Để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, ổn định, liên tục, tránh sự tăng giá của yếu tố đầu vào gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, chi phí sản xu
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa kế toán và quản trị kinh doanh, các thầy cô giáo đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tu dưỡng tại trường
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình là thầy giáo Đồng Đạo Dũng, cô Đào Hồng Vân – giảng viên
bộ môn Quản trị doanh nghiệp - khoa Kế Toán và Quản Trị Kinh Doanh
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến công ty cổ phần may Thăng Long cùng các bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu
Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên bài luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo và độc giả để bài luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2011 Sinh viên
Nguyễn Thị Hà
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT NLSX: Năng lực sản xuất.
MMTB: máy móc thiết bị.
CCDC:Công cụ, dụng cụ.
BHYT: bảo hiểm y tế.
BHXH: Bảo hiểm xã hội.
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ của công ty may Thăng Long
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty.
Sơ đồ 3.3: Quy trình mua hàng của công ty may Thăng Long.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tuổi lao động trong Công ty.
Biểu đồ 3.2: Biến động của chi phí tồn trữ qua 2 năm 2009 và 2010
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:Tình hình biến động lao động trong 3 năm 2008 – 2010
Bảng 3.2:Một số chỉ tiêu tài chính của công ty
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua năm 2009,2010 Bảng 3.4: Thẻ kho mã vải bò T120.
Bảng 3.5: Bảng tóm tắt phương pháp đánh giá NVL
Bảng 3.6 : Phiếu theo dõi bàn cắt tại xí nghiệp 1
Bảng 3.7: Bảng chế biến NVL tháng 9/2010.
Bảng 3.8: Bảng xuất vật liệu phụ theo định mức
Bảng 3.9: Năng lực sản xuất của máy móc thiêt bị của công ty
Bảng 3.10: Trình độ đào tạo của lao động quản lý năm 2009.
Bảng 3.11: Cơ cấu công nhân chia theo bậc thợ năm 2010.
Bảng 3.12: Nhu cầu NVL cho hợp đồng với WANSHIN
Bảng 3.13: Tình hình xuất -nhập- tồn kho vật liệu (vải lót).
Bảng 3.14:Bàng nhu cầu NVL cho mã hàng ADK-001.
Bảng 3.15: Nhu cầu NVL phụ cho mã hàng ADK-001.
Bảng 3.16: Tình hình cung ứng NVL cho quý 4/2010- sản xuất áo măng tô Bảng 3.17: Bảng chế biến NVL cho mã hàng JA-410-25
Bảng 3.18: Bảng đánh giá công tác mua nguyên vật liệu.
Bảng 3.19: Chi phí tồn trữ theo nhóm hàng năm 2009
Bảng 3.20: Chi phí tồn trữ theo nhóm hàng năm 2010.
Bảng 3.21: Chi phí NVL dành cho kì sản xuất quy IV –Xí Nghiệp II
Trang 4Bảng 3.22: Chi phí NVL dành cho kì sản xuất quy IV –Xí Nghiệp II( theo
mô hình EOQ).
Bảng 3.23: Bảng so sánh giá trị tồn kho NVL trong 3 năm 2008,2009,2010
Trang 5PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Chuyển đổi sang kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế thế giới tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thuận lợi to lớn nhưng cũng đem lại không
ít thách thức
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải tiến mẫu mã, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm Để đạt được điều này buộc doanh nghiệp phải quan tâm tới các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Là đối tượng của lao động, là một trong ba yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành thực thể sản phẩm, nguyên vật liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp Là một bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp, là lượng vốn chết mà doanh nghiệp buộc phải có để dự trữ sản xuất Do vậy nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, ổn định, liên tục, tránh sự tăng giá của yếu tố đầu vào gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất, đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh liên quan đến vốn, thì doanh nghiệp phải tổ chức quản lý nguyên vật liệu một cách hợp lý, chặt chẽ từ khâu thu mua, bảo quản đến sử dụng NVL trong quá trình sản xuất Vì vậy cần tăng cường công tác quản trị nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất,
từ đó giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm Đây là điều mà doanh nghiệp luôn phải quan tâm
Là cánh chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam Công ty cổ phần may Thăng Long đã và đang khẳng định thương hiệu và vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần may Thăng Long, được tiếp cân với thực tiễn hoạt động kinh doanh cũng như có cơ
Trang 6hội được vận dụng những lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và mong muốn tìm hiểu về hoạt động quản trị nguyên vật liệu nên
em quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty cổ phần may Thăng Long”.cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị NVL
- -Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị NVL của công ty và các nhân tố ảnh hưởng hoạt động quản trị NVL
- Đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị trong công ty
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị NVL của công ty cổ phần may Thăng Long
- Phạm vi nghiên cứu:
+Nội dung: Hoạt động quản trị NVL của công ty cổ phần may Thăng Long +Thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 15/1/2011 đến ngày 10/5/2011, các thông tin phục vụ cho đề tài được thu thập trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010
Trang 7PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về QT NVL
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu
2.1.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu
NVL là đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mực đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp( giáo trính kế toán tài chính,2008, GS.TS Ngô Thế Chi-TS Trương Thi Thủy)
2.1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu
- NVL là TSLĐ thuộc bộ hàng tồn kho, vật liệu tham gia giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm, gía trị NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra
- Là tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phức tạp về đời sống lý hóa nên dễ chịu tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh
- NVL là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm, trong mỗi quá trình sản xuất NVL không ngừng chuyển hóa và biến đổi về mặt vật chất và giá trị và chất lượng
2.1.1.3 Vai trò của nguyên vật liệu
Là yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy NVL có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp NVL được đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm Vì vậy đảm bảo chất lượng NVL cho sản xuất là biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm
NVL liên quan trực tiếp đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó cung ứng NVL kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Xét về cả mặt hiện vật lẫn mặt giá trị, NVL là một bộ
Trang 8phận quan trọng của TSLĐ Chính vì vậy quản trị NVL chính là quản trị sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp.
2.1.2 Phương pháp phân loại và tính giá nguyên vật liệu
2.1.2.1 Phân loại
Mỗi loại NVL sử dụng một nội dung kinh tế và có vai trò trong quá trình sản xuất khác nhau Vì vậy để quản lý tốt các loại NVL đòi hỏi phải phân loại được từng loại NVL hay nói cách khác là phải phân loại NVL Phân loại NVL là việc sắp xếp NVL theo từng loại, từng nhóm căn cứ theo tiêu thức nhất định nào đó căn cứ cho thuận tiện quản lý và hạch toán
a) Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của NVL: Trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà NVL được chia thành những loại sau đây:
- Nguyên vật liệu chính: Đặc điểm chủ yếu của NVL chính, vật liệu chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu nên thực thể sản phẩm; toàn bộ giá trị của NVL sẽ được chuyển vào giá trị của sản phẩm mới.
- Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình
sản xuất, được sử dụng kết hợp với NVL chính làm tăng chất lượng, mẫu
mã của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý… Các vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm
- Nhiên liệu: là những thứ cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ được tiêu dùng cho sản xuất năng lượng như than, dầu mỏ, hơi đốt Nhiên liệu có thể tồn tại ở dạng thể lỏng, thể rắn hay thể khí
- Phụ tùng thay thế: gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để
thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những vật tư được sử dụng
cho công việc xây dựng cơ bản Đối với cả thiết bị xây dựng cơ bản bao
Trang 9gồm các loại thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ, các vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản, trong công nghiệp.
- Vật liệu khác: là các loại VL không được xếp vào các loại kể trên
Chủ yếu là các loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất, hoặc từ việc
thanh lý TSCĐ.
Phân loại theo nguồn hình thành gồm 3 loại:
- Vật liệu tự chế: là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho
nhu cầu sản xuất
- Vật liệu mua ngoài: là loại vật liệu doanh nghiệp không tự sản xuất
mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu
- Vật liệu khác: là loại vật liệu hình thành do được cấp phát, biếu
tặng, góp vốn liên doanh
Phân loại theo mục đích sử dụng gồm:
- Vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
- Vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ cho sản xuất chung,
cho nhu cầu bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp
2.1.2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu.
Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL Tính giá NVL là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL theo những nguyên tắc nhất định.
a) Nguyên tắc tính giá NVL nhập kho :
Áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: " Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được" Trong đó:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
Trang 10hiện tại.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong
kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế
Tính giá của NVL nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí NVL nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của vật liệu nhập kho được xác định khác nhau
·Đối với vật liệu mua ngoài:
+ Chi phí thu mua +
Các khoản thuế không được hoàn lại
-
CKTM, Giảm giá hàng mua Trong đó:
–Chi phí thu mua: bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong ĐM.–Các khoản thuế không được hoàn lại: như thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
·Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
+
Chi phíthuê ngoàigccb
+
Chi phívận chuyển(nếu có)
·Đối với vật liệu tự chế:
Giá thực tế
= Giá thành + Chi phí vận
Trang 11của VL tự chế sản xuất VL chuyển (nếu có)
Đối với vật liệu được cấp:
Giá thực tế
Giá theo biên bản giao nhận
·Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh:
Giá thực tế của vật liệu
nhận góp vốn liên doanh =
Giá trị vốn góp
do hội đồng liên doanh đánh giá
·Đối với vật liệu được biếu tặng, viện trợ:
Giá thực tế của vật liệu
được biếu tặng, viện trợ =
Giá thị trườngtại thời điểm nhận
·Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất:
Giá thực tế của
phế liệu thu hồi =
Giá có thể sử dụng lạihoặc giá có thể bán
b) Tính giá nguyên vật liệu xuẩt kho
Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập xuất NVL, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho:
—Phương pháp giá thực tế đích danh
—Phương pháp bình quân
—Phương pháp nhập trước xuất trước
Trang 12—Phương pháp nhập sau xuất trước
Ngoài ra trên thực tế còn có phương pháp giá hạch toán, phương pháp xác định giá trị tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối Tuy nhiên khi xuất kho kế toán tính toán, xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp đã đăng ký áp dụng
và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán
* Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này, vật tư xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được tính theo đơn giá đó Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có
ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất làm cho chi phí hiện tại phù
hợp với doanh thu hiện tại
Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thường
xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp
* Phương pháp bình quân:
Theo phương pháp này, trị giá xuất của vật liệu bằng số lượng vật liệu xuất nhân với đơn giá bình quân Đơn giá bình quân có thể xác định theo 1 trong 3 phương pháp sau:
1 Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:
Ưu điểm: Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán
vì giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của vật liệu trong kỳ
Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá cả
NVL Trường hợp giá cả thị trường NVL có sự biến động lớn thì việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác
Trang 13Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư
nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL, không
phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư
Nhược điểm: Dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên
ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác
3 Phương pháp bình quân liên hoàn ( bình quân sau mỗi lần nhập):
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập VL, kế toán tính đơn giá bình quân sau
đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng VL xuất để tính giá VL xuất
Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư và
số lần nhập của mỗi loại không nhiều
Ưu điểm: Phương pháp này cho giá VL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp
thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn
Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những
doanh nghiệp sử dụng kế toán máy
* Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định vật liệu nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính theo đơn giá của những
Đơn giá
BQ liên
hoàn
Trị giá vật tư tồn trước lần nhập+ Trị giá vật tư lần nhập n
Số lượng vật tư tồn trước lần nhập + số lượng vật tư lầnnhập n
=
Trị giá vật tư tồn đầu kì + Trị giá vật tư nhập trong kì
Số lượng vật tư tồn đầu kì + Số lượng vật tư nhập trong kì
Đơn giá
BQ cả kì
dự trữ
=
Trang 14lần nhập trước.
Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao và giá trị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng Ngược lại giá cả có xu hướng giảm thì chi phí vật liệu trong kỳ sẽ lớn dẫn đến lợi nhuận trong kỳ giảm
Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát, và áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều
Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, phương pháp
này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ Trong thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao do đó có lợi cho các công ty cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng lên
Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát
sinh hiện hành Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước Như vậy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL
* Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định vật liệu nào nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơn giá của lần nhập sau.Phương pháp này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danh điểm vật
tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ giảm phát
Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại
Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giá cả vật tư
có xu hướng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh được thuế
Trang 15Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm
trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực của nó
2.1.3 Nội dung quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
2.1.3.1 Xây dựng định mức tiêu dùng
a) Khái niệm:
Mức tiêu dùng NVL là lượng tiêu dùng NVL lớn nhất cho phép để sản xuất một sản phẩm hoặc hoàn thiện một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức
và điều kiện kĩ thuật nào đó
Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu chính xác và đưa mức tiêu dùng
đó áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm NVL, là cơ sở chặt chẽ để quản lý việc sử dụng NVL Mức tiêu dùng NVL còn là căn cứ để tiến hành kế hoạch hóa cung ứng NVL và sử dụng vật liệu tạo điều kiện để hạch toán kinh tế, thực hành thúc đẩy phong trào thi đua và thực hành tiết kiệm trong doanh nghiệp
b) Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng NVL trong doanh nghiệp
* Phương pháp thống kê
Là phương pháp dựa vào số liệu thống kê về mức tiêu hao NVL cho một đơn
vị sản phẩm dựa vào việc sử dụng số liệu thống kê về sử dụng NVL trong 2 năm gần nhất rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định định mức
Ưu điểm: đơn giản, dễ vận dụng, có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời vận dụng trong quá trình sản xuất
Nhược điểm: ít khoa học và không có tính chính xác
* Phương pháp thử nghiệm, thí nghiệm
Là phương pháp xây dựng định mức tiêu hao NVL cho một đơn vi sản phẩm dựa trên kết quả của quá trình thử nghiệm – thí nghiệm Định mức này được điểu chỉnh, hoàn thiện trong quá trình sản xuất
Trang 16Ưu điểm: Có tính chính xác và khoa học hơn phương pháp thống kê.
Nhược điểm: Chưa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình định mức và còn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm, có thể không phù hợp vào điều kiện sản xuất
* Phương pháp phân tích- tính toán
Phương pháp này xây dựng định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm dựa vào mức tiêu hao lý thuyết và phân tích tồn thất để loại trừ tổn thất bất hợp lý
Công thức: M= Mức tiêu hao lý thuyết + Mức tổn thất hợp lý
(Mức tiêu hao lý thuyết được xác định dựa vào phương trình cần bằng hóa học hoặc bằng cách cân đo trực tiếp sản phẩm)
Ưu điểm: Có tính khoa học và tính chính xác cao, đưa ra mức tiêu dùng hợp
lý Hơn nữa khi sử dụng phương pháp này định mức tiêu dùng luôn ở trong trạng thái được cải tiến
Nhược điểm: Đòi hỏi một lượng thông tin tương đối lớn và hoàn thiện chính xác, điều này có nghĩa là thông tin trong doanh nghiệp phải tương đối tốt Cần có đội ngũ nhân viên có trình độ và năng lực cao
* Phương pháp thử nghiệm sản xuất
Đây là phương pháp xác định mức tiêu dùng vật tư trong điều kiện loại trừ các điều kiện tổn thất và điều kiện tốt nhất cho sử dụng vật tư
Ưu điểm: Chính xác và có tính khoa học
Nhược điểm: tốn thời gian và công sức, vì có điều kiện để thiết kế các biện pháp loại trừ tổn thất bất hợp lý, phổ biến kinh nghiệm sử dụng NVL tiết kiệm cho những người có liên, cần thực hiện và theo dõi số liệu từ 6 tháng cho đến một năm
2.1.3.2 Bảo đảm NVL cho sản xuất
Đảm bảo NVL trong sản xuất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp Thước đo để đánh giá trình độ bảo đảm NVL trong sản xuất
Trang 17chính là mức độ đáp ứng của 3 yêu cầu: cung cấp kịp thời, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại và cung cấp đồng bộ.
Việc đảm bảo NVL đầy đủ, đồng bộ, kịp thời là điều kiện tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất, cho sự nhịp nhàng đều đặn của quá trình sản xuất Đó chính là cơ sở để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu của thị trường về mặt số lượng Bất cứ một sự không đầy đủ, kịp thời và đồng bộ nào của NVL đều có thể gây ra ngừng trệ sản xuất, gây ra sự vi phạm các quan hệ kinh tế đã được thiết lập giữa các doanh nghiệp với nhau, gây
ra sự tổn thất trong sản xuất kinh doanh
NVL được đảm bảo sử dụng hợp lý và tiết kiệm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhờ đó mà tăng doanh thu, tăng quỹ lương và đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện
Đảm bảo NVL trong sản xuất là vấn đề quan trọng để đưa các mặt quản lý đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao như quản lý lao động, định mức, quỹ lương, thiết
bị, vốn Đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi, tăng khả năng sinh lời của vốn, thực hiện tốt các yêu cầu của quy luật tái sản xuất mở rộng bằng con đường tích
tụ vốn
Như vậy, công tác bảo đảm trong sản xuất có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất Việc đảm bảo này ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm đầu tư, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và
sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp
- Đảm bảo cung cấp kịp thời NVL cho sản xuất Tính kịp thời là yêu cầu về mặt lượng của sản xuất Phải luôn đảm bảo để không xảy ra tình trạng thiếu NVL làm cho sản xuất bị gián đoạn
- Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách của NVL Tính kịp thời phải gắn liền với đủ về số lượng và đúng về chất lượng Đây là một yêu
Trang 18cầu của công tác phục vụ Nếu cung cấp kịp thời nhưng thừa về số lượng và chất lượng không đảm bảo thì hiệu quả sản xuất sẽ không cao Về mặt quy cách
và chủng loại cũng là yếu tố quan trọng, nếu cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nhưng sai quy cách và chủng loại sẽ gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, thậm chí sản xuất còn bị gián đoạn
- Đảm bảo cung cấp đồng bộ Tính đồng bộ trong cung cấp cũng có ý nghĩa tương tự như tính cân đối trong sản xuất Tính đồng bộ hoàn toàn không phải là sự bằng nhau về số lượng mà đó chính là quan hệ tỷ lệ do định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm quyết định
a) Xác định số lượng NVL cần dùng
Xuất phát từ đặc điểm sự đa dạng của sản phẩm và quy trình sản xuất, để đảm bảo cho ổn định quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm công ty phải sử dụng khối lượng NVL cần dùng tương đối lớn, đa dạng về chủng loại Đối với mỗi sàn phẩm khác nhau tạo nên thực thể sản phẩm khác nhau
Vij = aij Qij + aij Pj – Vi thu hồi
Vij : Số lượng NVL cần dùng cho sản phẩm j
aij: Định mức tiêu hao NVL i cho sản phẩm j
Qj: Số lượng thành phẩm j theo kế hoạch sản xuất
Pj : Số lượng sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Trang 19Tồn đầu năm kế hoạch là lượng vật tư từ cuối năm trước chuyển sang ( được xác định dựa vào kiểm kê và kế hoạch cung ứng những tháng cuối năm trước)
c) Phương pháp xác định mức dữ trữ NVL
Tại các doanh nghiệp sản xuất thì việc dữ trữ NVL là việc rất cần thiết, vì điều này nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, ổn định đồng thời nhằm tránh sự tăng giá của yếu tố đầu vào gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp dữ trữ sau:
Mbqn: Mức tiêu dùng NVL i bình quân ngày
Ncc: Số ngày cung cấp cách nhau giữa hai đợt liền kề( số ngày dữ trữ)
- Vốn lưu động dùng cho dự trữ vật tư thường xuyên
Để xác định được mức dự trữ có thể dựa vào các cơ sở sau:
+ Mức thiệt hại vật chất do NVL gây ra
+ Các số liệu thống kê về lượng, số lần cũng như số ngày mà người cung cấp không cung ứng đúng hạn
+ Các dự báo về biến động trong tương lai
Công thức: Dbh = Mbq x Nbh.
Trang 20Dbh: Mức dự trữ bảo hiểm vật tư.
Mbh: Số ngày dự trữ bảo hiểm, phụ thuộc vào việc cung ứng thực tế sai lệch
so với kế hoạch thường xuyên hay không, nhiều hay ít
Cách tính số ngày dự trữ bảo hiểm như sau:
+Theo số ngày chênh lệch bình quân giứa cung ứng và thực tế nhập NVL trong năm báo cáo
+Theo thời gian cần thiết để có đợt cung ứng vật tư gấp
Nbh=Nc + Nv + Nk
Nc: Số ngày cần thiết để người cung ứng NVL chuẩn bị khi được báo tin
Nv: Số ngày vận chuyển từ địa điểm bán đến địa điểm giao hàng
Nk: Số ngày cần thiết để kiểm tra số lượng, chất lượng trước khi nhập kho
* Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết
Để hoạt động được tiến hành trong điều kiện mà doanh nghiệp cần tính toán, lượng NVL được dự trữ tối thiểu cần thiết bằng tổng lượng dụ trữ thường xuyên và lượng dự trữ bảo hiểm
Đại lượng dự trữ được tính theo 3 chỉ tiêu:
+ Dự trữ tuyệt đối: Là khối lượng của loại NVL biểu hiện bằng đơn vị hiện
Trang 21Đại lượng dự trữ tương đối cho thấy số lượng vật tư đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục trong khoảng thời gian doanh nghiệp tiến hành bao nhiêu ngày Dự trữ tương đối cần thiết giúp cho việc phân tích tình hình dự trữ các loại NVL trong doanh nghiệp.
Dự trữ tuyệt đối và dự trữ tương đối có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua mức tiêu dùng hoặc cung ứng NVL
2.1.3.3 Xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm NVL.
Sau khi đã xác định được lượng NVL cần dùng, cần dự trữ và cần mua trong năm, bước tiếp theo là phải xây dựng kế hoạch tiến độ mua Thực chất của kế hoạch này là xác định số lượng, chất lượng, quy cách và thời điểm mua của mỗi lẫn Tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình mà doanh nghiệp xây dựng cho mình kế hoạch mua sắm nhằm tránh sự biến động đột ngột của NVL trong hiện tại và tương lai
Trong hiện tại : Xây dựng kế hoạch chặt chẽ, tìm hiều kĩ thị trường từ đó xây dựng kế hoạch mua sắm NVL là mua những gì, mua ở đâu, mua số lượng bao nhiêu, như thế nào
Trong tương lai: Dựa vào khả năng, kế hoạch trong tương lai doanh nghiệp xây dựng cho chính mình những kế hoạch chặt chẽ, để khi tiến hành sản xuất kinh
Trang 22doanh không bị thiếu NVL, làm công việc bị ngưng trệ, dẫn tới việc làm giảm lợi nhuận.
2.1.3.4 Tổ chức thu mua, tiếp nhận NVL
Tiến hành mua NVL : Sau khi có kế hoạch tiến độ mua sắm NVL, công tác mua
và vận chuyện về kho của doanh nghiệp do phòng vật tư (thương mại hoặc kinh doanh) đảm nhận Giám đốc hoặc các phân xưởng có thể ký các hợp đồng với phòng vật tư về việc mua và vận chuyển NVL Hợp đồng phải được xác định rõ
số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách mua, giá và thời gian giao nhận Hai bên phải chịu bồi thường về vật chất nếu vi phạm hợp đồng Phòng vật tư chịu trách nhiệm cùng cấp kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng cho các đơn vị sản xuất Nếu vì lý do gì đó không cung cấp kịp, phòng vật tư phải báo cáo với giám đốc từ 3 đến 5 ngày để có biện pháp xử lý Phòng vật tư làm tốt hoặc không tốt
sẽ được thưởng hoặc phạt theo quy chế của doanh nghiệp
Tiếp nhận NVL: là một khâu quan trọng và là khâu mở đầu của việc quản lý
Nó là bước chuyển giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản và đưa vật liệu vào sản xuất giữa đơn vị cung ứng và đơn vị tiêu dùng Đồng thời nó là ranh giới giữa bên bán và bên mua, là cơ sở hạch toán chính xác chi phí lưu thông và giá cả NVL của mỗi bên Việc thực hiện tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho người quản
lý nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại, theo dõi kịp thời tình trạng của NVL trong kho từ đo làm giảm những thiệt hại đáng kể cho hỏng hóc đổ vỡ, hoặc biến chất của NVL Do tính cấp thiết như vậy, tổ chức tiếp nhận NVL phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ:
Một là, tiếp nhận một cách chính xác về chất lượng, số lượng, chủng loại NVL theo đúng nội dung, điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế, trong hoá đơn, phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển
Hai là, phải vận chuyển một cách nhanh chóng nhất để đưa NVL từ địa điểm tiếp nhận vào kho của doanh nghiệp tránh hư hỏng, mất mát và đảm bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời cho sản xuất
Trang 23công tác tiếp nhận phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- NVL khi tiếp nhận phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ
- NVL khi nhập phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm
- Phải xác định chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc phải làm thủ tục đánh giá, xác nhận nếu có hư hỏng mất mát
- Phải có biên bản xác nhận hiện tượng thừa thiếu hay sai quy cách
Việc tiếp nhận NVL tạo điều kiện cho thủ kho nắm chắc số lượng, chất lượng, chủng loại NVL, kịp thời phát hiện tình trạng thiếu hụt của vật liệu, hạn chế sự nhầm lẫn, thiếu trách nhiệm có thể xảy ra
2.1.3.5 Bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu.
a) Công tác bảo quản , NVL trong doanh nghiệp:
Muốn bảo quản được NVL tốt thì cần có hệ thống kho bãi hợp lý Kho là nơi tập trung dự trữ nguyên vật liệu , nhiên liệu, thiết bị máy móc, dụng cụ chuẩn
bị cho quá trình sản xuất, đồng thời cũng là nơi thành phẩm của công ty trước khi tiêu thụ Do tính chất đa dạng và phức tạp của NVL nên hệ thống kho của doanh nghiệp phải có nhiều loại khác nhau phù hợp với nhiều loại NVL Thiết
bị kho là những phương tiện quan trọng để đảm bảo, gìữ gìn toàn vẹn số lượng chất lượng cho NVL Tuỳ vào đặc điểm của từng loại NVL và tình hình cụ thể của kho để sắp xếp NVL một cách hợp lý đảm bảo an toàn ngăn nắp , thuân tiện cho việc xuất nhập kiểm kê.Do đó, phải phâm khu, phân loại kho, đánh số, ghi
ký hiệu các vị trí NVL một cách hợp lý nhằm bảo quản toàn ven số lượng, nhuyên vật liệu, hạn chế ngăn ngừa hư hỏng, mất mát đến mưc tối thiểu, đồng thời thuận tiện cho việc xuất, nhâp kiểm tra bất cứ lúc nào
b) Tổ chức cấp phát NVL:
Cấp phát NVL là hình thức chuyển NVL từ kho xuống các bộ phận sản xuất Việc cấp phát một cách nhanh chóng , kịp thời , chính xác và khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng có hiệu quả cao năng xuất lao động của
Trang 24công nhân ,máy móc thiết bị làm cho sản xuất được tiến hành liên tục, từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm đông thời làm giảm giá thành sản phẩm, đồng thời phải đúng theo chương trình, kế hoạch sản xuất Việc cấp phát phải đúng theo thủ tục xuất kho, đúng thủ tục, chuẩn mức, lập biên bản giấy tờ liên quan theo đúng nội dung cấp phát
Việc cấp phát NVL có thể tiến hành theo yêu cầu của NVL của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất đã báo trước cho bộ phận cấp phát của kho từ một đến
ba ngày để tiến hành cấp phát Số lượng NVL được yêu cầu được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng NVL mà doanh nghiệp
đã tiêu dùng Hay cấp phát theo tiến độ kế hoạch(cấp phát theo hạn mức): là hình thức cấp phát quy định cả số lượng và thời gian nhằm tạo sự chủ động cho
cả bộ phận sử dụng và bộ phận cấp phát.Dựa vào khối lưọng sản xuất cũng như dựa vào định mức tiêu dùng NVL trong kỳ kế hoạch, kho cấp phát NVL cho các bộ phận sau từng kỳ sản xuất doanh nghiệp quyết toán vật tư nội bộ nhằm
so sánh số sản phẩm đã sản xuất ra với số lượng NVL đã tiêu dùng Trưòng hợp thừa hay thiếu sẽ được giải quuyết một cách hợp lý và có thể căn cứ vào một số tác động khách quan khác Hình thức này được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có mặt hàng sản xuất tưong đối ổn định và có hệ thống định mức tiên tiến hiện thực , có kế hoạch sản xuất
Với bất kỳ hình thức nào muốn quản lý tốt NVL cần thực hiện tốt công tác ghi chép ban đầu , hạch toán chính xácviệc cấp phát NVL thực hiện tốt các quy định của nhà nước và của doanh nghiệp
2.1.3.6 Thanh, quyết toán NVL :
Đây là bước chuyển giao trách nhiệm giữa các bộ phận sử dụng và quản lý NVL Đó là sự đối chiếu giữa lượng NVL nhận về với số lượng sản phẩm giao nộp , nhờ đó mới đảm bảo được việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL bảo đảm hạch toán đầy đủ chính sách NVL vào giá thành sản phẩm Khoảng cách và thời gian để thanh quyết toán là tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất , nếu chu kỳ sản xuất
Trang 25dài thì thực hiên một quý một lần , nếu ngắn thì được thanh quyết toán theo từng tháng
Nếu gọi :
A : Lượng NVL đã nhận về trong tháng
Lsxsp : Lượng NVL sản xuất ra sản phẩm trong tháng
Lbtp : Lượng nguuyên vật liệu bán thành phẩm kho
Lspd : Lượng NVL trong sản phẩm dở dang
Ltkp : Lượng NVL tồn kho phân xưởng
Theo lý thuyết ta có :
A = Lsxsp + Lbtp +Lspd + Ltkpk
Trong thực tế , nếu A > tổng trên thì tức là có hao hụt Do vậy , khi thanh toán phải làm rõ lượng hao hụt , mất mát này Từ đó đánh giá dược tình hình sử dụng nguyên vạt liệu và có các biện pháp khuyến khích hay bắt bồi thường chính đáng
2.1.3.7 Tổ chức thu hồi phế liệu, phế phẩm :
Việc thu hồi phế liệu, phế phẩm tuy không phải là công việc quan trong nhưng cũng rất cần thiết Vì sau khi vật liệu được sử dụng thì vẫn còn tồn tại một số hoặc do bị đào thải hoặc đã qua sử dụng, xong doanh nghiệp nếu biết sử dụng viêc thu hồi phế liệu thì những phế liệu khác cũng có thể được sử dụng cho những sản phẩm khác và chúng có giá trị sử dụng không nhỏ
Sử dụng lại phế liệu - phế phẩm: tức là sử dụng tối đa vật liệu tiêu dùng trong sản xuất thu hồi và tận dụng phế liệu - phế phẩm không những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài của doanh nghiệp.Việc tận dụng sẽ góp phần làm giảm định mức tiêu dùng NVL và hạ giá thành sản phẩm Nó cũng có thể đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp nếu thực hiện bán phế liệu, phế phẩm cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp
2.1.4.Biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu
Trang 262.1.4.1 Quan điểm về sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL
Trong điều kiện hiện nay việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL có hiệu quả ngày càng được coi trọng làm sao để cùng một khối lượng NVL, có thể sản xuất
ra nhiều sản phẩm nhất, hạ giá thành nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để đảm bảo quản lý NVL trong xí nghiệp một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp phải quản lý thu mua sao cho đúng chủng loại, chất lượng theo yêu cầu
sử dụng với giá mua hợp lý, tránh thất thoát vật liệu để hạ thấp gíá thành.Quản
lý việc bảo quản vật liệu tại kho bãi theo chế độ quy định cho từng loại vật liệu, phù hợp với quy mô tổ chức của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãng phí vầt liệu Quản lý việc dự trữ vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa tiết kiệm vốn không quá nhiều, gây ứ đọng vốn và không quá ít, làm gián đoạn quá trình sản xuất Quản lý sử dụng vật liệu tiết kiệm, có hiệu quả đảm bảo chất lượng
2.1.4.2 Một số biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm NVL
- Áp dụng các chế độ xuất nhập NVL, tránh thất thoát lãng phí
- Xây dựng định mức sử dụng NVL cụ thể chính xác, biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm đượcnhiều vật tư trong sản xuất như cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân viên, khuyến khích vật chất tinh thần đối với việc tiết kiệm, sử dụng NVL thay thế
.- Lập sổ theo dõi chi tiết NVL
2.1.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng NVL trong doanh nghiệp
Nguồn NVL dùng để sản xuất sản phẩm luôn là một số hữu hạn, trong số hữu hạn ấy, sản phẩm tạo ra càng nhiều thì công tác quản trị NVL đạt hiệu quả càng cao.Công tác đánh giá hiệu quả NVL trong doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm
Trên thực tế tình trạng sử dụng thất thoát NVL vẫn còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp NVL không được kiểm soát chặt chẽ, bộ phận sử dụng NVL không sử dụng tiết kiệm, không đặt ra biện pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả khi đó giá
Trang 27thành bị đẩy lên, chất lượng không đảm bảo, lợi nhuận giảm, khó khăn về tài chính
Việc đánh giá mức tiêu hao NVL hợp lý, mức tiêu hao sử dụng NVL cần thiết cho mỗi đơn hàng, làm căn cứ để xây dựng việc đơn đặt hàng, tạo điều kiện công tác quản lý NVL được chặt chẽ.Việc phân tích sử dụng NVL định kì, đơn vị thời gian có thể dùng theo quý hoặc theo thời gian hoàn tất một đơn hàng tuỳ theo mức độ biến động và sự cần thiết sau mỗi quá trình Nội dung đánh gía bao gồm
từ khâu tiếp nhận, tổ chức cấp phát, thủ tục, chứng từ đảm bảo tính pháp lý, công tác bảo quản dự trữ, tình hình dự trữ tồn kho Đánh giá phải làm rõ tình hình, nêu được mặt tốt, mặt khiếm khuyết, phương hướng sử dụng trong thời gian tới cũng như những kiến nghị để rút kinh nghiệm để đưa ra giải pháp kịp thời Làm tốt công tác này, công ty sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những thiếu sót trong quá trình thực thi cũng như đưa ra được định mức NVL hợp lý, tạo điều kiện cho quản lý hệ thống sản xuất kinh doanh được chặt chẽ, đúng đắn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng NVL người ta thường đánh giá thông qua các chỉ tiêu như chí phì tồn trữ NVL, chi phí mua hàng…trong quá trình dự trữ, sử dụng chúng Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như chi phí đặt hàng, chi phí thu mua hay lượng NVL hao hụt, mất mát trên tổng giá trị NVL sử dụng trong kỳ giá trị vật tư dự trữ đưa vào chế biến
Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên liệu vật tư của doanh nghiệp, đánh giá chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hai chỉ tiêu trên mà cao cho biết doanh nghiệp giảm được chi phí cho NVL dự trữ, rút ngắn chu kỳ hoạt động về chuyển đổi NVL thành thành phẩm, giảm bớt sự ứ đọng của NVL tồn kho và tăng vòng quay vốn lưu động Nhược điểm là có thể doanh nghiệp thiếu NVL dự trữ, cạn kho, không đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu
Trang 282.2 Tổng hợp các đánh giá và nghiên cứu có liên quan:
- Nguyễn Thu Hương“Quản trị vật tư”, Luận văn tốt nghiệp, khoa Kế Toán
và Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Nông Nghiệp 1, 2004 : Nghiên
cứu về công tác quản trị vật tư tại công ty cơ khí Z179,là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí cho Quốc Phòng và Kinh Tế Sản Phẩm chủ chốt của công ty là bánh răng côn xoắn, là mặt hàng đòi hỏi chất lượng thép cao, không pha chế Nguồn nguyên liệu để chế tạo sản phẩm do Bộ Quốc Phòng cung cấp với số lượng lớn Tác giả đã đánh giá, đưa ra được các ưu nhược điểm khi nghiên cứu thực trạng quản trị vật tư tại công ty từ khẩu cung ứng NVL tới xây dựng định mức, cấp phát, bảo quản NVL nhưng chưa nêu đặc điểm của các loại vật tư, chưa mô tả được quá trình tổ chức thu mua vật tư
- Lê Thị Qua “Hoàn thiện công tác kế toán và quản trị nguyên vật liệu tại công ty cổ phần CONSTREXIM SỐ 1”,luận văn tốt nghiệp, khóa kế toán
doanh nghiêp, trường đại học Nông Nghiệp 1, 2008 Trong bài nghiên cứu
của mình tác giả đi sâu phân tích hoạt động kế toán NVL,đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng NVL, tình hình bảo quản, cấp phát NVL tuy nhiên tác giả chưa nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý và cung ứng NVL bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như sản phẩm, thị trường, nhân lưc., máy móc thiết bị, mô tả được phương pháp xây dựng định mức NVL, hoạt động tổ chức mua sắm, thanh quyết toán NVL, đưa
ra một số biện pháp quản lý NVL
- Phan Thị Kim Thư “Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng”-Báo
cáo tốt nghiệp, Khoa Quản trị Kinh Doanh,Trường Đại Học Nông Nghiệp
Hà Nội,2008- Nghiên cứu được thực hiện tại công ty Bách Hóa số 5 Nam Bộ
Trong nghiên cứu này tác giả đã nêu được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị mua hàng như điều kiện tài chính, nhân sự, mặt hàng kinh doanh, thị trường tiêu thụ… Đánh giá được ưu,nhược điểm của từng khâu trong
Trang 29công tác mua hàng của doanh nghiệp , tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác mua hàng
-PGS.TS.Vũ Duy Hào- PGS.TS.Lưu Thị Hương, “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, NXB Giao Thông Vận Tải, 2008.
Trong cuốn sách này tác giả có đưa ra một số phương thức quản lý hàng tồn kho:
.Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng không: Phương pháp này được
hãng TOYOTA của Nhật áp dụng vào những năm 1930 của thế kỉ 20, sau đó ưu việt của nó là chi phí dự trữ không đáng kể đã lan truyền sang các hãng khác của Nhật, Tây Âu, Mĩ
Tư tưởng cơ bản của phương pháp này là các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên quan chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ, khi có một đơn đặt hàng nào đó, họ sẽ tiến hành hút những loại hàng hóa, sản phẩm dở dang và do đó họ không cần phải dự trữ
Sử dụng phương pháp này sẽ giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ Tuy nhiên cũng cần thấy rằng đây là một phương án quản lý sẽ được áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của doanh nghiệp và kết hợp với các phương pháp khác
Phương thức quản lý đơn giản là phương thức đường kẻ đỏ Một đường kẻ đỏ
được vẽ bên trong thùng chứa hàng tồn kho Khi đường kẻ lộ ra, người ta sẽ tái đặt hàng
Phương thức 2 thùng là hàng tồn kho được chứa trong hai thùng Khi 1 thùng
đang sử dụng hết hàng, người ta sẽ đặt hàng và hàng tồn kho được lấy từ thùng thứ hai
Các doanh nghiệp lớn thường sử dụng phương pháp hàng tồn kho bằng máy tính Máy tính lưu trữ lượng hàng tồn kho trong bộ nhớ Khi hàng tồn kho được di chuyển, máy tính sẽ ghi lại và số dư hàng tồn kho được thay đổi, đơn hàng sẽ tự động được thiết lập khi đạt tới điểm tái đặt hàng Hệ thống “ đúng thời điểm” (JIT) kết hợp nhịp nhàng giữa nhà cung cấp, sao cho NVL thô từ nhà cung cấp đến vừa đúng lúc được cần đến trong quá trình sản xuất Nó đòi hỏi các bộ phận
Trang 30cấu thành phải hoàn hảo, do đó hệ thống JIT được phát triển cùng với hệ thống quản lý chất lượng.
2.3 Xây dựng khung phân tích
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu
2.1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
• Thu thập số liệu sơ cấp:
- Để có nguồn tài liệu này phải tiến hành thu thập qua việc trao đổi trực tiếp với nhân viên kế toán về phương phá hạch toán nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho hay với nhân viên thị trường về đặc điểm của các loại NVL, đặc điểm của NVL Với thủ kho về quy trình tiếp nhận NVL …hay phương pháp quan sát quy trình bảo quản NVL trong kho
Điều kiện của doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài
Quản trị NVL
Trình độ
đội ngũ
lao động
Chính sách tiền tệ
Rủi ro về tự nhiên
Trang 31- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp nghiên cứu trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các thầy cô hướng dẫn, nhân viên chuyên môn…cá ý kiến này cũng là cở sở để đánh giá, đưa ra nhận xét
• Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập từ những tài liệu có sẵn bên trong công ty như:
- Phòng kế toán tài vụ: Tài liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính, bảng xuất nhập tồn nguyên vật liệu, thẻ kho, phiếu nhập xuất kho
- Phòng kĩ thuật chất lượng: quy trình sản xuất sản phẩm, phiếu hạch toán bàn cắt, định mức loại nguyên vật liệu cho sản phẩm, số liệu về năng lực sản xuất của máy móc
- Phòng thị trường: Bảng kế hoạch mua các loại nguyên vật liệu, hóa đơn, tài liệu về nhà cung cấp, số liệu về các loại chi phí sản xuất, tồn trữ…
- Phòng chuẩn bị sản xuất: số liệu về nhu cầu nguyên vật liệu cho các kì sản xuất, biên bản kiểm nghiệm nguyên vật liệu
- Văn phòng công ty:tình hình lao động qua các năm, cơ cấu lao động, bậc công nhân, các chính sách hỗ trợ cán bộ công nhân viên chức
Các lý luận về quản trị nguyên vật liệu trong các giáo trình quản trị tài chính, quản trị sản xuất
2.1.4.2 Phương pháp phân tích
+ Thống kê mô tả: là việc tổ chức điều tra thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp, sau đó tổng hợp và hệ thống hóa các số liệu thu được phương pháp phân tổ thống kê để từ đó thu được các thông tin hữu ích
+Phương pháp so sánh: Số liệu sau khi thu thập được từ công ty như bảng kết quả kinh doanh, chỉ tiêu về nguồn vốn…sẽ được phân loại, xử lý, tổng hợp so sánh sự biến động giữa các năm trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp
Trang 32- Dựa vào mô hình tồn kho EOQ: EOQ là chữ viết tắt của Econnomic Order Quantity Cơ sở để áp dụng mô hình này là nhu cầu NVL đã được xác định, giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo quy mô đặt hàng, toàn bộ khối lượng hàng hóa được giao cùng một thời điểm Mô hình EOQ được xác đinh dựa trên hai chỉ tiêu chính là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ.
Chi phí tồn trữ bao gồm chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo quản, chi phí nhân công, chi phí khấu hao hụt, hư hỏng, chi phí thuế, bảo hiểm…
Ctt= (Q/2)*H
(H- chi phí tồn trữ 1 đơn vị hàng năm, Q- lượng đặt hàng tính cho một đơn hàng)Chi phí đặt hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới mỗi lần đặt hàng, chi phí giao dịch, kí kết, gửi đơn hàng, và theo dõi đơn hàng
Cdh = (D/Q) * S
( S: chi phí đặt hàng của 1 đơn hàng, D: nhu cầu sử dụng vật tư năm)
Thực tế khi tồn kho biến đổi người ta nhận thấy các chi phí tăng lên như chi phí bảo quản, chi phí cơ hội, chi phí hao hụt Tuy nhiên khi mức tồn kho tăng lên, các chi phí khác lại giảm xuống như chi phí đặt hàng, chi phí thiếu hụt dự trữ, chi phí mua hàng Mô hình EOQ có ưu điểm là chỉ ra mức đặt hàng tối ưu trên
cơ sở cực tiểu chi phí đặt hàng và tồn trữ trên nhu cầu xác định Dựa trên việc so sánh mô hình EOQ ta có thể đánh giá được lượng NVL tồn trữ của công ty có phù hợp hay không, chi phí tồn trữ cao quá hay không thông qua các kì sản xuất
Trang 33PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần may Thăng Long
3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
3.1.1.1 Sơ lược về công ty và quá trình phát triển của công ty
Công ty may Thăng Long tên giao dịch là Thăng Long Gramet Company
Tên tiếng anh: Thăng Long Gramet Joint Stock Company
Tên viết tắt là THALOGA.JSC
Trụ sở chính: Số 250 Phố Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng –
Giai đoạn I( Từ năm 1958 – 1965):
Ngày 08/05/1958 Bộ Ngoại Thương ra quyết định thành lập Công ty May Mặc Xuất Nhập Khẩu( Tiền thân của công ty cổ phần may Thăng Long) Số cán bộ công nhân viên ban đầu là 28 người Đây là công ty may mặc xuất nhập khẩu đầu tiên của Việt Nam Hình thức lúc đầu của công ty là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam.Trụ sở văn phòng công ty đóng tại số 15- Phố Cao Bá Quát – Hà Nội
Năm 1959, tức là chỉ ngay sau một năm thành lập, số công nhân chính thức của công ty tăng lên đến 1.361 người, các cơ sở gia công lên đến 3.524 người, thị trưởng của công ty ngày càng được mở rộng Tháng 7/1961 Trụ sở công ty chuyển về số 250 Minh Khai- Hai Bà Trưng – Hà Nội là trụ sở chính của công ty ngày nay Ngày 31/8/1965 Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp May Mặc Xuất Khẩu nhằm tạo điều kiện chuyên môn hóa đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn hóa hàng xuất khẩu, nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm
Trang 34Giai đoạn II( Từ năm 1966-1975):
Đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất của công ty do suốt những năm
1967-1972 Mỹ liên tục ném bom đánh phá miền Bắc Vì vậy năng suất lao động của công ty trong suốt những năm 1972 chỉ đạt 67% so với kế hoạch năm Trong suốt nhiều tháng trời, công nhân không có việc làm và đầu ra cho sản phẩm bị thu hẹp đáng kể Tuy nhiên, chỉ sau giai đoạn này 1973-1975, sau nhiều nỗ lực công ty đã liên tục vượt kế hoạch năm Đây thực sự là phần thưởng lớn cho công
ty sau bao khó khăn đã vượt qua
Giai đoạn III( từ năm 1976-1990):
Năm 1979 xí nghiệp được Bộ quyết định đổi tên mới: Xí nghiệp may Thăng Long Từ năm 1980 đến 1988 Là thời kì xí nghiệp dành được rất nhiều thắng lợi Mỗi năm xuất khẩu 5000000 áo sơ mi và được nhà nước tặng Huân Chương Lao Động Hạng Nhì năm 1983
Từ năm 1988 đến nay cùng với sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước Xí nghiêp May Thăng Long đã khắc phục khó khăn, đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm cơ sở vật chất, nâng cao trình độ công nghệ, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đẩy mạnh tiếp thị trường mới trong đó tập trung vào thị trường Tây Âu
và Nhật Bản, chú ý lớn đến thị trường may mặc hiện đại
Giai đoạn IV( Từ năm 1991 đến 2007):
Với những sự thay đổi hiệu quả trên năm 1991, Xí nghiệp May Thăng Long là đơn vị đầu tiên trên toàn ngành may được nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp
Tháng 6/1992 Xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp Nhẹ( nay là Bộ Công Nghiệp) cho phép được chuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp thành công ty Thăng Long theo quyết định số 218 TC/LĐ- CNN Ngoài thi trường xuất khẩu công ty đã chú trọng thị trường nội địa, năm 1993 Công ty thành lập trung tâm Thương Mại và giới thiệu sản phẩm tại số 39- Ngô Quyền – Hà Nội
Năm 2004 công ty cổ phần may Thăng Long quyết định cổ phần hóa theo quyết định số 149/QĐ-TCCB ngày 26/6/2003 của Bộ Công Nghiệp về việc cổ phần
Trang 35hóa doanh nghiệp nhà nước công ty May Thăng Long trực thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam Hiện nay công ty đã hoàn thành việc cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần may Thăng Long và số vốn nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% vốn điều lệ, bán một phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên của công ty 49% Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo được trẻ hóa năng động, có trình độ cùng với đường lối phát triển, trong tương lai công ty
sẽ sản xuất nhiều hàng hóa đa dạng và phong phú hơn, mở rộng thị trường trong
cả nước và xuất khẩu để đạt được những thành tựu vượt bậc, tự khẳng định vị trí của mình với bạn hàng trong và ngoài nước, cũng như khẳng được vị trí của ngành May Việt Nam trên trường quốc tế
Như vậy từ một cơ sở sản xuất trong 50 năm qua, công ty đã phát triển và trở thành một doanh nghiệp có quy mô lớn Năm 2007 với 98 dây chuyền hiện đại
và hơn 4000 cán bộ công nhân viên, khối lượng sản phẩm đạt trên 12 triệu tấn một năm với rất nhiều sản phẩm như áo sơ mi, dệt kim, quần âu…tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 120%
Với những thành quả mà công ty cổ phần may Thăng Long đã đạt được trong thời gian qua, điều đó càng khẳng định rõ hơn khả năng hoạt động cũng như hướng đi đúng đắn của công ty Hy vọng rằng trong thời gian tới công ty sẽ phát huy được sức mạnh đúng đắn của mình, tiếp tục trên đà tăng trưởng
3.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Mặc dù khi thực hiện cổ phẩn công ty đã đăng kí kinh doanh với rất nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghệ tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, vật liệu điện tử, kho vận, kho ngoại quan, kinh doanh nhà hàng, khách sạn…Nhưng hiện nay chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là:
- Chức năng: Nghiên cứu, thiết kế mẫu, tiến hành sản xuất tiêu thụ, công ty không ngừng đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng trong nước và ngoài
Trang 36nước Đồng thời xuất khẩu sản phẩm thu về cho ngân sách nhà nước một lượng tiền lớn.
- Nhiệm vụ: Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã không ngừng vươn lên và là một doanh nghiệp đứng đầu ngành may Việt Nam Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp và đang sản xuất các sản phẩm may mặc.có chất lượng cao theo đơn đặt hàng trong nước và ngoài nước , ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm nhựa và kinh doanh kho ngoại quan phục vụ ngành dệt may Việt Nam
Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc theo các phương thức sau:
- nhận gia công toàn bộ: công ty nhận NVL của khách hàng theo hợp đồng
để gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh giao cho khách hàng
- Sản xuất và xuất khẩu dưới hình thức FOB
- Sản xuất hàng nội địa
3.1.1.3 Sản phẩm, hàng hóa của công ty
Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng trong nước và ngoài nước, sản xuất các sản phẩm nhựa, kinh doanh kho ngoại quan phục vụ ngành dệt may Việt Nam Công ty có hệ thống chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9002 Trong những năm qua công ty luôn được ưa thích và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao
Hiện nay, công ty đang sản xuất và kinh doanh mặt hàng chủ yếu sau:
Quần áo bò
Quần áo sơ mi nam nữ, bộ comle
Đồng phục người lớn, trẻ em, áo jacket các loại
Được biết hiện nay công ty đã có kế hoạch cụ thể để xâm nhập và khai thác mặt hàng đồng phục học sinh và đồng phục công sở (điều này được biểu hiện thông qua các cuộc triển lãm và các cuộc biểu diễn thời trang của công ty)
3.1.1.4 Đặc điểm của quy trình công nghệ
Trang 37Công ty Cổ phần May Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động chủ yếu là cắt may quần áo các loại Quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt,
số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất xen kẽ, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định: cắt, may, là, đóng gói…Sản xuất hàng may mặc nên đối tượng chủ yếu là vải, vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó Dù mỗi mặt hàng, kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt, thời gian hoàn thành nhưng đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ của Công ty
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bao gồm các bước sau:
Bước 1: NVL là vải được xuất từ kho theo từng chủng loại mà phòng Kỹ
thuật đã yêu cầu theo từng mã hàng Vải được đưa vào tổ cắt tại đây vải được trải phẳng, đặt mẫu rồi tiến hành cắt phá sau đó cắt gọt Phần vải sau khi đã cắt gọt xong được đánh số đồng bộ và chuyển sang bộ phận cắt bán thành phẩm Số vải này được nhập vào kho của tổ cắt hoặc chuyển cho các bộ phận trong xí nghiệp Nếu là loại sản phẩm yêu cầu phải thêu thì số vải sau khi cắt bán thành phẩm sẽ được chuyển cho phân xưởng thêu trước khi chuyển cho tổ may
Bước 2: May ghép thành phẩm Tại các tổ may được chia thành nhiều
công đoạn như: may cổ, may tay, may thân… sau đó chúng được ghép với nhau
và hoàn thành sản phẩm
Bước 3: Sau khi công đoạn may được hoàn thiện, thành phẩm được đưa
xuống bộ phận giặt Nếu thành phẩm cần tẩy mài thì trước khi đưa xuống bộ phận giặt thành phẩm được đưa qua bộ phận tẩy mài Sau khi giặt xong thành phẩm được chuyển cho tổ là để sấy khô và là phẳng thành phẩm
Bước 4: Kiểm tra đóng gói thành phẩm Thành phẩm sau khi được là
xong sẽ được chuyển cho bộ phận kiểm tra kỹ thuật chất lượng Nếu thành phẩm đảm bảo đúng về quy cách cũng như về chất lượng thì thành phẩm sẽ được đóng gói bao bì, đóng kiện và nhập kho thành phẩm
Trang 38Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty được khái quát bằng
sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ của công ty may Thăng Long
(Nguồn: Phòng kĩ thuật sản xuất)
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Từ tháng 1/2004 công ty cổ phần may Thăng Long đã chính thức được cổ phần hóa theo chủ trương của nhà nước Bộ máy quản lý bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định
các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty Các vấn
đề do đại hội đồng cổ đông quyết định được thực hiện thông qua biểu quyết Nghị quyết được thông qua khi có 51% số phiếu tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ đồng ý Các vấn đề về ĐHĐCĐ được quy định theo luật doanh nghiệp và chi tiết theo điều lệ của công ty ĐHĐCĐ bầu ra hội đồng quản trị và Ban Kiểm Soát của công ty
May: may thân, may tay, cắt thành thành
phẩm
Giặt, tẩy, mài
là
Kiểm tra thành phẩm
Bao bì, đóng, kiểm Nhập kho
Vật liệu phụ
Trang 39Hội đồng quản trị(HĐQT): là cơ quan quản lý của công ty Đứng đầu là chủ
tịch HĐQT Thay mặt HĐQT điều hành công ty là Tổng giám đốc HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty
Ban Kiểm Soát: là cơ quan giám sát của ĐHĐCĐ, đứng đầu là Trưởng Ban
Kiểm Soát
Tổng giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hằng
ngày của công ty Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay bãi nhiệm Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
- Các phòng ban chức năng:
Văn phòng công ty: Có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức
của công ty: quan hệ đối ngoại, giải quyết các chế độ chính sách với người lao động
Phòng kế toán tài vụ: tổ chức quản lý các công tác về mặt tài chính kế toán
theo chính sách của nhà nước, đảm bảo nguồn vốn có sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển của công ty, phân tích và tổng hợp các số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bào hoạt động của công ty có hiệu quả
Phòng kĩ thuật chất lượng: Quản lý, phác thảo, tạo mẫu các mặt hàng theo
đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của công ty, kiểm tra chât lượng sản phẩm trước khi nhập kho thành phẩm
Phòng cơ điện: Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy trình kĩ thuật công nghệ
cho quá trình sản xuất, vận hành thiết bị, đề xuất khả năng vận hành thiết bị máy móc cho công ty
Phòng kế hoạch đầu tư: Xây dựng các kế hoạch đầu tư ngắn hạn, dài hạn và
chiến lược phát triển mặt hàng mới, đầu tư công nghệ để không ngừng phát triển mở rộng sản xuất Tiếp nhận yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài
Trang 40Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường , lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, đàm phán, soạn thảo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước
Phòng Thị Trường:: Cung ứng vật tư, NVL cho sản xuất Thực hiện chức
năng xuất khẩu trực tiếp các loại vật tư, thành phẩm Tổ chức bán hàng tại công ty, lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm Tích cực quan hệ với bạn hàng
mở rộng mạng lưới tiêu thụ
Trung tâm thương mai và giới thiệu sản phẩm: Trưng bày giới thiệu và bán
các loại sản phẩm của công ty, đồng thời tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ người tiêu dùng
Cửa hàng thời trang: Các sản phẩm được trưng bày mang tính chất giới
thiệu là chính, ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để xây dựng chiến lược tìm kiếm thị trường
Các cấp xí nghiệp: trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí nghiệp
gồm giám đốc xí nghiệp giúp việc cho giám đốc xí nghiệp có nhân viên thống kê xí nghiệp và nhân viên thống kê phân xưởng
7 xí nghiệp thành viên bao gồm các xí nghiêp I,II,III,IV,V tại Hà Nội, xí nghiệp Hải Phòng đóng tại Hải Phòng, Xí nghiệp Nam Hải đóng tại Nam Định Các xí nghiệp được chuyên môn hóa theo từng loại mặt hàng
+ Xí nghiệp I: chuyên sản xuất các loại hàng hóa cao cấp như áo sơ mi, áo jacket
+ Xí nghiệp II: chuyên sản xuất áo jacket
+Xí nghiệp III và IV: chuyên sản xuất hàng chất liệu bò
+Xí nghiệp V: là xí nghiệp liên doanh chuyên sản xuất hàng dệt kim, áo cốt tông