1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập ma trận IE và đề xuất định hướng chiến lược cho Trung tâm Thương mại điện tử

40 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 73,48 KB

Nội dung

Khái niệm chiến lược kinh doanh Năm 1962, Alfred Chandler ĐH Harvard là người khởi xướng quản trị chiến lược đã đưa ra định nghĩa cơ bản về chiến lược như sau: “Chiến lược là sự xác định

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 5

I Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược 5

1 Chiến lược kinh doanh 5

1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 5

1.2 Lợi ích của chiến lược kinh doanh 6

2 Quản trị chiến lược kinh doanh 7

2.1 Khái niệm quản trị chiến lược 7

2.2 Yêu cầu đối với quản trị chiến lược 7

2.3 Quá trình quản trị chiến lược 8

3 Sơ đồ quản trị chiến lược 11

PHẦN 2 – GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 12

I Giới thiệu chung 12

1 Chức năng, nhiệm vụ 12

2 Tổ chức bộ máy và biên chế 13

3 Thông tin liên hệ 13

II Các hoạt động chính năm 2015 13

1 Xây dựng, triển khai các dự án, chương trình, kế hoạch về TMĐT theo nhiệm vụ được giao: 13

2 Xây dựng, phát triển Cổng thông tin quản TMĐT và Sàn giao dịch TMĐT thành phố 15

Trang 2

3 Công tác tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động về

TMĐT 16

4 Công tác hỗ trợ chức năng quản lý nhà nước về TMĐT 17

PHẦN 4 – PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TỚI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 18

I Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài 18

1 Môi trường vĩ mô 18

1.1 Môi trường kinh tế 18

1.2 Môi trường chính trị và pháp luật 19

1.3 Môi trường văn hóa, xã hội 20

1.4 Môi trường dân số 20

1.5 Môi trường tự nhiên 21

1.6 Môi trường công nghệ 21

2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô 22

2.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các đối thủ cạnh tranh hiện tại 22

2.2 Khách hàng 22

2.3 Nhà cung cấp 23

2.4 Sản phẩm thay thế 23

II Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong 23

1 Nguồn nhân lực 23

2 Tiềm lực tài chính 24

3 Cơ sở vật chất 24

4 Hoạt động Marketing 24

III Lập ma trận EFE, IFE, IE cho Trung tâm Thương mại điện tử 24

Trang 3

1 Ma trận EFE 24

1.1 Tổng hợp lại những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới sự thành công 24

1.2 Lập ma trận EFE 27

2 Ma trận IFE 30

2.1 Tổng hợp lại những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới sự thành công 30 2.2 Lập ma trận IFE 31

3 Ma trận IE 33

PHẦN 5 – ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 35

I Chiến lược thâm nhập thị trường 35

1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức, phương thức quản lý, điều hành: 35

2 Đối với các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ về TMĐT cho doanh nghiệp, người tiêu dùng 36

II Chiến lược phát triển sản phẩm 38

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Do xu thế quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng giatăng, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của thịtrường, làm cho môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động thườngxuyên Với một điều kiện môi trường kinh doanh như vậy đòi hỏi các doanhnghiệp phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn thì mới có khả năng nắm bắt cơhội, tránh được nguy cơ, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của doanhnghiệp

Nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược em chọn đề

tài: “Lập ma trận IE và đề xuất định hướng chiến lược cho Trung tâm Thương mại điện tử, thuộc Sở Công Thương Hải Phòng” nhằm đưa các kiến

thức lý luận về quản trị chiến lược vào thực tiễn Với lượng kiến thức còn hạnchế và thời gian có hạn, chắc chắn bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếusót, em rất mong thông qua bài viết để tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề nàymột cách thấu đáo và sâu sắc hơn

Trang 5

PHẦN 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

I Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược

1 Chiến lược kinh doanh

1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh

Năm 1962, Alfred Chandler (ĐH Harvard) là người khởi xướng quản trị

chiến lược đã đưa ra định nghĩa cơ bản về chiến lược như sau: “Chiến lược là sự xác định những mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn phương thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.”

Theo Mizberb (1976): Chiến lược thể hiển dưới dạng 5P:

- Plan: Kế hoạch;

- Ploy: Mưu mẹo, mưu lược;

- Pattern: Mô thức, dạng thức Coi chiến lược kinh doanh là tậphợp các hành vi có quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau theo thời gian;

- Position: Vị trí Xác định vị trí nhất định của doanh nghiệp trongmôi trường kinh doanh ;

- Perspective : Triển vọng Thể hiện viễn cảnh tầm nhìn của doanhnghiệp

Năm 1980, James B.Quinn đã đưa ra cách hiểu như sau: “Chiến lược kinh doanh là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu, các chính sách và các trình tự hành động thành một thể thống nhất nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp”.

Chiến lược kinh doanh là phát triển vị thế cạnh tranh thông qua phát triểncác lợi thế cạnh tranh

Ở Việt Nam chiến lược cũng có nhiều cách hiểu :

- Chiến lược kinh doanh là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các bộ

phận với thời gian, không gian theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khảnăng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu lâu dài phù hợpvới xu hướng của doanh nghiệp

Trang 6

- Chiến lược kinh doanh là tập quyết định và phương châm hành động để

đạt được mục tiêu căn bản và dài hạn, giúp cho tổ chức phát hiện điểm mạnh vàkhắc phục điểm yếu, đón nhận những cơ hội và vượt qua các nguy cơ từ bênngoài một cách tốt nhất

Tóm lại, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những mục tiêuphải đạt được trong dài hạn, phải có các nguồn lực để thực hiện được mục tiêu,đồng thời phải có cách thức, tiến trình hành động để thực hiện mục tiêu Nhưvậy, chiến lược giống như một sơ đồ mang tính tổng quát, định hướng sự pháttriển vào tạo lập các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

1.2 Lợi ích của chiến lược kinh doanh

Hoạt động kinh doanh hiện nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nó vừa

là cơ hội, vừa là thách thức đối với doanh nghiệp Do đó, chiến lược kinh doanhngày càng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, sau đây là những lợi ích

mà chiến lược kinh doanh sẽ mang lại:

- Giúp doanh nghiệp nhận thức rõ ràng được mục đích, hướng đi của

mình, làm cơ sở cho mọi chương trình hoạt động và các phương án kinh doanh

có hiệu quả;

- Giúp doanh nghiệp nhận thức rõ được các cơ hội – nguy cơ trong tương

lai ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra cácchính sách, chương trình nhằm tận dụng những cơ hội khi nó xuất hiện, hạn chếgiảm thiểu sự tác động xấu của các mối đe doạ từ môi trường đối với sự pháttriển của doanh nghiệp, nâng cao ưu thế cạnh tranh;

- Giúp doanh nghiệp phân phối và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn

lực sẵn có của doanh nghiệp cho các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ đó cảithiện các chỉ tiêu hiệu quả: tăng doanh số, tăng thị phần, giá trị tài sản, …;

- Giúp doanh nghiệp tạo ra thế chủ động trước sự biến đổi của môi trường,

có thể tác động làm biến đổi môi trường cho phù hợp với chiến lược kinh doanhcủa mình;

Trang 7

- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đấu tranh chống lại tư tưởng

ngại thay đổi, kích thích việc nghĩ đến tương lai, phát huy tính sáng tạo, đề caotrách nhiệm cá nhân và tinh thần tập thể

2 Quản trị chiến lược kinh doanh

2.1 Khái niệm quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại cũng nhưtương lại, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việcthực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó

Quản trị chiến lược là một khoa học và nghệ thuật thiết lập để thực hiện vàđánh giá các quyết định giúp cho mỗi tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.Quản lý chiến lược đề cập tới nghệ thuật hoạch định kế hoạch kinh doanhtại mức cao nhất và hiệu quả nhất có thể Đó là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạotrong doanh nghiệp Quản lý chiến lược tập trung vào việc xây dựng một cấutrúc nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, theo đócác vấn đề mới không ngừng được bổ sung thông qua những nỗ lực phối kết hợpcủa các nhân viên trong doanh nghiệp

2.2 Yêu cầu đối với quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược phải nhằm tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp Như vậy, chiến lược kinh doanh phải chỉ ra những cơ hội đểgia tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải khai tháctriệt để lợi thế so sánh của mình chứ không nên tập trung vào việc khắc phụcđiểm yếu;

Quản trị chiến lược kinh doanh phải đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp.Mặc dù vậy không có nghĩa là nó sẽ đảm bảo chắc chắn thành công cho doanhnghiệp do còn chịu các rủi ro không lường trước;

Quản trị chiến lược phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và nhữngđiều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu Việc xác định phạm vu kinh doanhnhằm khắc phục sự dàn trải nguồn lực hoặc không sử dụng hết nguồn lực Khi

Trang 8

doanh nghiêp lựa chọn được mục tiêu phù hợp thì phải chỉ ra được mục tiêu nào

là cơ bản nhất, quan trọng nhất Đi liền với mục tiêu là hệ thống các chính sách,biện pháp và điều kiện vật chất, kỹ thuật, lao động,… hỗ trợ cho việc thực hiệncác mục tiêu đó;

Quản trị chiến lược phải đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai

và có chiến lược dự phòng Khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp phải luônchuẩn bị chiến lược dự phòng trong trường hợp xấu nhất, điều này giúp doanhnghiệp không lâm vào thế bị động khi tương lai thay đổi bất ngờ;

Quản trị chiến lược phải kết hợp chín muồi với thời cơ Chiến lược kinhdoanh là sự kết hợp hài hoà giữa 3 yếu tố: Sự chín muồi, tính khả thi và khaithác tối đa tiềm năng/ nguồn lực của doanh nghiệp Do đó, nó là sản phẩm kếthợp của khoa học và nghệ thuật Nói một các khác, nó đòi hỏi cả sự chính xác

và sự sáng tạo

2.3 Quá trình quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược được chia thành 5 quá trình cơ bản: Tiền hoach định,hoạch định chiến lược, triển khai, thực hiện và đo lường đánh giá Như vậy,quản trị chiến lược không chỉ bao hàm các quá trình tiền hoạch định và hoạchđịnh chiến lược, mà còn triển khai và thực hiện phương án chiến lược cũng như

đo lường và đánh giá kết quả Các hoạt động triển khai chiến lược bao gồm hoànhành phương án được hoạch định và truyền đạt phương án cho các đồng sự Sau

đó đến công tác thực hiện phương án bao gồm phân bổ nguồn lực, vận hành vàđiều hành phương án Việc đo lường và đánh giá sự thay đổi của doanh nghiệpnhư một hệ quả của các bước thực hiện, sử dụng những thông tin thu được để tối

ưu hoá phương án đang thực hiện

Ngoài ra, người ta có thể chia quá trình quản trị chiến lược theo 3 giaiđoạn: Hoạch định chiến lược; thực hiện chiến lược; kiểm soát chiến lược

Bước 1: Hoạch định chiến lược

Trang 9

Là quá trình xây dựng nhiệm vụ kinh doanh và nghiên cứu môi trường kinhdoanh để xác định những khó khăn và thuận lợi từ bên ngoài và những điểmmạnh, điểm yếu từ bên trong, đề ra mục tiêu chiến lược và lựa chọn giải pháp tối

ưu để thực hiện các mục tiêu chiến lược

Xây dựng chiến lược cấp doanh nghiệp: Nhằm định hướng chung chodoanh nghiệp về vấn đề tăng trưởng quản lý đơn vị thành viên, phân bổ nguồnlực tài chính và các nguồn lực khác giữa các đơn vị đó Xác định một cơ cấuhợp lý các sản phẩm dịch vụ, hoặc lĩnh vực doanh nghiệp tham gia kinh doanh.Xây dựng chiến lược cấp kinh doanh: Tập trung vào việc cải thiện vị thếcạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh

Xây dựng chiến lược cấp chức năng: Tập trung vào việc quản lý và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và mỗi đơn vị thành viên Chiếnlược này được phát triển nhằm thực hiện thành công các chiến lược trên

Trên thực tế, doanh nghiệp luôn bị hạn chế các nguồn lực nên các nhàchiến lược phải chọn một chiến lược tốt nhất Chiến lược được hoạch định phảitạo được vị trí cạnh tranh có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường Đây là giaiđoạn quan trọng nếu làm không tốt giai đoạn này thì các giai đoạn sau làm tốtcũng vô ích

Bước 2: Thực hiện chiến lược

Là giai đoạn hành động trong quản trị chiến lược Để thực thi chiến lược đãvạch ra phải có một cơ cấu tổ chức tương ứng để đảm đương được nhiệm vụmới và huy động được nhà quản trị và nhân viên tham gia vào công việc

Ba hoạt động chính của giai đoạn này là: Thiết lập mục tiêu hàng năm; Đề

ra các chính sách để theo đuổi mục tiêu; Phân phối và sử dụng hợp ly các nguồnlực

Việc thực thi chiến lược thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thúcđẩy nhân viên của nhà quản trị, nó mang tính nghệ thuật nhiều hơn khoa học

Bước 3: Kiểm soát chiến lược

Trang 10

Đây là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược, có 3 hoạt động chính là:Xem xét lại các tiền đề của chiến lược; Đo lường và đánh giá các kết quả; Tiếnhành hoạt động điều chỉnh.

Mặc dù là giai đoạn cuối cùng nhưng cần được tiến hành thường xuyên liêntục để tạo ra những thông tin phản hồi làm cho các giai đoạn trước kịp thời điềuchỉnh công việc

Trang 11

Phân bổ nguồn lực Hoạch định ngân sách Xây dựng chính sách Cấu trúc tổ chức Văn hoá công ty

Hình thành chiến lược:

- Chiến lược cấp công ty

- Chiến lược cấp kinh doanh

- Chiến lược cấp chức năng

Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

Xác định tầm nhìn và sứ mệnh

của tổ chức

Phân tích môi trường bên ngoài Phân tích nội bộ

Xác định mục tiêu chiến lược Hoạch định

Thực hiện

Kiểm soát

3 Sơ đồ quản trị chiến lược

Hình 1.Sơ đồ quá trình quản trị chiến lược

Trang 12

PHẦN 2 – GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

I Giới thiệu chung

1 Chức năng, nhiệm vụ

Xuất phát từ nhu cầu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ứng dụng Thương mạiđiện tử (TMĐT) trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ quản lý nhà nước về TMĐTtrên địa bàn thành phố Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã thành lậpTrung tâm Thương mại điện tử (Trung tâm TMĐT), thuộc Sở Công Thương với

chức năng “Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, triển khai, ứng dụng và phát triển TMĐT; phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Công Thương về TMĐT”

Trung tâm TMĐT, thuộc Sở Công Thương Hải Phòng được thành lập theoquyết định 295/QĐ-UBND ngày 07/02/2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố vớicác nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tư vấn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động vềTMĐT;

- Quảng bá, khuếch trương các hoạt động về TMĐT;

- Tạo môi trường thuận lợi và thu hút các nguồn lực xã hội tham gia cáchoạt động về TMĐT;

- Tìm nguồn hỗ trợ ở trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động pháttriển TMĐT của Trung tâm theo quy định;

- Là đầu mối hợp tác trong nước và quốc tế triển khai các hoạt độngTMĐT trên địa bàn thành phố Tiếp nhận và cung cấp các nguồn thông tin hợppháp về TMĐT trên địa bàn thành phố, trong cả nước và nước ngoài theo quyđịnh;

- Nghiên cứu xây dựng nghiệp vụ và tham gia đào tạo trong lĩnh vựcTMĐT;

- Tham gia các hoạt động khác trong lĩnh vực TMĐT theo chức năng,nhiệm vụ và theo sự phân công của Sở Công Thương

Trang 13

- Quản lý cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng, tài chính, tài sản trangthiết bị được giao theo quy định

2 Tổ chức bộ máy và biên chế

a) Tổ chức bộ máy của Trung tâm có: Giám đốc và 01 đến 02 Phó Giámđốc; được bổ nhiệm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhândân thành phố

b) Các tổ chức trực thuộc Trung tâm gồm:

- Phòng Tổ chức - Hành chính;

- Phòng Phát triển thương mại điện tử;

- Cổng Thông tin giao dịch thương mại điện tử (Sàn Giao dịch Thươngmại điện tử)

c) Biên chế của Trung tâm là biên chế sự nghiệp; trước mắt, trong 03năm đầu (kể từ năm 2012) được ngân sách nhà nước hỗ kinh phí hoạt độngthường xuyên theo định mức tương ứng 12 người; các năm tiếp theo ngânsách nhà nước xét hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định;Trung tâm được ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ

3 Thông tin liên hệ

Trung tâm Thương mại điện tử, thuộc Sở Công Thương Hải Phòng

Địa chỉ : Số 9 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

Điện thoại : 031 3640 333 – 031 3641 333

Fax : 031 3640 222

Website : hpe.gov.vn/hoaphuong.gov.vn

Email : info@hpe.gov.vn/info@hoaphuong.gov.vn

II Các hoạt động chính năm 2015

1 Xây dựng, triển khai các dự án, chương trình, kế hoạch về TMĐT theo nhiệm vụ được giao:

Trang 14

 Hoàn thành việc xây dựng Đề án “Phát triển TMĐT thành phố HảiPhòng giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030” và đã trình UBND thành phố xemxét phê duyệt.

 Lập dự án đầu tư “Xây dựng Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐTthành phố Hải Phòng” và Dự án “Mở rộng và phát triển Sàn giao dịch TMĐTthành phố Hải Phòng” theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 17/7/2014 củaUBND Thành phố Hải Phòng về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết

số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về việc phát triển viễn thông vàcông nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Nghị quyết số09/2014/NQ-HDND của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải phápphát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm2020

 Chương trình Thương mại điện tử Quốc gia năm 2015

Thực hiện Chương trình phát triển TMĐT quốc gia năm 2015, Sở CôngThương Hải Phòng giao Trung tâm thương mại điện tử khai hai đề án “Hỗ trợ 12doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng xây dựng Website thương mạiđiện tử” và “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho Doanhnghiệp vừa và nhỏ của Hải Phòng”

- Trung tâm TMĐT đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành hỗ trợ

xây dựng 12 website TMĐT cho 12 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thànhphố Đồng thời đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp về cách sử dụng và quản trị hệthống website nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể sử dụng website hiệu quả vàohoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường, tham gia giao dịchtrực tuyến… từ đó đổi mới phương thức kinh doanh, tiết kiệm chi phí và cải tiếnquy trình quản lý của doanh nghiệp

- Với đề án “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho

Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hải Phòng”, Trung tâm đã phối hợp cùng đơn vịđào tạo TMĐT uy tín trên thị trường Việt Nam tổ chức 2 lớp đào tạo về TMĐT,tiếp thị số: “SEO & SEM – giải pháp cho kinh doanh thời hiện đại và Truyền

Trang 15

thông xã hội (Social Media) – một con đường xây dựng thương hiệu” cho 43Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố qua đó giúp các doanh nghiệp

có những kiến thức về: Digital Marketing và công cụ Digital Marketing; cáchthức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và các phương pháp marketing khác nhằm đưawebsite của doanh nghiệp có thứ hạng cao khi tìm kiếm trên internet; xây dựng

và phát triển fanpage Facebook

2 Xây dựng, phát triển Cổng thông tin quản TMĐT và Sàn giao dịch TMĐT thành phố

Đối với Cổng thông tin quản lý TMĐT:

Với mục tiêu xây dựng Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT thành phốHải Phòng nhằm hỗ trợ và tăng cường công tác quản lý nhà nước về TMĐT của

Sở Công Thương, cũng như định hướng cho các doanh nghiệp, tổ chức và ngườidân trên địa bàn thành phố Hải Phòng hoạt động về TMĐT đúng quy định củanhà nước

Trung tâm đã hoàn thành xây dựng và khai thác Cổng thông tin quản lýhoạt động TMĐT thành phố Hải Phòng với chức năng chính như sau:

- Cổng thông tin công bố, giới thiệu thông tin của tổ chức cá nhân hoạt

động TMĐT đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký cung cấp dịch vụ thươngmại điện tử, dịch vụ đánh giá tín nhiệm website TMĐT với các cơ quan QLNN

- Cổng tiếp nhận, phản ánh và công bố thông tin tổ chức, cá nhân vi phạm

các hoạt động về TMĐT trên địa bàn TP – (Mức độ cơ bản – gửi nhận qua hệ thống email)

- Cập nhật thông tin từ Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT quốc gia

(online.gov.vn)

- Cổng thông tin, phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu các tổ chức kinh tế,

doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, thông tin về các hoạt độngxúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ, quảng cáo thương mại, phát triểnthương mại điện tử

Trang 16

- Chức năng công cụ báo cáo, thống kê và phân tích số liệu tình hình hoạt

động TMĐT phục vụ xây dựng kế hoạch hoạt động TMĐT hàng năm

- Công cụ thu thập dữ liệu thông tin, tin tức Công Thương và TMĐT tự

động trên mạng Internet phục vụ hoạt động của Cổng Thông tin TMĐT

- Giải pháp B2B kết nối vào Cổng thông tin với mục tiêu giúp quảng bá,

xúc tiến thương mại, dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với nhau

- Xây dựng chức năng hiển thị trực tuyến định dạng epaper tin tức, bản

tin, tạp chí ngành công thương và TMĐT; Giải pháp đào tạo trực tuyến doanhnghiệp về ứng dụng và phát triển TMĐT

- Xây dựng Kênh thông tin khuyến mại sản phẩm dịch vụ Hải Phòng kết

nối vào Cổng thông tin quản lý TMĐT Hải Phòng

 Đối với Sàn giao dịch TMĐT:

- Với mô hình B2C, Sàn đã xây dựng cho mỗi doanh nghiệp tham gia vào

sàn một cửa hàng bán hàng trực tuyến Qua đó có thể hỗ trợ xây dựng cho mỗidoanh nghiệp một cửa hàng hoặc một website bán hàng trực tuyến mà Doanhnghiệp không cần phải tự xây dựng một Website bán hàng riêng

- Hiện nay, Sàn giao dịch TMĐT thành phố Hải Phòng đã có trên 50 gian

hàng (website bán hàng) cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể giới thiệusản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên Sàn

3 Công tác tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động

về TMĐT

Năm qua, trong thời điểm nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhất là đối vớidoanh nghiệp, Trung tâm đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm làđẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn đặc biệt ởkhâu quảng bá giới thiệu doanh nghiệp; đào tạo, tư vấn các kỹ năng quản trịdoanh nghiệp với một số kết quả nổi bật như sau:

- Thiết kế xây dựng miễn phí 50 Website TMĐT bán hàng trực tuyến cho

Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Hải Phòng

Trang 17

- Hỗ trợ các bộ công cụ tiếp thị trực tuyến dành cho 100 Doanh nghiệp:

công cụ Email – marketing hỗ trợ cho Doanh nghiệp quảng bá thông tin sảnphẩm dịch vụ qua hệ thống email, công cụ đồng bộ các kênh quảng bá trựctuyến hỗ trợ doanh nghiệp đơn giản hóa và đồng nhất các kênh quảng bá doanhnghiệp trên các diễn đàn, trang mạng xã hội nhằm đạt được lợi ích tối đa

- Tổ chức lớp tập huấn "Nghiệp vụ quản lý nhà nước về TMĐT năm

2015" với số lượng tham gia là 290 người; Tổ chức hội thảo "Xu thế và Giảipháp Ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015" với sốlượng tham gia là trên 200 người và 100 Doanh nghiệp

- Phối hợp với Hiệp Hội Thương mại điện tử tổ chức hội thảo giới thiệu

Ngày mua sắm Mùa Thu 2015 và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam cho trên

120 Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

4 Công tác hỗ trợ chức năng quản lý nhà nước về TMĐT

- Xây dựng và phát hành Báo cáo hoạt động thương mại điện tử Hải

Phòng năm 2015 nhằm tập trung phân tích, tổng hợp về thực trạng ứng dụngthương mại điện tử của doanh nghiệp, người tiêu dùng và thực trạng hỗ trợ ứngdụng thương mại điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thànhphố Hải Phòng qua đó tham mưu cho lãnh đạo Sở, Thành phố xây dựng kếhoạch phát triển TMĐT các năm tiếp theo

- Phát hành chuyên san Thương mại điện tử Hải Phòng gồm một số bài

viết về hoạt động thương mại điện tử và những lĩnh vực ứng dụng thương mạiđiện tử mạnh mẽ trong thời gian vừa qua của các chuyên gia, doanh nhân, nhàquản lý trong lĩnh vực thương mại điện tử

- Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Bộ Công

Thương; Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam để tiến hành khảo sát thống kêxây dựng chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015 (EBI Index 2015) đốivới 350 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

Trang 18

PHẦN 4 – PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH

DOANH TỚI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

I Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài

1 Môi trường vĩ mô

1.1 Môi trường kinh tế

Năm 2015, môi trường và cơ hội kinh doanh Việt Nam có sự cải thiện đáng

kể nhờ sự ấm trở lại của thị trường bất động sản, tăng sức mua thị trường trongnước và giảm nhẹ chi phí kinh doanh, giảm thuế, giảm mặt bằng lãi suất cho vay

sự gia tăng tự do hóa đầu tư (giảm từ 49 còn sáu lĩnh vực hạn chế đầu tư); Đặcbiệt, từ 01/7/2015, khi Luật Đầu tư 2014 chính thức có hiệu lực, có tới 3.299điều kiện kinh doanh tại các thông tư, quyết định của các bộ, ngành bị bãi bỏ vàhết hiệu lực thi hành trong số 6.475 điều kiện kinh doanh thuộc các cấp độ khácnhau Từ nay, chỉ có ba cơ quan gồm Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vàChính phủ mới có quyền ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh

Sau ba năm liên tiếp 2011, 2012 và 2013 không đạt kế hoạch GDP, năm

2014, Việt Nam đạt kế hoạch tăng GDP, còn năm 2015, GDP ước tăng hơn6,50%, tức cao nhất và lần đầu tiên trong 5 năm qua vượt mức kế hoạch đặt ra là6,2% Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bìnhquân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là hơn 5.600 USD) Tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm 82,5% Tỷ trọng lao động nôngnghiệp trong tổng lao động xã hội còn 45% Đầu tư công giảm từ 35,5% năm

2010 xuống còn khoảng 30% năm 2015, đầu tư của dân cư và doanh nghiệptrong nước tăng từ 36,1% lên 42%

Từ 4/1/2016, NHNN Việt Nam đã áp dụng cách thức điều hành tỷ giá theo

tỷ giá trung tâm biến động hàng ngày Cách thức điều hành tỷ giá mới cho phép

tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến thị trường trong và ngoàinước, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng điều hànhchính sách tiền tệ Việc công bố tỷ giá trung tâm là bước đi tiếp theo trong cácbiện pháp đồng bộ được NHNN thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu xuyên suốt

Trang 19

là nâng cao vị thế của Đồng Việt Nam, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối,góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp

Chỉ số lạm phát năm 2015 ở mức 0,6% - mức thấp nhất kể từ năm 2001cho tới nay Thông thường, CPI tăng thấp là dấu hiệu cho thấy tổng cầu suygiảm, tuy nhiên mức tăng thấp của năm nay được đánh giá là dấu hiệu tích cựccho nền kinh tế Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI ở mức thấp

và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sảnxuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhànước quản lý được tính đầy đủ theo cơ chế thị trường

Riêng đối với Hải Phòng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổnđịnh, tính riêng giai đoạn 2011-2014; Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt tốc

độ tăng trưởng khá, ước tăng bình quân 8,67%/năm, gấp 1,5 lần mức tăng bìnhquân chung cả nước trong cùng giai đoạn Quy mô kinh tế được mở rộng, duytrì vị trí thứ hai ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sau thủ đô Hà Nội GDP, năm

2015 ước gấp 1,52 lần năm 2010, GDP bình quân đầu người ước đạt 2.857USD/người, gấp 1,8 lần so với năm 2010 Tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP

cả nước từ 2,7% năm 2010 ước tăng lên 3,5% năm 2015 (theo giá so sánh năm2010) Tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụtăng từ 90,3% năm 2011 lên 92,8% năm 2015 (trong đó dịch vụ tăng từ 53,4%lên 55%)

1.2 Môi trường chính trị và pháp luật

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, dưới sự lãnh đạo củaĐảng cộng sản Việt Nam chúng ta vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn

xã hội"

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là hệ thốngluật pháp, cơ chế, chính sách, tiếp tục được hoàn thiện Hệ thống pháp luật ngàycàng được hoàn thiện Đã ban hành và triển khai thực thi Hiến pháp năm 2013

Trang 20

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định cụ thểhơn, từng bước thực thi có hiệu quả và tạo được sự đồng thuận trong xã hộiCải cách hành chính một số mặt chưa đạt yêu cầu Năng lực xây dựng vàthực thi luật pháp, cơ chế, chính sách chưa cao; một số văn bản pháp luật banhành còn chậm, chưa phù hợp với thực tiễn Chất lượng xây dựng và quản lýchiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển chưa đáp ứng yêu cầu Cơ cấu tổchức bộ máy nhà nước còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ nhiều cơ quan, đơn

vị vẫn còn chồng chéo và chưa đủ cụ thể, chưa rõ thẩm quyền, trách nhiệm cánhân, nhất là người đứng đầu

Trong phạm vi của lĩnh vực Thương mại điện tử, hệ thống chính sách vàvăn bản quy phạm pháp luật khá hoàn thiện, bên cạnh các văn bản pháp luậtgiúp quản lý nhà nước về lĩnh vực Thương mại điện tử được hiệu quả Nhà nướccũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để giúp Thương mại điện tử phát triểnmạnh ở Việt Nam Nhưng nhìn chung việc thực thi pháp luật về thương mại điện

tử chưa đáp ứng nhu cầu tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh

và bền vững, do đó trong thời gian tới vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện đểThương mại điện tử phát triển lành mạnh ở Việt Nam cũng như thích ứng đượcpháp luật và tập quán quốc tế về giao dịch TMĐT

1.3 Môi trường văn hóa, xã hội

Hải Phòng có thế mạnh về văn hóa, con người, nhất là có đội ngũ cán bộnăng động, không ngừng đổi mới, hoàn thiện Nguồn lực lao động Hải Phòngnói chung có tính tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tâm lý kinh doanhnhạy bén, sáng tạo, năng động, tích luỹ được kinh nghiệm quản lý và kiến thứckinh tế thị trường

Tuy nhiên cũng như ở Việt Nam nói chung, ở Hải Phòng thói quen muahàng thanh toán bằng tiền mặt vẫn là một trở ngại để phát triển TMĐT

1.4 Môi trường dân số

Ngày đăng: 16/05/2016, 15:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Sách “Quản trị chiến lược kinh doanh”, TS. Mai Khắc Thành, ThS. Nguyễn Quỳnh Nga, Ths. Đỗ Thanh Tùng, Nhà xuất bản Hàng Hải, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Hàng Hải
1. Bài giảng môn Quản trị chiến lược kinh doanh, TS. Mai Khắc Thành Khác
3. Fred R. David, Khái luận về Quản trị chiến Lược. Nhà XB Lao Động, 2012 Khác
4. Tài liệu cung cấp bởi Trung Tâm Thương mại điện tử, thuộc Sở Công Thương Hải Phòng Khác
5. www.hpe.gov.vn 6. www.vecita.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w