1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ thống chính trị cấp huyện

121 405 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 633,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn cách mạng nói chung và công cuộc đổi mới nói riêng đặt ra yêu cầu rất cao về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức trong HTCT nói chung và cấp huyện nói riêng. Đảng, Nhà nước ta đã rất coi trọng vấn đề này, đã đưa ra những quan điểm, chủ trương, những quy định về vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức trong HTCT và chỉ đạo thực hiện trong thực tiễn. Tuy nhiên, các quy định và hệ thống các quy phạm pháp luật về trách nhiệm những cán bộ này còn nhiều điểm bất cập, chưa rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn không nhỏ trong quá trình thực hiện. Trong khi đó, các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, cũng như việc tổng kết thực tiễn của các cấp uỷ lại chưa nhiều. Bởi vậy, vấn đề này còn nhiều nội dung rất cần được nghiên cứu tìm lời giải đáp thỏa đáng. Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. HTCT từ trung ương đến cơ sở ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Bộ máy tổ chức của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp được tăng cường. Vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp được khẳng định trong thực tiễn. Việc thực hiện chế độ phân cấp, phân quyền, phát huy dân chủ rộng rãi, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã mang lại hiệu quả thiết thực trong toàn bộ HTCT. Vai trò và trách nhiệm người đứng đầu từng bước được đề cao. Vấn đề quan trọng đối với người đứng đầu là phải nắm chắc chức năng và nhiệm vụ của đơn vị; ý thức đầy đủ và bao quát được công việc hoặc nói cách khác là quản lý được công việc mình phụ trách. Trong tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, phải đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Sức mạnh của tổ chức bộ máy là ở chỗ, mọi bộ phận trong dây chuyền vận hành đúng chức năng được xác định do người đứng đầu điều khiển. Chúng ta thường ít chú trọng đến vấn đề này, dễ bị những công việc sự vụ hằng ngày cuốn hút. Trong khi đó, việc kiểm tra, giám sát của cấp trên không chặt chẽ, có thể do quan liêu hoặc hời hợt dẫn đến việc đánh giá hoạt động ở một số đơn vị và của người đứng đầu thiếu chính xác. Việc làm đó, vô tình đã khuyến khích chủ nghĩa hình thức trong một bộ phận cán bộ, công chức. Điều đó, một mặt làm giảm động lực thi đua, mặt khác trách nhiệm công vụ có thể bị vi phạm. HTCT cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong HTCT ở nước ta và với việc thực thi quyền lực của Đảng và Nhà nước ở địa phương, với việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sánh, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn cấp huyện và thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện, góp phần quan trọng vào thành tựu của công cuộc đổi mới. HTCT cấp huyện là cấp trên trực tiếp của HTCT cấp cơ sở, là cấp chuyển tiếp giữa HTCT cấp tỉnh và cấp cơ sở. Đó là các tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của HTCT cấp cơ sở, và trực tiếp chịu sự lãnh đạo, điều hành của các tổ chức trong HTCT cấp trên, chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân ở địa phương về mọi hoạt động trên địa bàn. Điều này lại phụ thuộc quyết định vào vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong HTCT cấp huyện. Hơn nữa HTCT cấp huyện là một cấp có nhiều biến động và đang đứng trước những khả năng thay đổi mạnh mẽ. Một vấn đề còn chưa có sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và thực tiễn đòi hỏi phải có nghiên cứu nghiêm túc về HTCT cấp huyện và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong HTCT cấp huyện. Vì vậy tôi chọn đề tài “Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong HTCT cấp huyện (qua khảo sát tỉnh Bắc Ninh)” làm Luận văn Thạc sỹ Chính trị học.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tiễn cách mạng nói chung và công cuộc đổi mới nói riêng đặt rayêu cầu rất cao về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức trongHTCT nói chung và cấp huyện nói riêng Đảng, Nhà nước ta đã rất coi trọngvấn đề này, đã đưa ra những quan điểm, chủ trương, những quy định về vaitrò, trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức trong HTCT và chỉ đạo thực hiệntrong thực tiễn Tuy nhiên, các quy định và hệ thống các quy phạm pháp luật

về trách nhiệm những cán bộ này còn nhiều điểm bất cập, chưa rõ ràng, cụthể, gây khó khăn không nhỏ trong quá trình thực hiện Trong khi đó, cáccông trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, cũng như việc tổng kết thựctiễn của các cấp uỷ lại chưa nhiều Bởi vậy, vấn đề này còn nhiều nội dung rấtcần được nghiên cứu tìm lời giải đáp thỏa đáng

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước

ta đã thu được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội, an ninh quốc phòng HTCT từ trung ương đến cơ sở ngày càng đượccủng cố và hoàn thiện Bộ máy tổ chức của các cơ quan Đảng, chính quyềncác cấp được tăng cường Vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạochủ chốt các cấp được khẳng định trong thực tiễn Việc thực hiện chế độ phâncấp, phân quyền, phát huy dân chủ rộng rãi, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnhđạo, cá nhân phụ trách đã mang lại hiệu quả thiết thực trong toàn bộ HTCT.Vai trò và trách nhiệm người đứng đầu từng bước được đề cao Vấn đề quantrọng đối với người đứng đầu là phải nắm chắc chức năng và nhiệm vụ củađơn vị; ý thức đầy đủ và bao quát được công việc hoặc nói cách khác là quản

lý được công việc mình phụ trách Trong tổ chức, thực hiện nhiệm vụ đượcgiao, phải đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụcủa đơn vị Sức mạnh của tổ chức bộ máy là ở chỗ, mọi bộ phận trong dâychuyền vận hành đúng chức năng được xác định do người đứng đầu điều

Trang 2

khiển Chúng ta thường ít chú trọng đến vấn đề này, dễ bị những công việc sự

vụ hằng ngày cuốn hút Trong khi đó, việc kiểm tra, giám sát của cấp trênkhông chặt chẽ, có thể do quan liêu hoặc hời hợt dẫn đến việc đánh giá hoạtđộng ở một số đơn vị và của người đứng đầu thiếu chính xác Việc làm đó, vôtình đã khuyến khích chủ nghĩa hình thức trong một bộ phận cán bộ, côngchức Điều đó, một mặt làm giảm động lực thi đua, mặt khác trách nhiệmcông vụ có thể bị vi phạm

HTCT cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong HTCT ở nước ta và vớiviệc thực thi quyền lực của Đảng và Nhà nước ở địa phương, với việc thựchiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sánh, pháp luật của Nhànước trên địa bàn cấp huyện và thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện, gópphần quan trọng vào thành tựu của công cuộc đổi mới HTCT cấp huyện làcấp trên trực tiếp của HTCT cấp cơ sở, là cấp chuyển tiếp giữa HTCT cấp tỉnh

và cấp cơ sở Đó là các tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của HTCTcấp cơ sở, và trực tiếp chịu sự lãnh đạo, điều hành của các tổ chức trongHTCT cấp trên, chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân ở địa phương vềmọi hoạt động trên địa bàn Điều này lại phụ thuộc quyết định vào vai trò,trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong HTCT cấp huyện Hơn nữaHTCT cấp huyện là một cấp có nhiều biến động và đang đứng trước nhữngkhả năng thay đổi mạnh mẽ

Một vấn đề còn chưa có sự thống nhất cao về nhận thức, hành động vàthực tiễn đòi hỏi phải có nghiên cứu nghiêm túc về HTCT cấp huyện và vaitrò, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong HTCT cấp huyện Vì

vậy tôi chọn đề tài “Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong HTCT cấp huyện (qua khảo sát tỉnh Bắc Ninh)” làm Luận văn Thạc sỹ

Chính trị học

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để đổi mới tổ chức và hoạtđộng của HTCT Trong đó, việc kiện toàn và xác định trách nhiệm cá nhân

Trang 3

người đứng đầu là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của quá trình cải cáchhành chính gắn liền với tiếp tục đổi mới công tác cán bộ Chính vì vậy, thờigian gần đây ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận vàthực tiễn liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu trong HTCT các cấp,trong đó có cấp huyện, dưới các cách tiếp cận khác nhau như xây dựng đảng,Luật học, Chính trị học, Hành chính học…

- Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.04 “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân” đã tập trung

nghiên cứu bản chất, đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởnước ta; đánh giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, nguyên tắc xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam, đồng bộ và thúc đẩy đổi mới HTCT của đất nước

- Chương trình KX.05 tập trung nghiên cứu về bản chất, đặc trưng củaHTCT ở nước ta; quá trình xây dựng và thực trạng cũng như các quan điểm,nguyên tắc xây dựng HTCT nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(CNXH) Trong kết quả nghiên cứu của mình, các đề tài thuộc Chương trìnhkhoa học cấp nhà nước KX.05 đã nêu ra một số “định nghĩa” về HTCT, phântích các thành tố hợp thành và tính đặc thù của ở nước ta Công trình “Đổimới và tăng cường HTCT ở nước ta trong giai đoạn mới”, do GS.Nguyễn ĐứcBình chủ biên đã bước đầu đề xuất các quan điểm, giải pháp đổi mới HTCTđáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới

- Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.10 “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện HTCT nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” đã công bố kết quả nghiên cứu bằng một số công trình “HTCT của nước ta trong thời kỳ đổi mới”, do GS.VS Nguyễn Duy Quý chủ biên; “Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của HTCT trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam”, do PGS.TS.Lê Minh Thông chủ biên;

“Quan điểm và nguyên tắc đổi mới HTCT ở Việt Nam giai đoạn

Trang 4

2005-2020”,do PGS.TS.Trần Đình Hoan chủ biên; “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay”, do TS.Thang Văn Phúc, TS.Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên; Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Đổi mới các quan hệ giữa Đảng, bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT ở Việt Nam” do GS.TS.Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm.

Bên cạnh đó, một số đề tài, công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu về

tổ chức và hoạt động của các bộ phận hợp thành HTCT; đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở như:

“Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”, do PGS.TS.Nguyễn Hữu Tri chủ biên; “Thể chế Đảng cầm quyền - một

số vấn đề lý luận và thực tiễn”, do TS.Đặng Đình Tân chủ biên; “Xây dựng chỉnh đốn Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Nguyễn Phú Trọng; “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời

kỳ mới”, do GS.TS.Nguyễn Phú Trọng - PGS.TS.Tô Huy Rứa - PGS.TS Trần Khắc Việt đồng chủ biên; “Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay”, do

GS Đặng Xuân Kỳ-PGS.TS Mạch Quang Thắng - TS Nguyễn Văn Hoà

đồng chủ biên; “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, do Trần Đình Nghiêm chủ biên; “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới”, do TS.Đỗ Quang Tuấn chủ biên; “Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay”, do GS.TSKH Phan Xuân Sơn chủ biên…

Những năm gần đây đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về tổ

chức và hoạt động của HTCT miền núi như: “Một số vấn đề về xây dựng HTCT ở Tây Nguyên”, do PGS.TS Phạm Hảo, TS Trương Minh Dục (đồng chủ biên); “Giải pháp đổi mới hoạt động của HTCT ở các tỉnh Miền núi nước

ta hiện nay” do PGS.TS Tô Huy Rứa - PGS.TS Nguyễn Cúc - PGS.TS Trần

Khắc Việt đồng chủ biên

Trang 5

Dưới nhiều góc độ, mục đích và cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đãnghiên cứu một cách khá cơ bản về vai trò, đặc điểm của HTCT; mô hình tổchức, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của các thành tố hợpthành HTCT của nước ta; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của HTCTđất nước trong quá trình đổi mới Trên cơ sở đó một số công trình đã đề xuấtcác quan điểm, nguyên tắc và phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa HTCT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhân tố cấu thànhHTCT, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước Đây chính là cơ sở lý luận vàphương pháp luận bổ ích để thực hiện đề tài Luận văn

- Huỳnh Văn Long (2003), Xây dựng đội ngũ Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện ở đồng bằng sông Cửu Long ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Luận án Tiến sỹ Chính trị học,

chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Luận án khảo sát, phântích thực trạng đội ngũ Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện vùng đồngbằng sông Cửu Long từ 1996 đến 2003 Trong đó, tác giả đã đưa ra những nộidung chủ yếu về đổi mới công tác đánh giá cán bộ và khẳng định: đánh giá cán

bộ không đơn thuần căn cứ vào quá trình công tác, học vị, lý lịch, thành phầnxuất thân, vị thế xã hội, mà chủ yếu căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳmới; vào hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong điều kiện, hoàn cảnh môitrường công tác, làm việc cụ thể; đồng thời còn căn cứ vào mực độ tín nhiệmcủa nhân dân đối với cán bộ và căn cứ vào tự đánh giá bản thân của cán bộ

Tác giả trình bày tiêu chuẩn chức danh Bí thư Huyện ủy, Chủ tịchUBND huyện trong thời kỳ mới Luận án nhấn mạnh một số tiêu chuẩn vềbản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức vượt qua mọi khó khăn, thử thách; luôntrung thành với Đảng, Nhà nước, nhân dân, lời nói và việc làm phải thốngnhất ; kiên định đường lối đổi mới theo đúng mục tiêu đã định và được thểhiện bằng hành động gương mẫu của bản thân và gia đình trong thực hiệnthắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và

Trang 6

của Huyện uỷ Có ý chí, quyết tâm và năng lực làm giàu cho huyện, biến ý chí

đó thành ý chí của đảng bộ và nhân dân huyện, quyết tâm tiến công vào mặttrận đói nghèo, lạc hậu, xây dựng huyện giàu mạnh, công bằng, dân chủ, vănminh… Có tầm nhận thức sâu sắc đối với những diễn biến chính trị trên chínhtrường thế giới, khu vực, trong nước, có năng lực tuyên tuyền, lý giải nhữngdiễn biến đó; đồng thời có tinh thần cảnh giác cao, nhanh nhạy đưa ra biệnpháp chỉ đạo, quản lý, chủ động giải quyết mọi tình huống chính trị…

Một trong những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ này, Luận ánkhẳng định để đảm bảo đánh giá đúng đội ngũ cán bộ đó phải đổi mới quanđiểm đánh giá cán bộ, cần phải đặt người cán bộ trong ba mối quan hệ cơ bản

là với đường lối, nhiệm vụ chính trị; với tổ chức và với phong trào cách mạngcủa quần chúng để xem xét, đánh giá Phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danhcán bộ đương đảm nhiệm, vào hiệu quả công tác cụ thể, uy tín đối với cán bộ,nhân dân để làm thước đo chủ yếu đánh giá phẩm chất và năng lực cán bộ

Tuy nhiên, do phạm vi, mục đích nghiên cứu của Luận án, nên phầnđánh giá đội ngũ cán bộ này, tác giả chỉ đề cập một cách khái quát về vai tròcủa đội ngũ Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Như vậy, cảnội dung và đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu đều ở một phạm vihẹp Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long từnhững năm cuối của thế kỷ XX là chủ yếu Những vấn đề lý luận về vai trò,trách nhiệm của người đứng đầu trong HTCT cấp huyện, giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ này sẽ được Luận văntiếp tục nghiên cứu

Hầu hết các công trình nêu trên tập trung vào nghiên cứu HTCT cấpTrung ương, cấp cơ sở và một số công trình đề cập đến tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống chính trị ở cấp tỉnh, rất ít công trình nghiên cứu về HTCT cấphuyện Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về vaitrò và trách nhiệm người đứng đầu trong HTCT cấp huyện

Trang 7

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện cải cách, đổi HTCT cấp huyện doNghị quyết Trung ương 5 (khóa X) đề ra Việc thực hiện thí điểm không tổchức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường không phải đơn thuần là giảmbớt một bộ phận của chính quyền mà liên quan mật thiết đến quá trình đổimới tổ chức và hoạt động của HTCT cấp huyện và nâng cao vai trò, tráchnhiệm của người đứng đầu trong HTCT cấp huyện

Tác giả Luận văn trân trọng kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu củacác công trình khoa học nêu trên trong thực hiện đề tài Luận văn của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn

ở Bắc Ninh nói riêng

4 Lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử;

Trang 8

- Phương pháp: Luận văn sử dụng các phương pháp liên ngành vàchuyên ngành khác nhau: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, xã hội học,đặc biệt chú ý phương pháp chuyên ngành phân tích HTCT và phương phápphân tích cấu trúc chức năng…

5 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong một nhiệm

kỳ Đại hội Đảng (2005 - 2010) Phân tích và làm rõ vai trò và trách nhiệm của

Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện trongHTCT cấp huyện (Huyện, thị xã, thành phố) Đối với Hội đồng nhân dân(HĐND) cấp huyện, do hiện nay đang thí điểm chủ trương bỏ cơ quan này,nên Luận văn không tiến hành nghiên cứu

6 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụcho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộchủ chốt các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp huyện; góp phần làm rõ hơn nhữngvấn đề căn bản trong hoạt động của HTCT nước ta; có thể sử dụng trongnghiên cứu, giảng dạy môn Chính trị học, Hành chính học, xây dựng ĐảngCộng sản Việt Nam

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.Luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 9

Chương 1

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

C.Mác, P.h.Ăngghen và V.I.Lênin chưa đưa ra khái niệm HTCT Tuynhiên, các ông luôn luôn bàn về: hình thức chính trị, thiết chế chính trị, thểchế chính trị và xã hội, cơ cấu chính trị, cơ cấu chính quyền, kết cấu chính trịcủa xã hội, Trong các tài liệu sách báo mác-xít ở các nước XHCN (kể cảnước ta) trong nhiều năm trước đây cũng chưa dùng khái niệm HTCT mà

thường dùng khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản Đến giữa những năm

đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, các nhà Khoa học Xô-viết mới dùng kháiniệm này Ở các nước tư bản, từ những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệmHTCT đã được các nhà chính trị học, luật học và các học giả luận bàn và chỉ

ra những nội hàm chủ yếu của nó với tư cách là một phạm trù của khoa họcchính trị Trong đó, chức năng của HTCT được chỉ ra là: thực hiện, hoặc thamgia thực hiện quyền lực chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo, điều hành đất nướccủa các đảng chính trị cầm quyền

Khi bàn về HTCT, các nhà khoa học thường bàn đến các đảng chính trị,các quan hệ chính trị giữa các đảng chính trị trong cuộc đấu tranh giànhquyền lực nhà nước, hoặc tham gia vào chính quyền để trở thành đảng chấpchính (đảng cầm quyền), đảng tham chính hoặc đảng đối lập Đồng thời, Nhànước được nghiên cứu như là đối tượng tác động của các đảng chính trị và làbiểu hiện tập trung của quyền lực chính trị Vì vậy, khi bàn đến HTCT họthường bàn đến chính thể nhà nước theo các mô hình chính thể quân chủ,chính thể quân chủ lập hiến, cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộnghòa lưỡng tính và mối quan hệ giữa nhà nước và các đảng chính trị được xáclập thông qua các hình thức tổ chức chính thể đó, và dựa trên mức độ, tính

Trang 10

chất của việc phân quyền quyền lực chính trị và cấu trúc chính trị của chế độ

đa đảng (phân quyền cứng hay phân quyền mềm, chế độ nhiều đảng hay chế

độ hai đảng (lưỡng đảng)

Ở nước ta, trong suốt thời gian dài trước đây khái niệm “chuyên chính

vô sản” được sử dụng thường xuyên Từ Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hànhTrung ương khóa VI (tháng 3/1989) khái niệm HTCT bắt đầu được sử dụngthay cho khái niệm “Hệ thống chuyên chính vô sản” Từ Đại hội VII củaĐảng, khái niệm HTCT được sử dụng phổ biến đến nay

Viện Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ ChíMinh đã đưa ra khái niệm có giá trị và cách hiểu về HTCT ở tất cả các nướctrên thế giới:

Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chính thể các thể chế chínhtrị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức

và phong trào xã hội…) được xây dựng trên các quyền và các chuẩnmực xã hội, phân bố theo một kết cấu chức năng nhất định, vậnhành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thựcthi quyền lực chính trị [34, tr.73]

Từ đó, đối chiếu với HTCT nước ta, có thể thấy rõ những bộ phận, yếu

tố cấu thành HTCT nước ta:

* Địa vị chính trị - pháp lý của các tổ chức trong HTCT ở nước ta:

- Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của HTCT và là hạt nhânchính trị của HTCT, lãnh đạo các tổ chức trong HTCT và lãnh đạo toàn xã

Trang 11

hội Điều này đã được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênCNXH ở nước ta khẳng định: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời làmột bộ phận của hệ thống ấy” [17, tr.21].

- Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy của Nhà nước và lãnh đạomọi hoạt động của Nhà nước, mà trọng tâm là lãnh đạo Nhà nước thể chế hóađường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật để tổ chức thực hiện trongtoàn xã hội Qua đó, Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với tất cả các tổchức trong xã hội và tất cả các lĩnh vực đời sống của xã hội

- Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là trụ cột của HTCT nước ta.Chỉ thông qua Nhà nước Đảng mới thực hiện được và thực hiện có hiệu quả

sự lãnh đạo đối với các tổ chức và các lĩnh vực đó

- MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dânViệt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội, làthành viên của HTCT nước ta, đồng thời là cơ sở chính trị của HTCT Trong

đó các tổ chức chính trị - xã hội như Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, HộiCựu chiến binh Việt Nam (tức là trừ Nhà nước, các tổ chức còn lại đều làthành viên của MTTQ Việt Nam) Có nghĩa là các tổ chức này vừa là thànhviên của HTCT vừa là thành viên của MTTQ Việt Nam

- Mô hình tổ chức bộ máy của HTCT nước ta được thành lập giốngnhau ở 4 cấp (Trung ương; tỉnh, thành phố; quận, huyện và xã, phường, thịtrấn) tương ứng với hệ thống hành chính 4 cấp của Nhà nước ta Vị trí, vai tròcủa các tổ chức trong HTCT ở từng cấp tương tự như vị trí, vai trò của từng tổchức tương ứng nêu trên trong phạm vi từng cấp Ngoài các tổ chức, HTCT ởnước ta nói riêng, các nước trên thế giới nói chung còn có các quan hệ chínhtrị, các cơ chế và nguyên tắc vận hành Mỗi tổ chức trong HTCT có quan hệmật thiết với nhau, có những vị thế riêng tạo nên mối quan hệ lãnh đạo, quản

lý, hợp tác, hợp lực cùng giải quyết các vấn đề xã hội trong nước và quốc tế

Trang 12

theo định hướng của Đảng Sự phân bố quyền lực chính trị trong điều kiệndân chủ chính là mối quan hệ và vị thế chính trị thông qua vai trò của từng tổchức HTCT ở nước ta vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản

lý và nhân dân làm chủ Đảng là người lãnh đạo mọi hoạt động từ xây dựng tổchức, bộ máy hoạt động của các tổ chức trong HTCT Đảng lãnh đạo nhưngkhông làm thay, không can thiệp quá sâu vào những công việc cụ thể của từng

tổ chức trong HTCT Nhà nước là người quản lý, thực hiện chức năng quản lýnhà nước đối với mọi hoạt động của xã hội MTTQ và các tổ chức chính trị -

xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân,xây dựng khối đại đoàn kết thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội chính

là nơi tập hợp lực lượng, tạo nên nguồn sức mạnh củng cố hệ thống chính trịtrong giai đoạn hiện nay

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo đất nước và xãhội Đảng lãnh đạo các tổ chức trong HTCT và sự lãnh đạo của Đảng đối vớicác tổ chức đó, là lãnh đạo chính trị Vị trí, vai trò cầm quyền lãnh đạo các tổchức trong HTCT và toàn xã hội được thể hiện ở chỗ:

- Đối với Đảng:

Đảng xây dựng và hoạch định đường lối phát triển của đất nước Đảngquyết định những vấn đề trọng đại; đề ra các quyết sách lớn liên quan đến vậnmệnh quốc gia (chủ yếu trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối ngoại).Đảng đề cử các đảng viên ưu tú nhất của Đảng để Quốc hội bầu cử vào các cơquan lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước ở Trung ương, HĐND các cấp; bầuvào các cơ quan lãnh đạo trong bộ máy chính quyền địa phương Đảng kiểmtra, giám sát các hoạt động của các cơ quan, của cán bộ, đảng viên trong việcthực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Đối với Nhà nước:

Nhà nước thực hiện việc điều hành, quản lý đất nước thông qua 3 chứcnăng cơ bản: Lập pháp, hành pháp, tư pháp Các bộ phận chủ yếu của nhà

Trang 13

nước chức hiện các chức năng, nhiệm vụ: Quốc hội với tư cách là cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết địnhcác vấn đề trọng đại của đất nước và quyền giám sát tối cao Chính phủ là cơquan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, đảm bảo tổchức thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, phápluật của Nhà nước Các cơ quan tư pháp mà trọng tâm là hệ thống tòa án thựchiện quyền tư pháp, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh và côngbằng; pháp chế được tăng cường.

- Đối với MTTQ Việt Nam:

Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT có chức năngthay mặt cho các tầng lớp nhân dân phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhândân đối với Đảng và Nhà nước và thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dântrong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước Đồng thời thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với toàn bộđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hoạtđộng của Đảng, Nhà nước, và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức

Các bộ phận này quan hệ mật thiết với nhau trong xây dựng tổ chức vàhoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước và các tổ chức chính trị - xãhội có mối quan hệ phối hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhằmthực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh đại đoàn kết dân tộctrong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

* Về bản chất của HTCT nước ta

Mọi HTCT ở các nước trên thế giới đều có bản chất giai cấp rất rõ rệt.HTCT ở nước ta mang bản chất giai cấp công nhân Việt Nam, thể hiện tínhnhân dân và tính dân tộc sâu sắc Hệ thống đó thể hiện sức mạnh của khối đạiđoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, thể

Trang 14

hiện sự nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập vớiĐảng Cộng sản Việt Nam, tức là không thực hiện chế độ đa nguyên chính trị,

đa đảng đối lập Trong điều kiện đó, Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xâydựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức phát huy cao độ năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu cũng như truyền thống vẻ vang của mình trong lãnhđạo xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN; đảm bảo cho Nhànước ta ngày càng được xây dựng vững mạnh, thực sự là nhà nước của dân,

do dân và vì dân, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với mọi hoạtđộng của xã hội; đảm bảo cho MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tập hợpgiáo dục và phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh khối đạiđoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước

* Mục tiêu tổ chức và hoạt động của HTCT nước ta

HTCT nước ta thực hiện mục tiêu chính trị là phát huy mạnh mẽ sứcmạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công CNXH trênđất nước ta

* Vai trò của HTCT nước ta đối với sự phát triển của xã hội

Để thấy rõ vai trò của HTCT nước ta đối với sự phát triển xã hội ta cầnnhận thức sâu sắc quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò đặc biệtquan trọng và quyết định của của kinh tế đối với chính trị và sự tác động trởlại rất to lớn của chính trị đối với kinh tế Chủ nghĩa Mác-Lênin đã tập trung

sự chú ý vào sự tác động trở lại đó Luận điểm nổi tiếng của V.I Lênin:

“Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế” [49, tr.349]; “Chính trị không thểkhông ưu tiên so với kinh tế” [49, tr.349]

Nhận thức đúng đắn và quán triệt sâu sắc luận điểm nêu trên vào quátrình lãnh đạo xây dựng CNXH của Đảng ta trong điều kiện hiện nay là vấn

đề đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa lớn Cùng với việc đẩy mạnh phát triển

Trang 15

kinh tế, Đảng phải giành sự ưu tiên cho chính trị Điều này thể hiện rõ sựnhận thức của Đảng ta về vai trò của HTCT đối với sự phát triển kinh tế vàcác mặt hoạt động khác của xã hội Sự ưu tiên của chính trị so với kinh tế ởnước ta hiện nay được thể hiện chủ yếu như sau:

- Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền phải đảm bảo tính định hướngchính trị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng XHCN Sự pháttriển kinh tế thị trường định hướng XHCN phải xuất phát từ lợi ích của nhândân lao động và vì lợi ích của nhân dân lao động Không nhận thức sâu sắc vàthực hiện tốt điều này thì khó tránh khỏi những phức tạp về chính trị trongquá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

- Địa vị ưu tiên của chính trị so với kinh tế còn thể hiện rõ ở việc đề rađường lối, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế theo hướng can thiệp mộtcách tự giác vào quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta Các quanđiểm chính trị của Đảng phải đảm bảo tính khoa học, tạo điều kiện thuận lợicho việc vận dụng tổng hợp các quy luật kinh tế - xã hội, nhất là các quy luậtcủa kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang thực hiện phát triển kinh tế thịtrường định hướng XHCN, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Bêncạnh mặt tích cực rất lớn của kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập đối với sự pháttriển của đất nước, mặt tiêu cực của nó cũng tác động rất mạnh mẽ, gây tác độngxấu đến HTCT và xã hội nước ta Để phát huy tốt vai trò của HTCT trong việchạn chế những tác động tiêu cực ấy, và đối với sự phát triển xã hội ta cần tậptrung mọi nỗ lực để giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huymạnh mẽ vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước, đồng thời phát huy vai tròchủ động, sáng tạo, thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong HTCT nước ta

Trong giai đoạn hiện nay cần đặc biệt coi trọng phát huy vai trò của các

tổ chức trong HTCT nước ta nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế

Trang 16

-xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, kiên định mục tiêu độc lậpdân tộc và CNXH.

1.2 CẤP HUYỆN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

1.2.1 Cấp huyện là một mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam

Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992, Điều

118 quy định:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđược phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trựcthuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thànhphường và xã; quận chia thành phường…

Hiến pháp năm 1992 sửa đổi một số điều được Quốc hội khóa X thôngqua ngày 25/12/2001 vẫn giữ nguyên các quy định về các cấp hành chính nhưHiến pháp 1992

Hơn 65 năm qua, kể từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa đến nay, nước ta đã có bốn bản Hiến pháp Trong các bản Hiến pháp đó,huyện luôn được xác định là một cấp hành chính trong hệ thống hành chính 4cấp ở nước ta Huyện là cấp hành chính thuộc tỉnh và cấp trên trực tiếp của cơ

sở (xã, phường, thị trấn) Đó là một mắt xích quan trọng trong HTCT nước ta

Nhận thức về vai trò của cấp huyện có những thay đổi qua nhiều thời

kỳ Ngay sau khi thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tại Đạihội IV, Đảng ta khẳng định vai trò to lớn của cấp huyện:

Cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa nông nghiệp lênsản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Huyện là địa bàn tổ chức lại sản xuất, tổ chức

và phân công lại lao động, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, sản xuất với

Trang 17

lưu thông, kinh tế toàn dân với kinh tế tập thể, công nhân với nông dân, Nhànước với nhân dân Huyện là cứ điểm để tiến hành ba cuộc cách mạng, xâydựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới ở nôngthôn; là nơi thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân ở địa phương; làcấp bảo đảm đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân Tất cả mọi quan hệgiữa Nhà nước và nông dân trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, phân phốiđều thực hiện thông qua cấp huyện [14, tr.519].

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cấp huyện càng có vị trí,vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninhcủa các tỉnh và cả nước Với tư cách là cấp địa phương so với cấp Trungương, cấp huyện là cầu nối giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở, mà thiếu nó sẽ gặp khókhăn rất lớn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Vì vậy, Văn kiện Hội nghịTrung ương lần thứ ba khóa VIII của Đảng chỉ rõ:

Tạo điều kiện và thúc đẩy chính quyền địa phương phát huy tính chủđộng, khai thác mọi tiềm năng tại chỗ để phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương

và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển chung của cả nước Trên tinhthần đó cần tăng trách nhiệm và thẩm quyền của chính quyền địa phương trongviệc quyết định những vấn đề của địa phương, đặc biệt là quy hoạch phát triển

và kế hoạch đầu tư cho khu vực công cộng về thu chi ngân sách, về tổ chức vànhân sự hành chính địa phương, về xử lý các vụ việc hành chính [20, tr.51]

Văn kiện cũng nhấn mạnh: “Giữa các cấp chính quyền địa phương cũngcần cụ thể hóa việc phân cấp theo hướng việc nào do cấp nào giải quyết sátvới thực tế hơn thì giao nhiệm vụ và thẩm quyền cho cấp đó” [20, tr.51-52]

Có thể khẳng định rằng: trong cơ cấu tổng thể của hệ thống hành chínhnước ta, huyện là một cấp quản lý nhà nước trong hệ thống quản lý hànhchính 4 cấp hiện hành và có vai trò rất quan trọng Vai trò ấy được thể hiện ở:

- Là cầu nối giữa HTCT cấp Trung ương và tỉnh với HTCT cấp cơ sở;

là cấp trên trực tiếp của HTCT cấp cơ sở có vai trò quan trọng, trực tiếp trong

Trang 18

việc chuyển tải những quyết định từ cấp tỉnh và Trung ương đến cơ sở, chỉđạo và tổ chức các hoạt động của HTCT ở cấp cơ sở trên địa bàn, biến đườnglối, chủ trương của cấp trên thành hoạt động thực tiễn ở cơ sở.

- So với HTCT cấp Trung ương và cấp tỉnh, HTCT cấp huyện gần vớicộng đồng dân cư hơn, do vậy tổ chức và hoạt động của HTCT cấp huyệnthường thể hiện rõ tính trực tiếp và kịp thời hơn

- HTCT cấp huyện là cấp dưới trực tiếp của HTCT cấp tỉnh, giúpHTCT cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cơ sở thực hiện đường lối, chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Nếu không có HTCT cấp huyện thìcấp tỉnh không thể trực tiếp bao quát và chỉ đạo, kiểm tra, hoạt động củaHTCT cấp cơ sở Sự lãnh đạo, chỉ đạo của HTCT cấp tỉnh thường không thểgiải quyết có hiệu quả tốt những vấn đề nảy sinh ở cơ sở Hơn nữa, nếu nhưthế HTCT cấp tỉnh sẽ chủ yếu lao vào sự vụ, hạn chế việc lãnh đạo, chỉ đạo ởtầm vĩ mô, chiến lược

HTCT cấp huyện là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trongHTCT Việt Nam, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt của HTCT cấpTrung ương đến cơ sở, đảm bảo cho cả HTCT nước hoạt động chất lượng,hiệu quả

1.2.2 Yêu cầu về tổ chức và thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước trong hệ thống chính trị ở cấp huyện

* Yêu cầu đối với tổ chức Đảng cấp huyện

- Về tổ chức bộ máy:

Trong HTCT cấp huyện, Đảng bộ huyện có vị trí, vai trò quan trọng.Đảng bộ là cơ quan lãnh đạo chính quyền cấp huyện Bộ máy của tổ chứcđảng cấp huyện, gồm Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thường trựcHuyện ủy, các ban tham mưu của Huyện ủy, các tổ chức cơ sở Đảng trựcthuộc Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phải được xác định rõ ràng,không chồng chéo; đội ngũ cán bộ phải được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận

Trang 19

chính trị, các khoa học cần thiết và chuyên môn, nghiệp vụ, được rèn luyệnthực tế, nhất là người đứng đầu từng bộ phận; có quy chế làm việc rõ ràng,quy định rõ chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm từng cán bộ, nhất là ngườiđứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý từng bộ phận; có lề lối làm việc khoahọc, làm việc có chương trình, kế hoạch, có kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rútkinh nghiệm, v.v…

- Đối với Huyện uỷ: Huyện uỷ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng

bộ cấp huyện do Đại hội đại biểu Đảng bộ cấp huyện bầu ra với nhiệm kỳ 5năm Huyện uỷ thảo luận và quyết định chủ trương, biện pháp thi hành đườnglối, Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Tỉnh uỷ và Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ cấp mình; những vấn đề quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốcphòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể nhân dân

- Đối với Ban Thường vụ Huyện uỷ: Ban Thường vụ Huyện uỷ doHuyện uỷ bầu theo nhiệm kỳ của Huyện uỷ, là cơ quan thay mặt Huyện uỷlãnh đạo và điều hành mọi công việc của Đảng bộ Thẩm quyền chủ yếu củaBan Thường vụ Huyện uỷ là: Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị củaTrung ương, của Tỉnh uỷ; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát toàn diện về

tổ chức và hoạt động của các cấp uỷ, tổ chức Đảng trong hệ thống chính trị cấphuyện; thảo luận và quyết định những vấn đề cụ thể về thực hiện nhiệm vụchính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựngĐảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; thực hiện côngtác cán bộ và các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ theo thẩm quyền

- Đối với Thường trực Huyện uỷ: Thường trực Huyện uỷ gồm Bí thư vàcác Phó Bí thư, có nhiệm vụ chỉ đạo giải quyết những công việc hằng ngàycủa Đảng bộ; thay mặt Ban Thường vụ Huyện uỷ giải quyết những công việctheo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, theo Quy chế làm việc của Huyện uỷ và nhữngcông việc được Ban Thường vụ Huyện uỷ uỷ quyền

Trang 20

- Đối với các cơ quan của Huyện uỷ: Ban Tổ chức, Uỷ Ban Kiểm tra,Ban Tuyên Giáo, Ban Dân vận, Văn phòng Huyện uỷ, Trung tâm bồi dưỡngchính trị huyện Đây là các cơ quan tham mưu cho Huyện uỷ, Ban Thường vụHuyện uỷ về các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, kiểm tra và giám sát thi hành Điều

lệ Đảng, các qui định của Đảng; tuyên truyền phổ biến thực hiện các chủtrương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, công tác vận động quần chúng, công táctài chính Đảng, văn thư lưu trữ v.v…

- Đối với các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc: Gồm chi bộ, Đảng bộ cónhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Huyện uỷ, BanThường vụ Huyện uỷ; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơquan, đơn vị, địa phương Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình

tổ chức cơ sở đảng được Đảng quy định cần chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy,trọng tâm là các cấp ủy cơ sở, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý chủ chốt của

cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; xây dựng và thực hiện quy chếlàm việc của cấp ủy, xác định nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu tổ chức

cơ sở đảng; thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; đổi mớiphương thức lãnh đạo; tăng cường quan hệ mật thiết với nhân dân; v.v…

- Về thực thi quyền lực:

Để đủ sức thực thi quyền lực chính trị của mình, tổ chức Đảng cấphuyện phải phấn đấu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình,đổi mới phương thức lãnh đạo của Huyện ủy đối với hoạt động của HTCT ởđịa phương Đổi mới phong cách và lề lối làm việc của Huyện ủy, Ban Thường

vụ Huyện uỷ và các cơ quan tham mưu của Huyện ủy Tiến hành rà soát, sửađổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế làm việc của tổ chức đảng trêncác mặt hoạt động cụ thể như: ra nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết,quyết định về công tác cán bộ, (quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đềbạt, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách

Trang 21

cán bộ); đánh giá phân loại tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, kết nạp đảng viên,đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng; kiểm tra, giám sát, tự phê bình

và phê bình; bảo vệ chính trị nội bộ, v.v…

Đối với hoạt động của HTCT cấp huyện và các lĩnh vực đời sống xã hộitrên địa bàn huyện, Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo về chủ trương, định hướnglớn trong những quyết định quan trọng của HĐND để UBND thảo luận, quyếtđịnh Huyện ủy lãnh đạo UBND quán triệt, thể chế hóa và tổ chức thực hiệncác nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường

vụ Huyện uỷ, của HĐND cùng cấp và của cơ quan nhà nước cấp trên Huyện

ủy lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội bằng các định hướng chínhtrị cho hoạt động của các tổ chức này, để Mặt trận và các đoàn thể tổ chứcthực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của Đảng, của Huyện ủy về côngtác dân vận theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức; cho ý kiến chỉ đạo vềchương trình, nội dung hoạt động hằng năm của MTTQ và các đoàn thể chínhtrị - xã hội; quy chế hóa sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với MTTQ và cácđoàn thể; chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thể xây dựng quy chế phối hợp giữacác cơ quan chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trongviệc thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,

về công tác dân vận ở địa phương, về công tác giám sát và phản biện xã hội

* Yêu cầu đối với chính quyền cấp huyện

- Về tổ chức bộ máy:

Chính quyền cấp huyện được hiểu là khái niệm chính quyền địaphương theo nghĩa rộng: “Tất cả các cơ quan Nhà nước đóng trên địa bànlãnh thổ địa phương, mà hoạt động của chúng có tác động trong phạm vi lãnhthổ địa phương đều được gọi là bộ phận cấu thành chính quyền nhà nước ởđịa phương” [19, tr.46 - 47] Nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đi sâulàm rõ UBND cấp huyện - chính quyền địa phương theo nghĩa hẹp UBNDcấp huyện do HĐND cùng cấp bầu ra, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các

Trang 22

Uỷ viên UBND cấp huyện còn có các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sựnghiệp trực thuộc.

- UBND cấp huyện có từ bẩy đến chính thành viên, chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước HĐND cấp huyện và UBND cấp tỉnh; thảo luận tậpthể và quyết định theo đa số UBND và các thành viên UBND cấp huyện cótrách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của UBMT Tổ quốc và cácđoàn thể nhân dân cấp huyện

- Chủ tịch UBND cấp huyện là người lãnh đạo và điều hành công việccủa UBND cấp huyện, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình; cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt độngcủa mình trước HĐND cấp huyện và UBND tỉnh

- Phó Chủ tịch và các thành viên của UBND cấp huyện thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn do Chủ tịch UBND cấp huyện phân công và phải chịu tráchnhiệm trước Chủ tịch UBND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã đượcgiao Đồng thời phải chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mìnhtrước HĐND và UBND cấp huyện và cùng với tập thể về hoạt động củaUBND trước HĐND cấp huyện và UBND cấp tỉnh

- Các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấphuyện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND cấp huyện theo từng lĩnh vực vềkinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh

- Về thực hiện quyền lực:

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp huyện, việcxây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy của UBND rất cầnthiết và cấp bách Trên cơ sở phải cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ theo quyđịnh của pháp luật, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, hình thành bộ máy quản

lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng dẫn của cấp trên; xây dựng đội ngũ cán

bộ chính quyền có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ và năng lực thựchiện tốt nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch,

Trang 23

lành mạnh, nhất là thái độ đối với nhân dân, phong cách làm việc khoa học,phấn đấu trở thành những công bộc của dân.

Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền và cơ sở,cùng các cơ quan giúp việc của chính quyền huyện Thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của tổ chức đảng cấp huyện đểthực hiện trong toàn dân trên địa bàn huyện Đề cao trách nhiệm người đứngđầu cơ quan chính quyền cấp huyện và cấp cơ sở trước nhân dân, trước cấp ủyhuyện và trước pháp luật Cụ thể hóa chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm củatừng bộ phận trong cơ quan chính quyền cấp huyện và người đứng đầu cơquan chính quyền cấp huyện Theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên tiếptục phân cấp một các hợp lý cho chính quyền cơ sở Tập trung rà soát và cảicách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp phát triển và đáp ứng nhu cầu chính đáng củanhân dân; tập trung cải cách hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch,công khai về thủ tục hành chính Tiếp tục phát huy mạnh mẽ quyền làm chủcủa nhân dân, nhất là các hình thức dân chủ trực tiếp của người dân ở cơ sở.Đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãnh phí trên địa bàn huyệnđạt kết quả, từng bước đẩy lùi các tệ nạn này Đẩy mạnh việc giám sát củaHĐND cấp huyện đối với UBND huyện

* Yêu cầu đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện

Đây là những cơ quan, tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân ngoàinhà nước Để thực thi có hiệu quả quyền lực của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể nhân dân cấp huyện (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanhniên, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh) cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Về tổ chức:

Theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, Huyện ủy lãnh đạo, chỉđạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của MTTQ và các đoàn thểchính trị - xã hội một cách gọn nhẹ, khoa học, hoạt động có hiệu quả Xây

Trang 24

dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức này đủ số lượng, có chất lượng tốt, có nănglực và kinh nghiệm công tác Mặt trận và công tác dân vận Quy định rõ chứcnăng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ Mặt trận và các đoàn thể, nhất làcán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức này Xây dựng quy chế phối hợphoạt động giữa chính quyền cấp huyện với các tổ chức này nhằm thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương Tăng cường kết nạp và nâng caochất lượng đoàn viên, hội viên vào tổ chức.

- Về thực thi quyền lực:

Thực hiện các biện pháp để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vàthực hành dân chủ XHCN Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạtđộng của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện phù hợp vớitừng đối tượng đoàn viên, hội viên để nắm chắc tâm tư nguyện vọng chínhđáng của họ; làm tốt công tác vận động các tầng lớp nhân dân, phát huy sứcmạnh sáng tạo và mọi tiềm năng của họ trong thực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địaphương; thực hiện tốt chức năng đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích chínhđáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên; thực hành dân chủ rộng rãi củng cố

và tăng cường sự đồng thuận xã hội; tăng cường quan hệ giữa Đảng, Nhànước với các tầng lớp nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng với MTTQ và các tổchức chính trị - xã hội

MTTQ và các đoàn thể nhân dân cấp huyện là “cầu nối” giữa chínhquyền với công dân Đây là những thiết chế quyền lực ngoài Nhà nước, làmnòng cốt trong việc tổ chức các phong trào xã hội tự nguyện để thu hút, tậphợp đông đảo nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, thực hành dânchủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn huyện trong thựchiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương

Trong điều kiện hiện nay, nhân dân ngày càng phân chia thành các tầnglớp đa dạng, phong phú, mỗi tầng lớp có nhu cầu nguyện vọng và tâm tư, tình

Trang 25

cảm riêng Để nắm được tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân làm

cơ sở cho việc đề ra chủ trương, giải pháp và thực thi quyền lực cần đa dạnghóa, đổi mới, tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể cấp huyện.Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong xây dựng sựđồng thuận xã hội, xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân

vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời, phát huy vai trò giámsát, phản biện xã hội đối với hoạt động thực thi quyền lực của tổ chức đảng,chính quyền cấp huyện và đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên

1.2.3 Những vị trí đứng đầu trong hệ thống chính trị cấp huyện của Việt Nam

*Vị trí, vai trò của Bí thư Huyện uỷ

Bí thư Huyện uỷ là Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và đượcBan Chấp hành Đảng bộ huyện hoặc Đại hội đại biểu Đảng bộ cấp huyện bầutrong số Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ; là người đứng đầu và lãnh đạo caonhất của Đảng bộ huyện; là người tiêu biểu nhất đại diện cho Đảng bộ huyện Vịtrí, vai trò của Bí thư Huyện ủy thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đối với việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, và nhiệm vụ chính trị của huyện:

Bí thư Huyện ủy là người lãnh đạo, trực tiếp tiếp nhận chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Tỉnh

uỷ lãnh đạo, chỉ thị, chỉ đạo, cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện, biếnchủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết ấy thành hiện thực trên địa bànhuyện Bí thư Huyện ủy cùng với Ban Thường vụ Huyện uỷ, Huyện ủy chủtrì xây dựng nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ để Đại hộiĐảng bộ quyết định; chủ trì các hội nghị xây dựng kế hoạch triển khai và lãnhđạo tổ chức thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, các chỉ thị củaBan Bí thư Trung ương Đảng, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các nghị quyết

Trang 26

của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy; chủ trì, phối hợp với các cơ quankhác giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trên địa bàn huyện

Thứ hai, đối với Đảng bộ cấp huyện, các tổ chức cơ sở đảng trong huyện và công tác xây dựng Đảng:

Bí thư Huyện ủy là người chủ trì, lãnh đạo và quyết định công tác xâydựng Đảng của đảng bộ và các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; chịu tráchnhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác xây dựng Đảngtrong toàn đảng bộ huyện, xây dựng các tổ chức đảng trong đảng bộ huyệntrong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên có chất lượng,thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, tiến hành công táckiểm tra, giám sát; lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các lĩnh vực đời sống xãhội, tiến hành công tác tư tưởng, công tác dân vận…

Thứ ba, đối với chính quyền cấp huyện:

Bí thư Huyện ủy là người chủ trì các cuộc họp và cùng tập thể Huyện

ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện uỷ bàn bạc, quyết định cácchủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và củng cố chính quyền,lãnh đạo chính quyền để thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Tỉnh ủy trên địa bàn huyện

Thứ tư, đối với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện:

Bí thư Huyện ủy là người chủ trì và cùng tập thể Ban Thường vụ

Huyện ủy, Thường trực Huyện uỷ bàn bạc, quyết định các chủ trương, giảipháp thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng về công tác Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, và quyết định các chủ trương,giải pháp xây dựng tổ chức, định hướng chính trị cho hoạt động của MTTQ

và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện

Thứ năm, đối với Tỉnh uỷ:

Bí thư Huyện ủy là người đứng đầu tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp

của Tỉnh ủy, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của

Trang 27

Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tất cả các mặt như: công tác xây dựngĐảng, lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chínhtrị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Bí thư Huyện ủy còn là lựclượng bổ sung cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh.

*Vị trí, vai trò của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

Theo thông lệ, Chủ tịch UBND cấp huyện được Ban Chấp hành Đảng

bộ huyện bầu giữ chức Phó Bí thư trong số Uỷ viên Ban Thường vụ Huyệnuỷ; được HĐND huyện bầu trong số đại biểu HĐND; là người lãnh đạo caonhất và điều hành công việc của UBND huyện Vị trí, vai trò của Chủ tịchUBND cấp huyện thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

Một là, đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện:

Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu UBND huyện, có nhiệm vụlãnh đạo, điều hành các công việc như: quyết định những vấn đề liên quanđến đời sống của nhân dân; trực tiếp chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước trêntất cả các mặt đời sống trên địa bàn huyện, góp phần quyết định, giữ vững ổnđịnh chính trị, trật tự xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống vănhóa và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn; trựctiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân liên quan đến quản lý hànhchính nhà nước theo chức năng, quyền hạn của UBND cấp huyện

Hai là, đối với HĐND huyện:

Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND huyện, là người chấp hành và tổchức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của HĐND huyện và chịu sự kiểm tra, giám

sát của HĐND huyện đối với mọi mặt hoạt động

Chủ tịch UBND huyện có vai trò rất to lớn trong việc bàn bạc, thảoluận xây dựng các nghị quyết của HĐND huyện về phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Ý kiến của Chủ tịch UBND huyệnrất có giá trị đối với chất lượng của nghị quyết, vì sau khi nghị quyết đượcthông qua Chủ tịch UBND huyện là người tổ chức thực hiện

Trang 28

Chủ tịch UBND huyện có vai trò to lớn quyết định xây dựng UBNDhuyện vững mạnh và chất lượng hoạt động của Uỷ ban nhân dân

Ba là, đối với đảng bộ huyện, Huyện ủy và công tác xây dựng Đảng: Chủ tịch UBND huyện thường là Phó Bí thư Huyện ủy hoặc Uỷ viên

Ban Thường vụ Huyện ủy, có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động củađảng bộ huyện, Huyện ủy và công tác xây dựng Đảng

Chủ tịch UBND huyện trực tiếp tham gia vào quá trình lãnh đạo củaHuyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện uỷ; là người trựctiếp tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND huyện Với tư cách Phó Bí thưHuyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện có vai trò quan trọng đối với công tác xâydựng Đảng, lãnh đạo và tổ chức xây dựng chính quyền, tăng cường sự lãnhđạo của Huyện ủy đối với hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện

Bốn là, đối với tổ chức cơ sở đảng và chính quyền cấp xã:

Chủ tịch UBND huyện thể hiện vai trò của mình với tư cách là cán bộ

lãnh đạo Đảng ở cấp trên đối với cấp ủy, đảng bộ cấp xã, và là cán bộ đứngđầu UBND huyện đối với chính quyền cấp xã

Năm là, đối với Tỉnh ủy và UBND tỉnh:

Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu cơ quan hành chính nhànước cấp dưới trực tiếp của UBND tỉnh, là người có vai trò quan trọng trongthực hiện chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy

Mọi hoạt động của UBND tỉnh đối với cơ sở đều phải qua UBNDhuyện và Chủ tịch UBND huyện Mọi chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy đưaxuống cơ sở để thực hiện đều phải qua Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện làngười trực tiếp tổ chức thực hiện

* Vị trí, vai trò của Chủ tịch MTTQ cấp huyện

UBMT Tổ quốc cấp huyện do Đại hội đại biểu Mặt trận tổ quốc cùngcấp hiệp thương dân chủ cử ra, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội.UBMT Tổ quốc huyện hiệp thương dân chủ cử Ban Thường trực; cử Chủ tịch,

Trang 29

các Phó Chủ tịch, các Uỷ viên Thường trực Chủ tịch UBMT Tổ quốc huyện

có nhiệm vụ chủ trì lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của UBMT Tổquốc huyện theo qui định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chủ tịchMTTQ huyện có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Thứ nhất, đối với Ủy ban MTTQ huyện:

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ cấp huyện là người đứng đầu, có vai trò quyếtđịnh mọi chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ huyện MTTQ là liênminh chính trị tự nguyện liên hiệp của các tổ chức thành viên Chủ tịch Uỷban MTTQ cấp huyện có vai trò quyết định đối với việc xây dựng tổ chức, bộmáy, cán bộ và hoạt động của Uỷ ban dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ bàn bạc, thảo luận với các thành viên của Uỷ ban

và quyết định việc xây dựng tổ chức và hoạt động của của các tổ chức thành viên

và sự phối hợp hoạt động của các tổ chức đó thành hoạt động chung của MTTQhuyện, nhằm thực hiện thắng lợi mục đích, nhiệm vụ của Mặt trận

Thứ hai, đối với tổ chức đảng cấp huyện:

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc chỉ

đạo các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhândân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ cấp huyện thể hiện vai trò của mình trong một

tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp đông đảo nhân dân, xây dựng và phát huysức mạnh đoàn kết toàn nhân dân trên địa bàn huyện Bởi vậy, Chủ tịch Uỷban MTTQ cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc biến đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực và làphương thức thực thi quyền lực của nhân dân

Thứ ba, đối với nhân dân:

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ cấp huyện là người đứng đầu một tổ chức thểhiện ý chí, nguyện vọng chính đáng của đông đảo nhân dân, đại biểu và bảo

Trang 30

vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, tập hợp trí tuệ của mọi người dân trênđịa bàn huyện để thống nhất hành động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đứng đầu một tổ chức rộng lớn, gồm nhiều giai tầng trong xã hội, Chủ

tịch Uỷ ban MTTQ cấp huyện đại diện cho sự tập hợp sức mạnh, quyền lựccủa nhân dân, là chỗ dựa, niềm tin của nhân dân

Thứ tư, đối với công tác xây dựng Đảng, chính quyền:

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ cấp huyện là người chỉ đạo, tổ chức Uỷ ban

MTTQ và các tổ chức thành viên tham gia công tác xây dựng Đảng, chínhquyền cấp huyện và thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội đối vớihoạt động của Huyện uỷ, đảng bộ huyện, chính quyền cấp huyện, cán bộ,đảng viên và công chức Chủ tịch Uỷ ban MTTQ cấp huyện còn là người chỉđạo, tổ chức MTTQ và các tổ chức thành viên tham gia xây dựng Đảng, chínhquyền các cấp vững mạnh

Thứ năm, đối với Uỷ ban MTTQ cấp tỉnh và MTTQ cấp cơ sở:

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ cấp huyện là người đứng đầu một tổ chức làcấp trung gian nối liền Uỷ ban MTTQ cấp tỉnh với MTTQ cấp cơ sở, đảm bảocho hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnhthông suốt, có hiệu quả từ tỉnh xuống cơ sở

1.3 TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN

1.3.1 Khái niệm trách nhiệm của người đứng đầu

* Khái niệm “người đứng đầu”

Trong các Từ điển tiếng Việt không thấy bàn đến khái niệm “ngườiđứng đầu” Trước đây, khái niệm “người đứng đầu” ít xuất hiện, và khôngphải ai cũng hiểu rõ khái niệm này Tuy nhiên, trong những năm gần đây kháiniệm “người đứng đầu” ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các văn kiệnĐảng, Nhà nước, trong hoạt động xây dựng Đảng, xây dựng HTCT và trong

xã hội

Trang 31

Văn kiện Đại hội X của Đảng dùng khái niệm này khi bàn về công tác cánbộ: “khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp; chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, trách nhiệm của cơ quan và người đứng đầu không rõ ràng” [25, tr.135].Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước, tại Hội nghị Trung ương chín (khóa X), Đảng ta lại tiếp tục dùngkhái niệm “người đứng đầu” khi đưa ra quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộtrong giai đoạn hiện nay Đảng ta chỉ rõ: “Đảng thống nhất lãnh đạo công táccán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi vớiphát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trongHTCT” [27, tr.241].

Khái niệm “người đứng đầu” được Đảng ta sử dụng gắn liền với các tổchức trong HTCT Đây là người có vai trò cao nhất trong các tổ chức ấy.Những người đứng đầu gồm: đối với các tổ chức Đảng, đó là Bí thư cấp ủy,Trưởng các cơ quan tham mưu của cấp ủy các cấp; đối với các tổ chức chínhquyền, đó là Chủ tịch các tổ chức đó; đối với MTTQ, đó là Chủ tịch Uỷ ban Mặttrận từ cấp Trung ương đến cấp huyện, Chủ tịch Mặt trận cấp cơ sở; đối với cácđoàn thể chính trị - xã hội trong HTCT, đó là Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Liên Đoàn lao động, Chủtịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh ở các cấp, v.v…

* Khái niệm “trách nhiệm”:

Theo Từ điển Tiếng việt: Trách nhiệm được hiểu là:

- Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảmlàm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả

- Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn,nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả [75, tr.1020]

Theo “Sách tra cứu các cụm từ về tổ chức”, thì: “trách nhiệm” là sự tựgiác (theo ý thức đạo đức, nghĩa vụ công dân) hoặc sự bắt buộc (theo quyđịnh của pháp luật, của quy chế tổ chức) đối với tổ chức hoặc cá nhân phải

Trang 32

làm những công việc, phải thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết và ý thức đầy

đủ phận sự của mình Nghĩa vụ, trách nhiệm đặt ra cho con người phải nhậnthức và thực hiện những yêu cầu của xã hội, phải phấn đấu hoàn thành đếnmức cao nhất những yêu cầu ấy Trách nhiệm là hệ quả của tự do và ý chí củacon người, là đặc trưng cho hoạt động có ý thức của con người Khi conngười lớn lên thì trách nhiệm của con người đối với hành vi của mình cũnglớn lên Con người ngày càng nhận thức được quy luật khách quan của tựnhiên và xã hội thì con người ngày càng có khả năng chi phối tự nhiên và xãhội Về mặt pháp lý, việc xem xét trách nhiệm cá nhân cần phải xuất phát từ

sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ, quyền càng cao thì trách nhiệm cànglớn và ngược lại [66, tr.674]

Theo các quan niệm này thì “trách nhiệm” của một con người là sự tựgiác hoặc bắt buộc thực hiện nghĩa vụ, những điều được giao và những việcphải làm Nếu kết quả đạt được không tốt thì phải chịu hậu quả, phải chịu sựtrừng phạt nếu không hoàn thành nhiệm vụ Khi xem xét trách nhiệm của mộtcon người thì phải xem xét nó trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, tức

là xem xét chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của họ Người đứngđứng đầu tổ chức đảng nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo kỷ luật của Đảng, nếu viphạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải xử lý theo phápluật Nếu là người đứng đầu cơ quan nhà nước vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật nhànước, thậm chí xử lý theo pháp luật nếu vi phạm pháp luật Đồng thời, cònphải thi hành kỷ luật đảng Người đứng đầu Uỷ ban MTTQ và các đoàn thểchính trị - xã hội nếu vi phạm sẽ bị thi hành kỷ luật đoàn thể, kỷ luật Đảng(nếu là đảng viên) Nếu vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo pháp luật

* Trách nhiệm công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu:

Trách nhiệm công vụ là trách nhiệm của cơ quan hành chính, viên chứcNhà nước khi thực hiện một hành vi hành chính trong quá trình thi hành công

vụ mà hành vi đó trái pháp luật hoặc quyết định của cơ quan cấp trên, không

Trang 33

đúng thẩm quyền , vượt quyền Trách nhiệm công vụ là loại trách nhiệm xảy

ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước để phục vụ cho lợi íchtoàn xã hội

Trách nhiệm người đứng đầu là trách nhiệm trong việc lãnh đạo, tổchức thực hiện nhiệm vụ được giao Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá IX đã nhấn mạnh và chỉ rõ: “ Tăng cường vai tròlãnh đạo tập thể của cấp uỷ và tổ chức Đảng, trong đó làm rõ quyền hạn, tráchnhiệm của người đứng đầu tổ chức, của cơ quan tham mưu là nhân tố có ýnghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng Đặc biệt coi trọng việc bố tríđúng người đứng đầu tổ chức có đức, có tài, có tính Đảng cao, gương mẫutrong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, đấu tranhchống tham nhũng, nói đi đôi với làm” Nghị quyết chỉ rõ: “Đòi hỏi cao đốivới cán bộ lãnh đạo, nhất là các đồng chí giữ trọng trách trong bộ máy củaĐảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương … Các đồng chí phải chịu tráchnhiệm trước khuyết điểm tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong ngành, địaphương, đơn vị mình Những cơ quan, đơn vị có sai phạm gây hậu quảnghiêm trọng thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó dù không trực tiếp viphạm cũng phải chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật thích hợp”

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước trong khi thi hànhnhiệm vụ, công vụ được quy định cụ thể hơn Nghị định số 157/2007/NĐ-CP

ngày 27 tháng 10 năm 2007, Quy định chế độ trách nhiệm đối với người

đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ,công vụ, giải thích:

Chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước là toàn bộ các quy định về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được Nhà nước giao cho ngườiđứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theocác hình thức trách nhiệm như sau:

Trang 34

- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn

vị của Nhà nước nếu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Nghị định này,tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, phải chịu một hoặc nhiềuhình thức trách nhiệm: Trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm dân sự; trách nhiệmvật chất; trách nhiệm hình sự; trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

- Trách nhiệm kỷ luật: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu

cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước vi phạm các quy định của pháp luậttrong thi hành nhiệm vụ, công vụ, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệmhình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷluật Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về xử lý kỷluật đối với cán bộ, công chức

- Trách nhiệm dân sự: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu

cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu có hành vi vi phạm pháp luậttrong thi hành nhiệm vụ, công vụ, gây thiệt hại, xúc phạm danh dự, nhânphẩm của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị đến mức phải chịutrách nhiệm dân sự thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật phải bị xử lý về trách nhiệmdân sự Việc xử lý trách nhiệm dân sự đối với người đứng đầu và cấp phó củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước phải tuân theo quyđịnh của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự

- Trách nhiệm vật chất: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thihành nhiệm vụ, công vụ làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệthại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứutrách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật

- Trách nhiệm hình sự: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu

cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nếuphạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định thì phải chịu trách nhiệm hình

sự theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999 Việc xử lý trách nhiệm

Trang 35

hình sự đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị của Nhà nước phải tuân theo quy định của pháp luật hình sự và tốtụng hình sự.

Từ những điều trình bày ở trên có thể khái quát: trách nhiệm của người đứng đầu trong HTCT cấp huyện là toàn bộ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền được Đảng, Nhà nước hoặc tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trao cho và những chế tài xử lý nếu người đứng đầu đó không làm tròn hoặc vi phạm.

1.3.2 Trách nhiệm của Bí thư Huyện ủy

Với tư cách là người đứng đầu cơ quan lãnh đạo và là hạt nhân HTCTcấp huyện, Bí thư Huyện uỷ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và cóquyền hạn của Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Uỷ viên Ban Thường

vụ Huyện uỷ, chịu trách nhiệm cao nhất trong Ban Chấp hành Đảng bộ, BanThường vụ Huyện uỷ và Thường trực Huyện uỷ; cùng Ban Chấp hành, BanThường vụ và Thường trực Huyện uỷ chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, BanThường vụ Tỉnh uỷ, trước Đảng bộ và nhân dân huyện về mọi mặt phát triểnkinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, đoànthể…trên địa bàn huyện Bí thư Huyện ủy có trách nhiệm cụ thể sau đây:

- Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chủ trì các hội nghị của BanChấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ; chủ trì và kếtluận các hội nghị cấp uỷ; chủ động đề xuất trao đổi trong Thường trực Huyện

uỷ những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Ban Thường vụ, Ban Chấp hànhthảo luận, quyết định chủ trương, giải pháp thực hiện

- Tổ chức quán triệt trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đường lối,quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đề xuất những vấn

đề cần chuẩn bị và triển khai chuẩn bị để Ban Chấp hành hoặc Ban Thường

vụ thảo luận, quyết định chủ trương, giải pháp giải quyết

Trang 36

- Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiệncác nhiệm vụ trọng tâm, các khâu và lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạpnhất của đảng bộ; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốcphòng, an ninh, đối ngoại thuộc phạm vi địa phương; chỉ đạo công tác xâydựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của địa phương Chủ động kiếnnghị với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành các chủ trương, biện pháp cải tiến

và đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ; đảm bảo cho sinh hoạt của BanChấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ được thực hiện đúngtheo quy chế, đúng nguyên tắc Đảng; giữ vững đoàn kết nội bộ

- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết theo định kỳ việc thực hiện các chỉ thị,nghị quyết của Đảng và chỉ đạo tổng kết các mặt công tác lớn của địa phương;thay mặt Huyện uỷ báo cáo với Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và thôngbáo cho cấp dưới về hoạt động của Huyện uỷ theo đúng chế độ quy định; khicần thiết trực tiếp báo cáo với Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trựcTỉnh uỷ về tình hình của địa phương và phải chịu trách nhiệm về những nộidung báo cáo đó

- Chỉ đạo đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ giải quyết côngviệc hằng ngày của Đảng bộ; chỉ đạo đồng chí Phó Bí thư Huyện uỷ - Chủtịch UBND huyện lãnh đạo UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện các Chỉthị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy vàcủa Huyện uỷ có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước ở địa phương; thaymặt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ kýcác Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản của Ban Chấp hành Đảng bộ, BanThường vụ Huyện uỷ

Ngoài ra, Bí thư Huyện ủy còn cùng với các Phó Bí thư Huyện ủy, còn

có trách nhiệm sau đây:

- Giúp Ban Thường vụ chỉ đạo việc chuẩn bị Quy chế và chương trìnhlàm việc toàn khoá của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; xây dựng và tổ chức

Trang 37

thực hiện chương trình làm việc hằng năm, 6 tháng, hằng quý của BanThường vụ Huyện uỷ; quyết định triệu tập hội nghị Ban Thường vụ Huyệnuỷ; chỉ đạo việc chuẩn bị các nội dung, các đề án và dự thảo Nghị quyết đểtrình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện quyết định; chuẩn bịnội dung báo cáo với lãnh đạo cấp trên khi lãnh đạo cấp trên về làm việc vớihuyện hoặc theo yêu cầu của cấp uỷ cấp trên.

- Chỉ đạo phối hợp làm việc giữa các cơ quan Đảng, HĐND, UBND,MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc quán triệt, cụ thể hoá, tổchức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết việcthực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ, Ban Thường

vụ Tỉnh uỷ và của Huyện uỷ

- Chỉ đạo giải quyết các công việc hằng ngày của Đảng bộ, nhất lànhững vấn đề đột xuất giữa 2 kỳ họp của Ban Thường vụ Huyện uỷ

- Thay mặt Ban Thường vụ Huyện uỷ giải quyết những công việc theo

sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, theo Quy chế làm việc của Huyện uỷ và những côngviệc được Ban Thường vụ Huyện uỷ uỷ quyền

1.3.3 Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm sau đây:

- Điều hành hoạt động của UBND, các thành viên của UBND, các cơquan chuyên môn thuộc UBND, xác định chương trình công tác của UBNDhuyện, điều hòa phối hợp các hoạt động Cụ thể là:

+ Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộcUBND huyện và UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện Hiến pháp, Luật,các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND và quyếtđịnh của UBND cùng cấp

+ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện.Chuẩn bị và ra những quyết định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch, thông báocác quyết định cho các thành viên UBND và báo cáo ra kỳ họp UBND gần

Trang 38

nhất ký các văn bản theo danh nghĩa: thay mặt UBND đối với những Quyếtđịnh, Chỉ thị tập thể của UBND huyện và ký nhân danh Chủ tịch trong thẩmquyền của Chủ tịch UBND huyện.

+ Áp dụng các biện pháp thực hiện chương trình cải cách hành chính,nâng cao năng lực, trách nhiệm trong công tác, quản lý và điều hành bộ máyhành chính, để hoạt động có hiệu quả, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết đấutranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, lạmquyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong các cơ quan,cán bộ, công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền trên địa bàn huyện

+ Tổ chức việc tiếp dân; xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tốcáo của công dân theo quy định của pháp luật

- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND huyện mỗi tháng ít nhất

1 lần, đảm bảo chế độ làm việc tập thể

- Phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên UBND cấp xã; Điều động,đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấpxã; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của UBND cấp xã

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,công chức Nhà nước theo sự phân cấp quản lý

- Đình chỉ việc thi hành, hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện và UBND, Chủ tịch UBND cấp xã trên địabàn huyện

- Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cấp xã và đềnghị HĐND huyện bãi bỏ những nghị quyết đó

- Giữ mối quan hệ với Bí thư Huyện ủy, Thường trực HĐND, Chínhquyền cấp trên, Chính quyền cấp dưới, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhândân, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp

Với tư cách là Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện phải thựchiện nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Uỷ

Trang 39

viên Ban Thường vụ Huyện uỷ; cùng với Bí thư Huyện uỷ, Phó Bí thưThường trực Huyện uỷ chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt độngcủa Thường trực Huyện uỷ; đồng thời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp vềnhững công việc được phân công Phó Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBNDhuyện có các nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụHuyện uỷ, Thường trực và đồng chí Bí thư Huyện uỷ về toàn bộ hoạt độngcủa hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; cùng với cácđồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban Chấp hành trong khối nhànước chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh, hoạtđộng có hiệu lực, hiệu quả

- Cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của BanChấp hành, Ban Thường vụ và của HĐND huyện về những vấn đề kinh tế, xãhội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng và công tác tổ chức và cán

bộ thuộc khối chính quyền do UBND quản lý Chỉ đạo công tác quy hoạch, kếhoạch hằng năm và 5 năm về xây dựng các đề án về kinh tế - xã hội và ngânsách, về quốc phòng, an ninh, về hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài

để hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy thảo luận, quyết định

- Thường xuyên báo cáo tình hình với đồng chí Bí thư, Thường trựcHuyện uỷ về hoạt động của UBND huyện; chủ động đề xuất những vấn đềthuộc trách nhiệm công tác của UBND huyện cần báo cáo xin ý kiến Thườngtrực hoặc Thường vụ Huyện uỷ; phối hợp chặt chẽ với đồng chí Phó Bí thưThường trực và đồng chí Chủ tịch HĐND huyện để lãnh đạo, chỉ đạo thốngnhất hoạt động của các cơ quan Đảng với bộ máy chính quyền

- Trực tiếp giải quyết những công việc do Bí thư Huyện uỷ uỷ nhiệm;thay mặt Ban Thường vụ Huyện uỷ ký các văn bản của Ban Chấp hành Đảng

bộ, Ban Thường vụ Huyện uỷ theo sự phân công của Bí thư Huyện uỷ hoặcđược Bí thư Huyện uỷ uỷ quyền

Trang 40

1.3.4 Trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện

Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện chịu trách nhiệm cao nhất trong phạm vihoạt động của MTTQ cấp huyện về chất lượng, hiệu quả công tác Mặt trận,dân vận, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong huyện gópphần thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trước hết là thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bànhuyện Cụ thể là, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện có trách nhiệm sau đây:

- Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Uỷ banMTTQ huyện trong cả nhiệm kỳ, từng năm, từng quý, xây dựng quy chế làmviệc của Uỷ ban, quy chế phối hợp hoạt đông với các cơ quan, tổ chức có liênquan và đôn đốc việc thực hiện

- Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban MTTQ huyện, phân côngcông việc cho các thành viên của Ủy ban và đôn đốc, kiểm tra, giám sát cáchoạt động của các bộ phận chuyên môn giúp việc của Ủy ban

- Chỉ đạo Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức thành viên của Mặt trận

tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đóng góp ý kiến vào các dự thảo chỉ thị, nghịquyết của Huyện uỷ, HĐND huyện, Tỉnh uỷ và các dự thảo văn kiện đại hộiđại biểu Đảng bộ huyện, tỉnh và Đại hội Đảng toàn quốc, nhất là những vấn

đề về công tác Mặt trận, công tác dân vận và hoạt động của các đoàn thểchính trị - xã hội, xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dântrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời, góp ý kiến, kiếnnghị với Huyện uỷ, chính quyền huyện và cấp trên về những chủ trương,chính sách, pháp luật

- Chủ trì phối hợp với người đứng đầu các đoàn thể chính trị - xã hội làthành viên của Mặt trận trong xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức, bộ máyđội ngũ cán bộ của các đoàn thể, bao gồm: cụ thể hoá, hoàn thiện chức năng,nhiệm vụ của từng đoàn thể; trên cơ sở đó sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy,cán bộ của từng đoàn thể theo quan điểm của Đảng, hướng dẫn của cấp trên,

Ngày đăng: 18/01/2018, 00:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2006), Quyết định 133-QĐ/TU, ngày 12/9/2006 về việc ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2006)
Tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh
Năm: 2006
2. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2007), Quyết định 404-QĐ/TU, ngày 26/11/2007 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2007)
Tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh
Năm: 2007
3. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2007), Quyết định 405-QĐ/TU, ngày 26/11/2007 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2007)
Tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh
Năm: 2007
4. Ban Thường vụ Huyện uỷ Gia Bình (2007), Quyết định 271-QĐ/TU, ngày 26/11/2007 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử thuộc hệ thống chính trị huyện Gia Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Thường vụ Huyện uỷ Gia Bình (2007)
Tác giả: Ban Thường vụ Huyện uỷ Gia Bình
Năm: 2007
5. Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Chí Bảo (2004), "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiệnnay
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
6. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Viết Thảo, Trần Xuân Sầm (1999), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn ViếtThảo, Trần Xuân Sầm (1999), "Đổi mới và tăng cường hệ thốngchính trị nước ta trong giai đoạn mới
Tác giả: Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Viết Thảo, Trần Xuân Sầm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
7. Bộ Nội vụ - Viện Nghiên cứu Khoa học tổ chức nhà nước (2004), Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nội vụ - Viện Nghiên cứu Khoa học tổ chức nhà nước (2004), "Hệthống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới
Tác giả: Bộ Nội vụ - Viện Nghiên cứu Khoa học tổ chức nhà nước
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2004
8. Chính phủ (2007), Nghị định số 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2007)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
9. Chính phủ (2007), Nghị định số 157/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2007)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
10. PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung (2002), Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung (2002), "Hiến pháp và bộ máy nhà nước
Tác giả: PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2002
11. PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn (2004), Thể chế chính trị, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn (2004), "Thể chế chính trị
Tác giả: PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2004
12. PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung (2005), "Sự hạn chế quyền lực nhà nước
Tác giả: PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
13. Vũ Đức Đán, Lưu Kiếm Thanh (2000), Tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Đức Đán, Lưu Kiếm Thanh (2000), "Tổ chức và hoạt động của bộ máychính quyền
Tác giả: Vũ Đức Đán, Lưu Kiếm Thanh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2000
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đại Đảng, toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), "Văn kiện Đại Đảng, toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia chính trị quốc gia
Năm: 2004
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), "Văn kiện Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấphành Trung ương khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), "Văn kiện Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấphành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w