1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ chế quản lý và thực trạng điều chỉnh tỷ giá hối đoái của việt nam hiện nay

27 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 573,5 KB

Nội dung

Thị trường ngoại tệ trong mộtnước luôn chứa đựng những nội dung và tính chất của thị trường quốc tế, vìmột biến đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế đều ảnhhưởng đến tỷ gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA KINH TẾ

-ššššš -CHỦ ĐỀ

Cơ chế quản lý và thực trạng điều chỉnh tỷ giá hối đoái của

Việt Nam hiện nay

Nhóm thực hiện : Nhóm 7

Phạm Thị Hà 1254014186 Trần Thị Vân 1054011233 Nguyễn Thị Diệu Hồng 1154019022 Seua laisaisana 135D3101012007 Vanhlavong Sitthideth 135D3402012005

Nghệ An, năm 2014

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tỷ giá hối đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia đã đượcNgân hàng Trung ương của các nước điều hành theo điều kiện của mỗi nước,phù hợp với tình hình cụ thể trong từng thời kỳ Nền kinh tế nước ta đang hoànhập với nền kinh tế các nước, nên ngoại tệ và thị trường ngoại tệ tác độngkhá mạnh vào khối lượng tiền tệ lưu thông Thị trường ngoại tệ trong mộtnước luôn chứa đựng những nội dung và tính chất của thị trường quốc tế, vìmột biến đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế đều ảnhhưởng đến tỷ giá hối đoái trong nước và ngược lại Sự vận động của tỷ giáthường vượt ra ngoài dự đoán và khả năng chế ngự của Nhà nước Chỉtrong một thời gian ngắn, chúng ta đã chứng kiến hai sự kiện làm rung chuyểnthế giới, đó là sự khủng hoảng tài chính – tiền tệ tại Mêhicô (năm 1994) vàThái Lan (năm 1997) Đặc biệt sự khủng hoảng của Thái Lan đã gây tác hạilớn đối với các nước trong khu vực và trên thế giới Việc xử lý tỷ giá đã vượtquá khả năng của các chính phủ

Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhậpvới nền kinh tế thế giới, tỷ giá hối đoái cũng đang là một vấn đề được nhiềungười hết sức quan tâm và tất nhiên là có nhiều ý kiến khác nhau Hơn bao giờhết, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái và các biện pháp điều chỉnh tỷ giá củaNgân hàng Nhà nước càng trở nên cấp thiết Trước đòi hỏi của cả lý luận và

thực tiển Việt Nam, nhóm chúng em xin trình bày đề tài “Cơ chế quản lý và

thực trạng điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay’’ với cấu trúc

gồm 3 chương đề cập đến những vấn đề sau:

- Chương 1: Lý thuyết chung về tỷ giá hối đoái

- Chương 2: Cơ chế quan lí và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái ởViệt Nam

- Chương 3 :Kết luận

Trang 3

NỘI DUNG Chương 1 : Lý thuyết chung về tỷ giá hối đoái

I Khái niệm

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằngtiền tệ của một nước khác , hay là mối quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa haiđồng tiền của các nước khác nhau

II Phân loại

Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỉ giá hối đoái, tỉ giá hối đoáidanh nghĩa và tỉ giá hối đoái thực tế

Tỉ giá hối đoái danh nghĩa: Là mức giá thị trường của một đồng tiền tínhbằng đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định Tuy có giá trị tham khảonhất định nhưng tì giá hối đoái danh nghĩa chưa phản ánh được tương quanthực sự giữa các đồng tiền do sự tác động của giá cả hàng hóa lạm phát và cácnhân tố khác

Tỉ giá này thường được công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tinđại chúng như báo chí, đài phát thanh… do Ngân hàng nhà nước công bố

Tỉ giá hối đoái thực tế: là tỉ giá phản ánh tương quan sức mua giữa 2 đồngtiền trong tỉ giá Khi giá hàng hóa và dịch vụ trong hoặc ngoài nước tăng lênhoặc giảm xuống thì không thể xác định được giá cả tương quan của hàng hóa

và dịch vụ của nước ngoài, nếu như chỉ căn cứ vào tỉ giá hối đoái danh nghĩa

mà không tính đến các biến động giá cả đó

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá hối đoái

3.1 Mức chênh lệch lạm phát giữa các nước

Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác nhau, trong điều kiện cácnhân tố khác không đổi sẽ dẫn đến giá cả hàng hỏa ở hai nước đó sẽ có nhữngbiến động khác nhau làm cho ngang giá sức mua của hai đồng tiền đó bị phá

vỡ, tức là làm thay đổi tỉ giá hối đoái

3.2 Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước

Trang 4

Thu nhập quốc dân của một nước tăng lên hoặc giảm xuống so với nướckhác, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi sẽ làm tăng hay giảmnhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.

3.3 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Khi mức lãi suất ngắn hạn củ một nước tăng lên một cách tương đối sovới các nước khác, trong những điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thìvốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu hút phần chênh lệch do tiềnlãi tạo ra đó Điều này làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi,dẫn đến sự thay đổi tỉ giá

3.4 Những kỳ vọng về tỉ giá hối đoái

Kỳ vọng của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọnglên giá hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có thể là một nhân tố rất quantrọng quyết định tỉ giá Những kỳ vọng về giá của các đồng tiền có liên quanrất chặt chẽ đến những kỳ vọng về biến động tỉ lệ lạm phát, lãi suất và thu nhậpgiữa các quốc gia

3.5 Sự can thiệp của chính phủ

3.5.1 Can thiệp vào thương mại quốc tế:

Sự can thiệp của Chính phủ nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chếnhập khẩu Có thể dùng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như: Trợ cấpsản xuất xuất khẩu, áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu như áp dụngthuế nhập khẩu, hạn ngạch, cấm nhập khẩu Áp dụng các biện pháp trên sẽ cóảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá hối đoái vì chúng ảnh hưởng đến nhucầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu và bởi vậy, ảnh hưởng đến cầu hoặc cung về nội

tệ trên thị trường ngoại hối

3.5.2 Can thiệp vào đầu tư quốc tế:

Chính phủ có thể can thiệp dòng đầu tư quốc tế bằng biện pháp cấm đầu

tư ra nước ngoài, đánh thuế thu nhập lợi tức của công dân nước mình ở nướcngoài hoặc của công dân nước ngoài ở nước mình

3.5.3 Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối:

Trang 5

Chính phủ có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cáchmua hay bán trực tiếp nội tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỉ giá hốiđoái theo mục tiêu đặt ra.

Ngoài ra, tỉ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhưnăng suất lao động, tốc độ tăng trưởng ngoại thương, khủng hoảng kinh tế,chiến tranh thiên tai, đình công, các quyết sách lớn của Nhà nước trong lĩnhvực kinh tế tài chính, tiền tệ Điều này có thể giải thích hiện tượng tại sao tỉ giácủa một đồng tiền tăng lên ngay cả khi sức mua của nó bị giảm sút

4 Các chế độ tỉ giá hối đoái:

Nếu căn cứ vào tiêu thức những điều kiện hiện đang tồn tại trong nền kinh

tế quốc tế, có thể phân chia thành hai chế độ tỉ giá hối đoái: (1) Chế độ tỉ giáhối đoái cố định; (2) Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi

4.1 Chế độ tỉ giá hối đoái cố định:

Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, tỉ giá được hình thành trên cơ sở ấnđịnh mức tỉ giá trung tâm và cho phép nó dao động trong một giới hạn nhấtđịnh

4.2 Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi tự do:

Trong chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi tự do, tỉ giá hối đoái được xác địnhhoàn toàn dựa trên thị trường ngoại hối mà không cần đến bất kỳ sự can thiệpnào của ngân hàng Trung ương Khi xảy ra những biến động về cung cầu củacác đồng tiền thì các đồng tiền đó sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm giá một cách

tự động và từ đó làm đảo ngược những biến động nói trên

Đối với những nước có nền kinh tế đã có thị trường ngoại biến tương đốihoàn chỉnh thì việc chính phủ thả nổi tự do tỉ giá đồng tiền của nước mình chothị trường điều tiết có tác dụng tốt trong việc để cho quan hệ cung cầu tự điềuchỉnh thế cân bằng của cán bộ thanh toán quốc tế Ngược lại, đối với đại bộphận các nước đang phát triển, thực trạng yếu kém của nền kinh tế đất nước dễ

bị biến động trước những yếu tố bất thường từ bên ngoài, các nước này đã lựachọn chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi có quản lý Trên thực tế không có thị trườngthuần túy nên càng không có chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn tự do

Trang 6

5 Tác động của tỉ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế.

5.1 Tác động đến TMQT

Khi tỉ giá hối đoái tăng lên, có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống

so với đồng ngoại tệ (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi) sẽ có tácđộng bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu

Tỉ giá hối đoái tăng lên có tác động khuyến khích xuất khẩu vì cùng mộtlượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ,hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tuy nhiên khi tỉgiá hối đoái tăng lên, hàng nhập khẩu đắt hơn nên các nhà nhập khẩu hạn chếkinh doanh hàng nhập gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu, vật tư hànghóa ngoại nhập, làm tăng giá các mặt hàng này, gây khó khăn cho các nhà sảnxuất trong nước, nhất là những cơ sở chỉ sử dụng nguyên liệu nhập Đồng thờilưu lượng ngoại tệ vận chuyển vào trong nước có xu hướng tăng lên, khốilượng dự trữ ngoại hối dồi dào, tạo điều kiện cho sự ổn định cán cân thươngmại quốc tế

5.2 Tác động đến hoạt động đầu tư quốc tế

Khi tỉ giá hối đoái tăng lên trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sẽhạn chế sự bành trướng ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước Vì họ sẽkhông có lợi nếu chuyển ra nước ngoài các khoản vốn đầu tư bằng đồng nội tệ,

đã bị mất giá để đổi lấy ngoại tệ tăng giá Các khoản vốn đầu tư này nếu đượctái đầu tư hoặc để mua hàng hóa trong nước dành cho xuất khẩu tới thì sẽ đemlại hiệu quả cao hơn

Khi tỉ giá hối đoái giảm xuống sẽ kích thích sự bành trướng ra nước ngoàicủa các nhà đầu tư trong nước vì việc chuyển ra nước ngoài các khoản vốn đầu

tư bằng nội tệ tăng giá để đổi lấy ngoại tệ bị mất giá sẽ có lợi hơn

Ngoài ra, sự biến động của tỉ giá hối đoái còn tác động đến các hoạt độngkinh tế quốc tế khác như các hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học - côngnghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ

Việc xác định tỉ giá hối đoái đúng đắn, hợp lý có phối hợp với các biệnpháp kinh tế khác có ý nghĩa rất lớn đối với nhà nước trong việc sử dụng nólàm công cụ quản lý và điều tiết những mất cân đối trong hoạt động kinh tếtrong nước cũng như mất cân đối trong quan hệ kinh tế quốc tế

Trang 7

CHƯƠNG II.

Cơ chế quan lí và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

1 Giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề đặt ra

Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cânthương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởngkhông nhỏ đến niềm tin của dân chúng Khi TGHĐ biến động theo chiềuhướng không thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiệnnhiều giải pháp như: nới rộng biên độ +/-5% (3/2009); hạ biên độ xuống +/-3% (2/2010), đồng thời với việc điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng 3,36% ;4/2010 NHNN yêu cầu các Tổng công ty, Tập đoàn có thu ngoại tệ phải báncho ngân hàng và kiểm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tạicác địa điểm mua bán ngoại tệ Gần đây nhất vào ngày 18/8/2010, NHNN đãđiều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên hơn 2% (từ 18.544VND/USD lên18.932 VND/USD) và giữa nguyên biên độ Với những giải pháp này, thịtrường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức so với

tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước lành mạnh hóa các giaodịch vốn trong xã hội

Trong thời gian tới, TGHĐ biến động theo hướng nào, quả thật không dễ

dự đoán Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác độngnhư: nhập siêu còn lớn không chỉ atrong ngắn hạn mà cả trong trung hạn; thâmhụt ngân sách vẫn ở mức cao (trên dưới 6%/GDP); giá vàng trong nước và thếgiới luôn tăng mạnh (do khủng hoảng chi tiêu công tại một số quốc gia Châu

Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ nói chung, USD nói riêng vào những thángcuối năm sẽ tăng cao do khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ ngân hàng; do nhucầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài; do kinh tế ngầmvẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn, nên đôla hóa nền kinh tếcòn ở mức cao; do thực hiện chính sách đồng tiền mạnh/ hay yếu của một sốquốc gia trong khu vực… Như vậy sẽ có vài vấn đề đặt ra đối với TGHĐ:

Trang 8

Một là, có thể điều chỉnh TGHĐ theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trong bối

cảnh một số nước Châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, cònTrung quốc lại nâng giá đồng nhân dân tệ?

Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công từ một số nước Châu Âu đang cóchiều hướng lan rộng.Trong 7 tháng đầu năm 2010, Euro đã giảm giá 15,7% sovới USD, giảm 8,5% so với đồng GBP và thậm chí giảm 20% so với đồngJPY.i Trung quốc nâng giá Nhân dân tệ, ít nhiều tác động đến quan hệ ngoạithương giữa hai nuớc, tuy không lớn

Như vậy TGHĐ sẽ phải điều chỉnh thế nào và khi nào để không gây ranhững cú sốc và không tạo kỳ vọng mất giá đồng Việt Nam TGHĐ là giá cảđối ngoại của đồng tiền, theo tín hiệu thị trường tỷ giá lúc lên, lúc xuống phảiđược xem là việc bình thường của nền kinh tế Còn khi tỷ giá diễn biến theochiều hướng bất lợi, thì bất cứ Quốc gia nào cũng cần can thiệp tỷ giá Điểmkhác nhau ở chỗ: thời điểm can thiệp; công cụ can thiệp, mức độ can thiệp và

sự giám sát của quá trình can thiệp Kinh nghiệm của nhiều Quốc gia trongđiều hành chính sách tỷ giá cho thấy, việc chọn thời điểm điều chỉnh với “liềulượng” hợp lý là yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định cho việc ổn định tỷ giá

và khắc phục áp lực cộng hưởng lên tỷ giá và thị trường Với kinh nghiệm này,khi tỷ giá đang dần ở thế ổn định, NHTW sẽ chủ động (tính toán một cách cụthể) điều chỉnh tăng/giảm nếu dự báo trong thời gian tới là cần thiết, không nên

để diễn biến tỷ giá ở mức “nóng” mới điều chỉnh, bởi điều chỉnh thời điểm này

dễ gây hiệu ứng bất ổn từ tỷ giá sang các chỉ tiêu vĩ mô khác

Hai là, Để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thì xử lý TGHĐ

có phải là biện pháp hữu hiệu?

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu ii đã cho rằng: các đợt phá giátiền vừa qua, không có tác dụng cải thiện cán cân thương mại”, vì thế nếu cứcoi TGHĐ là một trong những rào cản cho xuất khẩu, để “lập luận” cần phảigiảm giá VND, để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam sẽ là chưa ổn?

Do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầuvào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào

Trang 9

biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến độnggiá cả Ở khía cạnh nhập khẩu, TGHĐ có thực sự hạn hạn chế nhập khẩu, đểthông qua đó hạn chế nhập siêu? Điều này cũng không hẳn như vậy Do xuấtkhẩu nhiều, nhưng hầu hết ở dạng thô, giá trị gia tăng trên từng đơn vị xuấtkhẩu không cao, trong khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu từ Trung Quốc (chiếmđến 80-90%/tổng kim ngạch nhập khẩu) Như vậy sự phụ thuộc của giá cảtrong nước vào giá cả thị trường quốc tế khá lớn Do đó, các ý kiến cho rằngcần xử lý tỷ giá theo hướng tăng để khuyến khích xuất khẩu, chủ động nhậpkhẩu là trực tiếp hoặc gián tiếp thu hẹp vai trò của tỷ giá iii, trong khi TGHĐcòn liên quan đến hàng loạt vấn đề như cán cân thanh toán, nợ quốc gia, thịtrường tiền tệ, thị trường chứng khoán và bất động sản Chỉ xét riêng mối quan

hệ giữa tỷ giá với nợ quốc gia cũng cho thấy cần rất thận trọng trong việc nânghay giảm giá của tiền đồng Nợ quốc gia của Việt Nam chủ yếu là nợ nướcngoài (khoảng 40% GDP), nếu giảm giá tiền tệ thì ảnh hưởng không nhỏ đến

nợ quốc gia Với cơ cấu nợ công iv của Việt Nam nghiêng về nợ nước ngoài,thì khi tỷ giá điều chỉnh tăng lên, sẽ dẫn đến rủi ro nợ công do lãi suất biếnđộng theo xu hướng tăng Như vậy sẽ dẫn đến chênh lệch lãi suất quá lớn giữathị trường trong nước và thị trường quốc tế, sẽ làm gia tăng mức độ đôla hóa

và tiếp tục tạo áp lực lên TGHĐ

Vì vậy,khi cần điều chỉnh tỷ giá không chỉ đặt nó trong mối quan hệ vớixuất, nhập khẩu, mà còn phải xem nó trong mối quan hệ với đầu tư, lãi suất vàvay nợ nước ngoài v.v… trong chiến lược chung là nâng cao uy tín và vị thếcủa VND, hướng đến một đồng tiền tự do chuyển đổi trong khu vực

Ba là, có khắc phục được yếu tố kỳ vọng VND mất giá?

Khi người dân và doanh nghiệp luôn kỳ vọng VND mất giá, sẽ làm giảmniềm tin của người dân vào điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của Chínhphủ, NHNN, tiếp tục gây ra những bất ổn trên thị trường Điều này đã và đangxảy ra trong dân chúng Khi tỷ giá trên thị trường tự do biến động tăng, ngườidân nghĩ ngay đến việc NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá theo hướng VND giảm giá.Khi giảm giá VND thì giá một số hàng hóa dịch vụ tăng, lãi suất cho vay và

Trang 10

huy động cũng bị đẩy lên cao, các giao dịch ngắn hạn trở lên phổ biến hơn lúcnào hết (gửi tiền cũng chỉ chấp nhận kỳ hạn ngắn từ tuần, đến tháng; nếu cógửi kỳ hạn 6 tháng hay 1 năm thì các NHTM lại phải áp dụng theo kiểu “rút ratrước hạn ở thời điểm nào sẽ được hưởng lãi suất ở kỳ hạn đó” Nếu vẫn cứtiếp cách hành xử này, VND luôn đặt trong xu thế điều chỉnh giảm Điều này

là rất bất ổn trong trung hạn Vậy có khắc phục được vấn đề này không? Theochúng tôi có thể khắc phục được bằng cách trong ngắn hạn cần chấp nhận một

tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn hiện tại (trên dưới 5%), duy trì một tỷ lệ lạm phátthấp (trên dưới 6%), đồng thời với nó là dùng các biện pháp để nâng giá tiềnđồng, tạo một sự thay đổi từ nhận thức của người dân Việc làm này sẽ tạo yếu

tố tâm lý rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh niềm tin của người dân bị suygiảm về sự không ổn định sức mua của tiền đồng, họ có tiền nhàn rỗi sẽ nhanhchóng chuyển sang vàng và ngoại tệ nắm giữ v

Khi VND lên giá, có thể sẽ làm tăng thêm tình trạng nhập siêu, xuất khẩu

có thể giảm đi Nhưng như đã phân tích trên, yếu tố tỷ giá có tác động đến xuấtnhập khẩu nhưng không hẳn là yếu tố quyết định Vì vậy hướng đến sự ổn định

tỷ giá trong trung hạn, rất cần thiết có cách nhìn mới về vấn đề này

2 Cơ chế quản lý của nhà nước hiện nay của Việt Nam

2.1 Các cơ chế quản lý

Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một nền kinh tế quản lý đồng tiền vàxác định giá trị đồng tiền của mình thông qua một đồng tiền khác NHTWquản lý tỷ giá bằng những quy định pháp luật và điều tiết thông qua thị trườngngoại hối Trên thế giới, mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình một chính sách

tỷ giá tùy thuộc vào đặc điểm của nền kinh tế Hiện nay, cơ chế tỷ giá hối đoáiđược phân biệt 3 kiểu như sau

Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định: Đây là kiểu chế độ tỷ giá mà giá trị củamột đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác, hoặc với một rổtiền tệ, hoặc với một thước đo giá trị khác (vàng, quyền rút vốn đặc biệt -SDR) Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố

Trang 11

định Chính phủ dùng các biện pháp hành chính hoặc tham gia mua bán trên thịtrường ngoại hối để giữ tỷ giá cố định.

Cơ chế tỷ giá hối đoái này thường được áp dụng tại các nền kinh tế cótrình độ phát triển chưa cao Ưu điểm của nó là tạo ra một tỷ giá khá ổn định

để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, nhược điểm là tạo ratâm lý ỷ lại cho người dân và doanh nghiệp Ngoài ra, nếu đồng tiền áp dụngtheo cơ chế tỷ giá hối đoái này được định giá quá cao hay quá thấp đều ảnhhưởng mạnh hoạt động của nền kinh tế Cơ chế tỷ giá này cũng chịu nhiều rủi

ro khi có sự tấn công tiền tệ Không những vậy, cơ chế tỷ giá hối đoái cố định

dễ làm cho tình trạng 2 tỷ giá và thị trường chợ đen phát triển

Cơ chế tỷ giá thả nổi (cơ chế tỷ giá linh hoạt): Đây là một cơ chế trong đó

tỷ giá do các lực lượng thị trường quyết định mà không hoặc rất ít có sự canthiệp của các cơ quan chính phủ quản lý Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, giá tỷ giá

tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, NHTW ít can thiệp trực tiếp vào thịtrường ngoại hối

Cơ chế tỷ giá này thường được áp dụng tại các nền kinh tế phát triển Ưuđiểm của nó tạo ra một môi trường kinh doanh linh hoạt cho toàn bộ nền kinh

tế Ngoài ra, NHTW thường không phải “bận tâm” quá nhiều vào những biếnđộng ngắn hạn của tỷ giá Tuy nhiên, nhược điểm là nếu tỷ giá biến động mạnh

sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế Cơ chế tỷ giá này chỉ áp dụngđược các nền kinh tế mạnh và có một thị trường tương đối phát triển

Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết: Đây là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗnhợp giữa thả nổi và cố định Với cơ chế tỷ giá này NHTW sẽ công bố một mức

tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cânthanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, và tín hiệu trên thị trường chợ đen

Cơ chế tỷ giá này được áp dụng khá phổ biến tại các nền kinh tế đang pháttriển NHTW điều hành tỷ giá bằng cách công bố tỷ giá mục tiêu và mua bánngoại tệ trên thị trường để giữ tỷ giá ở gần vùng mục tiêu công bố trước đó

Ưu điểm là nó tạo ra một môi trường kinh doanh tương đối ổn định Tuy nhiên,còn nhược điểm là buộc NHTW phải có khả năng điều hành hiệu quả

Trang 12

2.2 Cơ chế quản lý tỉ giá ở Việt Nam

- Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỉ giá

- Giai đoạn 1989 - 1995:

1989 - 1991: "Thả nổi" tỷ giá hối đoái

1992 - 1994: Tì giá chính thức hình thành trên cơ sở đấu thầu tại Trungtâm giao dịch ngoại tệ

Năm 1994, tỉ giá chính thức giữa ngoại tệ với VND theo tỉ giá mua bánrên thị trường chỉ dao động trong biên độ cho phép là 0,5% so với tỉ giáchính thức

+ 1995 - 1999: Tỉ giá được hình thành trên cơ sở tỉ giá liên ngân hàng.+ Từ 1999 đến nay: Thả nổi có điều tiết

+ 1999 - 2006: chuyển từ cơ chế tỉ giá cố định sang cơ chế tỉ giá thả nổi

có điều tiết

+ 2007: Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, nới rộng biên độ tỉ giá từ0,25% lên 0,5% vào đầu năm và tới 12/12/2007 tiếp tục nới rộng biên độ lên0,75%

+ 2008: Được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" vóinhững biến động tỷ giá rất phức tạp

Trước tình hình suy thoái kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam, cácdòng vốn vào Việt Nam bị hạn chế Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã chủ độngđiều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoạitệ

Tính đến 26/12/2008 NHNN đã điều chỉnh biên độ tỉ giá ngoại tệ liên NH

từ 2% lên 3%

+ 2009: NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỉ giá lên  5% khiến cho tìgiá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến Tỉ giá giữa USD và VND trongnăm 2009 đã trải qua 2 lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 tăng biên độ giaodịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+ 3,4%)

26/11/2009 tỉ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh tăng thêm5,44% so với hôm trước Đồng thời, biên độ tỉ giá giảm từ 5% xuống còn 3%

Trang 13

10/02/2010, NHNN quyết định điều chỉnh tăng tỉ giá liên NH từ mức17,941 đồng/USD lên 18,544 đồng/USD, tăng 3,3%.

17/8/2010, NHNN Việt Nam thực hiện điều chỉnh tỉ giá bình quân liên

NH tăng 2% Biên độ tỉ giá giữ nguyên ở mức ± 3%

11/02/2011 thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủyếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2011 vànhằm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối, NHNN đã điều chỉnh tỉgiá bình quân liên NH từ 18,932 lên mức 20,693 VND/USD và thu hẹp biên độgiao dịch từ ± 3% xuống ±1% Năm 2012 tí giá khá ổn định, chỉ tăng 0,96%,nửa năm đầu, tì giá UND/USD có xu hướng tăng nhẹ, trong khi 6 tháng cuốinăm lại điều chỉnh giảm Đây là một hiện tượng ngược lại diễn biến tỉ giá trênthị trường trong những năm 2008 - 2011 khi tỉ giá luôn biến động theo chiềuhướng tăng dần từ đầu năm đến cuối năm

* Năm 2013, sự ổn định của tỉ giá được kéo dài đến hết quý I/2013.Nhưng sang quý I/2013, thị trường đã có nhiều biến động Cụ thể là, từ cuốitháng 4/2013 đến cuối tháng 6/2013, nhiều NHTM đã nâng giá USD lên kịchtrần cho phép 1 USD đổi 21,036 VND Thậm chí tại số đông NHTM tăng giámua lên kịch trần 21,036 VND trong khi giá bán USD trên thị trường tự do lêntới 21,320 USD Trước áp lực đó, 28/6/2013 NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giáliên NH lên thêm 1% so với trước đó Theo đó, các NHTM cũng đồng loạtđiều chỉnh tăng tỉ giá mua bán ngoại tệ của mình, tỉ giá tăng tới 1,84%

Tuy nhiên: Điều hành tỷ giá thiếu linh hoạt làm xuất hiện tình trạng 2 tỷgiá Hiện tại về mặt chính thức Việt Nam đang áp dụng Cơ chế tỷ giá thả nổi

có điều tiết Tiền VND được neo vào đồng USD, tỷ giá giữa VND và các đồngtiền khác được quy đổi chéo thông qua tỷ giá giữa USD với các đồng tiền quốcgia khác

Tỷ giá niêm yết chính thức tối đa bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàngtheo công bố của NHNN cộng trừ với biên độ theo quy định Trong quyết địnhđiều chỉnh tỷ giá ngày 11/02/2011, NHNN đã giảm biên độ từ +/-3% xuống

Ngày đăng: 09/04/2015, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w