1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tỷ giá hối đoái việt nam từ năm 2008 đến năm 2010

21 431 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Thực trạng tỷ giá hối đoái việt nam từ năm 2008 đến năm 2010

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là bài làm của riêng nhóm Và thông tin, tài liệu trong

đồ án được ghi rõ nguồn gốc ,các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi

Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 05 năm 2015

(SV ký và ghi rõ họ tên )

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin được chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trường Đạihọc Công Nghệ TPHCM và đặc biệt là thầy Lê Ngọc Dũng đã tận tình giúp đỡ,hướng dẫn chúng tôi hoàn thành đồ án môn học này

Trong quá trình làm đồ án môn học, bản thân chúng tôi vẫn chưa hoàn thiện mình

về trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn khá hạn chế cho nên sẽ khótránh khỏi sai sót Rất mong thầy cô có thể bỏ qua và nhận được những ý kiến đónggóp của thầy cô để học được nhiều kinh nghiệm, hoàn thành tốt hơn trong đồ ánmôn học tiếp theo

Xin chân thành cảm ơn !

Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 05 năm 2015

(SV ký và ghi rõ họ tên )

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Khoá:

Thời gian kiến tập:

, ngày tháng năm 201

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Biểu đồ 2.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008

Biểu đồ 2.2: Diễn biến các loại lãi suất trong năm 2008

Biểu đồ 2.3: Dự trữ ngoại hối (tỷ USD) của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2008Biểu đồ 2.4: Cán cân thương mại Việt Nam 10 tháng đầu năm 2008

Biểu đồ 2.5: Diễn biến tỷ giá năm 2009

Biểu đồ 2.6: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam năm 2009 so với năm 2008

Biểu đồ 2.7: Cán cân suất nhập khẩu năm 2009

Biểu đồ 2.8: Biểu đồ so sánh giá vàng năm 2009

Biểu đồ 2.9: Cán cân thương mại Việt Nam từ tháng 01/2010 đến tháng 03/2011Biểu đồ 2.10: Vốn đăng kí và giải ngân FDI 10 tháng đầu năm 2010

Biểu đồ 2.11: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (tỷ USD)

Biểu đồ 2.12: Tăng trưởng tín dụng nội tệ, ngoại tệ

Biểu đồ 2.13: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2010

Biểu đồ 2.14: Giá vàng trong nước

Biểu đồ 2.15: Mất giá của VND so với một số đồng tiền từ đầu năm đến tháng 4/11/2010

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

I TỔNG QUAN VỀ TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI.

1 Khái niệm tỉ giá hối đoái

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái.

2.1 Cán cân thanh toán quốc tế

2.2 Lạm phát giữa các quốc gia

2.3 Chênh lệch mức lãi suất giữa các nước

3 Vai trò của tỉ giá hối đoái

4 Một số công cụ trong chính sách điều chỉnh tỉ giá hối đoái.

4.1 Công cụ lãi suất chiết khấu

4.2 Phá giá tiền tệ

4.3 Nâng giá tiền tệ

II THỰC TRẠNG TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2008 ĐẾN 2010

1 Thực trạng tỉ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 2010

2.2 Chính sách đối với ngoại tệ

2.3 Chính sách đối với xuất nhập khẩu

KẾT LUẬN

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Tỷ giá hối đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia đã được Ngân hàng Trung ương của các nước điều hành theo điều kiện của mỗi nước, phù hợp với tình hình cụ thể trong từng thời kỳ

Nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh tế các nước, nên ngoại tệ và thị trường ngoại tệ tác động khá mạnh vào khối lượng tiền tệ lưu thông Thị trường ngoại tệ trong một nước luôn chứa đựng những nội dung và tính chất của thị trường quốc tế, vì một biến đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế đều ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nước và ngược lại Sự vận động của tỷ giá thường vượt ra ngoài dự đoán và khả năng chế ngự của Nhà nước

Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, tỷ giá hối đoái cũng đang là một vấn đề được nhiều người hết sức quan tâm và tất nhiên là có nhiều ý kiến khác nhau Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái và các biện pháp điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước càng trở nên cấp thiết

2 Mục đích nghiên cứu:

- Hệ thống hoá góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tỷ giá, vai trò tỷ giáhối đoái trong hội nhập quốc tế và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò tỷ giá từ đó tác động đến việc hoạch định chính sách tỷ giá nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước; luận án điểm qua các lý thuyết và mô hình lựa chọn tỷ giá trên thế giới, nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm về ổn định tỷ giá hối đoái ở các nước trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Phân tích đánh giá rõ cơ chế chính sách và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế đối với Việt Nam; giúp làm rõ việc áp dụng các lý thuyết và mô hình kinh tế liên quan đến cơ chế điều hành tỷ giá

- Xác định những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân thành tựu, nguyên nhânhạn chế của việc điều hành tỷ giá hối đoái Việt Nam; trên cơ sở đó luận án đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo vệ chủ quyền tiền tệ, xoá bỏ nạn “đô la hoá ” ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Tác giả nghiên cứu việc nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái Việt Nam, nhữngnguyên nhân cho việc tồn tại tỷ giá hiện hành ở Việt Nam, hiện tượng đô la hóa ảnh hưởng trong lưu thông thanh toán tại Việt Nam

Trang 9

Luận án tập trung nghiên cứu những nhân tố chính phản ánh rõ nét nhất về tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, việc nghiên cứu không đi sâu vào kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà chỉ ở giác độ để thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động tốt, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái Thực trạng được tập trung nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm2008 đến năm 2010.

4 Phương pháp luận nghiên cứu:

Phương pháp chung sử dụng: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đểnghiên cứu, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái nàm trong mối liên hệ tổng thể các yếu

tố kinh tế - chính trị - xã hội và nghiên cứu trong sự phát triển lịch sử cụ thể

Vận dụng phương pháp riêng cho từng phần của luận án như: thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá đối chiếu với thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia

Luận án sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Tổng cục thống

kê, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các Ngânhàng thương mại

=> Tỷ giá hối đoái là một vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp, do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên khó tránh được khiếm khuyết, rất mong nhận được

sự góp ý phê bình của quý thầy cô giáo, để luận án được hoàn thiện hơn

Trang 10

I Tổng quan về tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái

1 Khái niệm của tỉ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi, so sánh từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác, được xác định bởi mối quan hệ cung- cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và tỉ giá hối đoái bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái.

Trong mối quan hệ với tỷ giá hối đoái có nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá cụthể là:

2.1 Cán cân thanh toán quốc tế

Là bản tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chi tiêu về giao dịch kinh tế giữangười cư trú và người không cư trú trong một thời kì nhất định

2.2 Tốc độ lạm phát trong nước và nước ngoài:

Mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởn gđến sự biến động của

tỷ giá Giá sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của 2 nước tương đương như nhau, cơ chế quản lí ngoại hối tự do, khi đó

tỉ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại

2.3 Chênh lệch mức lãi suất giữa các nước:

Trong thực tế, lãi suất thực giữa các quốc gia hiếm khi bằng nhau vì yếu

tố rủi ro, hoặc tính thanh khoản tiền tệ hạn chế quá trình đầu tư quốc tế hay những can thiệp của chính phủ làm hạn chế sự mở cửa tài khoản vốn

3 Vai trò của t ỉ giá hối đoái.

Tỉ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế Là công cụ điều tiết các hoạt động ngoại thương, điều tiết sự dịch chuyển các dòng vốn và là công cụ chính sách tiền tệ quốc gia

4 Một số công cụ trong chính sách điều chỉnh tỉ giá hối đoái

4.1 Công cụ lãi suất chiết khấu

Khi tỷ giá hối đoái đạt đến mức báo động cần phải can thiệp thì NHTW tiến hành điều chỉnh lãi suất chiết khấu Từ đó làm dịch chuyển các dòngvốn quốc tế làm thay đổi cán cân thanh toán quốc tế hoặc ít nhất làm cho người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi nhuận và làm thay đổi tỷ giá hối đoái.4.2 Phá giá tiền tệ

Là việc nâng hoặc giảm sức mua của nội tệ đối với ngoại tệ làm ảnh hưởng trực tiếp sự tăng hoặc giảm tỷ giá hối đoái

4.3 Nâng giá tiền tệ

Đi ngược lại với chính sách phá giá tiền tệ NHTW lại nâng giá đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái giảm xuống

Trang 11

II THỰC TRẠNG TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2008 ĐẾN 2010

1 Thực trạng tỉ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 2010

1.1Giai đoạn 2008

- Giai đoạn 1: từ 01/01/2008 đến 25/03/2008: Trong giai đoạn này,

tỷ giá USD/VND trên thị trường LNH giảm mạnh từ 16.112 đồng xuống còn 15.960 đồng Tỷ giá trên TTTD có lúc rớt xuống thấp hơn tỷ giá LNH và dao động trong khoảng từ 15.700 đến 16.000 VND/USD

Nguyên nhân: Thời điểm này đang trong giai đoạn gần Tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn

Các nhà đầu tư dự đoán VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa VND và USD nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND

Trang 12

- Giai đoạn 2: từ 26/03/2008 đến 16/07/2008: Trong giai đoạn này

là tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6 lên đến 19.400 VND/USD

Nguyên nhân: Do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của nhà đầu cơ.Đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu CP đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước tăng cao

Cung ngoại tệ thấp nên NHNN không cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu

- Giai đoạn 3: 17/07/2008 đến 15/10/2008: Tỷ giá USD/VND giảm mạnh từ 19.400 VND/USD xuống 16.400 VND/USD và gia dịch bình ổn quanh mức 16.600 VND/USD

Nguyên nhân: Nhờ có sự can thiệp của NHNN nên cơn sốt USD đã được chặn NHNN đã công bố dự trữ ngoại hối quốc gia là 20,7 tỉ USD khi thông tin trên thị trường cho rằng USD đang khan hiếm

Đồng thời NHNN cũng ban hành một số chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như: kiểm soát chặc các đại lý thu đổi ngoại tệ, cấm mua bán USD bằng ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm xuất nhập khẩu vàng

- Giai đoạn 4: từ 16/10/2008 đến hết năm tỷ giá USD/VND tăng mạnh đột ngột từ 16.600 VND/USD lên 16.998 VND/USD sau đó giảm nhẹ

Nguyên nhân: Trong khoảng thời gian 10-11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán chứng khoán trong đó bán Trái phiếu 700 triệu USD, Cổ phiếu 100 triệu USD

Cầu USD trên TTTD tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập vàng lậu gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu

Trang 13

1.2 Giai đoạn 2009

Chia làm 2 giai đoạn :

- Giai đoạn 1: 3 quý đầu năm 2009: tỉ giá biến động mạnh trên cả thị

Trang 14

Quý II: Tỉ giá USD/VND trên 2 thị trường tăng không mạnh và dao động trong khoảng 18180VND/USD đến 18500 VND/USD.

Nguyên nhân: Do NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp: mở rộng biên độ tỉ giá ± 3% đến ±5% nhằm bớt sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường mở, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng, tăng cường công tác tuyên truyền ổn định tâm lý người dân và triển khai các biện pháp tạo sự đồng thuận giữa các NHTM, Quý 3: Biến động tỉ giá rất dữ dội từ

18545 VND/USD đến 19300 VND/USD

Nguyên nhân: Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bằng tiền đồng, cộng thêm lãi suất cho vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng Số liệu tổng cục thống

kê, hết tháng 9 năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam giảm 11,6%, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,3% so với năm 2008 Do đó nguồn cung USD trên thị trường giảm

Trang 15

- Giai đoạn 2: Quý IV/năm 2009: Tỉ giá USD/VND bắt đầu giảm

về quanh mức 18500 đồng/USD Giá vàng trong nước tăng cao khiến đồng ngoại tệ đột biến do giới đầu cơ đẩy mạnh việc thu mua USD, có thời điểm đẩy giá USD lên đến 20.000 VND/1 USD

và mức chênh lệch tỉ giá giữa 2 thị trường tăng mạnh từ mức xấp

xỉ 800 VND đầu tháng 11/2009 lên gần 1.700 VND/1 USD vào tuần thứ 3/11/2009

Nguyên nhân: Trước tình hình USD tự do tăng mạnh do ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng, NHNN cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên cung vàng, hạ bớt sức nóng của USD trên thị trường tự do NHNNquyết định can thiệp trực tiếp và mạnh tay vào tỉ giá khi điều chỉnh tỉ giá bình quân LNH tăng 5,44% từ mức 17.034 VND ngày 25/11/2009lên 17.961 VND/1 USD áp dụng cho ngày 26/11/2009, thu hẹp biên

độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ ± 5% xuồng ± 3% và tăng lãi suất cơbản tiền đồng lên 8% NHNN cam kết hỗ trợ bán ngoại tệ cho các

Trang 17

Diễn biến tỷ giá USD trên thị trường năm 2010 chia 3 giai đoạn tùy thuộc vào mối quan hệ giũa tỷ giá trên TTTD và trên thị trường chính thức:

Trang 18

- Giai đoạn 1: Quý I năm 2010: Giá USD trên TTTD giao dịch ở mức cao hơn tỷ giá chính thức.

Sau khi NHNN thực thi nhiều biện pháp kiểm soát mạnh thị trường ngoại hối cuối năm 2009, tỷ giá USD/VND trên TTTD đã dần hạ nhiệt Tuy nhiên chênh lệch tỉ giá trên TTTD và chính thức vẫn ở mức khá cao, khoảng 1.000 VND/USD giao dịch cho đến những ngày đầu tháng 2 Ngày 10/2, NHNN bất ngờ phá giá VND thêm 3,3% từ 17.941 lên mức 18.544 đồng/USD Động thái này của NHNN vào những ngày giáp Tết, thời điểm nguồn cung ngoại

tệ dồi dào giúp cho giá USD trên TTTD tiếp tục giảm xuống và sátvới tỉ giá giao dịch của các NHTM vào cuối quý I năm 2010.Nguyên nhân: Do nguồn cung ngoại tệ trong giai đoạn này khá dồi dào nhưng tỷ giá mua USD của các NHTM đã tăng nhanh trong tháng

3 Và do lãi suất cho vay bằng VND khá cao ( từ 14-18%) trong khi lãi suất cho vay USD lại ở mức thấp (6-7,5%)

- Giai đoạn 2: Quý II năm 2010 : Giá USD tự do và USD tại các NHTM giảm và rời móc trần tỉ giá theo quy định của NHNN.Thị trường ngoại hối Việt Nam đã có nhiều chuyển biến khá tích cực trong tháng 4.Từ chỗ mất cân đối cung cầu ngoại tệ đến nay các NHTM đã bắt đầu tự cân đối và thậm chí bán ngoại tệ cho NHNN.Giá USD trên TTTD liên tục giảm ngay đầu tháng 4, từ mức 19.330-19.330 xuống còn 18.950-18.970 tại thời điểm cuối tháng 4 Sau đó ổn định cho đến hết tuần 3 tháng 6 Diễn biến tỉ giá USD giảm liên tục trong quý II được cho là do lượng cung USD tăng mạnh, trong khi cầu USD không biến động nhiều.Nguyên nhân: Về cung USD: trong giai đoạn này lượng cung USD tăng mạnh là lượng cung ảo bắt nguồn từ một chênh lệch lãi suất bằngVND và USD quá cao, cộng thêm với việc tỷ giá tại NHTM lại tương đối ổn định nên đã dẫn đến một thực tế các doanh nghiệp đi vay bằng USD rồi chuyển sang VND

Về cầu USD: Trong khi lượng cung ảo USD tăng mạnh không có nhiều biến động

Ngày đăng: 14/05/2016, 22:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w