Sử dụng người đại diện tàng hình.

Một phần của tài liệu Ứng dụng của phần mền ISA SERVER 2004 trong hệ thống máy tính và bảo mật mạng (Trang 29 - 30)

II. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA FIREWALL.

c. Sử dụng người đại diện tàng hình.

Một phương pháp nữa được sử dụng hiện nay cho việc kết nối đến đại diện ứng dụng trên tường lửa là sử dụng đại diên tàng hình (ẩn). Với giải pháp này thì người sử dụng không cần đến chương trình hỗ trợ máy khách hoặc kêt nối trực tiếp đến tường lửa. Ở đây người ta sử dụng phương pháp dò đường căn bản, mọi kết nối đến các mạng bên ngoài đều phải định hướng thông qua tường lửa. Các gói khi vào trong tường lửa tự động sẽ đổi hướng đến một đại diện ứng dụng móng muốn. Ứng dụng đại diện có được địa chỉ trạm đích một cách chính xác bằng cách lấy địa chỉ trạm đích của phiên. Trongtrường hợp này tương lửa giã mạo thành một trạm đích và chặn các phiên lại. Khi một kết nối được thiết lập đến đại diện trên tường lửa thì trình ứng dụng máy khách sẽ nghĩ rằng nó đang kết nối đến một trạm đích thật sự. Nếu được phân quyền thì đại diện ứng dụng trên tường lửa sẽ dùng một hàm đại diện để tạo ra liên kết thứ hai đến trạm đích thật.

II.2. QUẢN LÝ XÁC THỰC (User Authentication).

Đây là chức năng ngăn cản việc truy cập trái phép vào hệ thống mạng nội bộ.Các hệ điều hành quản lý mạng chỉ kiểm soát một cách không chặt chẽ tên người sử dụng và password được đăng ký, và đôi lúc chính người sử dụng được ủy nhiệm lại vô ý để lộ password của mình. Hậu quả của việc này có khi là rất nghiêm trọng. Nó trở nên càng quan trọng hơn đối với những hệ thống mạng lớn có nhiều người sử dụng. Có hai giao thức chuẩn thông dụng nhất hiện nay để kết hợp làm việc với LAN.

-RADIUS (Remote Authen-tication Dial-In User Service)

-TACAS+ (Terminal Access Controller Access Control System Extended)

Thông thường chức năng authentication được thực hiện với sự phối hợp của một thiết bị phần cứng hoặc phần mềm được tích hợp sẵn bên trong các phần mềm (giải mã theo thuật toán và tiêu chuẩn khóa mã định trước). Khi một thao tác truy cập vào mạng được thực hiện (kiểm tra đúng User Name và Password), hệ quản lý xác thực sẽ gửi đến máy tính của người dùng đang xin truy cập vào mạng một

chuỗi các ký tự gọi là Challenge (câu thách đố), người dùng này sẽ nhập vào Token chuỗi Challenge và sẽ nhận được một chuỗi ký tự mới gọi là PIN (Personal Identification Number - số nhận dạng cá nhân). Nhờ PIN mà người dùng có thể truy cập vào hệ thống mạng. Điều đặc biệt là Challenge và PIN thay đổi từng phút một, các Token có thể được định và thay đổi Cryptor Key (khóa mã) tùy người sử dụng nên việc bảo mật gần như là tuyệt đối.

II.2.1.Kiểm tra và Cảnh báo (Activity Logging and Alarms).

Một phần của tài liệu Ứng dụng của phần mền ISA SERVER 2004 trong hệ thống máy tính và bảo mật mạng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w