1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Xây Dựng Cán Bộ Nữ Trong Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Của Hệ Thống Chính Trị Cấp Phường Ở Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội

117 535 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài luận án chính trị ĐỘC QUYỀN gồm 117 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo bằng phần mềm Adobe Pro DC. MÚC LÚC • MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỘT số VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỤNG CÁN BÔ NỮ TRONG ĐÔI NGŨ CÁN BÔ CHỦ CHỐT CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ • ♦ • • CẤP PHƯỜNG.................................................................................................9 1.1. Một số vấn đề lý luận về hệ thống chính trị cấp phường...............................9 1.2. Một số vấn đề về cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường.......................................................................................16 1.3. Mục tiêu, nội dung xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường........................................................................25 CHƯƠNG 2: XÂY DỤNG CÁN BÔ NỮ TRONG ĐÔI NGŨ CÁN BÔ CHỦ CHỐT CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP PHƯỜNG TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NÔI THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ y I • • ĐẶT RA...........................................................................................................36 ệ ệ 2.1. Những nhân tô tác động đên việc xây dụng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường tại quận Thanh Xuân........................36 2.2. Thực trạng xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường tại quận Thanh Xuân........................................................................................40 2.3. Những vấn đề đặt ra......................................................................................63 CHƯƠNG 3: MỘT số GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỤNG CÁN BỒ Nữ TRONG ĐÔI NGŨ CÁN BÔ CHỦ CHỐT CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP PHƯỜNG TẠI QUẬN THANH XUÂN...........................70 3.1. Một số giải pháp nhằm xây dụng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường tại Quận Thanh Xuân...............................70 3.2. Kiến nghị......................................................................................................97 KẾT LUẬN.......................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................103 PHỤ LỤC 109 DANH MÚC CÁC TỪ VIÊT TĂT • ANCT An ninh chính tri V CBCC Cán bô chủ chốt • CBNCC Cán bô nữ chủ chốt • CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CBĐV Cán bộ đảng viên HĐND Hội đồng nhân dân HTCT Hệ thống chính trị TTATXH Trát tư an toàn xã hôi ậ ậ « UBND ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, từ cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của Bà Trưng, Bà Triệu đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng cống hiến cuộc đòi mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Không chỉ chiến đấu anh hùng, phụ nữ Việt Nam đã và đang lao động cần cù, vượt mọi gian khó, vươn lên thoát cảnh đói nghèo, lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, vững mạnh. Ngày nay, các tầng lóp phụ nữ càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, tích cực tham gia trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực chính tri. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ, chăm lo tới lực lượng phụ nữ và phát triển đội ngũ cán bộ nữ thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, luật pháp, chính sách liên quan tới công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ. Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn, nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy vói dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Đặc biệt Nghị quyết số 11 NQTW ngày 2742007 tiếp tục nhấn mạnh: Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cản bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cản bộ của Đảng và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ cỏ trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hỏa 2 Quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp uỷ đảng ở Quận Thanh Xuân đã quan tâm và tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp phường. Tuy nhiên, một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên còn nhận thức hạn chế về công tác cán bộ nữ, còn có biểu hiện của tư tưởng phân biệt giới nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vươn lên và trưởng thành; công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ theo lộ trình chưa chủ động nên ở nhiều nơi đã xảy ra tình trạng thiếu nguồn cán bộ nữ kế cận khi có sự thay đổi. Chế độ chính sách, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ chưa thoả đáng. Công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện về công tác cán bộ nữ chưa thường xuyên, nghiêm túc. Bên cạnh đó, một số bộ phận cán bộ nữ còn có tư tưởng tự ti, chưa mạnh dạn và tích cực phấn đấu vươn lên khẳng định bản thân. Những hạn chế trên đang làm ảnh hướng đến chất lượng xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường ở Quận Thanh Xuân hiện nay. Đe đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, đòi hỏi các cấp uỷ đảng trên địa bàn Quận Thanh Xuân phải xây dựng đội ngũ cán bộ nữ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp phường có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Là nữ cán bộ chủ chốt đang công tác trong hệ thống chính trị cấp phường tại Quận Thanh Xuân, tác giả nhận thấy đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, cần được nghiên cứu một cách sâu sắc, tìm giải pháp khả thi nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ chủ chốt xứng đáng với vai trò “là nhân tố quyết định mọi thành công của cách mạng”. Vì vậy, tác giả chọn đề tài ‘ Xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường ở Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cửu Đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của khá nhiều nhà 3 khoa và các nhà quản lý ở Việt Nam. 2.1. Các công trình nghiên cứu về cán bộ chủ chốt Phạm Công Khâm (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị. Qua phân tích thực trạng, luận án đã chỉ ra rằng đôi ngũ cán bô và công tác cán bô cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long đều xuất thân từ nông dân và trình đô, năng lực, phẩm chất của cán bô chủ chốt còn hạn chế. Luận án cũng đã đưa ra các giải pháp về việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện chế độ chính sách, xác định rõ tiêu chuẩn của cán bộ chủ chốt cấp xã. Nguyễn Huy Châu (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả đã nêu và phân tích các quan niệm, quan điểm về ĐNCBCC và xây dựng ĐNCBCC của HTCT cấp xã; phân tích những yếu tố tác động đến xây dựng ĐNCBCC của HTCT cấp xã ở tỉnh Gia Lai. Qua khảo sát đã đánh giá thực trạng ĐNCBCC và thực trạng xây dựng ĐNCBCC của HTCT cấp xã ở tỉnh Gia Lai. Từ đó, chỉ ra những nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế và một số kinh nghiệm xây dựng ĐNCBCC của HTCT cấp xã ở Gia Lai. Tuy nhiên, với phạm vi khảo sát tại một tỉnh và những giải pháp do luận văn đề xuất đều mang tính đặc thù của địa phương. Trần Trung Trực (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chỉnh trị cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phổ Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNCBCC của HTCT cấp xã. Tiến hành đánh giá thực trạng ĐNCBCC và thực trạng xây dựng ĐNCBCC của HTCT cấp xã ở huyện Bình Chánh, chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm, của hạn chế và một số kinh nghiệm xây dựng ĐNCBCC của HTCT cấp xã của huyện. Từ đó đưa ra những dự báo 4 và đê xuât một sô giải pháp chủ yêu nhăm xây dựng ĐNCBCC của HTCT cáp xã của huyện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Tuy nhiên, với phạm vi khảo sát tại một huyện và những giải pháp do luận văn đề xuất đều mang tính đặc thù của địa phương. Mai Đức Ngọc (2007), Vai trò cản bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học. Luận án đã chỉ ra được những phẩm chất và năng lực của cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã X trong việc giữ vững ổn định chính trị xã hội ở nông thôn. Tác giả đã đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn đinh chính trị xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu, phạm vi nghiên cứu nên tác giả chưa phân tích vai trò của cả đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã nói chung, chưa đi sâu nghiên cứu, làm rõ vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị cấp xã. 2.2. Các công trình nghiên cứu về cản bộ nữ và cán bộ nữ chủ chốt Lê Thi (1998), “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam”, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. Đây là một trong những công trình nghiên cứu đã chỉ rõ thực trạng đời sống lao động nữ trong giai đoạn đổi mới đất nước, những vấn đề cần quan tâm giải quyết để thực hiện bình đẳng giới. Nguyễn Thị Kỳ (2003), Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác cản bộ nữ từ năm 1986 đến 2001. Luận văn thạc sĩ. Luận văn nghiên cứu rất sâu về vai trò của Đảng và nhà nước trong việc nâng cao tỷ lệ nữ lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Luận văn cũng nhấn mạnh tính hiệu quả của chỉ thị 37 CTTW của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên công trình chưa đi sâu phân tích các nguyên nhân thuộc về khung chính sách và các kiến nghị cần thiết nhằm cải thiện vị trí chính trị của phụ nữ trong nắm quyền lực. Hà Thị Khiết (2006), Công tác nữ trong tình hình mới, tạp chí cộng sản. Tác giả đã phân tích ưu điểm và hạn chế của công tác cán bộ nữ và chỉ 5 ra nguyên nhân cơ bản nhất thuộc về nhận thức và biện pháp tổ chức thực hiện. Tác giả đã đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Tuy nhiên trong phạm vi của bài nghiên cứu, tác giả chưa đi sâu luận bàn về những giải pháp đặc thù trong xây dựng đội ngũ CBNCC của HTCT ở các phường. Nguyễn Đức Hạt (2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cản bộ nữ trong hệ thống chỉnh trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nôi. Cuốn sách làm sáng tỏ những vấn đề nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của họ trong bô máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở nước ta trong tình hình mới. Ních Khăm (2013), Xây dựng đội ngũ cản bộ chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng. Luận án đã đưa ra được một số quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ. Một số kinh nghiệm, giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội liên hiệp phụ nữ ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tuy nhiên tác giả chưa tập trung luận bàn và làm rõ những khái niệm chủ yếu của luận án, nhất là khái niệm Xây dựng đội ngũ cản bộ lãnh đạo chủ chốt Hôi Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ” và chưa chỉ ra nội hàm của khái niệm này. Nguyễn Thị Giáng Thương (2013), vẩn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm sáng tỏ hơn về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam dưới góc độ triết học trên cơ sở đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm công bằng của 2 giới. Luận án cũng đưa ra những quan điểm khẳng định vai trò của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao vào sự phát triển của đất nước, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Trịnh Thị Thanh Tâm (2013), Xây dựng đôi ngũ cản bô chủ chốt là nữ 6 của hệ thống chỉnh trị các xã ở Đồng bằng sông hồng giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ xây dựng đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm sáng rõ về vai trò và đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ ở Đồng bằng sông Hồng. Tác giả đã đi nghiên cứu sâu về thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở Đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất 06 giải pháp lớn để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị cấp xã ở Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra còn có các bài viết, bài báo, luận văn, luận án đề cập đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, vai trò của cán bộ nữ và cán bộ nữ chủ chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước. Những kết quả đó có giá trị tham khảo tốt để thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt, luận văn phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ CBCC của HTCT cấp phường tại Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường. Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường tại Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nôi hiên nav. 7 Đê xuất một sô giải pháp nhăm xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường tại Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường tại Quận Thanh Xuân 4.2. Phạm vỉ nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của 11 phường trên địa bàn Quận Thanh Xuân, tập trung vào các chức danh: Bí thư Đảng ủy phường; Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ; Chủ tịch HĐND phường; phó Chủ tịch HĐND phường, Chủ tịch UBND phường; Phó chủ tịch UBND phường, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch Hội Nông dân. Khảo sát đánh giá thực trạng từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng ta về cán bộ, công tác cán bộ và cán bộ nữ. ♦ • 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biên chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp như: Lôgíc lịch sử; phân tích tổng họp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn, đối chiếu so sánh, xử lý số liệu thống kê để giải quyết vấn đề đặt ra. 6. Đóng góp của luận văn Đe tài góp phần làm rõ lý luận về xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường. 8 Két quả nghiên cứu giúp cung cáp thông tin cân thiêt cho Quận uỷ Thanh Xuân cấp ủy các phường tại Quận Thanh Xuân trong xây dựng các nghị quyết, chuông trình, đề án, chính sách về công tác cán bộ nữ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường trong thời gian tới. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy ngành Chính trị học. 7. Kết cấu luân văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỚ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ XÂY DƯNG CÁN BỘ NỮ TRONG ĐỘI NGŨ CÁN Bộ CHỦ CHỐT CỦA HỆ THÒNG • • • CHÍNH TRỊ CÁP PHƯỜNG 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP PHƯỜNG 1.1.1. Khái niệm và vai trò hệ thống chính trị cấp phường 1.1.1.1. Khái niệm hệ thống chính trị cấp phường Khái niệm hê thống chỉnh trị Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp, đảng phái cầm quyền, do đó nó mang bản chất, lý tưởng chính trị và phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các thiết chế và thể chế có quan hệ với nhau về mặt mục tiêu, chức năng trong việc thực hiện quyền lực chính trị. Liên quan đến vấn đề này có nhiều quan niệm khác nhau: Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị của xã hội được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý nhằm thực hiện quyền lực chính trị của xã hội đó. Hệ thống này bao gồm Nhà nước, các Chính đảng, các Nghiệp đoàn và các tổ chức chính trị khác trong đó Nhà nước là yếu tố cơ bản, trung tâm. Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Hệ thống chính trị là một cơ cấu, tổ chức bao gồm đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành (hệ thống pháp luật đó được chế định theo tư tưởng và lợi ích giai cấp cầm quyền) nhằm duy trì, bảo vệ, và phát triển xã hội đó... Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Hệ thống chính trị là một 15 Thứ hai: HTCT cấp phường có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chỉnh sách của đảng, pháp luật của nhà nước Phường là nơi tiếp nhận và trực tiếp thực hiện phần rất lớn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Phường cũng là nơi kiểm nghiệm thực tế sự đúng đắn của các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước để sửa đổi, bổ sung cho hoàn chỉnh hơn. HTCT cấp phường đảm bảo cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của HTCT cấp trên được thông suốt, có hiệu quả và đến được đông đảo nhân dân trên địa bàn phường, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Quận, Thành phố. Thứ ba: Hệ thống chính trị cấp phường có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhãn dân, giữ vững và đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội Khẳng định vị trí, vai trò của HTCT cấp phường, Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn viết: Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư 51, tr.166. Cấp phường là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo cấp độ của hệ thống chính trị, nhưng nó là cấp đầu tiên và trực tiếp nhất, là nền tảng xây dựng chế độ dân chủ của toàn bộ hệ thống chính trị nước ta. Vì là cơ sở nên cấp phường là nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của nhân dân, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân nhân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Ngày đăng: 09/05/2017, 16:08

Xem thêm: Xây Dựng Cán Bộ Nữ Trong Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Của Hệ Thống Chính Trị Cấp Phường Ở Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w