Các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ (Trang 57 - 58)

3. CÁC GIẢI PHÁP

3.4. Các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô

Để giải quyết được những biến động của TGHĐ thì các chính sách điều chỉnh của CP cũng như NHTW cần được chú trọng nhất là các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô:

- Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh TGHĐ Việt Nam: Để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của NHTW đối với các giao dịch của các NHTM và các giao dịch quốc tế (Hiện nay biên độ này là +/- 3% so với tỷ giá mà NHTW đưa ra). NHTW chỉ điều chỉnh tỷ giá trên các phiên giao dịch ngoại tệ LNH và theo hướng có tăng có giảm để kích thích thị trường luôn sôi động và tránh hiện tượng găm giữ USD trong người dân.

- Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, CP phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của CP. Và thông qua lãi suất có thể tác động tích cực đến TGHĐ.

- Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao, đặc biệt là phải phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tỷ giá. Chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ, ngoại thương, cán cân ngân sách, thuế, tín dụng, thu nhập… Tuy nhiên, đối với nghiệp vụ thị trrường mở thì nội tệ là công cụ quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng, vì vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, bên cạnh đó nó còn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ tạo ra lạm phát. Để giảm lạm phát người ta tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong thị trường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ và lạm phát do đó cũng giảm theo. Xây dựng chính sách tỷ giá trên cơ sở hội nhập thị trường tiền tệ trong nước với quốc tế nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính hạn chế và tránh nguy cơ tụt hậu.

- Đối với các chính sách tài chính tiền tệ, tăng cường sử dụng nguồn vốn trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách, phương án tốt nhất để thực hiện bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là bằng vốn vay trong nước, hạn chế tối đa việc vay nợ nước ngoài.

Việc điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố nào có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa, phải có một sự kết hợp giữa các chính sách để đạt được kết quả cao nhất mang lại lợi ích lớn nhất cho nền kinh tế. Ví dụ, quyết định tăng giá nội tệ để giảm nhẹ sức ép trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, CP và chấp nhận sự suy giảm tạm thời đối với xuất khẩu nếu

điều này ít tạo khó khăn hơn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY - MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w