Trong thương mại quốc tế, các quốc gia thông thương, giao dịch, trao đổi hàng hóa dịch vụ với nhau trên cơ sở ngang bằng về giá trị, nhưng giá trị tiền tệ ở mỗi nước lại khác nhau nên xuất hiện phạm trù tỷ giá hối đoái để so sánh các đồng tiền với nhau. Tỷ giá hối đoái tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Cùng với xu thế phát triển của thời đại thì phạm trù tỷ giá hối đoái càng được nhắc đến nhiều hơn bởi các quốc gia càng có nhiều mối quan hệ giao dịch quốc tế và vai trò của tỷ giá hối đoái trong quan hệ quốc tế thì không thể phủ nhận được. Chính phủ các nước xem tỷ giá như công cụ quản lý quan trọng để đạt được các mục tiêu vĩ mô của mình. Và thực tế chính phủ các nước đều tìm mọi biện pháp để tác động lên tỷ giá, tuy mức độ có khác nhau tùy thuộc chế độ tỷ giá mà quốc gia đó lựa chọn và thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ giá theo mong muốn là một điều không dễ bởi tỷ giá hối đoái là một nhân tố luôn biến đông duới sự ảnh huởng của nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan. Do đó phạm trù tỷ giá hối đoái và sự biến động của nó luôn làm đau đầu các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách gây nên nhiều tranh cãi. Chính vì vậy sẽ là không khách quan khi nói đến tỷ giá hối đoái mà không bàn tới sự can thiệp của chính phủ. Với thực tiễn tình hình Việt Nam thì vấn đề này càng quan trọng bởi tỷ giá hối đoái từ trước tới thời điểm hiện nay không thể nào thiếu vai trò quản lý của chính phủ. Đề tài này cung cấp một số vấn đề lý luận chung về tỷ giá hối đoái, sự can thiệp của chính phủ đến tỷ giá và sự quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- -BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
Tên đề tài:
“THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ”
Giáo viên giảng dạy: PGS TS Phan Văn Hòa
Sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Đạt
Môn học: Phân tích chính sách Kinh tế xã hội
Lớp: K17C3 - Quản lý kinh tế ứng dụng
Huế, tháng 6 năm 2017
Trang 2Mục lục
Mục lục i
I Đặt vấn đề 1
1 Tính cấp thiết của chính sách nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
II Nội dung nghiên cứu 2
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách nghiên cứu 2
1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 2
2 Nội dung cơ bản của chính sách nghiên cứu 2
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái 2
2.1.1 Mức cung cầu ngoại tệ 2
2.1.2 Cán cân thanh toán quốc tế 3
2.1.3 Sức mua của đồng tiền biểu thị qua lạm phát 3
2.1.4 Lãi suất tín dụng 4
2.1.5 Các nhân tố khác 5
3 Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu 6
3.1 Sự cần thiết phải điếu chỉnh tỷ giá hối đoái 6
3.2 Mục đích chính phủ trong việc duy trì tỷ giá hối đoái 7
4 Cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kỳ 7
5 Những hạn chế còn tồn tại trong quản lý tỷ giá hối đoái 9
5.1 Công cụ lãi suất chiết khấu 9
5.2 Chính sách hối đoái 10
6 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái 11
III Kết luận 14
Trang 3I Đặt vấn đề
1 Tính cấp thiết của chính sách nghiên cứu
Trong thương mại quốc tế, các quốc gia thông thương, giao dịch, trao đổi hàng hóa dịch vụ với nhau trên cơ sở ngang bằng về giá trị, nhưng giá trị tiền tệ ở mỗi nước lại khác nhau nên xuất hiện phạm trù tỷ giá hối đoái để so sánh các đồng tiền với nhau
Tỷ giá hối đoái tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Cùng với xu thế phát triển của thời đại thì phạm trù tỷ giá hối đoái càng được nhắc đến nhiều hơn bởi các quốc gia càng có nhiều mối quan hệ giao dịch quốc tế và vai trò của tỷ giá hối đoái trong quan hệ quốc tế thì không thể phủ nhận được Chính phủ các nước xem tỷ giá như công cụ quản lý quan trọng để đạt được các mục tiêu vĩ mô của mình Và thực
tế chính phủ các nước đều tìm mọi biện pháp để tác động lên tỷ giá, tuy mức độ có khác nhau tùy thuộc chế độ tỷ giá mà quốc gia đó lựa chọn và thời kỳ lịch sử Tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ giá theo mong muốn là một điều không dễ bởi tỷ giá hối đoái
là một nhân tố luôn biến đông duới sự ảnh huởng của nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan Do đó phạm trù tỷ giá hối đoái và sự biến động của nó luôn làm đau đầu các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách gây nên nhiều tranh cãi Chính vì vậy sẽ là không khách quan khi nói đến tỷ giá hối đoái mà không bàn tới sự can thiệp của chính phủ Với thực tiễn tình hình Việt Nam thì vấn đề này càng quan trọng bởi tỷ giá hối đoái từ trước tới thời điểm hiện nay không thể nào thiếu vai trò quản lý của chính phủ Đề tài này cung cấp một số vấn đề lý luận chung về tỷ giá hối đoái, sự can thiệp của chính phủ đến tỷ giá và sự quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích về thực trạng tỷ giá ở Việt Nam hiện nay
- Phân tích nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề tỷ giá hối đoái
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài này đi vào nghiên cứu vấn đề tỷ giá ở Việt Nam Sự biến động của tỷ giá trong những năm gần đây Các chính sách giải quyết của nhà nước ta và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề tỷ giá trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập trên internet, sách báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 4- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được phân tích trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp, kết hợp với phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối Trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp, kết hợp với phương pháp so sánh tương đối, số tuyệt đối đưa ra nhận xét, đánh giá
II Nội dung nghiên cứu
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách nghiên cứu
1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Theo quan niệm cổ điển, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh ngang giá (vàng ) giữa đồng tiền hai nước, là hệ số chuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác
Theo Samuelson-nhà kinh tế học người Mỹ : tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền của một nước khác
Slatyer-nhà kinh tế người Úc cho rằng một đồng tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một số lượng đồng tiền nước khác
Các khái niệm trên đây đều phản ánh một khía cạnh khác nhau của tỷ giá hối đoái Bởi vậy, qua nhiều nghiên cứu và tranh cãi các nhà khoa học đã đưa khái niệm khái quát hơn cả là: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác Nói cách khác,tỷ giá hối đoái là quan hệ
so sánh giá trị các đồng tiền với nhau
2 Nội dung cơ bản của chính sách nghiên cứu
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái
2.1.1 Mức cung cầu ngoại tệ
Cung về tiền: tiền của một nước được cung ứng ra các thị trường ngoại hối khi nhân dân trong nước mua hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở các nước khác Để nhân dân
nước A mua được các sản phẩm sản xuất ở nước B họ phải mua một luợng tiền của
nuớc B, bằng việc dùng tiền của nước A để trả Lượng tiền này của nước A khi ấy bước chân vào thị truờng tiền tệ quốc tế Một nước nhập khẩu càng nhiều thì đồng tiền của nuớc ấy đuợc đưa vào thị trường quốc tế càng nhiều, cung đồng tiền nước này tăng Đồng thời, quỹ ngaọi tệ của nước xuất khẩu tăng lên
Cung ngoại tệ bao gồm những khoản tiền nhận từ bên ngoài do xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ,nhận đầu tư, đi vay…
Trang 5Cầu về tiền: có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua hàng hóa dịch vụ sản xuất tại nước A các hãng sản xuất và những người làm công sản xuất ra hàng hóa phải được chi trả bằng tiền của nước A, điều này đòi hỏi những người mua là người nước ngoài phải mua tiền trên thị trường ngoại hối Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó càng nhiều trên thị trường ngoại hối
Cầu ngoại tệ gồm những khoản tiền phải chi trả cho bên ngoài như thanh toán xuất nhập khẩu, đầu tư ra bên ngoài, cho vay…
Nếu cung < cầu ngoại tệ : giá ngoại tệ tăng dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng
Nếu cung > cầu ngoại tệ : giá ngoại tệ giảm dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm
2.1.2 Cán cân thanh toán quốc tế
Tình hình cán cân thanh toán quốc tế tác động trực tiếp đến mức cung cầu ngoại
tệ của một nước do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái
Cán cân thanh toán quốc tế là bảng đối chiếu giữa những khoán tiền mà nước ngoài trả cho một nước và những khoản tiền mà nước đó trả cho trả cho nước ngoài trong một thời gian nhất định, phản ánh dòng lưu chyển tiền tệ do quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái nước đó
Cán cân thanh toán quốc tế của một nước trong một thời kỳ nhất định cho thấy một cách tổng hợp kết quả hoạt động đối ngoại của nước đó với nước ngoài Nếu cán cân bội thu ( thu > chi ) do đó thừa ngoại hối như vậy cung > cầu ngoại tệ : giá ngoại
tệ giảm làm tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, cán cân bội chi ( thu < chi ) do đó thiếu hụt ngoại hối vậy cung <cầu ngoại tệ : giá ngoại tệ tăng dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng
Vì thế, có thể xem cán cân thanh toán quốc tế như là một chỉ tiêu đo luờng tương quan lực lượng cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nước đó
Tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường , do vậy sẽ ảnh hưởng ngay đến tình hình biến động của tỷ giá hối đoái nước đó
2.1.3 Sức mua của đồng tiền biểu thị qua lạm phát.
Theo lý thuyết đồng giá sức mua của Ricardo thì tỷ giá hối đoái ở mức cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng sức mua giữa hai đồng tiền tương ứng Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lạm phát xảy ra thì đồng nội tệ bị mất giá ngoại tệ tăng giá làm tỷ giá hối đoái tăng lên Nếu tình hình lạm phát xảy ra ở nhiều nuớc và
Trang 6Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại
Lạm phát tác động trực tiếp đến giá trị hàng hóa xuất khẩu, làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia trên thị trường thế giới, qua đó làm thay đổi tỷ giá hối đoái Thật vậy nếu tốc độ lạm phát của một quốc gia cao hơn nước khác,hàng xuất tính bằng ngoại tệ của nứớc này sẽ trở nên đắt hơn, hậu quả là khả năng cạnh tranh của quốc gia trong thương mại quốc tế giảm sút
Tỷ giá hối đoái và lam phát có mối quan hệ qua lại,với tỷ giá hối đoái cao sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, kết quả là làm cho sức mua của đồng nội tệ tăng lên
Tỷ giá hối đoái cao cũng khuyến khích các hoạt động du lịch vào trong nước, làm cho quan hệ cung cầu về ngoại tệ bớt căng thẳng
2.1.4 Lãi suất tín dụng
Theo lý thuyết ngang giá về lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào đó có lãi suất thấp hơn thì nhất định sẽ là bù kỳ hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của một quốc gia nọ có lãi suất cao hơn Nói cách khác, trừ kỳ hạn hoặc bù kỳ hạn trên giá
kỳ hạn là xấp xỉ tương đương với chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền
Khi phân tích lãi suất tác động đến tỷ giá, chúng ta dựa trên nguyên tắc cetacis paribas, nghĩa là khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì chúng ta cố định các nhân tố khác Đó là cách làm để đơn giản hóa việc phân tích Tuy nhiên, các yếu tố có tác động lẫn nhau, vì vậy ảnh hưởng đồng thời của chúng đối với vấn đề nghiên cứu rất phức tạp Phân tích hồi quy thường được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đã qua của một hay nhiều yếu tố đối với đối tượng nghiên cứu Điều này hàm ý là sự thay đổi
về tỷ giá hối đoái tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố thay vì chỉ phụ thuộc vào lãi suất Do đó, trong khi lý thuyết ngang bằng tiền lãi có vẻ hợp lý, thực tế không luôn luôn xảy ra như vậy Các ảnh hưởng khác có thể bù trừ các ảnh hưởng của một nhân tố nào đó Dù sao chăng nữa, lý thuyết ngang giá lãi suất có tầm quan trọng đến độ cho phép người ta dùng nó để khái quát ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thay đổi dự kiến của tỷ giá
Trang 72.1.5 Các nhân tố khác
+ Thực trạng hoạt động của các thị trường tài chính, ngoại hối và các xu hướng, nghiệp vụ đầu cơ ảnh hưởng đến thế giới
Cụ thể tác động của hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Khi nhà đầu cơ dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ lên, họ sẽ đổ tiền mua vào với số lượng lớn Dẫn đến làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm, cung < cầu, dẫn đến giá ngoại tệ này tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng Và ngược lại
+ Các chính sách công cụ điều chỉnh can thiệp của nhà nước bao gồm: Các biện pháp hành chính, Chính sách chiết khấu, Chính sách hối đoái, Nâng giá hoặc phá giá tiền tệ
+ Yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý là một yếu tố chủ yếu dựa vào sự phán đoán các sự kiện kinh tế chính trị đang diễn ra trong một nước và tình hình thế giới bằng những phán đoán này, các nhà kinh doanh ngoại hối ( bao gốm các ngân hàng Thương Mại, các doanh nghiệp, những người đầu cơ …) sẽ có những hành động tương ứng yếu tố tâm lý ảnh hưởng hết sức nhạy cảm đối với thị trường hối đoái , tuy nhiên những biến động này chỉ mang tính chất ngắn hạn
Hành vi của các thành viên chủ yếu trên thị trường hối đoái cũng có thể tác động tạm thời lên tỷ giá, bất chấp ảnh hưởng của những nhân tố cơ bản mang tính chất lâu dài Chỉ cần sự kiện một nhà kinh doanh trên thị trường mua bán một lượng ngoại
tệ lớn mà không rõ lý do cũng có thể làm cho những người khác hành động như vậy
+ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội chiến tranh thiên tai,đặc biệt là những cú sốc về kinh tế…có thể lấy một ví dụ minh họa như sau : tháng 7/1997 cơn bão tố tài chính-tiền tệ đã bùng lên dữ dội ở khu vực Đông Nam Á Nó như quả bom nguyên tử
có sức công phá toàn cầu ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á và lan ra toàn cầu
Tỷ giá một số ngoại tệ theo USD trong thời gian khủng hoảng (1997-1998)
Nguồn : Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Trang 8Khi nghiên cứu phân tích, chúng ta thường né tránh các vấn đề phức tạp có liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng cách giả định “nếu mọi điều kiện khác đều như nhau”, tuy nhiên khi xem xét các trường hợp cụ thể, thì thấy rằng “mọi điều kiện khác” thường không như nhau
Nhìn chung, tỷ giá hối đoái biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau Do đó,khi phân tích và nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái ta phải nhìn nhận từ nhiều góc độ, trên nhiều mặt, phân tích tỷ giá trong mối tác động tổng hợp của nhiều yếu tố các nhà hoạch định chính sách mới xác định được mức tỷ giá hối đoái phù hợp cho mỗi quốc gia trong từng từng thời kỳ Đồng thời cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành
tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể
3 Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu
3.1 Sự cần thiết phải điếu chỉnh tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế
Sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả Dựa trên tỷ giá hối đoái, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác
Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu Chúng ta hãy cùng xem xét tình huống sau :
Chẳng hạn khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch cụ
đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội địa Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của nước đó Khi TGHĐ tăng, giá cả hàng nhập khẩu
sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định Chính
vì vậy mà một số nước sử dụng chính sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu
Ngoài ra, TGHĐ tăng hay giảm còn có ảnh hưởng không nhỏ tới dòng vốn ngoại tệ lưu chuyển giữa các nước tức tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Trang 9Tỷ giá hối đoái là một loại giá cả có vai trò quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế mở vì sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ có tác dụng đến 2 nhóm mục tiêu của nền kinh tế là mục tiêu cân bằng ngoại ( cân bằng ngoại thương ) và mục tiêu cân bằng nội (sản lượng, công ăn việc làm và lạm phát ) Cụ thể nếu tỷ giá có sự sụt giảm, có nghĩa là đồng nội tệ tăng giá sẽ làm tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu làm cán cân thương mại có thể xấu đi Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái có sự gia tăng thì cán cân thương mại sẽ được cải thiện
Bên cạnh đó, nếu tỷ giá hối đoái tăng lên, đối với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước, thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này giúp phát triển sản xuất từ đó tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên Ngược lại, nếu các yếu tố khác không đổi thì lạm phát sẽ giảm, khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực trong nước sẽ có xu hướng giảm, sản lượng quốc gia có thể giảm, thất nghiệp tăng
3.2 Mục đích chính phủ trong việc duy trì tỷ giá hối đoái
Làm dịu bớt các biến động tỷ giá hối đoái Nếu có sự lo ngại nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng của cac biến động đột ngột trong giá trị đồng ngoại tệ, Ngân Hàng Trung Ương có thể cố gắng làm dịu bớt các biến động tiền tệ qua thời gian, điều đó có thể giúp các chu kỳ kinh doanh thay đổi, có thể làm giảm bớt sự lo lắng trong các thị trường tài chính và trong hoạt động đầu cơ, từ đó ngăn chặn giá trị của một đồng tiền rơi tự do
Thiết lập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn nhằm điều chỉnh hướng biến động của thị trường Ngân Hàng Trung Ương nổ lực duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng các biên
độ không chính thức(hay ẩn) bằng cách sẽ can thiệp để không xảy ra giá trị đồng nội tệ dưới mức hay tăng trên mức chuẩn nào đó
4 Cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kỳ
a) Thời kỳ trước năm 1990
Trong giai đoan này nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp nên vào thời điểm này nhà nước luôn can thiệp mạnh trực tiếp và toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Không năm ngoài ngoại lệ, tỷ giá hối đoái cũng
bị kiểm soát chặt bởi nhà nước bởi vậy chế độ tỷ giá hối đoái thời điểm này là tỷ giá hối đoái cố định Tỷ giá hối đoái chính thức của Việt Nam lần đầu tiên được công bố ngày 25/11/1995 là tỷ giá hối đoái quy định giữa đồng Việt Nam (VNĐ)và Nhân dân
Trang 10tệ của Trung Quốc (NDT) cứ 1NDT = 1470 VNĐ và tỷ giá chéo của Việt Nam Đồng
và đồng Rúp của Liên Xô là (1SUR = 735 VNĐ)
Bên cạnh tỷ giá hối đoái trên nhà nước còn sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ (1SUR = 5,64 VNĐ) hình thành từ năm 1958 và nó cố định cho đến 3/1989 thì bị hủy bỏ
Như vậy chế độ tỷ giá của Việt Nam trong thời gian này là chế độ đa tỷ giá gây nhiều khó khăn cho nhà nước và nhân dân trong mọi hoạt động trên các lĩnh vực kinh
tế - xã hội Bởi vậy đổi mới cơ chế tỷ giá hối đoái trở thành một vấn đề cấp bách lúc đó
b) Thời kỳ 1990 – 1997
Vào thời kỳ đầu của quá trình chuyển sang cơ chế thị trường cùng với chính sách mở cửa chúng ta đã thiết lập hệ thống tỷ giá hối đoái điều chỉnh theo tín hiệu của thị trường có sự can thiệp của chính phủ từ tháng 3/ 1998 với sự kiện phá giá rất mạnh đồng nội tệ sau đó nhanh chóng thống nhất tỷ giá chính thức và thị trường Việc này đánh giá một gian đoạn ngắn sự thả nổi rất mạnh trong lịch sử vận động của tỷ giá Việt Nam Tuy nhiên việc thả nổi tỷ giá hối đoái thiếu tác động điều tiết của nhà nước đã làm cho tỷ giá trên thị trường biến động mạnh mà điển hình là cơn sốt tỷ giá vào cuối năm 1991, lúc này 1USD = 13000 VNĐ
Giai đoan tiếp theo từ 1992 đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (1997- 1998) chính phủ quy định biên độ biến động của tỷ giá hối đoái so với tỷ giá hối đoái chính thức được quy định bởi nhà nước Như vậy, tỷ giá hối đoái áp dụng trong thời gian này là tỷ giá cố định có sự điều tiết nhẹ của nhà nước
c) Thời kỳ khủng hoảng tiền tệ khu vực Đông Nam Á (1997/1998)
Cuộc khủng hoảng bùng nổ gây rối loạn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội ảnh hưởng lan ra toàn cầu ngày 27/2/1997 theo quết định số 45/QĐ-NH7 mở rộng biên độ giao dịch lên (±5%) và đã có lúc lên mức nguy hiểm là 10% tuy nhiên ngân hàng Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh Cụ thể tỷ giá hối đoái biến động mạnh có lúc vọt lên gần 14000 VNĐ/USD, có lúc xuống 13000 VNĐ/USD từ tháng 4-7/1998% Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã gặp khó khăn lớn trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái và gây tâm lý hoang mang cũng như các hành vi đầu cơ tích lũy ngoại tệ làm cho tình hình của nền kinh tế phát triển khôngbình thường