Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc h’mông

31 1.9K 7
Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc h’mông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, là tế bào cấu thành xã hội. Gia đình có bền vững thì xã hội mới bền vững. Không những thế, gia đình chính là nơi giữ gìn gia phong, giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của mình, gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người, duy trì và phát triển những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với thiết chế giáo dục, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xã hội hoá con người, đưa con người từ con người sinh vật sang con người xã hội. Qúa trình xã hội hoá trong gia đình được thực hiện chủ yếu thông qua sự tương tác giữa vai trò người cha, người mẹ và các con trong gia đình. Do những chức năng xã hội đặc thù của mình, gia đình đã góp phần quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của đời sống xã hội, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, xây dựng các chuẩn mực và các giá trị đạo đức, phong tục tập quán, lối sống văn hoá. Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa thật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình thực hiện các chức năng của mình thông qua việc thực hiện vai trò của các thành viên, mà trong đó vai trò của người vợ và người chồng là trung tâm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, gia đình Việt Nam nói chung và trong các dân tộc ít người vùng núi Tây Bắc nói riêng đang trải qua những biến đổi để thích ứng với điều kiện mới. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện để gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ đầy tính năng động, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động và có khả năng cải thiện vị thế xã hội của mình.Tuy nhiên trong 1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC gia đình hiện nay cũng chứa đựng không ít những hiện tượng đáng lo ngại như: con cái hư hỏng, phụ nữ làm việc quá sức, bất bình đẳng nam, nữ. Những biến đổi tích cực và tiêu cực này có liên quan chặt chẽ đến vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình. Người vợ và người chồng đóng vai trò như thế nào trong gia đình hiện nay? Khả năng thích ứng vai trò của họ như thế nào? Địa vị của người chồng và vợ trong các gia đình đồng bào dân tộc H’mông hiện nay ra sao? Trong xã hội truyền thống ở nước ta người chồng, người cha có vai trò trụ cột về kinh tế, là người kiếm miếng cơm, manh áo nuôi sống gia đình. Còn người vợ làm nội trợ, chăm sóc con cái và phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng. Từ một số nghiên cứu về giới và gia đình cho thấy phụ nữ là người làm chính các công việc trong gia đình. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tác động rất mạnh mẽ vào sự biến đổi trong gia đình. Như trước đây, người vợ chỉ có tham gia vào công việc đồng ruộng và chăm sóc con cái, còn người chồng thì tham gia vào các công việc xã hội. Nhung trước sự thay đổi của nền kinh tế, người vợ cũng đã tham gia vào các công việc ngoài xã hội, và điều này đã làm cho các chức năng trong gia đình có sự thay đổi lớn. Người vợ, từ chỗ chỉ làm công việc nội trợ, nuôi dậy con cái cũng tham gia tích cực vào công việc làm kinh tế, hoạt động xã hội như lĩnh vực thương nghiệp, giáo dục và đào tạo, y tế, kinh doanh,… Tuy nhiên, ngoài công việc bên ngoài xã hội thì phụ nữ vẫn phải đảm nhiệm các công việc trong gia đình. Họ vẫn phải làm công việc như dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, chăm sóc con cái,…nhưng thấy được cái lớn nhất đó là sự tham gia của cả người chồng và người vợ. 2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đây vừa là vấn đề thực tiễn, cấp bách, vừa là vấn đề nhận thức khoa học. Cho nên, nhóm sinh viên chúng em chọn đề tài: “Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc H’mông” (xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai). 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Nói tới gia đình là nói tới môi trường xã hội hoá đầu tiên của mỗi đứa trẻ, là nguồn gốc, là cội nguồn của mỗi con người. Gia đình chính là nơi định hướng giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi cá nhân. Là nơi nuôi dưỡng những phẩm chất, những đức tính tốt của con người. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã làm cho các chức năng, vị thế, vai trò của các thành viên trong gia đìnhcó sự thay đổi. Sự thay đổi này trong gia đình đã tác động rất lớn đến phong tục, tập quán, thói quen ứng xử trong gia đình Việt Nam truyền thống, các giá trị mới xuất hiện đã phá vỡ các giá trị truyền thống. Chính vì thế mà gia đình đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Trước sự biến đổi về vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đình hiện nay, có rất nhiều các đề tài nghiên cứu của một số tác giả liên quan đến vấn đề gia đình như: - Vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dạy dỗ của người cha (Mai Huy Bích- Viện Xã hội học- 2003). Trong bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến vai trò của người cha trong gia đình. Sự có mặt hay vắng mặt của người cha có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành tính cách, nhân cách của con cái. - Nghiên cứu đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH (TS. Ngô Thị Ngọc 3 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Anh – Vụ Gia đình). Trong đó đề tài nghiên cứu về việc Xác định những đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống. Khẳng định những truyền thống tốt đẹp, tích cực cần được kế thừa, phát huy; đồng thời, nêu rõ những yếu tố lạc hậu, bảo thủ cần loại bỏ để tiến tới xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế toàn cầu hoá. - Gia đình hiện đại: Phân chia vai trò và vấn đề thủ lĩnh (TS Nguyễn Thị Thu Hà- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà nội) trong đó đề tài nghiên cứu vai trò của mọi thành viên và chỉ ra ai là người thủ lình đứng đầu trong gia đình. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong gia đình (TS Phạm Quyết- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trong đó nghiên cứu cách giáo dục trong các gia đình áp dụng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tác giả Trần Thị Kim Xuyến trong tác phẩm “Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại”, nhà xuất bản thống kê, 2001. Tác giả đã cho thấy sự biến đổi xã hội đến vai trò giới trong gia đình, Vai trò nam và nữ trong gia đình trong cư dân ven đô. Từ đó cho thấy vai trò sản xuất của lao động nam nữ, vai trò đóng góp kinh tế, vai trò nam và nữ trong công việc gia đình, vai trò quyền lực nam và nữ trong gia đình và sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến vai trò kép của phụ nữ. - Báo cáo “Khác biệt giới trong sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam” (Các phát hiện quan trong trọng về giới : điều tra mức sống ở Việt nam lần 2, 1997 – 1998. Báo cáo do tổ chức nông nghiệp – lương thực và chương trình phát triển liên hiệp quốc tại Hà Nội – Việt Nam xuất bản). Bài này cho thấy sự khác biệt về giới khá rõ nét về sự khác biệt giới trong cách thức tạo thu nhập và phân bổ thời gian làm việc, trong các khu vực xã hội như giáo dục, dinh dưỡng, sức khỏe và sử dụng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe. 4 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khảo sát mối quan hệ tương tác giữa lĩnh vực kinh tế và xã hội khi xác định tình trạng bất bình đẳng về mức sống. - Tác giả Vũ Tuấn Huy với bài “ Vai trò người cha trong gia đình”. Xã hội học số 4(80),2002. Bài này đề cập đến vai trò của người cha trong gia đình như là người cung cấp nguồn sống. Vai trò người cha trong gia đình trong việc nuôi dưỡng con cái và tác động của vai trò người cha đối với con cái trong gia đình. Như vậy có thể nó rằng rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến khía cạnh khác nhau về gia đình nói chung, và vài trò của các giới nói riêng. Những bài viết, những công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa rất lớn trong việc phát huy vai trò, khả năng ảnh hưởng của giới đối với việc sản xuất và tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống của gia đình và xã hội. 3. Ý nghĩa khoa học và nghĩa thực tiễn. 3.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng một số tri thức, một số phương pháp nghiên cứu, hệ thống các lý thuyết, một số khái niệm xã hội học nhằm tìm hiểu về vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất tại các gia đình dân tộc H’mông. Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ hơn một số vấn đề lý luận với thực tiễn, là cơ sở thực nghiệm, kiểm chứng các lý thuyết xã hội học và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu các vấn đề xã hội, đồng thời thông qua đó nhằm góp phần phát triển lý thuyết xã hội học mà cụ thể trong đề tài này là lý thuyết vai trò, lý thuyết cấu trúc- chức năng. Từ đó nêu ra những cơ sở khoa học về việc thay đổi vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất của các dân tộc nói chung, gia đình dân tộc H’mông nói riêng. 5 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc H’mông, đề tài chỉ ra một số khía cạnh vai trò, chức năng, mối quan hệ giữa các giới trong sản xuất và tái sản xuất. 4. Mục tiêu nghiên cứu: - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tìm thấy sự khác nhau giữa vai trò của người vợ và người chồng ở xã Lao Chải- huyện Sapa. - Phân tích thực trạng vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất của các gia đình dân tộc. - Phân tích sự biến đổi trong vai trò giới. - Chỉ ra các nhân tố tác động tới vai trò giới. - Tìm hiểu nghiên cứu, đánh giá về vai trò của người vợ và người chồng - Đề xuất những kiến nghị và giải pháp để người dân có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất tại địa bàn nghiên cứu. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất tại các gia đình dân tộc H’mông hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai). 5.2. Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình trên địa bàn xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai. 5.3. Phạm vi nghiên cứu: 6 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Địa bàn nghiên cứu: xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 8 năm 2011. - Phạm vi nội dung: Trong vai trò của giới có ba vai trò là vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng nhưng ở đây đề tài của chúng tôi tập trung vào nghiên cứu hai vai trò là vai trò sản xuất và vai trò tái sản xuất. Từ đó để chỉ ra được vai trò của giới. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác- Lênin, bao gồm chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó, nguyên tắc lịch sử, cụ thể, khách quan, toàn diện được quan tâm, vận dụng và tuân theo một cách chặt chẽ. Vận dụng phương pháp luận trong đề tài này, nhóm sinh viên đặt ra sự thay đổi vai trò giới trong tiến trình ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế- xã hội hiện nay. Ngoài ra, chúng tôi còn chú trọng đến yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp,…có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi vai trò của giới trong các gia đình dân tộc H’mông. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để tiến hành việc thu thập xử lý thông tin và phân tích thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu, nhóm sinh viên sử dụng một số phương pháp xã hội học cụ thể như sau: 6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở những thông tin thu được trong cuộc điều tra thực tế, đề tài còn tham khảo một số tài liệu như báo cáo, giáo trình chuyên nghành, công 7 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC trình nghiên cứu của một số tác giả. Thông tin thu thập được tiến hành phân tích trên cơ sở kế thừa và sử dụng có chọn lọc nghiêm túc, khoa học. 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 3 nam giới. Phỏng vấn sâu 3 phụ nữ. Phỏng vấn sâu 2 thanh niên (chưa có gia đình). 6.2.3. Phương pháp quan sát: Phương pháp trực quan giúp quan sát trực tiếp thái độ của người được phỏng vấn để đánh giá độ tin cậy, cũng như thái độ thực tế của họ trong sự phân công lao động của gia đình. 7. Gỉa thuyết nghiên cứu: Thực hiện đề tài này chúng tôi nêu ra một số giả thuyết: Trong gia đình dân tộc H’mông ở xã Lao Chải- Sapa hiện nay, sự phân công vai trò giới vẫn theo kiểu truyền thống chiếm ưu thế; một bộ phận khá lớn người vợ đóng vai trò quan trọng trong lao động sản xuất và nội trợ của gia đình, song vị thế của họ rất thấp; quyền lực trong gia đình phần lớn vẫn thuộc về người chồng. Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố khách quan có tác động mạnh mẽ tới việc đảm nhận vai trò của giới trong gia đình. Việc đảm nhận vai trò của họ dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và chịu sự chi phối của nó. Trên cơ sở chức năng của gia đình, vai trò của giới được thể hiện trong các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống gia đình như: Hoạt động sản xuất, nội trợ và giáo dục con cái. Ngược lại các lĩnh vực hoạt động 8 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC của đời sống gia đình chỉ được tiến hành khi người vợ, người chồng thực hiện các chức năng của mình. Quá trình thực hiện vai trò của giới là quá trình tạo lập vị thế của họ trong gia đình. Việc thực hiện vai trò càng phù hợp với vị thế bao nhiêu thì vị thế của họ càng được củng cố và tăng cường bấy nhiêu. Ngược lại vị thế không chỉ qui định vai trò mà nó còn tạo điều kiện cho người vợ và người chồng làm tốt hay không làm tốt vai trò của mình khi họ ở những vị thế nhất định. 9 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 1.1. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu 1.1.1. Lý thuyết vai trò: Theo Parsons thì vai trò được xem là những đòi hỏi xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Vai trò xã hội là mô hình được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng với từng vị thế đó. Cũng theo ông có 5 loại vai trò khác nhau: có sẵn hoặc không có sẵn, rộng hoặc hẹp và có thể có những động cơ khác nhau trong từng xã hội khác nhau. Như vậy, vai trò không phải là một cái gì bất biến. Để cá nhân thực hiện tốt các vai trò, một mặt đòi hỏi chuẩn mực do xã hội đặt ra phải rõ ràng, mặt khác cá nhân phải học hỏi trong quá trình xã hội hoá về các vai trò. Thực tế trong xã hội hiện đại khi cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội, họ sẽ mang nhiều vị thế và từ đó xuất hiện các vai trò khác nhau, một người có thể đảm nhận nhiều vai trò. Vai trò của người chồng và người vợ trong các gia đình dân tộc H’mông được xác định rộng và nó thay đổi theo từng điều kiện xã hội khác nhau. Trong xã hội phong kiến thì vai trò giới luôn dược đề cao đặc biệt là người cha, người chồng là trụ cột chính trong gia đình, và trong xã hội hiện đại thì vai trò của người cha được nhắc đến cùng với vai trò của người mẹ. 10 [...]... trò giới: Vai trò giới là những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là nam giới hay phụ nữ Trong đó cả nam và nữ đều tham gia thực hiện cả ba vai trò là vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, vai trò cộng đồng Vai trò sản xuất bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vât để tiêu dùng hoặc trao đổi Vai trò tái sản xuất (sinh sản, nuôi dưỡng)... với gia đình Gia đình cần thắt chặt mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái Cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho con cái hơn, hiểu con cái hơn Trong gia đình cha mẹ phải là những người gương mẫu cho con cái noi theo Gia đình cần có sự đồng thuận giữa vợ và chồng khi đưa ra các quyết định về các vấn đề trong gia đình Trong gia đình nam giới cần dành nhiều thời gian để giúp đỡ người phụ nữ trong. .. Người cha là lao động chính trong gia đình Họ có sức khỏe, sự tinh anh, tâm lí ổn định Là người kiếm sống chính và duy trì cuộc sống một cách đầy đủ Họ có thu nhập vững chắc ổn định và đóng góp vào nguồn thu nhập của gia đình là chính nên vị trí và vai trò của họ trong gia đình chiếm ưu thế Họ có quyền tham gia hoặc không tham gia các việc trong gia đình và có quyền quyết định các vấn đề quan trọng (trích... vợ tham gia đầy đủ và đảm nhiệm hết vai trò này Người đàn ông miền núi không tham gia bất kì việc gì trong vai trò này Họ cho rằng phụ nữ mềm yếu, khéo léo và tận tâm nên phù hợp với công việc nhà và chăm sóc con cái Và vì vậy họ ấn định người phụ nữ làm việc đó 2.4.Những nhân tố tác động đến sự biến đổi vai trò giới trong việc sản xuất và tái sản xuất ở các gia đình miền núi hiện nay 2.4.1 Biến đổi... giới trong sản xuất và tái sản xuất ở các gia đình dân tộc H’mông 2.2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội: Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, kinh tế nước ta còn khá lạc hậu Công nghiệp và nông nghiệp đều kém phát triển Dưới ách thống trị của các Lang, Thống Lí đời sống của nhân dân và đặc biệt đồng bào dân tộc miền núi gặp rất nhiều khó khăn, lầm than Sau Cách mạng tháng Tám chúng ta bước vào hai... lại giữa các thành tố đó Nói một cách khác, cấu trúc gia đình là số lượng, thành phần và mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình Từ đây, ta có thể thấy gia đình được cấu trúc theo chiều dọc và chiều ngang: Chiều ngang là quan hệ hôn nhân và chiều dọc là quan hệ huyết thống 1.2.2 Khái niệm vai trò: Vai trò là mô hình hành vi xã hội được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi... những quy tắc văn hoá của xã hội; những kiến thức, chuẩn mực và giá trị, những kỹ năng và phương pháp hành động để thực hiện vai trò trên vị thế xã hội nhất định của mình Trên cơ sở đó, cá thể biến thành cá nhân, trở thành chủ thể xã hội 16 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIỚI TRONG SẢN XUẤT VÀ TÁI SẢN XUẤT Ở CÁC GIA ĐÌNH DÂN TỘC H’MÔNG 2.1 Đôi nét về địa bàn nghiên cứu: Sa Pa là huyện vùng... đổi về gia đình Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, dân số, môi trường, thiết chế gia đình cũng đang biến đổi thích nghi với nững điều kiện mới Những biến đổi này diễn ra mạnh mẽ cả về quy mô và hình thức của gia đình và cơ cấu chức năng của gia đình kéo theo đó là những biến đổi vai trò giới, các mối quan hệ và các chuẩn mực văn hóa gia đình. .. mà không để ý chăm sóc đến gia đình. Chính điều nay đã tác động đến con người khi làm việc trong thời kì hội nhập chịu rất nhiều áp lực Và trong gia đình gặp nhiều vấn đề nảy sinh do chính các thành viên trong gia đình tạo ra Nhiều gia đình do mâu thuẫn quá lớn giữa vợ và chồng nên dẫn đến việc ly hôn “Khi tình trạng ly hôn xảy ra thì vai trò của của người cha và mẹ trong gia đình đã ly hôn bị suy giảm... nhiệm dựa trên sự khác biệt về giới tính của họ Giữa nam giới và phụ nữ có sự khác nhau rất rõ trong những công việc đảm nhiệm trong gia đình 2.3.1 .Vai trò giới trong sản xuất Nói đến gia đình là nói đến một môi trường gia đình tốt nhất cho con người Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra bắt đầu một cuộc đời, bắt đầu sự nhận biết và trong suốt cuộc đời cho đến khi kết thúc, là cội ngườn . hiểu vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc H’mông, đề tài chỉ ra một số khía cạnh vai trò, chức năng, mối quan hệ giữa các giới trong sản xuất và tái sản xuất. 4 tư cách là nam giới hay phụ nữ. Trong đó cả nam và nữ đều tham gia thực hiện cả ba vai trò là vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, vai trò cộng đồng. Vai trò sản xuất bao gồm các công việc. trong cư dân ven đô. Từ đó cho thấy vai trò sản xuất của lao động nam nữ, vai trò đóng góp kinh tế, vai trò nam và nữ trong công việc gia đình, vai trò quyền lực nam và nữ trong gia đình và sự ảnh

Ngày đăng: 21/11/2014, 08:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan