MỤC LỤCTrang 1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 16 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
KHĂM PHĂN VễNG PHA CHĂN
ĐàO TạO ĐộI NGũ CáN Bộ LãNH đạO
CủA hệ thống chính trị ở CộNG HOà DÂN CHủ NHâN DâN LàO HIệN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
KHĂM PHĂN VễNG PHA CHĂN
ĐàO TạO ĐộI NGũ CáN Bộ LãNH đạO
CủA hệ thống chính trị ở CộNG HOà DÂN CHủ NHâN DâN LàO HIệN NAY
Chuyờn ngành : Chớnh trị học
Mó số : 62 31 20 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 GS, TS NGUYỄN VĂN HUYấN
2 PGS, TS NGUYỄN HỮU ĐỔNG
HÀ NỘI - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận án là trung thực Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất
cứ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Khăm Phăn Vông Pha Chăn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 16
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
25
2.1 Một số khái niệm về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
25
2.2 Các quan điểm và lý luận cơ bản về đào tạo đội ngũ cán bộ 38 2.3 Kinh nghiệm của một số nước về đào tạo đội ngũ cán bộ 66
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
76
3.1 Những mặt đạt dược và hạn chế của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ
thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
76
3.2 Nguyên nhân của những mặt đạt được, hạn chế và vấn đề đặt ra, yêu
cầu mới đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
98
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
111
4.1 Quan điển, phương hướng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính
trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
111
4.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh
đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
124
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
151
PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:cán bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với sự thành công hay thất bại của sựnghiệp cách mạng, cán bộ có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Như vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị là nhữngngười có vai trò hết sức quan trọng trong các tổ chức Đảng, Nhà nước và cácđoàn thể chính trị - xã hội Đội ngũ cán bộ này phải là những người thật sựtiêu biểu, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đứctốt, kỹ năng lãnh đạo, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.Trong công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay cầnphải đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, trước hết là cán
bộ lãnh đạo trung - cao cấp, có khả năng tổ chức, lãnh đạo triển khai đườnglối, chủ trương, chính sách vào trong cuộc sống và biến những tư tưởng, quanđiểm đổi mới của Đảng thành phong trào cách mạng quần chúng rộng khắp vàchỉ khi nào có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có khả năng đáp ứng đượcnhững đòi hỏi mới của nhiệm vụ trong hệ thống chính trị, thì vai trò và chấtlượng lãnh đạo của Đảng mới được đảm bảo Chính vì vậy, bước vào thời kỳđổi mới, hàng loạt những nhiệm vụ mới cùng với những yêu cầu mới về chấtlượng, hiệu quả đào tạo, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung - cao cấp trong hệthống chính trị được đặt ra như là một vấn đề tất yếu phải được giải quyết vàgiải quyết một cách cơ bản, có hệ thống
Cũng như ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hay bất cứ mộtquốc gia chậm phát triển nào, cơ hội vươn lên và nguy cơ tụt hậu đều phụthuộc chủ yếu vào yếu tố con người, trước hết là vào năng lực trí tuệ, khảnăng tư duy, phán đoán và quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
Trang 6chủ chốt của quốc gia và các cấp, các ngành Nói cách khác là phụ thuộc vàonhững người cán bộ có cương vị và trọng trách, có khả năng thiết kế đườnglối, chủ trương, chính sách và tổ chức triển khai trong thực tế Để có thể khaithác, vận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ mớicùng với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khai thác nguồn lực trong nước gắnvới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì vấn đề chất lượng vàhiệu quả đào tạo lý luận cho cán bộ lãnh đạo trung - cao cấp trong hệ thốngchính trị là vấn đề mang tính chìa khoá đảm bảo cho việc thực hiện thànhcông các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Do hoàn cảnh tình hình và nhiệm vụ chính trị đặt ra, tính cấp thiết củaviệc nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung - cao cấptrong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay cònđược đặt ra chính từ những bất cập trong đội ngũ cán bộ và trong đào tạo cán
bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị Trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dânchủ Nhân dân Lào hiện nay vẫn tồn tại tình trạng hẫng hụt về số lượng cán
bộ, thiếu chuẩn hoá về chất lượng, chưa được đào tạo cơ bản, nhất là về trình
độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn cần thiếtđáp ứng cho yêu cầu lãnh đạo, quản lý và cả những hiện tượng tiêu cực trongđội ngũ cán bộ có xu hướng ngày càng phổ biến Như vậy, với tất cả nhữngđiều nêu trên, cho thấy rằng: trước những đòi hỏi mới của tình hình và để tạo
ra một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đó, cầnphải tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cơ bản và có hệ thống đối vớicông tác này trong điều kiện và hoàn cảnh mới, trên cơ sở đó tìm ra nhữngphương hướng và giải pháp tối ưu đáp ứng nhiệm vụ chính trị của Lào hiện
nay Đó là những lý do khách quan cho tôi lựa chọn vấn đề "Đào tạo đội ngũ
cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Chính trị học của mình.
Trang 72 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đào tạođội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở nước Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào, luận án xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất giảipháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của
hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng ở Cộng hoà Dânchủ Nhân dân Lào hiện nay
2.2 Nhiệm vụ
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đào tạo đội ngũ cán
bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
- Đánh giá thực trạng và nêu lên những vấn đề đặt ra, yêu cầu mới đốivới việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Làohiện nay
- Xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếunhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệthống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm tới
3 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo(trung, cao cấp) của hệ thống chính trị trong hệ thống Học viện và trường chínhtrị - hành chính ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của việc thực hiện luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhândân Cách mạng Lào về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chínhtrị, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền
Trang 84.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu từ góc nhìn chính trị học, sử dụng phương pháp luậnchủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương phápnghiên cứu chuyên ngành và liên ngành của chính trị học, nhất là phươngpháp lịch sử lôgic, phân tích - tổng hợp, so sánh và điều tra xã hội học và cácphương pháp đặc thù của chính trị học khi nghiên cứu về đào tạo đội ngũ cán
bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị v.v
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trình bày có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo độingũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dânLào
Làm rõ những thành tựu, hạn chế, vấn đề đặt ra và yêu cầu mới đòihỏi đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ởCộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
Xác định rõ phương hướng, quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chínhtrị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay và những năm tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình tiến hànhcông việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng và chính quyền, trongquá trình giảng dạy ở các cơ sở đào tạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoàDân chủ Nhân dân Lào hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 4 chương, 9 tiết
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM
Ở nhiều nước trên thế giới, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là độingũ cán bộ công chức cho bộ máy nhà nước là chủ đề nghiên cứu của nhiềumôn khoa học, trong đó có môn chính trị học
Ở các nước phương Tây, lý luận về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chứcphát triển mạnh vào giữa thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới lần thứhai, khi mà vai trò của Nhà nước thông qua các chính sách công ngày càngđược chú trọng, đồng thời với việc cần thiết có một nền hành chính mạnh đểtái thiết đất nước sau chiến tranh Để đáp ứng yêu cầu đó, các nước đều quantâm nghiên cứu và mở các trường đào tạo cán bộ, công chức Chẳng hạn ởPháp, sau năm 1945 đã thành lập Trường Hành chính Quốc gia nhằm nghiêncứu, giảng dạy, đào tạo ra các công chức cao cấp cho nước Pháp
Ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, đã cónhiều tác giả nghiên cứu về các vấn đề này Kết quả của việc nghiên cứu đó
đã được nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam tập hợp, khai thác để phục vụcho nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ ở Việt Nam vớicuốn sách đã được xuất bản gần đây: "Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ
ở Trung Quốc", (2009), sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khá nhiều nhà nghiêncứu đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị, đặc biệt là độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Việt Nam và Lào là hai nước có nhiều điểmtương đồng về chế độ chính trị, do vậy có thể nói những nguồn tư liệu quantrọng và thiết thực cho đề tài, trước hết lại là các kết quả nghiên cứu ở ViệtNam Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về công tác cán
bộ nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng
Trang 10Về sách tham khảo, có thể kể đến một số cuốn tiêu biểu như sau:
- "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinhdoanh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (1998), do NguyễnTrọng Bảo làm chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội Đây là một trong nhữngcuốn sách bước đầu đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trong đó cógắn với yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ đáp ứng với yêu cầu của thời kỳđổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam
- "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (2003), do NguyễnPhú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, HàNội Trong cuốn sách này, theo các tác giả, mỗi chế độ xã hội muốn đứngvững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con người có lòngtrung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất định Ngày nay,
đó chính là những cán bộ và công chức, những người phục vụ chế độ chính trịđáp ứng yêu cầu một Nhà nước của dân, do dân và vì dân; những người đạidiện cho Nhà nước xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước Cuốn sách nêu bật lên được cán bộ, công chức là nhân tố cótính quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
Việt Nam giờ đây đang trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, những thay đổi về kinh tế - xã hội đang đặt ranhiều vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm huy động mọi tiềmnăng để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao Các tác giảkhẳng định điều chỉ dẫn của Hồ Chí Minh rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xãhội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, cán bộ, công chức là ngườigánh vác trọng trách nặng nề của đất nước Vì vậy, họ phải thực sự là nhữngcon người xã hội chủ nghĩa
Trang 11Các tác giả của cuốn sách cũng nêu bật lên rằng, ngay từ khi ĐảngCộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề cán bộ đã được Đảng quan tâm hàng đầu
và ngày càng được quan tâm hơn Mấy năm gần đây, Đảng và Nhà nước ViệtNam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề cán bộ, công chứcnhằm củng cố đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ.Tuy nhiên, muốn đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn và thựchiện một cách có hiệu quả về công tác cán bộ, thì cùng với việc tăng cườngcông tác tổng kết thực tiễn nắm vững lý luận, cần phải đi sâu vào bản chất củavấn đề, thấy được những nét đặc thù và vai trò của cán bộ lãnh đạo qua từnggiai đoạn cách mạng đồng thời nhận rõ những thuận lợi cũng như khó khăn
mà giai đoạn phát triển mới đang đặt ra, cũng như yêu cầu cấp bách về việcnâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay
Cuốn sách quan trọng này đã góp phần lý giải, hệ thống hoá các căn cứkhoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giảipháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cả về chất lượng, sốlượng và cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu hiện nay ở Việt Nam
- "Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng yêu cầunhiệm vụ mới" (2006), do Nguyễn Hữu Tri (chủ biên), Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội Các tác giả cuốn sách cho rằng, tổ chức có vai trò to lớn đối vớihoạt động của con người và xã hội, bởi vì nó tạo ra sự thống nhất và nhân sứcmạnh của tập thể và mỗi người lên gấp bội Trong cuộc đấu tranh giành chínhquyền, theo cách nói của Lênin, giai cấp vô sản không có vũ khí nào tốt hơn
là "sự tổ chức" Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp côngnhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp, nhân dân lao động
và cả dân tộc Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dânchủ giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa
Trang 12xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam Để thực hiện được mục đích cao cả
ấy Đảng phải có sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động, thống nhất kỷluật và đặc biệt, phải được tổ chức một cách thống nhất và chặt chẽ, cán bộtrong tổ chức đó phải được đào tạo để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ
Từ khi Đảng ra đời đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy tậptrung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, nguyên tắc quantrọng này chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làmviệc của Đảng Trong các giai đoạn cách mạng Đảng luôn quan tâm đền côngtác tổ chức, bộ máy của Đảng và cả hệ thống chính trị, quan tâm đến công tácđào tạo cán bộ của bộ máy, coi đó là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sựnghiệp cách mạng của Đảng Nhờ vậy cách mạng Việt Nam đã vượt quamuôn vàn khó khăn giành được nhiều thắng lợi
Từ sau Đại hội VI (1986) đến nay, thực hiện đường lối đổi mới với việcxác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụthen chốt, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều nghị quyết về xây dựng vàchỉnh đốn Đảng, trong đó đặc biệt coi trọng việc chấn chỉnh kiện toàn, củng
cố hệ thống tổ chức, bộ máy của Đảng và các tổ chức khác trong hệ thốngchính trị Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần đề
ra các nghị quyết lớn về kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, về cán bộ vàcông tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII(tháng 8-1999), kết quả là đã tạo được những chuyển biến tích cực và đồng
bộ, góp phần bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xãhội và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là về công tác đào tạo độingũ cán bộ lãnh đạo
Tuy nhiên, các tác giả cho rằng, hệ thống tổ chức bộ máy Đảng Cộngsản Việt Nam vẫn còn những khuyết điểm, yếu kém như năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình
Trang 13mới; dân chủ trong Đảng và xã hội còn bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở nhiềucấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm, nhất là ở cơ sở; việc xây dựng kiện toàn hệthống tổ chức chưa đạt yêu cầu tinh gọn, hiệu quả, bộ máy còn cồng kềnh,chồng chéo, quan hệ trách nhiệm không rõ, hiệu lực, hiệu quả thấp, đội ngũcán bộ lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng yêu cầu Vìvậy, vấn đề kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ lãnh đạo của Đảng vẫn cần tiếptục được nghiên cứu.
Đây là cuốn sách được nghiên cứu tương đối có hệ thống những vấn đề
cơ bản có liên quan đến kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng, đặc biệt đi sâunghiên cứu phân tích thực trạng hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng từ khithực hiện đường lối đổi mới (năm 1986) đến nay Từ đó, cuốn sách nêu lênnhững kiến nghị cụ thể với mong muốn được góp một tiếng nói vào vấn đềquan trọng đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm - vấn đề kiện toàn, đổimới tổ chức trong đó có đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng
- "Tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chínhtrị cấp tỉnh, thành phố (kinh nghiệm của Hà Nội)" (2008) của Cao KhoaBảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Đây là tài liệu có giá trị về côngtác tổ chức và đào tạo cán bộ cấp tỉnh, thành ở Việt Nam hiện nay Cuốnsách này có nhiều gợi ý tốt cho luận án, bởi để tăng cường đội ngũ cán bộlãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố, vấn đề đặt ra
là phải thực hiện đồng thời với tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ này Việc nâng cao năng lực lãnh đạo, phẩm chất đạo đức
để đáp ứng với yêu cầu lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ trong hệthống chính trị hiện nay đang là yêu cầu bức thiết Cuốn sách đã đề cậpđến vai trò của công tác đào tạo cán bộ, xây dựng cho được đội ngũ cán
bộ chủ chốt có đủ tài, đức để đảm đương nhiệm vụ Đây là tài liệu thamkhảo quý cho luận án này
Trang 14- "Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (2009), do Trần Đình Hoan (chủbiên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học "Những vấn đề lý luận
và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lýtrong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" Cuốn sách khẳng định,dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập vàrèn luyện, gần 80 năm qua, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắnglợi vẻ vang Từ một nước nô lệ, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập,
là ngọn cờ tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc Trong hơn 20 nămqua, công cuộc đổi mới đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo điềukiện và cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển đất nước trong những nămtiếp theo Có được những thắng lợi đó là nhờ đường lối chính trị đúng đắn, là
do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã dày công xây dựng đội ngũcán bộ đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng.Quan điểm của Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là gốc của mọi công việc,muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém Quan điểmnày luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và thực hiện
Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ởViệt Nam hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngày càng vươn lên, năng động,sáng tạo, góp phần xứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nước Song các tácgiả cho rằng trong hoàn cảnh mới, sự tác động của kinh tế thị trường đã bộc lộnhững yếu kém, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ bị thoái hoá về chính trị và phẩm chất, tham ô, lãng phí,quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, cơ hội và thực dụng, không ít cán bộ bị giảmsút uy tín, không còn là công bộc của dân, thậm chí trù dập, ức hiếp nhân dân.Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có
Trang 15nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá.
Đây là một đề tài còn khá mới mẻ, đề cập đến công tác cán bộ là mộtnhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế ởViệt Nam hiện nay Cuốn sách là tài liệu hữu ích cho người làm công tác cán
bộ hiện nay Cuốn sách còn bổ ích cho chính luận án này, cơ sở cho việcnghiên cứu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong điều kiện hiện nay ở Lào
- "Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước" (2009), do Lê MinhThông và Nguyễn Danh Châu (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, HàNội Cuốn sách đã làm rõ hơn vai trò của cán bộ và công tác cán bộ Cán bộ lànhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh củaĐảng của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựngĐảng Xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạođức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và chức năng hoạt động thựctiễn, sáng tạo, gắn bó với dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá là chủ trương và chính sách lớn trong nội dung công tác cán bộcủa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam
Từ những kinh nghiệm về công tác nhân sự của một số nước, các tácgiả nhận định rằng, trong những năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam khôngngừng đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức trong việc xây dựng, đề ra cácđường lối chủ trương về công tác cán bộ Trong các nhiệm kỳ Đại hội, ĐảngCộng sản Việt Nam đều dành sự quan tâm cho công tác tổ chức cán bộ Hơn
10 năm qua thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, công tác cán bộ
đã có một số đổi mới về nội dung và cách làm, mang lại những chuyển biếntích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhìn chung được nâng lên, tuyệt đại đa
số cán bộ vẫn giữ được phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống lành mạnh,gần gũi với nhân dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, thích
Trang 16ứng dần với điều kiện mới Tuy nhiên, việc đổi mới công tác cán bộ và chínhsách cán bộ chưa theo kịp với đổi mới kinh tế và phát triển của xã hội Nhiềukhuyết điểm, yếu kém chậm được khắc phục, nhất là trong việc tuyển chọnđào tạo, đánh giá, sắp xếp, chế độ chính sách đối với cán bộ Để nhanhchóng xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới, việcnghiên cứu một số mô hình công vụ, công chức của một số nước tiên tiếnhay nước có điều kiện gắn với Việt Nam để thấy rõ hơn những vấn đề công
vụ, công chức ở Việt Nam, từ đó có giải pháp đổi mới công tác cán bộ nóichung và đào tạo cán bộ nói riêng nhằm nhanh chóng khắc phục những mặthạn chế là việc làm rất cần thiết
Trong nội dung cuốn sách, các tác giả tập trung phân tích những vấn đề
về bộ máy quản lý, tuyển chọn và chế độ công chức, luân chuyển; đào tạo vàbồi dưỡng công chức; chế độ kiểm tra đánh giá và chính sách đối với đội ngũcán bộ lãnh đạo v.v Từ việc khảo cứu các mô hình công cụ, công chức củamột số nước trên thế giới, các tác giả nêu lên một số nhận xét và kiến nghị đổimới công tác tổ chức cán bộ của Việt Nam cho phù hợp với đặc điểm, trình
độ phát triển hiện nay Cuốn sách là tư liệu bổ ích để luận án này tham khảonghiên cứu kinh nghiệm đào tạo cán bộ, công chức của một số nước
- "Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý" (2009) của Đỗ Minh Cương,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung của cuốn sách đã đề cập đến nhữngvấn đề: Sự cần thiết của công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trongcông tác cán bộ nói chung; các yêu cầu và quan điểm đối với công tác quyhoạch Quy hoạch cán bộ có vai trò quan trọng trong công tác cán bộ, xâydựng Đảng vững mạnh; quy hoạch cán bộ là để có kế hoạch đào tạo, bồidưỡng cán bộ đáp ứng các yêu cầu của công tác tổ chức cán bộ nói chung.Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho luận án này nghiên cứu, bởi việc thực hiệnđào tạo bồi dưỡng cán bộ cần phải gắn với công tác quy hoạch cán bộ
Trang 17Về các đề tài khoa học, có thể kể đến một số công trình được nghiên
cứu trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam như sau:
- "Xác định cơ cấu, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trịđổi mới", mã số KX 0511 (1992-1999) Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh là cơ quan chủ trì, do Trần Xuân Sầm là chủ nhiệm
- "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trong hệthống chính trị ở nước ta hiện nay (1999-2002)", Đề tài cấp Bộ, Ban Tổ chứcTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan chủ trì, do Lê Quang Thưởng
là chủ nhiệm
- "Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộlãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị và trung tâm bồi dưỡng chính trịhiện nay" (2001), đề tài khoa học cấp Bộ, do Phạm Văn Thọ làm chủ nhiệm
- "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (2002-2003), Đềtài khoa học cấp Bộ, Khoa Xây dựng Đảng, Phân Viện Báo chí và Tuyêntruyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì, doNguyễn Đức Ái là chủ nhiệm
Về các luận văn, luận án, có một số đề tài đã được nghiên cứu như sau:
- "Vấn đề nâng cao chất lượng, công tác đào tạo bồi dưỡng, sử dụngcán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã Bạc Liêu tỉnh Minh Hải hiện nay"(1995), của Lê Hữu Ái, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
- "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ các cấp ởTây Nguyên hiện nay" Luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngành xây dựng Đảng,tác giả Nguyễn Mậu Dựng, Hà Nội, 1996
- "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằngsông Cửu Long hiện nay" (2000), Luận án tiến sĩ lịch sử của Phạm CôngKhâm, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 18- "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở vùng đồng bằng sôngHồng" (2002), Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, củaNguyễn Thái Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- "Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệthống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ" (2003), Luận án tiến sĩ triếthọc của Lê Hanh Thông, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- "Xây dựng đội ngũ Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dânhuyện vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1996-2020)", Luận án tiến sĩ,chuyên ngành xây dựng Đảng của tác giả Huynh Văn Long
- "Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chính trị quân độinhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới (2004), Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyênngành Xây dựng Đảng của tác giả Đặng Nam Điền
- "Nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ trong hệthống chính trị cơ sở tỉnh Thái Nguyên hiện nay" (2006), Luận văn thạc sĩchính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Về các bài viết đăng trên các tạp chí, có một số công trình điển hình
như sau:
- "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo độingũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 9/1999, củaNguyễn Hữu Cát
- "Điều chỉnh bằng Luật đạo đức của quan chức Mỹ" của tác giả TrịnhTrọng Nghĩa, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3/2000
- "Một số kinh nghiệm trong quản lý nhân sự bộ máy nhà nước Mỹ"của tác giả Lê Thanh Bình, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 6/2001
- "Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lýcấp tỉnh, huyện" của Nguyễn Duy Hùng, Tạp chí Cộng sản số 3, tháng 1/2002
Trang 19- Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trongthời kỳ mới" của Ngô Ngọc Thắng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2004.
- "Yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo của Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh" của tác giả Song Thành, Tạp chí Lý luận chính trị số 7/2005
- "Đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở ở Bắc Ninh" của Đỗ Văn Thêm, Tạpchí Xây dựng Đảng số tháng 12/2008
- "Quản lý nhân sự hành chính và đào tạo công chức cao cấp ở trườngHành chính quốc gia Pháp (ENA)" của Phan Xuân Sơn, Thông tin Chính trịhọc số 2/2008
- "Phương pháp dạy học trong các trường Đảng ở Trung Quốc" của VõThị Mai, Tạp chí Xây dựng Đảng số 8/2007
- "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp ở Trung Quốc" củaĐặng Đình Lựu, Tạp chí Xây dựng Đảng số 10/2008
- "Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ" của Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2010
- "Cách đào tạo công chức ở Pháp" của phạm Quang Vịnh, Tạp chí Xâydựng Đảng điện tử ngày 12/8/2011
- "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở một số nước trên thế giới"của Lê Quang, Tạp chí Xây dựng Đảng số 11/2009
- "Đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực làm việc cho cán bộ, côngchức" của Ngô Thành Can, Tạp chí Quản lý nhà nước số 98, tháng 3/2004
- "Một số vấn đề về đánh giá trong quá trình quản lý đào tạo" của LêNhư Thanh, Tạp chí Quản lý nhà nước số 98, tháng 3/2004
- "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnhđạo của Vũ Quang Vinh, Tạp chí Lý luận chính trị số 5/2002
Các công trình từ đề tài, luận văn, luận án và các bài viết đăng trên cáctạp chí được nêu ra ở trên đã cung cấp những thông tin bổ ích dưới các khíacạnh và các mức độ khác nhau, nhất là những lý luận về đào tạo bồi dưỡng
Trang 20cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam thời
kỳ đổi mới những năm gần đây; đúc rút nhiều kinh nghiệm trên thế giới và đềxuất các giải pháp có giá trị những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, là nguồn tư liệu quý cho việc nghiên cứu công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở Lào
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, vấn đề đào tạo, xây dựng độingũ cán bộ đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới đã được đề cập trong nhiềuvăn kiện của các kỳ Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ khoá IV đếnkhoá IX, đặc biệt, Nghị quyết các hội nghị công tác tổ chức cán bộ toàn quốccủa Ban Tổ chức Trung ương Đảng lần thứ 1 (11-8-1995) và lần thứ 8 (11-2006) đã đề ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác tổ chức cán
bộ đến năm 2010 Các văn kiện trên và các công trình nghiên cứu có liênquan đã đề cập đến các quan điểm của Đảng và Nhà nước, góp thêm cơ sở lýluận, làm rõ nhiều vấn đề cụ thể và đề xuất các giải pháp về công tác cán bộtrong tình hình mới, trong đó có công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của
hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Tuy nhiên trong thờigian qua, chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về công tác đào tạo độingũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dânLào Luận án trân trọng kế thừa những thành quả nghiên cứu đã có để đi sâunghiên cứu vấn đề công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thốngchính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới hiện nay
Ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã có một số công trình nghiêncứu dưới hình thức các luận án, luận văn, bài viết tạp chí liên quan đến vấn
đề cán bộ, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng
hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ đổi mới Dướiđây là một số công trình tiêu biểu như sau:
Trang 211.2.1 Tình hình nghiên cứu trong các luận án, luận văn
- "Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nướcCộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" (2003), Luận ántiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của tác giả Bun Ma Kết Kê Son.Trong luận án, tác giả đã đề cập tới vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo; vai tròcủa đạo đức đối với cán bộ lãnh đạo và yêu cầu đối với việc đào tạo, rèn luyệnnâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
- "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Namnước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" (2004), củatác giả Bun Xợt Thăm Ma Vông (2004), Luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngànhXây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã làm rõ
cơ sở lý luận, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ hiện nay, chỉ rõ những ưu,khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm, mục tiêu, phương hướng vànhững giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở cáctỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay Luận án gópphần cung cấp những cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấphuyện ở các tỉnh phía Nam Lào hiện nay
- "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc củanước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay"(2004), của Bun Lư Sổm Sắc Đi, Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xâydựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luận án đã hệ thốnghoá được nhiều vấn đề lý luận và đánh giá được thực trạng xây dựng đội ngũcán bộ chủ chốt cấp tỉnh phía Bắc Lào từ năm 1986 đến nay, những vấn đềđặt ra và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc Lào trong thời kỳ đổimới Tác giả cũng hệ thống hóa một số quan điểm lý luận về cán bộ, cán bộchủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh của Lào nói riêng
Trang 22- "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thànhphố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay" (2004), của Đệt Tạ KonPhi La Phăn Đệt (2004), Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựngĐảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luận án làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn về vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và công tác xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn Tácgiả phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban,ngành ở thành phố Viêng Chăn và thực trạng kinh nghiệm, những yêu cầu đặt
ra cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Tác giả luận chứng những cơ sởkhoa học về vai trò, vị trí và yêu cầu mới của đội ngũ cán bộ chủ chốt cácban, ngành ở thành phố Viêng Chăn Luận án phân tích, rút ra những bài họckinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể những tiêu chuẩn và cơcấu của đội ngũ cán bộ hiện nay Tác giả kiến nghị một số giải pháp và cótính khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ởthành phố Viêng Chăn hiện nay
- "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diệnTrung ương quản lý ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổimới" (2005), của Khăm Phăn Phôm Mạ Thắt (2005), Luận án tiến sĩ khoahọc chính trị chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh Tác giả phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của công tácđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt, đặc biệt là đốivới đối tượng thuộc diện quản lý của Trung ương, trong thời kỳ đổi mới,nhất là thích ứng với hoàn cảnh trong nước và thế giới hiện nay Trên cơ sởphân tích đánh giá thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý Tác giả nêu lên nhữngvấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng và giảipháp chủ yếu nhằm giải quyết những tồn tại, đẩy mạnh quá trình đào tạo, bồi
Trang 23dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt với chất lượng hiệu quả ngày càng cao Đây
có thể xem là những luận cứ khoa học cho công tác đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung và đối với người lãnh đạo chủ chốtthuộc diện quản lý của Trung ương nói riêng Tác giả đã góp phần bổ sung
và phát triển một cơ sở lý luận về công tác đào tạo, cán bộ lãnh đạo chủ chốtthuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trongthời kỳ đổi mới
- "Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào hiện nay" (2001), của Un Kẹo Si Pa Sợt, Luận án tiến sĩchuyên ngành chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh Tác giả phân tích làm thế nào để đánh giá đúng và trungthực trong công tác tổ chức cán bộ, những thành tựu, hạn chế và vấn đềđặt ra hiện nay, để có những phương hướng và giải pháp hoàn thiện vàphát triển lĩnh vực công tác quan trọng này Đây là những vấn đề hếtsức hệ trọng và cấp thiết hiện nay đối với cấp tỉnh ở Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào Trong vấn đề này thì ở đâu là những định hướng chiếnlược, ở đâu là những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột pháv.v Phải chăng cần có những nghiên cứu vừa cơ bản, vừa thực tiễn vềvấn đề này trong đó có công tác đào tạo cán bộ mới có thể có nhữnggiải pháp thoả đáng
- "Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay"(2011), của La Chay Sinh Su Văn, Luận án tiến sĩ chuyên ngành chính trịhọc, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả phântích trên cơ sở hệ thống hoá những quan điểm lý luận về hệ thống chính trị
cơ sở, phân tích khảo sát đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra về hệthống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay, luận án đề xuất các quan
Trang 24điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở
ở nông thôn Lào
- "Đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Luông Nậm Thatrong sự nghiệp đổi mới" (2006), của Xi Xụ Phăn Thăm Păn Nha, Luận vănthạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng
- "Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở tỉnhViêng Chăn trong giai đoạn mới" (2007), của Sun Thong Khăm, Luận văn Cửnhân chính trị
- "Nâng cao chất lượng xây dựng cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn tronggiai đoạn mới" (2011), của Văn Xay - Xay Nhạ Băt , Luận văn thạc sĩ, chuyênngành Xây dựng Đảng
Các tác giả đã nêu và phân tích về lý luận và thực tiễn của cán bộlãnh đạo - quản lý ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay Như đãlàm cho lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡngcán bộ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thành hệ thống, làm cơ sở chohoạt động nâng cao chất lượng việc đào tạo - bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo -quản lý trong giai đoạn mới và đánh giá khách quan sự thật sự thànhcông, vướng mắc nguyên nhân và rút kinh nghiệm trong nâng cao chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng những năm qua Các tác giả có một số giải phápnhằm nâng cao chất lượng cán bộ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Làotrong giai đoạn mới
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong các tạp chí
- "Phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,quản lý ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào" (2002), Bun ThiKhưa My Xay, Tạp chí Chính trị - Hành chính Lào, (số 3-2000)
Trang 25- "Một số vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bộmáy hành chính ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" (2005), Bun Khăm Xay
Xa Nạ, Tạp chí A Lumay, (số 5 - 2005)
- "Đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo với phát triển xã hội theođường lối chính sách của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào" (2009), ĐenMương Xiêng, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 97-2009)
- "Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Công annhân dân trong giai đoạn mới" (2009), Viêng Khăm Phông Sa Văn, Tạp chí
Lý luận chính trị - Hành chính Quốc gia Lào, (số 12-2009)
- "Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức" (2010),Ubôn Mạ Ha Xay, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, (số 4-2010)
- "Một số biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo hệ thống chínhtrị trong điều kiện mới'' (2010), Khăm Phăn Vông Pha Chăn, Tạp chí Xâydựng Đảng, (số 106-2010)
- "Một số giải pháp đánh giá sắp xếp, luân chuyển và sử dụng cán bộlãnh đạo hệ thống chính trị trong điều kiện hiện nay'' (2010), Khăm PhănVông Pha Chăn, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 117-2010)
- "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trịnước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện mới" (2011), Khăm
Phăn Vông Pha Chăn, Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 10-2011).
- "Thực trạng và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào" của Xinh-KhămPhôm-Ma-Xay, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 10/2001)
"Quan điểm và phương hướng của hai đảng, hai nhà nước Việt Nam Lào về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cho Lào" của Phu Thắc PhítThanusỏn, Tạp chí Lịch sử Đảng, (số 12/2007)
Trang 26-Ngoài ra còn một số luận văn, các bài viết liên quan đến vấn đề nói trêntrong các tạp chí, và bản tin khoa học ở Lào và Việt Nam với những giá trịnhất định Tuy nhiên, việc nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnhđạo của hệ thống chính trị trong điều kiện đổi mới vẫn dừng lại ở những nộidung và khía cạnh nhất định mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cáchtrực tiếp toàn diện và có hệ thống về vấn đề này Vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề
lý luận và thực tiễn về lĩnh vực công tác quan trọng này cần phải được tiếptục đi sâu nghiên cứu
Các nhà khoa học có một số công trình nghiên cứu trực tiếp về đào tạođội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị từ các góc độ khác nhau trên
cơ sở những tìm tòi nội hàm khái niệm hệ thống chính trị, khái niệm cán bộ,cán bộ chính trị Định nghĩa khái niệm hệ thống chính trị, về đội ngũ cán bộlãnh đạo như trên đã nêu, các tác giả đã khái quát những đặc điểm, xu hướngvận động, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, phân tíchthực trạng và những bất cập của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, tìmvạch nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ lãnhđạo ở Lào hiện nay Những tri thức mà các nhà khoa học rút ra ở đây rất có ýnghĩa và rất được trân trọng Luận án kế thừa nhiều những thành quả của cácnghiên cứu này
Các công trình khoa học trên đây nhìn chung đã nghiên c ứu ởnhững khía cạnh khác nhau về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo hoặc cácchủ đề có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệthống chính trị nói chung và ở Lào nói riêng Các công trình khoa học trêntiếp cận đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ nhiều cách, nhiều góc độ khácnhau, nhưng tựu chung lại, các nhà khoa học với tư cách là những chủ thểsáng tạo, nghiên cứu, khảo sát, phân tích khái quát nêu trên đều cố gắnggiải quyết những vấn đề căn cốt của đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản
Trang 27lý với những mức độ khác nhau, xuyên qua những công trình đó, có thểtổng quan lại những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, các nhà khoa học đã từ nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa
ra những định nghĩa có ý nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp về đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị Qua phân tích, khái quát dẫnđến việc đưa ra các định nghĩa khác nhau về đào tạo đội ngũ cán bộ trong hệthống chính trị của các nhà khoa học, có thể rút ra được những dấu hiệu nộihàm cơ bản của khái niệm về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thốngchính trị, đã thể hiện sự nhận thức về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệthống chính trị ngày càng sâu sắc hơn, toàn diện hơn và có thể chỉ đạo hoạtđộng thực tiễn của xã hội trong việc đổi mới đất nước ở Việt Nam cũng như ởLào hiện nay ngày càng có hiệu quả hơn
Thứ hai, các nhà khoa học đã tập trung phân tích cấu trúc, đặc điểm,
các nhân tố chế định và vị trí, vai trò của đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạotrong hệ thống chính trị nói chung và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong
hệ thống chính trị Việt Nam nói riêng với nét đặc thù của nó Điều này rất cógiá trị, giúp cho chúng ta có thể tiếp thu có chọn lọc những giá trị hợp lý trongviệc tổ chức của hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thốngchính trị
Thứ ba, từ việc xác định các khái niệm công cụ - đào tạo đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, các nhà khoa học khảo sát, phân tích thực trạng ở Việt Nam và Làohiện nay, vạch ra những tích cực và những hạn chế, những bất cập này cùngnhững nguyên nhân của nó Nhiều công trình đã tìm những bức xúc nổi cộm củađào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam và Lào hiện nay, vạch ra nhữngtích cực và hạn chế, những bất cập này cùng những nguyên nhân của nó
Nhìn khái quát, đã có không ít những công trình nghiên cứu đề cậpliên quan đến công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị, góp
Trang 28phần làm rõ hơn quan niệm về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo và kinhnghiệm giải quyết mối quan hệ giữa công tác cán bộ và công tác đào tạocán bộ Những kết quả nghiên cứu đó có những giá trị nhất định làm cơ sởcho việc đổi mới và hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo.Tuy nhiên, các công trình khoa học nêu trên chưa nghiên cứu một cách có
hệ thống về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Làohiện nay Luận án này mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng vàhiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ởLào hiện nay Luận án trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kếtquả nghiên cứu đã công bố có liên quan để phục vụ cho mục đích nghiêncứu của mình
Trang 29Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1.1 Khái niệm hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ lãnh đạo
2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống chính trị
Các nhà kinh điển Mác - Lênin trong các tác phẩm của mình chưa sửdụng khái niệm hệ thống chính trị Các ông thường đề cập tới: hình thứcchính trị, thiết chế chính trị, thể chế chính trị và kết cấu chính trị của xã hội…Trong các tài liệu sách báo mác xít ở các nước xã hội chủ nghĩa trong nhiềunăm trước đây cũng không sử dụng khái niệm này mà thường dùng khái niệm
"hệ thống chuyên chính vô sản" Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, các nhàluật học Xô viết mới dùng khái niệm hệ thống chính trị Ở các nước tư bảnchủ nghĩa, từ những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệm hệ thống chính trị đãđược nói đến trong các công trình nghiên cứu của các học giả và trong giớichuyên môn chính trị học và luật học Có thể nói, khó tìm thấy một định nghĩanào hoàn chỉnh về hệ thống chính trị, tuy nhiên những nội dung biểu đạt hệthống chính trị với tư cách là một phạm trù của chính trị học của các khoa họcchính trị nói chung vẫn có thể tìm thấy trong nghiên cứu về thiết chế và thểchế chính trị Theo đó, hệ thống chính trị có chức năng thực hiện hoặc thamgia thực hiện quyền lực chính trị, bảo đảm sự quản lý, điều hành đất nước củacác chủ thể quyền lực
Ở nhiều nước trên thế giới, trong lý luận về chính trị học, hệ thốngchính trị thường có hai cách tiếp cận Thứ nhất, đề cập đến hệ thống chính trị,các nhà chính trị học thường bàn đến hệ thống các đảng chính trị, các quan hệchính trị giữa các đảng chính trị trong cuộc đấu tranh giành quyền lực nhà
Trang 30nước, hoặc tham gia vào chính quyền để trở thành đảng cầm quyền, đảngtham chính hoặc đảng đối lập được nghiên cứu như là đối tượng tác động củacác đảng chính trị Thứ hai, xem nhà nước là biểu hiện tập trung của chính trị.
Do vậy, đề cập đến hệ thống chính trị về thực chất là bàn đến chính trị, nhànước theo các mô hình chính thể quân chủ, chính thể quân chủ lập hiến, cộnghoà đại nghị, cộng hoà tổng thống, cộng hoà lưỡng tính… Theo cách tiếp cậnnày, mối quan hệ giữa nhà nước và đảng chính trị được xác lập thông qua cáchình thức tổ chức chính thể, dựa trên mức độ và tính chất của phân chia quyềnlực và cấu trúc chính trị của chế độ đa đảng: phân quyền cứng hay phânquyền mềm, chế độ nhiều đảng hay chế độ hai đảng (lưỡng đảng)
Ở Việt Nam, khái niệm "hệ thống chính trị" được Đảng Cộng sản ViệtNam chính thức sử dụng từ Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ươngkhoá VI (3-1989) thay thế cho khái niệm "hệ thống chuyên chính vô sản" vẫnđược dùng trước đây Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn còn rất nhiều quan niệmkhác nhau về khái niệm này, có thể phân thành một số nhóm quan điểm chínhsau đây về hệ thống chính trị ở Việt Nam
- Nhóm quan điểm thứ nhất nêu tổng quát chung nhất về hệ thống chínhtrị, "xem hệ thống chính trị chỉ bao gồm những tổ chức chính trị - xã hộimang bản chất của giai cấp cầm quyền, hoặc là phục vụ cho quyền lựcchính trị của giai cấp đó Với cách hiểu như vậy "hệ thống chính trị" chỉ làcách gọi khác của phạm trù "hệ thống chuyên chính" của giai cấp cầmquyền [10, tr.45-46] Theo đó, những quan điểm về chính trị, pháp quyềnđối lập và tương ứng với nó là những tổ chức chính trị - xã hội đối lập, kể cảhợp pháp và không hợp pháp đều không nằm trong hệ thống chính trị
Thuộc nhóm quan điểm này, còn có các định nghĩa khác như: "hệ thốngchính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan, quyềnlực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và phong trào xã hội…) đượcxây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội, phân bổ theo một kết cấu
Trang 31chức năng nhất định, vận hành theo nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể,nhằm thực thi quyền lực chính trị" [42, tr.73].
Quan niệm nêu trên đã khái quát được tính phổ biến (cái chung) của hệthống chính trị và do đó thích ứng với hệ thống chính trị ở các nước trên thếgiới, nhưng chưa phân biệt rõ sự khác nhau của hệ thống chính trị tư sản và hệthống chính trị ở các nước như Việt Nam cả về bản chất, cơ cấu và vai trò
- Nhóm quan điểm thứ hai: cụ thể hoá nội dung của hệ thống chính trị,chỉ rõ những bộ phận, yếu tố cấu thành hệ thống chính trị: Đảng Cộng sảnViệt Nam; Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, HộiCựu chiến binh Việt Nam
- Nhóm quan điểm thứ ba cho rằng: "Hệ thống chính trị là một cơ cấubao gồm Nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hộitồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, được chế định theo
tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xãhội, với mục đích duy trì và phát triển chế độ xã hội đó" [87, tr.138] hay hệthống chính trị ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nambao gồm các thành tố Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị - xã hội, trong đó Đảng giữ vai trò lãnh đạo, Nhà nước đóng vai tròquản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò quantrọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân
Từ các quan điểm nêu trên cho thấy, để làm rõ khái niệm hệ thốngchính trị chúng ta không thể dừng lại chỉ ở việc liệt kê những yếu tố thực thểcấu thành mà còn phải tìm hiểu hệ quan điểm tư tưởng chính trị, những chuẩnmực chính trị và pháp quyền mà các yếu tố nói riêng, toàn bộ hệ thống chínhtrị nói chung đang theo đuổi cùng mối quan hệ qua lại, sự tác động lẫn nhau
Trang 32giữa các yếu tố thực thể cũng như những yếu tố tư tưởng tinh thần nêu trêntạo thành cơ chế vận hành của hệ thống chính trị.
Hệ thống chính trị ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay là
có những nét tương đồng với hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa nói chung và
ở Việt Nam nói riêng Cũng như ở Việt Nam, việc nghiên cứu, làm rõ thựcchất và nội hàm của khái niệm hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhândân Lào được xuất phát từ các phương diện sau:
- Khái niệm hệ thống chính trị được Đảng Nhân dân Cách mạng Lào sửdụng vào những năm tiến hành công cuộc đổi mới Khái niệm này được dùng
để xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các thiết chế tổ chức chính trị vốn cónguồn gốc từ hệ thống chuyên chính vô sản phù hợp với yêu cầu đòi hỏi mớicủa phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiệndân chủ hoá mọi mặt của đời sống kinh tế chính trị, xã hội của đất nước Dovậy, hệ thống chính trị phải thật sự là một hình thức dân chủ của nhân dân, làphương thức quan trọng, cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị củamình, để mỗi cá nhân mỗi cộng đồng thật sự là chủ thể sáng tạo của dân chủ
và đổi mới
- Hệ thống chính trị mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chủ trương xâydựng và không ngừng tăng cường hoàn thiện là hệ thống chính trị quá độ lênchủ nghĩa xã hội nhằm xây dựng một xã hội: dân giàu, nước mạnh, côngbằng, dân chủ văn minh Động lực xây dựng đất nước là khối đại đoàn kết dântộc trong Mặt trận Xây dựng đất nước Lào; công cụ xây dựng chủ nghĩa xãhội là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; hệ thống chính trịđổi mới vận động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dânlàm chủ
Như vậy, khái niệm hệ thống chính trị cần phải được nhìn nhận vớitính cách là một phạm trù thống nhất giữa chính trị và xã hội, giữa quyền
Trang 33lực chính trị và dân chủ xã hội chủ nghĩa, giữa cơ cấu tổ chức và cơ chếhoạt động Để có được một quan niệm đầy đủ về hệ thống chính trị cũngcần tiếp cận khái niệm này ở 3 góc độ:
Hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay đượcnhìn nhận trên một số nét cơ bản là:
Thứ nhất, đó là một hệ thống các thể chế chính trị, chính trị xã hội có
nhiệm vụ thực hiện quyền lực của nhân dân, đồng thời là hệ thống tổ chức cơbản để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đảm bảo cho mỗi cánhân, mỗi cộng đồng thật sự là chủ thể sáng tạo, chủ động và tích cực trongviệc thực hành và phát huy dân chủ, theo đúng như tư tưởng Hồ Chí Minh:
"mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [66, tr.698]
Thứ hai, đó là một hệ thống tổ chức và hoạt động trên những nền tảng
cơ bản: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chế độ Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; khối đại đoàn kết toàndân tộc với ý nghĩa là động lực của sự phát triển đất nước trên nền tảng củachủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ ba, đó là một hệ thống đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ từ tổ
chức đến phương thức hoạt động trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ mới vàyêu cầu mới xuất phát từ các nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp cách mạngLào trong giai đoạn mới: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng
Trang 34Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng nền văn hoá tiên tiến mang đậm bảnsắc dân tộc Lào là nền tảng.
Thứ tư, đó là một hệ thống tổ chức bao gồm các thành viên đang được
đổi mới mạnh mẽ từ tổ chức nhiệm vụ, chức năng đến phương thức hoạtđộng; từ mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống đến mối quan hệ của
hệ thống đó với xã hội dân sự đang hình thành và phát triển ở Cộng hoà Dânchủ Nhân dân Lào Hệ thống này bao gồm: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Mặt trận Xây dựng đất nướcLào, Công đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cáchmạng Lào, và Hội Cựu chiến binh Lào
Tổng hợp các quan điểm và cách tiếp cận nêu trên, có thể chỉ ra cácnội dung cơ bản của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Làonhư sau:
+ Là một hệ thống thống nhất các thiết chế bao gồm Đảng Nhân dânCách mạng Lào, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào của dân, do dân,
và vì dân; Mặt trận Xây dựng đất nước Lào và các tổ chức chính trị - xã hội
+ Là hình thức cơ bản tổ chức của chính trị, trong đó sự vận hành vàthực hiện quyền lực theo một cơ chế chủ đạo là: "Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ"
+ Là hình thức tổ chức chính trị dân chủ nhằm bảo đảm quyền lựcchính trị của nhân dân, thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh
2.1.1.2 Khái niệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị
Cán bộ là một danh từ được du nhập vào Việt Nam và Lào từ nhiều
thập kỷ qua, nhất là từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dânCách mạng Lào lãnh đạo đất nước trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.Đặc biệt ban đầu danh từ cán bộ được sử dụng nhiều trong quân đội đểphân biệt giữa những người chiến sĩ với người cán bộ chỉ huy từ cấp tiểu
Trang 35đội phó trở lên Sau đó, từ cán bộ được dùng để chỉ tất cả những ngườithoát ly gia đình đi hoạt động kháng chiến chống đế quốc để phân biệt họvới những người khác.
Cán bộ là một danh xưng rất đẹp đầy niềm tự hào vinh dự trong nhândân các bộ tộc Lào Ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, từ cán bộ là muốn chỉmột lớp người là những chiến sĩ cách mạng, lớp người mới, sẵn sàng chịu đựnggian khổ, hy sinh, gắn bó với nhân dân, phục vụ cho sự nghiệp cao cả giànhđộc lập tự do cho dân tộc
Hiện nay, hiểu một cách chung nhất, cán bộ là những người làm côngtác nghiệp vụ chuyên môn nhất định trong các cơ quan Nhà nước, Đảng vàđoàn thể, tức là những người làm công tác có chức trách trong một cơ quan,một tổ chức trong hệ thống chính trị [92, tr.109]
Điều đó cũng có nghĩa cán bộ bao gồm tất cả những người trong biên chếnhà nước có bậc lương, làm việc trong cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội,
cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân
Từ cách hiểu đó cho thấy, khái niệm cán bộ có 4 đặc trưng cơ bản:
- Cán bộ được sự uỷ thác của Nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thốngchính trị… và lấy danh nghĩa của Nhà nước và các tổ chức đó để hoạt động
- Cán bộ là người giữ một chức vụ, trọng trách nào đó trong hệ thốngchính trị nói chung
- Là người, trước khi được giao trọng trách phải qua bầu cử, tuyểnchọn, đề bạt hoặc bổ nhiệm
- Là người được hưởng chế độ đãi ngộ trên cơ sở căn cứ và chất lượnglao động của họ
Với 4 nghĩa này thì những người cán bộ có thể là người lãnh đạo, quản
lý hoặc nhà chuyên môn, nhà khoa học, có thể họ là công chức, viên chức làmviệc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước, cán bộ được hình thành từdân cử, bầu cử, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm
Trang 36Khái niệm cán bộ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay đượchiểu: Đó là các công dân Lào trong biên chế nhà nước được hưởng lợi từ ngânsách, bao gồm các đối tượng:
Một là, những người do bầu cử đảm nhiệm công việc theo nhiệm kỳ
trong cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Hai là, những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ
một nhiệm vụ thường xuyên, làm việc trong cơ quan, tổ chức nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, theo từ điển tiếng Lào xuất bản năm
1986, cán bộ cũng đồng nghĩa với công chức, nhà chức trách Còn quan niệm vềcông chức thì được thể hiện rõ trong đối tượng của Nghị định 171 (1993), nay làNghị định 82 (2003) của Thủ tướng Chính phủ về quy chế công chức Cộng hoàDân chủ Nhân dân Lào Theo đó, tất cả những người làm việc biên chế của các
tổ chức Nhà nước, Đảng, quần chúng đều được gọi là công chức
Từ những điều nói trên cho phép chúng ta khẳng định rằng: cán bộ làmột phạm trù dùng để chỉ tất cả những người công tác ở các cơ quan tổ chứccủa Đảng và Nhà nước, các đoàn thể, lực lượng vũ trang, nằm trong biên chế,
cả những người giữ chức vụ lẫn những người làm công tác chuyên mônnghiệp vụ không giữ chức vụ
Như chúng ta đã biết rằng trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trịcủa các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả trong hệ thống chính trị Dân chủ Nhândân Lào hiện nay được phân thành nhiều cấp và nhiều bộ phận khác nhau.Nếu như ở mỗi cấp mỗi bộ phận trong các hệ thống tổ chức đều có một tậpthể lãnh đạo thì những người đứng đầu quan trọng nhất, có chức vụ cao nhấttrong các tập thể ấy thường được gọi là cán bộ lãnh đạo
Thời gian gần đây, trong một số văn kiện của Đảng Nhân dân Cáchmạng Lào đã dần dần hình thành sự phân chia các loại cán bộ trong hệ thốngchính trị và trong xã hội, tập trung bao gồm một số loại chủ yếu: cán bộ lãnh
Trang 37đạo chính trị, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh,cán bộ lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội Tuy nhiên, trong thực tếkhông có sự tồn tại riêng biệt các loại cán bộ cụ thể như vậy Bởi cán bộ lãnhđạo đều phải thực hiện các công việc quản lý, cán bộ quản lý cũng phải thựchiện các công việc lãnh đạo Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm có nhữngđiểm giống và khác nhau.
Lãnh đạo là một khái niệm chỉ sự hoạt động của chủ thể lãnh đạo, mà
trong hoạt động đó không có sử dụng tới quyền lực mang tính áp đặt, cưỡngchế "Khái niệm lãnh đạo chỉ sự ảnh hưởng có tính xác định đối với hành vicủa một cộng đồng, tập thể hay cá nhân nhưng sự ảnh hưởng này khôngthông qua sự cưỡng chế, không mang tính ép buộc Lãnh đạo là khái niệm cóđặc điểm là tính định hướng, tính thuyết phục Tính định hướng này thể hiệntrước hết ở sự xác định được ý nghĩa và giá trị chung được cả cộng đồng haytập thể chia sẻ và đồng thuận và do vậy mang tính động viên, dẫn dắt hànhđộng cho cả cộng đồng, tập thể" [36, tr.71] Hồ Chí Minh đã nêu rõ kháiniệm lãnh đạo như sau: "lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân và làm cho tốt"[69, tr.222] Còn trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm lãnh đạo được cho là
"đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện" [92, tr.544].Các nhà nghiên cứu về Lãnh đạo học trên thế giới cũng đã từng khẳng địnhrằng: "lãnh đạo là khả năng giành được sự tin tưởng và ủng hộ từ nhữngngười cần thiết để thực hiện thành công các mục tiêu của tổ chức"; ở góc độkhác, lãnh đạo còn được hiểu là "nghệ thuật gây ảnh hưởng đến người khácthông qua biện pháp thuyết phục hoặc làm gương để tuân thủ cùng một chuỗi
mô hình hành động" [21, tr.20]
Quản lý là một khái niệm gắn với quyền lực ở một mức độ nhất định.
Trong Từ điển tiếng Việt có nêu: Quản lý là "tổ chức và điều khiển các hoạtđộng theo những yêu cầu nhất định" Khái niệm này tương đồng với các kháiniệm chỉ đạo, điều hành, điều khiển Khái niệm quản lý ở đây là muốn nói đến
Trang 38quản lý con người, quản lý xã hội và biểu hiện cụ thể nhất là ở quản lý nhànước Khái niệm chung nhất về quản lý nhà nước được hiểu cô đọng ở việc "tổchức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật" [92, tr.800 - 801].Điều đó cho thấy, quản lý là sự tác động hướng đích, có mục tiêu cụ thể củachủ thể quản lý với đối tượng quản lý Đây là mối quan hệ giữa mệnh lệnh vàphục tùng.
Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên quanchặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động của đội ngũ cán bộ có chức tráchnhất định trong hệ thống chính trị Khi nói đến cán bộ lãnh đạo người takhông coi họ chỉ là người thực hiện chức năng lãnh đạo đơn thuần mà cònnhìn nhận họ là những người có trách nhiệm cả về phương diện quản lý.Ngoài ra, việc xác định cán bộ lãnh đạo không những phải gắn với một hệthống tổ chức nhất định mà còn phải căn cứ vào chức danh cụ thể của từngngười, bởi vì trong thực tế một số cán bộ "ở cương vị này, trong tổ chức này
họ là cán bộ lãnh đạo, nhưng trong mối quan hệ khác, vị trí khác, thì lại khôngphải là cán bộ lãnh đạo" [47, tr.36] Trước đây, V.I.Lênin đã từng chỉ rõ cóhai hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý đối với người đảng viên củaĐảng Bônsêvich Nga đang hoạt động trong bộ máy nhà nước Nga lúc bấygiờ Theo Lênin, những cán bộ đảng viên trong bộ máy nhà nước cần phảihoạt động vừa với tư cách là người đại diện cho Đảng thực hiện việc tuyêntruyền, vận động nhân dân đi theo Đảng, tức là hoạt động "lãnh đạo", vừa với
tư cách là người đại diện cho chính quyền, đại biểu của nhân dân, thực hiệncông việc quản lý nhà nước, tức là hoạt động "quản lý", "điều khiển", "điềuhành" đất nước Lênin đã viết: "Người cán bộ ấy phải nhớ rằng anh ta khôngnhững là người tuyên truyền bằng lời nói, không những phải giúp đỡ nhữngtầng lớp nhân dân mê muội nhất; đó là nhiệm vụ chủ yếu của anh ta và khônglàm như vậy anh ta sẽ không còn là người cán bộ của đảng, không làm nhưvậy anh ta không thể tự coi mình là người cộng sản được Nhưng ngoài ra,
Trang 39anh ta phải là người đại diện chính quyền xô viết….người đại diện cho đảngnắm chính quyền hiện đang thông qua một bộ phận giai cấp vô sản mà điềukhiển toàn bộ nước Nga" [65, tr.181].
Do vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị mà luận án này
nghiên cứu là muốn nói tới đội ngũ cán bộ có những chức vụ nhất định trongcác cơ quan của Đảng, Nhà nước, Đoàn thể ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dâncác; họ vừa có hoạt động lãnh đạo, vừa có hoạt động quản lý trong các tổchức của hệ thống chính trị, tức là các cán bộ "lãnh đạo - quản lý", và đượcgọi chung là cán bộ lãnh đạo, tập trung vào đội ngũ cán bộ trung, cao cấp củaĐảng và Nhà nước ở Lào
2.1.2 Khái niệm đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Đào tạo là khái niệm được xác định như là quá trình biến đổi hành vi
con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập và rèn luyện Việchọc tập này có được là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, phát triển, vàlĩnh hội kinh nghiệm một cách có kế hoạch Đào tạo được xác định như làmột quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng làm việc cho người học, hoặcnói cách khác là huấn luyện và giáo dục một cách có kế hoạch, có sự kếthợp trong các lĩnh vực khoa học chuyên ngành như: chính trị, kinh tế, khoahọc kỹ thuật, hành chính hay các lĩnh vực khác nhằm nâng cao kết quả thựchiện công việc của cá nhân, tổ chức và giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và mụctiêu công tác
Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm đào tạo được cho là "làm cho trởthành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định" [92, tr.289]
Còn trong Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam xuất bản năm 1995(tập 1) đưa ra khái niệm đào tạo: Đào tạo là quá trình tác động đến một conngười nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững trí thức, kỹ năng, kỹxảo… một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc
Trang 40sống và khả năng nhận một sự nghiệp phát triển xã hội, duy trì và phát triểnnền văn minh loài người.
Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáodục về đạo đức nhân cách Kết quả và trình độ (trình độ học vấn) của người họccòn do việc tự đào tạo, thể hiện ra ở việc tự học và tự đúc rút kinh nghiệm từ cáchoạt động thực tiễn của người đó quyết định Chỉ khi nào quá trình đào tạo đượcbiến thành quá trình tự đào tạo thì đào tạo mới có hiệu quả cao
Đào tạo là công việc thường xuyên của một quốc gia, trong lịch sửthông qua giáo dục, đào tạo mà loài người luôn phải phát triển không ngừngtrên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật,thương mại, văn hoá, chính trị… Thông qua đào tạo mà tri thức con ngườiđược bảo lưu và ngày càng mở rộng
Khái niệm đào tạo cán bộ trong luận án này được hiểu là quá trình đào
tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị củađội ngũ cán bộ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệthống chính trị Trong công tác đào tạo luôn gắn liền với công việc bồi dưỡng.Đào tạo, bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập,nhằm giúp tổ chức đạt mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực thựchiện công việc cho cán bộ Đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở năng lực thực hiệncông việc giúp cho cán bộ làm việc hiệu quả hơn, cho phép họ sử dụng tốthơn các khả năng, tiềm năng vốn có Với quan niệm đó, ta có thể xem việcđào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhằm phát triển năng lực công tác và nâng caonăng lực thực hiện công việc thực tế, làm quen với công việc mới do thuyênchuyển đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho họ có đầy đủ khả năng làmviệc một cách có chất lượng và hiệu quả; giúp cán bộ luôn phát triển để có thểđáp ứng được nhu cầu nhân lực trong tương lai của tổ chức
Đào tạo và bồi dưỡng về cơ bản có nghĩa giống nhau Đào tạo theonghĩa rộng không chỉ bao hàm đào tạo trong và ngoài nhà trường với các