Nhận thức của giới trong giai đoạn hiện nay:

Một phần của tài liệu Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc h’mông (Trang 26 - 28)

Theo quan niệm trước đây trong gia đình nam giới là người có quyền quyết định mọi việc người phụ nữ phải nghe theo. Người phụ nữ luôn phải

phục tùng chồng và coi đó là nghĩa vụ với chồng. Họ tự nhận thức rằng mình phải là người chăm sóc chồng con, phục vụ chồng con. Thời kì này dường như người phụ nữ không được tiếp xúc với bên ngoài. Họ chỉ quanh quẩn với nương rẫy bếp núc. Có sự phân biệt rõ ràng trong ranh giới giữa nam giớivà phụ nữ. Theo quan niệm này việc chăm sóc nuối dưỡng giáo dục con cái là trách nhiệm của người phụ nữ còn giao lưu kiếm tiền là việc của nam giới.

Ngày nay khi sự phát triển của kinh tế-xã hội đã làm cho đời sống của người dân được nâng cao. Con người có điều kiện được tiếp xúc khoa học kĩ thuật công nghệ hiện đại. Điều này làm cho con người nâng tầm hiểu biết của mình. Nhưng để bắt nhịp được với kinh tế công nghiệp hiện đại bắt nhịp được với cuộc sống bận rộn thì đòi hỏi con người không ngừng học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Từ đó nhận thức của con người cũng thay đổi và sự thay đổi đó không chỉ ở ngoài xã hội mà trong gia đình cũng có sự thay đổi. Sự thay đổi này tác động đến nhận thức của người phụ nữ trong gia đình.

Như ta đã nêu trên, trước đây người phụ nữ chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con cái, nấu cơm và làm nương rẫy nhưng hiện nay họ có nhiều cơ hội hơn ra ngoài để làm việc. Họ được học hành tử tế làm những công việc mà mình yêu thích, họ có thu nhập riêng của mình. Họ không chỉ hoàn thành tốt công việc của xã hội mà vẫn làm tròn bổn phận của mình.

Tuy hiện nay phụ nữ đi tham gia công việc ngoài xã hội, nhiều người đã trở thành người đứng đầu một doanh nghiệp hay một cơ quan nào của Nhà nước nhưng họ vẫn không quyên vai trò của một người phụ nữ đảm đang. Mặc dù là người có địa vị trong xã hội nhưng đối với chồng họ vẫn dịu dàng vẫn phục tùng chồng. Đây chính là những đức tính truyền thống

của người Việt Nam. Ngoài ra do cũng phải bận rộn với công việc ngoài xã hội nên họ cũng mong nhận được sự phụ giúp của người chồng đối với mình. Họ mong được sự quan tâm của người chồng đói với mình. Họ mong có sự hợp tác của người chồng trong việc dạy dỗ con cái và nội trợ.

Tuy nhiên thì sự nhận thức của người phụ nữ đã có sự thay đổi, họ thấy rằng việc chăm sóc con cái hay dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn không chỉ còn là nhiệm vụ của người phụ nữ mà là công việc của cả hai. Vì vậy vai trò của nam giới và phụ nữ đang có sự thay đổi và được cân bằng ở một mức độ nhất định. Người phụ nữ thấy rằng, ngoài trách nhiệm đối với gia đình thì họ cũng cần phải có trách nhiệm với xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc h’mông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w