1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

60 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Giáo viên hướng dẫn: Ths.Võ Hoàng Diễm Trinh Sinh viên thực hiện: Đỗ Nguyễn Tấn Trường Lớp: 36K07.3

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: 7

TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7

1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7

1.1 Sự hình thành tỷ giá hối đoái 7

1.2 Ngoại tệ và ngoại hối 7

1.2.1 Ngoại tệ 7

1.2.2 Ngoại hối 7

1.3 Khái niệm về tỷ giá hối đoái 8

1.4 Phân loại tỷ giá hối đoái 8

1.4.1 Căn cứ vào phương tiện di chuyển ngoại hối 8

1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 9

1.4.3 Căn cứ vào thời điểm giao nhận ngoại hối 9

1.4.4 Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối 9

1.4.5 Căn cứ vào mối quan hệ với lạm phát 9

1.4.6 Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá 10

1.4.7 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế 10

1.5 Cách xác định tỷ giá hối đoái 11

1.6 Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái 12

1.6.1 Theo phương pháp trực tiếp 12

1.6.2 Theo phương pháp gián tiếp 12

1.7 Vai trò của tỷ giá hối đoái 13

1.7.1 Tỷ giá hối đoái và hoạt động thương mại quốc tế 13

1.7.2 Tỷ giá hối đoái và lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm 14

1.7.3 Một số vai trò khác 14

1.7.3.1 Đối với đầu tư nước ngoài 14

1.7.3.2 Với nợ nước ngoài 15

1.8 Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái 15

2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 15

2.1 Quan hệ cung cầu 15

2.2 Cán cân thanh toán quốc tế 16

2.3 Lạm phát giữa các quốc gia 16

2.4 Lãi suất tín dụng giữa các quốc gia 17

2.5 Các nhân tố khác 17

2.5.1 Chính sách kinh tế vĩ mô của CP 17

2.5.2 Hàng rào thương mại 17

2.5.3 Sở thích hàng nội so với hàng ngoại 18

2.5.4 Năng suất lao động 18

Trang 3

2.5.5 Yếu tố tâm lý, kỳ vọng 18

2.6 Nhận định chung về các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái 19

3 CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 19

3.1 Khái niệm về chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 19

3.2 Phân loại chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái: 20

3.3 Mục tiêu của chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 20

3.4 Một số công cụ trong chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 21

3.4.1 Công cụ lãi suất chiêt khấu 21

3.4.2 Công cụ ngoại hối 22

3.4.3 Chính sách tài khóa của CP 22

3.4.4 Phá giá tiền tệ 24

3.4.5 Nâng giá tiền tệ 24

3.5 Tác động của chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 25

3.5.1 Tác động tới hoạt động ngoại thương 25

3.5.2 Tác động tới hoạt động thương mại trong nước 26

3.5.3 Tác động tới phát triển kinh tế 27

3.6 Căn cứ khi lựa chọn chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 28

CHƯƠNG 2: 29

THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY 29

1 GIAI ĐOẠN 2008-2010 29

1.1 Năm 2008 29

1.2 Năm 2009 33

1.3 Năm 2010 36

2 GIAI ĐOẠN 2011 43

3 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY 48

CHƯƠNG 3: 52

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY 52

1 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG 52

2 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI 52

3 CÁC GIẢI PHÁP 53

3.1 Chính sách ngoại hối 53

3.2 Chính sách đối với ngoại tệ 54

3.3 Chính sách đối với xuất nhập khẩu 55

3.4 Các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô 56

3.5 Một số giải pháp khác 57

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

* Chương 1:

Đồ thị 1.3: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng của NHTW đến lãi suất 23

Đồ thị 1.5: Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến

lãi suất 24

* Chương 2:

Bảng 1: Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn ở Việt Nam năm 2006-2010 49

Biểu đồ 2.2: Diễn biến các loại lãi suất trong năm 2008 30

Biểu đồ 2.3: Dự trữ ngoại hối (tỷ USD) của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2008 31

Biểu đồ 2.4: Cán cân thương mại Việt Nam 10 tháng đầu năm 2008 32

Biểu đồ 2.6: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam năm 2009 so với năm 2008 34

Biểu đồ 2.9: Cán cân thương mại Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 3/2011 37

Biểu đồ 2.10: Vốn đăng kí và giải ngân FDI 10 tháng đầu năm 2010 37

Biểu đồ 2.15: Mất giá của VND so với một số đồng tiền từ đầu năm

đến 04/11/2010 42

Biểu đồ 2.16: Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 2008 đến tháng 06/2011 43

Biểu đồ 2.17: Biến động tỷ giá VND/USD từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011 43

Biểu đồ 2.19: Dự trữ ngoại hối từ Quí IV năm 2008 đến Quí II năm 2011 45

Biểu đồ 2.20: Diễn biến lạm phát 9 tháng đầu năm 2011 47

Biểu đồ 2.21: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1996-2009 48

Biểu đồ 2.22: XNK và thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008 và 2009 49

Biểu đồ 2.23: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng từ 2008 đến nay 50

Trang 6

TGHĐ luôn gắn liền với các nền kinh tế thị trường mở, do đó trước nhu cầu hội nhậpquốc tế, đòi hỏi chúng ta phải có sự am hiểu thấu đấu về lĩnh vực này, đặc biệt là những kiếnthức hiện đại đang được áp dụng phổ biến trên thế giới TGHĐ là một trong những vấn đềphức tạp, nhạy cảm và là một yếu tố vô cùng quan trọng Không ít nền kinh tế lâm vào tìnhtrạng khó khăn do TGHĐ gây ra TGHĐ đang tạo ra một sự chú ý đặc biệt đối với các nhàkinh tế, các nhà chính trị và nó đã trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi và kéo dài khôngchỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới Trong một loạt các chính sách tài chính - tiền tệ, thìchính sách điều chỉnh TGHĐ mà điển hình là chính sách nâng giá tiền tệ hay phá giá tiền tệđóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế cả về đối nội lẫn đốingoại Với chính sách TGHĐ, CP các quốc gia có thể đưa nền kinh tế thoát ra khỏi nhữngcuộc khủng hoảng tài chính…và ngược lại cũng có thể vì một chính sách TGHĐ không hợp

lý mà đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng Thêm vào đó,tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng cán cân thương mại,chính sách thu hút đầu tư nước ngoài… luôn là những mục tiêu kinh tế quan trọng của mọiquốc gia, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay; để thực hiện được những mục tiêu

đó, tùy vào tình hình cụ thể của từng nước mà áp dụng chính sách điều chỉnh TGHĐ cho phùhợp

Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề TGHĐ trong xu thế phát triển của nền kinh

tế thế giới cũng như tính cấp thiết của vấn đề này đối với nền kinh tế của Việt Nam Đặc biệt

là sau khi Việt Nam tiến hành mở cửa cải cách nền kinh tế vào năm 1986, việc gia nhập tổchức thương mại thế giới WTO vào đầu năm 2007, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếthế giới diễn ra vào năm 2008 tới nền kinh tế Việt Nam, điển hình là trong năm 2011 Với sựgia tăng mạnh mẽ của TGHĐ chủ yếu là tỷ giá VND/USD, lạm phát có tình hình diễn biênphức tạp trong năm 2011, giá vàng tăng lên chóng mặt liên tục phá kỷ lục về giá, giới đầu cơliên tục làm giá Bên cạnh đó, hiện tượng tích trữ ngoại tệ trong người dân còn phổ biến dẫnđến sự khan hiếm ngoại tệ, cán cân thanh toán bị thâm hụt, lái suất ngân hàng tăng cao…đãtác động tới TGHĐ Để làm rõ những tác động đó tới TGHĐ, hiểu rõ được thực trạng TGHĐ

Trang 7

thực tế ở Việt Nam Do đó, em đã chọn đề tài: “Thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai

đoạn 2008 đến nay” cho đề án của mình.

Đề tài nghiên cứu với mục đích là nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững hơn về mặt lý thuyết

và cơ sở ứng dụng của TGHĐ, chính sách điều chỉnh TGHĐ Đặc biệt là ứng dụng thực tiễnvào thực trạng tình hình biến động TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay, trên cơ sở đórút ra một số bài học kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp giải quyết biến động TGHĐ choViệt Nam

Đối tượng nghiên cứu của đề án là thực trạng TGHĐ của Việt Nam cùng với chínhsách TGHĐ đối với hoạt động thương mại, phát triển kinh tế nói chung Phạm vi nghiên cứu

là vấn đề TGHĐ, chính sách điều chỉnh TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay vớinhững ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục chữ viết tắt,Danh mục bảng biểu, nội dung của đề án được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái

Chương 2: Thực trạng tỷ giá hối đoái và chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay

Chương 3: Một số giải pháp ổn định tỷ giá hối đoái Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay

Với nguyện vọng hoàn thành đề án thật tốt, song với thời gian nghiên cứu đề án cóhạn, cho nên mặc dù đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu cùng với sự hiểu biết của mình nhưngchắc chắn đề án không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉbảo của các thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn sự tậntình quan tâm, giúp đỡ của cô Ths.Võ Hoàng Diễm Trinh đã hướng dẫn em hoàn thành đề ánnày

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2011.

Trang 8

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1.1.Sự hình thành tỷ giá hối đoái

Toàn cầu hóa và ngoại thương ngày càng phát triển cho nên hoạt động trao đổi,buôn bán, đầu tư không chỉ xảy ra trong một quốc gia, mà còn giữa các quốc gia vớinhau Khi một nước nhập hay xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài cần phải có mộtlượng đồng tiền của quốc gia đó hay đồng tiền được chấp nhận thanh toán quốc tế nhấtđịnh để thanh toán Để biểu hiện giá trị trao đổi của đồng tiền nước ngoài so với đồngtiền trong nước thì TGHĐ ra đời Thương mại quốc tế chính là cơ sở để hình thànhTGHĐ

1.2.Ngoại tệ và ngoại hối

1.2.1 Ngoại tệ

Ngoại tệ là đồng tiền do quốc gia nước ngoài phát hành nhưng lại được lưuthông trên thị trường ở một quốc gia khác Mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giớiđều có một đồng tiền riêng lưu hành theo luật pháp, đặc điểm riêng của mỗi quốc giađược gọi là nội tệ Theo đó, các đồng tiền không phải do NHTW của quốc gia đó pháthành thì được xem là ngoại tệ Trên thị trường Việt Nam hiện nay có các ngoại tệđang được lưu hành như Đôla Mỹ (USD), Ơ-rô (EUR), Yên Nhật (JPY),…

Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các đồng ngoại tệ đều được các nước chấpnhận trong giao dich thanh toán và đầu tư quốc tế, mà chỉ có một số loại ngoại tệmạnh, tức là những đồng tiền dễ chuyển đổi ra nội tệ của nước khác Một loại ngoại

tệ mạnh thường được căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây:

o Khả năng chấp nhận của quốc tế đối với đồng tiền đó

o Nhu cầu thương mại của quốc gia phát hành đồng tiền đó

o Tiềm năng cung ứng hàng hóa trên thị trường thế giới của quốc gia đó

Hiện nay theo đánh giá của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) các ngoại tệ mạnh là USD

và các đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển OECD (Anh, Canada,…)

1.2.2 Ngoại hối

Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanhtoán giữa các quốc gia Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước

Trang 9

và trên các góc độ khác nhau mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau.Trên góc độ hoạch định chính sách và quản lý của nhà nước, ngoại hối được hiểu làtoàn bộ các loại tiền nước ngoài, các phương tiện chi trả có giá trị bằng tiền nướcngoài, các chứng từ, chứng khoán có giá trị, có khả năng mang lại ngoại tệ Nhữngngười kinh doanh thường hiểu ngoại hối là những phường tiện thanh toán thể hiệndưới dạng ngoại tệ như tiền mặt, séc, hối phiếu… Ngoại hối bao hàm các công cụ tàichính quốc tế tồn tại dưới các hình thức sau:

- Ngoại tệ tiền mặt; kim loại quý, đá quý; vàng tiêu chuẩn quốc tế

- Đồng tiền tập thể (SDR), đồng tiền chung (EUR)

- Các công cụ tín dụng có ghi bằng ngoại tệ dùng để thanh toán quốc tế, gồm thẻ tíndụng, séc, giấy chuyển tiền, thương phiếu;

- Các công cụ tài chính ghi bằng ngoại tệ dùng để đầu tư quốc tế, gồm tín phiếu, tráiphiếu, cổ phiếu…

1.3.Khái niệm về tỷ giá hối đoái (Exchange rate)

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng, thương mại đầu tư vàcác quan hệ tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau Thanh toángiữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán giữa các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấyđồng tiền kia Hai đồng tiến được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ nàyđược gọi là TGHĐ

Ví dụ: 1 USD = (X) VND

1.4.Phân loại tỷ giá hối đoái

TGHĐ có nhiều loại, tùy từng khía cạnh người ta chia ra nhiều loại TGHĐ khácnhau:

1.4.1 Căn cứ vào phương tiện di chuyển ngoại hối

TGHĐ được chia ra làm 2 loại:

- Tỷ giá điện hối là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện Ngày nay do ngoại hối được

chuyển chủ yếu là bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng là tỷ giá điệnhối

Trang 10

- Tỷ giá thư hối là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư ( không phổ biến, hiện nay hầunhư không dùng ).

1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

TGHĐ được chia ra làm 2 loại:

- Tỷ giá mua vào (Bid rate) là tỷ giá tại đó ngân hàng niêm yết giá mua vào đồng

tiền yết giá

- Tỷ giá bán ra (Offer rate) là tỷ giá mà tại đó ngân hàng niêm yết giá bán ra đồng

tiền yết giá

Đây là những loại tỷ giá được niêm yết tại các NHTM Các loại tỷ giá này đượcdùng để giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và các khách hàng Tỷ giámua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, phần chênh lệch đó chính là lợi nhuậnkinh doanh ngoại hối của ngân hàng

Ví dụ: Vào ngày 1-1-2011 tại NHTM Á Châu, tỷ giá USD được niêm yết nhưsau:

- Tý giá USD mua vào:20.250 VND = 1 USD

- Tỷ giá USD bán ra: 20.350 VND = 1 USD

1.4.3 Căn cứ vào thời điểm giao nhận ngoại hối

TGHĐ được chia thành:

- Tỷ giá giao ngay là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giá nhận chúng sẽ được thực

hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc

- Tỷ giá kì hạn là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng được thực hiện

sau một khoảng thời gian nhất định (từ 3 ngày trở lên)

Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kì hạn được công bố theo hình thức tỷ giá mua vào,bán ra căn cứ vào thời điểm giao dich ngoại hối

1.4.4 Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối

Trong giao dịch ngoại hối, thông thường các ngân hàng không thông báo tất cảcác hợp đồng ký trong ngày mà chỉ công bố tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa

- Tỷ giá mở cửa (Opening rate) là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán món ngoại tệ

đầu tiên trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái

- Tỷ giá đóng cửa (Closing rate) là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán món ngoại tệ

cuối cùng trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái

1.4.5 Căn cứ vào mối quan hệ với lạm phát

Tỷ giá được chia ra làm 2 loại:

Trang 11

- Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền trên thị trường

ngoại hối

- Tỷ giá thực tế là tỷ giá phản ánh mối tương quan sức mua của hai đồng tiền.

Ta có mối quan hệ giữa TGHĐ thực tế với TGHĐ danh nghĩa như sau:

TGHĐ thực tế = TGHĐ danh nghĩa x (giá cả nước ngoài/giá cả nội địa)

= TGHĐ danh nghĩa x (tỷ lệ lạm phát nước ngoài/ tỷ lệ lam phát trong nước)

1.4.6 Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá

Ta có thể chia ra làm 2 loại TGHĐ:

- Tỷ giá chính thức (Official rate) là tỷ giá do nhà nước công bố (thường là

NHTW), đây là tỷ giá làm cơ sở để hình thành tỷ giá thị trường

- Tỷ giá thị trường (Market rate) là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu

ngoại hối Tỷ giá này biến động thường xuyên tùy theo tình hình cung cầu ngoại

tệ trên thị trường ngoại hối

Ngoài ra ta còn có một số loại tỷ giá khác được phân chia theo căn cứ chế độquản lý TGHĐ:

- Tỷ giá cố định (Fixed rate) là tỷ giá hình thành trong chế độ tiền tệ Bretton

Woods Tỷ giá cố định chính là tỷ giá chính thức do nhà nước công bố Dưới áplực cung cầu của thị trường, để duy trì được tỷ giá cố định buộc nhà nước phảithường xuyên can thiệp

- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely Floating rate) là tỷ giá hình thành tự phát ngoài

hệ thống ngân hàng và diễn biến theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ các nước tư bản không cam kết giữvững tỷ giá cố định, đồng tiền các nước tư bản tự do thả nổi nên tỷ giá thả nổicũng chính là tỷ giá tự do

- Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating rate) là tỷ giá được hình thành do

quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường dưới sự điều tiết quản lý của nhà nướcnhằm ổn định tỷ giá trên thị trường

1.4.7 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế

TGHĐ được chia làm 4 loại:

- Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ghi bằng ngoại tệ.

- Tỷ giá hối phiếu là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu ghi bằng ngoại tệ Nếu hối

phiếu trả tiền ngay thì gọi là tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay, nếu hối phiếu có kì hạnthì gọi là tỷ giá hối phiếu có kì hạn

- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là tiền kim

loại, tiền giấy, séc du lịch, thẻ tín dụng

Trang 12

- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các

khoản tiền gửi tại ngân hàng, giao dịch thanh toán qua ngân hàng

Thông thường tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn tỷ giá chuyển khoản và tỷ giá bántiền mặt cao hơn tỷ giá chuyển khoản

Ví dụ: Ngày 1-1-2011, ngân hàng Á Châu niêm yết tỷ giá EUR như sau:

Tỷ giá mua tiền mặt: 27.880,83 VND = 1 EUR

Tỷ giá chuyển khoản: 27.965,71 VND = 1 EUR

1.5.Cách xác định tỷ giá hối đoái

Hiện nay tỷ giá được hình thành dựa trên sức mua của các đồng tiền, hay còn gọi làngang giá sức mua Do đồng tiền của một nước được trao đổi với đồng tiền của nướckhác trên thị trường ngoại hối nên xuất hiện cầu về ngoại tệ chính hay là cung về đồngnội tệ, hoặc cung về ngoại tệ hay cầu nội tệ Do đó khi xác định tỷ giá giữa ngoại tệ vànội tệ ta có thể xem xét hoặc là cầu và cung về ngoại tệ hoặc là cung và cầu về nội tệ Đểtiện phân tích ta sẽ xem xét cách xác định TGHĐ của USD tính theo số VND dựa trêncầu và cung về USD

Ta có đồ thị như sau:

- Trục tung là TGHĐ của USD tính theo số VND

- Trục hoành là số lượng USD

- Đường D là đường cầu USD trên thị trường

- Đường S là đường cung USD trên thị trường

- E0: TGHĐ cân bằng

- EVND/USD: TGHĐ của USD tính theo VND

- QUSD: Lượng USD

- Q0: Lượng USD lúc cân bằng

Đồ thị 1.1: Cách xác định TGHĐ

Cung về USD bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế trong nền kinh tế tạo ra thunhập về USD Nguồn cung quan trọng về USD trên thị trường ngoại hối là người nướcngoài hiện tại không có VND nhưng muốn mua hàng hoá dịch vụ của Việt Nam Cầu vềUSD trên thị trường bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế Ngược với cung về USD các

Trang 13

công dân và công ty Việt Nam có nhu cầu mua hàng nước ngoài sẽ có cung nội tệ đểchuyển đổi sang USD.

Khi đường cung S gặp đường cầu D cũng chính là cầu và cung ngoại tệ trên thịtrường đạt trạng thái cân bằng Khi đó sẽ ứng với một lượng ngoại tệ USD nhất định là

Q0 và xuất hiện TGHĐ cân bằng là E0 E0 chính là TGHĐ ứng với lượng cung và cầungoại tệ nhất định trên thị trường Trên thực tế, E0 không phải là bao giờ cũng cố định.Phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau E0 có thể thay đổi

1.6.Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái

Trên thế giới có rất nhiều đồng tiền khác nhau Chúng đều là tiền, nhứng xét

từ giác độ một quốc gia, thì chỉ có nội tệ mới đóng vai trò tiền tệ, còn các đồng tiềnkhác là ngoại tệ, đóng vai trò là hàng hóa.Vì TGHĐ thể hiện mối liên hệ giữa đồng tiềncủa hai quốc gia với nhau, nên khi niêm yết tỷ giá bao giờ cũng có hai đồng tiền thamgia: một đồng tiền đóng vai trò yết giá, đồng tiền còn lại đóng vai trò là định giá

Ví dụ: 1GBP = (X) EUR; 1USD = (Y) JPY; 1CNY = (Z) VND

Ta có X,Y,Z là số dương có thể lớn hơn 1 hay nhỏ hơn 1 Nếu GBP có giá trịlớn hơn EUR thì X là lớn hơn 1 và ngược lại Ta thấy trong ví dụ trên, các đồng tiền bêntrái (USD,GBP,CNY) là đồng tiền yết giá, có đặc điểm là cố định 1 đơn vị Các đồng tiềnbên phải (EUR,JPY,VND) là các đồng tiền định giá, đặc điểm là lượng tiền biến đổi

Từ góc độ phạm vi quốc gia, có hai phương pháp niêm yết TGHĐ là phươngpháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp:

1.6.1 Theo phương pháp trực tiếp (Direct Quotation)

Là phương pháp yết giá đồng ngoại tệ bằng khối lượng đồng nội tệ Tức là ngoại

tệ là đồng tiền yết giá, nội tệ là đồng tiền định giá Thông qua phương pháp này thìgiá cả của một đơn vị ngoại tệ được biểu hiện trực tiếp Trên thực tế hầu hết các nướctrên thế giới đều sử dụng phương pháp này vì tỷ giá yết theo phương pháp này dễhiểu và thuận tiện Kí hiệu: Enội tê/ngoại tệ

Nếu E tăng thì đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ Và ngược lại, E giảm thìđồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ Với phương pháp niêm yết trực tiếp, trênthị trường hối đoái của Việt Nam, tỷ giá giữa USD và VND được niêm yết như sau:

1 USD = (X) VND

1.6.2 Theo phương pháp gián tiếp (Indirect Quotation)

Là phương pháp niêm yết đồng nội tệ bằng khối lượng đồng ngoại tệ Tức là nội

tệ là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng tiền định giá Thông qua phương pháp này thìgiá cả của một đơn vị ngoại tệ chưa được biểu hiện trực tiếp Để biết giá cả đó là bao

Trang 14

nhiêu thì chúng ta cần tiến hành thực hiện phép tính chuyển đổi Trên thực tế phươngpháp yết tỷ giá gián tiếp không được sử dụng nhiều, chỉ có một vài nước sử dụng nhưnước Anh, Australia, New Zealand, Ireland… Kí hiệu: engoại tệ/nội tệ

Nếu e tăng thì đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ Và ngược lại, e giảm thìđồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ Với phương pháp gián tiếp, giả sử trên thịtrường hối đoái Việt Nam, tỷ giá giữa USD và VND được niêm yết như sau:

* Trong đề án môn học này em xin trình bày TGHĐ được niêm yết theo phương pháp trực tiếp *

1.7.Vai trò của tỷ giá hối đoái

Hiện nay, hầu hết các nước điều quan tâm đến việc điều hành TGHĐ một cáchlinh hoạt vì TGHĐ có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế như là đối với hoạtđộng thương mại quốc tế, trạng thái cân bằng thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế,lạm phát, việc làm… Tỷ giá giữ vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế Sự vậnđộng của TGHĐ có tác động sâu sắc, mạnh mẽ đối với mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ

mô của quốc gia Sau đây là những vai trò quan trọng của TGHĐ:

1.7.1 Tỷ giá hối đoái và hoạt động thương mại quốc tế

TGHĐ liên quan đến mối quan hệ so sánh giá trị, tính toán giữa hai đồng tiềncủa hai quốc gia với nhau, cho nên sự biến động của TGHĐ sẽ làm thay đổi, ảnhhưởng đến sức mua của hai đồng tiền và do vậy làm cho giá cả hàng hóa xuất nhậpkhẩu của hai quốc gia trên thị trường thương mại quốc tế cũng thay đổi, từ đó ảnhhưởng đến quy mô thương mại giữa các nước với nhau

- Đối với hoạt động xuất khẩu khi đồng nội tệ lên giá tức là TGHĐ tăng làm cho giátrị của hàng hóa trong nước tăng lên so với hàng hóa nước ngoài Điều này làmcho hàng hóa nước ngoài rẻ hơn hàng hóa trong nước, khiến cho hoạt động nhập

Trang 15

khẩu tăng lên, hoạt động xuất khẩu giảm xuống Cán cân thanh toán của quốc gia

sẽ bị xấu đi Gây khó khăn cho nền kinh tế

- Khi TGHĐ giảm xuống tức là đồng nội tệ giảm giá điều này làm cho giá cả củahàng hóa trong nước rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài do giá trị của hàng hóatrong nước giảm xuống so với hàng nước ngoài Điều này se làm cho hoạt độngxuất khẩu được đẩy mạnh, hoạt động nhập khẩu giảm xuống làm cho cán cânthanh toán được cải thiện hơn Một khi hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn thì sứccanh tranh của hàng hóa sẽ được nâng cao, nhu cầu tăng lên và khối lượng hànghóa xuất khẩu sẽ gia tăng Hoạt động thương mại quốc tế sẽ được mở rộng

Ví dụ: Một lô hàng hóa Việt Nam xuất khẩu có giá là 20.000 triệu VND Vàothời điểm (y) TGHĐ trên thị trường Việt Nam là 1USD = 20000VND, thì lô hàng hóanày bán trên thị trường quốc tế là 1 triệu USD Nếu như vào thời điểm (y+1) thì tỷ gáihối đoái là 1USD = 21000, thì lô hàng này sẽ có giá là khoảng 0,952 triệu USD

1.7.2 Tỷ giá hối đoái và lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm

Ngoài việc tác động đến hoạt động thương mại thì TGHĐ tác động rất lớn đếntrạng thái của nền kinh tế trong nước đó là lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm.Ảnh hưởng nhiều mặt đến nền kinh tế Khi đồng nội tệ mất giá thì hàng nội địa sẽ rẻhơn hàng xuất khẩu sẽ kích thích tăng trưởng xuất khẩu Khi xuất khẩu gia tăng sẽlàm cho sản xuất trong nền kinh tế tăng trưởng theo tạo nhiều công ăn việc làm chonền kinh tế, từ đó nền kinh tế cũng tăng trưởng Tuy nhiên bên cạnh đó do đồng nội tệmất giá làm cho hàng hóa nhập về giá cả sẽ cao hơn như nguyên liêu vật liệu, điềunày cũng làm cho giá thành sản xuất cũng tăng theo Tác động này gây sức ép lên lạmphát làm cho lạm phát trong nước tăng lên Khi đồng nội tệ lên giá làm cho hàng hóanhập về từ nước ngoài trở nên rẻ hơn, từ đó lạm phát trong nước sẽ giảm Nhưng bêncạnh đó khi dồng nội tệ giảm giá sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, từ

đó thu hẹp sản xuất, thất nghiệp tăng lên Tác động xấu đối với nền kinh tế

1.7.3 Một số vai trò khác

1.7.3.1 Đối với đầu tư nước ngoài

TGHĐ tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc gópvốn liên doanh Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản xuất được đưa vào nước sở tạithường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức Bên cạnh đó tỷ giácòn có tác động tới chi phí sản xuất và hiệu quả các hoạt động đầu tư nước ngoài

Do đó sự thay đổi TGHĐ có ảnh hưởng nhất định tới hành vi của các nhà đầu tưnước ngoài trong việc quyết định có đầu tư vào nước sở tại hay không

Trang 16

1.7.3.2 Với nợ nước ngoài

Các khoản vay nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệ nước đóhoặc những đồng tiền mạnh nên khi TGHĐ tăng lên cũng đồng nghĩa với sự tănglên của gánh nặng nợ nước ngoài Ngày nay khi sự luân chuyển vốn quốc tế ngàycàng tự do thì các nước đặc biệt các nước đang phát triển, các nước vay nợ nhiềucàng cần phải thận trọng hơn trong chính sách tỷ giá để đảm bảo được tăng trưởng

và khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia mình

1.8.Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái

Với những vai trò của TGHĐ đã được thể hiện ở trên thì TGHĐ có một tầmquan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế Bất kỳ một quốc gia nào cũng luôn tìm cách đạtđược mục tiêu là cân bằng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,giảm thiểu thất nghiệp TGHĐ là một công cụ, là một nhân tố quan trọng của quốc gia đểgiúp cho nhà nước đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô Kiểm soát được TGHĐ giúpcho CP có thể đạt được những mục tiêu nhất định mà khó có một công cụ khác ngoàiTGHĐ có thể làm được Do vậy, TGHĐ quả thật có một tầm quan trọng đặc biệt trongquản lý nền kinh tế một cách hợp lý và có hiệu quả

2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

2.1.Quan hệ cung cầu

Tỷ giá thể hiện giá trị của đồng tiền các nước, mà tiền tệ cũng là một loại hànghóa đặc biệt cho nên TGHĐ cũng bị ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu trên thị trường Đốivới cung của một loại hàng hoá bất kỳ nào thì sự thay đổi cung của hàng hoá đó luôn chịugiới hạn nhất định nhưng cung của tiền có thể tăng đến vô hạn do NHTW có thể pháthành tiền với một số lượng rất lớn Ngược lại cầu hàng hoá phụ thuộc vào nhu cầu sửdụng, tích trữ, đầu cơ nên chúng ta có thể lượng ước được và tính toán được lượng cầuhàng hoá nhưng đối với tiền thì không, cầu tiền là vô hạn do nhu cầu về tiền của ngườidân luôn lớn Do vậy, cung và cầu của tiền luôn thay đổi ảnh hưởng, tác động tới sự thayđổi của TGHĐ:

- Khi cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ thì sẽ dẫn tới giá ngoại tệ tăng  TGHĐtăng

- Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ thì sẽ dẫn tới giá ngoại tệ giảm  TGHĐgiảm

Mọi sự thay đổi về cung và cầu ngoại tệ trên thị trường đều dẫn đến sự thay dổinhanh chóng và tác động mạnh TGHĐ Cung ngoại tệ trên thị trường được cung cấp bởinhiều cách thức như: nguồn vốn ODA, FDI, dự trữ ngoại hối của NHTW, kiều hối,…

Trang 17

Cầu trên thị trường là nhu cầu ngoại tệ sử dụng cho các hoạt động xuất khẩu, du lịch,…Bên cạnh đó sự tác động của các hàng hóa thay thế trên thị trường như vàng với dầu mỏcũng ảnh hưởng tới cung, cầu của ngoại tệ do yếu tố đầu tư Quan hệ cung cầu là mộtnhân tố chính và quan trọng nhất tác động mạnh mẽ tới TGHĐ Thông qua cung cầuTGHĐ có thể được xác định một cách rõ ràng và nhanh chóng Vì vậy, NHTW cần cónhững quyết định phù hợp tác động tới cung cầu ngoại tệ trên thị trường để đảm bảochính sách duy trì được một TGHĐ hợp lý để nền kinh tế phát triển được ổn định.

2.2.Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giánền kinh tế của một quốc gia Bên cạnh đó cán cân thanh toán quốc tế cũng ảnh hưởng,tác động mạnh mẽ tới TGHĐ

- Nếu cán cân thanh toán bội chi (thiếu hụt)  dẫn tới nhu cầu về ngoại hối tăng cung ngoại hối nhỏ hơn câu  TGHĐ tăng lên

- Nếu cán cân thanh toán bội thu (dư thừa)  dẫn tới nhu cầu về ngoại hối giảm cung ngoại hối lớn hơn câu  TGHĐ giảm xuống

Cán cân thanh toán quốc tế cũng tác động tới cung cầu ngoại tệ thông qua hìnhthức là cán cân thanh toán bội thu hay bội chi từ đó tác động tới TGHĐ Thông qua cáncân thanh toán quốc tế chúng ta có thể biết được tình trạng của nền kinh tế và có thể dựbáo trước được sự thay đổi của TGHĐ

2.3.Lạm phát giữa các quốc gia

Lạm phát là sự suy giảm sức mua của tiền tệ và là một chỉ tiêu đo lường sự thayđổi giá cả của một quốc gia bằng chỉ số giá cả chung ngày càng tăng lên Nếu lạm phátcàng cao thì giá cả càng tăng lên Thông qua lạm phát khác nhau giữa các quốc gia,TGHĐ sẽ thay đổi theo tình hình lạm phát Trong các điều kiện khác không đổi, khi lạmphát của nước này lớn hơn nước kia thì giá cả hàng hóa nước này tăng lên nhanh hơn sovới nước kia Cùng một lượng tiền như nhau với một mức tỷ giá nhất định sẽ xảy ra sựthay đổi lượng hàng hóa mua được Điều này dẫn đến sự thay đổi giá trị đồng tiền giữacác nước khác nhau làm cho TGHĐ thay đổi

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lạm phát của một quốc gia xảy

ra cao hơn quốc gia khác thi đồng nội tệ bị mất giá, ngoại tệ tăng giá làm cho TGHĐ tănglên Và ngược lại sẽ làm cho TGHĐ giảm xuống Vì vậy kiểm soát tốt lạm phát cũng làmột trong những biện pháp giúp bình ổn TGHĐ

Trong dài hạn, một sự tăng lên mức giá của một quốc gia (so với mức giá nước ngoài) dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó giảm giá, và một sự giảm đi mức giá của quốc gia đó dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó lên giá.

Trang 18

2.4.Lãi suất tín dụng giữa các quốc gia

Lãi suất tín dụng giữa các quốc gia cũng là một nhân tố quan trọng tác động tớiTGHĐ Lãi suất là giá cả vay vốn trên thị trường Lãi suất tín dụng tác động lên việc luânchuyển nguồn vốn giữa các nước từ đó ảnh hưởng tới cung ngoại tệ và thông qua đó giántiếp tác động tới TGHĐ

- Nếu lãi suất tín dụng trong nước cao hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suất trên thịtrường quốc tế, thì sẽ thu hút những dòng vốn từ thị trường nước ngoài do lãi suấthấp dẫn hơn, điều này làm cho cung ngoại tệ tăng lên sẽ dẫn đến TGHĐ giảmxuống (đồng nội tệ lên giá so với đồng ngoại tệ)

- Nếu lãi suất tín dụng trong nước thấp hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suất trên thịtrường quốc tế, thì sẽ thu hút những dòng vốn đi ra thị trường nước ngoài do lãisuất hấp dẫn hơn, điều này làm cho cung ngoại tệ giảm xuống sẽ dẫn đến TGHĐtăng lên (đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ)

Lãi suất tín dụng giữa các quốc gia cũng là một nhân tố tác động gián tiếp tớiTGHĐ thông qua việc tác động tới cung ngoại tệ trên thị trường

2.5.Các nhân tố khác

2.5.1 Chính sách kinh tế vĩ mô của CP

Khi CP thực hiện các thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tàikhóa hoặc chính sách tiền tệ đều làm ảnh hưởng đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởngkinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách, lãi suất tín dụng… và thông qua sự thay đổi cácchỉ số đó làm ảnh hưởng, thay đổi đến TGHĐ nhất định Ví dụ: NHTW thực hiệnchính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát thông qua các biện pháp hút tiền từ ngoàithị trường lưu thông bằng cách phát hành trái phiếu, tăng lãi suất cơ bản… từ đó lạmphát sẽ giảm xuống, lên giá của hàng hóa sẽ chậm lại Thông qua lạm phát thì TGHĐcũng biến động theo như đã trình bày ở mục 2.3

2.5.2 Hàng rào thương mại

Hàng rào thương mại như thuế quan và hạn ngạch có thể tác động đến tỷ giá Thôngqua thuế quan và hạn ngạch có thể tác động tới mức giá cả của hàng hóa nhập khẩu vàhàng hóa trong nước, tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu Từ đó tác động tới cung

và cầu ngoại tệ cần cho hoạt động xuất nhập khẩu và làm thay đổi tỳ giá hối đoái

Một sự gia tăng hàng rào thương mại sẽ dẫn đến đồng tiền của một quốc gia lên giá trong dài hạn.

Ví dụ: Nếu Việt Nam gia tăng hàng rào thương mại như tăng thuế quan, giảmhạn ngạch nhập khẩu đối với sản phẩm thép Nhật Bản Sự gia tăng hàng rào thươngmại đối với sản phẩm thép của Nhật sẽ làm gia tăng nhu cầu sản xuất thép san xuất

Trang 19

của Việt Nam trên trường quốc tế và đồng tiền Việt Nam có khuynh hướng lên giá,bởi vì sản phẩm thép của Việt Nam bán chạy, thậm chí với giá trị của VND cao hơn.

2.5.3 Sở thích hàng nội so với hàng ngoại

Thực chất sở thích hàng nội so với hàng ngoại cũng là một nhân tố ảnh hưởng,

tác động tới TGHĐ thông qua cung cầu trên thị trường Nhu cầu xuất khẩu của một

quốc gia gia tăng dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó lên giá trong dài hạn; ngược lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia gia tăng dẫn đến đồng nội tệ mất giá.

Ví dụ: Nếu như người Việt Nam thích hàng nhập khẩu của Nhật, thì nhu cầunhập khẩu hàng hóa của Nhật trên thị trường Việt Nam tăng lên, dẫn đến Yên Nhậtlên giá và VND mất giá Nếu như người Nhật có nhu cầu về hàng nông sản Việt Nam,thì dẫn đến giảm giá Yên Nhật và tăng giá VND

2.5.4 Năng suất lao động

Do TGHĐ phản ánh mối tương quan đồng giá sức mua của các đồng tiền, nên

dễ dàng so sánh giá cả của thị trường nội địa và thị trường thế giới Từ đó sẽ có thểthấy được tình trạng năng suất lao động của mỗi quốc gia hay nói cách khác tỷ giá vànăng suất lao động có mối liên hệ với nhau Nếu như năng suất lao động của mộtquốc gia này cao hơn quốc gia khác, làm cho giá cả hàng hóa nội địa của quốc gia nàythấp hơn hàng hóa nước ngoài Kết quả là nhu cầu hàng hóa nội địa tăng cao, dẫn đến

đồng nội tệ lên giá Trong dài hạn, khi năng suất của một quốc gia cao hơn quốc gia

khác, thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ được định giá cao hơn và tỷ giá sẽ ngày càng tăng khi năng suất lao động ngày càng tăng Ví dụ: Trung Quốc có năng suất lao

động cao hơn Việt Nam vì vậy hàng hoá Trung Quốc rẻ dẫn đến cầu nhập hàng hoáTrung Quốc của Việt Nam tăng mạnh khiến cho cầu về Nhân Dân tệ cũng tăng theo.Lúc này giá trị của CNY tăng và được định giá cao hơn so với VND

2.5.5 Yếu tố tâm lý, kỳ vọng

Yếu tố tâm lý, kỳ vọng được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các

sự kiện kinh tế, chính trị, tâm lý số đông, lợi tức kỳ vọng … từ những sự kiện này,người ta dự đoán chiều hướng thay đổi của TGHĐ Thông qua đó tiến hành thực hiệnnhững hành động đầu tư, đầu cơ, tích trữ về ngoại hối Điều này làm cho tỷ giá có thểthay đổi tăng hoặc giảm trên thị trường thông qua tác động đến cung và cầu ngoại tệ

Ví dụ: Nếu như kỳ vọng của nhiều người là tỷ giá sẽ tăng cao trong tương lai thì

sẽ xuất hiện hiện tượng một số lượng lớn người dân tiến hành mua ngoại tệ để đầu cơ,tích trữ trong ngắn hạn Điều này làm cho cầu ngoại tệ trên thị trường tăng lên một

Trang 20

cách nhanh chóng Nếu cung ngoại tệ không đáp ứng kịp thì sẽ khiến cho TGHĐ tănglên Và ngược lại sẽ làm cho TGHĐ giảm xuống.

2.6.Nhận định chung về các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

Nói tóm lại, tỷ giá ở tại một thời điểm là sự tồng hợp sự tác động của nhiều yếu

tố như là sức mua của các đồng tiền và tốc độ lạm phát ở các nước có liên quan; trạngthái cung cầu ngoại tệ ; chênh lệch mức lãi suất giữa các nước có liên quan; thực trạngcủa hoạt động thị trường tài chính; chính sách kinh tế vĩ mô của CP… Các nhân tố nàyvừa phụ thuộc lẫn nhau, vừa là kết quả của nhiều tác động khác nhau Từ các nhân tố tácđộng đến tỷ giá ở trên ta có thể thấy rằng có rất nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng đếnTGHĐ trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn Mỗi nhân tố đóng một vai trò quan trọngnhất định trong việc xác định TGHĐ trên thị trường Có nhân tố đóng vai trò chính yếuquyết định mạnh mẽ đến TGHĐ trong dài hạn, có nhân tố tác động tới tỷ giá trong ngắnhạn

Bảng 1.1: Tóm tắt một số nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ

Các yếu tố Thay đổi các yếu tố Phản ứng của tỷ giá (E)

Ghi chú: Phản ứng của tỷ giá:  đồng nội tệ giảm giá;  đồng nội tệ tăng giá

Các cơ quan nhà nước phải có những chính sách điều hành phù hợp để kiểmsoát tỷ gia hối đoái một cách tốt nhất để nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất, và có nhữngbiện pháp giảm tác động của các nhân tố làm ảnh hưởng không tốt đến sự thay đổi củaTGHĐ

3 CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

3.1.Khái niệm về chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá là tổng thể các nguyên tắc công cụ biện pháp được nhà nướcđiều chỉnh tỷ giá của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt mục tiêu cầnthiết đã định trong chiến lược phát triển của quốc gia đó Về cơ bản chính sách điều chỉnhTGHĐ tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn là: vấn đề lựa chọn hệ thống TGHĐ và vấn

đề điều chỉnh TGHĐ Nhưng vấn đề quan tâm hàng đầu của chính sách điều chỉnhTGHĐ như tên gọi chính là vấn đề điều chỉnh TGHĐ

Trang 21

3.2.Phân loại chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái:

- Chính sách tỷ giá cố định: Là chính sách tỷ giá mà NHTW buộc phải can thiệp trênthị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá biến động xung quanh một mức tỷ giá cố định(gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước

→ Chính sách tỷ giá này giảm bớt rủi ro trong việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồngtiền khác

- Chính sách tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là chế độ tỷ giá được xác định hoàn toàn tự dotheo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự can thiệp củaNHTW

→ Chính sách tỷ giá này giúp cho chính sách tiền tệ quốc gia được độc lập

- Chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là chế độ tỷ giá mà NHTW tiến hành can thiệptrên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng đến tỷ giá nhưng không cam kết duy trìmột tỷ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm

3.3.Mục tiêu của chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Trong nền kinh tế mở động cơ hoạch định chính sách là những mục tiêu cân đốibên trong và bên ngoài Trong khi đó TGHĐ lại là một yếu tó có khả năng ảnh hưởngtrực tiếp đến mục tiêu cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tê nên việc hoạch địnhchính sách TGHĐ phải hướng tới mục tiêu ổn định được hai mục tiêu bên trong và bênngoài của nền kinh tế

Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn nhất định không phải lúc nào cũng cố định cứngnhắc hai mục tiêu này mà tùy vào thời điểm chính sách tỷ giá cũng có thêm một số mụctiêu cụ thể khác như là thưởng xuyên xác lập và duy trì mức tỷ giá cân bằng, duy trì vàbảo vệ đồng nội tệ, gia tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia…

* Hai mục tiêu chính của chính sách điều chỉnh tỷ giá:

- Mục tiêu cân bằng nội (ổn định nền kinh tế trong nước): là trạng thái cân bằng mà

ở đó các nguồn lực của một quốc gia được sử dụng đầy đủ, thể hiện ở sự toàndụng lao động, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức giá cả ổn định Sự thay đổi giá cả cóthể tác động xấu đến các khoản tín dụng và đầu tư trong nền kinh tế Cần hạn chế

sự tăng giá, dự kiến được các đợt thay đổi giá để tránh ảnh hưởng xấu đến nềnkinh tế làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, tăng tính rủi ro của các món nợ Vìvậy, TGHĐ được xem như là một công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quả trong việc điềuchỉnh giá cả, đăc biệt là trong nền kinh tế mở, hội nhâp như hiện nay thông quaviệc giúp cho nền kinh tế tránh rơi vào tình trạng lạm phát hoặc giảm phát kéo dài

và đảm bảo cho việc cung ứng tiền không quá nhanh cũng không quá chậm

Trang 22

- Mục tiêu cân bằng ngoại: là trạng thái cân bằng cán cân thanh toán quốc tế mà

trong đó cân bằng tài khoản vãng lai là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế.Không nên có một sự thâm hụt hay thặng dư quá lớn trong tài khoản vãng lai: một

sự thâm hụt tài khoản vãng lai cho thấy răng nước đó đang vay nợ nước ngoài.Khoản nợ này, sẽ không đáng lo ngại khi nó được sử dụng để đầu tư có hiệu quảbảo đảm trả nợ rong tương lai và có hiệu quả, nhưng nếu khoản thâm hụt này kéodài và không tạo ra được cơ hội đầu tư hiệu quả thì nó tạo ra nguy hiểm cho nềnkinh tế Ngược lại khi tài khoản vãng lai thặng dư cho thấy rằng nước đó đang tích

tụ tài sản của mình ở nước ngoài Sự dư thừa này kéo dài dẫn đến mất cân đốinghiêm trọng bên trong nền kinh tế, có nhiều nguồn lực bị lãng phí không được sửdụng, sản xuất một sô ngành đình trệ, tăng trưởng kinh tế giảm và thất nghiệp giatăng Tùy thuộc và điều kiện nền kinh tế mà cần có chính sách điều chỉnh tỷ giácho phù hợp, hiệu quả để ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tác động tích cựcvào hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư xuyên quốc gia

3.4.Một số công cụ trong chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái

3.4.1 Công cụ lãi suất chiêt khấu

Đây là công cụ gián tiếp thường sử dụng để điều chỉnh TGHĐ trên thị trường.Lãi suất chiết khấu được đánh giá là công cụ hiệu quả nhất trong chính sách điềuchỉnh TGHĐ Cơ chế tác động đến TGHĐ của lãi suất chiết khấu: khi TGHĐ đạt đếnmức báo động cần phải can thiệp thì NHTW tiến hành điều chỉnh lãi suất chiết khấu.Khi lãi suất chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thịtrường Từ đó làm dịch chuyển các dòng vốn quốc tế làm thay đổi cán cân thanh toánquốc tế (tài khoản vốn, tài khoản vãng lai …) hoặc ít nhất làm cho người sở hữu vốntrong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thulợi và làm thay đổi TGHĐ Cụ thể lãi suất tăng dẫn đến xu hướng là một dòng vốnvay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào trong nước và người sở hữu vốnngoại tệ trong nước sẽ có xu hướng chuyển đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thulãi suất cao hơn do tác động đó ảnh hưởng đến cung cầu nội – ngoại tệ làm cho tỷ giá

sẽ giảm (nội tệ tăng) và ngược lại muốn tăng tỷ giá, giảm giá trị đồng nội tệ sẽ tiếnhành giảm lãi suất tái chiết khấu

Tuy nhiên, lãi suất do cung cầu của vốn vay quyết định Còn tỷ giá thì do quan

hệ cung cầu về ngoại tệ quyết định Điều này có nghĩa là những yếu tố để hình thành

tỷ giá và lãi suất là không giống nhau, do vậy biến động của lãi suất không nhất thiếtkéo theo biến động của tỷ giá Công cụ lãi suất chiết khấu được sử dụng để điều chỉnhTGHĐ trong ngắn hạn

Trang 23

3.4.2 Công cụ ngoại hối

Đây là chính sách mà NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách muabán ngoại hối trên thị trường mở, đây là một công cụ có tác động mạnh và trực tiếpđến TGHĐ nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đã đề ra Cụ thể:

- Khi tỷ giá lên cao, NHTW tăng cường bán ngoại hối ra thị trường làm cung ngoạihối trên thị trường tăng lên do đó làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hốitrên thị trường và kéo tỷ giá giảm xuống

- Khi tỷ giá giảm xuống , NHTW sẽ mua vào ngoại hối, tăng nhu cầu ngoại hối trênthị trường và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cung cầu ngoại hối trên thịtrường dẫn tới TGHĐ sẽ tăng lên

Can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán trên thị trường ngoại hốicòn có tác động trực tiếp tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác (lãi suất, giá cả, lạmphát…) Công cụ này được dùng để phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW để giảmthiểu sự tác động không tốt của công cụ này tác động tới nền kinh tế Một hình thứckhác của chính sách công cụ ngoại hối đó là việc thành lập quỹ bình ổn hối đoái Nhànước sẽ thành lập quỹ này dưới hình thức bằng ngoại tệ, vàng hoặc phát hành các loạitrái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ để kịp thời can thiệp làm thayđổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm mục đích điều chỉnh tỷ giá

Khi ngoại tệ vào nhiều, thì sử dụng quỹ này để mua ngoại tệ nhằm hạn chế mức độmất giá của đồng ngoại tệ Ngược lại, trong trường hợp ngoại tệ đi ra nước ngoài, quỹbình ổn tỷ giá tung ngoại tệ ra bán để ngăn chặn giá ngoại tệ tăng Tuy nhiên để thựchiện tốt công cụ này thì vấn đề quan trọng ở đây là NHTW phải có dự trữ ngoại hốilớn, nếu cán cân thanh toán của một nước bị thiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ sốngoại hối để thực hiện phương pháp này

3.4.3 Chính sách tài khóa của CP

Các chính sách tài chính của CP cũng là một trong những công cụ trong chínhsách điều chỉnh TGHĐ Tùy thuộc điều kiện nền kinh tế cụ thể mà chỉnh phủ có sự

Trang 24

điều chỉnh TGHĐ phù hợp, tập trung vào sự phối hợp của chính sách tài chính vàchính sách tiền tệ:

- Trong trường hợp TGHĐ cố định và có sự di chuyển vốn hoàn hảo:

Nếu như CP muốn duy trì TGHĐ cố định thì cần phải có một quỹ dự trữ ngoạihối đủ mạnh để can thiệp mạnh mẽ vào cung cầu thị trường ngoại hối Nếu có sự giatăng về cầu ngoại tệ thì NHTW tiến hành bán ngoại tệ, làm giảm quỹ dự trữ ngoại tệ

để ổn định tỷ giá và ngược lại cầu nội tệ tăng sẽ làm gia tăng quỹ dự trữ ngoại tệ Tuynhiên với chính sách TGHĐ cố định thì chính sách tiền tệ của ngân hàng trug ương tỏ

ra kém hiệu quả, nếu như thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, làm cho cung tiềntăng (S0S1) khiến cho lãi suất trên thị trường giảm (i0i1) Mà lãi suất giảm kéo theohiệu ứng là các nhà đầu tư nước ngoài lấy ngoại tệ trên thị trường đầu tư ra nướcngoài, do vậy mức cung tiền có xu hường trở lại nhưng thị trường cung mất mộtlượng lớn ngoại tệ Nếu như chính sách tiền tệ không có hiệu quả thì chính sách tàikhóa lại tỏ ra có hiệu quả cao Nếu CP thực hiện chính sách tài khoán mở rộng làmcho cầu tiền (D0D1) trong nền kinh tế tăng lên kéo theo lãi suất tăng (i0i1) có tácdụng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào, tăng dự trữ ngoại hối, làm tăng mức cungtiền Mức cung tiền tăng (S0S1) lên kéo mức lãi suất về cân bằng (i1i0) Như vậychính sách tài chính tỏ ra hiệu quả trong duy trì tỷ giá ổn định

- Trong trường hợp TGHĐ linh hoạt và sự di chuyển vốn hoàn hảo:

Trong chính sách TGHĐ linh hoạt, cung cầu ngoại tê trên thị trường ngoại hối

sẽ định đoạt giá trị của đồng nội tệ; cầu ngoaị tệ tăng, thì đồng nội tệ mất giá, ngượclại cung ngoại tệ tăng (S0S1) thì đồng nội tệ lên giá Nếu NHTW thực hiện chính sáchtiền tệ mở rộng thì cung tiền tăng lên làm cho lãi suất giảm xuống (i1i0), cầu ngoại tệtăng lên do có xu hướng chuyển dịch vốn ra nước ngoài Thay vì bán dự trữ ngoại tệthì NHTW để nội tệ giảm giá Điều này khiến xuất khẩu tăng lên làm cầu ngoại tệtăng, đường D tăng lên (D0D1) làm lãi suất đạt mức lãi suất ban đầu Do vậy làmgiảm áp lực phá giá tiền tệ Nếu CP thực hiện chính sách tài khóa mở rộng thi lãi suất

Trang 25

trên thị trường có xu hướng tăng lên (i0i1) và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Kếtquả là tiền nội tệ lên giá, nhập khẩu tăng, xuất khẩu, đường cầu tiền có xu hướnggiảm xuống do CP phải cắt giảm chi tiêu để giảm bớt sự gia tăng nhập khẩu.

3.4.4 Phá giá tiền tệ

Phá giá tiền tệ là một biện pháp mang tính tình thế của NHTW nhằm giảm giátrị của đồng nội tệ (chính thức hạ thấp giá trị của đồng tiền trong nước so với ngoạitệ), làm cho TGHĐ tăng lên Ví dụ: tháng 12 năm 1971, CP Mỹ chính thức phá giáUSD với mức 7,89%, tức là giá của 1 GBP tăng từ 2,40 USD( trước khi phá giá ) lên2,605 USD, hay sức mua của một USD giảm từ 0,416 GBP xuống 0,383 GBP

Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và hạn chế nhập khẩuhàng hoá, do vậy nó đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, làm cho TGHĐ bớtcăng thẳng Tuy nhiên, phá giá tiên tệ thường gây tác động tiêu cực đối với thị trườngngoại hối Kinh nghiệm của các nước cho thấy, biện pháp này chỉ thành công khi mànền kinh tế có tiềm năng kinh tế vững chắc

3.4.5 Nâng giá tiền tệ

Nâng giá tiền tệ là một công cụ ngược lại so với công cụ phá giá tiền tệ Đây làĐây là việc NHTW chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, làmcho TGHĐ giảm xuống Nâng giá tiền tệ chỉ thực hiện khi giá hàng hóa và dịch vụxuất khẩu được đánh giá là có giá thấp hơn giá của thị trường thế giới; hạn chế xuấtkhẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại quốc tế tránh được sức ép của các nướckhác trong thương mại mậu dịch quốc tế hoặc tăng khả năng nhập khẩu, hạn chế xuấtkhẩu, kiềm chế lạm phát Những quốc gia có nền kinh tế phát triển quá “nóng” muốnlàm giảm bớt sự phát triển “nóng” của nền kinh tế thì thường dùng biện pháp nâng giátiền tệ để giảm đầu tư trong nước và tăng cường chuyển nguồn vốn ra nước ngoài

Trang 26

3.5.Tác động của chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái

3.5.1 Tác động tới hoạt động ngoại thương

Mỗi quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế đều có thể thu được lợi,những lợi ích cụ thể này lại phụ thuộc vào điều kiện và trình độ phát triển của từngquốc gia Với bất kỳ quốc gia nào thì không thể phủ nhận lợi ích thu được từ hoạtđộng ngoại thương Và việc sử dụng TGHĐ vừa là chính sách, vừa là công cụ có tácđộng lớn tới quy mô và mức độ của những lợi ích này Chính sách điều chỉnh TGHĐ

có tác dụng thúc đẩy, tăng cường những lợi ích này Hoạt động ngoại thương của mộtquốc gia có thể phát triển chính là nhờ lợi thế so sánh và lợi thế nhờ quy mô Sử dụngchính sách điều chỉnh TGHĐ để tác động lên tỷ giá thông qua đó xác định lại lợi thế

so sánh và lợi thế về quy mô của quốc gia

- Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, trình độ sản xuất và điều kiện sản xuất dẫntới sự khác biệt về chi phí sản xuất và giá cả sản phẩm giữa các nước Nếu TGHĐ củamột nước xác định mức giá cả hàng hóa thấp hơn so với quốc tế thì thông qua trao đổiquốc tế, các nước có thể cung cấp cho nền kinh tế thế giới những loại hàng mà họ sảnxuất tương đối rẻ hơn và mua của nền kinh tế thế giới những loại hàng tương đối rẻhơn từ các nước khác Những lợi ích thương mại này càng lớn khi kết hợp với lợi thếkinh tế nhờ quy mô Thông qua tỷ giá, một số ngành, một số mặt hàng để đạt lợi thế

so sánh do TGHĐ chính là thể hiện mức giá cả giữa các quốc gia Dựa vào lợi thế sosánh của mình các nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm mà mình sản xuất tương đối cóhiệu quả đó là những hàng hoá cần nhiều nguồn lực mà họ dồi dào và nhập khẩunhững sản phẩm mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả hay đó là những hàng hoácần nhiều nguồn lực mà họ không có nhiều Do các nước có nguồn lực khác nhau,nên một nước có thể có nhiều lao động, tài nguyên phong phú nhưng thiếu vốn vàtrình độ công nghệ trong khi nước khác có ít lao động nhưng trình độ công nghệ caonên khi tham gia vào thương mại quốc tế các nước có thể phát huy được lợi thế củamình Bên cạnh đó, khi tham gia thương mại quốc tế khả năng tiêu dùng ở mỗi nướcđược mở rộng, mỗi người dân được cung cấp nhiều loại hàng hoá hàng với chất lượngđược cải thiện hơn, phong phú hơn và thoả mãn được những nhu cầu cao hơn

- Chính sách điều chỉnh TGHĐ cũng tác động tới tính kinh tế dựa vào quy mô Dựavào lợi thế kinh tế nhờ qui mô khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế cũng thuđược lợi ích, ngoài những lợi ích thu được từ lợi thế so sánh TGHĐ bên cạnh xácđịnh giá cả của hàng hóa các nước cũng thể hiện quy mô của nền kinh tế các nướcđược so sánh từ đó biểu hiện lợi thế quy mô Lợi thế quy mô giải thích tại sao cácnước lại tiến hành thương mại trong ngành đó là việc một nước vừa xuất khẩu vànhập khẩu cùng một loại hàng hoá nào đó Do ngày nay sự phát triển của các nước

Trang 27

công nghiệp ngày càng trở nên giống nhau về trình độ công nghệ và các nguồn lực,lợi thế so sánh ở nhiều ngành không bộc lộ rõ nữa, cho nên để tiếp tục duy trì thươngmại quốc tế lợi thế về qui mô thực hiện được coi là biện pháp chiếm lược Một nướccùng một lúc có thể giảm bớt số loại sản phẩm tự mình sản xuất và tăng thêm sự đadạng của hàng hoá cho người tiêu dùng trong nước Do sản xuất ít chủng loại hơn,nước đó có thể sản xuất mỗi loại hàng hoá ở qui mô lớn hơn, với năng xuất lao độngcao hơn và chi phí thấp hơn Vì vậy, người sản xuất sẽ có lợi nhuận cao hơn và ngườitiêu dùng cũng được lợi hơn bởi chi phí rẻ hơn và có phạm vi lựa chọn rộng hơn Dựa vào lợi thế so sánh và lợi thế quy mô mà chính sách điều chỉnh TGHĐthông qua điều chỉnh tỷ giá có tác dụng thúc đẩy hoạt động ngoại thương mà biểuhiện chính là hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc giađược đẩy mạnh hơn Các quốc gia có thể xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợithế và nhập khẩu những mặt hàng mà lợi thế của quốc gia ít hơn so với quốc gia khác.

Từ đó hoạt động thương mại quốc tế được mở rộng và đẩy mạnh hơn

3.5.2 Tác động tới hoạt động thương mại trong nước

Chính sách điều chỉnh TGHĐ tạo nên những thay đổi của TGHĐ ảnh hưởngtrực tiếp đến mức giá cả hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu của một nước Khi tỷ giáthay đổi theo hướng làm giảm sức mua đồng nội tệ, thì giá cả hàng hoá dịch vụ củanước đó sẽ tương đối rẻ hơn so với hàng hoá dịch vụ nước khác ở cả thị trường trongnước và thị trường quốc tế Dẫn đến cầu về xuất khẩu hàng hoá dịch vụ của nước đó

sẽ tăng, cầu về hàng hoá dịch vụ nước ngoài của nước đó sẽ giảm tạo ra sự thặng dưcủa cán cân thương mại Do cầu hàng hóa trong nước tăng lên giúp thúc đẩy hoạtđộng sản xuất, trao đổi, buôn bán trong nước, thương mại trong nước dễ dàng pháttriển.Ví dụ: Trước đây 1USD = 14000VND 1 chiếc máy tính giá 750USD được nhậpkhẩu và tính ra đồng nội tệ của Việt Nam là 10.500.000VND Đến nay, giả sử giáchiếc máy tính không đổi, trong khi tỷ giá thay đổi 1USD = 15000VND thì cũngchiếc máy tính đó được nhập khẩu và bán với giá 11.250.000VND Giá đắt hơn, nhucầu nhập máy tính sẽ giảm Nhưng đối với xuất khẩu thì ngược lại khi tỷ giá 1USD =l4000VND, giá xuất khẩu 1 tấn gạo với chi phí sản xuất là 3,5 triệu VND là 250USD,nhưng với chi phí sản xuất không đổi thì giá bán chỉ khoảng 233USD Giá giảm nhucầu xuất khẩu sẽ tăng

Trong trường hợp ngược lại, khi tỷ giá biến đổi theo hướng làm tăng giá đồngnội tệ Sự tăng giá của đồng nội tệ có tác động hạn chế xuất khẩu vì cùng một lượngngoại tệ thu được do xuất khẩu sẽ đổi được ít hơn đồng nội tệ Tuy nhiên, đây là cơ

Trang 28

hội tốt cho các nhà nhập khẩu, nhất là nhập khẩu nguyên liệu, máy móc giá rẻ, chấtlượng hơn để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sản xuất trong nước

3.5.3 Tác động tới phát triển kinh tế

Chính sách điều chỉnh TGHĐ thông qua tác động tới hoạt động ngoại thương vàhoạt động thương mại trong nước gián tiếp tác động tới sự phát triển của nền kinh tế.Trước hết là hoạt động xuất khẩu, có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế của đấtnước Hoạt động xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tíchluỹ vốn, mở rộng sản xuất trong nước, nâng cao trình độ tay nghề và thói quen làmviệc của những lao động trong sản xuất hàng xuất khẩu, tăng thu nhập, cải thiện mứcsống của nhân dân Bên cạnh đó, ngoại tệ thu được sẽ làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệgiúp cho quá trình ổn định đồng nội tệ và chống lạm phát dẫn đến ổn định nền kinh

tế Vai trò của xuất khẩu còn thể hiện ở việc tác động đến việc chuyển dịch cơ cấukinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển Điều đó tạo ra những lợi thế so sánhmới của một nước và thúc đẩy ngoại thương của nước đó phát triển Khi mà xuấtkhẩu càng phát triển, càng có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăngkhả năng cung cấp những nguồn lực khan hiếm cho quá trình sản xuất và nâng caonăng lực sản xuất trong nước Đối với các nước đang phát triển thì xuất khẩu có thểnâng cao năng lực sản xuất trong nước, còn đối với các nước phát triển xuất khẩu cóthể giải quyết được mâu thuẫn giữa sản xuất và thị trường Với vai trò to lớn đối vớinền kinh tế như vậy, các nước cần khai thác hợp lý những lợi ích thu được từ hoạtđộng xuất khẩu, nhất là trong giai đoạn đầu khi mới tham gia vào thương mại quốc tế

Trang 29

3.6.Căn cứ khi lựa chọn chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Việc lựa chọn chính sách điều chỉnh TGHĐ xoay quanh hai vấn đề chính: mốiquan hệ giữa nền kinh tế trong nước với các nước khác và với toàn cầu và mức độ linhhoạt của các chính sách kinh tế trong nước

- Vấn đề mối quan hệ giữa các nền kinh tế chính là lựa chọn hệ thống mở cửa hayđóng cửa Các phương án đặt ra cho việc lựa chọn hệ thống tỷ giá hướng về tỷ giá cốđịnh hoặc tỷ giá linh hoạt hoặc kết hợp cả hai Nếu quốc gia lựa chọn hệ thống tỷ giá

cố định, là tương đương với việc chọn hệ thống mở cửa, trong đó luôn có sự tương tácgiữa các nhân tố trong nước và cả với các nước khác, với toàn cầu Bởi vì việc hoạchđịnh chính sách đối nội trở thành ngoại sinh và tuân thủ theo thoả ước tỷ giá khi quốcgia đó lựa chọn chế độ này Ngược lại, phương án tỷ giá linh hoạt, về nguyên tắc,không chấp nhận một ràng buộc nào vào các chính sách kinh tế đối nội Các chínhsách có tác động gì đi nữa thì sự giao động tỷ giá sẽ giữ chúng chỉ gây ảnh hưởngtrong phạm vi quốc gia và phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường trong nước Vàtương ứng với điều đó, kết quả của các chính sách kinh tế nước ngoài dù thế nào đichăng thì điều chỉnh tỷ giá sẽ giữ ảnh hưởng của chúng nằm ngoài phạm vi quốc gia.Vậy việc lựa chọn cơ chế hối đoái linh hoạt đồng nhất với lựa chọn hệ thống đóngcửa, trong đó tỷ giá linh hoạt sẽ tách rời nền kinh tế quốc gia khỏi môi trường quốc tế

- Vấn đề mức độ linh hoạt của các chính sách kinh tế trong nước, rõ ràng có các mức

độ khác nhau và mỗi mức độ có tác động nhất định tới nền kinh tế Vì tỷ giá cố địnhthể hiện sự cam kết áp đặt các điều kiện nhất định đối với chính sách kinh tế quốc gia,không thể theo đuổi chính sách đối nội một cách độc lập Ngược lại, tỷ giá linh hoạt

là một công cụ chính sách có thể sử dụng để giữ cho các hoạt động kinh tế của hệthống quốc tế, có thể thực hiện các chính sách quốc gia mà không cần quan tâm đếnmôi trường bên ngoài

Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn khác để xem xét lựa chọn chính sách tỷ giá nhưcác hình thức rối loạn kinh tế, đặc thù cơ cấu kinh tế và tính chất rủi ro, các mục tiêu theođuổi của nền kinh tế, lượng cung ứng tiền trên thị trường, tình trạng cán cân thanh toán,

dự trữ ngoại hối của quốc gia, sự cân đối thị trường hàng hóa

Trang 30

đề, diễn biến phức tạp bên cạnh ưu điểm cũng có những nhược điểm nhất định Để thấy rõ sựthay đổi của TGHĐ cũng như chính sách điều chỉnh TGHĐ trong những năm gần đây, sauđây chúng ta hãy cùng tìm hiểu thực trạng TGHĐ ở Việt Nam gần đây là giai đoạn 2008 đếnnay:

1 GIAI ĐOẠN 2008-2010

1.1.Năm 2008

Năm 2008, kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế ViệtNam cũng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tác động tới tình hình sản xuất, xuất khẩutrong nước Cũng với lãi suất và lạm phát, năm 2008 là một năm đầy biến động với TGHĐvới những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ, thậm chí là cả tin đồn thất thiệt.Một tiền lệ mới chưa từng xảy ra trong lịch sử là biên độ tỷ giá được điều chỉnh 5 lần, mộtmật độ dày chưa từng có Quy luật thị trường bị phá vỡ Nếu như những năm trước tỷ giáluôn được định hướng tăng nhẹ vào khoản 1%/năm thì vào năm 2008, tỷ giá công bố LNHthường có xu hướng duy trì ổn định đã tăng 5%, dẫn đến tỷ giá giao dịch LNH tăng 10%.Trong khi đó tỷ giá ngoài TTTD tăng kịch trần vượt quá hạn mức cho phép của NHNN chophép nhiều lần Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức do ngân hàng công bố và tỷ giá tự do có sựkhác biệt rất lớn

Căn cứ vào mật độ điều chính biên độ dao động tỷ giá chính thức của NHNN, ta có thểchia làm 4 giai đoạn:

Ngày đăng: 13/02/2014, 00:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU - THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
DANH MỤC BẢNG BIỂU (Trang 5)
Hiện nay tỷ giá được hình thành dựa trên sức mua của các đồng tiền, hay còn gọi là ngang giá sức mua - THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
i ện nay tỷ giá được hình thành dựa trên sức mua của các đồng tiền, hay còn gọi là ngang giá sức mua (Trang 12)
Bảng 1.1: Tóm tắt một số nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ - THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
Bảng 1.1 Tóm tắt một số nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ (Trang 20)
Và do cuối năm tình hình kinh tế Mỹ chuyển biến tốt. Ngày 29/10/2009, Bộ Thương mại Mỹ cho biết kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,5% trong quý 3/2009, sau 4 quý giảm   liên tiếp - THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
do cuối năm tình hình kinh tế Mỹ chuyển biến tốt. Ngày 29/10/2009, Bộ Thương mại Mỹ cho biết kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,5% trong quý 3/2009, sau 4 quý giảm liên tiếp (Trang 36)
Nguyên nhân: Trước tình hình giá USD tự do tăng mạnh dưới ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng, NHNN đã lập tức công bố cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên cung vàng;  qua đó, hạ bớt sức nóng của đồng USD trên thị trường tự do - THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
guy ên nhân: Trước tình hình giá USD tự do tăng mạnh dưới ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng, NHNN đã lập tức công bố cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên cung vàng; qua đó, hạ bớt sức nóng của đồng USD trên thị trường tự do (Trang 37)
Bảng 1: Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn ở Việt Nam năm 2006-2010 - THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
Bảng 1 Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn ở Việt Nam năm 2006-2010 (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w