1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế

88 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Thực tế cho thấy vấn đề ngân sách chưa bao giờ lại được các đại biểu đưa ra chất vấn “căng thẳng” và mạnh mẽ trên nghị trường Quốc hội như trong thời gian vừa qua. Điều đó cũng dễ hiểu khi mà đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, chúng ta cần có nhiều nguồn lực để xây dựng đầu tư hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế, trong khi nguồn thu Ngân sách bị co hẹp do giá dầu xuống, nhiều loại thuế bị cắt giảm theo các cam kết hội nhập…Ngân sách thì đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguồn thu bị co hẹp trong khi số tiền thuế nợ đọng lại đang ở mức khá cao. Do đó, vấn đề thu nợ thuế, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế được đưa ra bàn luận, “mổ xẻ” nhiều hơn bao giờ hết với mục đích giải bài toán áp lực cho ngân sách nhà nước.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêngtôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫntrong luận văn đều đã được chỉ dẫn rõ nguồn gốc

Ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ với đề tài “Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế

nợ thuế tại Cục Thuế” là kết quả của quá trình nghiên cứu cố gắng không ngừng

của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồngnghiệp và người thân Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡtôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn tận tình cũng như cungcấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau đại học đã tạo điềukiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Thuế, cùng các đồngnghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn./

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ 3

1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế 3

1.1.1 Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế 3

1.1.2 Phân loại nợ thuế 4

1.1.3 Vai trò của quản lý nợ thuế 6

1.1.4 Yêu cầu của quản lý nợ thuế 6

1.1.5 Nội dung quy trình quản lý nợ thuế 7

1.2 Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế nợ thuế 14

1.2.1 Khái niệm cưỡng chế nợ thuế 14

1.2.2 Vai trò của cưỡng chế nợ thuế 15

1.2.3 Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế 15

1.2.4 Nội dung quy trình cưỡng chế nợ thuế 16

1.3 Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế 19

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế 20

1.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan 20

1.4.2 Nhóm yếu tố khách quan 21

1.5 Kinh nghiệm quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của một số nước trên thế giới và bài học với Việt Nam 21

1.5.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản 21

Trang 4

1.5.3 Kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam 22

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ GIAI ĐOẠN 2012-2016 24

2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế 24

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Cục Thuế 25

2.2 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục Thuế giai đoạn 2012-2016 26

2.2.1 Khái quát chung về tình hình nợ đọng thuế tại Cục Thuế 26

2.2.2 Tổ chức công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế 27

2.2.3 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế 28

2.2.4 Thực trạng công tác cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế 45

2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế giai đoạn 2012-2016 50

2.4.1 Những kết quả đạt được 50

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 52

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 52

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ ĐẾN NĂM 2020 59

3.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 59

3.2 Quan điểm đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế 60

3.2.1 Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế phải được thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý thuế, hiệu quả công tác quản lý thuế 60

3.2.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong việc sản xuất kinh doanh .61

Trang 5

3.2.3 Giải pháp nâng cao công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải được áp dụng phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện kinh tế xã hội của nước ta

hiện nay 61

3.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế đến năm 2020 61

3.3.1 Nhóm giải pháp về công tác quản lý 61

3.3.2 Nhóm giải pháp về chính sách pháp luật 70

3.3.3 Nhóm giải pháp điều kiện 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tế cho thấy vấn đề ngân sách chưa bao giờ lại được các đại biểu đưa rachất vấn “căng thẳng” và mạnh mẽ trên nghị trường Quốc hội như trong thời gianvừa qua Điều đó cũng dễ hiểu khi mà đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập sâurộng, chúng ta cần có nhiều nguồn lực để xây dựng đầu tư hạ tầng cơ sở để pháttriển kinh tế, trong khi nguồn thu Ngân sách bị co hẹp do giá dầu xuống, nhiều loạithuế bị cắt giảm theo các cam kết hội nhập…Ngân sách thì đang phải đối mặt vớinhiều khó khăn, nguồn thu bị co hẹp trong khi số tiền thuế nợ đọng lại đang ở mứckhá cao Do đó, vấn đề thu nợ thuế, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuếđược đưa ra bàn luận, “mổ xẻ” nhiều hơn bao giờ hết với mục đích giải bài toán áplực cho ngân sách nhà nước

Xuất phát từ tính thời sự của vấn đề, việc chọn đề tài “ Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế” vừa có ý nghĩa thiết thực cả về

lý luận và thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng lý luận về nợ thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đểnghiên cứu thực trạng của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, những kếtquả đạt được và hạn chế của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bànthành phố, từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn tại và nâng caohiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối vớingười nộp thuế trên địa bàn thành phố

Phạm vi nghiên cứu: công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuếgiai đoạn 2012-2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩaMác- Lênin, trong quá trình thực hiện luận văn đã kết hợp lý thuyết với thực tiễn,

Trang 10

các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, chủ yếu là các phương phápphân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh, đánh giá, dự báo… để đưa ra các đánhgiá, giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại CụcThuế.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn, là tài liệu tham khảo vềcông tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn thành phố

Phân tích và đánh giá được thực trạng; những kết quả, hạn chế và nguyênnhân hạn chế trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuế đối với người nộp thuếtrên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2016

Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợthuế tại Cục Thuế đến năm 2020

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ 1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế

1.1.1 Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế

Thuế ra đời là tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triểncủa Nhà nước Khi Nhà nước xuất hiện, để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động củamình, Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để tập trung một phần củacải trong xã hội vào tay nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.Việc huy động, tập trung của cải đó có thể được thực hiện bằng các cách khácnhau, trong đó có hình thức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế

Giáo trình Lý thuyết thuế của Học viện Tài chính định nghĩa: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức

độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng [1]

Nợ thuế là một phạm trù tất yếu khách quan tồn tại cùng với sự tồn tại củathuế, khi còn thuế thì vẫn còn nợ thuế Xét ở góc độ hành vi thì nợ thuế là hành vicủa người nộp thuế chưa nộp kịp thời số tiền phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp choNhà nước theo quy định của pháp luật Về phía cơ quan thuế, đây là số tiền phảithu của người nộp thuế“theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao tráchnhiệm thu nhưng chưa thu được Tiền thuế nợ là các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu từ khai thác‘tài nguyên khoáng sản và‘các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhưng đã hết thời hạn quy định mà NNT chưa nộp vào’NSNN.

Trang 12

Nhà nước thì công tác quản lý nợ thuế là công tác quan trọng trong công tác quản

lý thuế nói chung

1.1.2 Phân loại nợ thuế

Theo Quy trình quản lý nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục Thuế, tiền thuế nợ được chia thành 10 nhóm

1401/QĐ-Cụ thể như sau:

- Tiền thuế nợ từ 01 đến 30 ngày: là số tiền thuế quá thời hạn nộp từ 01 đến

30 ngày nhưng NNT chưa nộp vào NSNN và không thuộc tính chất phân loại khác

- Tiền”thuế nợ từ 31 đến 60 ngày: là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ 31đến 60 ngày nhưng NNT chưa nộp vào NSNN và không thuộc tính chất phân loạikhác

- Tiền”thuế nợ từ 61 đến 90 ngày: là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ 61đến 90 ngày nhưng NNT chưa nộp vào”NSNN và không thuộc tính chất phânloại”khác

- Tiền thuế nợ từ 91 ngày đến 120 ngày:“là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp

từ 91 ngày đến 120 ngày nhưng NNT chưa nộp vào NSNN và không thuộc tínhchất phân loại khác

- Tiền”thuế nợ từ 121 ngày trở lên: là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ 121ngày trở lên nhưng NNT chưa nộp vào NSNN’và không thuộc tính chất phân loạikhác

- Tiền thuế”đang khiếu nại: là số tiền thuế mà NNT phải nộp NSNN theoquy định nhưng đang trong giai đoạn giải”quyết khiếu nại

- Tiền thuế đã hết thời gian gia hạn nộp thuế: là số tiền thuế đã được gia hạnnộp thuế nhưng khi hết thời gian”gia hạn, NNT chưa nộp thuế vào NSNN

- Tiền thuế“nợ đang xử lý: là số tiền thuế nợ của NNT”đang trong thời gianthực hiện các thủ tục”tại cơ quan thuế để ban”hành quyết định hoặc văn bản xử lý

nợ trong các trường hợp sau: xử lý miễn, giảm; gia hạn nộp thuế; xóa nợ; bù trừcác khoản nợ NSNN với số tiền được hoàn trả; nộp dần tiền thuế nợ

- Tiền thuế nợ khó thu gồm:

Trang 13

* Tiền thuế nợ’đang xác định đối tượng để thu gồm:

+ Tiền thuế nợ của NNT được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lựchành vi dân sự chưa có hồ sơ đề nghị xoá nợ

+ Tiền thuế nợ”có liên quan đến trách nhiệm hình”sự: là số tiền thuế nợ củaNNT đang trong giai đoạn”bị điều tra, khởi tố hình sự, đang chờ bản án hoặc kếtluận của cơ quan pháp luật và”chưa thực hiện được nghĩa vụ”nộp thuế

+ Tiền thuế nợ của NNT bỏ địa chỉ kinh”doanh: là số tiền thuế nợ của”NNT

mà cơ quan thuế đã kiểm tra, xác định NNT không còn hoạt động kinh doanh, đãthông báo”cơ sở kinh doanh không còn”hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinhdoanh”với cơ”quan thuế

+ Tiền thuế nợ”của NNT chờ giải thể: là số tiền”thuế nợ của NNT đã thôngqua quyết định giải thể”doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán đầy đủ các khoản nợthuế theo quy định của pháp luật.”

+ Tiền thuế“nợ của NNT mất khả năng thanh toán:’là số tiền thuế nợ củangười nợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thời gianlàm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ tục xử lý nợ theo quyđịnh của pháp luật

* Tiền thuế nợ đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế

+ Tiền thuế nợ đã áp”dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế”và dưới 10năm nhưng”vẫn không thu hồi được tiền thuế nợ

+ Tiền thuế nợ đã áp dụng hết”các biện pháp cưỡng chế nợ thuế”và từ 10 nămtrở lên vẫn không thu hồi được tiền thuế”nợ

- Tiền thuế đang chờ điều chỉnh, bao gồm các trường hợp sau:

+”Tiền thuế chờ điều chỉnh do sai sót từ”NNT, KBNN, NHTM, cơ quanthuế…

+ Tiền thuế chờ điều chỉnh do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc

+ Tiền thuế chờ ghi thu - ghi chi: là số tiền thuế NNT đã kê khai và thực hiệncác thủ tục nộp NSNN nhưng cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục ghi thu, ghi chivào NSNN hoặc số tiền chưa đến thời hạn được cơ quan có thẩm quyền thực hiện

Trang 14

thủ tục ghi thu - ghi chi theo định kỳ (tháng, quý, năm).

+”Tiền thuế được gia hạn nộp thuế nhưng”chưa kịp thời hạch toán/ghinhận/cập nhật trên ứng dụng dẫn đến hệ thống vẫn theo dõi là tiền thuế nợ

+ Tiền thuế không tính tiền chậm nộp: là số tiền thuế nợ của NNT đã được cơquan thuế ban hành quyết định không tính tiền”chậm nộp

1.1.3 Vai trò của quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế là khâu tiếp theo của quá trình quản lý kê khai và tính thuế.Quản lý nợ thuế có vai trò quan trọng trong”công tác quản lý thuế Cụ thể là:”

Thứ nhất, quản lý nợ thuế để quản lý, theo dõi và nắm bắt được chính xác tình

hình chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế; đôn đốc, đảm bảo người nộp thuếnộp đầy đủ và kịp thời các khoản thuế vào ngân sách Nhà nước Qua đó, góp phầnnâng cao ý thức”tuân thủ pháp luật thuế của người”nộp thuế, nâng cao sự minhbạch, công bằng giữa những người nộp thuế

Thứ hai, quản lý nợ thuế góp phần đảm bảo công bằng giữa các thành phần

kinh tế khi”cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì”phải có nghĩa vụ nộp vào”ngân sáchtheo quy định

Thứ ba, quản lý nợ thuế đảm bảo quản lý tất cả”các khoản thu của”Nhà nước,

chống thất thoát Quản lý nợ thuế tốt góp phần”nâng cao hiệu quả của công tácquản lý thuế.”

Thứ tư, quản lý nợ thuế tốt cũng tạo ra một kênh thông tin đúng đắn để xử lý

khoản nợ của người nộp thuế một cách đúng đắn Thông qua đó, có biện pháp đônđốc nợ thuế hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanhcủa người nộp thuế

1.1.4 Yêu cầu của quản lý nợ thuế

Đối với quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng thì yêu cầu cơbản và quan trọng nhất của công tác này là phải quản lý đầy đủ và không bỏ sót cáckhoản thu của NSNN Đây được xem như là một yêu cầu cầu xuyên suốt, thườngxuyên của việc quản lý nợ thuế và là mục tiêu của quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuếtrong toàn ngành thuế nói chung Nếu quản lý không chặt chẽ, không bao quát hết

Trang 15

các khoản thu sẽ gây thất thu cho NSNN Mặt khác, sẽ gây khó khăn trong công táccưỡng chế nợ thuế vì sẽ nhận phản ứng không phối hợp từ phía người nộp thuế doviệc xác định nghĩa vụ thuế chưa chính xác Điều này còn đem đến tác động tiêu cựcđến tâm lý, hành vi của người nộp thuế, sẽ làm giảm sự nghiêm minh của pháp luậtthuế

1.1.5 Nội dung quy trình quản lý nợ thuế

Ngày 28/7/2015, Tổng cục thuế đã ban hành qui trình quản lý nợ thuế kèmtheo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015, toàn bộ nội dung quy trìnhđược khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý nợ thuếNội dung cụ thể của quy trình như sau:

1.1.5.1 Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Thứ nhất, xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện

Tháng 11 hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu thu nợ mà cơ quan cấp trên giao, sốtiền thuế nợ tại thời điểm 31/10 và số tiền thuế nợ năm trước theo đó phân tích,đánh giá khả năng thu, số tiền nợ phát sinh để dự báo số tiền thuế nợ đến 31/12

Trang 16

Thứ hai, lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch”

Căn cứ”số tiền thuế nợ năm thực hiện đã xác định, yêu cầu của cơ quan thuếcấp trên về thực hiện nhiệm vụ thu nợ hàng năm và phân tích dự báo tình hình kinh

tế để đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho”năm kế hoạch và các biện pháp để thựchiện.”

Thứ ba, báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho cơ quan thuế cấp trên hàng năm”

Chi cục Thuế gửi báo cáo về Cục Thuế trước ngày 05/12

Cục Thuế gửi báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 10/12

Thứ tư, phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Tổng cục Thuế phê duyệt và giao chỉ tiêu thu nợ cho các Cục Thuế chậm nhất

là ngày 31/12 hàng năm Cục Thuế giao chỉ tiêu thu nợ cho các phòng nhiệm vụđôn đốc thu nợ theo quy trình và các Chi cục Thuế chậm nhất là ngày 31/01 nămtiếp theo và báo cáo kết quả về Tổng cục”Thuế.”

Thứ năm, triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Phòng/đội quản lý nợ xây dựng chỉ tiêu và trình Lãnh đạo giao chỉ tiêu thutiền thuế nợ cho Phòng/đội quản lý nợ và”các Phòng/đội tham gia thực hiện quytrình Các Phòng/đội sẽ”giao nhiệm vụ thu nợ cho công chức thuộc”phòng/độiquản lý

1.1.5.2 Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ

Phân công quản lý nợ thuế

Phân công quản lý nợ thuế cho công chức tham gia quy trình được thực hiệntheo nguyên tắc như sau:

- Đối với doanh nghiệp: thực hiện phân công quản lý nợ thuế”theo loại hìnhdoanh nghiệp, sắc thuế, ngành nghề, địa bàn hành chính, địa bàn thu”và theo cácphương thức phù hợp khác

- Đối với hộ kinh doanh và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN: phâncông quản lý nợ thuế theo địa bàn thu như:”phường, xã, thị trấn; bến tàu;”bến xe;chợ…”

Trang 17

- Các đơn vị chủ trì cuộc thanh tra (bộ phận thanh tra, kiểm tra, quản lý thuếTNCN, quản lý các khoản thu từ đất…) có trách nhiệm đôn đốc khoản tiền thuếghi trên quyết định xử lý vi phạm về thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhpháp luật thuế đã ban hành Đồng thời, thông báo cho bộ phận quản lý nợ ngay saukhi ban hành quyết định xử lý vi phạm về thuế (bản sao) để tổ chức xác minhthông tin và thực hiện cưỡng chế khi trường hợp này quá thời hạn ghi trên quyếtđịnh mà NNT chưa nộp.

- Các bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý thu tiền thuế nợ (bộ phận kiểm trathuế, quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu từ đất, trước bạ và thu khác…):đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp từ 01 đến 90 ngày Trường hợp

đã quá thời hạn 60 ngày trở lên thì thông báo cho bộ phận quản lý nợ tổ chức xácminh thông tin NNT để thực hiện cưỡng chế khi các khoản tiền thuế nợ này quáthời hạn nộp từ ngày thứ 91

Hàng tháng,”sau ngày khoá sổ thuế 01 ngày làm”việc trưởng bộ phận thamgia thực hiện đôn đốc và nhắc nhở công chức quản lý”nợ thực hiện quy”trình, thựchiện phân công NNT mới phát sinh tiền thuế nợ Nếu trong tháng có sự thay đổi vềtình hình cán bộ thì thực hiện phân công lại quản lý nợ thuế và bàn giao lại phải cóbiên bản xác nhận của trưởng bộ phận

Phân loại nợ thuế

Hàng ngày, công chức quản lý nợ căn cứ các tiêu thức phân loại nợ, hồ sơ vàtài liệu liên quan đến NNT tiến hành phân loại kịp thời từng khoản nợ, nhóm nợ

Hồ sơ phân loại nợ thuế:”căn cứ trạng thái NNT được thể hiện trên ứng dụngquản lý

Thực hiện đôn đốc thu nộp

Căn cứ vào viêc phân loại nợ tiền thuế nợ, cán bộ thực hiện:

* Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế

Công chức”quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiệnđôn đốc bằng điện thoại, nhắn tin hoặc gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp, ngườiđại diện theo pháp luật của NNT thông báo về số tiền thuế nợ

Trang 18

* Đối với khoản’nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế

- Lập thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp theo mẫu số 07/QLN(ban hành kèm theo quy trình) trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế

- Trình lãnh”đạo cơ quan thuế phê duyệt Tại Cục Thuế,”Thông báo 07/QLN

có thể ủy quyền cho trưởng phòng quản lý nợ hoặc trưởng”phòng tham gia thựchiện quy trình”ký Tại Chi cục Thuế,”Thông báo 07/QLN do lãnh đạo Chi cụcThuế”ký

- Bộ“phận quản lý nợ hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý nợ gửi Thôngbáo 07/QLN cho NNT, không in Bảng kê kèm theo Thông báo 07/QLN Trườnghợp NNT đề nghị thì gửi Thông báo 07/QLN kèm theo bảng kê qua thư điện tử(Email)”cho NNT

- Hàng tháng,”bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận“được giao nhiệm vụ quản lý

nợ lập”danh sách Thông báo 07/QLN đã ban”hành (theo mẫu số 14/QLN)

- Sau khi”ban hành Thông báo 07/QLN,”nếu NNT phản ánh về số liệu tiềnthuế nợ tại Thông báo 07/QLN không chính xác thì công chức quản”lý nợ hoặccông chức tham gia thực hiện quy trình phối hợp với NNT để thực hiện”đối chiếu

số liệu và ban hành lại thông báo 07/QLN sau khi đã xác định lại số liệu

* Đối với khoản tiền thuế nợ quá thời hạn nộp từ 61 ngày hoặc trước 30 ngày tính đến thời điểm hết thời gian gia hạn nộp thuế, thời gian không tính tiền chậm nộp: công chức thuộc bộ phận quản lý nợ tiến hành xác minh thông tin để thựchiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật.”

* Đối với’khoản tiền thuế nợ trên’90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia’hạn nộp thuế, thời hạn không tính tiền chậm nộp; NNT có hành vi bỏ’địa chỉ’kinh doanh, tẩu tán tài sản; NNT không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế:”bộ phận quản lý nợ

trình thủ”trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định”cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính thuế bằng biện pháp cưỡng chế phù hợp

* Công khai thông tin người nợ thuế

Hàng tháng,“cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin người nợ thuế theo

Trang 19

quy định tại Điều 47”Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013”quy định chitiết thi hành một số điều của Luật”quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều”của Luật quản lý thuế Lập báo cáo tình hình công khai thông tin người nợthuế (theo mẫu số 13/QLN).

* Các’trường hợp không ban hành Thông báo 07/QLN

- Trường”hợp”được nộp dần tiền thuế nợ, cơ quan”thuế không thực hiệncưỡng chế nợ thuế và không”ban hành Thông báo 07/QLN, thực hiện đôn đốc thunộp theo Quyết định nộp dần tiền thuế”nợ.”

- Đối với tiền”thuế đang chờ điều chỉnh cơ quan thuế”không tính chậm nộp

và không ban hành Thông báo”07/QLN.”

- Đối với các trường hợp tiền thuế nợ khó thu; tiền thuế nợ đang xử lý; hộ giađình và cá nhân có số tiền thuế nhỏ: ở địa bàn có số lượng NNT lớn, biên chế côngchức quản lý nợ, trang thiết bị làm việc chưa đảm bảo, cơ quan thuế có thể chưaban hành Thông báo 07/QLN

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố ban hành ngưỡng phải ban hành Thôngbáo 07/QLN để tạm thời chưa ban hành thông báo hoặc gửi NNT theo quý hoặc 6tháng một lần, đảm bảo thực hiện cưỡng chế nợ thuế Đối với số tiền thuế nợ của

hộ kinh doanh dưới ngưỡng phải ban hành Thông báo 07/QLN, bộ phận quản lý nợlập danh sách trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt và chuyển đội thuế phường, xã

để thông báo”công khai

Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ

* Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp

Bộ phận quản lý nợ có trách nhiệm nhận và kiểm tra hồ sơ của NNT, chuyển

bộ phận pháp chế thẩm định hồ sơ nếu đã đầy đủ thủ tục, trình lãnh đạo phê duyệt,(hoặc trình lãnh đạo cấp trên) để ra văn bản chấp thuận hay không chấp thuận đềnghị của đơn vị, thực hiện đăng tải trên trang thông tin và lưu trữ hồ sơ

* Thu tiền thuế nợ thông qua hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN

Trang 20

Ngay trong ngày nhận được đề nghị của bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế

về việc xác nhận tiền thuế nợ của NNT, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham giathực hiện quy trình thực hiện xác nhận tình trạng nợ đọng và chuyển lại phiếu xácnhận cho bộ phận giải quyết hồ sơ

Xử lý tiền thuế đang chờ điều’chỉnh; tiền thuế nợ khó thu và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ”

* Tiền thuế đang chờ điều chỉnh

- Đối với tiền thuế chờ điều chỉnh do sai sót:

+ Trường hợp’NNT ghi sai các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền và có đề nghịđiều chỉnh tiền thuế nợ:”bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện”điều chỉnh thunộp NSNN”theo quy định tại Quy trình quản lý khai thuế,’nộp thuế và kế toánthuế.”

+ Trường’hợp có sai sót do KBNN, NHTM: bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phậntham gia thực hiện quy trình lập văn bản gửi bộ phận kê khai và kế toán thuế đềnghị KBNN, NHTM’điều chỉnh lại sai sót

+ Trường hợp có sai sót do cơ quan thuế:”bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phậntham gia thực hiện quy trình thông báo cho bộ phận kê khai và kế toán thuế thựchiện điều chỉnh.”

- Đối với các khoản tiền thuế chờ điều chỉnh do chứng từ luân chuyển chậmhoặc thất lạc: bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình thôngbáo cho bộ phận kê khai và kế toán thuế, bộ phận kiểm tra thuế để điều chỉnh giảm

số tiền thuế nợ của NNT trên ứng dụng quản lý thuế

- Đối với các’khoản nộp được thực hiện bằng hình thức ghi thu - ghi chi quangân sách: bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình đề nghị

bộ phận kê khai và”kế toán thuế, kiểm tra thuế xác định thời hạn nộp ngân sách,theo đó điều chỉnh lại thời hạn nộp thuế trên ứng dụng quản lý’thuế.”

- Đối với”các‘nguyên nhân từ quá trình nâng cấp ứng dụng quản lý”thuế: bộphận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện’quy trình phối hợp với bộ phận

kê khai và kế toán thuế, bộ phận tin học để tiến hành sửa lỗi ứng dụng kịp”thời

Trang 21

* Đối với tiền thuế nợ khó thu

- Tiền thuế nợ của NNT’được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lựchành vi dân sự chưa có hồ sơ đề nghị xoá nợ, chưa được xóa nợ theo quy định: bộphận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình thực hiện báo cáo lãnhđạo cơ quan thuế chỉ đạo các bộ phận kiểm tra thuế xác minh về các trường hợpnày để có căn cứ”trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt biện pháp đôn đốc hoặc xử

lý tiền thuế nợ

- Tiền thuế nợ của NNT có liên quan đến trách nhiệm hình sự: bộ phận quản

lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình gửi các cơ quan chức năng liênquan để thông báo về tình trạng tiền thuế nợ”để được xử lý khi có kết luận của cơquan pháp luật hoặc theo bản án của Toà án Căn cứ kết luận của cơ quan điều tra,quyết định của Toà án, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quytrình các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế”nợ

- Tiền thuế’nợ của NNT bỏ địa chỉ kinh doanh: bộ phận quản lý nợ hoặc bộphận tham gia thực hiện báo cáo lãnh đạo cơ quan chỉ đạo bộ phận kiểm tra xácminh về NNT từ đó thực hiện các biện pháp đôn đốc’tiếp theo

- Tiền thuế nợ của NNT chờ giải thể: bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận’thamgia thực hiện quy trình báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế về tình hình nợ thuế củaNNT,”gửi người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên”quan thông báo về tình trạngtiền thuế nợ để có căn cứ xây dựng phương án giải quyết tiền thuế”nợ

- Tiền thuế’nợ”của NNT mất khả năng thanh toán: bộ phận quản lý nợ hoặc

bộ phận tham gia thực hiện quy trình báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế về tình hình

nợ thuế của NNT;”gửi các cơ quan: toà án, đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người

có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan thông báo về tình trạng tiền thuế nợ đểđược xử lý nợ theo quy định”của Luật Doanh’nghiệp, Luật Phá sản.”

- Tiền”thuế”nợ đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế và đã trên 10 năm:công chức quản lý nợ lập hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền”thuế.”

Đôn đốc tiền thuế nợ đối với cơ sở sản xuất trực thuộc ở địa phương khác nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính và đơn vị ủy nhiệm thu

Trang 22

- Đối với khoản nợ của cơ sở sản xuất trực thuộc ở địa phương khác nơi cơ sởkinh doanh đóng trụ sở chính thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ sở sản xuất kinhdoanh tại trụ sở chính thực hiện đôn đốc và tính tiền chậm nộp đối nghĩa vụ thuếcủa cơ sở sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính và của cơ sở sản xuất trực thuộc tạiđịa bàn tỉnh/thành phố khác nơi đóng trụ sở chính, cơ quan thuế nơi cơ sở sản xuấttrực thuộc có trách nhiệm phối hợp đôn đốc, theo dõi việc nộp thuế vào NSNN của

cơ sở sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính

- Đối”với các đơn vị được ủy nhiệm thu: đội”thuế liên xã, phường, đội thuếtrước bạ (nếu là các khoản thu từ đất) thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đônđốc thu tiền’thuế nộp của ủy nhiệm thu và thực hiện đôn đốc, cưỡng chế nợ thuếđối với NNT nộp thuế qua ủy nhiệm thu

Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế

Khi NNT’phát sinh nợ thuế, công chức quản lý nợ hoặc công chức tham giathực hiện quy trình lập và ghi nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của NNT theo mẫu số08/QLN ban hành kèm theo”quy trình Hàng tháng lập sổ theo dõi tình hình nợthuế theo mẫu số 09/QLN, cập nhật vào ứng dụng kịp thời

Báo cáo’kết quả thực hiện công tác quản lý nợ”

Định kỳ hàng tháng ngay sau ngày khóa sổ một ngày làm việc, cơ quan thuếcấp dưới lập và gửi báo cáo lên cơ quan thuế cấp trên theo hình thức gửi qua thưđiện tử, qua hệ thống ứng dụng quản lý thuế, riêng báo cáo tháng 12 hàng năm thìgửi thêm bằng văn bản (có ký tên, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan thuế)

Lưu trữ tài liệu, dữ liệu về quản lý nợ

Thực hiện lưu trữ các báo cáo, các tài liệu do bộ phận ban hành văn bản thựchiện theo quy định về văn thư lưu trữ của nhà nước

1.2 Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế nợ thuế

1.2.1 Khái niệm cưỡng chế nợ thuế

Cưỡng chế nợ thuế là hoạt động của cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa”vụthuế [2]

Trang 23

1.2.2 Vai trò của cưỡng chế nợ thuế

Thực tế cho thấy, bên cạnh những người nộp thuế luôn chấp hành tốt chínhsách pháp luật thuế thì vẫn còn không ít những người nộp thuế cố tình chây ý, dâydưa nợ đọng thuế kéo dài, lợi dụng các kẽ hở của cơ chế, chính sách để trốn thuế,tránh thuế gây thất thu ngân sách Do đó, cùng với các chế tài xử phạt khác thìcưỡng chế thuế có vai trò giáo dục, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế củangười nộp thuế, đồng thời đảm bảo thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào ngânsách nhà nước, chống thất thu, đảm bảo công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của đốitượng nộp thuế, góp phần quản lý thuế có hiệu quả, đảm bảo hiệu lực của bộ máycông quyền nhà nước

1.2.3 Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế

Cũng như công tác quản lý nợ, công tác cưỡng chế nợ thuế chỉ đạt được hiệuquả khi xác định đúng mục tiêu và các yêu cầu cụ thể Cưỡng chế nợ thuế là việc

áp dụng các biện pháp, chế tài xử lý của cơ quan quản lý thuế nhằm mục đích thuđúng, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước Do vậy, công tác cưỡng chế

nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước Đó là khi các quyết định cưỡng chế thuế ban hành phải đảm bảo được thực

hiện một cách thống nhất từ cấp trung ương tới địa phương Tránh xảy ra tình trạngmột quyết định hành chính về cưỡng chế thuế khi ban hành không được thực hiện

do các nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan thuế như ban hành không chính xác

về số tiền nợ hoặc không chính xác tên đối tượng nợ…, sẽ dẫn đến phản ứng từ đốitượng nợ thuế Việc ban hành các quyết định hành chính nếu không được thi hành

sẽ làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật nhà nước, gây mất lòng tin của nhândân vào bộ máy công quyền Chính vì vậy, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhànước là yêu cầu tất yếu trong công tác cưỡng chế thuế của cơ quan thuế, góp phầnđảm bảo minh bạch trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế

Thứ hai, cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý

thuế Nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế hành chính thì cơ quan thuế

Trang 24

phải đảm bảo chi phí cưỡng chế là tối thiểu Mặt khác, quyết định cưỡng chế khiban hành phải đảm bảo đầy đủ thẩm quyền của cơ quan thuế, quyền và nghĩa vụcủa người nợ thuế, chi phí của người nợ thuế khi thực hiện cưỡng chế được giảmđến tối thiểu… Trước khi ban hành một quyết định cưỡng chế thì cơ quan thuếphải tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế thuếnhư thời gian cưỡng chế, địa điểm thi hành, hình thức cưỡng chế… để công táccưỡng chế đạt hiệu quả nhất Cơ quan thuế cần cân nhắc thật kỹ lưỡng đối với từngtrường hợp nợ thuế, trường hợp nào thì cần cưỡng chế theo hình thức nào, cần thiếtphải thực hiện biện pháp cưỡng chế tiếp theo chưa, thời gian nào là hợp lý…

Thứ ba, cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người

nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế cơ quan thuế góp phần nâng cao tính hiệu lựccủa pháp luật đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượngnộp thuế

1.2.4 Nội dung quy trình cưỡng chế nợ thuế

Ngày 20/4/2015, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã ban hành quy trìnhcưỡng chế nợ thuế kèm theo quyết định số 751/QĐ-CT với nội dung chủ yếu sau:

1.2.4.1 Biện pháp cưỡng chế nợ thuế

- Trích”tiền từ tài khoản;

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập;

- Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên;

- Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đangnắm giữ;

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập vàhoạt động, giấy phép hành nghề.”

1.2.4.2 Trình tự từng biện pháp cưỡng chế

Bước 1: Lập danh sách đối tượng cần xác minh thông tin

Công chức thực hiện rà soát cơ sở dữ liệu, lập danh sách những đối tượng cầnxác minh thông tin để chuẩn bị thực hiện cưỡng chế

Trang 25

* Xác định”đối tượng chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng”chế:”

- Các trường hợp thuộc đối tượng thực hiện biện pháp cưỡng”chế theo quyđịnh

- Các trường hợp còn nợ thuế có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn

* Các đối tượng tạm dừng cưỡng chế hoặc chưa thực hiện cưỡng chế

- Tạm dừng cưỡng chế: đối với các trường hợp được nộp dần tiền thuế nợtheo quy định

- Chưa thực hiện cưỡng chế: đối với các trường hợp được chấp nhận khôngtính tiền chậm nộp

Bước 2: Thu thập, xác minh thông’tin đối tượng chuẩn bị cưỡng chế”

Thông tin được thu thập, xác minh từ cơ sở dữ liệu cơ quan thuế, từ ngườinộp thuế và các bên liên quan

Bước 3:’Trường hợp phải tổng hợp vào’danh sách thực hiện biện pháp cưỡng chế tiếp theo

Căn cứ vào danh sách đối tượng đã xác minh thông tin, các trường hợp đã gửivăn bản xác minh thông tin nhưng đối tượng bị cưỡng chế hoặc các bên liên quancung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp đầy đủ thông tin nhưng chứng minh rằngkhông thể thực hiện được biện pháp cưỡng chế này thì công chức lập danh sách ápdụng các biện pháp hiện cưỡng chế

Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế”

Căn cứ danh sách đối tượng cần áp dụng biện pháp cưỡng chế, cơ quan thuếban hành quyết định cưỡng chế Tùy theo từng đặc điểm, điều kiện mà thủ trưởng

cơ quan thuế có thể quyết định trường hợp cần thực hiện cưỡng chế ngay như có sốthuế nợ đọng lớn, tuổi nợ dài, gây bức xúc, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địabàn…

Đối với trường hợp quay trở lại biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc chuyểnbiện pháp tiếp theo hoặc cơ quan Hải quan yêu cầu áp dụng ngay biện pháp Thôngbáo hoá đơn không còn giá trị sử dụng nhưng biện pháp trích tiền từ tài khoản và

Trang 26

biện pháp khấu trừ một phần tiền lương vẫn còn hiệu lực thì ban hành quyết địnhmới thay thế cho quyết định cũ.

Bước 5: Gửi quyết định cưỡng chế

Bộ phận giao’quyết định cưỡng chế trực tiếp cho đối tượng bị cưỡng”chế, cơquan, tổ chức liên quan hoặc qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong trườnghợp có khó khăn về việc giao quyết định cưỡng chế Nếu“gửi quyết định cưỡngchế qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm bị trả lại thì tiếp tục gửi đến lần thứ”ba.Trường hợp”cưỡng chế cần sự phối hợp của chính quyền địa phương thì quyếtđịnh cưỡng chế cần gửi trước đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chứccưỡng chế để phối hợp thực”hiện

Bước 6: Tổ chức thực hiện

- Hàng ngày, bộ phận cưỡng chế nợ thuế phối hợp với bộ phận kê khai và kếtoán thuế theo dõi việc thực hiện quyết định cưỡng chế của NNT đến khi nộp hếttiền thuế nợ đọng vào Ngân sách

- Quay lại biện pháp trước khi đang thực hiện biện pháp cưỡng chế tiếp theonhưng xét thấy có đủ điều kiện để thực hiện biện pháp trước thì tiến hành chuyểnsang thực hiện biện pháp trước

- Thực hiện đăng tải ngay trong ngày ban hành Quyết định cưỡng chế bằngbiện pháp”thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, Thông báo”hóa đơnkhông còn giá trị sử dụng và”Thông báo hóa đơn tiếp tục có giá trị”sử dụng lêntrang thông tin điện tử ngành”thuế

1.2.5.3 Trách nhiệm của cơ quan thuế

* Tổng cục Thuế

Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra cơ quan thuế các cấp đảm bảo thực hiện đúngcác quy định và hướng dẫn tại quy trình cưỡng chế; phân tích và đánh việc thựchiện các biện pháp cưỡng chế trên từng địa bàn và trên toàn quốc Từ đó, đề ra cácbiện pháp phối hợp xử phạt thu nợ thuế có hiệu quả; tổ chức đánh giá, tổng kếtcông tác cưỡng chế để sửa đổi, bổ sung quy trình phù hợp”với thực tiễn; thiết kếphần mềm ứng dụng giúp công tác cưỡng chế nợ thuế khoa”học và hiệu quả.”

Trang 27

* Cục Thuế

Tổ chức, phân công công chức cưỡng chế nợ thuế theo”đúng chức năng,nhiệm vụ; chỉ đạo các”bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợptheo”đúng quy định tại quy trình;”hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cụcThuế thực hiện quy trình; thực hiện báo cáo tình hình cưỡng chế;”phân tích vàđánh giá việc thực hiện biện pháp trên địa bàn.”

* Chi cục Thuế

Tổ chức và phân công công chức cưỡng chế theo đúng chức năng, nhiệm vụ;chỉ đạo các”bộ phận chức năng liên quan phối hợp thực hiện các biện pháp theođúng”quy định; thực hiện báo cáo tình hình cưỡng chế theo quy định

1.2.5.4 Báo cáo kết quả và lưu trữ hồ sơ cưỡng chế nợ thuế

Định kỳ hàng tháng, cơ quan thuế cấp dưới lập và gửi báo cáo lên cơ quanthuế cấp trên Báo cáo thống kê tình hình ban hành Thông báo 07/QLN và Quyếtđịnh cưỡng chế nợ thuế, theo hình thức thư điện tử, truyền qua hệ thống ứng dụngquản lý thuế, riêng tháng 12 hàng năm gửi thêm cả văn bản (có ký tên, đóng dấucủa thủ trưởng cơ quan thuế) Đồng thời, thực hiện lưu trữ các báo cáo và hồ sơCCNT theo quy định về văn thư lưu trữ của nhà nước.”

1.3 Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế là nội dung khác biệt và độc lập vớinhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau Quản lý nợthuế là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệuquả Thông qua các phương pháp phân loại nợ, các tiêu chí đánh giá rủi ro trongquản lý nợ, cơ quan thuế xác định được những khoản nợ cần ưu tiên tập trung đểthu nợ Đồng thời, trên cơ sở đó xác định các biện pháp cưỡng chế phù hợp vớitừng đối tượng nợ thuế Quản lý nợ tốt sẽ dẫn tới việc đôn đốc của cơ quan thuếđối với người nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ khó thugiảm đi và điều này có tác động làm giảm khối lượng công việc cưỡng chế nợ thuế,

từ đó chi phí cưỡng chế nợ thuế giảm

Ngược lại, việc cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số tiền nợ

Trang 28

thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang được theo dõi tại cơ quan thuế sẽ giảm

đi Khi số lượng các khoản nợ giảm thì khối lượng công việc quản lý nợ cũnggiảm, tức là cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả có tác động giảm bớt khối lượng choquản lý nợ thuế

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế

nợ thuế

1.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan

Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ phía những người tham gia vào quátrình thu nộp thuế: các cơ quan quản lý thuế, cơ quan liên quan (Kho bạc, ngânhàng, sở kế hoạch và đầu tư …), người nộp thuế Sau đây là một số yếu tố chủ yếu:

Thứ nhất, nếu việc tổ chức công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế không

được sắp xếp khoa học, có sự chồng chéo giữa các bộ phận chức năng sẽ làm tăngtính ỷ lại giữa các bộ phận, dẫn đến sự quản lý lỏng lẻo, chậm đôn đốc nợ tiền thuế

nợ Ngoài ra, việc đào tạo các kỹ năng xử lý trong công việc, nâng cao nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng rất quan trọng, bởi nếukhông nắm chắc vê nghiệp vụ thì sẽ lúng túng khi giải quyết vấn đề, việc đưa racác quyết định không kịp thời, chính xác sẽ làm việc quản lý không hiệu quả

Thứ hai, để hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản

lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nói riêng thì việc áp dụng phần mềm quản lý nợ là rấtcần thiết và hữu ích.”Tuy nhiên, nếu các ứng dụng quản lý nợ được thiết kế khôngsát với thực tế, việc cập nhật số liệu không kịp thời, không thống nhất sẽ lại là điềubất lợi với công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.”

Thứ ba, chính sách pháp luật nói chung và chính sách pháp luật thuế nói

riêng sẽ tác động đến các quyết định của cơ quan thuế trong việc áp dụng các biệnpháp quản lý nợ thuế trong từng thời kỳ Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phùhợp với tình hình thực tế, mang tính lâu dài sẽ thuận lợi cho việc QLN & CCNT.”

Thứ tư, ý thức tuân thủ pháp luật thuế”của người nộp thuế là một trong những

yếu tố tác động chủ yếu tới hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.Nếu như ý thức chấp hành của người nộp thuế không cao, cố tình dây dưa, chây ỳ

Trang 29

nộp thuế, không có ý thức phối hợp với cơ quan thuế thì việc quản lý nợ và cưỡngchế nợ thuế sẽ gặp nhiều khó khăn.”

1.4.2 Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất, tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội luôn có ảnh hưởng nhất định đến

công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Nếu nền kinh tế rơi vào khủng khoảng,thất nghiệp cao, lãi suất tín dụng tăng cao… dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh,tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên không có khả năngnộp thuế đúng hạn, hoặc cố tình chây ỳ dù biết sẽ bị tính chậm nộp Khi một đấtnước có nhận thức xã hội thấp, lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của người nộpthuế không cao, điều này sẽ dẫn đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế gặpnhiều khó khăn

Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan chức năng với cơ quan thuế trong công

tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng rất quan trọng Bởi công tác quản lý nợ

và cưỡng chế nợ thuế không còn là công việc của mỗi cơ quan thuế mà còn lànhiệm vụ của cả hệ thống chính trị đặc biệt là các cơ quan có liên quan như Khobạc, Ngân hàng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…

1.5 Kinh nghiệm quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của một số nước trên thế giới và bài học với Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, để thực hiện công tác thu nợ thuế, bộ phận quản lý nợ đượcthành lập tại các cấp Phòng thu nợ trực thuộc Ban quản lý và thu Ngân sách đãđược thành lập tại Tổng cục Thuế, Cục Thuế vùng cũng có các phòng thu nợ trongkhi Chi cục thuế có các nhóm thu nợ

Về biện pháp thu nợ: thực hiện các biện pháp thu nợ như:

+ Thông báo cho NNT ngay trước khi đến hạn kê khai thuế hoặc nộp thuế tiêudùng

+ Cơ quan thuế hướng dẫn để NNT nộp thuế đúng hạn

+ Yêu cầu sự phối hợp của các tổ chức tư nhân có liên quan để dự phòng cácquĩ phục vụ cho việc nộp thuế

Trang 30

+ Đề nghị cơ quan chính phủ và các tổ chức tự trị tại địa phương yêu cầuchứng nhận về việc nộp thuế tiêu dùng khi xét tiêu chuẩn để dự thầu

+ Ngoài ra, để xử lý các khoản nợ nhỏ nhằm tập trung giải quyết nhữngtrường hợp nợ khó xử lý, nợ trây ỳ Nhật Bản đã thiết lập trung tâm điện thoại vềtình hình nộp thuế với nhiệm vụ là yêu cầu NNT nộp khoản nợ thuế mà trước đây

cơ quan thuế thực hiện thông báo qua thư tín hoặc gọi điện thoại nay đã được thựchiện với hệ thống tập trung, công nghệ máy tính tiên tiến

1.5.2 Kinh nghiệm của Malaysia

Cơ quan thuế Malaysia không thành lập phòng quản lý nợ thuế riêng mà tạimỗi ban của cơ quan thuế đều thành lập một bộ phận thu nợ và cử một cán bộ lãnhđạo đảm nhận công việc liên quan đến công tác thu nợ có từ ba đến năm thànhviên Chức năng chủ yếu của bộ phận thu nợ gồm: lập kế hoạch thu nợ, chuẩn bịcác kế hoạch, chương trình quản lý nợ; tổ chức họp hàng tuần hoặc theo định kỳhai tuần một lần nhằm theo dõi tình hình thu nợ thuế; trực tiếp liên hệ với ngườinộp thuế, thoả thuận thanh toán theo phân kỳ và thực hiện các biện pháp cần thiết

để nâng cao nhận thức của người nộp thuế về trách nhiệm nộp thuế

Các biện pháp cưỡng chế áp dụng:

+ Đóng cửa các cơ sở kinh doanh còn nợ tiền thuế;

+ Chỉ định ngân hàng là đơn vị nộp thay tiền thuế hoặc phong tỏa tài khoảnngân hàng nếu không có khoản tín dụng nào khác để thanh toán tiền thuế nợ đọng;+ Không cho NNT còn đang trong tình trạng nợ đọng thuế được xuất cảnh;+ Đình chỉ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của NNT còn nợ đọng tiền thuế;+ Tịch thu tài sản của người nộp thuế cũng như gia đình của NNT còn nợđọng tiền thuế nếu tất cả các tài sản đó do NNT tài trợ

Các biện pháp cưỡng chế không phải thực hiện tuần tự mà được áp dụng linhhoạt với từng đối tượng cụ thể nhằm thu được số thuế cao nhất với chi phí thấp nhất Thành lập bộ phận điều tra thuế và thông tin tình báo Kết luận điều tra thuếlàm căn cứ để khởi tố vụ án và căn cứ xét xử tội phạm trốn thuế tại Toà án

1.5.3 Kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam

Trang 31

Một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cóthể vận dụng vào Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tổ chức bộ máy quản lý nợ sao cho không có sự chồng chéo giữa

các cấp, các bộ phận, phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ phụ trách công tácquản lý nợ

Thứ hai, hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nợ phù hợp với

thông lệ quốc tế và tình hình kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ

Thứ ba, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chuyên môn,

nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt Trên cơ sở đómới có được sự phân tích nợ chính xác, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý nợ, khai tác tối ưu các phần mềm quản lý nợ, quản lý thuế Việc ứng dụngCNTT trong quản lý nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường côngtác quản lý nợ thuế, tạo ra được sự chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phícho công tác quản lý nợ

Thứ tư, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế phải được thực hiện linh

hoạt đối với từng trường hợp cụ thể để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm thu hồi tiềnthuế vào Ngân sách Nhà nước Không nên qui định cứng nhắc trong việc lựa chọn,trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế

Thứ năm, giao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế Điều tra thuế có ý nghĩa

quan trọng trong quản lý nợ, nhằm hướng tới: Ngăn ngừa NNT khỏi hành vi trốnlậu thuế; Đề xuất các biện pháp xử lý hoặc hình phạt thích đáng nhằm cảnh báocho NNT khác về hậu quả của hành vi trốn lậu thuế tương tự

Thứ sáu, phải xây dựng kho dữ liệu tập trung phục vụ cho việc phân tích rủi

ro, tiến hành thực hiện kịp thời các biện pháp cưỡng chế thuế, các hoạt động thanhtra kiểm tra đối tượng nộp thuế

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ

THUẾ TẠI CỤC THUẾ GIAI ĐOẠN 2012-2016 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội t hành ph ố và cơ cấu tổ chức của Cục T huế

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội t hành phố

Là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại một trung tâmcấp quốc gia trong cả nước,”là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệpphía Bắc Việt Nam Là một trong ba cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọngđiểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài quy hoạch vùngthủ đô Hà Nội Có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp và có nhiều nét độcđáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa với diện tích khoảng 1.527,4

km2 gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo Hiện nay, dân sốkhoảng 2,1 triệu người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nôngthôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.[24]

Trong những năm gần đây, nhờ chủ động tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấungành nghề, đổi mới xúc tiến và thu hút đầu tư, kinh tế đã có sự chuyển mìnhmạnh mẽ, ngày càng rõ hướng và hiệu quả cao Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xuhướng tăng qua các năm từ 8,12 % vào năm 2012 lên tới 11% vào năm 2016 Cơcấu kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớnhơn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, tiếp đó là công nghiệp và xây dựng, giảm

tỷ trọng nông, lâm, thủy sản Về thu hút đầu tư, luôn đứng trong tốp những tỉnh,thành phố thu hút FDI, đặc biệt trong năm 2016 dẫn đầu cả nước về thu hút FDIvới khoảng 2,9 tỷ USD Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhiều

dự án trọng tâm của thành phố đã và đang được triển khai đã góp phần rất lớn vàochỉnh trang đô thị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng Qua đó cho thấy rõ một thành phố luônchủ động, sáng tạo, đã tìm ra hướng đi đúng đắn, đầy triển vọng sau nhiều nămtrăn trở

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Cục Thuế

Trang 33

Ngày 21/8/1990, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 315/TC/QĐ-TCCB vềviệc thành lập Cục Thuế Nhà nước thành phố Ngày 01/10/1990, Cục Thuế Nhà nướcthành phố chính thức đi vào hoạt động Thực hiện luật quản lý thuế, bộ máy cơ quanquản lý thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năngchính gồm: tuyên truyền và hỗ trợ; kê khai và kế toán thuế; thanh tra, kiểm trathuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Hiện tại Cục Thuế gồm 14 phòng chức năng

và 15 chi cục thuế trực thuộc với số lượng cán bộ công chức trên 1.000 người trong

đó cán bộ công chức trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 75% Cơ cấu tổchức Cục Thuế được mô tả qua sơ đồ 2.1 sau:

Nguồn: Cục Thuế

Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức Cục Thuế

Trang 34

2.2 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục Thuế giai đoạn 2012-2016

2.2.1 Khái quát chung về tình hình nợ đọng thuế tại Cục Thuế

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, phân tích về công tác quản lý nợ và cưỡngchế nợ thuế thì các bảng số liệu sau sẽ cho ta cái nhìn bao quát về tình hình nợđọng thuế từ năm 2012-2016 tại Cục Thuế

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy bên cạnh số thu NSNN tăng lên qua các năm thì

Trang 35

số thuế nợ đọng cũng tăng lên với mức tăng năm sau cao hơn năm trước Tốc độtăng nhanh nhất là năm 2014 với 32% Tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng thu ngân sách

từ năm 2012-2016 luôn cao hơn 5% - mức khống chế tỷ lệ nợ đọng/ tổng thu Ngânsách do Tổng cục Thuế giao hàng năm

Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, khoản tiền thuế nợ đều tập trung chủ yếu ởkhối ngoài quốc doanh với tỷ trọng chiếm từ 53%-65% và nhóm nợ trên 90 ngàychiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nợ, số tiền nợ khó thu ngày càng tăng

Các số liệu trên phần nào cho thấy công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuếnhững năm qua còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và nhìn lại Tuy nhiên do số liệu

nợ thuế thường có tính thời điểm nên để đánh giá chính xác hiệu quả của công tácquản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong thời gian qua, ta cần xem xét trên nhiềukhía cạnh và trên các mặt công tác để từ đó đánh giá được những điểm tốt vànhững điểm còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó

2.2.2 Tổ chức công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế

Căn cứ theo Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cụctrưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế, ,Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có chức năng, nhiệm vụ là đầu mối phụtrách công việc chung liên quan đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trênđịa bàn thành phố Bên cạnh đó, Phòng QLN&CCNT thực hiện trực tiếp quản lý

nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với những doanh nghiệp thuộc phạm vi Văn phòngCục quản lý Đối với doanh nghiệp thuộc Chi cục Thuế quản lý do Đội QLN &CCNT thực hiện trực tiếp quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế Số lượng cán bộ làmcông tác QLN & CCNT tại Cục Thuế từ năm 2012-2016 dao động trong khoảng từ40-45 người Trong đó:

+ Phòng QLN & CCNT có số lượng cán bộ dao động từ 11-13 người, gồmtrưởng phòng phụ trách quản lý chung; 01 phó phòng phụ trách về chính sách chế

độ và công việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của 07 Chi cục Thuế; 01 phóphòng phụ trách về ứng dụng quản lý và công việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ

Trang 36

thuế của 07 Chi cục Thuế còn lại; đồng thời các phó phòng và cán bộ được phâncông quản lý nợ các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

+ Đội QLN & CCNT tại Chi cục thuế có số lượng cán bộ khoảng 02-03 cán

bộ gồm 01 đội trưởng và cán bộ quản lý

2.2.3 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế

Việc thực hiện công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế căn cứ trên cơ sở Luậtquản lý thuế, các văn bản luật và cụ thể là quy trình quản lý nợ Từ năm 2012 đếnnay công tác quản lý nợ được thực hiện dựa trên cơ sở quy trình quản lý nợ kèmtheo các quyết định số 1395/QĐ-CT ngày 14/10/2011, số 2379/QĐ-CT ngày22/12/2014 và gần đây nhất là quy trình quản lý nợ ban kèm theo quyết định số1401/QĐ-CT ngày 28/7/2015 Thực tế công tác quản lý nợ tại Cục Thuế thể hiệnqua các mặt công tác sau:

2.2.3.1 Công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ là bước đầu tiên, là định hướng cho côngtác quản lý nợ thuế Công tác lập kế hoạch thu nợ có khoa học, phù hợp, sát thực tế

sẽ là nền tảng và mục tiêu, phương hướng cho việc thực hiện quản lý nợ thuế.Nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác này, Cục Thuế trong thời gian qua

đã nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ và báo cáo kết quả

về Tổng cục Thuế theo đúng thời hạn

Căn cứ số tiền nợ thuế đến 31/10 của năm thực hiện, Cục Thuế tiến hành phântích khả năng thu nợ, dự báo số tiền thuế nợ có thể phát sinh của những doanhnghiệp có số tiền thuế nợ lớn để làm cơ sở dự báo số tiền thuế nợ đến 31/12 củanăm thực hiện Tiếp đó, căn cứ vào yêu cầu của Tổng cục Thuế về việc thu hồi tiềnthuế nợ đọng ban hành kèm theo quy trình quản lý nợ thuế, căn cứ vào dự toán thuNgân sách năm kế hoạch cùng với việc phân tích tình hình hình kinh tế để đề xuất

kế hoạch thu nợ cho năm sau với nhiệm vụ đặt ra:

- Hạn chế nợ mới phát sinh lớn, phấn đấu nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàngnăm không vượt quá 5% so với số thực hiện thu NSNN của năm đó;

Trang 37

- Giảm 100% nợ chờ điều chỉnh (trừ các khoản nợ chờ điều chỉnh do có khiếunại);

- Thu trên 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước;

- Tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định đạt tốithiểu 90%

Việc thực hiện xây dựng chỉ tiêu thu nợ thể hiện qua bảng số liệu sau:

Qua bảng số liệu cho thấy số tiền dự toán thu nợ trong năm năm qua có sựthay đổi, có xu hướng tăng lên từ năm 2012 đến năm 2015 nhưng đến năm 2016 lạithấp hơn Tuy nhiên, năm 2016 có tỷ lệ dự toán thu nợ trên số tiền thuế nợ đặt raphải thu hồi (nợ có khả năng thu, nợ chờ điều chỉnh, nợ chờ xử lý) là cao nhấtchiếm khoảng 96%, trong khi năm 2015 là 91%, các năm còn lại khoảng từ 80% -81% Bên cạnh việc xây dựng dự toán thu nợ thì Cục Thuế còn đặt ra mục tiêu là

số tiền thuế nợ của năm kế hoạch chỉ được tối đa bằng 5% dự toán thu Ngân sáchcủa năm kế hoạch Năm 2012 là năm đầu tiên Cục Thuế mạnh dạn xây dựng dựtoán thu với mục tiêu phấn đấu nằm trong câu lạc bộ những tỉnh, thành phố có số

Trang 38

thu mười nghìn tỷ đồng, do đó số tiền thuế nợ vào năm 2012 ở mức cho phép là500.000 triệu đồng, so với năm 2011 thì giảm 209.595 triệu đồng Có thể nóinhiệm vụ này được đặt ra khá nhẹ nhàng cho năm 2012 nếu như so với các năm vềsau thì đòi hỏi Cục Thuế phải giảm nợ ở năm kế hoạch khá cao so với năm thựchiện Năm 2013, nhiệm vụ đặt ra là giảm nợ 539.808 triệu đồng, năm 2014 là774.971 triệu đồng, năm 2016 là 937.862 triệu đồng và nhiệm vụ nặng nề nhất đặt

ra vào năm 2015 với 1.111.548 triệu đồng

Sau khi chỉ tiêu thu nợ được phê duyệt, Cục Thuế tiến hành giao cho Vănphòng Cục và các Chi cục Thuế thực hiện Trong đó, chỉ tiêu thu nợ giao cho Vănphòng Cục mà cụ thể là Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm nhiệm luônchiếm tỷ lệ cao nhất trên 80% chỉ tiêu thu nợ của cả Cục Thuế Một số Chi cụcThuế đảm nhiệm thực hiện chỉ tiêu thu nợ cao như CCT Thủy Nguyên, CCT LêChân, CCT Hồng Bàng… cũng chỉ chiếm khoảng từ 2%-3% trong tổng chỉ tiêu thu

nợ của Cục Thuế Các số liệu trên được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Trang 40

Nguồn: Cục Thuế

Biểu đồ 2.2: Dự toán thu nợ giai đoạn 2012-2016Qua biểu đồ 2.2 cho ta cái nhìn bao quát nhất về việc xây dựng chỉ tiêu thu nợthuế Trong khi năm 2012 và 2016 việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ khá sátvới thực tế thực hiện, thì năm 2013 đến năm 2015 việc xây dựng chỉ tiêu lại caohơn thực tế thực hiện Nguyên nhân là do việc xây dựng, thực hiện chỉ tiêu thu tiềnthuế nợ ngoài phụ thuộc vào sự nhận định, phân tích mang chủ quan của người lậpcòn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan Đó là việc chốt số nợ tại thời điểm31/12 hàng năm còn mang tính chất tương đối Việc lấy số nợ tại một thời điểm đểlàm căn cứ xác định chỉ tiêu thu nợ cả năm đôi khi không phản ánh đúng được bảnchất của việc lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, chưa tính đến những biến động về kinh

tế - xã hội, tình hình quản lý thuế của năm kế hoạch

2.2.3.2 Công tác đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ

* Phân công quản lý nợ thuế

Việc phân công quản lý nợ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hiệuquả của công tác quản lý nợ thuế Nếu phân công bất hợp lý không chỉ gây tốnkém thời gian, công sức, chi phí quản lý mà còn dẫn đến hiệu quả phối hợp trongcông tác quản lý nợ thuế không cao Công tác quản lý nợ thuế không chỉ là côngviệc của phòng quản lý nợ thuế mà còn liên quan đến rất nhiều phòng ban chức

Ngày đăng: 04/08/2019, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu (2010). Giáo trình thuế. Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhthuế
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
Năm: 2010
2. TS. Lê Xuân Trường (2010). Giáo trình quản lý thuế. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý thuế
Tác giả: TS. Lê Xuân Trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Tàichính
Năm: 2010
19. Website: www.gdt.gov.vn 20. Website: http://.gdt.gov.vn/ Link
23. Website: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/ Link
3. Quốc hội 11 (2006). Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Khác
4. Bộ Tài chính (2011). Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 về việc hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế Khác
5. Bộ Tài chính (2013). Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2013 Khác
6. Bộ Tài Chính (2013). Thông tư 215/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 Khác
7. Bộ Tài chính (2013). Thông tư 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 về việc hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01/07/2007 Khác
9. Bộ Tài chính (2010). Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế Khác
10. Thủ tướng Chính Phủ (2011). Quyết định số 732/QĐ-CT ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 Khác
11. Tổng cục Thuế (2015). Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế Khác
13. Ủy ban nhân dân thành phố (2014). Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 26/8/2014 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 Khác
14. Cục Thuế thành phố (2012). Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012 Khác
15. Cục Thuế thành phố (2013). Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013 Khác
16. Cục Thuế thành phố (2014). Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014 Khác
17. Cục Thuế thành phố (2015). Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015 Khác
18. Cục Thuế thành phố (2016). Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w