1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh vật tư thiết bị VVMI

97 762 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Vì thế, công ty rất quan tâm tới công tác quản trịnguyên vật liệu nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thànhsản phẩm để thu được kết quả kinh doanh tốt nhất cũng như tă

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau những đổi mới nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển sang nền kinh

tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh cùng với xu thế hộinhập, hợp tác khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng Việc này đòi hỏi côngtác quản lý kinh tế nước ta phải chuyển đổi, tuân thủ theo các định chế tài chính

và các chuẩn mực về quản lý được thừa nhận Tham gia vào các tổ chức kinh tếthế giới: APEC, AFTA, WTO…sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợinhưng cũng không ít khó khăn, thử thách Sự cạnh tranh là điều thực sự gay go,đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải linh hoạt và nhạy bén Do vậy, trong nền kinh tếnói chung để tồn tại doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh và làm

ăn có lãi Doanh nghiệp không ngừng đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngườitiêu dùng với chất lượng cao và giá thành hạ

Các Mác đã từng nói để độc tấu vĩ cầm người chơi chỉ cần điều chỉnhchính mình nhưng trong một dàn nhạc thì cần có một nhạc trưởng Trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng vậy để đem lại lợi nhuận và tăng trưởng về quy

mô doanh nghiệp rất cần sự lãnh đạo quản lý chặt chẽ và khoa học Mục tiêucủa các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất đặcbiệt đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất luôn là mối quan tâmhàng đầu, tiết kiệm chi phí sản xuất để giảm giá thành và tăng lợi nhuận Để làmđược điều này doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm đến các yếu tố đầu vào Các yếu tố đầu vào bao gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình Trong đó,yếu tố hữu hình giữ vai trò quan trọng hơn cả, bao gồm: lao động, vốn, nguyênvật liệu, công nghệ và thiết bị Trong đó, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vàokhông thể thiếu đóng vai trò quan trọng và quan tâm thường nhật nhất trongcác yếu tố đầu vào cho sản xuất Vì nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấuthành nên thực thể của sản phẩm, nó chiếm từ 60 - 70% trong cơ cấu giá thành.Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đếnviệc sử dụng hiệu quả và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu Thiếu nguyên vậtliệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được Do

Trang 2

vậy, nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất và

hạ giá thành sản phẩm Từ đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh

và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển cần phải có quản trị nguyên vật liệu một cách hợp lý và khoa học

Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh thiết bị - VVMI là một thànhviên của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam Công ty chuyênsản xuất vỏ bao xi măng và lưới lót nóc lò cung cấp cho các công ty khác trong

và ngoài tập đoàn Nguyên vật liệu là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty Vì thế, công ty rất quan tâm tới công tác quản trịnguyên vật liệu nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thànhsản phẩm để thu được kết quả kinh doanh tốt nhất cũng như tăng thêm uy tíncủa công ty đối với khách hàng các nhà cung ứng

Xuất phát từ những lý do trên Em lựa chọn đề tài: “Quản trị nguyên vật

liệu tại Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh vật tư thiết bị -VVMI”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng quản trị nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần sảnxuất và kinh doanh vật tư thiết bị, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nângcao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu của Công ty trong thời gian tới

Trang 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần sản xuất vàkinh doanh vật tư thiết bị - VVMI

- Số liệu nghiên cứu sử dụng trong 3 năm 2008 – 2010

- Thời gian: Từ ngày 27/12/2010 đến ngày 25/05/2011

Trang 4

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan tài liệu

2.1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên vật liệu

2.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mà khi tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh thì bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn để cấu thànhthực thể của sản phẩm

2.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu

- NVL là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm, trong mỗi

quá trình sản xuất NVL không ngừng chuyển hoá và biến đổi về mặt giá trị vàchất lượng

- NVL là một bộ phận của vốn kinh doanh, khi tham gia vào quá trìnhsản xuất giá trị của NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sảnphẩm mới được tạo ra

- NVL là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phứctạp về tính chất lý hoá nên dễ bị tác động của thời tiết khí hậu và môi trườngxung quanh

- Mỗi loại NVL cụ thể có những đặc tính tự nhiên rất khác nhau songđặc điểm chung nhất là mọi loại NVL đều chỉ tham gia một lần vào quá trìnhsản xuất sản phẩm Toàn bộ giá trị của NVL không mất đi mà kết tinh vào giátrị của sản phẩm (dịch vụ) Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạngNVL theo ý muốn của con người

- NVL là bộ phận thuộc TSLĐ, thuộc nhóm hàng tồn kho, được doanh nghiệpmua sắm, dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn lưu động

Tóm lại, NVL là yếu tố đầu vào rất quan trọng để tạo ra sản phẩm vậtchất (bên cạnh yếu tố vốn, lao động và công nghệ) Chi phí NVL thường chiếm

tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất Vì vậy, việc quản lý, sử dụng hợp lý,

Trang 5

tiết kiệm, bảo quản tốt NVL tồn kho góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạgiá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp không những nâng cao uy tín mà còn có

cơ hội thu được lợi nhuận cao

2.1.1.3 Vai trò nguyên vật liệu

- NVL thuộc đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quátrình sản xuất kinh doanh Việc cung cấp NVL đầy đủ, kịp thời đồng bộ và cóchất lượng là điều kiện tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất Đảm bảo

số lượng, chất lượng, tính đồng bộ về NVL sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra đạtđược yêu cầu, số lượng sản phẩm tăng, giá thành hạ, thoả mãn nhu cầu củakhách hàng

- NVL là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ quá trìnhsản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của TSLĐ Chính vì vậy, quản trị NVLchính là quản trị vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp NVL liênquan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạtđộng sản xuất kinh doanh Do đó, quản trị tốt nguyên vật liệu sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

- NVL là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm Do vậy,chất lượng NVL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp NVL được đảm bảo đầy đủ về sốlượng, chất lượng, chủng loại, có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩmđược sản xuất ra Vì vậy, đảm bảo chất lượng NVL cho sản xuất còn là biệnpháp để nâng cao chất lượng sản phẩm

2.1.1.4 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

a, Phân loại nguyên vật liệu

Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuấtkinh doanh nên NVL rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có vai trò, công dụng

và tính năng lý hoá khác nhau Vì vậy, để quản trị NVL một cách dễ dàng, hiệuquả, các doanh nghiệp cần tiến hành phân loại nguyên vật liệu Tuỳ theo từngdoanh nghiệp mà có cách phân loại khác nhau:

Trang 6

* Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp NVLđược chia thành

- NVL chính: Là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất củadoanh nghiệp NVL chính là vật chất chủ yếu tạo nên thực thể của sản phẩm vàchiếm tỷ trọng lớn

- NVL phụ: Nằm trong thực thể của sản phẩm và có tỷ trọng nhỏ có tácdụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làmthay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt độngcủa các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của cán bộ nhân viên (dầunhớt, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, xà phòng )

- Nhiên liệu: Là những thứ để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sảnxuất, kinh doanh như than, củi, xăng, hơi đốt, khí đốt

- Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng để sửa chữa, thay thếcho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bịdùng cho mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản

- Phế liệu: Là các loại thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tàisản, có thể dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt, )

- Vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên,thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thuhồi từ thanh lý tài sản cố định

Ngoài ra tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết NVL củatừng doanh nghiệp mà trong từng loại NVL trên được chia thành các nhóm, cácthứ tự dựa trên tính chất lý, hoá học và phẩm cấp, quy cách của chúng Cách phânloại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại,nhóm, thứ NVL và là cơ sở để tổ chức hạch toán chi tiết NVL trong doanh nghiệp

* Căn cứ vào nguồn hình thành: NVL được chia làm hai loại

- NVL nhập từ bên ngoài: Là loại NVL do doanh nghiệp mua ngoài,nhận vốn góp liên doanh, nhận biếu tặng,

- NVL tự chế: Là loại NVL do doanh nghiệp tự sản xuất, chế biến

Trang 7

Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạchsản xuất NVL, là cơ sở để xác định giá vốn thực tế NVL nhập kho.

* Căn cứ vào mục đích, công dụng của NVL có thể chia NVL thành:

- NVL dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:

+ NVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm

+ NVL dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bánhàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp

- NVL dùng cho nhu cầu khác:

+ NVL dùng cho vốn góp liên doanh, liên kết

có thể thực hiện được" Trong đó:

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các

chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại

Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho

trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thànhsản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công táchạch toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế

* Tính giá NVL nhập kho

Giá trị thực tế của NVL nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập:

- Đối với NVL mua ngoài: Giá thực tế bao gồm giá mua, các loại thuế

không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình

Trang 8

mua NVL các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật tư, trừ đi cáckhoản chiết khấu thương mại và giảm giá NVL do không đúng quy cách, phẩm cấp + Trường hợp NVL mua vào được sử dụng cho đối tượng chịu thuế GTGTtính theo phương pháp khấu trừ, giá mua là giá chưa có thuế GTGT.

+ Trường hợp NVL mua vào được sử dụng cho các đối tượng khôngchịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, hoặc sử dụng cho các mụcđích phúc lợi, các dự án, thì giá mua NVL bao gồm cả thuế GTGT (tổng giáthanh toán)

+ Chi phí thu

Các khoảnthuế khôngđược hoàn lại

- CKTM, Giảmgiá hàng mua

- Đối với NVL tự sản xuất: Giá thực tế NVL nhập kho là giá thành sản xuấtcủa NVL tự sản xuất

- Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến nhập lại kho:

Giá thực tế = Giá trị xuất

kho chế biến +

Chi phí chế

Chi phí tiếp nhận(nhập kho)

- Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh, liên kết:

Giá thực tế = Giá trị do hội đồng

Chi phí tiếp nhận(nhập kho)

- Đối với NVL nhận tặng thưởng, nhận viện trợ:

Giá thực tế = Giá thị trường tương

Chi phí tiếp nhận(nhập kho)`

- Phế liệu thu hồi:

Giá thực tế = Giá ước tính tương đương

(hoặc giá thị trường tương đương) +

Chi phí tiếp nhận (nhập kho)

* Tính giá NVL xuất kho:

Trang 9

NVL được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khácnhau nên có nhiều giá khác nhau Do đó, khi xuất kho NVL, tuỳ thuộc vào đặcđiểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện trang bị phương tiện kỹthuật tính toán mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phươngpháp sau để xác định giá thực tế của NVL xuất kho:

- Phương pháp thực tế đích danh: Khi xuất kho NVL thì căn cứ vào số

lượng NVL xuất kho thuộc từng lô và đơn giá thực tế NVL của lô đó để tínhgiá thực tế của NVL xuất kho

Phương pháp được áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại NVL

ít và nhận diện được từng lô NVL

+ Ưu điểm: Công tác tính giá NVL được thực hiện kịp thời và thông quaviệc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản củatừng lô NVL

+ Nhược điểm:Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, nhậpxuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽrất phức tạp; Đòi hỏi hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quảnriêng từng lô NVL nhập kho

- Phương pháp bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này, giá trị của từng loại NVL được tính theo giá trịtrung bình của từng loại NVL tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại NVL đượcmua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình được tính theo thời kỳ (đơn giábình quân) hoặc sau mỗi lần nhập (đơn giá bình quân liên hoàn) phụ thuộc vàotình hình thực tế của doanh nghiệp

Giá thực tế của vật tư xuất kho được tính căn cứ vào số lượng NVL xuấtkho và đơn giá bình quân gia quyền NVL, theo công thức:

+ Đơn giá bình quân thường được tính cho từng loại NVL

Trang 10

+ Đơn giá bình quân có thể xác định cho cả kỳ được gọi là đơn giá bìnhquân cả kỳ dự trữ hay đơn giá bình quân cố định Theo cách tính này khối lượngtính toán ít nhưng chỉ tính được giá thực tế của NVL vào thời điểm cuối kỳ nênkhông thể cung cấp thông tin kịp thời theo yêu cầu quản lý NVL hàng ngày + Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập được gọi là đơngiá bình quân liên hoàn hay đơn giá bình quân di động; theo cách tính này xácđịnh được giá thực tế của NVL xuất kho hàng ngày, cung cấp thông tin kịp thờicho yêu cầu quản trị NVL Tuy nhiên, khối lượng công việc tính toán sẽ nhiềuhơn nên phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghiệp đã sử dụngphần mềm kế toán máy trên máy tính.

- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): NVL được tính giá thực

tế xuất kho trên cơ sở giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấyđơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theođơn giá của những lần nhập sau cùng

+ Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời chomỗi lần xuất

+ Nhược điểm: Phải tính giá theo từng danh điểm NVL (mã hoá NVL)

và hạch toán chi tiết NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức.Ngoài ra, làm cho chi phí kinh doanh không phản ánh kịp thời với giá cả thịtrường của NVL

- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Giá thực tế NVL xuất kho

được tính trên cơ sở giả định là hàng nào nhập sau được xuất trước, lấy đơn giáxuất bằng đơn giá nhập Trị giá tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá củanhững lần nhập đầu tiên

Phương pháp được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danh điểm NVL

và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều Phương pháp này thíchhợp trong thời kỳ giảm phát

+ Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phíhiện tại Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường củaNVL Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chínhxác hơn Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu

Trang 11

giá cả NVL có xu hướng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợinhuận nhỏ và tránh được thuế.

+ Nhược điểm: Làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trongthời kỳ lạm phát và giá trị NVL có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kếtoán so với giá trị thực của nó

Trong thực tế ngoài các phương pháp tính giá thực tế của NVL theochuẩn mực kế toán hàng tồn kho quy định thì các doanh nghiêp còn có thể ápdụng phương pháp giá hạch toán

- Tính giá NVL theo giá hạch toán: Giá hạch toán NVL là giá do doanh

nghiệp tự quy định (có thể lấy giá kế hoạch hoặc giá mua tại một thời điểm nàođó) và được thống nhất ở doanh nghiệp trong một thờ gian dài, ít nhất là một

kỳ kế toán năm Hàng ngày, kế toán sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giátrị NVL nhập, xuất Cuối kỳ kế toán tính ra giá thực tế của NVL xuất kho theo

Giá thực tế xuất kho – Giá hạch toán xuất kho

Giá thực tế cần =

điều chỉnh Giá hạch toán xuất kho × (Hệ số giá – 1)

Trang 12

Giá hạch toán chỉ có tác dụng trong sổ chi tiết, không có tác dụng trong

sổ tổng hợp Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều loạiNVL, nhiều mức giá, nghiệp vụ nhập xuất NVL diễn ra thường xuyên và độingũ kế toán có trình độ chuyên môn cao

Áp dụng phương pháp này cuối tháng kế toán sẽ lập Bảng kê tính giá vật

tư, hàng hoá để từ đó xác định giá thực tế NVL xuất dùng trong kỳ và tồn khocuối kỳ

+ Ưu điểm: Phương pháp giá hạch toán cho phép kết hợp chặt chẽ hạchtoán chi tiết và hạch toán tổng hợp về NVL trong công tác tính giá, nên côngviệc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượngdanh điểm NVL, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít

+ Nhược điểm: Phương pháp tính giá này không chính xác vì nó khôngtính đến sự biến động giá cả của vật liệu Phương pháp này được áp dụng khithị trường giá cả ít biến động

2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nguyên vật liệu

2.1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản trị

a, Khái niệm về quản trị

Quản trị là sự tác động có mục đích của chủ thể lên đối tượng bị quản lýnhằm đạt được mục tiêu đặt ra của tổ chức

b, Vai trò của quản trị

Quản trị đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bạitrong hoạt động của doanh nghiệp Quản trị tạo ra sự phối hợp các yếu tố trongsản xuất kinh doanh, thống nhất hoạt động của các cá nhân, bộ phận trongdoanh nghiệp theo mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất

Trang 13

Mỗi doanh nghiệp trong hoạt động của mình đều đặt ra những mục tiêukinh doanh cụ thể phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình Nhưng bất kểmục tiêu đó là gì thì tương lai của các doanh nghiệp đều có sự dẫn dắt củanhững nhà quản trị là những người trực tiếp đưa ra các quyết định đến sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp.

2.1.2.2 Chức năng quản trị nguyên vật liệu

+ Kế toán quản trị dùng để quản lý NVL theo từng công đoạn

- Đánh giá, kiểm tra NVL

2.1.2.3 Yêu cầu quản trị nguyên vật liệu

NVL là một yếu tố không thể thiếu trong các yếu tố đầu vào phục vụcho quá trình sản xuất của doanh nghiệp vì NVL là yếu tố trực tiếp cấu tạo nênthực thể của sản phẩm Thiếu NVL thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc

sẽ không thể tiến hành được Các đặc tính, đặc điểm, tình hình mua sắm, dự trữ

và sử dụng NVL đều có ảnh hưởng, tác động nhất định đến quá trình sản xuấtsản phẩm Vậy để đạt được hiệu quả cao thì phải đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ cácyêu cầu trong quản trị NVL

Trang 14

- Trong khâu thu mua: Cần quản lý tốt về mặt khối lượng, quy cách,chủng loại NVL phù hợp với nhu cầu sản xuất, cần phải tìm được nguồn cung cấpNVL chất lượng tốt, giá cả hợp lý làm cho chi phí thu mua thấp góp phần làmgiảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

- Trong khâu dự trữ và bảo quản: Để quá trình sản xuất được đảm bảoliên tục và không bị gián đoạn cũng như không gây ra hiện tượng ứ đọng vốn,tốn diện tích mặt bằng Doanh nghiệp không nên dự trữ lượng NVL quá lớnđồng thời thực hiện tốt các điều kiện bảo quản NVL theo đúng tiêu chuẩn lýhoá tránh tình trạng tiêu hao, hư hỏng, mất mát NVL

- Trong khâu sử dụng: Đảm bảo cung cấp NVL đúng lúc, đúng số lượng,đảm bảo chất lượng, đúng thời gian phục vụ kịp thời trong quá trình sản xuất

Tổ chức ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng NVL rõ ràng, chặt chẽ đảm bảo

sử dụng hiệu quả và tiết kiệm

- Trong khâu thu hồi phế liệu: Phế liệu trong các doanh nghiệp có rấtnhiều loại có thể sử dụng lại hay đưa vào tái sản xuất, thanh lý hoặc bán chocác đơn vị có thể tái sản xuất, chế biến thành các sản phẩm khác Do vậy côngtác tổ chức thu hồi phế liệu cần được tổ chức tốt và chặt chẽ nhằm tiết kiệm chiphí NVL đồng thời góp phần giảm giá thành và tận dụng tối đa những phế liệuvào những công việc khác phục vụ cho hoạt động sản xuất

2.1.2.4 Nội dung quản trị nguyên vật liệu

a, Xác định nhu cầu nguyên vật liệu

* Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu

- Khái niệm

Định mức tiêu hao NVL là lượng NVL cần thiết để sản xuất một sảnphẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc hoàn tất một khối lượng công việc cócho phép những hao hụt bình thường

Để sản xuất ra 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao NVL là:

+ NVL cần thiết để sản xuất ra 1 sản phẩm

+ Hao hụt cho phép

+ Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng

Trang 15

- Vai trò của định mức tiêu hao NVL

Việc xây dựng định mức tiêu hao NVL chính xác và đưa vào áp dụngtrong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm NVL có cơ

sở quản trị chặt chẽ việc sử dụng NVL

Là căn cứ để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng NVL tạo điềukiện cho hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hành tiếtkiệm trong doanh nghiệp (vì nó gắn với trách nhiệm của công nhân đối với việc

sử dụng NVL)

Thông tin kịp thời giúp cho các nhà quản lý kiểm soát được hoạt độngsản xuất, kinh doanh vì chi phí định mức là tiêu chuẩn và là cơ sở để đánh giá

- Phương pháp xây dựng định mức tiêu hao NVL

Tuỳ theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật và điều kiện cụ thể của từng doanhnghiệp mà lựa chọn phương pháp xây dựng ở mức thích hợp Trong thực tế cácphương pháp xây dựng định mức tiêu hao NVL bao gồm: Phương pháp thống

kê, phương pháp thử nghiệm thí nghiệm, phương pháp phân tích – tính toán,phương pháp thử nghiệm – sản xuất

Nhược điểm: Độ chính xác không cao

Điều kiện áp dụng: Khi điều kiện sản xuất của kỳ kế hoạch và kỳ báocáo không có những thay đổi lớn

+ Phương pháp thử nghiệm – thí nghiệm

Xác định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm trong điều kiệnphòng thí nghiệm hay ở quy mô bán công xưởng

Ưu điểm: Kết quả rõ ràng, chính xác hơn phương pháp thống kê

Nhược điểm: Mang tính chất cá biệt, các số liệu chưa mang tính khách quan

và cụ thể cho từng nhân tố ảnh hưởng đến việc lập định mức tiêu hao NVL

Trang 16

Điều kiện áp dụng: Phương pháp được áp dụng đối với các sản phẩmmới đưa vào sản xuất, cần phải ban hành mức tiêu hao NVL lúc ban đầu khichưa có số liệu thống kê về nó Trong quá trình sản xuất định mức này sẽ đượcđiều chỉnh, hoàn thiện phù hợp với điều kiện sản xuất.

+ Phương pháp phân tích – tính toán

Xây dựng định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm dựa vào mứctiêu hao lý thuyết và phân tích tổn thất để loại trừ tổn thất bất hợp lý

Công thức: M = Mức tiêu hao lý thuyết + Tổn thất hợp lý

Mức tiêu hao lý thuyết được xác định dựa vào phương trình cân bằnghoá học hoặc bằng cách cân đo trực tiếp sản phẩm

Ưu điểm: Khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, kếtquả chính xác và khoa học Mức tiêu hao NVL được phân tích chi tiết và tínhtoán cụ thể, có căn cứ khoa học và có tính đến việc áp dụng các kinh nghiệmsản xuất tiên tiến

Nhược điểm: Đòi hỏi một lượng thông tin tương đối lớn, toàn diện vàchính xác, điều này có nghĩa là công tác thông tin trong doanh nghiệp phải tổchức tốt Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là với một lượng thông tin như vậyđòi hỏi phải có đội ngũ xử lý thông tin có trình độ và năng lực cao

+ Phương pháp thử nghiệm – sản xuất

Xác định mức tiêu hao NVL trong điều kiện thiết kế các biện pháp loạitrừ tổn thất và các điều kiện tốt nhất cho sử dụng NVL

Ưu điểm: Là phương pháp sử dụng có căn cứ khoa học và tính chính xác cao

Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để thu được kết quả nghiên cứu

* Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu

Mua sắm NVL ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dự trữ, tiêu thụ và kếtquả sản xuất kinh doanh của công ty Do vậy, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực hoạtđộng, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một kế hoạch mua sắm để tránh sựbiến động đột ngột của NVL ở hiện tại và trong tương lai

Nội dung kế hoạch mua sắm NVL bao gồm:

- Xác định số lượng NVL cần mua: Bao gồm nhu cầu cho sản xuất, dựtính lượng NVL bị hư hỏng mất mát trong quá trình lưu kho, nhu cầu NVL cần

Trang 17

dự trữ đề phòng sự biến động của thị trường Tính toán cho từng loại NVL cụthể trong kỳ sản xuất.

- Lượng NVL cần mua trong kỳ phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sảnxuất sản phẩm về cả mặt hiện vật và giá trị Lượng NVL được tính toán cụ thểcho từng loại NVL sau đó sẽ tổng hợp lại tính trong toàn doanh ghiệp

- Lượng NVL cần mua trong kỳ được xác định theo công thức sau:

Lượng NVL cần

mua trong kỳ =

Lượng NVLdùng trong kỳ +

Lượng NVL dựtrữ cuối kỳ -

Lượng dữ trữđầu kỳ

* Xây dựng kế hoạch dư trữ nguyên vật liệu

Lượng NVL dự trữ kế hoạch là lượng NVL tồn kho cần thiết được quyđịnh trong kỳ kế hoạch nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đượctiến hành liên tục

Dự trữ NVL bao gồm:

- Dự trữ thường xuyên: Là dự trữ NVL tại kho bãi nhằm đảm bảo quá trìnhsản xuất diễn ra liên tục trong các điều kiện cung ứng bình thường

- Dự trữ bảo hiểm: Là dự trữ NVL để sử dụng trong những trường hợp

dự trữ thường xuyên đã hết nhưng vì lý do nào đó mà việc cung ứng NVL theo

kế hoạch chưa về

- Dự trữ theo mùa: Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liêntục không bị gián đoạn, nhất là vào các thời gian “giáp hạt” về NVL

* Xác định nhu cầu về nhà cung ứng

Do giá trị NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng từ

60 -70% đối với doanh nghiệp sản xuất và cao hơn đối với doanh nghiệpthương mại) nên việc lựa chọn người cung cấp với tổng giá cả và chi phí vậntải nhỏ nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm Việc lựa chọn nhàcung cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp mà chi phí NVLchiếm tỷ trọng càng cao trong giá thành, thị trường NVL ngày càng mở rộng,nhân tố giá cả và vận chuyển có ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh bình quâncủa doanh nghiệp

Tuy nhiên, trên thị trường luôn có nhiều loại NVL với phẩm cấp khácnhau, có loại đáp ứng được yêu cầu sản xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra,

Trang 18

đáp ứng được cầu của người mua nhưng có loại không đáp ứng được yêu cầunày Vì vậy, việc tính toán đầy đủ các khía cạnh cần thiết để lựa chọn ngườicung cấp NVL vừa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng, thời gian cung cấp,vừa đảm bảo được mức chi phí kinh doanh mua sắm và vận chuyển để doanhnghiệp chấp nhận được là một trong những vấn đề rất quan trọng.

Thị trường ngày càng mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc mởrộng phạm vi mua sắm NVL thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng tìmkiếm và lựa chọn người cấp hàng cho mình

b, Tổ chức mua sắm và trang bị nguyên vật liệu

Sau khi xây dựng và hoàn thiện kế hoạch mua sắm NVL, việc tổ chứccông tác mua sắm NVL của doanh nghiệp do phòng vật tư hay phòng kinhdoanh thương mại đảm nhận

Đầu tiên, phòng vật tư (phòng kinh doanh thương mại) phải xác địnhđược các loại NVL cần cung cấp phục vụ cho sản xuất và nguồn cung cấp NVLđến từ đâu

Dựa vào bảng kế hoạch chi tiết, cán bộ chịu trách nhiệm mua sắm sẽ đặthàng tại các nhà cung cấp doanh nghiệp đã lựa chọn, thương lượng và ký kếthợp đồng với bên bán Hợp đồng phải xác định rõ số lượng, chất lượng, chủngloại, quy cách, giá và thời gian giao nhận Hợp đồng phải được ký kết theođúng quy định của pháp luật, vì hợp đồng sau khi ký kết chính là căn cứ pháp

lý để quy định trách nhiệm khi có phát sinh tranh chấp

Sau khi ký kế hợp đồng mua bán NVL, cán bộ vật tư phải có tráchnhiệm báo cáo với cấp trên, đồng thời tiến hành tổ chức vận chuyển nhập khoNVL Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều phương thức vận chuyển khác nhau

có thể thuê hoặc tổ chức tự vận chuyển nhưng phải đảm bảo cung ứng NVL kịpthời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng NVL cho các đơn vị sản xuất

c, Tổ chức sử dụng nguyên vật liệu

* Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu

Tiếp nhận NVL phải đảm bảo mục tiêu đúng về chủng loại, số lượng,chất lượng và thời gian Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nhờ sự cố gắng của

Trang 19

nhiều bộ phận có liên quan như xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch muasắm, vận chuyển cũng như chất lượng của bộ phận tiếp nhận.

Tiếp nhận NVL thuộc nhiệm vụ của bộ phận quản trị kho Khi tiếp nhậnNVL phải đảm bảo thủ tục giao nhận giữa hai bên Bộ phận tiếp nhận phảikiểm tra kỹ lưỡng cả về chủng loại, số lượng và chất lượng từng loại NVL Đểđạt được hiệu quả cao trong công việc, bộ phận tiếp nhận phải chuẩn bị thật kỹ

cả về nơi nhận NVL đáp ứng các yêu cầu về phương tiện ra vào, kiểm tra NVL;chuẩn bị tốt các trang thiết bị kiểm tra và đo lường cũng như các biểu mẫu ghichép cần thiết; chuẩn bị tốt lực lượng kiểm tra và tiếp nhận

Khâu tiếp nhận là khâu quan trọng và quyết định Do vậy, đội ngũ nhânviên làm công tác tiếp nhận phải đảm bảo tuân thủ triệt để quy trình tiếp nhậntừng loại NVL Thủ tục tiếp nhận bao gồm khâu sử dụng các dụng cụ đo đếmcần thiết để kiểm tra chặt chẽ về số lượng và chất lượng bằng các phương phápthích hợp; ghi nhận những sai lệch so với mẫu mã, chứg từ của bên cung cấp đểghi chép vào tài liệu giao nhận Công việc tiếp theo là phân loại, đánh dấu vànhập kho NVL

* Tổ chức quản lý nguyên vật liệu lưu kho

Muốn NVL của doanh nghiệp được bảo quản toàn vẹn về số lượng, chấtlượng, hạn chế hư hỏng và mất mát đến mức tối thiểu thì doanh nghiệp phải có

hệ thống kho tàng thích hợp đảm bảo các yêu cầu:

- Diện tích kho tàng phải đủ lớn, đáp ứng được nhu cầu dự trữ, nhậpkho, xuất kho

- Kho tàng phải sáng sủa dễ quan sát

- Yêu cầu đảm bảo an toàn: Đây là yêu cầu cao nhất khi lưu kho NVL,phải đảm bảo các điều kiện cần thiết để chống cháy, nổ, thiết kế và đường thoáthiểm

- Trang thiết bị kho tàng phải đáp ứng yêu cầu trang thiết bị tối thiểu dochính đặc điểm của NVL lưu kho đòi hỏi, trang thiết bị nâng cao phụ thuộc vàonăng lực tài chính của doanh nghiệp

Trang 20

- Việc sắp xếp NVL vào kho phải đảm bảo yêu cầu dễ tìm, dễ thấy, dễlấy, dễ kiểm tra cũng như tuân thủ nguyên tắc hàng nhập trước, xuất trước vàhàng nhập sau, xuất sau

- Phân loại và sắp xếp từng loại NVL phải phù hợp với trang thiết bị lưukho và bảo quản NVL

Bên cạnh đó cần có sự giúp sức của người làm công tác quản lý kho.Cần phải quan tâm đến hệ thống kho bãi, xác định vị trí đặt kho thích hợp chocông tác vận chuyển NVL đến nơi sản xuất là tối ưu đảm bảo cho việc tiết kiệmchi phí và thời gian Cán bộ quản lý kho phải có hệ thống sổ sách để theo dõitình hình xuất NVL, nhập NVL, tồn NVL để làm cơ sở cho việc lập kế hoạchmua sắm và cung ứng NVL một cách tốt nhất, hiệu quả nhất

* Tổ chức cấp phát, xuất dùng nguyên vật liệu

Cấp phát NVL phải đảm bảo đúng các chương trình của từng khâu sảnxuất Khi cấp phát phải làm các thủ tục xuất kho theo đúng chuẩn mực, địnhmức và phải lập các biên bản giấy tờ có liên quan của doanh nghiệp vào từngnội dung cấp phát Ghi chép, theo dõi cấp phát liên tục và đầy dủ theo các biểumẫu được thiết kế khoa học Đồng thời phải đi đôi với công tác thống kê, lập sổsách theo dõi việc xuất nhập, tồn kho đối với từng loại NVL cụ thể phục vụ chocông tác theo dõi, kế toán và tính toán chi phí kinh doanh

Việc cấp phát NVL có thể tiến hành theo hai hình thức:

- Cấp phát theo yêu cầu của bộ phận sản xuất: Căn cứ vào yêu cầu NVLcủa từng phân xưởng, bộ phận sản xuất sẽ báo trước cho bộ phận cấp phát củakho Số lượng NVL được yêu cầu tính toán dựa trên mùa vụ sản xuất và hệthống định mức tiêu dùng NVL của doanh nghiệp

- Cấp phát theo tiến độ kế hoạch (hạn mức): Căn cứ vào định mức tiêudùng, số lượng và chủng loại sản phẩm đã xác định kế hoạch và tiến độ sảnxuất Phòng vật tư lập phiếu cấp phát hạn mức giao cho các bộ phận sản xuất Việc áp dụng hai hình thức cấp phát NVL trên giúp cho bộ phận cấpphát chủ động chuẩn bị NVL cũng như các điều kiện cần thiết khác cho côngtác cấp phát như giảm bớt giấy tờ, đỡ các thao tác tính toán Đảm bảo đượctiến độ trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp

Trang 21

* Tổ chức thu hồi phế liệu

Việc thu hồi phế liệu tuy không phải là công việc quan trọng nhưngcũng rất cần thiết Vì khi NVL được đưa vào sử dụng vẫn còn tồn tại một số do

bị đào thải hoặc đã qua sử dụng, hoặc bị hỏng Doanh nghiệp sẽ không vứt bỏ

mà tiến hành thu hồi lại để tiếp tục sử dụng cho các khâu sản xuất khác hoặcđem tái chế để phục vụ cho quá trình sản xuất sau

d, Đánh giá tình hình và kết quả sử dụng NVL

* Đánh giá tình hình sử dụng NVL

Đánh giá tình hình sử dụng NVL là việc xem xét NVL sử dụng có đúngmục đích Xem xét tình hình tăng, giảm NVL trong kỳ sản xuất để đưa ra cácphương án lập kế hoạch trong các khâu lập kế hoạch, tổ chức mua sắm, sửdụng, cấp phát để tìm ra những chỗ chưa hợp lý và có biểu hiện bất thườngcần điều chỉnh, chỗ nào đã hợp lý thì cố gắng phát huy đảm bảo sản xuất diễn

ra liên tục, đảm bảo được tiến độ kế hoạch công việc

* Đánh giá hiệu quả sử dụng NVL

Là việc áp dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng NVL đồngthời xem xét các yếu tố chi phí đó chiếm bao nhiêu % trong tổng chi phí sảnxuất Từ đó đưa ra các biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm

Để đánh giá chung hiệu quả sử dụng NVL ta sử dụng chỉ tiêu hiệu suất

sử dụng NVL và hệ số lợi nhuận trên chi phí:

Trang 22

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Là phương pháp tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu sơ cấp, thứ cấp

thông qua các chứng từ, sổ sách đã được ghi chép ở các báo cáo sổ sách kếtoán, thông qua sách báo, tập chí

- Số liệu thứ cấp: Là số liệu được thu thập từ nguồn sẵn có thông quacác sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các báo chuyên môn của cácphong ban chức của công ty, các nghiên cứu trước có liên quan, các sách báo,tạp chí chuyên ngành, internet

- Số liệu sơ cấp: Là số liệu thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn trực tiếpnhững người có liên quan (trưởng phòng kế hoạch, kế toán trưởng, kế toán vật

tư, thủ kho )

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp vận dụng trong nghiên cứu để mô tả tình hình củadoanh nghiệp, mô tả thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh và tình hình quảntrị NVL thông qua các chỉ tiêu kinh tế

2.2.2.2 Phương pháp đối chiếu

Là phương pháp dùng để đối chiếu các bước trong quản trị NVL từ việclập kế hoạch cho tới việc tổ chức thực hiện nhằm thấy được sự khác biệt giữ lýthuyết và thực tiễn

2.2.2.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để so sánh số tuyệt đối, số tương đối giữa các

bộ phận, các kỳ sản xuất với nhau Phương pháp so sánh được vận dụng để sosánh số lượng, đơn giá của NVL thực tế sử dụng giữa các năm với nhau để thấyđược sự thay đổi, thấy được quy luật vận động của hiện tượng nghiên cứu để đưa

ra được những phương án sản xuất tốt nhất

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

cần thiết, tính toán các chỉ tiêu cần thiết trên cơ sở tôn trọng tài liệu gốc, xâydựng thành các bảng thống kê, biểu đồ hoặc đồ thị chuẩn bị sẵn sàng cho việcphân tích

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trang 23

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI.

Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI là

một doanh nghiệp Nhà nước, là công ty con của công ty TNHH Công nghiệp

mỏ Việt Bắc – TKV, trực thuộc Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam

Địa chỉ Công ty: Tổ 26, Thị trấn Đông Anh – Đông Anh - Hà Nội

Giám đốc hiện tại: Ông Vũ Thế Tấn

Mã số thuế: 0102854047

Tài khoản:

42110100008 tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Anh – Hà Nội

102010000063331 tại Ngân hàng Công thương huyện Đông Anh – Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: MATRACO

Số điện thoại: 0438833247

Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI là mộtdoanh nghiệp cổ phần hoá với 51% vốn Nhà nước Công ty được thành lập theoquyết định số 68/2004 QĐ-BCN ngày 30/07/2004 của Bộ công nghiệp về việcchuyển xí nghiệp vật tư vận tải và chế biến than thành Công ty cổ phần sảnxuất và kinh doanh vật tư thiết bị than Nội Địa và nay là Công ty cổ phần sảnxuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI

Trong thời kỳ bao cấp, công ty có nhiệm vụ vận chuyển than của hai mỏkhai thác Khánh Hoà và Núi Hồng đi tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc và cung cấpcho Nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên Ngoài ra công ty còn làm nhiệm vụ tiếpnhận, vận chuyển vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu cấp phát cho các đơn vị thànhviên trong Công ty và Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam vớihàng trăm đầu xe ô tô với đủ các chủng loại được nhập khẩu ở các nước: Liên

Xô, Nhật Bản, Đức Cùng với hệ thống kho bãi lớn phục vụ cho công tác tiếpnhận, tập kết, bảo quản và cấp phát vật tư, nhiên liệu Công ty có một đội ngũcông nhân lành nghề phục vụ cho việc sửa chữa và bảo dưỡng các loại máymóc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Trang 24

Năm 1992 khi nền kinh tế đất nước chuyển dịch sang nền kinh tế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần kinh tế bình đẳng cùngnhau phát triển Trước sự cạnh tranh của nền kinh tế mở cửa, để thích ứng vàphát triển Công ty đã từng bước sắp xếp sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, đa dạnghoá ngành nghề kinh doanh, nhạy bén trước nhu cầu thị trường về chất đốt.Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt độngsản xuất của Công ty trong đó nổi bật Công ty đã đầu tư 1 hệ thống dây chuyềnsản xuất than tổ ong của Trung Quốc với công suất 35.000.000 viên/năm với cáccông đoạn sản xuất được cơ giới hoá.

Với chủ trương đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá sảnphẩm sản xuất dựa trên nền tảng kinh doanh than Năm 1995 Công ty đã đầu tưthêm một xưởng sản xuất vỏ bao xi măng cung cấp cho nhà máy xi măng LaHiên, một xưởng sản xuất bếp đun than, một xưởng sản xuất lưới thép lót nóc lòcung cấp cho các mỏ khai thác hầm lò của ngành than

Tháng 10 năm 2004, được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũngnhư sự quan tâm của các cấp, các ngành, đơn vị đã tiến hành cổ phần hoá với51% vốn Nhà nước Từ đó đã xây dựng được những nguồn vốn tạo điều kiệncho công ty tiếp tục đầu tư vào sản xuất và mở rộng kinh doanh trong hiện tạicũng như trong tương lai Công ty đã tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất (sảnxuất vỏ bao xi măng, lưới thép lót nóc lò, kinh doanh vận tải) và tăng cườngtìm các nguồn hàng để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng chấtlượng sản phẩm sản xuất nhằm nâng cao uy tín trên thị trường Đồng thời tạocông ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đảm bảo đời sống chongười lao động an tâm công tác

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề của công ty Cổ phần sản xuất

và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI.

3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ

Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI là Công

ty con của Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc – TKVđược hạch toán độc lập, có con dấu riêng theo tên gọi để giao dịch, có tài khoảnriêng được mở tại ngân hàng Công ty được ký kết các hợp đồng kinh tế, tổchức thực hiện công tác tài chính kế toán theo luật kế toán Việt Nam và hoạt

Trang 25

động theo phân cấp của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp mỏ ViệtBắc –TKV Nhiệm vụ chính của Công ty:

- Sản xuất ra sản phẩm vỏ bao xi măng, lưới lót nóc lò đồng thời cungcấp các dịch vụ khác như: kinh doanh vật tư, hàng hoá, thiết bị, phụ tùng; vậntải đường bộ đảm bảo về chất lượng, giá cả, mẫu mã

- Mục tiêu cao nhất của công ty là đạt được sự tín nhiệm từ khách hàngbởi vì khách hàng là một nhân tố rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sựphát triển của công ty Đảm bảo được mục tiêu này sẽ giúp đứng vững trên thịtrường và tạo thêm cơ hội mở rộng thị trường cho Công ty

- Công ty tiến hành xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh pháttriển dựa trên kế hoạch và mục tiêu, chiến lược của công ty Tăng cường côngtác kiểm tra, quản lý, hướng dẫn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằmhạn chế thất thoát về kinh tế Bên cạnh việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ tronghoạt động sản xuất Công ty tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội, giữgìn an ninh trật tự theo quy định của Nhà nước và bảo vệ môi trường

3.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất và kinh doanh lưới thép lót nóc lò

- Sản xuất và kinh doanh vỏ bao xi măng

- Kinh doanh vật tư, hàng hoá, thiết bị, phụ tùng

- Vận tải đường bộ

3.1.2.3 Phương hướng phát triển trong tương lai

- Đáp ứng đầy đủ và kịp thời các sản phẩm lưới thép, vỏ bao xi măng,thiết bị, phụ tùng vật tư và dịch vụ cho các đơn vị khác

- Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ.

- Nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề, chuyên môn cho cán bộ nhânviên và trình độ quản lý của các cấp quản trị

- Mở rộng và phát triển ngành nghề kinh doanh

- Cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất

- Mở rộng quy mô sản xuất

3.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo, sản xuất sản phẩm của công

ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI

Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI thuộcloại doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất không lớn, sản phẩm có đặc

Trang 26

điểm đơn giản nên Công ty sử dụng công nghệ mang tính phổ thông và khá phổ biếntrong khu vực.

3.1.3.1 Công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng

Công ty được trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất vỏ bao xi măng nhập khẩu

từ Ấn Độ và Nhật Bản cho ra đời những sản phẩm chất lượng đáp ứng được yêu cầu củakhách hàng Cung cấp vỏ bao xi măng cho Công ty Cổ phần xi măng Yên Bình (địa chỉtại thị trấn Yên Bình - Yên Bình - Yên Bái ) và Công ty Cổ phần xi măng La Hiên (địachỉ tại Xã La Hiên - Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên)

Công suất thiết kế: 10 triệu vỏ bao xi măng/năm Dây chuyền sản xuất vỏ bao ximăng sử dụng động cơ điện một chiều Đã góp phần tiết kiệm được NVL và giảm chiphí sản xuất làm giảm giá thành sản phẩm sản xuất cho Công ty

HỆ THỐNGIN+TẠO ỐNG+CẮT

MÁY THAY ĐẦU BAO

KRAFT

Trang 27

Diễn giải quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng:

- Các yếu tố đầu vào chủ yếu của hệ thống: Hạt nhựa PP, giấy Kraft,mực in

- Máy trộn: Phụ gia và hạt nhựa sẽ được trộn đều ở máy

- Hệ thống tạo sợi: Hạt nhựa và phụ gia sau khi được trộn đều sẽ đượckéo thành sợi Các sợi nhựa có đường kính từ 0.03mm đến 0.038mm, có chiềurộng từ 3.0mm đến 3.1mm

- Máy dệt tròn: Giai đoạn này, máy dệt làm nhiệm vụ dệt các sợi thànhmanh dệt

- Hệ thống màng tráng: Manh dệt và giấy Kraft sẽ được dán lại với nhaubằng một lớp nhựa tạo thành manh tráng PK

- Hệ thống in – tạo ống: Sản phẩm tráng PK tiếp tục kết hợp với giấyKraft khác nhau và qua hệ thống in – tạo ống để tạo thành các bao xi măng (gọi

là KPK) có chiều dài 0.7m đến 0.8m đồng thời nhờ hệ thống chặt bao sẽ tạothành các bao ở trạng thái chưa may

- Máy may đầu bao: Các bao chưa may sẽ được gập van bao và cho điqua máy may để tạo thành vỏ bao xi măng

Bảng 3.1 Các thông số kỹ thuật của vỏ bao xi măng

Thông số kỹ thuật

Loại bao Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Đầu bao (mm)

( Nguồn phòng kỹ thuật cơ điện)

3.1.3.2 Công nghệ sản xuất lưới thép lót nóc lò

Công nghệ sản xuất lưới thép lót nóc lò của Công ty cổ phần sản xuất và kinhdoanh vật tư thiết bị được thực hiện theo hệ thống máy liên hoàn NKD được nhậpkhẩu từ Đức Cụ thể các công đoạn sản xuất như sau:

- Bước 1: Đưa Thép cán nguội Ф2.2; Φ2.5; vào lô, dùng kìm bẻ đầu sắt đưavào ống giao soắn

- Bước 2: Nhấn cần khởi động cho thép qua khuôn giao soắn Sản phẩm thuđược là những sợi lưới, nó được kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định của Công ty

Trang 28

- Bước 3: Lưới đủ tiêu chuẩn được đan vào nhau theo đủ chiều dài, rộng,dày theo quy định hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

- Bước 4: Cắt, ép, đóng gói

Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật của lưới thép sản xuất:

1 Đường kính đay thép cán nguội 2.2 ÷ 4.0 mm

2 Chiều dài mắt lỗ lưới – mắt lưới 30 ÷ 80mm

4.Chiều dài tấm lưới: Theo yêu cầu của khách hàng

(Nguồn phòng kỹ thuật cơ điện)

3.1.4 Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI.

Phòng kỹ thuật cơ điện

Phòng kế hoạch vật tư

Phòng kinh doanh tiêu thụ

Chi nhánh thanViệt Hùng

Trang 29

Qua sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cho thấy sự kiểm soát chặt chẽ từCông ty mẹ và sự phối hợp giữa các phòng ban và các cấp quản trị

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Đại hội đồng cổ đông: Là bộ phận có thẩm quyền cao nhất trong Công

ty có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng như: Bầu, miễm nhiệm cơ quanquản lý và điều hành sản xuất; thông qua các chính sách đầu tư và cơ cấuvốn các quyền và nghĩa vụ khác theo luật và điều lệ của công ty

- Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra để kiểm soát hoạt độngsản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty

- Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra để quản trị Công tygiữa hai nhiệm kỳ đại hội

- Giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm có nhiệm vụ quản lý và điềuhành hoạt động của Công ty Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đạihội đồng cổ đông về mọi mặt hoạt động của Công ty

- Phòng tổ chức hành chính:

Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu của Công ty,thực hiện lưu trữ các tài liệu, công văn, nhận và giao công văn tới các phòngban khác

Giúp hội đồng quản trị và giám đốc thống nhất quản lý nhiệm vụ côngtác văn phòng, công tác tổ chức cán bộ, công tác tiền lương và đào tạo Xây dựnglịch sinh hoạt định kỳ, họp giao ban và tổ chức các hội nghị trong Công ty

- Phòng kế toán tài chính kế toán:

Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tytheo đúng Luật kế toán của Nhà nước

Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tíchhoạt động sản xuất kinh doanh để giúp hội đồng quản trị và giám đốc kiểm traviệc thực hiện kế hoạch của Công ty Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thờimọi diễn biến các nguồn cấp vốn, vốn vay, thực hiện các công tác thanh toán

và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước

- Phòng kỹ thuật cơ điện: Thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý

kỹ thuật cơ điện, cơ khí, vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty

Trang 30

- Phòng kế hoạch vật tư: Giúp hội đồng quản trị và giám đốc công tythống nhất quản lý nghiệp vụ công tác kế hoạch vật tư – đầu tư trong công tytheo đúng quy định của Nhà nước, quy định của cấp trên, điều lệ hoạt động củacông ty

- Phòng kinh doanh tiêu thụ: Là phòng có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện kinhdoanh vật tư, thiết bị, nhiên liệu, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm của Công ty

- Xưởng sản xuất lưới thép lót nóc lò: Nhiệm vụ là sản xuất lưới lót nóc

lò cung cấp cho các mỏ than ở Quảng Ninh phục vụ cho việc khai thác thantheo yêu cầu của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và Tổnggiám đốc công ty Công nghiệp

- Xưởng sản xuất vỏ bao xi măng: Có nhiệm vụ sản xuất vỏ bao xi măngcung cấp cho nhà máy xi măng La Hiên, nhà máy xi măng Yên Bình, xi măngTân Quang, xi măng Quán Triều

- Chi nhánh than Việt Hùng: Tổ chức thực hiện công tác kinh doanhthan của đơn vị mình đảm bảo nguyên tắc quản lý của Tập đoàn than khoángsản Việt Nam và Tổng giám đốc Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc và quy địnhcủa Công ty

3.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy của phòng kế hoạch vật tư của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị- VVMI

Phòng kế hoạch vật tư là phòng chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt độngliên quan đến NVL Phòng vật tư bao gồm 5 thành viên:

- Một trưởng phòng: phụ trách các công việc chung và là người có quyềnlực cao nhất

- Một nhân viên phụ trách việc lập kế hoạch sản xuất của Công ty

- Một nhân viên phụ trách kế hoạch cung ứng và sử dụng NVL

- Hai thủ kho trong đó: Một người phụ trách việc xuất NVL, một ngườiphụ trách việc bảo quản kiểm kê NVL

Mỗi thành viên trong phòng chịu trách nhiệm một phần việc khác nhau,nhưng có quan hệ mật thiết với nhau vì thế các thành viên có thể giám sát nhautrong mọi công việc, tránh được tình trạng gian lận trong công tác Điều này

Trang 31

giúp cho Công ty giảm được số lượng lao động, giảm cồng kềnh, tiết kiệmđược chi phí trong khi đó tiến độ công việc vẫn được đảm bảo.

3.1.6 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI.

Sơ đồ 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

(Nguồn phòng tổ chức hành chính)

3.1.6.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI áp dụngcác chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán theo luật quy định tại Việt Nam gồm:Thông tư 23/2005/TT-BTC của bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện cácchuẩn mực kế toán Việt Nam và Công văn số 9207/BTC-CĐKT ngày28/07/2006 của Bộ Tài chính về thời gian thực hiện quyết định 15/2006/QĐ-

Trưởng phòng kế toán

Kế toán tiền mặt

Kế toán Vật tư

Kế toán tiền lương

và công

nợ phải trả

Kế toán công nợ phải thu

Trang 32

BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thực hiện theo Quyết định2197/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2006 về việc ban hành chế độ kế toán áp dụngtrong tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (đã được chấp thuậncủa Bộ tài chính theo Công văn số 16148/BTC-CĐKT ngày 20/12/2006)

* Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam

* Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:

- Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán Việt Nam

- Hình chế kế toán áp dụng: Nhật ký – Chứng từ

* Các chính sách kế toán áp dụng:

- Trong kỳ kế toán áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Đánh giá hàng tồn kho theo giá gốc; Xác định giá trị hàng tồn kho cuối

kỳ theo phương pháp đơn giá bình quân; Hạch toán hàng tồn kho theo phươngpháp kê khai thường xuyên

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác:Theo đối chiếu xác nhận nợ

- Nguyên tắc xác định các khoản phải thu, phải trả: Theo tiến độ kếhoạch hợp đồng xây dựng

- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: Theo Nguyên tắc và phương phápchuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán

* Quy trình ghi sổ: Theo hình thức Nhật ký – Chứng từ

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghitrực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan

- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra,đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết,bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký -Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái

Trang 33

Ghi chú: : Ghi cuối tháng

: Ghi hàng ngày

: Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 3.4 Quy trình ghi sổ của Công ty

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Trang 34

3.1.7 Tình hình lao động của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI qua 3 năm

Bảng 3.3 Tình hình lao động của công ty

Chỉ tiêu Năm 2008 (%) CC Năm 2009 (%) CC Năm 2010 (%) CC

Trang 35

Qua bảng 3.3 cho thấy Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm tăng

cả về số lượng và chất lượng Cụ thể, số lượng lao động năm 2009 tăng 4.21%

so với năm 2008 tương ứng với 11 lao động, năm 2010 số lao động tăng lên là

289 lao động so với năm 2009 đã tăng 6.25% tương ứng với 17 lao động Bìnhquân lao động qua 3 năm tăng 5.22%

Theo tính chất công việc có thể thấy được số lượng lao động trực tiếp qua

3 năm thường chiếm tỷ lệ lớn bình quân trên 73%, gấp gần 3 lần so với lao độnggián tiếp (cụ thể năm 2008 là 73.94%, năm 2009 là 73.16%, năm 2010 là73.35%) Phân bố tình hình lao động như vậy nguyên nhân là do đặc thù ngànhsản xuất của Công ty nên lượng lao động trực tiếp dưới phân xưởng sản xuất trựctiếp dưới phân xưởng sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn

Trình độ lao động trong Công ty tăng dần qua 3 năm Cụ thể, năm 2008trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm 20.20% trong tổng số lao động, năm 2009chiếm 24.62% trong tổng số lao động và tăng so với năm 2008 là 26.41%tương ứng với 14 lao động, năm 2010 chiếm 25.25% trong tổng lao động vàtăng so với năm 2009 là 8.95% tương ứng là 6 lao động Cùng với việc tăngtrình độ lao động trong Công ty thì tỷ lệ lao động phổ thông vẫn còn chiếm tỷ

lệ cao trong tổng lao động trung bình trên 67% (cụ thể năm 2008 chiếm68.98%, năm 2009 chiếm 67.30%, năm 2010 chiếm 67.83%) và có xu hướngtăng dần qua 3 năm Điều này đặt ra yêu cầu Công ty cần phải đào tạo kiến thức

để nâng cao tay nghề cho lao động để có được đội ngũ lao động vững chắc

Tỷ lệ lao động Nam trong Công ty luôn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổnglao động, trung bình trên 54% (năm 2008 là 54.78%, năm 2009 là 58.45%, năm

2010 là 58.13%) Nguyên nhân là do đặc thù ngành của Công ty là sản xuất nêncần lao động khỏe mạnh và nhanh nhẹn đáp ứng được các yêu cầu sản xuấtdưới phân xưởng Tỷ lệ lao động Nữ chiếm tỷ lệ ít hơn chủ yếu hoạt động trongcác bộ phận phòng ban và quản lý Qua bảng tình hình lao động phân theo chỉtiêu giới tính, nhìn chung tỷ lệ giữa lao động Nam và lao động Nữ vẫn đảm bảođược sự cân đối, đáp ứng được các yêu cầu trong sản xuất

Nằm trong tốc độ phát triển lao động chung của toàn Công ty, trình độlao động của các nhân viên dưới phân xưởng ngày càng tăng lên Trình độ tay

Trang 36

nghề của công nhân được nâng cao làm sản lượng bình quân 1 công nhân sảnxuất trên tháng tăng với chất lượng sản phẩm tăng Giúp Công ty tiết kiệmđược chi phí đầu vào trong sản xuất

3.1.8 Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh thiết bị - VVMI

Qua Bảng 3.4 về tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty cho thấy: Tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2009 giảm 20,16% tương ứnggiảm một lượng giá trị 12,797,616,621đồng so với năm 2008 Nguyên nhângiảm là do ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động của Công ty (việc huy động vốn và mua sắm tài sản) Nhưng đếnnăm 2010 tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng 35,31% tương ứng với giá trị17,894,262,167 so với năm 2009 Cụ thể:

- Trong tổng tài sản: Tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ lớn trong đó chủ yếu là

do tăng TSCĐ Tài sản dài hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 là 20,268,006,197đồng, nguyên nhân tăng là do Công ty đã tiến hành mở rộng sản xuất xây dựngthêm một phân xưởng sản xuất vỏ bao xi măng và đầu tư mua sắm thiết bị mới đểphục vụ cho hoạt động sản xuất Trong khi đó, tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm

so với 2 năm còn lại (cụ thể so với năm 2009 giảm 7.81% tương ứng với giá trị3,003,744,030 đồng, so với năm 2008 giảm 27.55% ứng với giá trị155.631.702.265 đồng) Trong tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đươngtiền năm 2010 so với năm 2009 giảm với tốc độ nhanh, giảm 71.39% tương ứngvới giá trị 8,546,529,151 đồng điều này cho thấy lượng tiền mặt trong Công tyđang có xu hướng giảm dần Cùng với sự giảm sút về tiền mặt, khoản phải thu củaCông ty cũng giảm dần qua 3 năm Cụ thể năm 2009 so với năm 2008 giảm46.35% tương ứng với giá trị là 18,901,796,829 đồng, năm 2010 so với năm 2009

có xu hướng giảm nhẹ, giảm 0,86% tương ứng 187,585,671 đồng Điều này chothấy sau cuộc khủng hoảng Công ty đã vượt qua khó khăn dần làm chủ được tronghoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 37

I Tiền và các khoản tương đương tiền 6,099,860,125 10.75 11,971,631,266 27.14 3,425,102,115 8.33 5,871,771,141 196.25 -8,456,529,151 28.61

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn

IV Các khoản đầu tư dài hạn 2,520,000,000 37.36 4,080,000,000 62.04 4,800,000,000 17.41 1,560,000,000 161.90 720,000,000 117.65

Trang 38

- Trong tổng nguồn vốn: Nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồnvốn, trung bình trên 80% Nợ phải trả của Công ty qua 3 năm có sự biến độngtăng giảm rỗ rệt, cụ thể: Năm 2009 so với năm 2008 giảm 25.32% tương ứnggiảm lượng giá trị là 14,101,557,181 đồng, nhưng đến năm 2010 so sánh với

2009 thì tăng 43.48% tương ứng với lượng giá trị là 18,068,928,875 đồng Quabảng phân tích số liệu cho thấy Công ty có mức độ phụ thuộc lớn vào cácnguồn vốn vay, và từ số liệu so sánh qua các năm thì thấy tốc độ tăng nợ phảitrả nhanh hơn điều này cho thấy Công ty không tận dụng hiệu quả nguồn vốn

từ bên ngoài làm mất cơ hội sử dụng vốn để đầu tư vào sản xuất, điều này sẽảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của Công ty Trong khi đó, Nợngắn hạn có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: năm 2009 so với năm 2008giảm 24.11% tương ứng với lượng giá trị là 12,709,174,798 đồng, năm 2010 sovới năm 2009 giảm 10.75% tương ứng là 4.298,841,644 đồng Điều này chothấy trong hoạt động của mình Công ty đã điều chỉnh làm giảm các khoản nợ,làm cho Công ty tăng sự chủ động được vốn trong kinh doanh Vốn chủ sở hữucũng có sự biến động tăng giảm qua 3 năm, cụ thể: năm 2009 so với năm 2008tăng 17.40% tương ứng với giá trị 1.028.983.028 đồng, năm 2010 so với năm

2009 giảm nhưng không nhiều là 2.14% tương ứng 184.965.210 Điều này chothấy Công ty vẫn tự chủ được về nguồn vốn của mình trong kinh doanh

3.1.9 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh thiết bị - VVMI

Qua Bảng 3.5 về Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm 2008, 2009 và 2010của Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI nhận thấykết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm có sự biến động lớn

Trang 39

Bảng 3.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2008 - 2010

8 Chi phí bán hàng 27,728,211,951 14,707,382,275 6,549,491,962 -13,020,829,676 53.04 -8,157,890,313 44,53

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,130,572,685 5,418,627,799 4,728,964,760 1,288,055,114 131.18 -689,663,039 87,27

10 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 2,219,071,698 1,745,856,427 -157,171,171 -473,215,271 78.68 -1,903,027,598 -9,00

634,771,884 1,258,062,829 106,174,147 120.09 623,290,945 198,19

13 Lợi nhuận khác 460,592,133 538,197,996 1,240,453,700 77,605,863 116.85 702,255,704 230,48

14 Tổng LN kế toán trước thuế 2,679,663,831 2,284,054,423 1,083,282,529 -395,609,408 85.24 -1,200,771,894 47,43

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 342,014,755 199,854,762 274,705,655 -142,159,993 58.43 74,850,893 137,45

16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,337,649,076 2,084,199,661 808,567,874 -253,449,415 89.16 -1,275,631,787 38,80

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

(Nguồn phòng tài chính - kế toán

Trang 40

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm dần qua 3năm (năm sau có tốc độ giảm nhiều hơn so với năm trước) Cụ thể:

Năm 2008 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là604,250,549,891đồng, năm 2009 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụthu được là 443,958,554,172 đồng đã giảm 26.53% tương ứng với giá trị giảm160,291,995,714 đồng Tuy nhiên, đến năm 2010 doanh thu từ bán hàng vàcung cấp dịch vụ tiếp tục giảm và có tốc độ giảm mạnh hơn gấp 1.5 lần khi sovới tốc độ giảm năm 2009 so với năm 2008 Năm 2010 doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ đạt 201,709,748,823 đồng giảm 54.57% so với năm 2009tương ứng với giá trị giảm là 248,108,49 đồng

Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty qua 3 năm cũng có sựbiến động lớn Cụ thể: Năm 2009 so với năm 2008 doanh thu từ hoạt động tàichính tăng 26.60% tương ứng với giá trị 127,955,107 đồng Nhưng đến năm

2010 lại có xu hướng giảm mạnh, cụ thể năm 2010 so với năm 2009 giảm 70%tương ứng 426,258,786 đồng

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng có xu hướng giảm dầnqua 3 năm Cụ thể năm 2009 so với năm 2008 giảm 21.30% tương ứng với giátrị 473,215,271 đồng, giảm mạnh và đột ngột vào năm 2010 gây ra tình trạngthua lỗ trong hoạt động sản xuất, năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh– 157,171,171 đồng Nguyên nhân dẫn đến giảm là do chi phí tài chính (trong

đó là chi phí lãi vay) năm 2010 tăng cao (so với năm 2009 tăng 38.46% tươngứng với giá trị là 855,745,131 đồng), chi phí tài chính của Công ty tăng cao là

do Công ty đã vay một lượng tiền khá lớn làm vốn để xây dựng thêm phânxưởng sản xuất vỏ bao xi măng nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất củaCông ty

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy được Công ty đã thựchiện tốt trách nhiệm của mình đối với Nhà nước đó là nghĩa vụ đóng thuế đầy

đủ qua các năm hoạt động Nhưng đồng thời cũng có thể thấy rõ ràng qua 3năm hoạt động lợi nhuận sau thuế của Công ty đang có xu hướng giảm dần Dovậy để khắc phục khó khăn, để hoạt động hiệu quả Công ty cần phải đưa ra các

Ngày đăng: 15/05/2016, 20:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w