1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp Chiến lược Marketing dịch vụ lữ hành

65 4,3K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 207,08 KB

Nội dung

Nhận thấy được sự cần thiết của du lịch và nghỉ dưỡng cùng những nhu cầu củakhách hàng thời buổi hiện đại như ngày nay, Công ty cổ phần du lịch và tổ chức sựkiên Việt Mỹ đã mở ra hàng lo

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu của khóa luận 3

CHƯƠNG I: TÓM TẮT LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ LỮ HÀNH 4

1.1 Các khái niệm cơ bán 4

1.1.1 Dịch vụ lữ hành 4

1.1.2 Đặc điểm 4

1.1.3 Chiến lược marketing 6

1.2 Chiến lược Marketing tại công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành 7

1.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô 7

1.2.2 Xác định mục tiêu chiến lược 10

1.2.3 Thiết kế Marketing – Mix 11

1.2.4 Triển khai chiến lược 16

1.2.5 Đánh giá và kiểm tra chiến lược 17

1.3 Các yếu tố và những ảnh hưởng đến du lịch lữ hành 18

1.3.1 Môi trường vĩ mô 18

1.3.2 Đối thủ cạnh tranh 21

1.3.3 Thị trường và khách hàng 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VIỆT MỸ. 23

2.1 Giới thiệu về công ty 23

2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 24

2.1.3 Kết quả hoạt động của công ty 25

Trang 2

2.2 Phân tích chiến lược Marketing dịch vụ lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và

tổ chức sự kiện Việt Mỹ 26

2.2.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty 26

2.2.2 Phân tích môi trường Marketing của công ty 29

2.2.3 Thực trạng Marketing – Mix tại công ty Việt Mỹ 34

2.2.5 Triển khai chiến lược Marketing dịch vụ lữ hành tại công ty Việt Mỹ 40

2.3 Đánh giá chung 42

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ LỮ HÀNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VIỆT MỸ 43

3.1 Dự báo thị trường dịch vụ lữ hành tại Việt Nam và định hướng phát triển của công ty 43

3.1.1 Dự báo thị trường 43

3.1.2 Chiến lược phát triển của công ty 45

3.2 Các giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty 46

3.2.1 Hoàn thiện hoạch định chiến lược Marketing 46

3.2.2 Hoàn thiện các chính sách marketing hỗn hợp 47

3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức và triển khai 55

3.2.4 Hoàn thiện công tác đánh giá và kiểm tra 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 3

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty VNA Travel 24Hình 2.2 Sơ đồ kênh phân phối của Công ty VNA Travel 37Hình 2.3 Sơ đồ quy trình dịch vụ tại Công ty VNA Travel 39

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty VNA Travel năm 2015 25Bảng 2.2 Các loại hình dịch vụ của công ty VNA Travel 35Bảng 2.3 So sánh giá tour giữa VNA Travel với Hanoitourism 36

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động diễn ra phổ biến trong đời sống.Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam trên trường quốc tế, du lịch đãtrở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn đối với mỗi người dân Nhờ lợi thế về tự nhiên vàmôi trường chính trị ổn định, Việt Nam cũng đang được biết đến nhiều hơn vàtrởthành điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn đối với khách du lịch Quốc tế Về phươngdiện kinh tế, du lịch là một ngành công nghiệp “không khói”, thân thiện với môitrường, có thể tạo nên giá trị lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người dân Vì nhữnggiá trị to lớn mà du lịch mang lại, ngành du lịch trong nước đã không ngừng phát triển

và thu được những thành tựu nhất định Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp kinhdoanh trong mảng du lịch – lữ hành trong nước đã không ngừng tăng lên Tuy vậy,những dịch vụ trong từng nhánh nhỏ trong du lịch lữ hành lại chưa được chú trọngnhiều và thực sự chuyên nghiệp, bên cạnh đó vẫn chưa được khai thác và tận dụngtriệt để Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và những khó khăn, biến độngcủa nền kinh tế hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều phải đưa ra và hoàn thiện chiến lượcmarketing phù hợp riêng

Nhận thấy được sự cần thiết của du lịch và nghỉ dưỡng cùng những nhu cầu củakhách hàng thời buổi hiện đại như ngày nay, Công ty cổ phần du lịch và tổ chức sựkiên Việt Mỹ đã mở ra hàng loạt những tour du lịch mới, tour du lịch trong nước vànước ngoài để phục vụ khách hàng, cùng với đó là những chiến lược mà công ty đang

sử dụng nhằm phát triển hơn các dịch vụ tại Công ty Hơn thế nữa, thấy rằng trongchiến lược marketing của công ty áp dụng vẫn chưa đạt được những mục tiêu như kếhoạch đề ra so với những năm cũ cùng với những bất cập cần được khắc phục Chính

vì vậy, tôi chọn đề tài “Chiến lược marketing dịch vụ lữ hành tại công ty cổ phần dulịch và tổ chức sự kiện Việt Mỹ”

2 Mục đích nghiên cứu.

Đề tài đề cập đến các vấn đề liên quan đến du lịch lữ hành cũng như đi sâu vàotìm hiểu, phân tích các chiến lược Marketing mà công ty đã và đang áp dụng trongnăm vừa qua để so sánh với năm nay và từ đó phần nào tìm ra được những nguyênnhân cũng như khó khăn mà công ty đang gặp phải làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi

Trang 5

nhuận và hình ảnh của công ty đến với khách hàng Từ những khóa khăn chưa đạtđược, lấy đó làm tiền đề để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất giúp công ty có thể

áp dụng và cải thiện được các vấn đề đó Cụ thể trong đề tài sẽ làm rõ những vấn đềsau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu các khái niệm, vấn đề cơ bản về marketing và marketingdịch vụ; lấy những khái niệm này làm cơ sở lý luận vững chắc để phân tích trongnhững nội dung tiếp theo

Thứ hai, đi sâu nghiên cứu, chỉ ra được những mục tiêu thị trường và khách hàng

mà công ty đag nhắm đến, từ đó phân tích các chiến lược Marketing dịch vụ lữ hànhđang được thực hiện tại công ty cổ phần du lịch và tổ chức sự kiện Việt Mỹ

Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing dịch vụ lữhành tại Công ty

3 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu chiến lược marketing du lịch lữ hành của Công ty Từ việcnắm bắt các chiến lược marketing tại Công ty, tôi sẽ đưa ra những giải pháp nhằmhoàn thiện chiến lược dịch vụ lữ hành của Công ty

Phạm vi thời gian: Các số liệu liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, chi phí đượcthu thập từ năm 2013 cho đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Khóa luận là: phương pháp phântích, so sánh, tổng hợp; phương pháp thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn dữliệu thứ cấp, dữ liệu định tính; phương pháp thống kê Cụ thể:

- Thu thập thông tin giá các tour du lịch trên trang web, và qua phòng kinhdoanh của công ty để từ đó so sánh giá thành các tour với đối thủ cạnh tranh cũng nhưphân tích xem với giá thành các tour như vậy đã phù hợp với khách hàng hay chưa

Trang 6

- Thu thập thông tin về lợi nhuận cũng như doanh thu trong năm 2014, 2015 từphòng tài chính kế toán của công ty để từ đó lấy căn cứ phân tích được sự tăng trưởngcũng như những khía cạnh mà công ty năm 2015 vẫn chưa thực hiện được so với năm

cũ để đưa ra được đánh giá đúng đắn, từ đó có những chiến lược và chính sách hợp lýhơn trong năm tới cũng như tương lai

- Thu thập thông tin thông qua dữ liệu định tính, tiến hành phỏng vấn chuyên sâuchuyên gia: cụ thể là phỏng vấn các bộ phận đứng đầu của công ty về các dịch vụ màcông ty đang cung cấp cho khách hàng, cũng như chất lượng đội ngũ nhân viên củacông ty, về đánh giá của bộ phận đứng đầu về những chiến lược đã thực thi trong nămqua, hiệu quả đạt được và dự kiến về những chiến lược marketing cụ thể sẽ áp dụngtrong năm tới và tương lai

6 Kết cấu của khóa luận

Nội dung bài khóa luận gồm 3 phần như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về marketing

Chương chủ yếu đưa ra các khái niệm về dịch vụ du lịch lữ hành, lý thuyết vềchiến lược marketing của công ty cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công ty dịch vụ.Chương 2: Thực trạng chiến lược marketing dịch vụ lữ hành tại Công ty Cổ phần

Du lịch và tổ chức sự kiện Việt Mỹ

Giới thiệu chung về công ty VNA Travel cùng phân tích môi trường Marketingcủa công ty, thực trạng về hoạt động marketing mà công ty đang áp dụng cũng nhưđưa ra phân tích về những cơ hội, thách thức khi công ty thực thi chiến lược Cuốicùng là một số nét nổi bật về đối thủ cạnh tranh của công ty và so sánh về giá các tour

du lịch mà công ty đối thủ cạnh tranh đang áp dụng

Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing tại Công ty Cổphần Du lịch và tổ chức sự kiện Việt Mỹ

Dự báo về thị trường du lịch mà công ty đang hoạt động, cũng như chiến lượcphát triển của công ty Từ thực trạng và phân tích ở các chương trước để đưa ra cácchính sách nhằm hoàn thiện một số vấn đề mà công ty đang cần cải thiện như: Chiếnlược Marketing, chính sách marketing hỗn hợp, công tác tổ chức và triển khai, côngtác đánh giá và kiểm tra

Trang 7

CHƯƠNG I: TÓM TẮT LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ

Lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người từ nơi này đếnnơi khác cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó Với một phạm vi

đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành nhưng khôngphải tất cả các hoạt động lữ hành là du lịch Cách tiếp cận như vậy cho phép nghiêncứu hoạt động lữ hành ở phạm vi rộng lớn Dựa vào cách tiếp cận này thì dịch vụ lữhành được hiểu là tất cả những hoạt động phục vụ cho khách hàng về các dịch vụ dulịch nội địa, nước ngoài cùng với những hỗ trợ về các dịch vụ đi kèm trong gói dịch vụ

a Chương trình du lịch và chương trình du lịch trọn gói.

Các chương trình du lịch trọn gói rất đa dạng về chủng loại tùy thuộc vào từngtiêu thức phân loại khác nhau Đây là sản phẩm đặc trưng, bắt buộc theo pháp luật về

cơ bản nhất trong hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành

“ Chương trình du lịch trọn gói là một chương trình du lịch mà có có sự liên kết

và làm gia tăng giá trị của tất cả các dịch vụ chính của các nhà cung cấp khác nhau vớimức giá đã được xác định trước Nó được bán cho khách nhằm thỏa mãn cả 3 nhu cầuchính trong quá trình thực hiện chuyển đi”

Các thành phần cấu thành nội dung của chương trình du lịch trọn gói bao gồm:

Trang 8

Dịch vụ vận chuyển: Đây là dịch vụ xác định là thành phần quan trọng nhất củachương trình du lịch trọn gói Trong chương trình du lịch tùy thuộc vào các điều kiện

cụ thể mà sử dụng các phương tiện vận chuyển như là chủng loại, thứ hạng, nhà ga,bến cảng, sân bay, uy tín của các hãng vận chuyển cũng là các căn cứ quan trọng đểdoanh nghiệp lữ hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển cho chương trình củamình

Dịch vụ lưu trú: Dịch vụ này đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ của khác Giúp kháchhàng lấy lại được sức lực sau những chuyến đi xa Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể màlựa chọn nơi lưu trú cho chương trình, các loại hạng cơ sở lưu trú, chủng loại buồnggiường…

Dịch vụ ăn uống: Bao gồm các bữa ăn, nơi ăn, các loại đồ uống khác nhau…

Lộ trình: Bao gồm số điểm dừng, thời gian dừng tại mỗi điểm, thời gian vàkhoảng cách giữa các điểm đi và điểm đến, các hoạt động cụ thể của từng ngày vớithời gian và không gian đi được ấn định trước

Dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí, đây là yếu tố quan trọng đáp ứng kỳ vọngcủa khách du lịch tại điểm đến Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lữhành lựa chọn các đối tượng thamm quan, các loại hình vui chơi giải trí trong chươngtrình

Điều hành và hướng dẫn: Đây là thành phần tham gia vào quá trình xây dựngchương trình du lịch, thực hiện chương trình nhằm thỏa mãn nhu cầu các khách du lịch

và làm gia tăng giá trị của các dịch vụ đơn lẻ: Nó bao gồm việc tổ chức, thông tin,kiểm tra…

Các loại chi phí: Bao gồm các loại chi phí trước, trong và sau quá trình thực hiệnchương trình du lịch Các khoản này được tính trong giá của chương trình du lịch đãđược thiết kế trước

Như vậy, các yếu tố cấu thành nên chương trình du lịch trọn gói là các sản phẩmcủa nhà cung cấp và thêm một số sản phẩm, dịch vụ của bản thân công ty lữ hành đượccông ty lữ hành liên kết tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh bán cho khách du lịch

b Dịch vụ trung gian.

Các công ty, đại lý lữ hành trở thành một bộ phận quan trọng trong kênh phânphối sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp Các công ty lữ hành bán các sản phẩm

Trang 9

của các nhà cung cấp này trực tiếp hoặc gián tiếp cho khách du lịch Sản phẩm trunggian bao gồm:

- Môi giới cho thuê oto

- Đặt phòng khách sạn

- Làm visa, đón và tiễn khách tại cửa khẩu…

Để làm được điều này các doanh nghiệp lữ hành có mối quan hệ rộng rãi với cácnhà cung cấp nhằm tạo ra mố liên hệ giữa một bên là bán các dịch vụ và bên kia là môigiới cho khách và hướng hoa hồng

1.1.3 Chiến lược marketing.

a Khái niệm chiến lược marketing

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về chiến lược là gì, nhưng trong một môi trườngbiến đổi nhanh chóng lúc này thì có lẽ định nghĩa của Johnson và Scholes là thích hợpnhất: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giànhlợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trongmôi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bênhữu quan” Như vậy, trong một môi trường biến động, chiến lược cho ta những conđường để đi đến mục tiêu xác định một cách rõ ràng nhất, tạo ra những lợi thế cạnhtranh mà dựa vào đó công ty có thể nhất quán lợi ích của các đối tượng liên quan.Chiến lược marketing sẽ xác định chính xác phần thị trường mà công ty cần tậptrung những nỗ lực cơ bản của mình vào đó Những phần thị trường này khác nhau vềchỉ tiêu, mức độ ưa thích, phản ứng và thu nhập Công ty sẽ phải hành động khônngoan, tập trung nỗ lực và công sức vào những phần thị trường có thể phục vụ tốt nhất,xét theo góc độ cạnh tranh Đối với mỗi phần thị trường mục tiêu được chọn cần xâydựng một chiến lược marketing riêng

b Vai trò của chiến lược marketing

Chiến lược marketing đặt nền tảng có tính định hướng cho việc xây dựng cácchiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp như chiến lược sản xuất, chiến lược tàichính… nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một chiếnlược marketing tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thịtrường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ đối với các đối thủ cạnh tranhkhác Thông qua các hoạt động marketing, doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường,

Trang 10

thu thập được những thông tin cần thiết, cung cấp được những thông tin cho kháchhàng, chinh phục khách hàng hiện tại và lôi kéo được những khách hàng tiềm năng,những khách hàng của các đối thủ cạnh tranh Các hoạt động marketing cũng tạo chodoanh nghiệp một hình ảnh đẹp trước khách hàng Nhờ vậy mà uy tín của doanhnghiệp sẽ không ngừng tăng lên.

1.2 Chiến lược Marketing tại công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành.

1.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô

Môi trường marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặcđưa ra những quyết định của bộ phận marketing trong doanh nghiệp đến khả năng thiếtlập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng Môi trường bên ngoàiđược chia thành môi trường vi mô mà môi trường vĩ mô, môi trường bên trong chính

là tổng hợp mọi yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, nội lực của doanh nghiệp

Các yếu tố môi trường luôn vận động, biến đổi, tạo nên những điều kiện kinhdoanh mới cho mỗi doanh nghiệp Vì vậy, một doanh nghiệp muốn đưa ra các quyếtđịnh marketing thành công, tất yếu phải nhận diện, phân tích và dự đoán được tác độngcủa những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đến từng hoạt động marketing Phântích khả năng của thị trường là điểm khởi đầu cho việc phát hiện những khả năng mới

mở của thị trường

a Phân tích môi trường marketing vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm sáu yếu tố chủ yếu sau: nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên,công nghệ, chính trị và văn hóa Đây là những yếu tố DN không thể khống chế được,

do đó DN phải thường xuyên phân tích và đánh giá những yếu tố này nhằm có nhữngđiều chỉnh phù hợp và kịp thời đối với các hoạt động marketing

- Môi trường nhân khẩu

Đây là yếu tố môi trường vĩ mô đầu tiên mà DN cần hết sức lưu ý vì chính conngười làm nên thị trường Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học cótác động đặc biệt quan trọng đối với DN như: sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư,

sự thay đổi về đặc điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về địa lý, cơcấu về trình độ học vấn…

Trang 11

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực, cơ cấungành, cơ cấu vùng Sức mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá

cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng vay tiền DN cần theo dõi những xuhướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu của người tiêu dùng

- Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên, ảnh hưởng nhiều mặttới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh DN cần nhạy bénvới các mối đe dọa và cơ hội gắn liền với bốn xu hướng trong môi trường tự nhiênhiện nay: Thiếu hụt nguyên liệu, chi phí năng lượng tăng, mức độ ô nhiễm tăng, cácchính sách của chính phủ trong cuộc bảo vệ môi trường

- Môi trường công nghệ kỹ thuật

Môi trường công nghệ hiện nay đang phát triển một cách chóng mặt, tùy thuộckhả năng công nghệ của doanh nghiệp mà các điều này có thể đem lại các cơ hội hoặcgây ra các mối đe dọa đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm; chu kỳ sống sản phẩm;chi phí sản xuất… củả doanh nghiệp Để có thể đầu tư cho một công nghệ mới giúpcho doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh thường đòi hỏi phải có thời gian và chiphí khá cao

- Môi trường văn hóa

Mỗi một xã hội đều có một nền văn hóa khác nhau, do đó những chuẩn mực,niềm tin và giá trị cũng khác nhau Muốn thành công trong kinh doanh, DN phải bỏthời gian tìm hiểu để có thể thấy được những sự khác nhau cơ bản bên trong nhận thứccủa con người thuộc những nền văn hóa khác nhau

b, Phân tích môi trường marketing vi mô

Môi trường marketing vi mô là tập hợp tất cả những hoạt động của DN, cá nhânkhác có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp DN phải

Trang 12

chú ý đến những yếu tố trong ngành như: đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, các nhàcung ứng, các trung gian marketing, công chúng trực tiếp và những đối thủ tiềm ẩn vớinhững sản phẩm thay thế của họ.

- Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh là không thểthiếu, nó giúp cho thị trường phát triển theo hướng có lợi Hiểu được những đối thủcạnh tranh của mình là điều tối quan trọng để có thể vạch ra chiến lược marketing cóhiệu quả DN phải thường xuyên tìm hiểu và so sánh các sản phẩm, giá cả, các kênhphân phối, các hoạt động khuyến mại của mình với đối thủ cạnh tranh Nhờ vậy có thểđánh giá và phát hiện những lĩnh vực mình đang có ưu thế cạnh tranh hay bấy lợi trongcạnh tranh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp

- Khách hàng

Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh Sựtín nhiệm của khách hàng sẽ là tài sản có giá trị nhất đối với DN, nó cho biết doanhnghiệp đã đem lại sự thỏa mãn tốt hơn đối thủ cạnh của mình Khách hàng và sức épcủa khách hàng có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh nói riêng và chiến lượcmarketing nói chung Nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu thị trườngcủa DN

- Nhà cung ứng

Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cầnthiết cho việc sản xuất sản phẩm của DN và các đối thủ cạnh tranh DN cần theo dõicác thay đổi về giá cả của những cơ sở cung cấp trọng yếu của mình để đảm bảo đúnggiá Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng giá cả, điều sẽ làm giảm sútdoanh số dự liệu của DN Sự khan hiếm nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính đềuđặn trong kinh doanh, và do vậy ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của DN

- Các trung gian marketing

Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình thì DN không thể khôngquan tâm tới các trung giam marketing Các trung gian marketing bao gồm :

+ Các trung gian phân phối sản phẩm : các nhà buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới + Các cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối, bao gồm hệ thống các doanh nghiệpkinh doanh kho bãi và bảo quản; các cơ sở vận chuyển…

Trang 13

+ Các cơ sở dịch vụ marketing như các cơ quan nghiên cứu marketing, các công

ty quảng cáo, các hãng truyền thông và các hãng tư vấn về marketing

+ Các trung gian tài chính : bao gồm các ngân hàng, các cơ sở tín dụng, các công

ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính góp phần trong những cuộc giao dịch về tài chính

- Môi trường bên trong doanh nghiệp

Hoàn cảnh nội bộ bao gồm tất cả các yếu tố, hệ thống bên trong DN Doanhnghiệp cần quản lý tốt các yếu tố nội bộ đó nhằm không chế được các ưu, nhược điểmcủa mình Yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp chính

là nội lực của DN Quá trình phân tích tình hình nội bộ của DN sẽ giúp cho những nhàquản lý xác định rõ và đánh giá đúng về tiềm lực của doanh nghiệp Những yếu tố cầnxem xét là nguồn nhân lực, các hoạt động marketing, các hoạt động nghiên cứu vàphát triển, tài chính Có thể sử dụng SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanhnghiệp, đồng thời nêu ra những cơ hội và thách thức mà các yếu tố vĩ mô hay vi môđem lại

1.2.2 Xác định mục tiêu chiến lược.

Phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành nhiều nhómkhách hàng khác nhau theo những tiêu thức nhất định sao cho mỗi nhóm gồm nhữngkhách hàng có những đặc điểm chung, có nhu cầu và hành vi mua giống nhau Đểphân đoạn thị trường, DN thường căn cứ vào các tiêu thức sau:

- Phân đoạn theo tiêu thức địa lý: Thị trường tổng thể được chia cắt thành nhiềuđơn vị địa lý khách nhau: quốc gia, tiểu bang, vùng, quận, thành phố, các vùng có khíhậu và thổ nhưỡng khác nhau…

- Phân đoạn theo tiêu thức nhân khẩu: Nhóm tiêu thức thuộc loại này bao gồm:

độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân,thu nhập, giai tầng hội, tín ngưỡng, dân tộc, sắc tộc…

- Phân đoạn theo tiêu thức tâm lý: Cơ sở phân đoạn này dựa trên các tiêu thứcnhư thái độ, động cơ, lối sống, sự quan tâm, quan điểm, giá trị văn hóa… Các tiêu thứcnày cho thấy các yếu tố thuộc tâm lý ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng, vì vậy nóthường được sử dụng để hỗ trợ các tiêu thức thuộc nhóm nhân khẩu

Trang 14

- Phân đoạn theo tiêu thức hành vi tiêu dùng: Thị trường người tiêu dùng sẽ đượcchia thành các nhóm đồng nhất về : lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm, tính trung thành,cường độ tiêu thụ…

Lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có lợi thế cạnhtranh khác biệt, có điều kiện phục vụ tốt nhất và có khả năng thu được lợi nhuận caonhất Một doanh nghiệp có thể có một hay nhiều thị trường mục tiêu Để biết được thịtrường mục tiêu của mình là gì, doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố: nguồn lực củadoanh nghiệp, tính đồng nhất của sản phẩm và thị trường, các chiến lược marketing,cạnh tranh… để lựa chọn một thị trường thích hợp và hiệu quả Khi đánh giá các đoạnthị trường, người ta thường dựa vào: Quy mô và sự tăng trưởng, sức hấp dẫn của đoạnthị trường và khả năng của doanh nghiệp

1.2.3 Thiết kế Marketing – Mix.

Theo Philip Kotler: “Marketing mix là một tập hợp các yếu tố biến động kiểmsoát được của marketing mà doanh nghiệp sử dụng để cố gắng xây dựng được phảnứng mong muốn từ phía thị trường tiêu dùng” (Trích: Marketing căn bản; PhilipKotler; Nhà xuất bản Thống kê; 2000) Trong marketing dành cho dịch vụ, marketingmix bao gồm bốn yếu tố (7Ps): sản phẩm, giá cả, phân phối, hoạt động xúc tiến, conngười, quy trình, yếu tố hữu hình

a Chính sách về sản phẩm

Sản phẩm là thành phần cơ bản nhất trong marketing - mix Đó có thể là sảnphẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hìnhdáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vôhình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện…Cấu thành nên mộtsản phẩm hoàn chỉnh luôn bao gồm cả những yếu tố vật chất và các yếu tố phi vậtchất

Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa

Theo AMA (Hiệp hội marketing Hoa Kỳ): “Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểutượng, hình vẽ, màu sắc hay sự phối hợp giữa chúng nhằm để xác nhận sản phẩm củamột hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với các sản phẩm cùng loại ở trên

Trang 15

thị trường” Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm có ý nghĩa quan trọng bảo đảm sựphát triển của sản phẩm mới

Quyết định về bao gói đối với sản phẩm hàng hóa

Bao gói sản phẩm thường có bốn yếu tố cấu thành điển hình: lớp tiếp xúc trựctiếp với sản phẩm, lớp bảo vệ tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin

mô tả sản phẩm trên bao bì

Quyết định về danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà doanhnghiệp quyết định tung ra thị trường Danh mục sản phẩm phải có chiều dài, chiềurộng, mật độ nhất định

Quyết định về dịch vụ khách hàng

Tùy vào từng loại hàng mà tầm quan trọng của dịch vụ sẽ khác nhau Doanhnghiệp phải quyết định vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng:

- Các dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng công ty có thể cung cấp là gì?

- Chất lượng dịch vụ phải đảm bảo đến mức độ nào so với đối thủ cạnh tranh

- Dịch vụ được cung cấp miễn phí hay theo mức giá cả nào?

- Lựa chọn các hình thức cung cấp dịch vụ: tự cung cấp hay qua trung gian…

b Chính sách về giá.

Giá là một thành phần quan trọng trong marketing mix, là mấu chốt xác địnhdoanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.|

Bước 1 Xác định mục tiêu định giá

Việc định giá phải dựa trên những chiến lược đã xác định trong quá trình xâydựng chiến lược marketing chứ không thể thực hiện rêng lẻ Chính vì vậy, định giá sảnphẩm phải tuân theo các mục tiêu chiến lược của công ty và đặt trong một thể thốngnhất với các biến số của marketing – mix

Bước 2 Xác định nhu cầu của thị trường mục tiêu

Bước 3 Ước tính chi phí

Công thức 1.2 Công thức xác định tổng chi phí

Tổng chi phí = Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí biến đổi

Trang 16

- Tổng chi phí cố định: là toàn bộ chi phí chi cho các đầu vào cố định Chi phínày không thay đổi theo mức độ sản xuất hay doanh số bán hàng Ví dụ: chi phí nhàxưởng, chi phí thuê mặt bằng, chi phí tiền lương cán bộ quản lý.

- Tổng chi phí biến đổi: Là toàn bộ chi phí cho các đầu vào biến đổi, thay đổicùng với sản lượng sản xuất Việc tính các chỉ tiêu nói trên sẽ giúp doanh nghiệp phântích điểm hòa vốn và lựa chọn mức giá thích hợp trong mối tương quan giữa giá,doanh thu và lợi nhuận

Bước 4 Nghiên cứu chính sách giá của đối thủ canh tranh

Doanh nghiệp cần thu thập các thông tin về giá thành, giá bán, chất lượng vànhững đặc tính khác của sản phẩm cạnh tranh; thái độ của khách hàng về tương quangiữa giá và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Từ đó, suy ra chiến lược giá cho sảnphẩm của doanh nghiệp sao cho khắc phục được những điểm yếu trong chính sách giácủa đổi thủ

Bước 5 Lựa chọn phương pháp định giá

Có rất nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp có thể lựa chọn như: định giátheo lợi nhuận trên vốn đầu tư, định giá theo giá trị cảm nhận, định giá theo hãng dẫnđầu thị trường, định giá đấu thầu…

Bước 6 Lựa chọn mức giá cụ thể

Doanh nghiệp lựa chọn, tính toán ra mức giá cuối cùng của mình và tiến hànhkiểm tra xem nó có phù hợp với các chính sách định giá của doanh nghiệp không vàđảm bảo nó sẽ được các bên hữu quan chấp nhận và đúng luật pháp

Bước 7 Điều chỉnh giá

Sau khi sản phẩm đã có mức giá cụ thể, dựa trên tình hình thị trường mà doanhnghiệp có thể tiến hành điều chỉnh giá cho phù hợp Việc điều chỉnh giá của doanhnghiêp phải dựa trên rất nhiều yếu tố liên quan và phương pháp điều chỉnh thích hợp

c Chính sách phân phối.

Có thể khẳng định chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt độngmarketing của doanh nghiệp Sau khi sản phẩm hoàn thành và tung ra thị trường, giaiđoạn tiếp theo của quá trình marketing là xác định các phương pháp và quãng đườnghay lựa chọn kênh được sử dụng để vận chuyển hàng hoá tới tay người tiêu dùng Quy trình tổ chức hay xây dựng kênh phân phối bao gồm các bước chủ yếu sau:

Trang 17

- Bước 1: Phân tích các căn cứ để tổ chức kênh phân phối

- Bước 2: Phát triển các cấu trúc và hình thức kênh hân phối

- Bước 3: Đánh giá và lựa chọn kênh phân phối tối ưu

- Bước 4: Lựa chọn thành viên kênh cụ thể

- Bước 5: Xác lập các dòng chảy trong kênh, hoàn thiện các quan hệ và đưa kênhvào hệ thống

Có ba loại kênh phân phối chính:

- Phân phối đặc quyền

- Phân phối có chọn lọc

- Phân phối rộng rãi

Ngoài việc thiết kế kênh phân phối cho phù hợp, doanh nghiệp cũng khuyếnkhích, động viên các thành viên trong kênh giúp đỡ, liên kết với nhau để hoàn thànhmục tiêu marketing và vận hành kênh phân phối hiệu quả

d Chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Bản chất của hoạt động xúc tiến là truyền tin về sản phẩm về doanh nghiệp tớikhách hàng để thuyết phục họ mua Vì vậy có thể gọi đây là hoạt động truyền thôngmarketing tích hợp (IMC) Một số dạng chủ yếu thường được sử dụng trong chínhsách xúc tiến hỗn hợp (hay còn gọi là các công cụ xúc tiến hỗn hợp) là: Quảng cáo,xúc tiến bán, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân và quan hệ công chúng (PR)

mà họ đang nỗ lực gầy dựng từng ngày ở mọi nơi mọi lúc

f Chính sách về quy trình cung ứng dịch vụ.

Gộp chung gồm quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp Doanh nghiệp pháttriển luôn đặt những quy trìnhquản trị (điển hình là ISO:9001) làm hệ thống quản trịlàm nến tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân haynói đúng hơn là“minh bạch hóa” vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng người để cá

Trang 18

nhân thấyrõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị Tuy nhiên sựvận dụng hệ thống quản trị chuẩn mực (theo ISO) ở một số doanh nghiệp có hàmlượng chất xám va hạm lượng dịch vụ cao hay mang nhiều tính sáng tạo xem rakhôngchứng minh được hiệu quả

Marketing 7P giải thích hiện tượng này bằng một luận điểm rất cơ bản đó là xem

tổ chức doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trong đó người lao động thụ hưởng hainhóm lợi ích (hay giá trị) là lý tính và cảm tính Nếu một doanh nghiệp có hệ thốngquản trị (thể hiện qua sản phẩm đầu cuối mà doanh nghiệp tạo ra) thiên về lý tính hơnthì khả năng áp dụng cácquy trình ISO (kinh điển) sẽ hiệu quả hơn; ngược lại nếu hệthống quản trị doanh nghiệp thiên về sản xuất ra các sản phẩm cảm tính (dịch vụ, vănhóa nghệthuật, truyền thông…) thì khả năng áp dụng quy trình quản trị kinh điển cầnphải kết hợp với các biện pháp kích thích sáng tạo và mở rộng các tiêu chí đánh giáhiệu quả công việc (tức sản phẩm làm ra) một cách linh hoạt hơn thì nhân viên (ngườilao động trí tuệ) sẽ không cảm thấy bị gò bó và cảm nhận được đẳp cấp của nhà quảntrị, từ đó mới thu hút họ là việc

Nói cách khác một quy trình ISO kinh điển liệu có thể quản lý quy trình sáng tạo(sản xuất) ra một tác phẩm âm nhạc hay không? Đó là một trong những tình huống thửthách điển hình đối vớ các quy trình chuẩn hóa quản trị theo tư tưởng thuần lý tính màcác mô hình quản trị marketing ngày nay có thểkhắc phục, trong đó “7P” là một điểnhình

g Chính sách yếu tố hữu hình.

Ở cấp độ 3 (nấc 3), chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trongmột tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp Các giảipháp ở cấp độ này thể hiệnbởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, củathương hiệu; văn hóa, những thóiquen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanhnghiệp, cũng như giữa thương hiệu ứng xửtrước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn vàgiá trị của tổ chức cũng cần phải được thôngđạt một cách hiệu quả đến với toànthể cá nhân trực thuộc (stake holder) và kể cả đốivới cộng đồng trong đó dĩnhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thâncủa họ, hay nóirộng hơn là của toàn xã hội

Trang 19

1.2.4 Triển khai chiến lược.

a Tiến trình triển khai chiến lược

Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình triển khai chiến lược Các bước côngviệc để thực hiện chiến lược bao gồm:

- Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch ngắn hạn hơn Xuất phát từ quanniệm mới về độ dài thời gian chiến lược dẫn đến trong triển khai chiến lược, việc tiếptục hoạch định các kế hoạch cụ thể phụ thuộc vào độ dài thời gian của thời kỳ chiếnlược

- Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu tổ chức hiện tại theo mục tiêu chiến lược, xác địnhnhiệm vụ của từng bộ phận, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận đó

- Phân phối nguồn lực Phân phối nguồn lực được hiểu là việc tổ chức các nguồnlực theo mục tiêu chiến lược đã quyết định

- Xây dựng các chính sách kinh doanh Các chính sách kinh doanh được hiểu làcác chính sách chức năng Chúng hỗ trợ trực tiếp cho quá trình thực hiện chiến lược

- Làm thích nghi các quá trình tác nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thôngtin

b Các nguyên tắc triển khai thực hiện chiến lược

- Các chính sách kinh doanh phải được xây dựng trên cơ sở và hướng vào thựchiện hệ thống mục tiêu chiến lược

- Trong môi trường kinh doanh không biến động ngoài giới hạn đã dự báo thì các

kế hoạch phải nhất quán và nhằm vào mục tiêu chiến lược đã lựa chọn

- Kế hoạch càng dài hạn càng mang tính khái quát hơn; Kế hoạch càng ngắn hạnhơn thì tính cụ thể càng phải cao hơn

- Doanh nghiệp phải đảm bảo dự trữ đủ các nguồn lực cần thiết trong suốt quátrình triển khai chiến lược một các có hiệu quả

- Kế hoạch phải được phổ biến đến mọi người lao động và phải có sự tham gia vàủng hộ nhiệt tình của họ

- Luôn dự báo và phát hiện sớm các thay đổi ngoài dự kiến để chủ động thực hiệncác thay đổi cần thiết đối với các hoạt động có liên quan

Trang 20

1.2.5 Đánh giá và kiểm tra chiến lược.

 Rà soát, xem xét lại mục tiêu, điều kiện môi trường và chất lượng: mục đíchtrước nhất của bước này là nhằm đảm bảo những người thực hiện phải chịu tráchnhiệm đối với công việc mình thực hiện, nắm bắt chính xác nội dung chiến lược, lý dotại sao nó được theo đuổi và mục tiêu tương ứng là gì? Việc soát xét lại như một bướcđánh giá cuối cùng về những mục tiêu và chiến lược đề ra Quá trình tổ chức thực hiệncòn có thể tạo ra cơ hội phát hiện và đồng hóa những biến đổi về điều kiện môi trường

kể từ khi những phân tích cơ bản về điều kiện môi trường được tiến hành

 Đánh giá, điều chỉnh và đảm bảo nguồn lực: nguồn lực được hiểu theo nghĩarộng bao gồm mọi nguồn lực từ nhân sự và các hoạt động của nó cho đến thiết bị vànguồn lực tài chính

Về đánh giá nguồn lực, tại một thời điểm nhất định phải tiến hành đánh giá lạinguồn lực nhằm bảo đảm chắc chắn đã có hoặc có thể nhận được các nguồn lực với sốlượng và chất lượng cần thiết cho việc thực hiện chiến lược mới đã chọn Việc đánhgiá đó còn có thể làm cơ sở cho ban lãnh đạo phân tích lại chi phí thực hiện Điềuchỉnh nguồn lực là công việc luôn luôn cần thiết và do lãnh đạo cấp cao nhất cùng vớinhân viên các phòng chức năng tiến hành Phải thường xuyên điều chỉnh nguồn lực cả

về số lượng lẫn chất lượng như việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật,

bổ sung nguồn vốn bằng tiền… để việc thực hiện chiến lược đảm bảo được độ tin cậy.Đảm bảo nguồn lực là làm sao để có đủ nguồn lực phục vụ cho việc thực hiệncác chiến lược của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tập trung nguồn lực vào mộtchiến lược nhất định thì mới có thể tranh thủ được cơ hội trước các doanh nghiệp khác.Công việc chính trong việc đảm bảo nguồn lực là phân bổ nguồn vốn và chuẩn bị ngânsách

 Xây dựng cơ cấu tổ chức: không một yếu tố riêng lẻ nào có thể quyết định môhình tổ chức của một tổ chức mà cơ cấu tổ chức chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vàcác yếu tố thay đổi tuỳ theo từng trường hợp cụ thể sau:

+ Chiến lược: chiến lược và cơ cấu tổ chức là hai mặt không tách rời trong tổchức hiện tại Thường thì cơ cấu tổ chức phải thay đổi khi có sự thay đổi về chiến lượccấp bách của doanh nghiệp

Trang 21

+ Quy mô và mức độ phức tạp: cơ cấu tổ chức phải đảm bảo quản lý được cáchoạt động của doanh nghiệp nhưng không được phức tạp quá mức cần thiết Mức độphức tạp của cơ cấu tổ chức phải phù hợp với mức độ phức tạp của các nghiệp vụ.+ Công nghệ: đặc điểm chung và mức độ phức tạp của công nghệ mà doanhnghiệp sử dụng có thể ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức Nói chung, cơ cấu tổ chức phảiđược bố trí sao cho tăng cường được khả năng của doanh nghiệp để có thể hợp nhấthoặc phản ứng trước sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ.

+ Mức độ biến động của môi trường kinh doanh: ở các doanh nghiệp hoạt độngtrong môi trường ổn định thường xuất hiện cơ cấu tổ chức cứng nhắc, phong cách lãnhđạo tập quyền Ngược lại, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường luônbiến động, cơ cấu tổ chức có quan hệ gắn bó hữu cơ, việc ra quyết định có tính chấtphân tán

Thái độ của lãnh đạo cấp cao, thái độ của đội ngũ công nhân viên, và các khíacạnh địa lý cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

 Đưa ra các thay đổi chiến lược: các chiến lược, đặc biệt là chiến lược mớithường đòi hỏi phải có những sửa đổi trong qúa trình thực hiện; ban lãnh đạo cấp caocần phải soạn thảo thật chặt chẽ mục đích và nội dung các sửa đổi để việc sửa đổi cóthể thực hiện được

 Đánh giá chiến lược: hoạch định chiến lược là một quá trình năng động tạođiều kiện để phát triển các chiến lược một cách hữu hiệu Khi đề ra kế hoạch chiếnlược lãnh đạo phải nhận thức được rằng phải có những sửa đổi chiến lược theo định

kỳ, tuy nhiên không nên sửa đổi chiến lược mỗi khi phát sinh vấn đề không quantrọng

1.3 Các yếu tố và những ảnh hưởng đến du lịch lữ hành.

1.3.1 Môi trường vĩ mô.

Ngoài các tác nhân thuộc môi trường vi mô đã trình bày, doanh nghiệp cần phảiphân tích những tác động và xu hướng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô để đảmbảo các kế hoạch và chiến lược marketing thích ứng với các tác động và sự biến đổicủa môi trường

Trang 22

a Môi trường dân số học

Yếu tố môi trường vĩ mô đầu tiêu mà quản trị marketing cần quan tâm là dân số,

vì dân số tạo nên thị trường Người làm marketing cần chú ý khi nghiên cứu phân bốdân cư theo khu vực địa lý và mật độ dân cư; xu hướng di dân, phân bổ dân số theo độtuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong, chủng tộc, cấu trúc tôn giáo

Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học có tác động đặc biệtquan trọng đối với doanh nghiệp, do tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm thayđổi hành vi của người mua như : sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi

về đặc điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về đại lý, cơ cấu về trình

độ học vấn của dân cư

b Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng

và cách thức tiêu dùng Thị trường cần có sức mua cũng như người mua Tổng sứcmua tùy thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín dụng Những ngườilàm marketing phải lưu ý các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các động tháithay đổi tiêu dùng của khách hàng Các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếunhư thu nhập, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm hayvay mượn có một tác động rất lớn trên thị trường Các doanh nghiệp có các sản phẩmgiá trị lớn hoặc mức sinh lợi cao cần nghiên cứu kỷ lưỡng những xu hướng biến độngcủa môi trường kinh tế để chủ động có những điều chỉnh thích ứng Trong trường hợpnền kinh tế gặp khủng hoảng,các nhà quản trị marketing cần tiến hành các bước cầnthiết để thay thế sản phẩm, giảm chi phí và vượt qua những trở ngại

c Môi trường tự nhiên

Các điều kiện xấu đi của môi trường tự nhiên là một trong các vấn đề chủ yếu màcác doanh nghiệp phải đối phó trong thập niên 1990

Các nhà quản trị marketing cần xem xét các cơ hội và đe dọa có liên quan đếncác xu hướng chính trong sự biến đổi của môi trường tự nhiên Cụ thể là :

Sự khan hiếm các nguồn nguyên liệu

- Tài nguyên có tính chất vô tận, như không khí, nước đang có nguy cơ bị hủyhoại và trở thành vấn nạn ở một số nơi tên thế giới

Trang 23

- Tài nguyên có hạn nhưng tái tạo được, như tài nguyên rừng và thực phẩm cũngđang gặp phải những thách thức lớn : nạn tàn phá rừng, đất canh tác ngày càng bị thuhẹp và kém màu mỡ, có nơi bị sa mạc hóa, trong khi nhu cầu lương thực ngày càngtăng lên Vấn đề an ninh lương thực đã trở thành vấn đề toàn cầu.

- Tài nguyên có hạn và không thể tái tạo được, như dầu mỏ, than, kim loại và cáckhoáng sản khác đang cạn kiệt

Về phương diện marketing, các vấn đề trên đặt ra cho các nhà quản trị marketingnhiều thách thức, đòi hỏi phải tư duy và tìm ra những định hướng phù hợp cho hoạtđộng marketing của mình

d Môi trường công nghệ

Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa thì công nghệ và các phương tiệnthông tin đại chúng rất phát triển Đi đôi với đó, nó sẽ có những ảnh hưởng không nhỏđến hoạt đông sản xuất, hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty, doanh nghiệp.Nhiều công ty và doanh nghiệp trên thị trường lại hoạt động nhờ chủ yếu vào chúng

Cụ thể như là các hoạt động PR, quảng cáo, đưa thông tin của doanh nghiệp mình đếnvới khách hàng một cách nhanh nhất có thể trên các trang mạng xã hội Chính vì thế,nhờ vào sự biến hóa của các công cụ hiện đại mà doanh nghiệp có thể phát triển vàngày càng được biết đến nhiều hơn nữa

e Cơ hội và thách thức của các yếu tố đến với dịch vụ lữ hành

- Cơ hội

Dân số ngày cành tăng, cùng áp lực công việc trong thời buổi khó khăn ngày

càng khắc nghiệt của xã hội đã thôi thúc con người đến với những loại hình giải tríngày càng nhiều Đặc biệt hơn nữa, xã hội càng hiện đại thì những danh lam thắngcảnh lại càng được biết đến nhiều hơn nữa thông qua các phương tiện thông tin đạichúng, các trang mạng xã hội Và để phục vụ cho con người nghỉ dưỡng, giải trí saunhững ngày làm việc căng thẳng thì du lịch lại càng được đẩy mạnh và chú trọng Biểuhiện đó là ngày càng xuất hiện nhiều hơn các công ty, doanh nghiệp về du lịch Họkhông chỉ cung cấp cho khách hàng những địa điểm lý thú để nghỉ dưỡng mà còn cungcấp trọn gói các loại dịch vụ trong chuyến du lịch cho khách hàng, tạo cho họ sự yêntâm và nghỉ dưỡng thoải mái nhất có thể Cũng chính những dịch vụ từ đi lại, ăn uống,nghỉ nghơi mà công ty (doanh nghiệp) phục vụ cho khách hàng đã tạo nên dịch vụ lữ

Trang 24

hành Nó cung cấp hầu hết tất cả những dịch vụ mà khách hàng cần trong một chuyến

đi Và cũng chính các nhận tố về kinh tế cũng như công nghệ hóa ngày càng đượcnâng cao đã thúc đẩy rất nhiều cho du lịch phát triển vì nhờ đến chúng mà du lịch haynói cách khác là các loại hình du lịch được biết đến nhiều hơn

- Thách thức

Kinh tế phát triển mang đến nhu cầu nghỉ ngơi của con người cũng nâng cao.

Công nghệ phát triển cũng là điều kiện để con người có thể biết đến nhiều thứ hơn, khikhách hàng có nhu cầu đi du lịch thì họ sẽ tham khảo rất kỹ lưỡng và đưa ra lựa chọnđâu là nơi mà đem lại nhiều lợi ích nhất cho mình Chính vì thế mà ngành du lịch vàothời buổi hiện tại lại cạnh tranh nhiều hơn Các công ty (doanh nghiệp) phải cân nhắcgiá cả, gói dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng thế nào là tốt nhất để khách hàng lựa chọncông ty mình Và đây cũng là một thách thức không hề nhỏ cho những công ty (doanhnghiệp) về du lịch vừa mới gia nhập thị trường vì vẫn chưa có chỗ đứng trong ngành,yêu cầu phải đưa ra những chính sách cực kì phù hợp và mang tính nôi bật so với đốithủ thì mới có thể đứng vững hơn

1.3.2 Đối thủ cạnh tranh.

Phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở củahoạch định chiến lược Khi phân tích cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định:

- Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu?

Quan điểm để hiểu được thực chất của cạnh tranh là tìm cách phân tích đối thủtrong mối quan hệ với khách hàng.Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng

về nhu cầu, ước muốn, đặûc tính của sản phẩm và nhiều điều khác nữa trong sự giớihạn về khả năng mua sắm của họ Có nhiều loại đối thủ cạnh tranh, bao gồm các đốithủ cạnh tranh về ước muốn( như phương tiện đi lại, du lịch, nhà ở .), đối thủ

về chủng loại, đối thủ về hình thức, đối thủ về nhãn hiệu Trên hình mô tả sự phân tíchcạnh tranh theo quan điểm lựa chọn của khách hàng

- Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì?

Sản phẩm, hệ thống phân phối, giá bán, quảng cáo

- Đặc điểm thị trường cạnh tranh (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh có độc quyềnv.v )

Trang 25

- Thị trường người bán lại,gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để ,.

- Thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận,gồm có các cơ quan Nhànước và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa và dịch vụ để tạo các dịch vụ côngích, hoặc để chuyển nhượng những hàng hóa và dịch vụ này cho những người cần đếnchúng

- Thị trường quốc tế, là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu dùngû,người sản xuất, người bán lại, các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài

Trang 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VIỆT MỸ 2.1 Giới thiệu về công ty

Thông tin chung

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần du lịch và ổ chức sự kiện Việt Mỹ

Tên giao dịch: VNA Travel, JSC

Mã số thuế: 0103545943

Tên người đại diện theo pháp luật: NGUYẾN TUẤN TÚ

Địa chỉ trụ sở chính: 104G2, Tập Thể Thành Công,Q Ba Đình, TP Hà Nội Website: http://www.VNATravel.vn//

do bạn đọc tạp chí “Thương hiệu Việt Online” bình chọn 20 Lĩnh vực kinh doanhLĩnh vực kinh doanh chính của công ty là dịch vụ lữ hành Là nhà lữ hành chuyênnghiệp tại Việt Nam, có giấy phép (GPLHQT: 01-138/2015/TCDL) do Tổng cục dulịch Việt Nam cấp, công ty chuyên cung cấp các chương trình tour trọn gói trong nước

và quốc tế cho các đối tượng khách hàng bao gồm cả khách đoàn và khách lẻ Tínhđến nay, để tập trung vào ngành nghề dịch vụ chính là du lịch và tổ chức sự kiện thìCông ty đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường và được khách hàng khá tin tưởngcác dịch vụ mà công ty cung cấp Đi đôi với đó, Công ty vẫn không ngừng phát triển

cả các tour du lịch trong nước lẫn các tour du lịch nước ngoài để phục vụ khách hàngtrong thời kì phát triển khối công đồng kinh tế như hiện nay

Trang 27

2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty VNA Travel (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

- P.Hành chính – Nhân sự: Một đội chủ chốt sẽ gồm 10 người

Là phòng điều phối nhân sự cho các dịch vụ khi công ty có tour vì thế nên sẽphân cụ thể:

+ Dẫn tour: 30 người

+ Lái xe: 40 người

+ Phục vụ các dịch vụ hỗ trợ khách hàng: 30 người

- P Tài chính – kế toán: Đội chủ chốt gồm 10 người

- P Kinh doanh – Marketing: Đội chủ chốt 10 người

Là phòng sẽ cần có nhiều nhân công để phục vụ các quá trình thực hiện những

ấn phẩm quảng cáo cùng hỗ trợ việc treo các ấn phẩm: 20 người

Chủ tịch hội đồng Quản trịĐại hội đồng cổ đông

Phó Tổng Giám ĐốcTổng Giám ĐốcBan kiểm soát

P Tài chính – KếToán P Kinh doanh-MarketingP.Hành chính – Nhân

sự

Trang 28

2.1.3 Kết quả hoạt động của công ty.

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty VNA Travel năm 2015 (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%)

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản

ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của Công ty Qua phân tích về

chi phí, lợi nhuận và doanh thu, ta thấy năm 2015 là một năm khó khăn của công ty

khi các khoản thu giảm trong khi đó các khoản chi phí có xu hướng tăng Doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ của VNA Travel năm 2015 là 20235,46 triệu đồng, giảm

18,98% so với năm 2014 Có thể nói năm 2015 vẫn là năm khó khăn của kinh tế thế

giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng Thắt chặt chi tiêu là chính sách của

không chỉ các công ty, trường học mà còn của cả các hộ gia đình Số lượng dịch vụ mà

công ty bán được trong năm 2015 giảm so với năm 2014 khiến giá trị giá vốn ghi nhận

Trang 29

giảm Tốc độ giảm của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu cho thấycông ty đang quản lý khá hiệu quả, không để xuất hiện những khoản phải giảm trừ chokhách hàng Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2015 là 1715,51 triệu đồng, ghi nhậngiảm 6,82% so với năm 2014 Năm 2015, tuy lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ nhưng bậctính thuế lại cao hơn so với năm 2014 Điều này khiến cho doanh nghiệp chịu khoảnthuế thu nhập doanh nghiệp tăng 34,55%; mức tăng này lớn hơn so với mức tăng lợinhuận trước thuế khiến cho lợi nhuận sau thuế ghi nhận giảm.

2.2 Phân tích chiến lược Marketing dịch vụ lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và tổ chức sự kiện Việt Mỹ.

2.2.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty.

a Điểm mạnh – Strengths

Ban lãnh đạo Công ty nhìn nhận được khó khăn mà Công ty đang gặp phải và cónhững định hướng cho sự phát triển kinh doanh trong tương lai Theo tình hình hiệntại, Ban lãnh đạo công ty chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ sẵn có thay

vì mở rộng kinh doanh và đầu tư dàn trải Chi phí được quản lý chặt chẽ hơn, việcphân bổ các nguồn lực liên tục được đánh giá điều chỉnh Trong đó, việc đầu tư vào cơ

sở hạ tầng và xây dựng, quảng bá thương hiệu tiếp tục được quan tâm Đội ngũ nhânviên có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tốt và được đào tạo trong môi trường dịch vụ

lữ hành Mỗi cán bộ công nhân viên đều hiểu được vai trò của mình trong việc mangđến sự hài lòng cho khách hàng và đóng góp của họ cho sự phát triển bền vững củaCông ty Hoạt động của các tổ chức Công đoàn, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh đượcquan tâm và tạo nên sự gắn kết của nhân viên các phòng ban Cơ chế điều hành, quản

lý tiếp tục duy trì được sự ổn định và đồng thuận trong nội bộ Công ty Sản phẩm dulịch đa dạng với các loại hình như: du lịch nghỉ dưỡng Eoreka – Linh Trường, Cửa Lò,Sầm Sơn, Quan Lạn, Kim Bôi Hòa Bình, Tam Đảo, Huế, Đà Nẵng,Nha Trang, CônĐảo, Phú Quốc…; du lịch khám phá Vịnh Hạ Long, khám phá Tây Bắc, khám phá 8tỉnh Miền tây…; du lịch tâm linh về nguồn: Bái Đính Tràng An, Làng cổ Đường Lâm,Yên Tử, Tuyên Quang Tân Trào… và 40 chương trình tour đi nước ngoài, Công ty đã

và đang khai thác những điểm đến nổi tiếng, danh lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam

Cơ sở vật chất cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch Với lợithế nhiều năm trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch, VNA Travel có thể tự tin về

Trang 30

56 những chuyến đi an toàn, tiết kiệm với đội xe hiện đại và lái xe kinh nghiệm.Khách sạn Hướng Dương cũng đã được nâng cấp để đạt chuẩn khách sạn ba sao vàđang tiếp tục được đầu tư mở rộng, xây thêm tầng, đầu tư trang thiết bị nội – ngoại thấtnhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Hệ thống công nghệ thông tintrong doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả nhất định trong quản lý mối quan hệ kháchhàng, quản lý nội bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán và tiếtgiảm chi phí quản lý

b Điểm yếu – Weaknesses

Chưa có chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu cụ thể, bài bản, mang tínhlâu dài Thương hiệu VNA Travel chưa tạo được cá tính riêng, thiếu đi nét hiện đại vàkhông hấp dẫn du khách Kênh khai thác khách còn hạn chế Lượng khách quốc tế đếnvới VNA Travel còn thấp, chủ yếu là khách Trung Quốc, Thái Lan… Webtise Công tychưa được đầu tư nhiều về mặt hình ảnh, nội dung Đây chưa phải là một kênh hiệuquả để thu hút khách hàng

c Cơ hội – Opportunities

Tình hình chính trị bất ổn tại khu vực: Bạo lực và bất ổn chính trị là những yếu tốgiết chết ngành du lịch của một quốc gia Bất cứ người khách du lịch nào cũng khôngmuốn đi du lịch mà sự nguy hiểm luôn rình rập bất cứ lúc nào Từ năm 2008, tình hìnhchính trị bất ổn tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan,Malaysia, Indonesia, Campuchia đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành kinh tếcủa đất nước, trong đó ngành du lịch chịu những tổn thất không hề nhỏ Tuy vậy, đâychính là cơ hội cho ngành du lịch của Việt Nam phát triển khi du khách chuyển hướnglựa chọn Việt Nam làm điểm đến an toàn cho kỳ nghỉ của họ Tiềm năng phát triểndịch vụ MICE: Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới không chỉtrong thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính mà còn cả ở các lĩnh vực văn hóa, thểthao, giáo dục Du lịch hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu 57 tham quan, khámphá và nghỉ dưỡng mà còn để tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, phát triểnthị trường Ðó là lý do hình thành loại hình du lịch MICE, viết tắt của bốn từ tiếngAnh: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition(triển lãm) Những năm gần đây, du lịch MICE đang có những bước phát triển khámạnh mẽ ở Việt Nam Hơn thế nữa, cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC được hình

Trang 31

thành vào 31.12.2015 khi bản tuyên bố thành lập chính thức được công nhận với quy

mô của 10 quốc gia đã tạo nên một dấu ân mới cho sự hội nhập và phát triển cho cácngành nghê du lịch khác nhau Cùng với mục đích to lớn của cộng đồng kinh tế đượcđưa ra rất cụ thể “ Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùngcủa hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vựckinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hànghóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn,kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vàonăm 2020” đã mở ra không ít những cơ hội về các ngành nghề về sản phẩm, công nghệ

mà còn về dịch vụ cho con người Cùng với sự hình thành đó là hài hòa hóa các tiêuchuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và qui chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hảiquan và thương mại, và hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ Sự xác nhập đó sẽ mở ra rấtnhiều những cơ hội mới cho các loại ngành nghê nói chung và ngành du lịch trongnước cũng như nước ngoài nói riêng

b Thách thức – Threats

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế: Suy thoái kinh tế vẫn đang và sẽ tiếp tục ảnhhưởng đến kinh tế Thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng Tuy những tínhiệu phục hồi đã xuất hiện nhưng tốc độ phục hồi được dự báo là chậm Theo công bốcủa Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so 58với năm 2012 Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước năm 2013 tăng 6,04%.Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng chỉ số giá tiêu dùng bao gồm: điều chỉnh giá dịch

vụ y tế, thực hiện lộ trình tăng học phí, sự gia tăng giá xăng dầu, giá điện, giá gas Cóthể thấy, sự gia tăng của các nhóm hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, xăng dầu đã vàđang tạo nên gánh nặng trong chi tiêu của người dân Các cá nhân và tổ chức vẫn sẽthận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn cho mình một chương trình tour chấtlượng với giá cả hợp lý Điều này cũng đặt ra thách thức cho VNA Travel trong việccân bằng giữa chi phí và đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình Cạnh tranh ngày càngtrở nên gay gắt: Trên thực tế, sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành có tínhtương đồng Du khách luôn dễ dàng tìm được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu du lịch từrất nhiều doanh nghiệp khác nhau Hiện nay, trên cả nước có 1.383 doanh nghiệp lữhành quốc tế; các quốc gia trong khu vực cũng liên tục đưa ra những chương trình đặc

Trang 32

sắc để quảng bá cho du lịch địa phương Sự liên kết ngày càng trở nên chặt chẽ giữacác Công ty lữ hành và các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú tại địa phương đã vàđang tạo nên thế độc quyền khó phá vỡ Những doanh nghiệp có thị phần nhỏ dễ bịchèn ép và buộc phải giảm giá để thu hút khách hàng Trong dài hạn, doanh nghiệp cóthể gặp phải khủng hoảng về vốn Như vậy, VNA Travel sẽ phải đối mặt với sự cạnhtranh khốc liệt đến từ các đối thủ trong ngành Tính riêng ở thị trường trong nước, ta

có thể kể đến một vài đối thủ như SaigonTourist, Viettravel… những tên tuổi lớn đã vàđang được du khách cả trong và ngoài nước biết đến Khách hàng dễ tiếp cận cácnguồn thông tin: Trong sự bùng nổ của thời đại số, khách hàng có thể dễ dàng tra cứuthông tin về doanh nghiệp, đánh giá và so sánh các công ty với nhau Họ cũng hoàntoàn có thể tìm hiểu thông tin về dịch vụ và điểm đến dựa trên nhiều nguồn thông tinkhác nhau từ bạn bè, người thân và các diễn đàn, mạng xã hội trên internet Khách dulịch ngày càng hiểu biết bơi vậy họ trở nên khắt khe hơn khi lựa chọn công ty du lịchcho mình Muốn thu hút được khách hàng, VNA Travel cần xây dựng được điểm khácbiệt cho mình và truyền thông mạnh mẽ hơn nữa

Cùng với sự xác nhập và hình thành của cộng đồng kinh tế ASEAN thì khôngnhững mở ra thật nhiều cơ hội cho công ty phát triển hơn mà còn đặt ra rất nhiềunhững thách thức mới cả về sản phẩm lẫn dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo rằng sựlựa chọn tốt nhất của khách hàng là lựa chọn VNA Travel Bên cạnh đó sẽ còn xuấthiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn khi mà mở cửa hội nhập nhu cầu đi lại của conngười ngày càng tăng – yêu cầu những dịch vụ đặc biệt và hài lòng của khách hàng.Chính điều đó cũng đưa ra nhiều thách thức hơn cho VNA Travel về sự cải thiện chínhsách thật sự hợp lý và chiếm được lòng tin của khách hàng

2.2.2 Phân tích môi trường Marketing của công ty.

a Môi trường vĩ mô.

Yếu tố kinh tế

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế: Suy thoái kinh tế vẫn đang và sẽ tiếp tục ảnhhưởng đến kinh tế Thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng Tuy những tínhiệu phục hồi đã xuất hiện nhưng tốc độ phục hồi được dự báo là chậm Theo công bốcủa Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so 58với năm 2012 Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước năm 2013 tăng 6,04%

Ngày đăng: 13/05/2016, 15:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PhiLip KotLer (2007), Giáo trình Quản trị Marketing, Nhà xuất bản thống kê Khác
2. Trang website của công ty VNA Travel: VNATravel.com.vn Khác
3. Tạp chí du lịch Việt Nam (2014): Thực trạng ngành du lịch Việt Nam Khác
4. Lưu Văn Thiêm (2006), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khác
5. Toàn cảnh ngành Quảng Cáo Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w