• Tính chất hóa học: phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH tính axit, phản ứng thế ở vòng benzen, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol.. - HS thảo luận: Phenol l
Trang 1(Chương trình cơ bản)
Tiết 57: Bài 41: PHENOL
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS biết:
• Khái niệm, phân loại, cấu tạo của phenol
• Tính chất hóa học đặc trưng và một số ứng dụng, phương pháp điều chế phenol
HS hiểu:
• Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH, phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen
• Tính chất hóa học: phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH (tính axit), phản ứng thế ở vòng benzen, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol
2. Kĩ năng:
• Phân biệt phenol và ancol thơm
• Vận dụng tính chất hóa học để giải đúng bài tập
• Viết các phương trình hóa học của phenol với natri hiđroxit, dung dịch brom
3. Tình cảm, thái độ:
Xét mối quan hệ tính chất của phenol giúp HS hiểu thêm về mối quan hệ biện chứng trong khoa học, từ đó tạo hứng thú trong học tập cho HS
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
• GV:
+ Máy tính
+ Hóa chất: phenol, dd phenol, nước brom, Na kim loại, nước cất
+ Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, nút cao su có lắp ống thủy tinh vuốt nhọn, bộ giá thí nghiệm
• HS: Ôn tập kiến thức bài ancol và xem trước bài phenol
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đàm thoại gợi mở, trực quan và phương pháp dạy học theo góc
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Ổn định lớp
- Vào bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
Hoạt động 1:
-GV dán công thức
2 chất sau lên
-HS quan sát và nhận xét
I. Định nghĩa, phân loại:
1.Định nghĩa:
Họ và tên: BÙI THỊ NGỌC TRÚC
Lớp: Sư phạm Hóa K35
Trang 2
-Yêu cầu HS nhận
xét: sự giống nhau,
khác nhau về cấu
tạo phân tử của 2
chất trên?
-Biết chất thứ (1) là
phenol, chất thứ
(2) là ancol thơm,
từ đó rút ra định
nghĩa phenol và
nêu một số ví dụ?
-GV chú ý: Phenol
cũng là tên riêng
của một chất, đó là
phenol đơn giản
nhất tiêu biểu cho
các phenol
Hoạt động 2:
-Yêu cầu HS nêu
cơ sở phân loại
phenol và cho ví
dụ minh họa?
-GV hướng dẫn HS
gọi tên các phenol
và nhắc lại phenol
đơn giản nhất là
C6H5OH, phân tử
chỉ gồm 1 nhóm –
OH liên kết với
-Giống nhau:
+ Đều có vòng benzen
+ Đều có nhóm OH
-Khác nhau:
+ Chất (1) có nhóm OH gắn trực tiếp với vòng benzen
+ Chất (2) nhóm OH gắn gián tiếp vào vòng benzen thông qua 1 nhóm CH2
- HS thảo luận:
Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân
tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen
Phenol:
Ancol thơm:
-Dựa theo số nhóm –OH trong phân tử:
Phenol đơn chức:
Phenol là những hợp chất hữu
cơ trong phân tử có nhóm –
OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen
2. Phân loại:
Dựa theo số nhóm –OH trong phân tử, các phenol được phân loại thành:
+ Phenol đơn chức:
+ Phenol đa chức:
Trang 3một gốc phenyl.
-Yêu cầu HS đọc
tên các ví dụ trên
bảng
Hoạt động 3:
-GV cho HS quan
sát ống nghiệm
đựng phenol, kết
hợp kiến thức
SGK, yêu cầu HS
nêu tính chất vật lí
của phenol
-GV lưu ý: Phenol
rất độc, khi dây
vào tay nó có thể
gây bỏng da nên
phải cẩn thận khi
sử dụng
Hoạt động 4:
-Phân chia HS
thành 4 góc: góc
phân tích, góc áp
dụng, góc trải
nghiệm, góc quan
sát
-Hướng dẫn HS
cách luân chuyển
ở mỗi góc, nêu
nhiệm vụ của mỗi
góc và thời gian
hoạt động ở mỗi
góc
-Tại mỗi góc phát
phiếu học tập cụ
thể Yêu cầu HS
hoàn thành trên
phần giấy được
phân công
-Giải đáp thắc mắc
của nhóm HS, trợ
giúp nếu cần thiết
Phenol đa chức:
-Ở điều kiện thường phenol là chất rắn, không màu, nóng chảy
ở 43ºC, để lâu chuyển thành màu hồng do bị oxi hóa chậm trong không khí.Phenol rất ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong nước nóng và trong etanol
- Lắng nghe để lựa chọn góc học tập xuất phát
- HS bắt buộc phải trải qua 2 góc: phân tích và quan sát
- Thực hiện theo nhóm
Tự giác nghiên cứu cá nhân trước khi làm việc theo nhóm
- Thực hiện nghiêm túc theo đúng hướng dẫn với những thí nghiệm
mà GV đưa ra
- Luân chuyển góc học tập trong trật tự
- HS trưng bày sản phẩm học tập, đại diện
II. Phenol
1. Tính chất vật lí:
(SGK)
2. Cấu tạo:
Phenol có công thức phân tử
C6H6O và có công thức cấu tạo
C6H5OH hoặc
3. Tính chất hóa học:
Phenol có phản ứng thế nguyên
tử H của nhóm -OH và có tính chất của vòng benzen
a) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH:
• Tác dụng với kim loại kiềm:
Trang 4-Nhắc nhở HS luân
chuyển góc học
tập trong trật tự
-GV yêu cầu đại
diện lên trình bày
nội dung mình đã
thực hiện, yêu cầu
các nhóm khác
quan sát và nhận
xét
-GV trình bày nội
dung đã chỉnh sửa
vào phần bảng
chính
nhóm lên trình bày
- Các HS khác lắng nghe, đánh giá
- Cùng GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài, ghi bài vào vở
• Tác dụng với dung dịch bazơ:
Phenol có tính axit rất yếu: dd phenol không làm đổi màu quỳ tím
Nhận xét:
Vòng benzen làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H thuộc nhóm –OH trong phân tử phenol so với trong phân tử ancol
b) Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen:
Nhận xét:
+ Nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử các hiđrocacbon thơm Đó là do ảnh hưởng của nhóm –OH tới vòng benzen
+ Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm –OH và ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzen được gọi là ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử
4. Điều chế:
Trong công nghiệp:
Trang 5Ngoài ra phenol cũng được điều chế từ benzen:
5. Ứng dụng: Phenol là
nguyên liệu phổ biến trong sản xuất
+ Nhựa phenolfomanđehit để chế tạo đồ dân dụng
+ Nhựa urefomanđehit dùng làm chất kết dính
+ Sản xuất phẩm nhuộm, thuốc
nổ, chất diệt cỏ, chất diệt nấm mốc…
PHIẾU HỌC TẬP GÓC PHÂN TÍCH
PHENOL
1. Mục tiêu:
Biết cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, cách điều chế phenol
Hiểu phenol có phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH và có tính chất của vòng benzen
2. Nhiệm vụ:
Từng cá nhân nghiên cứu SGK bài phenol và một số tài liệu khác
Làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1) Cấu tạo:
- Phân tích CTCT của benzen và phenol sau:
Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau của 2 hợp chất trên
- Phân tích và nhận xét mật độ electron trên các nguyên tử cacbon và oxi
Trang 6
2) Tính chất hóa học:
- Từ cấu tạo của phenol hãy phân tích các tính chất hóa học có thể có của phenol
- Hoàn thành các PTHH sau và nêu rõ hiện tượng:
C6H5OH + Na
C6H5OH + NaOH
C6H5OH + H2O
+ Br2
3) Điều chế:
Viết sơ đồ điều chế phenol phổ biến hiện nay trong công nghiệp
PHIẾU HỌC TẬP GÓC QUAN SÁT
PHENOL
1. Mục tiêu:
Quan sát các clip thí nghiệm cho biết tính chất hóa học, phương pháp điều chế phenol và ứng dụng của phenol trong công nghiệp
2. Nhiệm vụ:
Hoàn thành phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 STT Tên thí nghiệm Hiện tượng-PTHH Giải thích
1 Cho mẩu quỳ tím vào dd
phenol
2 Cho mẩu natri vào ống
nghiệm đựng phenol
Trang 7nóng chảy.
3 Cho 1-2 ml H2O vào ống
nghiệm đựng phenol rắn
4 Cho 1-2 ml NaOH đặc
vào ống nghiệm đựng
phenol rắn
Nhận xét:
STT Tên thí nghiệm Hiện tượng - PTHH Giải thích
1 Nhỏ nước brom vào dd
phenol
2 Nhỏ dd HNO3 vào dd
phenol
Nhận xét:
1 Quan sát quy trình sản
xuất phenol trong công
nghiệp
Tóm tắt các giai đoạn
2 Quan sát một số ứng
dụng quan trọng của
phenol trong công
nghiệp
Trình bày một số ứng dụng
PHIẾU HỌC TẬP GÓC TRẢI NGHIỆM
PHENOL
1. Mục tiêu:
HS tự mình kiểm chứng những lí thuyết được lĩnh hội và rèn luyện khả năng làm thí nghiệm của bản thân
2. Nhiệm vụ:
Trang 8Tiến hành làm các thí nghiệm theo yêu cầu và hoàn thành phiếu học tập số 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
HS tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho một mẩu quỳ tím vào ống đựng dd phenol Thí nghiệm 2: Cho một mẩu natri vào ống đựng phenol nóng chảy Thí nghiệm 3: Cho 1-2 ml H2O vào ống đựng phenol rắn
Thí nghiệm 4: Cho 2 ml NaOH đặc vào ống đựng phenol rắn Quan sát hiện tượng và hoàn thành vào bảng sau:
1
2
3
4
Tính axit của phenol:
• Phản ứng thế ở vòng benzen:
HS tiến hành thí nghiệm sau:
• Thí nghiệm : Nhỏ nước brom vào dd phenol, lắc nhẹ
Khả năng thế nguyên tử H của phenol và benzen:
PHIẾU HỌC TẬP GÓC ÁP DỤNG
PHENOL
1. Mục tiêu:
Từ những kiến thức đã tìm hiểu áp dụng hoàn thành các bài tập
Trang 92. Nhiệm vụ:
Hoàn thành phiếu học tập số 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau:
a) Phenol C6H5-OH là một rượu thơm
b) Phenol tác dụng được với NaOH tạo thành muối và nước
c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó là axit
e) Giữa nhóm –OH và vòng benzen trong phân tử phenol có ảnh hưởng
Câu 2: Từ benzen và các chất vô cơ cần thiết điều chế chất sau:
2,4,6-tribromphenol.Viết các PTPƯ xảy ra
Câu 3: Cho 14,0 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với natri
dư thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc)
a) Viết các PTHH xảy ra
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong A
c) Cho 14,0 gam hỗn hợp A tác dụng với dd HNO3 (đủ) thì thu được bao nhiêu gam axit picric ( 2,4,6-trinitrophenol)?