Cùng với việc hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thực hiện cam kết theo lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, thì cạnh tranh là một xu hướng tất yếu với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào tại Việt Nam. Trong nền kinh tế hội nhập thì sự bảo hộ sẽ dần phải thay thế bởi sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp không chỉ trong mà cả ngoài nước. Doanh nghiệp có chiến lược cạnh tranh, phát triển tốt sẽ trụ vững, ngược lại, doanh nghiệp yếu kém, thiếu chiến lược phát triển phù hợp có thể bị loại bỏ. Do đó, việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp, nhất là trong bối cảnh hội nhập, tùy thuộc đặc điểm từng doanh nghiệp để tồn tại và phát triển là nhu cầu cấp thiết với mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam.Về lý thuyết, có nhiều công cụ hỗ trợ để xây dựng chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp như: Phân tích yếu tố bên ngoài tác động (ma trận EFE), phân tích các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp (ma trận IFE), kết hợp phân tích phân tích ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE và ma chận chiến lược chính. Nghiên cứu, sử dụng đồng thời các công cụ khoa học này sẽ rất hữu ích, giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp cho mình.Xuất phát từ thực tiễn, với đề tài “Lập ma trận IE và đề xuất định hướng chiến lược phát triển cho Công ty TNHH Hoàng Kích giai đoạn 20162020”
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG KÍCH
2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ LẬP
16
Trang 2Doanh nghiệp có chiến lược cạnh tranh, phát triển tốt sẽ trụ vững, ngược lại,doanh nghiệp yếu kém, thiếu chiến lược phát triển phù hợp có thể bị loại bỏ Do đó,việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp, nhất là trong bối cảnh hội nhập, tùythuộc đặc điểm từng doanh nghiệp để tồn tại và phát triển là nhu cầu cấp thiết vớimỗi doanh nghiệp ở Việt Nam.
Về lý thuyết, có nhiều công cụ hỗ trợ để xây dựng chiến lược kinh doanh chomột doanh nghiệp như: Phân tích yếu tố bên ngoài tác động (ma trận EFE), phântích các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp (ma trận IFE), kết hợp phân tích phântích ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE và ma chận chiếnlược chính Nghiên cứu, sử dụng đồng thời các công cụ khoa học này sẽ rất hữu ích,giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp cho mình
Xuất phát từ thực tiễn, với đề tài “Lập ma trận IE và đề xuất định hướng chiến lược phát triển cho Công ty TNHH Hoàng Kích giai đoạn 2016-2020”, em mong
muốn sử dụng những kiến thức thu nhận được từ môn học Quản trị chiến lược trongchương trình đào tạo sau đại học để nghiên cứu, đi sâu phân tích, đánh giá môitrường kinh doanh trên quan điểm hệ thống từ thực trạng; những kết quả đã đạtđược; những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục và những nguyên nhân chủ yếu Từ
đó mạnh dạn đề xuất chiến lược, định hướng những giải pháp thực hiện chiến lượcphát triển kinh doanh giai đoạn 2016-2020 một cách hiệu quả cho Công ty TNHHHoàng Kích
Trang 3Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã tận tình truyền đạt, hướng dẫn kiếnthức môn học trên lớp và mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy giáo, các thầy
cô giáo bộ môn, các bạn học viên sau đại học để em có thể hoàn thành bài tập lớnnày
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ GIỚI
THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY HOÀNG KÍCH
1.1 Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược
1.1.1 Khái niệm quản trị chiến lược
Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành độngtổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp Chiến lược làtập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạtđược các mục tiêu đó
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng nhưtương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việcthực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tạicũng như tương lai
Quản trị chiến lược doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổchức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lạitheo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tậndụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế hoặc xóa bỏ được các đe dọa, cạmbẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình
1.1.2 Vai trò của quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiếnlược, sứ mệnh và mục tiêu của mình
Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghivới môi trường Điều này rất quan trọng trong bối cảnh môi trường ngày càng phứctạp, thay đổi liên tục và cạnh tranh diễn ra trên phạm vi toàn cầu
Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết địnhnhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi
Trang 4trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu trong nội bộdoanh nghiệp.
1.1.3 Ý nghĩa của quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược xuất phát từ việc phân tích môi trường bên ngoài để xácđịnh cơ hội và nguy cơ, phân tích môi trường bên trong để xác định điểm mạnh
điểm yếu trên cơ sở đó tiến hành kết hợp để tìm ra những chiến lược giúp tổ chức
phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội; khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội; sửdụng điểm mạnh để hạn chế mối đe dọa, nguy cơ và khắc phục những điểm yếu đểvượt qua những nguy cơ, thách thức doanh nghiệp phải đối mặt
Chính vì gắn liền với môi trường và dự báo được những biến động của môitrường, năng động và sáng tạo quản trị chiến lược giúp tổ chức luôn ở thế chủ động,nắm bắt kịp thời các cơ hội, biến nguy cơ thành cơ hội, xoay chuyển tình thế, chiếnthắng đối thủ cạnh tranh, phát triển bền vững và hiệu quả
1.1.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh từ ma trận EFE, IFE, IE
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường phảiphân tích qua 4 bước như sau:
- Bước 1: Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh của doanh nghiệp;
- Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp;
- Bước 3: Phân tích tình hình nội bộ của doanh nghiệp;
- Bước 4: Phân tích và lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp
1.1.4.1 Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh
Sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh được coi là một phát biểu có giá trị lâu dài
về mục đích, được sử dụng để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
Sứ mạng chứa đựng tổng quát thành tích mong ước tuyên bố với bên ngoài doanhnghiệp như là một hình ảnh công khai mà doanh nghiệp mong muốn Những tuyên
bố như vậy cũng có thể được xem là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.4.2 Phân tích yếu tố môi trường bên ngoài (ma trận EFE)
Tất cả các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bênngoài Các nhà quản trị chiến lược của doanh nghiệp thường chọn các yếu tố sau của
môi trường vĩ mô để nghiên cứu, đưa ra quyết định bao gồm: (1) Các yếu tố kinh tế; (2) Các yếu tố pháp lý, chính phủ và chính trị; (3) Các yếu tố văn hóa xã hội; (4)
Trang 5Các yếu tố tự nhiên; và (5) Yếu tố công nghệ Bên cạnh đó còn các yếu tố vi mô tác động đến doanh nghiệp cũng được nghiên cứu, phân tích như: (1) Các đối thủ cạnh tranh; (2) Khách hàng; (3)Người cung ứng; (4) Đối thủ tiềm ẩn; (5)Hàng thay thế.
Phân tích các yếu tố bên ngoài sẽ cho phép doanh nghiệp nhận diện rõ: đâu là
cơ hội (O) mà doanh nghiệp có thể tận dụng và đâu là nguy cơ hay thách thức (T)
mà doanh nghiệp phải đương đầu
Nhận diện, đánh giá các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài ảnhhưởng đến doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng được nhiệm vụ kinhdoanh rõ ràng, xác định mục tiêu dài hạn khả thi, thiết kế được chiến lược phù hợp
và đề ra các chính sách họp lý nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm
Việc phân tích các yếu tố bên ngoài mang nhiều màu sắc tính chất định tính,
trực giác, khó hình dung Trong quản trị chiến lược, có thể sử dụng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) cho phép doanh nghiệp chấm điểm và định
lượng hoá các ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt
là các yếu tố vĩ mô như đã đề cập
* Ma trận EFE cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin
kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ
và cạnh tranh EFE được thiết lập tuần tự theo năm (5) bước sau:
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành
công trong ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh, bao gồm cả những cơ hội
và mối đe dọa
- Bước 2: Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố theo thang điểm từ 0,0
đến 1,0 (mức độ quan trọng tăng dần) với tổng số điểm của tất cả các yếu tố bằng 1.Mức độ quan trọng này dựa vào đặc điểm của ngành kinh doanh mà doanh nghiệpđang hoạt động
- Bước 3: Chấm điểm từ 1 đến 4 cho từng yếu tố với số điểm thể hiện mức độ
phản ứng của doanh nghiệp đối với yếu tố này Trong đó, Điểm 4 là phản ứng tốt.Điểm 3 là phản ứng trên trung bình Điểm 2 là phản ứng trung bình và điểm 1 làphản ứng ít
- Bước 4: Xác định tổng số điểm quan trọng cho mỗi yếu tố (bằng tích số của
các điểm có được ở bước 2 và bước 3)
Trang 6- Bước 5: Xác định tổng số điểm về tầm quan trọng của doanh nghiệp (bằng
tổng số của các điểm có được ở bước 4)
Tổng điểm cao nhất là 4 và thấp nhất là 1 Trung bình là 2,5 điểm Điểm càngcao cho thấy doanh nghiệp càng phản ứng tốt với các yếu tố bên ngoài Nói cáchkhác, doanh nghiệp đang tối đa hoá các cơ hội và tối thiểu hoá ảnh hưởng của nguy
cơ Tổng số điểm là 1 cho thấy những chiến lược mà doanh nghiệp đề ra không tậndụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa từ bên ngoài
1.1.4.3 Phân tích tình hình nội bộ doanh nghiệp (ma trận IFE)
Tình hình nội bộ của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các bộ phậnchức năng, yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, thường bao
gồm những bộ phận, yếu tố chủ yếu sau: (1) Nguồn nhân lực; (2) Nghiên cứu và phát triển; (3) Sản xuất; (4) Tài chính kế toán; (5) Marketing; (6) Nề nếp tổ chức chung, văn hóa doanh nghiệp
Việc phân tích nội bộ doanh nghiệp sẽ cho phép nhận diện những điểm mạnh(S) và điểm yếu (W) của doanh nghiệp Từ đó, các chiến lược kinh doanh được lựachọn cần phát huy tối đa các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của doanhnghiệp đang gặp phải
Tương tự như trong kỹ thuật phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, nhằmđịnh lượng hoá các phân tích nội bộ doanh nghiệp, có thể sử dụng ma trận đánh giácác yếu tố bên trong (IFE)
* Ma trận IFE cho phép tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan
trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, cung cấp cơ sở để xác định và đánhgiá mối quan hệ giữa các bộ phận này Việc thiết lập ma trận IFE cũng theo năm (5)bước như đối với ma trận EFE:
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố bên trong có vai trò quyết định trong quy
trình phân tích nội bộ, bao gồm các điểm mạnh và điểm yếu
- Bước 2: Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố theo thang điểm từ 0,0
đến 1,0 (mức độ quan trọng tăng dần) với tổng số điểm của tất cả các yếu tố bằng 1.Mức độ quan trọng này dựa vào tầm quan trọng của các yếu tố đó đối với doanhnghiệp, không phân biệt yếu tố này đang là điểm mạnh hay là điểm yếu của doanhnghiệp
Trang 7- Bước 3: Chấm điểm từ 1 đến 4 cho từng yếu tố với số điểm thể hiện đặc
điểm nội bộ của doanh nghiệp đối với yếu tố này Điểm 1 là điểm yếu lớn nhất,điểm 2 là điểm yếu nhỏ nhất, điểm 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, điểm 4 là điểm mạnhlớn nhất
- Bước 4: Xác định tổng số điểm quan trọng cho mồi yếu tố (bằng tích số của
các điểm số ở bước 2 và bước 3)
- Bước 5: Xác định tổng số điểm về tầm quan trọng của doanh nghiệp (bằng
tổng các điểm có được ở bước 4)
Tổng số điểm cao nhất là 4 và thấp nhất là 1 Trung bình là 2,5, số điểm quantrọng thấp hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ, điểm cao hơn 2,5 cho thấydoanh nghiệp mạnh về nội bộ
1.1.4.4 Phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh
Việc phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh là đề ra các chiến lược kinhdoanh có khả năng thay thế và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đểhoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của mình
Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh thường gồm 3 giai đoạn: (1) nhậpvào dữ liệu phân tích yếu tố tác động môi trường bên ngoài, nội bộ doanh nghiệp;(2) kết hợp các yếu tố này và (3) quyết định Trong đó, các công cụ để thực hiện
phân tích, lựa chọn như: Ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận
IE, ma trận chiến lược chính và ma trận QSPM.
* Ma trận IE: Ma trận IE bao gồm 9 ô như sơ đồ dưới đây.
Trục nằm ngang biểu thị tổng số điểm quan trọng của ma trận IFE, từ 1,0 đến4,0 điểm, sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần từ trái qua phải và gồm 3 mức tương ứng với
3 cột: mạnh, trung bình, yếu.
Trục thẳng đứng biểu thị tổng số điểm quan trọng của ma trận EFE, từ 1,0đến 4,0 điểm, sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần từ trên xuống dưới và gồm 3 mức tương
ứng với 3 dòng: cao, trung bình, thấp.
Độ lớn của các vòng tròn biểu thị phần trăm doanh số bán hàng của bộ phậntrong doanh nghiệp
Tổng số điểm quan trọng của IFE: 3,0 đến 4,0; 2,0 đến 2,99; 1,0 đến 1,99
Trang 8- Các bộ phận nằm trong ô I, II, IV được gọi là “phát triển và xây dựng”.
Các bộ phận này thích họp với chiến lược tập trung (thâm nhập thị trường, phát triểnthị trường, phát triển sản phẩm) hay kết hợp (kết hợp phía sau, phía trước, chiềungang)
Các bộ phận nằm trong ô III, V, VII được gọi là “nắm giữ và duy trì ”, thích
họp với chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm
Các bộ phận nằm trong ô VI, VIII, IX được gọi là “thu hoạch và loại bớt”.
Ma trận IE thường sử dụng cho các doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinhdoanh để hình thành nên nhiều chiến lược có khả năng thay thế
1.2 Giới chung về công ty TNHH Hoàng Kích
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hoàng Kích
+ Tên công ty: Công ty TNHH Hoàng Kích Việt Nam
+ Địa chỉ: Xã Quang Phục, Huyện Tiên Lãng, TP Hải phòng
+ Trụ sở chính: Xã Quang Phục, Huyện Tiên Lãng, TP Hải phòng
+ Điện thoại : 0313.883.400
+ Email: baobiphucthinhhp@gmail.com
+ Hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trang 9Công ty TNHH Hoàng Kích được thành lập theo giấy phép số 0200691393 do
Sở kế hoạch - Đầu tư cấp ngày 01/09/2008, với số vốn điều lệ là 1.000.000.000đồng Công ty là một đơn vị kinh doanh hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân
và có tài khoản độc lập tại ngân hàng
Công ty được thành lập với sự tham gia góp vốn của 2 thành viên: bà HoàngThị Huế (hiện là Giám đốc Công ty) với số vốn góp 500.000.000 VNĐ, chiếm 50%tổng giá trị vốn góp và bà Nguyễn Thị Nguyệt với số vốn góp 500.000.000 VNĐ,tương đương 50% tổng giá trị vốn góp
Công ty được thành lập với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
in nhãn và in bao bì giấy, sản xuất bao bì bằng vật liệu gỗ…
Sau gần 10 năm hoạt động, trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởngthành, công ty TNHH Hoàng Kích đã ngày càng khẳng định được là một trongnhững doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động và đóng gópcho ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Hải Phòng bằng việc ngàycàng mở rộng sản xuất kinh doanh và trở thành một trong những doanh nghiệp tiêu
biểu tại địa phương
1.2.2 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Hoàng Kích
Bộ máy quản lý cũng như cơ cấu tổ chức của công ty đóng vai trò quan trọngtrong việc vận hàng doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh và quản lí nhân sự Để vậnhành tốt doanh nghiệp của mình, công ty Hoàng Kích đã chọn mô hình tổ chức theochức năng với số lượng công nhân viên là 38 người, trong đó nhân viên gián tiếp(văn phòng) là 14 người, công nhân là 24 người (chia thành 04 tổ)
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Hoàng Kích Việt Nam
Trang 101.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
*Giám đốc: điều hành công việc kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm, chỉ
đạo, giám sát các hoạt động và định hướng phát triển cho công ty Giám đốc làngười thực hiện các nhiệm vụ chủ chốt cho hoạt động của doanh nghiệp như: Xâydựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, dẫn dắt công ty có một hướng đi đúng đắn,mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
* Bộ phận (phòng) vật tư - thiết bị
Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về công tác thiết kế, công tác kỹ thuật vàcông nghệ sản xuất Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, chỉ đạokhai thác, chuyên chở vật liệu cho từng công trình nhằm đảm bảo đúng tiến độ, quản
lý số lượng vật tư trong sản xuất; Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, bán thànhphẩm trước khi đưa vào sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệmđối với những sai sót về mặt vật tư; Theo dõi kế hoạch sản xuất của công ty
* Bộ phận (phòng) kinh doanh: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu nhu
cầu của khách hàng; Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu; Lập kế hoạch chochương trình quảng bá sản phẩm và khuyến mãi thúc đẩy việc bán hàng; xác địnhmục tiêu, định vị thương hiệu và khảo sát để tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng;Lập kế hoạch đặt hàng sản xuất
* Bộ phận (phòng) Hành chính- nhân sự: Xây dựng các quy trình quản lý nội
bộ, các tiêu chuẩn và các chuẩn mực công việc; Hoạch định và kiểm soát công việcthực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ của công ty và thực hiện qua hệ thống
Bộ phận (phòng) hành chính, nhân sự
Bộ phận (phòng) KCS
Bộ phận (phòng) Tài chính
- Kế toán
Phân xưởng sản xuất
Trang 11kiểm soát nội bộ giúp ban lãnh đạo công ty kiểm soát được và đánh giá đúng Đồngthời, phòng quản lý toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong công ty.
* Bộ phận (phòng) KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng;
Theo dõi hàng hoá xuất nhập trong tuần, tháng đồng thời lập sổ sách theo dõi sốlượng hàng ngày; Tổ chức hệ thống thu thập về hàng hoá: nhập xuất tồn, vận tốcbán, dự trù hàng tồn kho
* Bộ phận (phòng) Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho giám đốc trong công
tác tài chính kế toán nhằm sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ, đảmbảo cho quá trình sản xuất của công ty diễn ra thông suốt và đạt hiệu quả cao; Ghichép, phản ánh trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất; Lập,quản lý, lưu trữ và chịu trách nhiệm trước giám đốc về số liệu kế toán; Lập kế hoạchtài chính, tính toán hiệu quả kinh tế, tham mưu cho giám đốc về giá cả trong việc kýhợp đồng, trong việc mua bán vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị với khách hàng…
* Phân xưởng sản xuất: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, các cán bộ kỹ
thuật, công nhân viên trong đội chịu sự quản lý và phân công việc của đội trưởngtrong quá trình sản xuất và in ấn, tạo sản phẩm, để đảm bảo phân công, giám sát,hướng dẫn đến từng công việc, từng người lao động; Chịu trách nhiệm nhận kếhoạch sản xuất, tổ chức điều hành và thực hiện đạt kế hoạch sản xuất đảm bảo đúngtiến độ thời gian và chất lượng sản phẩm
1.2.4 Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ
Nắm bắt được tình hình xu thế phát triển tại địa phương, công ty Hoàng KíchViệt Nam đã đề ra cho mình một tầm nhìn, mục tiêu nhất định, nhằm tạo ra mộthướng đi đúng đắn, đào tạo và huấn luyện công nhân viên tham gia vào việc sảnxuất sản phẩm, in ấn với mẫu mã và chất lượng tốt nhất
Công ty thành lập và hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
+ Sản xuất và in bao bì: Là quá trình tạo ra sản phẩm bao bì và in chữ cácchất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông, vải và thường được thực hiện với
số lượng lớn ở quy mô công nghiệp
+ Các dịch vụ liên quan đến sản xuất, thiết kế, in, gia công: Là quá trình sảnxuất hoàn thiện cuối cùng trước khi đem sản phẩm ra thị trường đối với loại sảnphẩm như vở hộp bánh kẹo, túi nylon
Trang 12+ Dịch vụ thiết kế tạo mẫu in, chế bản điện tử: Công ty có những đội ngũ thiết
kế sản phẩm hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc thiết kế cácmẫu mã cho khách hàng trên máy tính, qua xử lí và đưa vào sản xuất thành sảnphẩm theo yêu cầu
+ Sản xuất bao bì khác từ gỗ, nguyên liệu gỗ, bao bì kiện lớn, phục vụ hàngxuất khẩu cho các doanh nghiệp như: pallet, thùng hàng kích cỡ các loại
Những sản phẩm trên cũng chính là những hoạt động chủ yếu mang lại doanhthu chính cho doanh nghiệp
1.2.5 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty
Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty TNHH Hoàng Kích Việt Nam đãluôn cố gắng phấn đấu và đạt được nhiều kết quả kinh doanh khả quan Tuy nhiên,Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn trong giai đoạn khó khăn chung của nềnkinh tế trong và ngoài nước và đặc biệt phải kể đến vấn đề khó khăn cấp thiết đó làvấn đề về tài chính Một doanh nghiệp được thành lập nên với quy mô nhỏ và sốvốn điều lệ ít, việc huy động vốn đối với doanh nghiệp là rất khó khăn, tốn nhiều
thời gian, công sức, đôi khi là không thực hiện được
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2014
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2014)
Tổng doanh thu của Công ty năm 2011 đạt 4.185.682.992 đồng và tổng chiphí là 4.185.176.744 đồng làm cho lợi nhuận của Công ty đạt mức 506.248 đồng.Năm 2011 là năm vẫn bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế còn khó khăn do suy thoái,tuy nhiên Công ty đã có nhiều cố gắng và bước đầu vẫn hoạt động sản xuất kinhdoanh hiệu quả Năm 2012, 2013, do nhu cầu thị trường giảm mạnh, chi phí sảnxuất tăng cao dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh sụt giảm Cụ thể, năm 2012,Công ty gần như làm ăn không có lãi, năm 2013 thậm chí bị thua lỗ
Trang 13Bước sang năm 2014, cũng với sự hỗ trợ của một số chính sách khuyến khích
về vay vốn, giảm tiền thuê đất của địa phương, hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty dần đi vào ổn định Cụ thể, doanh thu đạt 4.968.215.850 đồng, lợi nhuậntăng lên ở mức 511.897.696 đồng, báo cáo cho thấy một kết quả khả quan chodoanh nghiệp trước mắt nếu biết tận dụng cơ hội, thời cơ và lợi thế từ môi trường vĩ
mô, vi mô và kịp thời khắc phục nhược điểm của doanh nghiệp hiện có
Cơ hội với doanh nghiệp là hoàn toàn có, nếu vấn đề về hoạch định chiếnlược kinh doanh được chú trọng Trong đó cần đề cao việc tận dụng cơ hội bên cạnhlợi thế tại địa phương Bên cạnh đó là phải khắc phục một số nhược điểm về hiệuquả điều hành, sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất, đổi mới công nghệ, về nhânlực cho công ty, nguồn tài chính và khả năng cạnh tranh khi lĩnh vực sản xuất củadoanh nghiệp đang có nguy cơ thêm nhiều đối thủ gia nhập Công ty cần có nhữngcải thiện về công tác hoạch định, lập chiến lược kinh doanh
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ LẬP MA
TRẬN EFE, IFE, IE CỦA CÔNG TY HOÀNG KÍCH
2.1 Phân tích môi trường bên ngoài Công ty
2.1.1 Môi trường các yếu tố vĩ mô
Môi trường vĩ mô có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các thành phần kinh tế nóichung và từng doanh nghiệp nói riêng Những ảnh hưởng có thể là cơ hội nhưngcũng hàm chứa những thách thức đối với doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là doanhnghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng với môi trường vĩ mô nhằmtận dụng những thay đổi về vấn đề tăng trưởng kinh tế, lạm phát hay sự thay đổi vềchính sách thuế, sự thay đổi về khoa học công nghệ, sẽ tác động đến sự tồn tại,phát triển của doanh nghiệp
2.1.1.1 Yếu tố chính trị, chính sách, luật pháp
Đóng trên địa bàn huyện Tiên Lãng, là địa phương có tình hình kinh tế xã hội
ổn định Huyện Tiên Lãng hiện đang thực hiện nhiều chính sách kêu gọi đầu tư, phát
Trang 14Chính sách miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ thủ tục hành chính trong thuê đất,vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn là những lợi thế mà doanh nghiệp
có được Trong những năm qua, doanh nghiệp đã dần tận dụng được lợi thế này, tuynhiên chưa triệt để, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dù có mởrộng quy mô nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng phát triển sau 07 năm thành lập.Bên cạnh đó, những hỗ trợ về thủ tục hành chính của địa phương đang thu hút đầu
tư, mở rộng các cũng công nghiệp, khu công nghiệp cũng là lợi thế không nhở đóivới Công ty trong chiến lược kinh doanh của mình
Trong những năm qua, Công ty đã tận dụng được nhiều những ưu đãi từchính sách, sự ổn định tại địa phương và góp phần lớn vào hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty, nhất là hỗ trợ về thuê đất và thủ tục hành chính
2.1.1.2 Yếu tố kinh tế
Giai đoạn 2011-2014 vừa qua là những năm thăng trầm của nền kinh tế ViệtNam Suy thoái kinh tế rồi dần phục hồi đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty
Giai đoạn 2011-2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đạtđược những kết quả khả quan do nhu cầu về bao bì, đóng gói của các doanh nghiệpvẫn phát triển Năm 2013 là năm sụt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiềulĩnh vực, dẫn tới nhu cầu về hàng hóa của Công ty sụt giảm mạnh Hoạt động sảnxuất kinh doanh thua lỗ mặc dù Công ty đã tận dụng được nhiều lợi thế từ chínhsách thu hút của địa phương
Năm 2014 đánh dấu sự quay trở lại về nhu cầu sản phẩm bao bì đóng gói docác doanh nghiệp trong các lĩnh vực dần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.Bênh cạnh đó là việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừacủa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với lãi suất thấp theo chỉ đạo của Chính phủcũng tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính của Công ty
Tuy nhiên điều này cũng tạo ra thách thức về hiệu quả của việc mở rộng quy
mô kinh doanh, tìm kiếm thị trường đầu ra của doanh nghiệp
Trang 15Với những yếu tố thuận lợi và thách thức về kinh tế đã nêu cũng tác động khálớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2014.Công ty đã dần tận dụng được những lợi thế này, đồng thời cho thấy đã vượt quađược nhiều khó khăn, nhất là giai đoạn 2011-2013 Điều đó chứng tỏ một triển vọngtốt cho doanh nghiệp.
2.1.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội, dân cư
Tiên Lãng là huyện khó khăn của Thành phố Hải Phòng so với các đơn vịhành chính khác thuộc Thành phố Với dân số đa số làm nông nghiệp, chưa qua đàotạo, do đó nguồn lao động trực tiếp tại địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến hoạtđộng và chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài của Công ty
Hiện tại, đa số lao động Công ty đều là người địa phương, như vậy, trong suốt giaiđoạn từ khi thành lập đến này, Công ty đã tận dụng được nguồn lao động sẵn có, vớichi phí thấp, là cơ hội gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cùng với đóng góp tạocông ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn
Tuy nhiên, với yếu tố lao động này, những năm qua Công ty cũng phải đốimặt với thách thức về chất lượng lao động trong công ty, cả trực tiếp và gián tiếp Ởnhiều vị trí, lao động cần được đào tạo, đào tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu pháttriển lớn mạnh, lâu dài của Công ty, nhất là lao động có kỹ thuật trong lĩnh vực in,sản xuất bao bì Bên cạnh đó còn là yêu cầu với người lao động ở những bộ phậngián tiếp như kinh doanh, kế toán, nhân sự…