1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp Marketing du lịch phát triển du lịch bền vững tại sapa, tỉnh lào cai

71 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Tuy vậy, theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế World Conservation Union - IUCN: “Du lịch bền vững là: Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiênmột cách có trách nhiệm với môi

Trang 1

Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới: Các thầy, cô bộ môn Marketing Du lịch, khoaKhách sạn - Du lịch, trường Đại học Thương Mại; Tập thể lãnh đạo và cán bộ Uỷ bannhân dân huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; bạn

bè đã cung cấp tài liệu giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài Đặcbiệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn ThS Hoàng ThịLan đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm hỗ trợ, cung cấp cho chúng em những tài liệutrong suốt quá trình thực hiện đề tài Đây là những dữ liệu làm cơ sở cho việc phântích, đánh giá chính xá thực trạng của du lịch Sapa và là tiền đề cho sự thành công của

đề tài

Mặc dù có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu, tuy nhiên đề tàikhông tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quýbáu của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu

Hà Bích Phượng

Đỗ Thị Quyến Nguyễn Thị thắm

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

LỜI MỞ ĐẦU ix

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ix

2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài x

3 Mục tiêu nghiên cứu x

4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu x

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài x

6 Ý nghĩa của nghiên cứu x

7 Kết cấu của đề tài xi

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI MỘT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1

1.1 Tổng quan về phát triển du lịch bền vững 1

1.1.1 Một số quan điểm về du lịch 1

1.1.2 Một số quan điểm về du lịch bền vững 1

1.2 Nội dung phát triển du lịch bền vững trong kinh doanh du lịch tại một điểm đến 3

1.2.1 Vai trò của phát triển du lịch bền vững 3

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững 4

1.2.3 Một số nội dung chính của phát triển du lịch bền vững 7

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại một điểm đến 9

1.3.1 Các yếu tố kinh tế 9

1.3.2 Các yếu tố thể chế 10

1.3.3 Yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội 10

1.3.4 Tình hình an ninh, an toàn 10

1.3.5 Cơ sở hạ tầng (vật chất - xã hội) 10

1.4 Một số mô hình và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững trong và ngoài nước 11

1.4.1 Bài học kinh nghiệm từ một số thành phố trong nước 11

1.4.2 Kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI SAPA, TỈNH LÀO CAI 21

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động du lịch Sapa, tỉnh Lào Cai 21

2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển du lịch tại Sapa 21

Trang 3

2.1.2 Các công tác quản lý du lịch của sở VHTTDL và các ban ngành 22

2.2 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnh Lào Cai 24

2.2.1 Về thị trường khách du lịch tại Sapa 24

2.2.2 Về thực trạng sản phẩm du lịch tại Sapa 26

2.2.3 Về thực trạng nguồn nhân lực tại Sapa 30

2.2.6 Một số đánh giá về đóng góp của du lịch đối với kinh tế của địa phương 37

2.2.7 Vấn đề về môi trường tại Sapa 39

2.2.8 Về vấn đề văn hóa - xã hội tại Sapa 40

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI SAPA, TỈNH LÀO CAI 42 3.1 Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tại Sapa, tỉnh Lào Cai 42

3.1.1 Tiềm năng phát triển của du lịch Sapa 42

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch tại Sapa, Lào Cai 46

3.2 Một số giải pháp và kiến nghị góp phần phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnh Lào Cai 51

3.2.1 Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch bền vững tại Sapa 51

3.2.2 Một số kiến nghị để góp phần phát triển du lịch bền vững tại Sapa 54

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC i

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Đánh giá lượng khách hàng về chất lượng dịch vụ

Biểu đồ 2 Tính độc đáo hấp dẫn của du lịch Sapa qua trải

Biểu đồ 6 Đánh giá của khách du lịch về môi trường tự

Biểu đồ Tình hình an ninh trật tự tại Sapa 41

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Du lịch là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là ngành “côngnghiệp không khói” Đây là ngành kinh tế quan trọng có ý nghĩa lớn về nhiều phươngdiện như tạo việc làm, tăng thu nhập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hóa, tinh thần, cảithiện sức khỏe con người và thân thiện với môi trường Ở các nước phát triển đây làngành chiếm tỷ trọng khá lớn cả về cơ cấu lao động cũng như đóng góp thu nhập quốcdân và có xu hướng gia tăng mạnh Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thếgiới, du lịch là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và có triển vọng Đi liền với tốc độtăng trưởng nhanh, ngày nay khi nói đến phát triển du lịch người ta đặc biệt quan tâmđến nội dung bền vững nhất là trong các nền kinh tế “kinh tế tri thức”, “kinh tế xanh”.Dòng khách du lich thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định,kinh tế phát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch đang có xu thế chuyển dần sang khuvực Châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triểnnăng động và nền chính trị hòa bình ổn định, trong đó Việt Nam được đánh giá là điểmđến an toàn và thân thiện

Với các điều kiện tự nhiên - địa lý, kinh tế - xã hội đặc thù và có nhiều tiềmnăng du lịch, nhiều nước, nhiều khu vực đã và đang tiếp tục xác định đây là ngànhkinh tế quan trọng, thậm chí là mũi nhọn của họ Du lịch vừa khai thác cái mới, vừabảo tồn “cái cũ” mang tính truyền thống nên du lịch làm tăng giá trị, góp phần bổ sunggiá trị về nhiều mặt của tự nhiên cũng như đời sống xã hội

Du lịch bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đai, là mục tiêu đặt racho phát triển và có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó

có Việt Nam Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “du lịch là một ngành kinh tế mũinhọn của đất nước”, “phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn phát huycác giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh,quốc phòng, trật tự an toàn xã hội” (Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020,tầm nhìn đến năm 2030) Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho du lịch phát triển và banhành nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư cũng như khách dulịch đến Việt Nam được thuận lợi

Sapa được coi là một thành phố trong sương, có một sức hút lạ kỳ đối với dukhách không chỉ bởi cảnh quanh, khí hậu và sự đa dạng văn hóa dân tộc cùng với hệthống di sản độc đáo của thiên nhiên như núi Hàm Rồng, khu chạm khắc đá cổ, suối đávàng, thác tình yêu, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn vào mùa lúa chín nhưnhững dải lụa vàng vắt ngang lưng trời mà còn bởi một cuộc sống mộc mạc, giản dịnhưng mang đậm nét văn hóa vùng cao của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại

Trang 7

đây Đây là những tiềm năng giúp Sapa phát triển du lịch một cách thuận lợi.

Tuy nhiên, hoạt động phát triển du lịch tại Sapa, tỉnh Lào Cai chưa thực sự đạtđược hiệu quả cũng như chưa khai thác hết giá trị của nó Thực trạng phát triển du lịchtại Sapa, tỉnh Lào Cai còn nhiều hạn chế và chưa tương xững với tiềm năng

2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề

tài: “Phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnh Lào Cai ” làm đề tài nghiên cứu khoa

học của mình

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịchbền vững tại Sapa, tỉnh Lào Cai

Từ mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững

- Đánh giá chung tổng quan tình hình và các kết quả phát triển du lịch bền vữngtại Sapa, tỉnh Lào Cai

- Đề xuất giải pháp và các kiến nghị nhằm củng cố, phát triển du lịch bền vữngtại Sapa, tỉnh Lào Cai

4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu

- Kinh nghiệm phát triển của một số khu vực trong nước về phát triển du lịchbền vững?

- Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnhLào Cai?

- Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnh Lào Cai?

- Những tồn tại, thách thức trong quá trình phát triển du lịch bền vững tại Sapa,tỉnh Lào Cai?

- Các định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnh Lào Caiđến năm 2020 và định hướng đến năm 2030?

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Thực tiễn phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnh LàoCai

-Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xu hướng phát triển du lịchbền vững trong thời gian 3 năm gần đây nhất và xu hướng phát triển đến năm 2020

- Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tạiSapa, tỉnh Lào Cai

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

- Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được một số khái niệm

cơ bản về du lịch, du lịch bền vững, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch

Trang 8

bền vững, nội dung phát triển du lịch bền vững

- Về mặt thực tiễn, thông qua việc phân tích cụ thể tiềm năng và thực trạng pháttriển du lịch bền vững tại Sapa giai đoạn 2013 - 2015, đề tài đã rút ra những kết quảđạt được và những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện từ đó đề xuất giải phápcũng như kiến nghị nhằm phát triển du lịch bền vững tại Sapa tương xứng với tiềmnăng của mình trong thời gian tới

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần: Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục từ viếttắt, Lời mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Các phụ lục thì đề tài gồm 3 chươngchính sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững tại một điểm đến.

Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnh Lào Cai.

Chương 3 Định hướng mục tiêu và một số giải pháp góp phần tiếp tục phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnh Lào Cai.

Trang 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

TẠI MỘT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1 Tổng quan về phát triển du lịch bền vững

1.1.1 Một số quan điểm về du lịch

Du lịch: Theo quan niệm phổ biến của du lịch học: “ Du lịch là hoạt động rời

khỏi nơi cư trú (làm việc) thường xuyên đến nơi thường xa lạ không nhằm mục đíchđịnh cư hay sinh sống mà nhằm thỏa mãn trí tò mò nâng cao sự hiểu biết, hoặc đơnthuần chỉ là một sự nghỉ ngơi và thư giãn” [6; tr.5] Tuy nhiên, theo Luật du lịch(2005), du lịch được hiểu là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoàinơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định (Luật du lịch 2005,

khoản 1, điều 4, chương 1); [1; tr.18]

Khách du lịch: Về cơ bản là cá nhân hay tập thể có nhu cầu hưởng thụ SPDL, là

những người có nhu cầu và có tiền để chi trả cho việc nhận cung cấp các sản phẩm vàdịch vụ du lịch Trên thị trường du lịch, khách du lịch là yếu tố quyết định cầu du lịch

và do vậy tác động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh du lịch

Sản phẩm du lịch: “là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của

khách du lịch trong chuyến đi du lịch” (Luật du lịch 2005, khoản 10, điều 4, chương1); [1; tr.19] Theo nhiều nhà chuyên môn, SPDL là sự kết hợp giữa một món hàng cụthể (mức độ tiện nghi của các thiết bị trong phòng, thức ăn tại nhà hàng, chất lượngcủa các món quà…) và một món hàng cụ thể (bầu không khí tại nơi nghỉ mát, chấtlượng dịch vụ của các nhà cung ứng…), hay nói cách khác SPDL là tổng hợp cácthành tố khác nhau, nhằm cung cấp cho du khách những kinh nghiệm du lịch trọn vẹn

và sự hài lòng SPDL có thể là vật chất (vật thể) như những DLTC, các DTLS, đềnchùa - lăng tẩm, các công trình nhân tạo phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, chấtlượng các món quà lưu niệm… nhưng cũng có thể là phi vật chất (phi vật thể) nhưtrình độ chuyên môn và khả năng giao tiếp của nhân viên du lịch, sự thân thiện của dân

cư địa phương, các sản phẩm văn hóa phi vật thể như các loại hình nghệ thuật dân tộc (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh, nhã nhạccung đình Huế, ca trù Hà Nội…) Chất lượng SPDL còn tùy thuộc vào nhiều yếu tốkhác như các điều kiện tự nhiên (sự thay đổi khí hậu), hay các yếu tố kinh tế - chính trị

- xã hội (như tình hình an ninh chính trị, chất lượng các phương tiện giao thông vậntải, điều kiện bảo đảm vệ sinh môi trường, công tác bảo hiểm du lịch…)

1.1.2 Một số quan điểm về du lịch bền vững

Trong xu thế phát triển xã hội, với mục tiêu cải thiện và nâng cao chất lượng

Trang 10

cuộc sống, hoạt động du lịch với tư cách là bộ phận quan trọng trong các ngành dịch

vụ, ngày một tăng nhanh Từ những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học

kỹ thuật mới, sản xuất càng được tự động hóa, các hoạt động dịch vụ càng được mởrộng Nhu cầu xã hội về dịch vụ càng được tăng cao, các điều kiện đáp ứng nhu cầucàng hoàn thiện, phong phú Theo thống kê ở các nước công nghiệp lực lượng laođộng tập trung trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ chiếm 60% - 70%, thậm chí còn caohơn, thu nhập dành để chi tiêu thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, chăm sóc sứckhỏe… ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập xã hội Hiện nay, hầu hết cácquốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều quan tâm đầu tư mạnh vào ngành “côngnghiệp không khói” này với hy vọng khai thác tối đa lợi thế về các giá trị du lịch đặcthù nhằm giải quyết việc làm, thu hút tiền bạc, khuếch trương vị thế quốc gia… Tuynhiên, trong định hướng phát triển du lịch, cũng như các ngành kinh tế khác, ngày nayngười ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững

Phát triển bền vững (sustainable development, development duable): Ngày nay

khi nói đến phát triển chúng ta không chỉ hiểu một cách đơn giản đó là sự tăng trưởng,chỉ là sự gia tăng về số lượng mà còn bao hàm sự tăng trưởng, sự phát triển bền vững

Mặc dù đây là khái niệm còn khá mới mẻ, song cho tới nay đã có nhiều địnhnghĩa và cách hiểu tương đối đa dạng về vấn đề này Có quan điểm cho rằng: “Du lịchbền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịchcho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dàinhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào” [4]

Tuy vậy, theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (World Conservation Union

- IUCN): “Du lịch bền vững là: Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiênmột cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất

cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cáchkhuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợ ích cho sự

tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương”, (World Conservation Union - IUCN, 1996) Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra tại

hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de Janeriro băn 1992:

“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tạicủa khách du lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việcbảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai Du lịchbền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu vềkinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về vănhóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hỗ trợ cho cuộc sống conngười” Còn Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa “Du lịch bền vững là sự phát triển dulịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng

Trang 11

nhu cầu về du lịch của tương lai” (khoản 18, điều 4, chương 1 Luật Du Lịch Việt Nam2005);[1; tr.20] Du lịch bền vững được chủ động xây dựng kế hoạch một cách cẩnthận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng vănhóa, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương Dulịch bền vững không chỉ tạo ra “lợi tức” mà còn có nhiều lợi ích được chuyển lại chocộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hóa vùng được bảo vệ.

Du lịch bền vững dựa trên những kế hoạch cũng được thiết lập cẩn thận nhằm giảmthiểu các tác động xấu của “ Công nghiệp du lịch”, đồng thời còn đóng góp vào côngtác bảo tồn và tăng cường “sức khỏe” của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội

Nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu của Du lịch bền vững là : Phát triển, gia tăng

sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường; cải thiện tính công bằng xã hộitrong phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa, đáp ứng cao độnhu cầu của du khách và duy trì chất lượng môi trường

1.2 Nội dung phát triển du lịch bền vững trong kinh doanh du lịch tại một điểm đến

1.2.1 Vai trò của phát triển du lịch bền vững

1.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế

Du lịch có vai trò quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và pháttriển kinh tế, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ cung - cầu, khai thác có hiệuquả các nguồn lực để nhanh chóng phát triển kinh tế; với sự phát triển của ngành, dulịch đóng góp ngày càng lớn số lượng và tỷ trọng thu nhập vào tổng thu nhập của quốcgia Với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch đang có những bước chuyển mìnhlớn đồng thời như thay áo mới cho kinh tế của cả nước

Phát triển du lịch vừa gắn liền, vừa góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc, tôn vinh vẻ đẹp và văn hóa làng bản Phát triển du lịch góp phần nâng cao

vị thế chính trị của đất nước, làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về đất nước, conngười Việt Nam, qua đó góp phần vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta,tạo thêm môi trường thuận lợi, thân thiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

1.2.1.2 Giải quyết việc làm và góp phần ổn định xã hội

Sự tác động có tính hệ thống của hoạt động du lịch đối với việc giải quyết việclàm có thể được khái quát bằng công thức đơn giản sau: 1/5 Từ du lịch có thể kèmtheo các hoạt động khác và qua đó vừa đòi hỏi vừa tạo điều kiện để giải quyết việc làmhàng loạt như: giao thông vận tải, khách sạn, nhà hàng, phục vụ ăn uống, hướng dẫn

du lịch, bán hàng lưu niệm và các dịch vụ khác như: tắm hơi, mát sa Từ nhu cầu dulịch cấp 1 (lao động trực tiếp trong ngành du lịch) có thể được mở rộng thêm cáchoạt động cấp 2 như các dịch vụ phục vụ cho giao thông vận tải, phục vụ ăn uống,xây dựng khách sạn nhà hàng,những người sản xuất hàng lưu niệm, các dịch vụ y

tế, các dịch vụ hoạt động thể thao Ngoài ra du lịch còn kéo theo cả những hoạt

Trang 12

động có thẻ giải quyết việc làm gián tiếp có lợi ích nhiều cho xã hội như an ninh,

vệ sinh môi trường

1.2.1.3 Phát triển và bảo tồn văn hóa

Sự hấp dẫn của sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch là ở chỗ có được và tạo

ra được nét đặc thù của các vùng du lịch hay các quốc gia tổ chức du lịch Khách dulịch tách rời khỏi nơi mình cư trú đến nơi khác để tìm kiếm và hưởng thụ các sản phẩm

du lịch, các sản phẩm vật chất và tinh thần mà nơi mình sinh sống không có được Sự

di chuyển của các luồng khách du lịch không chỉ vì họ thích tách khỏi nơi họ cư trú màchủ yếu do sự lôi cuốn bởi tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch ở những điểm họ muốnđến Sự phát triển hơn nữa là phát triển bền vững du lịch vừa dựa trên tính chất đặc thùcủa các nền văn hóa đồng thời vừa đòi hỏi phải xây dựng và bảo tồn các di sản văn hóatại điểm đến du lịch Du khách sẽ không đầu tư tiền bạc và thời gian để đến những nơi

mà mọi thứ đều giống như địa bàn họ sinh sống Người ta sẽ thất vọng hoặc ít nhất họcho rằng không thành công nếu không may một lần nào đó thực hiện một chuyến dulịch mà không để lại ấn tượng gì nhờ tính đặc thù về văn hóa nơi họ đến thamquan du lịch Kinh nghiệm thế giới cũng như nhiều vùng trong nước cho thấynhững nơi tổ chức du lịch thành công là những nơi biết bảo tồn, giữ gìn tốt các disản văn hóa đặc trưng

1.2.1.4 Bảo vệ môi trường

Đây vừa là yêu cầu đồng thời là kết quả của việc phát triển du lịch bền vững

Để phát triển du lịch, vấn đề môi trường, cảnh quan, quy hoạch và kiến trúc các côngtrình có sự tác động mạnh mẽ đến du khách Sự hài lòng hay bất bình của du kháchliên quan nhiều đến yếu tố này vì nó là bộ phận quan trọng của sản phẩm du lịch

Do vậy, để tồn tại và phát triển dù muốn hay không ngành du lịch phải hết sứcquan tâm giải quyết tốt vấn đề môi trường và góp phần tích cực vào việc xây dựngvăn hóa địa phương

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững

Cho đến nay, theo quan điểm của nhiều quốc gia và tổ chức kinh tế văn hóa thếgiới, về cơ bản, để đánh giá sự phát triển bền vững đối với một nền kinh tế người tathường dựa vào 3 tiêu chí chủ yếu: về kinh tế - xã hội, về con người và về môi trường

- Về kinh tế - xã hội: Tiêu chuẩn về kinh tế được phản ánh bởi mức tăng đóng

góp vào GNP hoặc GDP của ngành du lịch Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác,tiêu chí kinh tế của phát triển du lịch bền vững thể hiện mức tăng trưởng của GDP củangành, mức GDP bình quân doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng các tài nguyên du lịch vàvốn đầu tư kinh doanh du lịch, thu nhập bình quân lao động du lịch Thông thườngngười ta dựa vào các chỉ tiêu mức tăng trưởng kinh tế do quá trình phát triển mang lại,

Trang 13

mức đóng góp phát triển kinh tế địa phương, mức độ phát triển phù hợp với mục tiêu

đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương Việc đầu

tư phải đem lại lợi nhuận, phải nâng cao tống sản phẩm trong nước Một chỉ tiêu quantrọng để đánh giá tăng trưởng kinh tế trong quan hệ với môi trường là mức độ tiêu thụtài nguyên thiên nhiên theo đầu người Phát triển bền vững bao hàm việc xóa dần sựcách biệt về thu nhập và chăm sóc sức khỏe, tạo sự công bằng về sở hữu ruộng đất, cảithiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

Trong lĩnh vực du lịch, phát triển bền vững thể hiện tương quan giữa vốn đầu

tư, tỷ lệ khai thác các tiềm năng du lịch, việc tôn tạo, bảo tồn các SPDL, nâng cao hiệusuất sử dụng các cơ sở lưu trú, nhà hàng, tăng tính hấp dẫn của môi trường KDDL…tăng doanh thu xã hội

Phát triển bền vững du lịch thường được thể hiện qua các chỉ tiêu: Doanh sốtổng hợp và doanh thu xã hội của các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch (các kháchsạn, nhà hàng, lưu trú, các cá nhân và tổ chức kinh doanh tour du lịch, các đại lý dulịch, các cơ sở sản xuất và kinh doanh quà lưu niệm hay các SPDL khác như chữabệnh, hội nghị…); Các lợi ích xã hội như mức độ thỏa mãn nhu cầu khách du lịch,tương quan tỷ lệ về thu nhập giữa các đơn vị kinh doanh du lịch với thu nhập quốc gia,tương quan thu nhập giữa các LHDL; bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường,các di sản văn hóa lịch sử (vật thể, phi vật thể), các DLTC, các làng nghề truyền thống,các nét đẹp của mỗi dân tộc; số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuât và xã hộiphục vụ kinh doanh du lịch được cải tạo, đầu tư xây dựng mới; Sự đa dạng hóa và chấtlượng SPDL, chất lượng dịch vụ du lịch…

Phát triển du lịch không chỉ thể hiện thuần túy về sự gia tăng lượng khách dulịch mà còn đòi hỏi tính toán cân đối giữa các dòng khách như khách đến với khách đi,xuất xứ du khách (Đến từ vùng nào? Nước nào?) vì suy cho cùng đây là nhân tố trựctiếp ảnh hưởng lớn đến doanh thu du lịch Nếu hoạt động du lịch có vai trò rất lớntrong nền kinh tế quốc dân thì việc thiếu cân đối về cơ cấu khách hàng chưa hẳn có kếtquả tốt cho dù lượng khách gia tăng

Bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo cảnh quan, duy trì bản sắc các dân tộc,duy trì các làngnghề truyền thống… là yêu cầu hết sức ngặt nghèo và rất khó khăn vì nó không chỉ tốnkém về thời gian, tiền bạc và công sức mà nó còn đòi hỏi sự kiên trì và hiểu biết củamọi người, không chỉ những người lãnh đạo, người làm du lịch mà là cả xã hội Sự đadạng hóa và tăng chất lượng SPDL, chất lượng dịch vụ du lịch, sự ổn định chính trị xãhội,an ninh được đảm bảo, trình độ văn hóa và nhận thưc của cộng đồng xã hội, sựthân thiện của cư dân bản địa… là những yếu tố hết sức quan trọng tạo môi trường xãhội thuận lợi thu hút du khách và cải thiện sức cạnh tranh của ngành du lịch

Trang 14

Các chỉ tiêu kinh tế phản ánh sự đầu tư phát triển du lịch bền vững còn được thểhiện ở hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ du khách (như hệ thống cơ sởlưu trú, nhà hàng và các trang thiết bị bảo đảm sinh hoạt tiện nghi cho khách); Sốlượng và chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ KDDL (như tổ hợp hệthống các phương tiện vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng được cải tạo,nâng cấp, đầu tư xây dựng mới); Công tác quản lý và thực hành phục vụ khách hàngcủa các công ty KDDL, các công ty lữ hành, các đại lý du lịch… có chất lượng, có uytín và biết quan tâm đến khách hàng.

- Về con người:

Là bộ phận cấu thành đồng thời là tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững dulịch, con người được thể hiện ở sự công bằng về quyền lợi và điều kiện phát triển giữacác cá nhân, tập thể hay cộng đồng dân cư Vấn đề con người liên quan đến thực hiệncác chính sách như: chính sách giáo dục, chính sách trợ cấp xã hội, chính sách việclàm và thu nhập nhằm nâng cao dân trí, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống…Vấn đề con người được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu như khai thác hợp lý các giá trịvăn hóa, giáo dục, xây dựng các kế hoạch bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thốngtrong quan hệ với tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại… Dân cư phải ổnđịnh, có mức độ, cân bằng, sử dụng đúng đắn tài nguyên con người, thúc đẩy cải thiệngiáo dục, dịch vụ sức khỏe và chống đói nghèo; cung cấp nước sạch; cải thiện phúc lợitập thể bảo vệ phát triển văn hóa đa dạng đầu tư vốn cho phát triển con người Nhờnâng cao dân trí, người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo đảm cho sựphát triển bền vững Phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự tham gia toàn diện,tích cực,

tự nguyện của nhân dân

Trong lĩnh vực du lịch, vai trò của con người mà trước hết là cư dân địa phương

vô cùng quan trọng bởi rất nhiều trường hợp họ la người làm du lịch và đặc biệt họ làngười trực tiếp quản lý, sử dụng, bảo vệ, bảo tồn các SPDL hay cung câp sản phẩm vàdịch vụ du lịch Kết quả hoạt động du lịch, bản sắc của SPDL, tính hấp dẫn của thịtrường du lịch… và cuối cùng là sự bền vững của hoạt động du lịch phụ thuộc trực tiếp

và có ý nghĩa quyết định là ở họ

Trong lĩnh vực du lịch, vai trò của con người mà trước hết là cư dân địa phương

vô cùng quan trọng bởi rất nhiều trường hợp họ là người làm du lịch và đặc biệt họ làngười trực tiếp quản lý, sử dụng, bảo vệ, bảo tồn các SPDL hay cung cấp sản phẩm vàdịch vụ du lịch Kết quả hoạt động du lịch, bản sắc của SPDL, tính hấp dẫn của thịtrường du lịch… và cuối cùng là sự bền vững của hoạt động du lịch phụ thuộc trực tiếp

và có ý nghĩa quyết định là ở họ

- Về môi trường:

Trang 15

Môi trường là yếu tố trực tiếp tác động đến du lịch bởi môi trường chính làSPDL (cảnh quan thiên nhiên, tính hoang sơ của các nguồn dự trữ tài nguyên) hay mộtphần không thể thiếu cấu thành SPDL (không khí, nguồn nước, vệ sinh thực phẩm)đặc biệt là các LHDL về DTLS, DLTC Sự phát triển bền vững du lịch vừa phải khaithác, sử dụng tối đa tự nhiên đồng thời phải tính toán về quy mô, điều kiện sự dụng tối

ưu tự nhiên Thực tế cho thấy rất nhiều danh lam ở nước ta đẹp nhưng quy mô nhỏtrong khi không có kế hoạch nên nhiều địa phương bố trí, tổ chức một lượng kháchquá lớn, đồng thời không chủ động khắc phục ô nhiễm nên đã bị xuống cấp nghiêmtrọng như: Bãi Cháy (Quảng Ninh)… Một trong những mục đích của du lịch là nghỉngơi, vui chơi, giải trí, để hòa mình vào thiên nhiên trong lành, yên bình nên du khách

sẽ không lựa chọn hay hủy bỏ chuyến du lịch khi không đáp ứng được mục tiêu trên

Ngoài ra, một tiêu chí mà hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, trong đó

có Việt Nam là: Bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần bảo vệ và giữ vững biên giới,biển đảo tổ quốc Phát triển bền vững bao hàm sự ổn định, an toàn, ngược lại ổn định

để phát triển Cả về lý luận và thực tiễn đều chứng minh rằng ổn định là tiền đề, điềukiện để phát triển Bảo đảm anh ninh quốc phòng, giữ vững biên giới tổ quốc (gồm cảđất liền, biển đảo) để giữ gìn các giá trị về tự nhiên, văn hóa quốc gia đó là những tàinguyên du lịch mà thiếu nó sẽ không có mọi hoạt động và kinh doanh du lịch Một dântộc thuộc địa hay bất ổn về an ninh, chính trị sẽ không có chủ quyền hoặc hết sức khókhăn trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch vì ở đó không có hoặc ít

để thu hút khách và mở rộng thị trường du lịch

1.2.3.2 Sản phẩm du lịch

Xây dựng các sản phẩm du lịch mới thông qua chương trình “Biến di sản thànhsản phẩm du lịch”: Sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch lịch sử, du lịch văn hóa và sảnphẩm du lịch địa phương Phát triển hệ thống các làng văn hóa thành làng du lịch cộngđồng tiêu biểu với những bản sắc, sản phẩm du lịch mang sắc thái riêng của tộc người,của địa phương Phấn đấu đến năm 2016, xây dựng từ 5 - 10 làng du lịch cộng đồngtiêu biểu Khuyến khích doanh nghiệp và người dân tập trung xây dựng khu phố bán

Trang 16

hàng lưu niệm, quầy hàng ẩm thực đặc sản.

Nâng cao chất lượng điểm đến thông qua các sản phẩm du lịch: Tiếp tục nângcao chất lượng dịch vụ du lịch Xây dựng thương hiệu du lịch cho các điểm thamquan: chợ, vùng cao Phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnhbằng thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số Xây dựng các khu vui chơi, giải trí tại cácđịa bàn phát triển du lịch văn hóa, lịch sử trên địa bàn

1.2.3.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm:

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng

hàng đầu Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định Điều nàyphụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đốivới du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải.Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành mộthiện tượng phổ biến trong xã hội

- Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ dulịch Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế.Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tảiphục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyểncác tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữacác vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế Trong đời sống hiện đại nói chung, cũngnhư ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc

- Các công trình cung cấp điện, nước Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giảitrí của khách

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có

du lịch

Cơ sở vật chất – kỹ thuật:

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo

ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy nên sự phát triển củangành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du

Trang 17

lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này.

Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trêncác vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có những chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất

kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cămping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của

du lịch

1.2.3.4 Hoạt động xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường du lịch để phát triển du lịch

Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một nhân tố quan trọng, gópphần vào sự phát triển của ngành du lịch mỗi địa phương Xác định được tầm quantrọng đó, thời gian gần đây, Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động quảng bá,xúc tiến du lịch và đạt được kết quả khả quan, thu hút khách du lịch đến với địaphương nhiều hơn

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại một điểm đến

Thực chất, phát triển bền vững du lịch trong nền kinh tế thị trường chính làthường xuyên cải thiện được môi trường kinh doanh trên các nội dung (yếu tố) chủ yếunhư: các yếu tố kinh tế, yếu tố thể chế, yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội, tình hình anninh, an toàn; cơ sở hạ tầng

Trang 18

dịch vụ trên thị trường có tác động đến cung - cầu du lịch…

1.3.2 Các yếu tố thể chế

Bao gồm hệ thống các văn bản pháp lý; những quy ước, quy định, thỏa ước,điều lệ của địa phương, điều ước quốc tế, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước, cơ chếquản lý của nhà nước liên quan đến sinh hoạt cộng đồng và hoạt động du lịch

1.3.3 Yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội

Gồm tình hình an ninh chính trị tại các điểm đến du lịch thể hiện sự an toàn chokhách; dân số và cơ cấu dân cư (tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo…); các yếu tố vănhóa như tập quán sinh hoạt, thói quen tiêu dùng, trình độ văn hóa thể hiện sự am hiểucủa dân cư về các sản phẩm và các LHDL cũng như khả năng cảm thụ, thưởng thứcSPDL, bản sắc văn hóa đặc thù của các vùng, miền; trình độ phát triển và khả năngứng dụng những sản phẩm khoa học phục vụ du lịch; thông tin và mức độ nắm bắtthông tin về các loại hình, địa điểm du lịch…

1.3.4 Tình hình an ninh, an toàn

Đây là yếu tố quan trọng kích thích hoặc hạn chế nhu cầu du lịch Người ta sẽkhông đến nơi có nhiều tệ nạn xã hội hay an ninh không đảm bảo Thực tế ở nhiềuquốc gia như Thái Lan, Ai Cập… những năm gần đây đã chứng tỏ thêm nhận địnhtrên Ngành du lịch Thái Lan vốn chiếm tới 7% GDP và thu hút trên 2 triệu lao độngđất nước Theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp Thái Lan, chỉ sau chưa đầy một năm,ngành du lịch của họ mất khoảng 35 tỷ baht doanh thu, tương đương với 1,1 tỷ USD,nhiều tour du lịch sang Thái Lan của các nước như Việt nam, Trung Quốc, các nướcTây Âu… bị hủy bỏ do tình hình chính trị bất ổn thời gian qua Theo số liệu thống kêcủa các cơ quan quản lý du lịch Thái Lan, kể từ khi cuộc biểu tình của những người áo

đỏ diễn ra, số khách du lịch quốc tế đến Thái Lan giảm tới 40% Tỷ lệ hủy tour rất cao,đặc biệt sau khi có tới 43 quốc gia ban hành cảnh báo công dân đến Thái Lan

Phần lớn nhu cầu du lịch là nhu cầu tinh thần nên người ta có thể hủy bỏ hayđiều chỉnh địa điểm du lịch nếu xét thấy tại điểm lựa chọn không đáp ứng tốt nhu cầucho họ Du lịch không chỉ là khám phá cái mới mà còn là quá trình nghỉ ngơi, vui chơi,giải trí do vậy sự lựa chọn của du khách là có được sự cải thiện về thể chất và tinh thầnsau mỗi lần kết thúc một chuyến đi xa… Cái họ không cần là sự căng thẳng, nặng nềkhi phải tiếp xúc với những gì mà họ không mong muốn như sự ghẻ lạnh của conngười, những hành vi thiếu văn hóa, mua bán, tranh cướp, lừa lọc… Đó là các yếu tốcủa văn hóa du lịch

1.3.5 Cơ sở hạ tầng (vật chất - xã hội)

Trực tiếp hay gián tiếp phục vụ hoạt động và kinh doanh du lịch như cácphương tiện phục vụ du lịch (đường sá, phương tiện vận tải, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ,

Trang 19

nhà hàng ăn uống, cung ứng năng lượng…); số lượng, chất lượng của hệ thống giáo dụcđào tạo cán bộ, nhân viên du lịch, văn hóa bản địa và cộng đồng, sự thân thiện của conngười… Và các yếu tố tự nhiên như địa hình, thời tiết, khí hậu, độ ẩm không khí

Ngoài ra, hiểu theo Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC),mức độ thuận lợi, hấp dẫn của môi trường kinh doanh du lịch ở các quốc gia đối với cácchủ thể KDDL (DNDL, cá nhân hay tổ chức) còn được thể hiện qua các tiêu chí gồm: cácđiều kiện thành lập doanh nghiệp Nói khác đi cũng như trong các lĩnh vực kinh doanhkhác, môi trường của các chủ thể kinh doanh du lịch bao trùm một hệ thống các yếu tố trảidài trong suốt thời kỳ từ lúc khai sinh cho đến lúc khai tử chủ thể đó

1.4 Một số mô hình và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững trong

Theo tổng cục du lịch, giai đoạn 2006-2010, lượng khách du lịch đến Đà Nẵngtăng bình quân 20%/ năm, doanh thu tăng bình quân 25%/ năm Giai đoạn 2011-1014,trong bối cảnh thị trường ảm đạm thì tổng lượt khách đến tham quan du lịch tại ĐàNẵng đạt 12,4 triệu lượt, tăng 21%/ năm; tổng thu nhập từ du lịch ước đạt 28.100 tỷđồng, tăng 30%/ năm Riêng năm 2014 là năm đầu tiên thành phố Đà Nẵng đón tới 3,8triệu lượt du khách, tăng 21,9% so với năm 2013, trong đó khách quốc tế ước đạt 955nghìn lượt, tăng 28,5%; lượt khách nội địa ước đạt 2,8 triệu lượt tăng 19,8% so vớinăm 2013 Tổng doanh thu ước đạt 9.740 tỷ đồng, tăng 25,1% so với năm 2013 Năm

2015, tổng lượng khách đến Đà Nẵng tham quan, du lịch ước đạt 4,6 triệu lượt, tăng20,5% so với năm 2014 Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 12700 tỉ đồng, tăng 28,7%

so với năm 2014

Những số liệu trên cho thấy du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn củathành phố và ngày càng có thương hiệu mang tầm vóc quốc tế Điều đó có thể thấy rõqua các giải thưởng và danh hiệu nổi bật đã đạt được:

- Đà Nẵng là thành phố duy nhất của Việt Nam đạt giải thưởng Thành phố bềnvững về môi trường ASEAN và được công nhận là 1 trong 20 thành phố có hàm lượngcarbon trong khí thải ra môi trường thế giới

Trang 20

- Bãi biển Mỹ Khê được bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh

và là 1 trong 10 bãi biển châu Á được yêu thích nhất thế giới

- Năm 2013 và 2014, Đà Nẵng nằm trong Top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầuchâu Á do tạp chí trực tuyến uy tín Smart Travel Asia bình chọn và vinh dự nhận giảithưởng “Phong cảnh thành phố châu Á năm 2013” do Tổ chức Định cư con người LiênHiệp Quốc tại châu Á trao tặng

- Năm 2014, Đà Nẵng là 1 trong 10 điểm đến du lịch mới nổi hấp dẫn ở châu Átheo đánh giá của trang mạng nổi tiếng Agoda Đà Nẵng xếp vị trí thứ nhất trong Top

10 điểm đến mới nổi hấp dẫn nhất thế giới do trang mạng uy tín hàng đầu thế giới về

du lịch TripAsvisor bình chọn Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã lọt top 3 sân baytốt nhất thế giới năm 2014 theo kết quả khảo sát của hãng hàng không Dragon A -hãng hàng không lớn thứ 2 của Hồng Kông về chất lượng dịch vụ tại 96 sân bay trêntoàn cầu

- Đà Nẵng tiếp tục là 1 trong 52 điểm đáng đến nhất thế giới năm 2015 - đây làdanh sách được chuyên mục Du lịch của tờ báo The New York Time (Mỹ) bình chọn.Thành phố đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước

Để đạt được những thành tích đáng nể đó, thành phố Đà Nẵng nói chung vàngành du lịch Đà Nẵng nói riêng đã có những chính sách và việc làm rất thiết thựcnhằm đưa du lịch phát triển du lịch một cách nhanh chóng và bền vững Cụ thể:

- Thành phố chú trọng nâng cấp, phát triển các sản phẩm du lịch theo hướnghình thành sản phẩm đặc trưng, có chất lượng cao Về định hướng thị trường khách,điều quan trọng là nghiên cứu, xúc tiến thị trường, xác định đối tượng khách chủ lựccủa Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác thích hợp, cũng như thống kê, phân loạikhách du lịch theo từng loại hình (khách mua sắm, khách nghỉ dưỡng, khách thamquan) để đáp ứng sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ khách du lịch tốt hơn

- Bên cạnh đó đẩy mạnh khai thác các thị trường du lịch nước ngoài, nhất làkhai thác khách thông qua việc mở đường bay trực tiếp Đồng thời, tập trung đẩy mạnhchiến dịch quảng bá, tuyên truyền xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, antoàn, thân thiện; xây dựng chiến lược và có kế hoạch khai thác tốt thị trường kháchnước ngoài qua tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây; khai thác lợi thế đô thị loại 1 và

là trung tâm vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây Nguyên để xúc tiến thị trườngkhách du lịch nội địa, khách du lịch MICE

- Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố đã tăng cường xúctiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp hơn Việc bồi dưỡng và đào tạonghiệp vụ quản lý cũng sẽ được chú trọng; từng bước chuẩn hóa nâng cao chất lượng;đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất

Trang 21

lượng nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động và phục vụ khách dulịch; xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn.

- Chú trọng đến việc bảo vệ môi trường: khách du lịch đến với bán đảo Sơn Tràngày một đông, tuy nhiên, sau mỗi chuyến đi như thế , thứ mà du khách để lại trên núi

là túi nylon, vỏ lon, vỏ chai nước ở một số khu nghỉ dưỡng cao cấp dọc bãi biển,theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, chỉ tập trung khai thác du lịch mang lại lợinhuận, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Nước thải từ các khu du lịch, nhàhàng ven biển chưa được xử lý triệt để

Nhằm khắc phục thực trạng đó, nhiều doanh nghiệp lữ hành, lưu trú trên điabàn thành phố Đà nẵng từng bước tiếp cận với loại hình du lịch bền vững, thiết kế vàđưa vào những chương trình tour thân thiện với môi trường như tour đi bộ, đạp xích lô,lặn ngắm san hô kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường Tiêu biểu phải kể đếnnăm 2014, CLB Vì biển xanh đã trồng 1000 cây phi lao tại bãi biển T20, sau đó phốihợp với nhân viên của VietNamMobile trồng thêm 1000 cây phi lao ở bờ biển T18, kếthợp các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường cho người dân sống gần đó

Đẩy mạnh công tác truyên truyền bảo vệ môi trường: Ông Nguyễn Đức Vũ,Phó Ban quản lý (BQL) bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho hay, đểđảm bảo môi trường trên núi Sơn Trà và các bãi biển, BQL thường xuyên bố trí lựclượng giám sát Xí Nghiệp Dịch vụ số 1 trong việc thu gom rác; đội quản lý trật tự dulịch biển cũng chủ động nhặt rác, hướng dẫn nhắc nhở khách tắm biển và người dângiữ gìn vệ sinh tại các bãi tắm Ngoài nội dung tuyên truyền được phát trên loa phátthanh tại các bãi tắm, phối hợp với các đài truyền hình địa phương phổ biến các quyđịnh, nội quy tại bãi biển đến người dân, du khách, BQL còn trang bị thêm 100 giỏ rácinox và 40 thùng rác hình con chim cánh cụt, 40 thùng rác 240 lít để thu gom rác tạicác điểm đông khách Mới đây, BQL triển khai chương trình “Hãy chung tay bảo vệmôi trường du lịch biển” dưới hình thức chiếu các đoạn phim tuyên truyền, phát tờ rơi.Đồng thời, BQL triển khai làm 6 cây cầu xanh để kết nối sinh cảnh sống cho loại voocjchà vá châu nâu cũng như tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ tại bán đảo Sơn Trà “BQLtập trung phát triển dịch vụ tại các điểm đến theo hướng du lịch sinh thái, gần gũi vớithiên nhiên, không xây dựng bê-tông để tránh phá vỡ cảnh quan làm ảnh hưởng đếnmôi trường sống của các loài động, thực vật tại bán đảo Sơn Trà Riêng các tour ngắmđộng vật hoang dã phải đảm bảo khách không chọc phá, gây hoảng sợ cho động vậthoang dã, đồng thời hạn chế những phương tiện có động cơ gây tiếng ồn lớn di chuyểntrên các tuyến du lịch Sơn Trà”, ông Vũ nhấn mạnh

1.4.1.2 Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên dải đất miền Đông Nam Bộ có diện tích

Trang 22

2095,6 km2 và dân số khoảng 7 triệu người, từng được mệnh danh là Hòn Ngọc ViễnĐông, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch lớn của Việt Nam Đây

là một thành phố trẻ mới 300 tuổi, nhưng bất cứ lúc nào chúng ta cũng cảm nhận được

sự năng động, sự thay da đổi thịt hàng ngày của thành phố Trẻ trung và hiện đại, songtrong lòng thành phố lại chứa đựng biết bao giá trị văn hóa nhân văn - văn hóa lịch sửđược kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau trên nềntảng văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam

Là một thành phố phát triển năng động thuộc loại bậc nhất cả nước, TPHCMcũng là một trong những thành phố dẫn đầu về việc thu hút khách du lịch TheoUBND TPHCM, năm 2015, lượng khách quốc tế đến Thành phố ước khoảng 4,7 triệulượt, tăng 7% so với năm 2014, đạt 100% kế hoạch năm Khách du lịch nội địa đếnThành phố ước đạt 19,3 triệu lượt, tăng 13% so với năm 2014 Lượng khách đếnTPHCM luôn cao hơn và đặc biệt khách quốc tế hàng năm gần gấp 2 lần Hà Nội Thực

tế cho thấy, du lịch của TPHCM có rất nhiều điểm nổi bật mà các tỉnh thành khác cóthể tham khảo Cụ thể:

- Về công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, TPHCM xây dựng kế hoạch tổchức các chiến dịch truyền thông tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong cộngđộng về phát triển du lịch, trong đó chú trọng các hình thức mới và mang lại hiệu quảnhư truyền thông qua các mạng xã hội; nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trêncác đài phát thanh, truyền hình địa phương; tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở hạ tầngthông tin du lịch như Tổng đài thông tin du lịch 1087, cổng thông tin điện tử du lịch vàtrạm thông tin du lịch Thành phố

- Về hoạt động xúc tiến du lịch, TPHCM tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chếxúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa, trong đó chú trọng xây dựng chiếnlược, kế hoạch phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịchThành phố, đặc biệt là đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Bêncạnh đó, Thành phố cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các sự kiện dulịch nổi bật mang tính định kỳ tại Thành phố; phối hợp với Tổng cục Du lịch và cácdoanh nghiệp tổ chức các hoạt động quảng bá, phát động thị trường tại các khu vựctrọng điểm và tiềm năng; tham gia các hoạt động của Tổ chức Xúc tiến du lịch cácthành phố châu Á - Thái Bình Dương (TPO)

- Đặc biệt, sự kiện Sở Du lịch TPHCM thành lập vào tháng 10/2014 đã chứng

tỏ quyết tâm của thành phố hướng đến việc phát triển du lịch chuyên nghiệp, sâu rộnghơn Ngoài vị trí là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với du khách trong vàngoài nước, TPHCM còn là trung tâm du lịch phát triển nhất nước với hàng trăm công

ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn cùng hàng ngàn đội ngũ hướng dẫn viên chuyên

Trang 23

nghiệp, được đào tạo bài bản Ước tính lượng khách quốc tế đến TP.HCM chiếm từ 50

- 55% lượng khách đến Việt Nam hàng năm Doanh thu lĩnh vực du lịch chiếm khoảng47% doanh thu cả nước, đóng góp 11% GDP thành phố

1.4.1.3 Thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia là một trong hai "cửangõ" quan trọng đón khách du lịch đồng thời là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với cảnước, giữa Việt Nam với khu vực và quốc tế Năm năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệtcủa lãnh đạo thành phố cùng sự quyết tâm cao độ của những người làm du lịch Thủ

đô, Hà Nội ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước

Hà Nội hiện có 5.175 di tích văn hóa lịch sử trong đó có 1.050 di tích đượcxếp hạng quốc gia, chiếm gần 20% tổng số di tích của cả nước, nhiều di tích nổi tiếng

đã được UNESCO vinh danh như: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc TửGiám, phố cổ Hà Nội Hà Nội cũng có 1.350 làng nghề trong đó có nhiều làng nghềthủ công truyền thống lâu đời như: Đúc đồng Ngũ Xã, gốm sứ Bát Tràng, lụa VạnPhúc Với những lợi thế cơ bản về tài nguyên du lịch nói trên, 5 năm qua, Hà Nội đãphát triển nhiều loại sản phẩm thu hút khách du lịch như: du lịch tham quan di tích vănhóa, lịch sử; du lịch làng nghề; du lịch lễ hội; du lịch ẩm thực, du lịch tổng hợp sinhthái, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng…

Ngành Du lịch thành phố đã khẳng định vai trò, vị trí là một ngành kinh tế lớn,tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệuquả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Dù thời gian gần đây, ngành Du lịchgặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế chung, nhưng lượng khách du lịch đến

Hà Nội vẫn có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, mức tăng bình quân hơn 10%; năm 2014đạt 15,4 triệu lượt khách nội địa, 3 triệu lượt khách quốc tế, gấp 2 lần so với năm

2010, tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch ổn định mức 15,1% Trong 9 tháng năm

2015, khách quốc tế đến Hà Nội đạt gần 2,3 triệu lượt, tăng 14%; khách trong nước đạthơn 12,7 triệu lượt, tăng 6,5%, doanh thu đạt 38.579 tỷ đồng, tăng 7% cùng kỳ Trong

5 năm qua, Hà Nội liên tiếp được các trang web uy tín của thế giới vinh danh là điểmđến hấp dẫn hàng đầu khu vực và thế giới

Để đạt được những thành tựu đáng kể đó, ngành du lịch Hà Nội đã có nhữngnhững việc làm kịp thời và phù hợp:

- Hà Nội có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tương đối tốt Hiện thànhphố có 3.081 cơ sở lưu trú với khoảng 38.000 phòng và 1.500 doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành Thành phố có nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực phong phú như cácnhà hàng Âu Á, tiệm cà phê, bar, các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp như: Sângolf (Đồng Mô, Sóc Sơn), Khu du lịch Sóc Sơn, đồi 79 Mùa Xuân (huyện Mê Linh)

Trang 24

5 năm qua, nhân lực du lịch Hà Nội cũng đã phát triển mạnh với 88.000 lao động trựctiếp có chất lượng tương đối tốt Cụ thể, khoảng 80% nhân viên các doanh nghiệp lữhành quốc tế và khách sạn từ 3 đến 5 sao đều có trình độ đại học trở lên Đặc biệt, cácdoanh nghiệp liên doanh nước ngoài có đội ngũ cán bộ trình độ cao, chuyên nghiệp,được đào tạo bài bản 2.613 hướng dẫn viên du lịch quốc tế được cấp thẻ đều có thể sửdụng được ít nhất một ngoại ngữ.

- Trong thời gian qua, ngành Du lịch Thủ đô đã chủ trì tổ chức đăng cai thànhcông nhiều sự kiện lớn như: Năm Du lịch quốc gia 2010, Hội nghị lần thứ XI của Hộiđồng Xúc tiến du lịch Châu Á (năm 2012) Đặc biệt trong 3 năm 2013 - 2015, Hà Nội

tổ chức thành công 3 sự kiện lớn sẽ được duy trì tổ chức định kỳ: Liên hoan Du lịchlàng nghề truyền thống Hà Nội vào dịp tháng 10; Tổ chức đoàn của thành phố thamgia Hội chợ JATA và Lễ hội Việt Nam tại Tokyo (Nhật Bản) vào dịp tháng 9; Hội chợ

Du lịch quốc tế Việt Nam - Hà Nội vào dịp tháng 4 hằng năm

- Ưu tiên phát triển sản phẩm mang đậm nét Hà Nội: Giám đốc Sở Du lịch HàNội Đỗ Đình Hồng cho biết, Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đã chỉ rõ, đến năm

2020, du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tếcủa Thủ đô, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại;sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mangđậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểmđến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khuvực Để đạt mục tiêu này, Hà Nội đã và đang tập trung thu hút các nguồn lực cho đầu

tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên nền tảng các giá trị di sản văn hóa, đólà: Đầu tư nâng cấp dịch vụ du lịch tại khu vực Phố Cổ - Hoàn Kiếm, phát triển tuyến

du lịch ven Sông Hồng; khai thác, phát triển du lịch bền vững tại quần thể "Khônggian lễ hội Gióng"; phát triển du lịch cộng đồng tại Ba Vì Đặc biệt, chú trọng khaithác mặt nước và không gian cảnh quan xung quanh Hồ Tây như: Phát triển dịch vụthuyền buồm du lịch, trình diễn các loại hình nghệ thuật trên mặt nước với ánh sánglaser, pháo sáng, pháo hoa kết hợp tuyến du lịch tâm linh, cùng với các làng nghề

cổ như trồng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, cá cảnh Nghi Tàm, trồng sen và ướp tràQuảng Bá…

Bên cạnh đó, ngành Du lịch Hà Nội chủ động phối hợp với Công an thành phố

và UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án kiên quyết xóa bỏ các tệ nạnchèo kéo, ép khách, chặt chém Cùng với đó là phối hợp với cộng đồng địaphương tổ chức tốt các dịch vụ vệ tinh phục vụ khách du lịch như xe buýt, xe taxi,

xe điện du lịch, các nhà hàng, phát triển các dòng sản phẩm lưu niệm mang đậmnét đặc trưng của Hà Nội

Trang 25

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá: hoạt động tuyên truyền, quảng bá,hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế của ngành Du lịch chú trọng vào việctriển khai các chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trongnước và các tổ chức mà Hà Nội làm thành viên hoặc đã có quan hệ Bên cạnh đó,ngành Du lịch Hà Nội cũng chủ động phối hợp với các đại sứ quán, các tổ chức quốc

tế trên địa bàn để kết nối, giới thiệu, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch tại các thịtrường quốc tế như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia Du lịch

Hà Nội cũng sẽ nâng tầm tổ chức các sự kiện du lịch như: Hội chợ Du lịch quốc tếViệt Nam - Hà Nội; Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội theo hướngngày càng chuyên nghiệp và xã hội hóa cao; tổ chức một số sự kiện du lịch mới mangđậm dấu ấn của ngành Du lịch Thủ đô như: Lễ hội áo dài, Liên hoan Ẩm thực Hàthành, Ngày hội Du lịch Hà Nội

1.4.2 Kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực

1.4.2.1 Thái Lan

Năm 2014,Thái Lan đón tiếp 19,2 triệu lượt khách, xếp thứ 2 ở Đông Nam Á vàlọt top 10 thế giới về lượng khách du lịch quốc tế tới thăm Nói một cách công bằng,đất nước chùa Vàng không có nhiều lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên cũng như khí hậutuyệt vời như nước ta nhưng tại sao xứ sở ấy lại trở thành thiên đường du lịch? Có thểnói, để trở thành “ thiên đường du lịch” như ngày nay, Thái Lan đã tận dụng mọinguồn lực của mình

Có 6 điều đáng học hỏi từ ngành du lịch Thái Lan:

Thứ nhất, đầu tư cơ sở vật chất: trong những thập niên vừa qua, chính phủ Thái

Lan đã đầu tư rất mạnh cho giao thông công cộng, nổi bật là việc xây dựng hệ thốngtàu điện trên không Skyrail, giúp cho việc đi lại trong thành phố đơn giản, thuận tiệnhơn rất nhiều Đường sá, đường ray được bảo trì, làm mới đã khiến thành phố càng trởnên thân thiện hơn với khách du lịch

Thứ hai, luôn hướng tới tiêu chuẩn quốc tế: mỗi người dân Thái Lan đều có ý

thức rất cao hướng tới việc phát triển du lịch mang tầm quốc tế Hầu như ai cũng nóiđược tiếng anh, từ những người bán đồ ăn trên phố tới những tài xế tuk tuk Tại hầuhết các điểm du lịch, luôn có bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh cho du khách

Thứ ba, phát triển du lịch đường sông: Bangkok là một trong những thành phố

tận dụng tốt nhất tài nguyên sông nước của mình Con sông Chao Phraya trở thànhmột đường giao thông dành cho người dân đi lại, chuyên chở trong thành phố Dòngsông cũng được tận dụng nhiều tour du lịch khám phá thành phố, mang lại nhiều lợinhuận cho Thái Lan

Thứ tư, khách hàng thực sự là thượng đế: Ở Thái Lan hầu như chẳng bao giờ

Trang 26

thấy những người bán hàng cau có Dù bạn có mua đồ, mặc cả “siết”, người dân Tháivẫn nở nụ cười và nói những câu thật ngọt ngào, nhẹ nhàng Đặc biệt, ở những khuchợ như Chatukchak, bạn thoải mái nói ra những yêu cầu mua hàng của mình, dù là kỳquặc nhất, những người bán hàng chẳng bao giờ phàn nàn mà chỉ tìm cách thực hiệnyêu cầu đó Chẳn sai khi nói Thái Lan là “đất nước của những nụ cười”.

Thứ năm, phát triển ẩm thực thành phố: không chỉ những nhà hàng, quán ăn xa

hoa mới mang lại nguồn lợi nhuận Ở Bangkok, văn hóa ẩm thực đường phố đóng vaitrò vô cùng quan trọng Đồ ăn tươi đủ các loại bán trên khắp các đường phố, dậyhương thơm và rất bắt mắt, thu hút đông đảo tâm hồn ẩm thực tới đây

Thứ sáu, yêu cầu sự tôn trọng: người làm dịch vụ ở Thái Lan coi khách hàng là

thượng đế, nhưng họ cũng đòi hỏi ở du khách sự tôn trọng đối với hoàng gia của họ.Đừng bao giờ nói xấu vua Thái Lan hay các thành viên trong gia đình hoàng tộc bớihành động này được coi là vô cùng khiếm nhã Với việc yêu cầu sự tôn trọng này, dukhách cũng thận trọng và có ý thức giữ gìn hơn khi bước vào các công trình hoàng gia

Một điểm đặc biệt giúp Thái Lan phát triển du lịch chính là chiến lượcMarketing cực kì độc đáo và hấp dẫn với slogan “Amazing Thái Lan” Thái Lan tăngcường công tác marketing thông qua duy trì, phát hành thẻ thành viên “Thái Lan kỳdiệu” dành cho các khách hàng thường xuyên, có sự đồng cảm, yêu mến Thái Lan.Đồng thời, ngành du lịch nước này lại tích cực đi tìm thị trường mới bằng việc mởnhững văn phòng đại diện mới ở một số nơi đông dân và tiềm năng như Côn Minh(Trung Quốc), Mumbay (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia), thậm chí là Srilanka, Pakistan,Syria, Jordan và Iran

1.4.2.2 Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ ở Đông Nam Á, có diện tích 710km2 (tươngđương Đảo Phú Quốc của Việt Nam) và 5,2 triệu dân Nằm trong khu vực khí hậunhiệt đới, không phân mùa rõ rệt, có độ ẩm cao và mưa nhiều; không có giọt nướcngọt từ sông và hồ; bờ biển chỉ dài 193km, không có bãi tắm, trừ một bãi tắm nhân tạo

ở đảo du lịch Sentosa nên nguồn tài nguyên du lịch của Singapore rất hạn chế Mặc

dù vậy, Singapore đã phát huy lợi thế vị trí địa lý là đầu mối giao lưu hàng hải, hàngkhông của thế giới và tiềm lực con người để vươn lên phát triển vượt bậc trong du lịch.Hàng năm, quốc đảo này đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế, gấp 3 lần dân số Mứctăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2014 về lượng khách và thu hậpbình quân đạt 2 con số, khoảng 10% Để đạt được những thành tích đáng kể như vậy,ngành du lịch Singapore đã có những biện pháp hết sức thiết thực:

Một là, hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển du lịch phù hợp

Trang 27

với từng thời kì Cụ thể là: Chiến lược Du lịch Singapore năm 1968, có chủ đề pháthuy công sức, trí tuệ của người dân quốc đảo tham gia quy hoạch đảo du lịch Sentosa.Chiến lược phát triển du lịch năm 1986 với chủ đề bảo tồn và khôi phục các khu lịch

sử văn hóa Chiến lược phát triển du lịch năm 1993, chủ đề là phát triển các sản phẩm

du lịch mới Chiến lược Du lịch 21 năm 1996, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạncho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với chủ đề “Nhà vô địch du lịchSingapore” Năm 2005, Singapore xây dựng Chiến lược “Du lịch 2015”, với chủ đềphát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụnhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng dulịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp,phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Chiến lược phát triển du lịch năm

2012 của Singapore với chủ đề “Địa giới du lịch 2020”, đầu tư 300 triệu đô laSingapore để tổ chức các sự kiện du lịch, 340 triệu đô la phát triển sản phẩm du lịch,

265 triệu đô la phát triển nguồn nhân lực du lịch; phấn đấu năm 2015 đón 17 triệu lượtkhách quốc tế, thu nhập du lịch 30 tỷ đô la Singapore và tạo ra 250.000 việc làm

Hai là, đầu tư lớn và thường xuyên tu bổ danh thắng, cơ sở vật chất kỹ thuật du

lịch: Từ giữa những năm 80 của Thế kỷ trước, Chính phủ Singapore đầu tư hàng trămtriệu đô la nâng cấp các danh thắng, khu nghỉ dưỡng, di tích văn hóa và lịch sử, tạocho du khách ở Singapore hàng tuần vẫn không thấy thiếu chỗ tham quan Trên đảo dulịch Sentosa nhỏ bé, du khách đi cả ngày không chán để tận hưởng không khí tuyệt vờicủa các khu nghỉ đẳng cấp cao (Sijori Resort, The Sentosa Resort & Spa, Shangri -La’s, Rasa Sentosa Resort); Khu thủy cung huyền diệu (Underwater World), ThápCarlsberg; Khu nhạc nước (Musical Fountai ); Khu trượt xe cảm giác mạnh (SentosaLuge); Sân gôn (Sentosa Golf Club); Khu biểu diễn Cá heo (Dolphin Lagoon); VườnBướm và Côn trùng; Triển lãm Hình ảnh Singapore; Tháp Sư tử biển Singapore tậptrung xây dựng quốc đảo trở thành trung tâm triển lãm và hội nghị hàng đầu châu Á,trung tâm dịch vụ và giải trí bậc nhất

Ba là, tạo sự tiếp cận điểm đến thuận lợi nhất:

Du khách đi lại rất thuận tiện đến các điểm trên quốc đảo Singapore nhờ hệthống tàu điện ngầm hiện đại và an toàn Xe buýt, xe con và xe taxi chạy tốc độ rấtcao, nhưng hầu như không có tai nạn giao thông, nhờ hệ thống đường sá tốt, tính tựgiác cao của người tham gia giao thông và hệ thống đèn đường hiện số bố trí hợp lý

Cơ sở vật chất kỹ thuật hàng không được quan tâm đầu tư để kích cầu du lịch quốc tế.Sân bay Changi liên tục được bầu chọn là sân bay tốt nhất thế giới, mới được đầu tư1,8 tỷ đôla Singapore để nâng cấp Chính sách cởi mở về thị thực, miễn thị thực du

Trang 28

lịch đối với du khách quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúpquốc đảo sư tử phát triển du lịch Singapore có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia vàvùng lãnh thổ, đã miễn thị thực cho du khách của 143 quốc gia Thủ tục xuất nhậpcảnh được cải tiến liên tục, thuận tiện Nhà hàng ăn uống, cửa hàng trong sân bay hoạtđộng nhộn nhịp hơn cả trong quốc đảo.

Bốn là, kết hợp nhiều hoạt động, liên kết các loại hình du lịch để tích hợp hình

thành loại hình du lịch độc đáo tạo sức thu hút du lịch và sự sôi động mới: Loại hình

du lịch BTMICE (Business Traveller, Meetings, Incentives, Conventions andExhibitions) được hình thành bởi các hoạt động du lịch gắn với du lịch thương mại,gặp gỡ, khen thưởng, hội nghị và triển lãm để tạo sôi động mới một cách liên tục vàmang lại nguồn thu chính cho Du lịch Singapore

Năm là, điều chỉnh sản phẩm, giá cả và đầu tư quảng bá du lịch kịp thời: Bằng

nhiều cơ chế linh hoạt, Singapore không ngừng làm mới sản phẩm du lịch; điều chỉnhchính sách giá như giảm giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, giá vé vào cửa Singapore hạ thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng cao cấp xuống 0%, thực hiện hoànthuế giá trị gia tăng cho du khách mua hàng ở Singapore mang ra, nên đã kích thíchđược nhu cầu mua sắm của du khách và tăng lượng khách đến Singapore, hàng năm đã

có thêm thu nhập từ “xuất khẩu tại chỗ” trên 15 tỷ đôla Singapore Singapore phấn đấutrở thành một trung tâm mua sắm của khu vực Hàng năm, Singapore đầu tư hàng tỷđôla Singapore để quảng bá du lịch Là trung tâm tài chính, kinh tế của khu vực ĐôngNam Á, của châu Á và thế giới, Singapore đặc biệt có thế mạnh trong phát triển dulịch MICE Hiện có hơn 7 nghìn Công ty đa quốc gia trên thế giới đặt văn phòng đạidiện tại Singapore góp phần quảng bá du lịch Singapore

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI SAPA,

TỈNH LÀO CAI

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động du lịch Sapa, tỉnh Lào Cai

2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển du lịch tại Sapa

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sapa là một huyện vùng cao của tỉnh LàoCai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắcthiên nhiên Phong cảnh thiên nhiên của Sapa được kết hợp với sức sáng tạo của conngười cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếptheo một bố cục hài hòa tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn

Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sapa như một thành phố trong sươnghuyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó

là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng Nằm ở độ cao trung bình

từ 1500m- 1800m, nên khí hậu Sapa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt

độ trung bình 15-18 độ C Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều

Sapa tên gọi này từ tiếng quan thoại Tiếng quan thoại gọi Sa- Pả, “Sa” là cát,

“Pả” là bãi Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sapa.Ngày xưa chưa có thị trấn Sapa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó Dovậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”

Từ hai chữ “Sa Pả”,người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sapa

và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người tađều gọi là “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt

Còn thị trấn Sapa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dânđịa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ

Sapa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn Gọi HoàngLiên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý,hiếm Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao,chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc Khu rừng quốcgia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng Có 37 loàithú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật,trong đó có 173 loài cây thuốc

Sapa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên

đó đê ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trongsương khói Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là mộtthắng cảnh đầy hoa trái của Sapa Và nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, TrungQuốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm đươc.Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây bủa kín thân người, hoa rực

rỡ mặt đất

Trang 30

Du lịch Sapa còn có Nhà Thờ Cổ ở ngay thị trấn, từ thị trấn đi ngược về hướngĐông Bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng

đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướngBắc là đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trungđoàn của quân đội Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù ký thú như hìnhtiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh

Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ củanhững cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưagiải mã được Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia

Từ thị trấn Sapa, đi về phía Tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặpThác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núirừng đầy ấn tượng

Sapa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ,mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào… đặc biệt làhoa bất tử sống mãi với thời gian

Sapa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hóa riêngvới các lễ hội như lễ hội “Roong poc”của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạpnúi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào thángtết hàng năm

Chợ phiên của Sapa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sapa) Ngườidân ở vùng xa phải đi từ thứ bẩy Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhaubằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanhcủa đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người

có tuổi… và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”

2.1.2 Các công tác quản lý du lịch của sở VHTTDL và các ban ngành

Văn minh, chuyên nghiệp và hiện đại là mục tiêu mà du lịch Lào Cai đanghướng tới Theo ông Doãn Văn Hưởng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, việclượng khách du lịch lên Lào Cai nói chung và Sapa nói riêng tăng mạnh sau khi khánhthành tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã đặt ra yêu cầu bức thiết trong quản lý

và phát triển du lịch đối với Lào Cai Bởi vậy, các cấp các ngành cùng vào cuộc và đưa

ra những biện pháp thiết thực như:

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: không ngoài dự báo, sau khi đường cao tốcNội Bài - Lào Cai được khai thông, lượng phương tiện và du khách đến Lào Cai tăngđột biến Thông thường Lào Cai đón khoảng 23.000 lượt khách/1 tuần, nhưng sau khithông tuyến, chỉ riêng 2 ngày thứ 7 và chủ nhật, lượng khách tăng lên từ 10.000 -15.000 lượt Đây là tín hiệu vui đối với du lịch Lào Cai, song cũng đem đến không ítkhó khăn và thách thức, tạo áp lực đáng kể và bức thiết đối với những đơn vị làm công

Trang 31

tác quản lý hạ tầng đô thị.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã yêu cầu các sở, ban ngành cần phốihợp với huyện Sapa bắt tay ngay vào một số nhiệm vụ, như hoàn thiện hồ sơ để tổchức tư vấn của Mỹ tham vấn trong vấn đề xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển

đô thị du lịch Sapa, thành phố Lào Cai và các điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh; cóphương án đảm bảo giao thông nội thị, đầu tư nâng cấp một số hạ tầng kỹ thuật đô thịcấp thiết hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá du lịch Trong đó, việc đầu

tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất tại các địa bàn trọng điểm Sapa, thành phố Lào Cai,Bắc Hà, Bảo Yên và Bát Xát là rất cấp thiết

Sapa sau khi trở thành đô thị du lịch (đô thị loại IV) năm 2015 đã có hệ thốngnhà hàng, khách sạn cao cấp, thân thiện với môi trường; có đủ điểm dịch vụ vui chơigiải trí lưu giữ khách lâu hơn; các bãi đỗ gửi xe an toàn, tiện lợi Đây cũng chính làtuyến du lịch chuyên đề qua ba miền di sản ruộng bậc thang: Mù Cang Chải (Yên Bái)

- Sapa - Bát Xát (Lào Cai) - Nguyên Dương (Vân Nam - Trung Quốc)

Để giảm tải cho Sapa, các điểm, tuyến du lịch như Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yêncũng sẽ được nâng cấp đồng bộ Huyện Bắc Hà sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch đến các khu vực lân cận; tập trung khai thác du lịch văn hóa chợ phiên,tham quan di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống; tổ chức các tuyến du lịch mạohiểm, du lịch leo núi, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái dọc sông Chảy

- Huyện đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch liên huyện trên tuyến Bắc Lẩu Thì Ngài - Tả Van Chư - Cán Cấu - Si Ma Cai, khai thác du lịch lòng hồ tại cáccông trình thủy điện trên địa bàn; tiếp tục đầu tư, nâng cấp và khai thác sử dụng nhà dulịch Bắc Hà theo mô hình nhà du lịch Sapa

Hà Song song với việc phát triển nâng cao hạ tầng kỹ thuật về du lịch, Lào Caiquan tâm xúc tiến quảng bá du lịch thông qua nhiều hình thức như quảng bá du lịchtrên mạng Internet, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấnphẩm, vật phẩm văn hóa, quảng bá trên biển quảng cáo tấm lớn, tổ chức các sự kiệnquảng bá và giới thiệu du lịch Lào Cai, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch trong

và ngoài nước; tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo về du lịch

- Triển khai đề án “Xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động thương mạidulịch” Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động thương mại, du lịch” ởSapa được thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015 nhằm nâng cao ý thức trách nhiệmcủa người dân và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch,đồng thời tăng cường quản lý nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở Sapa Từ

đó, tạo môi trường xã hội lành mạnh để thực hiện thành công mục tiêu phát triển dulịch bền vững

Trang 32

Kết quả bước đầu đạt được trong việc triển khai đề án đã tạo sự chuyển biếntích cực trong nhận thức và hành động của người dân Ông Nguyễn Ngọc Hinh, PhóChủ tịch UBND huyện Sapa cho biết: Đề án được thực hiện thành công, sẽ giúp thunhập của người dân bản địa cao hơn và khu du lịch Sapa sẽ văn minh hơn Em Lý TảMẩy, trước đây làm nghề bán hàng rong ở thị trấn Sapa cho biết: Nhà em ở Tả Phìn,nếu muốn xuống thị trấn phải đi bộ mất hàng giờ Từ khi huyện triển khai đề án, đượcđoàn thanh niên tuyên truyền về việc xây dựng hình ảnh du lịch Sapa văn minh thânthiện, ở xã em cũng có điểm bán hàng tập trung, nên em về xã bán hàng.

- Phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn: năm 2013, Sapa đón 721.991lượt khách du lịch, đạt 100,3% kế hoạch được giao Đây là con số rất ấn tượng trongđiều kiện kinh tế đất nước, thế giới vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, phục hồi suythoái toàn cầu Các đơn vị quản lý du lịch đã cấp, phát thẻ đi thăm quan các tuyến dulịch làng bản cho 13.188 đoàn khách, với trên 67 nghìn lượt người Tổng doanh thu từhoạt động dịch vụ du lịch của huyện trong năm 2013 đạt 576 tỷ đồng

- Tăng cường quản lý đô thị, xây dựng nông thôn mới: bên cạnh việc chú trọngphát triển ngành du lịch, Sapa cũng đang rất quan tâm tăng cường công tác quản lý trật

tự đô thị, hệ thống chiếu sáng đô thị, công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh,thảm hoa, thảm cỏ Giải quyết có hiệu quả tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để bánhàng, tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch, bán hàng rong trên địa bàn thị trấn

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch Sapa (Lào Cai) của Trungtâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai: Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh LàoCai sau khi được kiện toàn, đổi tên thành trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnhLào Cai theo quyết định số 1032/QĐ - UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014 của UBNDtỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động về thông tin tư vấn dulịch, quảng bá, phát triển sản phẩm và xúc tiến du lịch, đặc biệt là các hoạt động tăngcường hỗ trợ phát triển du lịch Sapa

2.2 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Sapa, tỉnh Lào Cai

2.2.1 Về thị trường khách du lịch tại Sapa

Trang 33

ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất Châu á và thế giới (Tạp chí du lịch Travel and Leisure

- Mỹ); Sapa - một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam (khách quốc tế bìnhchọn); Sapa - một trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam trong năm 2013(khách nội địa cũng bình chọn) Ngoài ra, hệ thống các di tích tâm linh như: Đền Bảo

Hà, Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Cấm… cũng là những điểm đến không thể bỏ quađối với các du khách tâm linh trong mỗi mùa lễ hội

Trong những năm qua mặc dù nền kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biếnđộng nhưng hoạt động du lịch của Lào cai vẫn phát triển cả về số lượng và chất lượng.Tính đến năm 2013, Lào Cai đón được 1.260.890 lượt khách, tăng 32,9% so với cùng

kỳ năm 2012, tổng doanh thu du lịch năm 2013 đạt 2.548.4 tỷ đồng, tăng 38.1% so vớicùng kỳ năm 2012

Tính đến năm 2014, tổng lượt khách đến Lào Cai đạt: 1.470.000 lượt khách,tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 105% kế hoạch, trong đó khách quốc tế đạt545.239 lượt Doanh thu du lịch năm 2014 đạt: 3.276 tỷ đồng, tăng 28,5% so với cùng

kỳ, đạt 105% kế hoạch

Theo đánh giá của một số chuyên gia thì cơ cấu khách quốc tế cũng thay đổivới trên 70 quốc tịch khác nhau, trong năm 2014, bên cạnh các thị trường có xu hướngtăng là Anh, Bỉ, Canada, Nhật, Ý, một số thị trường khách truyền thống giảm sâu sắc

là: Pháp, Mỹ, Úc, Trung quốc, và Israel

Khách du lịch tới Lào Cai nói chung và Sapa nói riêng thường tập trung chủyếu vào các dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ tết Riêng trong đợt nghỉ Tết dương lịch năm

2015 vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 70 nghìn lượt khách, trong đó riêng Sapa đón41.120 lượt, Huyện Bắc Hà khoảng trên 4.200 lượt khách, TP Lào Cai đón khoảng 36nghìn lượt Đối tượng khách du lịch nội địa tăng nhiều trong thời gian qua là khách nộiđịa ở các đô thị, khách du lịch đại chúng, đi theo nhóm hoặc gia đình (chiếm 59,3%tổng lượng khách đến Lào Cai) Tuy nhiên, đối tượng khách du lịch có khả năng chitrả cao là người nước ngoài đang có xu hướng giảm nhẹ

Điểm nổi bật trong du lịch ở Lào Cai là đón được lượng khách quốc tế rất lớn(dù đang có xu hướng giảm) Lào Cai là tỉnh dẫn đầu các tỉnh miền núi về đón kháchquốc tế và là một trong 5 trung tâm du lịch đón khách quốc tế lớn nhất miền Bắc

Theo thống kê từ Phòng Văn hóa thông tin huyện Sapa, 3 tháng đầu năm 2015,toàn huyện Sapa đón 327.000 lượt khách đạt 27,3 % so với kế hoạch tăng 144,3% sovới cùng kỳ năm 2014 Trong đó khách quốc tế chiếm 36.475 lượt tăng 34,6%, khách

nội địa là 290.525 lượt tăng 172% so với cùng kỳ năm 2014 Lượng khách du lịch đến

Lào Cai tăng 21,7% ở quý thứ II của năm 2015 Tổng lượt khách du lịch đến Lào Caiquý thứ II của năm 2015 đạt 664.875 lượt, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2015

Trang 34

Trong đó , khách du lịch quốc tế đạt 217.735 lượt, giảm 16,4% so với cùng kỳ,khách du lịch nội địa đạt 447,140 lượt, tăng 56,4% so với cùng kỳ, tổng doanh thu

du lịch quý thứ II của năm 2015 đạt hơn 1.488 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳđầu năm 2015

Riêng trong tháng 4 năm 2015, lượng khách đến các khu du lịch trọng điểm củatỉnh tăng: Sapa đón 138.000 lượt, Bắc Hà đón 17.100 lượt, thành phố Lào Cai đón80.300 lượt Ngoài ra, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Lào cai đón và phục vụ12.464 lượt khách

Qua kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu điều tra thu được sau khi phát phiếutrưng cầu ý kiến dân cư địa phương cho thấy: Theo nhận xét thì thị trường khách đếnvới Sapa thì số lượng khách quốc tế đến nhiều hơn số lượng khách nội địa Có 78%cho rằng khách quốc tế đến nhiều hơn và 22% cho rằng khách nội địa nhiều hơn

Biểu đồ 1: Lượng khách du lịch tới Sapa (%)

Khách quốc tế Khách nội địa

2.2.2 Về thực trạng sản phẩm du lịch tại Sapa

Để tạo điểm nhấn cho năm du lịch quốc gia 2017 sẽ được tổ chức tại Lào Cai,địa phương đang chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng thỏa mãn nhu cầucủa du khách

Theo ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai, thời gian tới,ngành du lịch Lào Cai sẽ tạo ra các chuỗi sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, tínhbền vững và cạnh tranh để giữ chân các du khách đến các khu vực Châu Âu, Châu Mỹ,các nước Đông Nam Á và gần nhất là Vân Nam (Trung Quốc)

Tuy nhiên, theo bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng Quy hoạch và Phát triểntài nguyên du lịch (Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai), quá trình triển khai xây dựng sản phẩm

du lịch của tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn, thách thức trong việc thu hút sự thamgia của cộng đồng, phân chia quyền lợi giữa nhà đầu tư và người dân, cũng như sự hài

Trang 35

hòa giữa phát triển du lịch với nâng cao đời sống văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc.

Hiện nay, địa phương đang hướng tới hai nhóm sản phẩm du lịch nhóm sảnphẩm du lịch “Sắc màu miền núi” với không gian là các huyện phía Đông của tỉnh LàoCai, kết nối sang tỉnh Hà Giang Điểm nhấn của dòng sản phẩm này là các phiên chợvùng cao, các bản làng dân tộc, các lễ hội dân gian, các làng nghề thủ công truyềnthống và một số danh lam thắng cảnh của các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, MườngKhương (Lào Cai) kết nối sang tỉnh Hà Giang Thị trường hướng tới của dòng sảnphẩm này là đối tượng du khách văn hóa, du lịch nghiên cứu và du lịch trải nghiệm -khám phá

Lào Cai có địa hình đa dạng, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nhóm sản phẩm

“khám phá du lịch đỉnh cao” là dòng sản phẩm mà Lào Cai tập trung khai thác mạnhvới không gian các huyện phía Tây của tỉnh Lào Cai (Sapa, Bát xát) kết nối sang tỉnhLai Châu với các điểm nhấn là đèo Ô Quý Hồ, đỉnh Fansipan, dãy Ngũ Chỉ Sơn, ĐỉnhBạch Mộc Lương Tử, núi Ba mẹ con, đỉnh Phú Lan Gia gắn với văn hóa đặc trưng củacác dân tộc sinh sống như Giáy, Hà Nhì, Mông, Dao Đôi tượng hướng tới của dòngsản phẩm này là khách du lịch mạo hiểm, du lịch leo núi và du lịch văn hóa

Sapa đã định hướng rõ hơn cho mình thị trường khách thông qua việc xâydựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng dòng khách, rất độc đáo và mang đặctrưng nơi đây

Du lịch Sapa, du khách thường nghĩ đến việc đi thăm Thác Bạc, Cầu Mây, HàmRồng, chợ tình, lang thang phố núi, xuống bản làng ăn, ngủ với đồng bào dân tộc,thưởng thức các món ăn đặc sản của nơi đây Tuy nhiên, tiềm năng du lịch của Sapacòn nhiều hơn thế

Sở VHTTDL Lào Cai đã đầu tư nghiên cứu và hệ thống lại các sản phẩm dulịch, từ đó xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới theo chuyên đề, vừa mang đếncho du khách thêm sự lựa chọn, vừa làm mới sản phẩm theo chiều sâu giá trị cảnhquan, di tích và văn hóa

Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc tổ chức vào các buổi thứ sáu và thứbảy hằng tuần tại Sân quần (trước cửa Nhà thờ Đá, thị trấn Sapa) với chương trìnhbiểu diễn nghệ thuật dân gian nguyên bản, đặc trưng của các dân tộc Mông, Dao

Tour du lịch chuyên đề kiến trúc Sapa sẽ giới thiệu những phong cách kiến trúctiêu biểu các dân tộc huyện Sapa: nhà truyền thống người Mông (bản Cát Cát), nhàtruyền thống dân tộc Giáy (bản Tả Van), nhà truyền thống dân tộc Tày (bản Dền), nhàtruyền thống dân tộc Dao (bản Tả Phìn) và một số kiến trúc Pháp cổ tại Sapa (Nhà thờ

đá và Đan viện Tả Phìn)

Ngày đăng: 14/05/2016, 14:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w