GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY
Giai đoạn 2008 đến nay TGHĐ có xu hướng tăng theo từng năm. Mỗi năm NHNN điều có những động thái điều chỉnh tỷ giá tăng lên, cụ thể là năm 2008 là 5 lần, năm 2010 là 2 lần, năm 2011 là 2 lần mà mỗi lần điều chỉnh tỷ giá thì NHNN điều công bố đột ngột ảnh hưởng không tốt đến thị trường. Chính sách quản lý TGHĐ của NHNN chưa thật sự hiệu quả. Tuy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng qua các năm nhưng sự tăng trưởng này là không bền vững, chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đó có TGHĐ. Qua biểu đồ tăng trưởng kinh tế thì ta thấy rằng giai đoạn 2008-2009 tăng trưởng ở mức 6,23% và 4,75%, 2010 nền kinh tế tăng trưởng 6,5%, dự báo 2011 tăng khoảng 6%. Nhưng TGHĐ tăng gần 23% cao hơn so với mức tăng trưởng của nền kinh tế.
Biểu đồ 2.21: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1996-2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bên cạnh đó thì tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán cũng như thâm hụt thương mại kinh niên mà Việt Nam vẫn chưa khắc phục được do đó nền kinh tế phải đối mặt ảnh hưởng không nhỏ của tình trạng này kéo dài, làm giảm dự trữ ngoại hối, cũng như tác động tới TGHĐ, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường.
Bảng 1: Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn ở Việt Nam năm 2006-2010
Nguồn: 24h.com.vn
Biểu đồ 2.22: XNK và thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008 và 2009
Nguồn: vnexpress.net
NHNN chưa thực sự linh hoạt trong thực hiện chính sách điều chỉnh TGHĐ: khi giá vàng biến động lớn, liên tục đạt mức kỷ lục mới gây hoang mang bất ổn cho nền kinh tế thì NHNN mới cho nhập khẩu vàng, một động thái mà theo các chuyên gia kinh tế là một hành động muộn màng của NHNN. Bên cạnh đó khi tỷ giá TTTD tăng cao vào tháng 2/2010 thì CP đã ra quyết định để các tập đoàn, tổng công ty lớn bán ngoại tệ cho ngân hàng để giảm căng thẳng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường. Bên cạnh đó CPI liên tục tăng trong những năm qua đặc biệt năm 2008 là 22,97% và 2010 là 11,75% tác động trực tiếp tới TGHĐ và chính sách điều chỉnh TGHĐ của NHNN.
Biểu đồ 2.23: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng từ 2008 đến nay
Nguồn: vietstock.vn
*Cơ chế điều hành tỷ giá: Việc điều hành tỷ giá của Việt Nam được thực hiện theo cơ chế "thả nổi có điều tiết". Tỷ giá tham chiếu là tỷ giá LNH dao động trong biên độ +/-3%. Tuy nhiên, tỷ giá LNH thường thấp hơn nhiều so với tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường do người mua phải trả thêm các khoản phí. Không những vậy, những đợt điều chỉnh tỷ giá của NHNN thường khá "đột ngột" và hầu như thị trường khó có thể dự báo trước. Điều này cũng khiến cho thị trường phản ứng không tích cực đối với các lần điều chỉnh tỷ giá và lòng tin vào sự ổn định tỷ giá càng suy giảm. Tình trạng hai giá trong nền kinh tế kéo dài suốt một thời gian làm cho biến dạng các báo cáo tài chính, tạo những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro về mặt pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng, doanh nghiệp. NHNN cần phải có cơ chế để loại trừ tình trạng hai giá này để qua đó ổn định thị trường tỷ giá.
*Đánh giá khả năng VND tiếp tục mất giá: Với những phân tích trên, có thể thấy áp lực về tăng tỷ giá tiếp tục ở mức khá cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, khả năng VND mất giá mạnh lên mức 22.000 hay 23.000 VND/USD vẫn có thể xảy ra trong thời gian gần. Dù áp lực ngoại tệ là khá lớn do nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ, nhưng có thể được bù đắp bởi lượng kiều hối, FDI giải ngân và vốn vay mới. Ngoài ra, kỳ vọng dòng vốn FPI có thể chảy mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới, khi giá cổ phiếu đang rất hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Áp lực về việc thu gom ngoại tệ để nhập khẩu vàng không quá lớn, vì nhập khẩu chính ngạch được NHNN kiểm soát. Lượng nhập khẩu lậu vàng không nhiều do giá vàng trong nước và trên thế giới chênh lệch không đáng kể khi quy đổi theo tỷ giá thị trường. Một lý do nữa cho thấy tiền đồng khó giảm mạnh là do hiện nay VND đã mất giá hơn 15% so với hầu hết các đồng tiền của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều này khiến VND đang được định giá thấp hơn nhiều so với nhiều đồng tiền của các đối tác thương mại khác. Tuy nhiên, NHNN cũng không được chủ quan mà vẫn xem TGHĐ là một công cụ
quan trọng trong chính sách điều hành của mình, NHNN phải chủ động kiểm soát tỷ giá không để tỷ giá biến động lớn và có những chính sách phù hợp để tăng cường tính ổn định cũng như các ảnh hưởng tốt của tỷ giá tới nền kinh tế.
*Dự báo TGHĐ ở Việt Nam trong thời gian tới: Theo các dự báo của các tổ chức tài chính cũng như thực trạng TGHĐ ở Việt Nam hiện nay thì xu hướng của TGHĐ của VND biến động theo chiều hướng sẽ tăng lên, tức là VND sẽ giảm giá so với các đồng ngoại tệ mạnh khác do sự tác động của các yếu tố trong nước và quốc tế như: ảnh hưởng hậu khủng hoảng kinh tế, giá vàng, giá lương thực tăng mạnh… Dự báo năm 2012 thì tỷ giá VND/USD chính thức sẽ vượt 22.000 do phải chịu áp lực từ tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán, thương mại và ảnh hưởng lớn từ TTTD cũng như tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2011 tăng cao.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY
1. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG
Trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2008 đến nay, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động từ trong nước và cũng như ngoài nước: tình trạng nhập siêu kéo dài của nền kinh tế, hiện tượng tích trữ ngoại tệ của người dân, giá cả biến động leo thang, giá vàng liên tục tăng, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào năm 2008… Mặc dù NHNN Việt Nam và CP đã tích cực thực hiện các chính sách, biện pháp, các công cụ hỗ trợ để ổn định TGHĐ, ổn định và phát triển nền kinh tế. Theo dự báo thì trong năm 2012 và những năm tiếp theo thì tỷ gái hối đoái ở Việt Nam có những biến động lớn.Để nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển là một cố gắng lớn của NHNN và của cả CP. Tuy nhiên các biện pháp và chính sách đó còn có những nhược điểm và tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, tâm lý bất ổn cho người dân. NHNN và CP cần phải đề ra những biện pháp, chính sách cụ thể để giải quyết tốt bài toán TGHĐ để tiến tới TGHĐ thực sự là một công cụ để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và cuối cùng là phải đưa ra mục tiêu và định hướng cho TGHĐ giai đoạn tới.