PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu trong sự phát triển của các quốc gia trên thế giới.Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia. Cùng với đó là nguy cơ bị xói mòn, thậm chí đánh mất bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc do sự xâm thực của những nền văn hóa lớn là điều khó tránh khỏi. Bối cảnh ấy đòi hỏi cần nâng cao năng lực cạnh tranh mà trước hết là năng lực cạnh tranh từ chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý trên mọi lĩnh vực phải là nhiệm vụ trước mắt trọng tâm và lâu dài. Bởi họ chính là những người đi tiên phong trong việc đổi mới, nhằm đưa đất nước nhanh chóng hòa nhập với xu thế chung mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nưóc nói chung, ngành văn hóa nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề khá bức xúc, gây ra những hệ lụy thiếu tích cực, ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước. Một loạt những vi phạm, sai phạm trong tổ chức thực thi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình trạng không làm tròn, làm đủ, làm đúng, thậm chí vượt thẩm quyền liên quan đến hoạt động văn hóa vẫn diễn ra ở nhiều lĩnh vực, tại nhiều địa phương đang là hồi còi báo động cho chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng không ít cán bộ quản lý ở các cấp chính quyền địa phương và cấp cơ sở chưa được bồi dưỡng các kĩ năng quản lý cơ bản, hoặc nếu có học thì cũng thiên về trang bị kiến thức lý luận, dẫn đến quá trình tổ chức, điều hành công việc không tránh khỏi lúng túng, thiếu tính chuyên nghiệp. Cần phải có sự phân tích một cách khoa học trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, từ đó xây dựng các giải pháp mang tính ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay”
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu trong sự phát triển của các quốc gia trênthế giới.Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia.Cùng với đó là nguy cơ bị xói mòn, thậm chí đánh mất bản sắc văn hóa củanhiều dân tộc do sự xâm thực của những nền văn hóa lớn là điều khó tránhkhỏi Bối cảnh ấy đòi hỏi cần nâng cao năng lực cạnh tranh mà trước hết lànăng lực cạnh tranh từ chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lýtrên mọi lĩnh vực phải là nhiệm vụ trước mắt trọng tâm và lâu dài Bởi họchính là những người đi tiên phong trong việc đổi mới, nhằm đưa đất nướcnhanh chóng hòa nhập với xu thế chung mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dântộc
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nưóc nói chung, ngành văn hóa nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề khábức xúc, gây ra những hệ lụy thiếu tích cực, ảnh hưởng lớn đến hiệu lực vàhiệu quả trong công tác quản lý nhà nước Một loạt những vi phạm, sai phạmtrong tổ chức thực thi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tìnhtrạng không làm tròn, làm đủ, làm đúng, thậm chí vượt thẩm quyền liên quanđến hoạt động văn hóa vẫn diễn ra ở nhiều lĩnh vực, tại nhiều địa phươngđang là hồi còi báo động cho chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý văn hóatrong giai đoạn hiện nay
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng không ít cán bộ quản lý ở các cấpchính quyền địa phương và cấp cơ sở chưa được bồi dưỡng các kĩ năng quản
lý cơ bản, hoặc nếu có học thì cũng thiên về trang bị kiến thức lý luận, dẫnđến quá trình tổ chức, điều hành công việc không tránh khỏi lúng túng, thiếutính chuyên nghiệp
Trang 2Cần phải có sự phân tích một cách khoa học trên cả phương diện lýluận và thực tiễn, từ đó xây dựng các giải pháp mang tính ứng dụng nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát
triển trong giai đoạn hiện nay Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay”
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nóichung, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng đã và đang là vấn đề nhậnđược nhiều sự quan tâm của các nhà chuyên môn, giới nghiên cứu, đặc biệttrong giai đoạn Nhà nước ta đang tiến hành cải cách hành chính Đã có nhiềucông trình được công bố, đơn cử:
+ Đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành Văn hóa – Dulịch – Thể thao” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giai đoạn 2010-2011
đã đề cập một cách tổng quan về tình hình chất lượng nguồn nhân lực làmcông tác văn hóa trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước; phân tích và
dự báo xu thế phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa trên các lĩnh vực,trong đó có lĩnh vực văn hóa
+ Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống
cơ quan hành chính các cấp, giai đoạn 2012-2016” của UBND Thành phố HàNội với mục đích xây dựng hệ thống cơ quan hành chính của Hà Nội vữngmạnh, hiện đại, hiệu quả; tổ chức bộ máy tinh gọn, đúng quy định của phápluật, phù hợp với thực tiễn Thủ đô Trong đó đề cập đến việc bồi dưỡng chođội ngũ cán bộ quản lý các cấp, nhất là các cán bộ quản lý cấp cơ sở
+ Luận văn Ths Xã hội học của Hoàng Thị Cầm “Thực trạng tình hìnhvăn hóa và công tác quản lý văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (2006) đã
đi sâu hơn về những vấn đề bức thiết trong hoạt động văn hóa trên địa bàntỉnh Thanh Hóa và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa trong việc đảmbảo cho sự phát triển văn hóa tại địa phương
Trang 3+ Luận văn Ths Hành chính công về “Một số giải pháp nâng cao chấtlượng tuyển chọn và bố trí sử dụng CBCC cấp quận – Thực tiễn tại TP HồChí Minh” (Võ Cao Sơn, 2006) đã phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ côngchức nói chung trước yêu cầu của bối cảnh hội nhập hiện nay trên địa bàn mộtthành phố lớn ở nước ta.
+ Luận văn Ths Hành chính công về “Nâng cao chất lượng tuyển dụngcông chức tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong giai đoạn hiện nay”(Phan Thị Hương, 2011) đã đi sâu hơn vào một giải pháp thực tế và thiết yếu
là công tác tuyển dụng đội ngũ công chức của Bộ chủ quản ngành văn hóa
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đã trực tiếp hoặc gián tiếpnói đến công tác quản lý nhà nước về văn hóa gắn với một địa bàn cụ thể.Nhưng đặt vấn đề trực tiếp về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóatrong bối cảnh hội nhập quốc tế cho đến nay vẫn chưa có một công trình, bàinghiên cứu nào đề cập đến Có thể nói luận văn hoàn toàn đã tiếp cận từ mộtgiác độ mới với một vấn đề cũng khá mới trong lĩnh vực nghiên cứu khoahọc
và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ làm công tácquản lý văn hóa Đó là mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn này
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Luận văn hướng tới đối tượng cán bộ quản lý văn hóa cấp huyện vàcấp xã trên địa bàn một số tỉnh, thành phố với trình độ, kĩ năng giao tiếp và
Trang 4một số phẩm chất cần thiết khác của người làm công tác quản lý trên lĩnh vựcvăn hóa với những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
- Với quy mô khiêm tốn của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi không
có tham vọng khảo sát và phân tích trên một bình diện rộng lớn tầm vĩ mô đốivới đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ở Việt Nam vốn khá đông đảo Trongkhuôn khổ công trình này, chúng tôi chỉ tâp trung vào các đối tượng cán bộquản lý văn hóa tại tuyến cơ sở (cấp huyện, cấp xã) trên địa bàn một số tỉnh,thành phố như: Hà Nội, Lào Cai, Thanh Hóa
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp luận
Để tiến hành nghiên cứu và triển khai luận văn, chúng tôi dựa trênphương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin với quan điểm duy vật và tưduy biện chứng, xem xét, đánh giá vấn đề dựa trên những cứ liệu thực tế, đặttrong mối quan hệ tổng hòa và xem xét trong cả quá trình Chúng tôi cũngdựa trên những quan điểm chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn
đề phát triển văn hóa trong bối cảnh hiện nay qua văn kiện của các kỳ Đại hộiĐảng toàn quốc
5.2 Về phương pháp
Ngoài các phương pháp truyền thống, luận văn còn sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp điều tra xã hộihọc, mô hình hóa, phương pháp chuyên gia…
6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Luận văn góp phần làm sáng rõ những kiến thức lý luận về quản lýnhà nước trong lĩnh vực văn hóa, đội ngũ cán bộ quản lý, khái niệm về toàncầu hóa, bối cảnh hội nhập quốc tế và một số vấn đề lý luận khác
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ giúp cho các nhà nghiêncứu bổ sung thêm nguồn cứ liệu thực tế Là tài liệu tham khảo hữu ích choviệc nghiên cứu đối với những vấn đề liên quan Là một gợi ý cho các nhàchuyên môn về cách thức tiếp cận, đánh giá đối với cán bộ quản lý văn hóa
Trang 5tuyến cơ sở Đồng thời sẽ góp phần hoàn thiện tiêu chí lựa chọn,bổ nhiêm độingũ cán bộ quản lý văn hóa theo hướng phù hợp, chuyên nghiệp và tinh thôngnghiệp vụ quản lý văn hóa
7 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THIẾT YẾU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝVĂN HÓA TUYẾN CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNHHỘI NHẬP
Trang 6CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THIẾT YẾU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA VÀ CÁN BỘ QUẢN
Chính vì vậy quản lý văn hóa là quản lý ba thành tố: giá trị vật chất vàtinh thần, quản lý con người để tạo ra các giá trị văn hóa mới và giữ gìn, bảotồn những giá trị văn hóa vốn có
Quản lý văn hóa gắn liền với sự định hướng từ những quan điểm chủtrương lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho văn hóa phát triển Thựchiện những chức năng, thẩm quyền quản lý gắn với các địa bàn quản lý đểđảm bảo văn hóa phát triển hài hòa, đồng bộ với các lĩnh vực kinh tế xã hộikhác
Quản lý văn hóa trong phạm vi luận văn được nghiên cứu gắn với quản
lý hoạt động văn hóa Theo đó, quản lý hoạt động văn hóa là quản lý nhữngquá trình thực hành của cá nhân và các thiết chế xã hội trong việc sản xuất,bảo quản, phân phối giao lưu và tiêu dùng
1.1.1.2 Đặc điểm QLVH
Quản lý văn hóa theo nghĩa rộng không chỉ là hoạt động quản lý củaNhà nước mà còn là sự tham gia quản lý của các thiết chế xã hội, của mỗi tổchức, cá nhân Quản lý văn hóa không chỉ gắn với việc quản lý những yếu tốhữu hình mà còn gắn với những yếu tố vô hình, mang tính trừu tượng nhưnhững giá trị tinh thần, yếu tố tâm lý, tình cảm
Trang 7Cũng như các lĩnh vực kinh tế xã hội khác, văn hóa cũng dựa trên nềntảng kinh tế, chính trị Quản lý văn hóa vì vậy phải gắn liền với điều kiện kinh
tế và thể chế chính trị của mỗi quốc gia
Quản lý văn hóa trong giai đoạn hiện nay là sự kết tinh của tinh hoatruyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, những nhân tố tiến bộ của thời đại vànền văn minh nhân loại Dù thế nào đi nữa, cũng như văn hóa dân tộc nóichung, phải được phát triển đảm bảo tính dân tộc về hình thức, xã hội chủnghĩa về nội dung, thể hiện sự trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần giữacác dân tộc trên thế giới Quản lý văn hóa có vai trò to lớn trong việc tác độngtích cực tới xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủnghĩa Một khi nó được xây dựng và hoàn thiện sẽ đảm bảo những yêu cầunhất định về xây dựng và thực hiện đạo đức cách mạng và văn hóa công sở,kiến tạo và phát huy vai trò của triết lý quản lý mới Quản lý văn hóa là mộthiện tượng vật chất – tinh thần phức tạp, nhiều tầng nấc, bao gồm những mặtvật chất và tinh thần trong đời sống, hoạt động, hành vi của tổ chức đối vớicác chủ thể của môi trường xung quanh và với chính những thành viên củamình, nó cần phải hài hòa và tổng hợp, với các nhân tố có “tính văn hóa” cao,góp phần đắc lực vào phát triển xã hội, phát triển con người
QLNN về văn hóa là quản lý một lĩnh vực nhạy cảm, dễ gây ngoạiứng Vì thế đòi hỏi bên cạnh các biện pháp quản lý thông thường, phải có cácbiện pháp mang tính đặc thù
Văn hóa là lĩnh vực của nhiều cặp phạm trù Trong bản thân các cặpphạm trù đó có nảy sinh những mâu thuẫn Mặt khác giữa cặp phạm trù nàyvới cặp phạm trù khác cũng nảy sinh mâu thuẫn Ví như mâu thuẫn giữa nhucầu hưởng thụ văn hóa với khả năng đáp ứng của các hoạt động và sáng tạovăn hóa; mâu thuẫn giữa việc đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động sáng tạovăn hóa nghệ thuật với khuôn khổ của pháp luật; mâu thuẫn giữa nhiệm vụgiữ gìn văn hóa truyền thống và sự tiếp nhận những giá trị văn hóa mới truyềnthống… Làm sao để giải quyết được những mâu thuẫn đó để đảm bảo cho văn
Trang 8hóa phát triển hài hòa - đó là nhiệm vụ quan trọng và cũng là yêu cầu đối vớiquản lý văn hóa tại Việt Nam hiện nay.
1.1.1.3 Những yêu cầu trong quản lý văn hóa
Với những đặc điểm mang tính đặc thù, quản lý nhà nước về văn hóaphải đảm bảo một số yêu cầu sau:
Văn hóa là hoạt động xã hội đa dạng, phong phú, vừa tĩnhlại vừa động Vì vậy, đây là hoạt động cần có sự quản lý nhà nước vềvăn hóa và công tác tư tưởng gắn liền với quyền lực Nhà nước;
Văn hóa thuộc nhân dân, mọi người dân đều có quyềnhưởng thụ văn hóa và có nghĩa vụ đóng góp, bảo vệ nền văn hóa dântộc;
Trong việc quản lý văn hóa, ngoài hình thức Nhà nước,cần thực hiện hình thức tự quản của nhân dân trong việc bảo vệ và pháttriển văn hóa, đảm bảo tính đa dạng của văn hóa, đáp ứng nhu cầu vănhóa của nhân dân;
Xu thế xã hội hóa trong quản lý văn hóa là xu thế tất yếu;
Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển hài hòa, nhịp nhànggiữa các yếu tố của bản thân nó và trong quan hệ giữa văn hóa với kinh
Cần xây dựng một đơn vị chuyên quản về văn hóa các dântộc thiểu số và các lĩnh vực văn hóa đặc biệt
Trang 91.1.1.4 Nội dung cơ bản trong quản lý văn hóa
a Xây dựng thể chế văn hóa
Quản lý Nhà nước về văn hoá trước hết gắn liền với việc xây dựng hệthống thể chế Thể chế văn hóa là tổng hợp các phương pháp và cách thức thựchiện việc quản lý nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm phápluật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý văn hóa ban hành nhằmđiều chỉnh về các mặt tổ chức và hoạt động, chế độ công vụ, tài chính, nhân
sự liên quan đến hệ thống văn hóa; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lýnhà nước trong lĩnh vực văn hóa của bộ máy hành chính nhà nước Theo đóthể chế văn hóa bao gồm:
- Thể chế về pháp luật;
- Thể chế về bộ máy tổ chức;
- Thể chế về chính sách;
- Thể chế về đầu tư ngân sách;
- Thể chế về quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
b Xây dựng thiết chế văn hóa
Việc xây dựng hệ thống thiết chế cho phù hợp với xu thế của sự pháttriển của xã hội cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý Nhà nước vềvăn hoá Thiết chế văn hoá với tư cách là một bộ phận của khách thể quản lý.Nhà nước quản lý hệ thống thiết chế bằng hình thức xây dựng các quy chuẩnvới những chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng thiết chế
Các thiết chế văn hoá liên quan đến hoạt động sáng tạo bao gồm các cơquan đơn vị nghiên cứu về khoa học và nghệ thuật, các hội sáng tác, cácdoanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm văn hoá;
- Các thiết chế liên quan đến công tác bảo tàng, thư viện, lưu trữ;
- Các thiết chế liên quan đến dịch vụ văn hoá như: khối các trường vănhoá nghệ thuật, các cơ quan truyền bá nghệ thuật (rạp hát, triển lãm, rạp chiếuphim…), các cơ sở sinh hoạt văn hoá nghệ thuật như Nhà văn hoá, Câu lạc
bộ, Công viên văn hoá…
Trang 10c Hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách văn hóa
- Hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách văn hoá
+ Trong thực tế, các văn bản pháp luật về văn hoá còn thiếu hoặc chưa
đủ sức bao quát được mọi lĩnh vực trong hoạt động văn hoá Vì vậy việc xâydựng chính sách văn hoá là điều cần thiết;
+ Chính sách văn hoá là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cáchthực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sáchdùng làm cơ sở cho lĩnh vực hoạt động văn hoá của đất nước nhằm đáp ứngnhu cầu văn hoá của nhân dân;
+ Hoạch định chính sách phải dựa trên cơ sở mối tương quan giữa bathành phần chính cùng tham gia và chịu trách nhiệm trong việc xây dựng vàban hành chính sách, bao gồm:
Chủ thể quyết định chính sách: Các nhà lãnh đạo và quảnlý;
Người thực hiện chính sách: Tập thể những người hoạtđộng chuyên môn trong lĩnh vực văn hoá;
Người bị chính sách tác động đến: Các tầng lớp côngchúng cũng như tiềm năng của lĩnh vực văn hoá
- Cơ chế thực hiện chính sách văn hoá
+ Thông tin hoá trong quản lý văn hoá: Bao gồm quá trình tiếp nhậnthông tin, năng lực đánh giá, sử dụng thông tin và khả năng điều khiển thôngtin (Thông tin hiện trạng và thông tin dự báo);
+ Kế hoạch hoá trong QLNN về văn hoá: Xây dựng chiến lược pháttriển văn hoá trong nhiều khoảng thời gian khác nhau;
+ Chương trình hoá trong QLNN về văn hoá;
+ Xây dựng những chương trình văn hoá với những yêu cầu
* Xác định mục tiêu của chương trình văn hoá;
* Chọn các hướng ưu tiên để đạt đến mục tiêu;
* Xác định nguồn lực cần huy động và có thể huy động được;
Trang 11* Xác định cơ chế điều hành tối ưu đối với chương trình mục tiêu ấy.Trong việc xây dựng các chính sách, chính sách đầu tư tài chính chovăn hoá được coi là đầu tư cho phát triển Vì vậy nó đóng vai trò quan trọngđòi hỏi cần phải có sự cân đối hợp lý theo yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vựcvăn hoá Trong đó phần ưu tiên hàng đầu là việc đầu tư cho việc giáo dục vănhoá; thứ đến là lĩnh vực truyền bá văn hoá; cuối cùng là nguồn tài chính đầu
tư cho các lĩnh vực khác như thể thao, tôn giáo…Nguồn tài chính đầu tư chovăn hoá được lấy từ ngân sách Nhà nước, từ các hoạt động xã hội hoá văn hoá
và từ lợi nhuận của chính bản thân hoạt động văn hoá
d Tổ chức bộ máy quản lý văn hoá
Trong quản lý Nhà nước về văn hóa, tổ chức bộ máy quản lý văn hoáphải gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý từ trung ương đếnđịa phương
- Sơ đồ bộ máy QLNN về Văn hóa
Theo đó, cấp quản lý nhà nước về văn hoá cao nhất là Bộ Văn hoá, Thểthao và Du lịch Ở các cấp chính quyền địa phương có các cơ quan quản lý
BỘ VĂN HÓA –DU LỊCH - THỂ THAO CHÍNH PHỦ
UBND HUYỆN
SỞ VĂN HÓA –DU LỊCH - THỂ THAO UBND TỈNH
PHÒNG VĂN HÓA
VÀ THÔNG TIN
UBND XÃ (BAN VĂN XÃ)
Trang 12nhà nước về chuyên ngành như: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Cấp tỉnh);phòng văn hoá (Cấp huyện - thị); Ban văn hoá (Xã, phường) Trong hệ thốngquản lý văn hoá đó, vai trò của chính quyền địa phương là vô cùng quantrọng Đây là nơi gắn liền với thực tế cơ sở, việc trao quyền và tăng cường cáchình thức tự quản văn hoá cho chính quyền địa phương là một trong nhữngphương cách đẩy mạnh sự phát triển văn hoá, bảo vệ tính đa dạng trong sựthống nhất của văn hoá Việt Nam.
đ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hoá
Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong QLNN về văn hoá.Thông qua việc thanh kiểm tra, nhà nước thiết lập được trật tự cho các hoạtđộng văn hoá, đưa các hoạt động văn hoá hoạt động theo khuôn khổ của phápluật Những vấn đề sai phạm, tình trạng các hoạt động văn hoá bị lợi dụng, bịthương mại hoá cũng sẽ được phát hiện và nhanh chóng điều chỉnh để hoạtđộng thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cần một mặt hoàn thiện và bổ sung cácvăn bản quy phạm pháp luật Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan chứcnăng, các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội liên quan Kiện toàn và nâng caotrình độ cho đội ngũ cán bộ thanh tra của ngành và liên ngành từ trung ươngđến cơ sở Tổ chức và sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các
cơ quan sản xuất và cung ứng dịch vụ văn hoá
1.1.2 Cán bộ quản lý văn hóa
1.1.2.1 Khái niệm về cán bộ quản lý và cán bộ quản lý văn hóa
Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán
bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước Việt Nam, Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Cán bộ,
Trang 13công chức, viên chức đều là những người đang thi hành công vụ hay dịch vụcông.
Có hai định nghĩa cán bộ quản lý như sau:
+ Định nghĩa 1: Cán bộ quản lý là những người thực hiện những mụctiêu nhất định thông qua những người khác
+ Định nghĩa 2: Cán bộ quản lý là những người có thẩm quyền ra quyếtđịnh dù là được phân quyền hay uỷ quyền
Có thể phân chia cán bộ quản lý theo nhiều tiêu chí như sau:
* Theo cấp bậc quản lý
Theo cấp bậc quản lý, cán bộ quản lý được phân chia thành: Cán bộquản lý cấp Trung ương, cán bộ quản lý cấp tỉnh và cán bộ quản lý cấp cơ sở(cấp huyện, cấp xã)
- Cán bộ cấp Trung ương: Là những người công tác tại các cơ quanTrung ương, có thẩm quyền ra các quyết định mang tính chiến lược của quốcgia, của ngành, lĩnh vực
- Cán bộ quản lý cấp tỉnh: Là những người có thẩm quyền ra các quyếtđịnh chiến thuật, tổ chức thực thi các chủ trương, chính sách theo quan điểm
và pháp luật của Đảng, của Nhà nước Những quyết định chiến thuật là nhữngquyết định có liên quan đến những lĩnh vực cụ thể trên địa bàn tỉnh
- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: Là những người thực hiện công vụ, tổ chứcthực thi công vụ, có thẩm quyền ra các quyết định mang tính tác nghiệp chonhững đơn vị cơ sở của hệ thống
* Phân chia theo lĩnh vực quản lý có: Quản lý lĩnh vực văn hóa, thểthao, du lịch, tài chính, y tế, thương mại, giao thông
1.1.2.2 Cán bộ quản lý văn hóa gắn với đặc thù của ngành văn hóa
a Những yếu tố đặc thù của ngành văn hóa
- Thứ nhất: Ngành văn hóa là một bộ phận quan trọng trực tiếp tácđộng vào sự hình thành nhân cách, yếu tố tinh thần của con người;
Trang 14- Thứ hai: Là ngành hội tụ được nhiều tinh hoa về trí tuệ và sự sáng tạocủa con người;
- Thứ ba: Ngành văn hóa được coi là một lực lượng đối ngoại Trongbối cảnh toàn cầu hóa, sự đối ngoại tạo nên các quan hệ liên thuộc với tư duyhợp tác cộng hòa, tất cả cùng chiến thắng… là một yếu tố tất yếu Văn hóađóng vai trò đi tiên phong, dẫn đường cho những cuộc giao lưu hữu nghị đó;
- Thứ tư: Văn hóa là một lĩnh vực nhạy cảm, đễ gây ngoại ứng
Hoạt động văn hóa có ảnh hưởng và tác động lâu dài trên mọi phươngdiện của xã hội và con người Văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, giàubản sắc nhưng cũng khá phức tạp
b Những yêu cầu đối với cán bộ quản lý văn hóa
Xuất phát từ những đặc thù của lĩnh vực văn hóa đã nêu trên, cán bộquản lý văn hóa cũng phải có những phẩm chất, năng lực phù hợp với đốitượng quản lý Do đó những yêu cầu cụ thể với người quản lý văn hóa tronggiai đoạn hiện nay bao gồm:
- Cán bộ quản lý phải đạt được các tiêu chuẩn chung về các tiêu chuẩncao hơn như tư duy mới về chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao
Về chuyên môn: Cán bộ quản lý phải hiểu được công việc, nắm vững
chuyên môn mà mình phụ trách.Đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới
Về năng lực tổ chức: Có khả năng hiểu con người, biết giao việc, có
khả năng tập hợp được người dưới quyền và có khả năng gây ảnh hưởng vàlựa chọn các phương pháp lãnh đạo để có thể đi đến mục tiêu của tổ chức
Về đạo đức.Người lãnh đạo, cán bộ quản lý phải có phẩm chất đạo đức
tốt đẹp, biết tôn trọng con người
- Có năng lực lãnh đạo,cụ thể:
+ Có ham muốn làm lãnh đạo;
Trang 15+ Có tầm nhìn chiến lược;
+ Có khả năng tập hợp quần chúng;
+ Có khả năng giao tiếp; (bao gồm cả việc sử dụng ngoại ngữ);
+ Có khả năng tư duy độc lập;
+ Có khả năng tổng hợp;
+ Biết dùng người;
+ Quyết đoán
- Có hiểu biết và năng lực chuyên môn tốt
1.2 TOÀN CẦU HÓA VÀ XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.2.1 Khái niệm toàn cầu hóa và xu thế hội nhập
Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, nó đã xuấthiện ở thế kỷ XVI và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Nhưng trong thờiđại hiện nay, toàn cầu hóa mang một nội dung với những nét đặc thù mới Một
số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa Bởi lẽ,quá trình đó đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản, đặc biệt là cácnước tư bản lớn Toàn cầu hoá hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác độngmạnh mẽ tới tất cả các quốc gia, dân tộc, đời sống xã hội của cả cộng đồng nhânloại, cũng như cuộc sống của mỗi con người Toàn cầu hoá không chỉ tạo ra chocác nước những cơ hội, mà cả những thách thức to lớn
Trong những năm gần đây, nhiều học giả trong và ngoài nước đã tậptrung phân tích nội dung và thực chất của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ratrên thế giới Không ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trìnhtất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triểnhội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởngkinh tế và đổi mới công nghệ Thực tế trong mấy thập kỷ qua đã khẳng địnhrằng, nhờ tranh thủ được cơ hội toàn cầu hóa, nhiều nước ở Châu Á vốn có nền
Trang 16kinh tế kém phát triển tạo ra được tốc độ tăng trưởng kỷ lục về kinh tế và trởthành những “con rồng” Châu Á.
Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là ở chỗ, cơ hội mà toàn cầu hóa đem lạicho các nước, các dân tộc không phải lúc nào cũng như nhau Xét một cách đạithể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiềuhơn các nước nghèo Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho cácnước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội
1.2.2.Toàn cầu hóa với Việt Nam
Theo bảng xếp hạng của UNDP năm 1999 về chỉ số phát triển người,ViệtNam được xếp thứ 110/144 nước, thuộc nhóm nước đang phát triển Vì vậy,những thách thức trong quá trình toàn cầu hóa đối với nước ta là hết sức lớn.Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế Bởi vì nóiđến quá trình toàn cầu hóa, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế, toàncầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung Việt Nam bắt đầutiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1986.Theo tính toán của các nhà kinh tế, từ năm 1998 đến năm 1997, kinh tế ViệtNam đạt được tốc độ tăng trưởng hơn 9% một năm Đó là một thành tựu rấtđáng phấn khởi Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nền kinh tế nước ta bắt đầu gặp nhiều khókhăn, tốc độ tăng trưởng giảm xuống
Ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đãnói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tê Để tránh nguy cơ đó, trong nhữngnăm gần đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá vàhiện đại hóa Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơtụt hậu Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện xuất phát thấp
về kinh tế, về cơ sở hạ tầng và trình độ quản lí của con người Do vậy, nhữngkhó khăn của việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa là khôngnhỏ Chẳng hạn, xét về mặt cơ cấu tủa nền kinh tế, nước ta vẫn là nước nông
Trang 17nghiệp Thêm vào đó, nền công nghiệp lại phân bố không đều, tập trung chủ yếu
ở 2 đầu của đất nước Người lao động có trình độ cao chủ yếu tập trung ở cácthành phố lớn Do đó, sự phát triển công nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa đã khókhăn lại càng khó khăn hơn
Mặt khác, do sự thay đổi của cơ chế quản lý, nhiều doanh nghiệp nhànước làm ăn thua lỗ kéo đài Các sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranhvới các nước trong khu vực và thế giới
Những thách thức về kinh tế sẽ tăng lên gấp bội, nếu như trong vài nămtới nước ta từng bước hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Do đó, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế là nguy cơ thực tế Bản thân nguy cơnày có bị loại trừ hay không, điều đó phụ thuộc vào sự thành công của côngcuộc đổi mới và sự chuẩn bị các nguồn lực cho quá trình hội nhập
Cùng với thách thức về kinh tế, toàn cầu hóa đang đặt ra cho nước tanhững thách thức lớn về mặt xã hội
Trước hết là nạn thất nghiệp và thiếu việc làm Kể từ khi nước ta bắt đầuhội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn Các thành phần kinh tế có cơ sởphát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn.Chính sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bịphá sản, nhiều cơ sở sản xuất phải tiến hành tinh giản biên chế Tình trạng đólàm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm khôngđầy đủ Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏiđội ngũ lao động có trình độ cao hơn Nếu như đội ngũ người lao động ViệtNam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lý thì tình trạngthất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, khoảng cách giữa người giàu vàngười nghèo ở Việt Nam trong những năm qua tăng không đáng kể Tuy nhiên,nếu như nạn tham nhũng không được đẩy lùi và Nhà nước không có những biệnpháp hữu hiệu hỗ trợ cho người nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người
Trang 18lao động thì trong thập kỷ tới, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo cóthể sẽ tăng một cách đáng kể.
Tình trạng thiếu việc làm, sự phân hóa giàu nghèo lại là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự Bên cạnh tình trạng thấtnghiệp và sự phân hoá giàu nghèo có nguy cơ ngày càng tăng, tệ nạn xã hội vàtội phạm cũng là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong quá trìnhhội nhập Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, có thể rút ra nhậnđịnh một cách khái quát rằng, kể từ năm 1986 đến nay, tệ nạn xã hội ở Việt Namphát triển mạnh về quy mô và số lượng, tính chất hoạt đồng của các tệ nạn xãhội này ngày càng tinh vi Tình hình tội phạm hình sự có nhiều biểu hiện phứctạp Tổng số vụ phạm pháp hình sự tuy không gia tăng đột biến, nhưng số vụtrọng án tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao
Điều đáng lưu ý là, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giaolưu kinh tế quốc tế, các hoạt động tội phạm có yếu tố nước ngoài cũng phát triểnmạnh mẽ Đó là hiện tượng người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam và ngườiViệt Nam phạm tội ở nước ngoài Một số loại tội phạm nguy hiểm trước đâychưa từng thấy ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện như: tội buôn bán phụ nữ và trẻ
em qua biên giới Trung Quốc và Campuchia, tội vận chuyển và buôn bán chất
ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước khác, tội cướpbiển, cướp máy bay, tội rửa tiền, tội khủng bố, bắt cóc con tin Do mở rộnggiao lưu, việc xuất nhập cảnh vào Việt Nam thuận lợi hơn trước nên nhiều têntội phạm gây án ở nước ngoài rồi tìm cách chạy vào Việt Nam để ẩn náu, thậmchí nhiều tên còn tiếp tục gây án tại Việt Nam Trái lại, một số tên tội phạm đãgây ra những vụ án nghiêm trọng ở Việt Nam rồi tìm cách chạy trốn ra nướcngoài hòng lẩn tránh sự trừng trị của pháp luật Việt Nam Trong những nămqua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện được hàng trăm vụ phạmtội do người nước ngoài từ hơn 20 quốc tịch khác nhau gây ra ở Việt Nam vàhàng chục người Việt Nam gây án ở nước ngoài được xử lý và dẫn độ về Việt
Trang 19sự hoà đồng văn hoá, không ngừng chuyển các nguồn khu vực của văn hoá dântộc mình thành các nguồn hưởng thụ chung, sở hữu chung của loài người Tuynhiên, điều cần chú ý là toàn cầu hoá văn hoá là một quá trình bao gồm sự xungđột, giao lưu, dung hợp giữa các nền văn hoá dân tộc, đồng thời bản thân nócũng là một kết quả, tức là các nguồn khu vực của văn hoá các dân tộc có thểđược loài người cùng hưởng cùng sở hữu Nhưng nó tuyệt nhiên không có nghĩa
là sự mất đi của các nền văn hoá dân tộc để hình thành nên một thứ văn hoá cótính toàn cầu thống nhất, liên thông, phổ quát”
Như vậy, toàn cầu hoá văn hoá đã tạo ra những cơ hội, thách thức và rủi
ro đối với các nền văn hoá khác nhau trong việc quảng bá nền văn hoá của mình
ra bên ngoài Trong quá trình toàn cầu hoá, các nền văn hoá đều bình đẳng, giaolưu với nhau trong thế bình đẳng, đều có những chỗ “mạnh”, những chỗ “yếu”,đều có “quyền” tự do nhìn nhận, lựa chọn, thử nghiệm để tiếp nhận từ “kẻ khác”những gì mà họ muốn tiếp nhận
Mặt khác, mức độ ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với các nước,bao gồm cả Việt Nam là rất khác nhau, và nó không chỉ là thách thức mà còn là
cơ hội cho sự phát triển văn hóa nói riêng và xã hội nói chung Do toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế và do bản thân phương Tây có nền văn hóa phát triển lại tậndụng được những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cáchmạng thông tin nên có lẽ chưa bao giờ phương Tây lại có điều kiện thuận lợi
Trang 20trong việc truyền bá văn hóa của mình ra bên ngoài như bây giờ Thông qua hợptác kinh tế, chuyển giao công nghệ và các quá trình sản xuất kinh doanh, quản
lý, các nước phương Tây đã dùng mọi hình thức hấp dẫn để đưa văn hóa củamình vào các nước đang và chậm phát triển Đồng thời thông qua giao lưu vănhóa để truyền bá văn hóa phương Tây Đặc biệt là họ sử dụng các loại hình nghệthuật vốn là công cụ hấp dẫn và rất phát triển ở các nước phương Tây để tácđộng vào văn hóa của các nước khác Ngoài ra việc sử dụng những ngôn ngữvốn rất phổ biến trên thế giới như: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,…trong các hoạt động quốc tế (kinh tế, văn hóa, chính trị…) cũng như trên cácphương tiện truyền thông (internet, truyền hình….) càng tạo điều kiện thuận lợicho sự thâm nhập của văn hóa phương Tây vào các quốc gia khác
Thực ra, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, sự lo ngại về khả năngđánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của các nước đang phát triển.Một số học giả cho rằng, những luồng văn hóa ngày nay đang bị mất cân bằng,thiên mạnh theo hướng từ những nước giàu tới chuyển sang và gây áp lực đốivới những nước nghèo Người ta cũng nói nhiều đến thứ 'hàng hoá không trọnglượng' với hàm lượng tri thức cao, chứ không phải là hàm lượng vật chất Nhữngcuộc tấn công dữ dội đó của văn hóa nước ngoài có thể đe doạ tính đa dạng vănhóa, và khiến cho dân chúng lo sợ đánh mất bản sắc văn hóa của mình'
Rõ ràng là sự lo sợ đánh mất bản sắc là có cơ sở Ngay ở Việt Nam, trongnhững năm gần đây, nhiều nhà lãnh đạo cũng như nhiều học giả đã rất quan tâmtới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Bởi lẽ, Việt Nam là nước có truyềnthống văn hóa lâu đời Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống văn hóa đó
đã trường tồn cùng lịch sử dân tộc Trong suốt quá trình lịch sử, nền văn hóaViệt Nam không những không bị mất bản sắc mà còn tiếp thu hoàn thiện thêmbởi các nền văn hóa nước ngoài như văn hóa Trung Quốc, văn hóa Pháp, vănhóa Nga và cả văn hóa Mỹ Mặc dù vậy, không ai và không có gì có thể đảmbảo được rằng con người Việt Nam sẽ không đánh mất bản sắc của mình trước
Trang 21xu thế toàn cầu hóa, nếu như mỗi người Việt Nam cũng như mỗi cơ quan, tổchức không có những hành động cần thiết Bởi lẽ, văn hóa bao giờ cũng mangtính lịch sử - cụ thể một mặt, là sản phẩm của sự phát triển kinh tế - xã hội, vàmặt khác, luôn chịu sự tác động của chính bản thân văn hóa.
Trên đây là một số thách thức mà Việt Nam đã và đang gặp trong quátrình hội nhập Tuy nhiên, nói tới những thách thức điều đó không có nghĩa làchúng ta hãy đóng cửa lại để từ bỏ con đường hội nhập với thế giới Như trênchúng tôi đã trình bày, toàn cầu hóa hoá là xu hướng tất yếu Do vậy, đóng cửa
sẽ không phải là giải pháp tất Phải khẳng định trong thời đại ngày nay, nếunước nào đóng cửa thì tất yếu sẽ bị cô lập và bị bật ra khỏi qũy đạo phát triểncủa thế giới Những sai lầm của Trung Quốc trong thời Khang Hy và những nămtiến hành cách mạng văn hóa, cũng như thực tiễn những năm xây đựng đất nướctrước đổi mới ở Việt Nam là những bài học vô cùng bổ ích đối với chúng ta
Từ xu thế của thế giới và thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể khẳngđịnh rằng chủ động hội nhập là con đường tốt nhất để tranh thủ cơ hội và vượtqua những thách thức của quá trình toàn cầu hóa Đúng như Mahatma Gandhi
đã khẳng định một cách hùng hồn rằng: 'Tôi không muốn ngôi nhà của tôi bị baoquanh bốn phía và các cửa sổ bị đóng kín Tôi muốn làn gió văn hóa của tất cảcác xứ sở thổi quanh nhà tôi một cách tự do đến mức có thể Song tôi không chophép bất kỳ điều gì làm nghiêng ngả đôi chân của mình' Vậy vấn đề đặt ra làlàm thế nào để vẫn hội nhập vào xu thế phát triển của thế giới, nhưng vẫn giữđược cái riêng của dân tộc mình, không tự đánh mất mình
Lúc sinh thời, C.Mác đã từng khẳng định rằng xã hội chẳng qua chỉ lànhững con người theo đuổi mục đích của bản thân mình, con người vừa là đạodiễn, vừa là diễn viên của vở kịch về chính bản thân mình Điều đó có nghĩa là,bất kỳ sự biến đổi và phát triển nào trong xã hội, suy cho đến cùng, cũng đó conngười quyết định Vì vậy, đế tranh thủ được cơ hội, vượt qua những thách thứccủa toàn cầu hóa, việc chuẩn bị và bồi dưỡng con người về mọi mặt trong quá
Trang 22trình hội nhập là hết sức quan trọng.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tạo được những con người vừa có khả năngnắm bắt công nghệ hiện đại, vừa có trách nhiệm cao với Tổ quốc, với đất nước.Chỉ có như vậy, đất nước ta mới tránh được các nguy cơ tụt hậu và sánh vaiđược với các cường quốc năm châu như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minhhằng mong mỏi
1.2.3.Tác động của toàn cầu hóa
1.2.3.1 Tác động về kinh tế
Trước hết cần phải khẳng định trong cách nói toàn cầu hóa thực chất làtoàn cầu hóa kinh tế chứ không phải là toàn cầu hóa tất cả.Tất nhiên, toàn cầuhóa kinh tế tác động rất mạnh đến các lĩnh vực khác.Mỗi dân tộc trong tiếntrình hội nhập toàn cầu hóa, vẫn giữ được những gíá trị văn hóa bản sắc.Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế của lịch sử, là tất yếu khách quan bắtnguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoahọc công nghệ, của kinh tế thị trường Điều này cho thấy, không một quốcgia nào có thể phát triển nếu không biết tham gia vào quá trình toàn cầu hóakinh tế.Mặt khác, hiện nay các nước tư bản giàu có nhất (tập trung ở nhómG.7) với các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia đang chi phối, thống trịnền kinh tế thế giới 57.000 công ty mẹ với 500 công ty hàng đầu có 500.000chi nhánh đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuấtkhẩu, 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài Họ chi phối thế giới về vốn, kỹ thuật,công nghệ, tài chính, thương mại quốc tế, các tổ chức và thể chế kinh tế Họcòn nắm trong tay những phương tiện sản xuất tinh thần rất mạnh và nguồnlực chất xám quan trọng Do vậy, có thể nhận định rằng: toàn cầu hóa kinh tếtrong điều kiện hiện nay về cơ bản mang tính chất TBCN, là sự bành trướngcủa quan hệ sản xuất TBCN ra toàn thể giới Không hội nhập kinh tế, đóngcửa là tự sát Nhưng nếu không biết cách chủ động hội nhập thì cũng sẽ chếttrong sự "tha hóa"
Trang 231.2.3.2 Tác động về văn hóa
Toàn cầu hóa đã và đang trở thành xu thế tất yếu, chi phối các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, từ kinh tế đến văn hóa, từ kỹ thuật, công nghệ đến chínhtrị, tư tưởng.Đặc điểm nổi bật của toàn cầu hóa là mối quan hệ đa diện, đachiều, nhiều cấp độ giữa các quốc gia, khu vực trong không gian mở Ở đâymối quan hệ mang tính toàn cầu tạo nên một bức tranh đa sắc màu, về mặthình thức tỏ ra phức tạp, song trên thực tế lại diễn ra theo những quỹ đạo nhấtđịnh Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập đã diễn ra quá trình làm gầnnhững môtíp và chuẩn mực tư duy, nói khác đi, phát triển những môtíp vàchuẩn mực đó từ tầm mức dân tộc, khu vực lên tầm mức nhân loại Càng gầnvới thời đại chúng ta, quá trình này càng diễn biến nhanh chóng dưới tác độngcủa khoa học và công nghệ hiện đại.Mọi toan tính “bế quan toả cảng” ở khíacạnh văn hóa trở nên khó khăn, nếu không nói là không thể Tuy vậy, toàncầu hóa là một quá trình năng động, do đó không tồn tại một quỹ đạo bất biến,một khuôn mẫu định sẵn cho các quốc gia
Bản thân quá trình toàn cầu hóa, dù muốn hay không, cũng mang trênmình nó nhân tố văn hóa, trước hết là văn hóa tinh thần Trong lĩnh vực vănhóa, tác động của toàn cầu hóa thể hiện trước hết ở sự va chạm và giao thoacủa những cách tiếp cận khác nhau trong nhận thức và ứng xử văn hóa, trongviệc xác lập những chuẩn mực, những giá trị, một mặt đảm bảo sự cân bằng
đa văn hóa, mặt khác buộc hệ thống chính trị cũng phải điều chỉnh, đổi mới,nhằm đáp ứng những đòi hỏi của hội nhập, trước hết là hội nhập kinh tế, vàcùng với nó là giao lưu văn hóa, tiếp thu và tiếp biến giá trị Hệ thống chínhtrị chỉ tỏ ra có hiệu quả nếu vận hành trong mối quan hệ hài hòa với các thành
tố xã hội, nhất là lĩnh vực văn hóa, là lĩnh vực chịu tác động của toàn cầu hóahết sức nhanh chóng và có tính lan tỏa
Bên cạnh đó, tính chất mâu thuẫn của toàn cầu hóa đã ảnh hưởng tiêucực đến nhiều mặt của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của nhiều dân tộc,nhất là những dân tộc vừa thoát ra khỏi bóng mây của chế độ thực dân, đế
Trang 24quốc, tìm kiếm cho mình một phương thức phát triển đặc trưng Toàn cầu hóaphá vỡ những rào cản, làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, khai thông conđường cho sự phát triển theo những quy chuẩn phổ biến, mở rộng không giancho sự liên kết và chuyển giao, sự đồng thuận và trách nhiệm chung, nhưnglại dẫn đến nguy cơ suy giảm chủ quyền quốc gia và vai trò của nhà nước dântộc Toàn cầu hóa có thể tạo nên hệ biến thái mới, làm thay đổi các chuẩnmực, các giá trị, khiến cho cái hôm qua từng bị xem là cá biệt, nhưng hômnay lại trở thành cái phổ biến, và ngược lại, cái hôm qua được tôn vinh nhưchân lý không thể bác bỏ, hôm nay có thể bị kết án như cái lỗi thời, khôngphù hợp với xu thế chung Song, quá trình toàn cầu hóa rất có thể nuốt chửng
cả một nền văn hóa, nếu nền văn hóa ấy không đủ sức vượt qua thách thức
Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng, tác động rất mạnh mẽ đến tư tưởng đạođức lối sống cả tích cực và tiêu cực
Tác động tích cực
+ Toàn cầu hóa thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hóalực lượng sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất vốn mang bản chất quốc tếngày càng có tính phổ biến, đưa lại sự tăng trưởng cao, tạo ra các điều kiệnvật chất cho sự phát triển của con người, của xã hội
+ Toàn cầu hóa kinh tế đặt ra sự phát triển bền vững, toàn diện, yêu cầuphải đặc biệt chú ý tới môi trường sinh thái, môi trường xã hội đòi hỏi phảixem con người là trung tâm của sự phát triển, là nguồn lực của mọi nguồnlực
+ Toàn cầu hóa chuyển giao công nghệ và truyền bá tư tưởng, lối sốngcủa các quốc gia với nhau trên quy mô ngày càng lớn Những thành quả mới
mẻ, những khám phá, sáng tạo về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản
lý, sản xuất kinh doanh, lối sống, cách sống tác động đến các dân tộc, đếntừng gia đình, từng người
+ Toàn cầu hóa làm cho không gian hẹp lại: "làng toàn cầu” với thôngtin nhanh nhạy; "chợ văn hóa toàn cầu” với phim ảnh, báo chí, đồ chơi, trò
Trang 25chơi của nhân loại vào từng nhà; "đại siêu thị toàn cầu” với sinh hoạt, đồ ăn,thức uống, ăn mặc, giải trí đến từng người; "trụ sở lao động toàn cấu” vớithị trường sức lao động rộng lớn, phổ biến; "mạng lưới tài chính toàn cầu”thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội, tác động đến tất cả mọi mặt củađời sống xã hội.
+ Toàn cầu hóa tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn, làm cho thờigian tăng giá trị, vừa tạo ra thời cơ và cũng là thách thức lớn cho tiến trình đổimới tư duy, đổi mới cách thức lãnh đạo, quản lý sâu rộng không chỉ ở tầm vĩ
mô quốc gia mà cả tầm vi mô ở từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình + Toàn cầu hóa, nhất là kinh tế thị trường đã đề cao trách nhiệm cánhân, gắn liền động cơ và hiệu quả như là một chuẩn mực giá trị trong hoạtđộng của con người, trong nhân cách mỗi người Nó buộc người ta phải khắcphục lối tư duy cảm tính, phương thức tư duy kiểu "ngoại suy", chủ quan vàphải rèn luyện, nâng cao phương thức tư duy lý tính, lành mạnh Mục đích,động cơ phải trên cơ sở hiện thực và phải đi đôi với những biện pháp, nhữngphương tiện hữu hiệu để hiện thực hóa trong thực tế
Tác động tiêu cực
Toàn cầu hóa không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn, không chỉ
có tác động tích cực mà còn có tác động tiêu cực.Ở những nước chậm và đangphát triển thì sự thách thức và tác động tiêu cực lại càng lớn hơn, trong đó có
cả tư tưởng, đạo đức, lối sống
+ Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nhưngđiểm xuất phát không giống nhau, điều kiện không giống nhau, trình độkhông giống nhau dễ làm tổn thương suy nghĩ, dễ ngộ nhận, dễ "duy kinh tế",
"thuần túy kinh tế” mà phai lý tưởng, nhạt chính trị, chao đảo, ngả nghiêngtrong lý tưởng mục tiêu phải phấn đấu Chẳng vậy mà có những người đã lậpluận: chủ nghĩa nào cũng được, chế độ nào cũng được miễn là kinh tế đờisống phát triển Sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, sự suy giảm niềm tin đốivới chủ nghĩa Mác-Lênin, với con đường đi lên CNXH ở một bộ phận dân cư
Trang 26có nhiều lý do nhưng không thể không chú ý tới sự thâm nhập của toàn cầuhóa kinh tế vào Việt Nam.
+ Toàn cầu hóa kinh tế với cuộc chơi không cân sức không chỉ với cácquốc gia, dân tộc mà còn với từng người Điều này có khả năng vừa tập trungquyền lực vào một số nước, vừa bỏ rơi phần lớn các nước kém phát triền; vừatập trung vào một số người, vừa bỏ rơi đa số người nghèo Sự tăng trưởngkinh tế và lợi nhuận thuần túy dễ để tuột tay mục tiêu bình đẳng, công bằng,xóa đói nghèo và an toàn cho con người
Với Việt Nam, quá trình toàn cầu vừa phải lo tránh tụt hậu xa về kinh
tế vừa phải lo chệch hướng về chính trị… Sự phân hóa giàu nghèo là tất yếuphải chấp nhận, nhưng sự phân hóa đến mức không lý giải được thì không chỉ
là nguy cơ tiềm ẩn cho mất ổn định kinh tế-chính trị-xã hội mà còn là nguy cơcho đạo lý làm người
1.2.4 Những thách thức và yêu cầu quản lý văn hóa trong bối cảnh hội nhập
1.2.4.1 Thách thức trong quản lý văn hóa thời kì hội nhập
Như trên đã nói, xu thế toàn cầu hóa về kinh tế đã tạo nên một “thế giớiphẳng”, theo đó ranh giới về lãnh thổ trở nên mờ nhạt Và cũng chính vì thế
mà những yếu tố văn hóa bản sắc phải đối mặt với nguy cơ bị biến đổi, bịđồng hóa, thậm chí bị triệt tiêu Trong khi trách nhiệm quản lý văn hóa là phảithông qua hệ thống thể chế, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ để đảm bảoquyền dân chủ trong thụ hưởng và sáng tạo văn hóa, giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa tiên tiến của nhânloại Đây là một nhiệm vụ không đơn giản trong bối cảnh hiện nay
Mặt khác, nhìn vào nền hành chính Việt Nam giai đoạn này, có thể thấycòn tồn tại khá nhiều bất cập, hệ thống thể chế hành chính trong quản lý Nhànước còn chưa bám sát vào cuộc sống; thủ tục hành chính còn rườm rà; chứcnăng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước còn chồng chéo; bộ máy tổ
Trang 27chức còn cồng kềnh, kém hiệu quả; trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộquản lý còn yếu, thiếu chuyên nghiệp…Đây cũng là thực trạng đang diễn ra
và cũng là một thách thức không nhỏ.đối với đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa,
Ở một khía cạnh khác, nền văn hóa Việt Nam vốn đa dạng, phong phú,nhưng cũng rất nhạy cảm, dễ bị lợi dụng.Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhưhiện nay thì đây là một khó khăn thực sự đối với công tác quản lý văn hóa.Nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, xu thế thương mại hóavăn hóa đang dần bộc lộ những tác động tiêu cực của nó Một bộ phận khôngnhỏ các cán bộ quản lý văn hóa vừa thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm, vừa thahóa về đạo đức, lối sống đã tiếp tay cho những khuynh hướng tiêu cực Điều
đó khiến cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống cũng nhưkiên định đường lối phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước ta gặp không íttrở ngại
Toàn cầu hóa đã dần tạo nên một không gian đa văn hóa tác động nhiềuchiều vào nền văn hóa dân tộc với tất cả sự phức tạp của nó Bên cạnh nhữngthành tựu, những mặt hạn chế trong xây dựng và phát triển văn hoá đang bộc
lộ Trên bình diện vĩ mô, xung đột giữa kinh tế và văn hóa đang hiện ra dần:tham nhũng tràn lan, ô nhiễm môi sinh đến mức báo động, phân hóa giàunghèo, bất bình đẳng xã hội, ma tuý và mại dâm phát triển v.v… Ở bình diện
vi mô, trong từng lĩnh vực xã hội, cái xấu đang bùng nổ Chưa bao giờ chúng
ta nói nhiều và về vai trò của văn hoá như hiện nay, nhưng cũng chưa bao giờvăn hóa cộng đồng lại bộc lộ những yếu kém, sa sút như hiện nay.Các vấn đềvăn hóa mới nảy sinh cũng đòi hỏi một năng lực, trình độ quản lý tương ứng
Toàn cầu hóa với sự tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao vừa là lợithế, nhưng mặt khác cũng là một thách thức khi những hình thức văn hóa trởnên đa dạng hơn, và sự lợi dụng, lạm dụng văn hóa cũng trở nên tinh vi hơn
Ba nguy cơ chính đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Namlà:
- Sự xáo trộn tự phát trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa;
Trang 28- Chủ nghĩa lãng mạn ngây thơ, dẫn đến hiện tượng tha hóa bản sắc;
- Nghịch lý giữa tính mở của không gian giao tiếp và sự biệt hóa ngàycàng sâu sắc giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, các dân tộc và các khu vực
Đề cập đến thực trạng này, GS TS Lê Hữu Nghĩa viết: “Toàn cầu hóatrong điều kiện do các thế lực tư bản chi phối lại tạo nguy cơ làm mai một nềnvăn hóa dân tộc, mâu thuẫn với việc giữ gìn bản sắc dân tộc Thông qua toàncầu hóa, mở cửa, dễ du nhập những quan niệm sai trái, đạo đức suy đồi, lốisống thực dụng, vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân, “văn hóa phẩm” độc hại… Đã cónhiều người trên thế giới lên tiếng cảnh báo về nguy cơ “Mỹ hóa toàn cầu”.Một số người khác lại cảnh báo về khả năng “chú cừu Dolly - sự sinh sản vôtính trong văn hóa”, hiểu theo nghĩa sự đồng hóa và đánh mất cái “Tôi” dântộc trong cơn sóng triều toàn cầu hóa Cái đáng quan tâm chính là làm saohiểu và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo quan điểm định hướng “xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, nghĩa là hiểu
và vận dụng biện chứng cái phổ biến – cái đặc thù
Bản sắc, hiểu như cái bản chất đặc trưng của mỗi dân tộc, luôn luôn thểhiện ra một cách sinh động, thông qua hoạt động của con người, và đượcthẩm định bằng chính sự tồn tại và phát triển của nó Sự thể hiện đó về mặtlịch sử tạo nên một con đường trải từ quá khứ đến hiện tại, kết nối cái đã qua
và cái đang tồn tại, hình thành một dòng chảy không phân chia giữa các yếu
tố góp phần tôn vinh và khẳng định thế đứng của dân tộc trong một thế giới
đa dạng, hay có thể nói là đa bản sắc nhưng thống nhất vì mục tiêu chung,mang ý nghĩa nhân loại
Các dân tộc không tồn tại một cách biệt lập, khép kín, mà liên hệ vớinhau ngày càng mở rộng và phong phú.Song chính vì thế mà trong quá trìnhtồn tại và phát triển, bên cạnh những mối liên hệ và quan hệ tích cực, còn tồntại những hiềm khích dân tộc, những cuộc xung đột, chiến tranh Nguyênnhân của các cuộc xung đột, xét đến cùng, đều liên quan trực tiếp đến lợi íchdân tộc, trong đó có những lợi ích cục bộ, và được xác định là những lợi ích
Trang 29mang tính sống còn, nghĩa là những lợi ích mà vì nó một dân tộc sẵn sàngchấp nhận hy sinh để không bị hòa tan cái Tôi của mình vào những cái Khác
xa lạ
“Phản ứng bản sắc” thường diễn ra trong quá trình tiếp nhận và xử lýcác giá trị văn hóa ngoại lai, là cách thức đáp trả lại những tác động từ bênngoài đến bản sắc của một dân tộc, những tác động làm biến dạng nó, hay nóikhác đi, làm mất “nguyên bản” của nó Phản ứng có thể diễn ra khác nhau,phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của chủ thể tiếp nhận và xử lí các giá trị
du nhập từ bên ngoài.Phản ứng cực đoan còn được diễn đạt bằng khái niệm cốchấp bản sắc Trong bài Bản sắc tộc người và bạo lực chính trị, Maila Josephnhấn mạnh: “Toàn cầu hóa ngay từ ban đầu đã có một hiện tượng tương đồnghóa những lối ứng xử và những khát vọng Nền văn minh phương Tây chuyểntải những lí tưởng được tiêu chuẩn hóa của một nền văn hóa kĩ thuật, tiêudùng và hoan lạc chủ nghĩa.Sự phản ứng mang tính bản sắc có thể được giảithích một phần như là một sự phản ứng đối mặt với sự áp đặt những mô hìnhvăn hóa ngoại lai Đợt kịch phát bản sắc trong phạm vi phản ứng với sự thahóa bản sắc và ít ra cũng có sự khẳng định mình một cách quá mức mà khước
từ một nền văn hóa khác, không đặc sắc và phi nhân tính Trong bối cảnh hiệnnay trên thế giới, sự cố chấp bản sắc có thể đưa đến những xung đột bản sắcnhân danh quá trình quay trở về với cội nguồn Chủ nghĩa khủng bố thực chất
là mạo xưng bản sắc để thực hiện những cuộc tấn công có chủ đích và phinhân tính vào các đối tượng mà nó gọi là kẻ thù không đội trời chung Cho dùtên gọi “chủ nghĩa khủng bố” đôi khi mang tính chủ quan, áp đặt, thậm chímiệt thị, song những diễn biến chính trị gần đây cho thấy trong các hành vibạo lực ẩn chứa không ít những biểu hiện của cố chấp bản sắc, mà hành độngquân sự được hiểu là “không còn cách nào khác” để chứng tỏ thái độ phảnkháng đối với thế giới phương Tây
Để bảo vệ cái Tôi dân tộc và những giá trị truyền thống, không ít quốcgia trên thế giới đã huy động cả một guồng máy lớn để ngăn chặn sự xâm
Trang 30nhập của những giá trị và chuẩn mực từ bên ngoài Hệ thống thiết chế xã hội,được sự đồng thuận về cơ bản của các tầng lớp nhân dân, phát huy tối đa côngtác tuyên truyền chống lại “những nền văn minh xa lạ”, thực hiện biện phápcấm đoán gay gắt, kể cả truy bức những người có quan điểm trái với tư tưởngchính thống Nhưng cũng chính từ đây xuất hiện những nghịch lý, trước hết lànghịch lý giữa nhu cầu giao lưu, hợp tác và khả năng cái Tôi dân tộc bị biếndạng do thiếu những phương thức điều tiết thích hợp, giải quyết không hiệuquả mối quan hệ giữa bảo tồn và thích ứng, giữa truyền thống và đổi mới Ởmột thái cực khác, toàn cầu hóa đòi hỏi khả năng thích ứng trong hệ thốngứng xử văn hóa Nếu nhận thức về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa khôngdựa trên quan điểm cân bằng và tác động hỗ tương giữa hai lĩnh vực, sẽ rơivào mâu thuẫn, bởi lẽ bản thân văn hóa, với tính cách nền tảng tinh thần của
xã hội, có tính độc lập tương đối Nếu không có giải pháp linh hoạt, sự trả giácho cách tư duy kinh tế hóa hoạt động văn hóa là điều tất yếu Toàn cầu hóakinh tế thường dẫn đến việc hình thành những hình mẫu nhiều tầng, từ hìnhmẫu toàn cầu đến hình mẫu theo khu vực lớn và theo tiểu khu vực Cách tiếpcận này một mặt cho phép nhận diện bức tranh tổng thể của toàn cầu hóa vớinhững diễn biến sống động của nó, mặt khác tạo cơ hội cho sự đối thoại songphương và đa phương, khắc phục tính một chiều, thúc đẩy quan hệ đa chiềugiữa các quốc gia, vốn được phân định theo khu vực và trình độ phát triển
Trong văn hóa thật khó suy luận về nền văn hóa thấp hay văn hóa caotheo phép tính của kinh tế, cũng như chỉ ra bảng phân tầng theo định lượngmột cách minh bạch Tuy nhiên, toàn cầu hóa lại tạo khả năng cho các siêucường tác động đến đường lối chính trị và văn hóa của các nước đang pháttriển Áp lực này đòi hỏi các nước có điểm xuất phát thấp như Việt Nam tìm
ra phương thức thích ứng và chuyển đổi trong lĩnh vực văn hóa, để không bịcuốn theo cơn lốc của sự xâm thực văn hóa
Chuyển đổi và hình thành cách tiếp cận đa chiều về văn hóa trong bốicảnh toàn cầu hóa không hề đơn giản như trong lĩnh vực kinh tế, điều mà
Trang 31chúng ta đang thực hiện với những kết quả tích cực Lời đáp cho bài toán này,theo tôi, nằm ở hai yếu tố - con người và cơ chế Con người tạo ra cơ chế,nhưng đôi khi lại không đủ bản lĩnh thay đổi cơ chế, vì những lý do kháchquan lẫn chủ quan, những lý do có thể giải thích, và có thể không cần giảithích.
Văn kiện có tính định hướng căn bản về văn hóa hình thành cách đây
đã 11 năm Trong văn kiện đó, 4 quan điểm chỉ đạo và 10 nhiệm vụ đã đượcnêu ra, tập trung vào hai yêu tố vừa nêu trên Xin trưng dẫn ba nhiệm vụ - bảotồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đẩy mạnh hợp tác quốc tế vềvăn hóa; củng cố, xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa Ba nhiệm vụ đó cómối liên hệ hữu cơ với nhau, hướng đến mục tiêu “xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
Cơ chế quản lý đối với lĩnh vực văn hóa ở nước ta vẫn còn chứa đựngnhững dấu vết và thói quen của thời kỳ trước đổi mới, với những mâu thuẫn
và bất cập khá phổ biến Việc tạo ra những “vùng cấm” đối với sáng tạo vănhóa ở chỗ này, nhưng lại thả nổi ở chỗ khác, mặc dù bản chất sự việc khôngkhác nhau mấy, khiến cho quá trình tạo ra những sản phẩm văn hóa mang tầmthời đại trở nên khó khăn Những sản phẩm văn hóa thực sự đi vào nhữngđiểm nóng của đời sống xã hội, có thể gây “sốc” (thực chất là thể hiện dấu ấncủa cái Tôi đặc trưng, không lặp lại của cá nhân) đối với dư luận, đang trởnên ít dần Quan điểm về tự do sáng tạo không được cụ thể hóa, thể chế hóa,khiến cho khái niệm đó vẫn chỉ đáng được xem là một lời động viên Hàngloạt biện pháp xử lý trong hoạt động văn hóa không được giải thích theokhung pháp lý nhất quán Nhiều văn bản pháp quy về văn hóa thiếu tính chặtchẽ và liên tục gặp phải phản ứng từ dư luận xã hội, từ đội ngũ những ngườihoạt động văn hóa và từ các tầng lớp nhân dân
Sự bất cập trong việc nhận thức dẫn đến cách thức giải quyết vấn đềmang tính một chiều, theo chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa hình thức.Việc quản lý văn hóa hiện nay tại một số nơi đang chịu áp lực bởi hai tầng
Trang 32chủ nghĩa kinh nghiệm: chủ nghĩa kinh nghiệm trong công tác cán bộ (bổnhiệm, phân nhiệm) và chủ nghĩa kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ quản lývăn hóa Chủ nghĩa kinh nghiệm trong quản lý văn hóa thể hiện ở sự hạn chếtầm nhìn chiến lược, thiên về xử lý vụ việc một cách thụ động, cứng nhắc, ở
sự thiếu lòng tin vào lực lượng sáng tạo trẻ, ở sự dè dặt trong tiếp thu cái mới
Có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi công tác quản lý văn hóacòn mang nặng tính hành chính thì ở một bộ phận dân chúng đã tự mình xáclập cách tiếp cận thực tế hơn đối với vấn đề này, vì thế mà bên cạnh các chínhsách của chính quyền, ở một số địa phương, nhân dân đã chủ động phục hồicác nghi lễ, phong tục cổ truyền, sau đó mới đề xuất đến các cấp quản lý.Song do “vướng” cơ chế, nên không phải mọi đề xuất đều được chấp thuận
Sự thiếu linh hoạt của bộ máy quản lý đã làm cho mối quan hệ giữa sáng tạocủa quần chúng và sự định hướng theo chuẩn mực chung không phải lúc nàocũng diễn ra một cách suôn sẻ
Điều đáng lo ngại hiện nay là do năng lực quản lý văn hóa hạn chế, tạinhiều khu vực của đồng bằng sông Cửu Long, cũng như Nam Bộ nói chung,song song với việc thực hiện biện pháp “siết chặt, ngăn chặn” một cách tháiquá là hiện tượng “thả nổi” trong sinh hoạt văn hóa, tạo nên những khoảngtrống văn hóa nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn vùng
Vấn đề tha hóa bản sắc dưới tác động của toàn cầu hóa Sự tha hóa thểhiện trước hết ở lối sống thực dụng, sự thương mại hóa hoạt động văn hóa,chạy theo thị hiếu tầm thường, xa rời nguồn cội, là ở thứ triết lý vọng ngoại,
đi ngược lại truyền thống dân tộc Có vẻ như mức độ hội nhập càng cao thìhiện tượng tha hóa bản sắc càng gia tăng.Hiện tượng mô phỏng, bắt chước,đua đòi, tâm lý hưởng thụ xâm nhập vào tất cả các đối tượng, không phân biệttrình độ học vấn, từ người nông dân đến nghệ sĩ, nhà trí thức.Tuy nhiên trongbáo cáo tổng kết về công tác văn hóa hàng năm của một số địa phương vẫn tỏ
ra bình thản trước nguy cơ này Những báo cáo ấy quá ngắn gọn, chỉ điểm lạinhững việc đã làm và sẽ làm, với những con số về thành tích, cùng với
Trang 33phương hướng thiên về quản lí hành chính trong văn hóa, thiếu những điểmnhấn, những gợi mở liên quan đến đổi mới tư duy trong công tác văn hóa, đápứng những đòi hỏi về sáng tạo và hưởng thụ văn hóa trong quá trình hội nhập,toàn cầu hóa.
Văn hóa thực dụng đang xâm nhập vào hệ thống ứng xử, phong cách tưduy và định hướng giá trị, tạo nên những hiện tượng tiêu cực trong sinh hoạtcủa các đô thị, và từng bước len lỏi vào cả các vùng nông thôn, nơi từng đượcbiết đến với biểu tượng của tính đa dạng văn hóa của từng vùng miền, trải dàitrên lãnh thổ Việt Nam Chưa có các con số điều tra xã hội học về quá trìnhthực dụng hóa văn hóa, nhưng dư luận về sự mất dần các thói quen ứng xửvăn hóa mang đậm chất bản sắc văn hóa trước sức ép của kinh tế thị trường là
có thực.Sự đánh mất cái Tôi trước cái Khác đang xâm nhập vào những nẻođường miền quê vốn một thời yên ả, thanh bình
Trong khi đó ở chiều ngược lại, tức là việc tổ chức những lễ hội dângian truyền thống nhằm giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc ra thế giới lạingày càng tỏ ra thiếu hiệu quả, mang nặng tính hình thức, không tạo ra sứchấp dẫn thường xuyên và đặt trong một vòng quay khép kín, từ tổ chức dulịch văn hóa, thưởng ngoạn cảnh sắc, đến giới thiệu những nét đặc trưng củavăn hóa và kinh doanh văn hóa
Mấy năm gần đây việc đầu tư cho các lễ hội, từ lễ hội tôn giáo, tínngưỡng, lễ hội làng nghề, tôn vinh các nghề thủ công và các sản vật của cácđịa phương, đến lễ hội tưởng nhớ và tôn vinh các anh hùng dân tộc, các danhnhân văn hóa, các bậc hiền tài của từng địa phương, được quan tâm thườngxuyên và khá dồi dào về vật chất Hàng loạt cuộc liên hoan nghệ thuật đượcquảng bá rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng Các lễ hội diễn ra
dù sôi động, tập hợp nhiều người, nhưng lại thiếu bàn tay tổ chức chu đáo vàhiệu quả của chính quyền, an ninh trật tự không được đảm bảo, gây nên tâm
lý bất an cho du khách và những người tham dự Sức hấp dẫn của các lễ hộiđối với giới trẻ không cao, nếu không nói là không đáng kể.Họ không tìm
Trang 34thấy vị trí của mình ở đó.Các cuộc liên hoan nghệ thuật diễn ra khá trangtrọng, với sự hiện diện của đại diện cấp ủy, chính quyền, các nhà quản lí vănhóa, nhưng hiệu ứng tích cực sau liên hoan thì không Vì thế mới xảy ranghịch lí giữa một bên là nhu cầu mở rộng không gian giao tiếp với thế giớibên ngoài thông qua giao lưu, đối thoại, nhưng lại chưa đủ lực, và một bên lànhững biện pháp bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc trong văn hóa và giới thiệuchúng ra thế giới, nhưng lại chưa đủ linh hoạt để tạo sức hấp dẫn Tính hìnhthức, thiếu đồng bộ và thiếu tính chuyên nghiệp của sự tổ chức văn hóa và sựnghèo nàn sân chơi văn hóa là một trong những nguyên nhân của tình trạngtha hóa bản sắc.Điều đó tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các giá trị, các chuẩnmực từ bên ngoài (mà không phải tất cả đều phù hợp với tính cách ngườiViệt) phát triển, phổ biến, phá vỡ hoặc làm biến dạng các giá trị truyền thống.
Sự biến dạng giá trị có tính hai mặt, một mặt các giá trị truyền thốngchịu sự phản biện khắt khe của những chuyển biến kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi đưa vào nội hàm của mình nhữngtính quy định mới, những yếu tố mới, nếu không muốn bị coi là lỗi thời - đó
là biến dạng tích cực, biến dạng để thích nghi; mặt khác, sự lắp ghép gượng
ép truyền thống với hiện đại nhân danh “hiện đại hóa truyền thống” trên thực
tế đã loại bỏ truyền thống, nghĩa là loại bỏ cái nguyên bản, cái hồn vốn có của
nó dưới tác động đa chiều của hội nhập, toàn cầu hóa và kinh tế thị trường
Chúng ta nói nhiều về thích ứng và bảo tồn, nghĩa là về sự điều chỉnhthường xuyên hệ biến thái để tạo được sự phát triển bền vững, kết hợp hài hòagiữa giữ gìn bản sắc dân tộc và tích cực hội nhập với thế giới, học hỏi, tiếpthu các giá trị văn hóa từ bên ngoài, làm phong phú văn hóa bản địa Do đórất cần một triết lý về văn hóa dựa trên nhận thức biện chứng cái phổ biến -cái đặc thù, tính dân tộc và tính thời đại, giáo dục ý thức tự hào dân tộc với ýthức hội nhập Tuy nhiên đôi khi cái đặc thù được nhấn mạnh một cách tháiquá, bỏ qua cái phổ biến Theo chúng tôi, cùng với việc bảo tồn các giá trịtruyền thống, đã được thử thách suốt hàng ngàn năm của lịch sử dân tộc, thì
Trang 35việc giáo dục ý thức hội nhập cũng góp phần khắc phục những phản ứng cựcđoan như vừa nói trên trước tác động của toàn cầu hóa và liên kết kinh tếquốc tế.
Chúng ta nói nhiều về việc giữ gìn thuần phong mỹ tục, và liệt kê một
số yếu tố thuần phong mỹ tục để đưa vào hệ giá trị riêng có (đặc thù) củachúng ta, sử dụng những yếu tố đó làm áp lực đối với một số hoạt động vănhóa bị xem là “trái với thuần phong mỹ tục” Nhưng thực ra, thứ nhất, trongmột thế giới mở, đa dạng như hôm nay, rất cần sự “lọc bỏ biện chứng” đối vớicái hiện tồn, để đón nhận cái mới, cái phù hợp với tiến trình hội nhập của đấtnước Thứ hai, cái phổ biến và cái đặc thù, cái hiện đại và cái truyền thống làhai mặt đối lập, nhưng là đối lập biện chứng, có sự chế ước, ràng buộc vàchuyển hóa vào nhau Nhân đây, xin trích lại nhận định của GS Đình Quangtrong “Nhận thức và xử lý văn hóa trên thế giới”, cách đây vừa tròn mườinăm: “Việc tiếp thu, lựa chọn cái hay của hiện đại thường khó khăn phức tạp.Cái truyền thống là cái đã tồn tại, ta có thể kiểm nghiệm nó dễ dàng hơn.Còncái hiện tại là cái mới nảy sinh hoặc sẽ đến.Thời gian không phải lúc nào cũngửng hộ chúng ta trong việc tỉnh táo gạn đục khơi trong ngay được” Mặt khác,
do sự vận động của thực tiễn, những cái từng được xem như giá trị trongnhiều thời đại vẫn có thể cần được xem xét lại dưới ánh sáng của thời đạimới
Trong lĩnh vực văn hóa chúng ta tự hào trước những công trình nghiêncứu lý luận mang tầm vĩ mô, có tính hàn lâm cao, song vẫn còn ít công trìnhtập trung vào việc xây dựng hệ chuẩn văn hóa, từ ứng xử văn hóa đến cáchthức tổ chức hoạt động văn hóa, để quảng bá văn hóa dân tộc ra thế giới mộtcách hiệu quả và mang tính ổn định (chứ không phải mang tính thời vụ vàchụp giựt như tại một số địa phương hiện nay) Để xây dựng nền văn hóa tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, cầnhình thành đội ngũ những người quản lý không chỉ chú trọng tuyên truyềnvăn hóa một cách chung chung, sáo mòn, mà còn biết “làm” văn hóa, biết
Trang 36biến ưu thế văn hóa thành sản phẩm văn hóa hiệu quả, góp phần vào sự pháttriển bền vững của đất nước Nghĩa là, cần hình thành văn hóa quản lý trongquản lý văn hóa.
Đây thực sự là những thách thức mà công tác quản lý về văn hóa cầnphải vượt qua để đạt được mục tiêu phát triển văn hóa trong giai đoạn hộinhập
1.2.4.2 Những yêu cầu đối với cán bộ quản lý văn hóa trong bối cảnh hội nhập
Toàn cầu hóa đặt ra nhiều thách thức, song cũng gắn với những yêu cầu
cụ thể trong quản lý nhà nước về văn hóa Những yêu cầu về cải cách hànhchính với những nội dung cụ thể như:
- Cải cách thể chế của nền hành chính nhà nước;
- Cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhànước;
- Đội ngũ cán bộ , công chức và hoạt động thực thi nhiệm
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, một số tố chất quantrọng của người quản lý cần có như:
+ Có quan điểm rõ ràng;
+ Có lý tưởng cao đẹp;
+ Có lập trường kiên định;