Thời điểm trước khi có Thông tư 19/2013/TT-BYT và Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế • Hoạt động cải tiến chất lượng khám chữa bệnh chưa thật sự được các nhà QLBV qu
Trang 1VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ Y TẾ TRONG THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
BỆNH VIỆN
TS BS TĂNG CHÍ THƯỢNG
Tham luận:
SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3Thời điểm trước khi có Thông tư 19/2013/TT-BYT
và Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của
Bộ Y tế
• Hoạt động cải tiến chất lượng khám chữa bệnh chưa thật sự được các nhà QLBV quan tâm và triển khai đồng đều, có chăng chỉ diễn ra ở một vài bệnh viện
• Chất lượng phục vụ người bệnh, chất lượng khám, chữa bệnh của các bệnh viện tại TP.HCM còn nhiều vấn đề được ghi nhận và được phản ánh qua nhiều góc độ khác nhau
Trang 4Góc độ QLNN về chất lượng hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở trực thuộc SYT:
- Tai biến điều trị vẫn còn xảy ra, còn gây bức xúc của người bệnh
- Giao tiếp, ứng xử với người bệnh của nhân viên y tế còn bị phản ánh khá nhiều qua đường dây nóng của SYT, BYT
- Chi phí điều trị chưa hợp lý, quản lý tuân thủ phác đồ điều trị và quản lý kê đơn chưa được lãnh đạo các bệnh viện quan tâm đúng mức
- Ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chánh, nhất là tại khoa khám bệnh, chưa được triển khai hiệu quả đồng đều
- An ninh trật tự BV chưa thật sự an toàn cho người bệnh và
cả nhân viên y tế
Trang 5Góc độ của người dân đến khám chữa bệnh tại các BV thuộc SYT TP.HCM
(Công ty Nilesen chuyên về khảo sát hài lòng khách hàng thực hiện theo
đơn đặt hàng của Sở Y tế)
Trang 6Góc độ phản ánh của báo chí về những bức xúc của
người bệnh đối với hoạt động KCB
Quản lý
an toàn người bệnh ?
Trang 7An ninh trật tự BV
?
Quản lý tuân thủ phác đồ điều trị ?
Ứng dụng CNTT
BV ?
Trang 8Nguyên nhân của thực trạng ?
- Nguyên nhân khách quan, ngoài khả năng giải quyết của các bệnh viện: quá tải, cơ sở hạ tầng chậm phát triển so với phát triển kỹ thuật chuyên môn của các BV
- Nguyên nhân chủ quan, trong đó có trách nhiệm của Sở Y tế:
• Các bệnh viện chưa thật sự xem người bệnh là “khách hàng”
• Nhận thức, hành động về quản lý chất lượng bệnh viện còn rất
khác nhau giữa các nhà quản lý bệnh viện
• Cách làm hay của bệnh viện này chưa được nhân rộng cho các
Trang 9CAN THIỆP CỦA SỞ Y TẾ TP HỒ CHÍ MINH: GIẢI PHÁP & KẾT
QUẢ BƯỚC ĐẦU
(Giai đoạn từ năm 2013 – nay)
Trang 10HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÁM
BAN
AN TOÀN MÔI TRƯỜNG
BAN
AN NINH TRẬT TỰ BỆNH VIỆN
BAN KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH
BAN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NHÓM THƯỜNG TRỰC
1) Sở Y tế TP.HCM: chủ động thành lập “Hội đồng quản lý
chất lượng khám chữa bệnh Sở Y tế” (cuối năm 2013)
Thành viên của các Ban chuyên trách:
- Lãnh đạo và chuyên viên các phòng chức năng của SYT
- SYT mời các lãnh đạo và chuyên gia nhiều kinh nghiệm và tâm huyết của các BV
Trang 112) Sở Y tế chủ động xây dựng 5 mục tiêu chất lượng &
Chương trình hành động nâng cao năng lực QLCL KCB cho tất cả bệnh viện phấn đấu thực hiện
CHẤT LƯỢNG
An toàn hơn
Tốt hơn
Nhanh hơn
“Rẻ hơn”
Hài lòng hơn
5 mục tiêu chất lượng:
Trang 12 Chương trình hành động với 6 nhóm hoạt động
chính
1) Hoạt động củng cố và phát triển nhân lực chuyên trách
về quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh:
• Hằng năm, qua kiểm tra, giám sát chuyên đề chất lượng tại các bệnh viện: SYT chủ động phát hiện nhân tố mới, nhân tố tích cực, mời và bổ sung, cập nhật lại thành phần của các ban chuyên trách
• Hiện nay: có trên 60 thành viên của Hội đồng QLCL của
Sở Y tế là các chuyên gia của các bệnh viện, được Ban giám đốc các bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi sẵn sàng tham gia các hoạt động của Hội đồng QLCL Sở Y tế
• Suy nghĩ của các thành viên: “được tham gia” chứ không phải “bị tham gia”
Trang 132) Hoạt động chủ động nắm bắt những bức xúc, than
phiền của người bệnh, các sự cố liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh
• Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đường dây nóng của Sở Y
tế, đảm bảo hoạt động toàn thời gian (24/7), phản hồi đột xuất và phản hồi định kỳ hàng tuần cho các cơ sở khám chữa bệnh
• Xây dựng và triển khai hiệu quả hệ thống báo cáo sự cố liên quan đến chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh của ngành y tế thành phố, bao gồm:
– Sự cố liên quan đến tai biến điều trị chưa rõ NN
– Sự cố liên quan đến chất lượng thuốc, chất lượng vật
tư y tế, chất lượng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
Trang 14Công khai phản hồi đường dây nóng của SYT đến các
bệnh viện
Trang 15• Khảo sát hài lòng người bệnh tại tất cả bệnh viện
Ban Khảo sát hài lòng người bệnh của HĐ QLCL SYT thực hiện: khảo sát tất cả BV thuộc SYT quản
Trang 163) Hoạt động chuẩn hoá công tác khám chữa bệnh và
chuẩn hoá công tác quản lý chất lượng bệnh viện
• Cập nhật, bổ sung trang thông tin điện tử về kho dữ liệu phác đồ điều trị của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh: đã có 3.020 phác đồ của tất cả chuyên khoa, trên cơ sở khoa
dữ liệu phác đồ của Sở Y tế tất cả bệnh viện công lập và
tư nhân đều đã có phác đồ điều trị
• Cập nhật, bổ sung Sổ tay khuyến cáo triển khai hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện: đã ban hành 9 bộ khuyến cáo về quản lý chất lượng bệnh viện
• Cập nhật, xây dựng bổ sung các chương trình đào tạo liên tục về quản lý bệnh viện và quản lý chất lượng bệnh viện
Trang 17https://pddt.medinet.org.vn User Name: Dulieupddt Password: 59ntmk
Trang 18Tủ sách Phác đồ điều trị - Sở Y tế TP.HCM, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 19
Tất cả BV đều có PĐĐT của BV trên cơ sở “Kho dữ liệu PĐĐT của SYT”
Trang 20Giao TT Kiểm chuẩn XN tư vấn,
hướng dẫn các đơn vị chuẩn hóa
theo ATSH (CV
4873/SYT-NVY), 119 PXN đạt (số liệu đến
3/2/2016):
- Khối điều trị: 105 (BV TW,TP:
40, Q/H: 16, tư nhân, PXN: 49)
- Khối dự phòng: 14
Chuẩn hoá an toàn sinh học tại các phòng xét nghiệm
Trang 21CẢI TIẾN QUI TRÌNH KHÁM BỆNH TẠI CÁC
BỆNH VIỆN
Rút ngắn thời gian khám
bệnh tại các BV
Trang 22Nhập thông tin thủ công
Tổng hợp thông tin
Chuẩn hoá báo cáo chuyển
tuyến theo qui định
TT14/2014/TT-BYT bằng
Phần mềm chuyển tuyến
Trang 234) Hoạt động huấn luyện, đào tạo chuyên đề về quản lý
chất lượng khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học
về quản lý chất lượng bệnh viện
– Lớp Quản lý bệnh viện dành cho trưởng khoa: đã huấn luyện cho hơn 800 bác sĩ trưởng khoa và diện qui hoạch làm trưởng khoa với 32 chuyên đề quản lý, tiếp tục triển khai hàng năm
– Lớp hướng dẫn triển khai hoạt động an toàn người bệnh: đã huấn luyện cho 280 cán bộ chuyên trách về
an toàn người bệnh với 16 chuyên đề, tiếp tục triển khai hằng năm
– Lớp hướng dẫn quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
và quản lý tài chánh bệnh viện: triển khai trong tháng 4/ 2016 cho lãnh đạo các bệnh viện
– Và các lớp khác tuỳ tình hình và yêu cầu thực tế
Trang 24Xây dựng tài liệu đào tạo liên tục cho cán bộ quản lý bệnh viện
Trang 255) Hoạt động giám sát, kiểm tra và giao ban chuyên đề
quản lý chất lượng khám chữa bệnh
• Các ban chuyên trách triển khai hoạt động kiểm tra,
giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các khuyến cáo của Sở Y tế tại các bệnh viện
• Giao ban chuyên đề quản lý chất lượng khám bệnh,
chữa bệnh định kỳ hàng quí cho khối bệnh viện công
lập và ngoài công lập
• Giao ban hoạt động Phòng khám đa khoa mỗi 6 tháng
• Giao ban công tác quản lý hành nghề y tế tư nhân theo địa bàn quận, huyện định kỳ hàng quí
• Giao ban chuyên đề quản lý bệnh viện và quản lý chất lượng bệnh viện tại cơ sở đối với các bệnh viện còn
khó khăn hoặc bị than phiền về chất lượng điều trị
Trang 26HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QLCL KHÁM
Kiểm tra, giám sát chuyên đề nắm bắt thực trạng
Xây dựng Khuyến cáo về triển khai hoạt động những vấn đề
ưu tiên chất lượng KCB thuộc 83 tiêu chí của BYT Huấn luyện chuyên đề về QLBV và QLCL BV
Kiểm tra, giám sát chuyên đề theo Khuyến cáo đã ban hành
Giao ban định kỳ hàng quí chuyên đề QLCL bệnh viện
Giới thiệu, nhân rộng những cách làm hay, chấn chỉnh những
tồn tại
Trang 27Biên soạn “Sổ tay Khuyến cáo tăng cường triển khai hoạt động quản lý chất
lượng bệnh viện”:
- Chuyển tải những qui định (Thông tư, Quyết định,…) của Bộ Y tế
thành những hướng dẫn thực hiện phù hợp tình hình thực tế tại các BV thuộc SYT
- 9 bộ khuyến cáo, 180
khuyến cáo
- Năm 2016: thêm 5 bộ khuyến cáo
Trang 28KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ TRIỂN KHAI
QLCLBV THEO KHUYẾN CÁO
• Mỗi khuyến cáo được đánh giá theo 6 mức độ triển khai: 0,1,2,3,4,5
– 0: chưa làm gì
– 3: kế hoạch hoàn chỉnh, đang triển khai
– 5: kế hoạch hoàn chỉnh, đã triển khai hiệu quả
• Điểm kiểm tra khuyến cáo An toàn người bệnh:
< 40 : Tai biến điều trị có thể xảy ra bất cứ lúc nào
40 – 60: Nguy cơ tai biến điều trị ít hơn, nhưng vẫn
có thể xảy ra
60 – 100: Nguy cơ tai biến điều trị hiếm khi xảy ra
Trang 29Qua kiểm tra, giám sát chuyên đề “Quản lý kê đơn và Quản lý tuân thủ Phác đồ điều trị”, nhân rộng cách làm hay của BV Nhi Đồng 1
Trang 306) Hoạt động xây dựng văn hoá chất lượng và an toàn
người bệnh
• Nghiên cứu khảo sát văn hoá an toàn người bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố, đăng ký tổ
chức quốc tế công nhận bảng khảo sát phiên bản
tiếng Việt trở thành công cụ khảo sát thường qui của ngành Y tế thành phố
• Hàng năm, tổ chức Hội thi Điều dưỡng trưởng giỏi cấp thành phố với các chuyên đề về chất lượng
chăm sóc người bệnh
• 2 năm một lần, tổ chức Hội thi cán bộ giỏi về quản
lý chất lượng bệnh viện với các chuyên đề về quản
lý chất lượng bệnh viện
• 2 năm một lần, tổ chức bình chọn giải thưởng chất lượng cấp thành phố, qua đó đề xuất bình chọn giải thưởng chất lượng cấp Bộ Y tế
Trang 31“HỘI THI ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG GIỎI CẤP THÀNH
PHỐ” CHUYÊN ĐỀ “AN TOÀN NGƯỜI BỆNH”
Trang 32ĐÁNH GIÁ CHUNG
• Với các hoạt động trên, Sở Y tế đã buộc tất cả bệnh
viện thật sự phải chuyển mình theo những định hướng chung của ngành:
– Lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động
của bệnh viện,
– Hướng đến 5 mục tiêu chất lượng: tốt hơn, an toàn
hơn, nhanh hơn, “rẻ” hơn, và người bệnh hài lòng hơn
• Số lượng cuộc gọi phản ánh qua đường dây nóng SYT giảm rõ rệt
• Kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng BV năm 2015
có nhiều cải thiện rõ rệt
Trang 330 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3 Nhóm 4
Trang 34ĐIỂM TRUNG BÌNH NĂM 2014 NĂM 2015
2 - < 2,5 20 10 2,5 - < 3 31 19
Trang 35TOP 10 BỆNH VIỆN ĐỨNG ĐẦU VỀ CHẤT LƯỢNG - 2015
Trang 36KIẾN NGHỊ BỘ Y TẾ
Trang 371) Bộ Y tế ban hành chuẩn chất lượng cho Phòng
khám đa khoa và triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng Phòng khám đa khoa, công khai cho người dân biết mức chất lượng để chọn lựa
2) Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn kiểm tra, đánh
giá chất lượng bệnh viện; đào tạo và cấp chứng chỉ
“Kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện”, tiến đến chỉ những người đã tập huấn và có chứng chỉ thì mới được tham gia đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện
3) Bộ Y tế ban hành mức thu viện phí của các bệnh
viện tương ứng mức chất lượng bệnh viện đạt được qua kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện
4) Thành lập Hội đồng chất lượng khám chữa bệnh
cấp Bộ Y tế