà, cha mẹ của con cháu; sự hoà thuận chung

Trang 18

thuỷ giữa vợ chồng; sự kính nhường hoà thuận giữa anh chị em, truyền thống tôn sư trọngđạo Đồng thời các qui định nghiêm khắc áp dụng trong mỗi vi phạm lễ nghi gia đình củaQuốc Triều Hình Luật có tác động rất lớn đến sự tự điều chỉnh hành vi trong gia đìnhkhiến họ sớm có ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với bản thân và làm tròn bổn phận ởtừng vị trí cụ thể với gia đình mình Như vậy, bộ luật đã hỗ trợ đắc lực cho sự giáo dụcđạo đức trong gia đình, trong xã hội, đã dùng pháp luật để xây dựng, củng cố nhữngchuẩn mực và giá trị đạo đức truyền thống.

Mặt khác, đốivới những sáng kiến độc đáo hơn so với pháp luật Trung Hoa, đã tinhgiản một cách linh động những giáo điều cứng nhắc của Nho giáo nhưng lại không làmmất đi những tư tưởng nền tảng trong kinh sách Nho giáo cho phù hợp với thực trạng của

xã hội đương đại Những tiến bộ này đã được các nhà lập pháp hiện đại rất chú ý, quantâm và tìm ra những hạt nhân hợp lí để kế thừa và phát huy chúng, vừa để bảo tồn di sảnvăn hóa phi vật thể này Và một sự thật của lịch sử không thể chối cãi được: gia đình luôn

là nền tảng của xã hội Đấy là những hạt nhân tiến bộ, là những nét đặc sắc trong phápluật phong kiến nhà Lê mà tiêu biểu là Bộ luật Hồng Đức

2 Một số quyền nhân thân tiêu biểu khác

Cách đây 2500 năm, Khổng Tử đã đề cập đến vấn đề con người Học thuyết nhân củaông là học thuyết về con người Khổng Tử là người đã rất chú trọng đến vai trò của conngười Ông đã coi con người là con người cho dù người đó là nô lệ Chủ nghĩa nhân đạocủa ông lấy hạt nhân là chữ hiếu - là quan hệ huyết thống tự nhiên của con người, quan hệhuyết thống tự nhiên này là cơ sở cho chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử, đã có ảnhhưởng mạnh mẽ vào Việt Nam Nó có tính hợp lý khi Khổng Tử đã kết hợp nhân ái (đạođức), huyết thống (quan hệ tự nhiên) và chế độ đẳng cấp (chính trị) lại với nhau; và nhân

ái là chất keo để gắn chặt mối quan hệ ngang dọc của xã hội "Nhân" là phạm trù trungtâm của toàn bộ học thuyết Khổng giáo.Khổng Tử nói nhiều đến chữ “Nhân” và coi

“Nhân” là cao ngất, là rộng đến sâu thẳm của đạo đức con người Đây là quan điểm hếtsức tiến bộ, vì cho đến hơn 200 năm sau này, Aritstot vẫn xem nô lệ chỉ là công cụ biếtnói.Quốc Triều Hình Luật chịu ảnh hưởng lớn tư tưởng của Khổng - Mạnh, đặc biệt là tưtưởng về trách nhiệm của nhà cầm quyền với dân, vì mục tiêu trị quốc và thái bình thiênhạ.Mặc dù không tránh được những ảnh hưởng về giai cấp, nhưng tiến bộ hơn cả là nhữngnhà làm luật triều Lê đã đưa ra nhiều qui định bảo vệ các lợi ích cơ bản của con ngườitrong xã hội đặc biệt là tầng lớp dưới Những qui định này giúp ta thấy rõ được tính xã hộisâu sắc của nhà nước phong kiến Việt Nam

2.1 Quyềnphụ nữ và trẻ em được bảo hộ

Ngày đăng: 16/05/2016, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w