Sinh viên ra trường hiện nay thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện nay. Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân của tình hình thất nghiệp là do đâu? Và hậu quả để lại là gì? Vấn đề đã gây thiệt hại gì cho nền kinh tế nước nhà? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng trên? Vấn đề này được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau và mỗi người một quan điểm khác nhau. Tuy nhiên giải pháp nhằm đặt ra gấp để giải quyết vấn đề lao động trong xã hội cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho hàng nghìn sinh viên mỗi năm ra trường. Vấn đề này cần sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta và nó không nằm ngoài sự quan tâm của các sinh viên.
Trang 22.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp
2.5 Tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm cho sinh mới ra trường của
14
CHƯƠNG 3: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
18
3.1 Chỉ đạo, quyết định của thủ tướng chính phủ về vấn đề giải quyết việc
18
3.2 Về giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ra trường tốt nghiệp các
trường trung câp, cao đẳng, đại học nhưng chưa kiếm được việc làm
Trang 3CHƯƠNG 1: GIỚI TIỆU CHUNG
1.1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề thất nghiệp của sinh viên ra trường là vấn đề đáng báo động Nguyên nhân vấn đề này là do đâu và Đảng, nhà nước đã có những chủ trương gì để giải quyết việc làm đối với sinh viên sau khi ra trường
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM SINH VIÊN HIỆN
NAY
2.1 Tình hình thất nghiệp của sinh viên hiện nay
Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc không chỉ đối với bản thân
sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội Có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các bạn còn ngồi trên ghế giảng đường đại học
Trang 4Trong bối cảnh hiện nay, trường hợp sinh viên tốt nghiệp ra trường phải làm trái ngành - những công việc không liên quan đến trình độ, bằng cấp đã không còn là chuyện hiếm
Do mang nặng tư tưởng đó nên nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp vẫn sống dựa dẫm vào gia đình, đều đặn hàng tháng nhận tiền của bố mẹ gửi cho Và rồi không ít trong số
đó, sau một thời gian không thể tìm được việc làm ưng ý lại quyết định tìm đường học tiếp lên cao học Đó dường như là sự lựa chọn tối ưu, có thể một lúc giải quyết được nhiều vấn đề: Không bị coi là thất nghiệp, vẫn được ở lại thành phố lớn chứ không phải
về quê và hàng tháng vẫn được bố mẹ đều đặn chu cấp tiền ăn học…
Có sự chênh lệch trong việc tìm kiếm việc làm giữa các ngành: Nhận thấy rõ nhất điều này qua sự so sánh hai bộ phận sinh viên đối với sinh viên ngành tài chính ngân hàng
và sinh viên ngành sư phạm Trong khi các bạn sinh viên học ngành tài chính ngân hàng thì dễ dàng kiếm cơ hội việc làm cho mình với một mức lương khá cao thì các bạn sinh viên ngành sư phạm lại vất vả tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp ra trường
“Vừa thiếu- vừa thừa”
Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM về nhu cầu tìm việc làm của trên 80.000 sinh viên từ năm 2009- 2014,
có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác
Cũng theo Trung tâm này, thị trường lao động hiện nay tiếp tục có sự chênh lệch giữa cung - cầu Việc “thừa - thiếu, thiếu - thừa” giữa các ngành, nghề vẫn luôn hiện diện, người có trình độ Cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, có nhu cầu tìm việc chiếm khoảng 60% số người đang tìm việc trong khi đó các doanh nghiệp luôn cần nhiều nhân lực hài hòa 3 yếu tố: kiến thức nghề, kỹ năng nghề và thái độ (đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật, trách nhiệm…)
Trang 5Nói về việc cử nhân, thạc sĩ, người có bằng cấp thất nghiệp, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh là có nhiều nguyên do Ông Tuấn cho biết, mỗi năm các trường đại học, cao đẳng cung cấp cho thị trường lao động thành phố hơn 70.000 lao động có trình độ đại học và 50.000 lao động
có trình độ cao đẳng cùng hàng chục ngàn lao động do các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế, du học, đào tạo vừa học vừa làm, liên kết đào tạo đại học với các tỉnh
“So với giai đoạn trước năm 2010 thì năm 2014 – 2015, số lượng nhân lực được đào tạo đại học, cao đẳng tăng gấp trên 2 lần (120.000/50.000 hàng năm) Trong khi nhu cầu nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng chỉ có khoảng 60.000 chỗ làm việc/ năm”, ông Tuấn nói
Mặt khác, cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập Ông Tuấn phân tích, trong cơ cấu đào tạo đại học, nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ và Khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng khoảng 30%, các nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Khoa học
xã hội – Y tế - Giáo dục chiếm tỷ trọng 70% trong khi nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp thì nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ - Khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 45%, dẫn đến thừa lao động có chuyên môn về Kinh tế - Tài chính – Giáo dục – Y tế - Khoa học xã hội… Đồng thời, có nhiều ngành học được các trường mở ra với số lượng tuyển sinh khá lớn trong những năm gần đây theo thị hiếu xã hội nhưng chưa đầu tư đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng chuyên ngành nên không được doanh nghiệp đánh giá cao khi tuyển dụng như ngành Xã hội học, Báo chí, Tin học – Kế toán, Quản trị văn phòng, Khởi nghiệp, Quản lý giáo dục, Dược – Điều dưỡng
2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp
Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ sinh viên khi mới ra trường bị thất nghiệp đang ở mức
cao Theo Tổng cục thống kê, Quý III năm 2015, cả nước có hơn 340.000 người có trình
độ cao đẳng chuyên nghiệp, trình độ đại học trở lên thất nghiệp, và con số này đang có xu hướng tiếp tục tăng
Trong bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận: “Thực tế hiện nay có tình trạng nhiều sinh viên (SV) tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái với chuyên ngành đào tạo”
Vì sao sinh viên thất nghiệp ?
Trang 6Lý giải về hiện tượng này, người đứng đầu ngành giáo dục đã chỉ ra các nguyên nhân chính:
Cụ thể, từ khi tiến hành đổi mới, Nhà nước không phân công công tác cho các sinh viên tốt nghiệp ra trường, dẫn đến quy mô, cơ cấu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không ăn khớp với nhu cầu của thị trường lao động Hiện nay, hệ thống quản lý lao động và việc làm ở cấp trung ương không cung cấp thông tin dự báo nguồn nhân lực theo trình độ và ngành đào tạo trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, không đưa ra các cảnh báo kịp thời cho các nhà trường và xã hội
Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chủ yếu dựa vào năng lực đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, không tổ chức nghiên cứu để cập nhật, phát triển các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội (chỉ đào tạo những ngành trường có khả năng, chưa đào tạo những ngành xã hội cần) Trong thời gian vừa qua, việc giao chỉ tiêu tuyển sinh chủ yếu căn cứ vào năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà chưa tính đến nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội
Quyền đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành đào tạo do người học tự quyết định
Xã hội hiện nay vẫn còn tư duy tập trung cho con đi học những ngành nghề hiện tại đang được đánh giá cao, không tính đến tương lai khi tốt nghiệp ra trường
Tình hình suy thoái kinh tế trong 2 năm qua dẫn đến hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, làm cho sinh viên sau tốt nghiệp gặp càng nhiều khó khăn hơn trong công tác tìm kiếm việc làm
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh nguyên nhân khách quan, phải xét đến nguyên nhân chủ quan đến từ chính các bạn sinh viên
a Thiếu kĩ năng
Phải xét tới năng lực, trình độ và kĩ năng của các em khi ra trường Bên cạnh nguyên nhân là hệ thống giáo dục lạc hậu, đào tạo sinh viên không theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thì bản thân sinh viên hiện nay đang có những sự trì trệ Thiếu kỹ năng mềm: thuyết trình, thuyết phục người đối diện, vi tính, ngoại ngữ… là những cái thiếu nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay
Trang 7Trong thực tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài lại rất chú trọng đến kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, truyền đạt, khả năng làm việc theo nhóm,…
Các công ty thường đưa ra thời gian thử việc từ 1 đến 2 tháng, và trong khoảng thời gian này, không có nhiều những ứng viên thực sự có khả năng tiếp thu, xử lý công việc Ngay cả những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi với điểm số rất cao, qua thử việc thực
tế, các sinh viên này lại không được đánh giá cao và không được nhận làm
Có một nghịch lý hiện đang tồn tại là dù số lượng sinh viên ra trường có tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng các công ty vẫn thiếu người làm, bởi lẽ, sinh viên không có kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng
Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, sinh viên học đến đâu sẽ được thực hành ngay đến đó, nên sẽ nhớ rất lâu Nhiều vấn đề thay vì phải giảng giải lý thuyết như ở Việt Nam, thì sinh viên nước ngoài được thực hành ngay Mỗi khi thực tập, sinh viên được đến các công ty và thực hành ngay tại đó, vì thế kỹ năng làm việc của sinh viên được hình thành ngay từ khi bắt đầu vào học tại trường
Ở Việt Nam, chương trình cử nhân trung bình phải mất 4 năm, tách bạch giữa học
và hành Trong 3,5 năm đầu của khóa học, sinh viên được học “nhồi nhét” kiến thức, chỉ còn một kỳ cuối của khóa học là được dành cho cả chương trình thực tập và làm đề án tốt nghiệp Nội dung chương trình thực tập ngắn, lại rất sơ sài, nên cuối cùng, sau 4 năm học, sinh viên chỉ có kiến thức lý thuyết “nhồi nhét”, còn kỹ năng làm việc được trang bị rất ít, hoặc thậm chí không có
Nhiều sinh viên đi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đã bị nhà tuyển dụng loại sớm bởi cách trình bày hồ sơ xin việc sơ sài, ngôn ngữ sử dụng thiếu tính chuyên nghiệp, thậm chí địa chỉ email liên lạc cũng thiếu nghiêm túc…
Trang 8c Không biết mình đang đứng ở đâu
Ngược lại, họ đòi hỏi phải có công việc tốt, lương cao nhưng tất cả không biết mình đang ở đâu, đứng vị trí nào trong xã hội
Khi đó mặc dù lương không cao nhưng cử nhân không nghĩ được với công việc như vậy có thể tự nuôi sống bản thân và học hỏi kinh nghiệm Ngoài ra, cử nhân cần chấp nhận thực tế mới ra trường và không có kinh nghiệm thì lương chỉ ở mức 4-5 triệu đồng
Vì vậy, các cử nhân cần nhìn nhận vào thực tế vị trí của bản thân để lựa chọn cho mình một công việc phù hợp
2.3 Tình hình việc làm của sinh viên ra trường tại một số nước trên thế giới
- Thực trạng tại Trung Quốc
Theo thống kê, năm 2008 đã có hơn 1,5 triệu sinh viên tốt nghiệp không thể tìm được việc làm, tăng gần 500.000 người so với năm 2007 Cả nước hiện có hơn 8,3 triệu người thất nghiệp Thực trạng của vấn đề này được các chuyên gia Trung Quốc tìm ra lời giải: Chính sách mở rộng tuyển sinh, đầu tư xây dựng thêm trường, cấp học bổng khuyến khích từ năm 1999 đã đẩy số lượng sinh viên của Trung Quốc tăng vọt lên 41,2% so với năm trước và cứ thế tiếp tục tăng Tỷ lệ sinh viên chiếm 3% năm 1980 - thậm chí còn thấp hơn nhiều nước đang phát triển; đến năm 2005, Trung Quốc vươn lên là nước có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất thế giới với 25 triệu sinh viên theo học Theo Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu dân số và phát triển Thượng Hải Zhou Haiwang: bên cạnh đẩy mạnh phát triển xã hội, chính sách cũng mang đến những tác động tiêu cực và là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay, chưa kể đến các vấn đề về chất lượng và điều kiện giáo dục tại các trường Cung không chỉ vượt cầu, mà nhiều nhà tuyển dụng còn đặt nghi vấn về các chương trình, loại hình đào tạo Nhà nghiên cứu quản lý cộng đồng và nhân sự Wang Yi cho biết: Nhiều công ty không tin tưởng vào sinh viên mới tốt nghiệp - với “núi kiến thức lý thuyết” nhưng lại “thiếu khả năng thực hành”, do đó họ ưu tiên tuyển các học viên trường nghề hơn Kết quả, cung - cầu bị chệch hướng nhau
Do đó, các trường cao đẳng, đại học cần phải thay đổi chính sách và mô hình giáo dục phù hợp với thực tế Hơn nữa, sinh viên phải là người nắm rõ thực trạng, không nên chủ quan lơ là, đến những năm học cuối mới chú tâm đến định hướng nghề nghiệp là quá trễ Góp phần giải quyết, từ đầu năm 2006 nhiều chính quyền địa phương làm công tác
Trang 9vận động các công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp bố trí thực tập trong nửa năm và hưởng trợ cấp hàng tháng từ địa phương Qua đó, sinh viên thực tập tốt sẽ có cơ hội được nhận vào làm Cụ thể, năm 2006 tỉnh Fujian có 58 doanh nghiệp tham gia chương trình và hơn 50% trong 60.000 sinh viên thực tập được tuyển dụng chính thức Năm nay, sẽ tăng thêm
62 doanh nghiệp tham gia Bản thân các trường cũng được khuyến khích gây quỹ nghiên cứu và thu hút sinh viên tham gia, mang đến nguồn lợi cho cả hai
- Tình trạng tại Hàn Quốc
Theo báo cáo được Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET) công bố ngày 29-9, tỉ lệ người ở độ tuổi 20 có việc làm đã giảm từ 58,2% trong năm 2009 xuống còn 57,4% vào năm ngoái Trong khi đó, số liệu thống kê của chính phủ Hàn Quốc cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của giới trẻ cao gấp 2-3 lần so với tỉ lệ trung bình của nước này
“Dù thị trường việc làm ở Hàn Quốc đã có sự cải thiện ổn định vài năm qua nhưng giới trẻ lại không được hưởng lợi gì Số lượng cũng như chất lượng công việc dành cho người trẻ vẫn không ngừng sụt giảm Tình trạng này là do cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng ít đi, trong khi các công việc bán thời gian và thực tập lại gia tăng” - KIET giải thích
Những khó khăn mà giới trẻ đối mặt xuất phát từ “thị trường lao động kép” - nơi tồn tại khoảng cách lớn giữa người có công việc ổn định, trọn thời gian và lương cao với người có công việc ít ổn định và lương thấp “Sự chia rẽ tự nhiên này khiến sinh viên ra trường đổ xô tìm việc tại các tập đoàn lớn và trong lĩnh vực công, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt Trong khi đó, những công ty ít hấp dẫn hơn lại chật vật trong việc tuyển dụng”
Sự mất cân bằng nêu trên khiến sinh viên sau khi ra trường có được việc làm muộn hơn hoặc phải lựa chọn vị trí thực tập hay công việc bán thời gian Với thực trạng này, không
có gì lạ khi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp Hàn Quốc ở vị trí 86 về sự hiệu quả của thị trường lao động, hạng 106 về mức độ linh hoạt trong việc tuyển dụng và sa thải nhân viên
- Tình trạng tại Mỹ
Vấn đề lớn nhất mà sinh viên Mỹ sau khi ra trường đang phải đối mặt là: kiếm việc làm để trả nợ cho chính phủ khoản vay khi học đại học
Trang 10Mới đây, khảo sát sơ bộ của tờ L’Express (Pháp) cho biết, sau cuộc khủng hoảng
nợ tiền mua nhà, mua xe hơi, giờ đây vấn đề nợ tiền ăn học đang là một trong những mối
lo đè nặng lên xã hội Mỹ Ước tính, đến cuối năm 2012, tổng số tiền nợ đến hạn nhưng chưa thể thanh toán của các sinh viên Mỹ đã lên tới hơn 1.000 tỷ USD
Năm 2009, khi Tổng thống Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ mới chỉ dừng ở mức 7% nhưng ngay sau đó đã vọt lên mức 10%, thậm chí có thời điểm đã chạm ngưỡng 12% Kể từ cuối năm 2012, tình trạng thất nghiệp đã giảm nhiệt nhưng hiện vẫn vào khoảng 8% Sinh viên ra trường rất khó kiếm việc làm còn cha
mẹ họ (những người đã có việc làm) lại liên tục bị giảm lương và hệ quả là vấn đề trả nợ chính phủ càng trở nên nan giải Thống kê cho biết, có ít nhất 68% số sinh viên Mỹ đã tốt nghiệp, ra trường hiện đang nợ tiền ăn học và trung bình mỗi người nợ khoảng 27.000 USD Hồi năm 1989, con số này chỉ là khoảng 10.000 USD Đối với 2 ngành “cao giá” và tốn kém nhất là y khoa và kinh tế, khoảng 10% số sinh viên ra trường cùng với khoản nợ lên tới 62.000 USD Hiện nay có đến 20% số hộ gia đình Mỹ đang phải chi trả tiền ăn học hàng tháng cho con cái họ và nhóm ‘con nợ’ lớn nhất là những người dưới 35 tuổi
Ít nhất 68% số sinh viên Mỹ đã tốt nghiệp hiện đang nợ tiền ăn học và trung bình
mỗi người nợ khoảng 27.000 USD
Trang 11Một số ý kiến của sinh viên sau khi ra trường tại Mỹ cho rằng:
+ Hadi Nassar, một nha sỹ cho biết, sau 8 năm theo học ngành y số nợ của anh đã lên tới 186.000 USD và sau khi ra trường, anh chỉ xin được vào làm việc tại một phòng khám răng công với khoản thu nhập không đủ bù đắp cho sinh hoạt
+ Tyler Dickenson, 24 tuổi, cựu sinh viên của một trường đại học ở New York cho biết anh đã buộc phải bỏ học vì đơn xin vay tiền của anh không được gia hạn “Số nợ tôi
đã gánh quá lớn và nó không xứng đáng cho một tấm bằng cử nhân”, Dickenson phát biểu với phóng viên của hãng tin Reuters
“Đây rõ ràng là một sự bất công và nó không xứng đáng Đáng lẽ ra tôi không nên
đi học đại học mà đi làm luôn cho một cửa hàng Starbuck sau khi tốt nghiệp trung học”, Katie Zaman, một nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành xã hội học của trường ĐH Wisconsin chia sẻ Tuy học một ngành không mấy “đắt đỏ” và chưa tốt nghiệp nhưng cô đã nợ tới 111.000 USD
“Nếu kinh tế ổn định hoặc tăng trưởng tốt, chúng tôi có thể trả hết nợ trong vài năm nhưng bây giờ, đến kiếm việc làm còn khó thì tôi không còn cách nào khác là chấp nhận bị phạt, bị đánh giá tín dụng tồi… Ngoài việc phải trả nợ tiền ăn học, hầu hết đều còn phải tiếp tục vay tiền để mua xe, trả tiền nhà nên gánh nặng của những người trẻ như tôi là vô cùng lớn Nó khiến chúng tôi chẳng còn dám chi tiêu gì khác”, Amanda chia sẻ
Các chuyên gia kinh tế đặc biệt tỏ ra lo ngại trước tình trạng “luẩn quẩn” này bởi
sự nợ nần bế tắc sẽ khiến tiêu dùng bị cắt giảm một cách thậm tệ và góp phần khiến nền kinh tế trì trệ hơn
Bi kịch hơn nữa, trong khi nhiều sinh viên còn chưa kiếm được việc làm thì nhiều người đã kiếm được việc làm nhưng lương thấp và nợ nần đeo đẳng đã quyết định bỏ việc để… đi học tiếp nhằm trốn nợ Những người này hy vọng trong khi họ đi học tiếp, chính phủ sẽ không đòi nợ quá gắt gao (khoản nợ cũ được hoãn trả) đồng thời họ có trình độ cao hơn qua đó sẽ kiếm được một việc làm tốt hơn trong tương lai
Trang 12Chuyện ngược đời đã xảy ra Trước kia, các sinh viên mong sao nhanh chóng tốt nghiệp để đi làm còn ngày nay, sinh viên Mỹ chỉ mong càng lâu ra trường càng tốt.
-Tình trạng tại Anh Quốc( cập nhật tài liệu 18/05/2011)
Khảo sát của công ty quảng cáo tuyển dụng cao cấp cho thấy sinh viên nộp đơn xin việc thường xuyên và sớm hơn với các công việc làm dành cho sinh viên ra trường
Nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm của gần 18.000 sinh viên năm cuối ở 30 trường đại học hàng đầu Anh Quốc
Nghiên cứu cũng cho thấy sự tự tin đang trở lại thị trường công ăn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp sau thời kỳ ảm đạm do suy thoái
Sinh viên các trường đại học tham gia khảo sát được dự kiến sẽ gửi ra tổng cộng 343.000 đơn xin việc - tăng một phần ba so với năm ngoái và tăng 75% so với năm 2004
Và 40% sinh viên tốt nghiệp hy vọng sẽ bắt đầu đi làm trong năm nay - so với 36% năm ngoái, 25% hy vọng sẽ chuyển sang làm nghiên cứu sinh, và 35% dự định sẽ đi du lịch hoặc làm các công việc tạm thời hoặc làm tình nguyện hay chưa có quyết định gì Công việc và địa điểm ưa chuộng
Lần đầu tiên trong ba năm, sinh viên tốt nghiệp chờ đợi lương khởi điểm được tăng thêm - và ngân hàng đầu tư lại một lần nữa trở thành lựa chọn hướng nghiệp được ưa chuộng
Công ăn việc làm trong khu vực công, một lựa chọn hấp dẫn hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế theo sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã trở nên ít hấp dẫn hơn đối với sinh viên mới tốt nghiệp đại học năm nay và số đơn xin việc giảm một phần năm Trong khi nhiều sinh viên ở Belfast và Glasgow có ý định ở lại và làm việc tại các vùng khác nhau, khảo sát này cho thấy một mô hình rõ rệt trên khắp nước Anh là sinh viên mới tốt nghiệp được thu hút về London
Trong số 25 các trường đại học được khảo sát, London là lựa chọn tìm việc đầu tiên
Martin Birchall, Giám đốc điều hành của tổ chức High Fliers Research, cho biết:
"Trong giai đoạn tồi tệ nhất của thời kỳ suy thoái, nhiều sinh viên sáng giá nhất tốt nghiệp
từ các trường đại học của Anh đã chọn không tìm việc mà thay vào đó học cao học hoặc
đi du lịch sau khi tốt nghiệp, với hy vọng triển vọng công ăn việc làm sẽ tốt hơn khi họ
Trang 13trở về."Cuộc khảo sát mới nhất của chúng tôi với sinh viên năm cuối cho thấy niềm tin vào thị trường công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp cuối cùng cũng đã được cải thiện."
Bộ trưởng Bộ Đại học, David Willetts, nói: "Tôi vui mừng được thấy có những dấu hiệu niềm tin được gia tăng tại thị trường công ăn việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp
"Theo như khảo sát này cho thấy, sinh viên tốt nghiệp đã thích ứng với thách thức của một thị trường đầy khó khăn bằng con số đơn xin việc sớm ở mức kỷ lục Bằng cấp vẫn là một đầu tư tốt và là một trong những con đường tốt nhất để có được một công việc tốt và một sự nghiệp xứng đáng
"Cải thiện thông tin cho sinh viên trong tương lai về những gì họ có thể chờ đợi ở trường đại học và ở bằng cấp của mình là một phần quan trọng trong kế hoạch tương lai của chúng tôi cho giáo dục đại học."
Kết luận: Không phải chỉ những nước đang phát triển hay kém phát triển mới tồn
tại việc thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường Mà ngay cả các nước phát triển cũng đang tồn tại vấn đề này Giải quyết vấn đề này đang là điều cấp bách cho các nước và đặc biệt là Việt Nam
2.4 Liên hệ khoa quản trị doanh nghiệp.
Mỗi năm thì có rất nhiều cử nhân ra trường tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tình trạng thừa thầy thiếu thợ Các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị doanh nghiệp ai cũng muốn kiếm cho mình một công việc phù hợp với những gì cái tên ngành của nó mang lại là làm giám đốc hoặc trưởng phòng gì đó Phần lớn sinh viên tốt nghiệp
ra trường nói chung và sinh viên ngành quản trị doanh nghiệp nói riêng ra trường đều rơi
vào tình trạng thất nghiệp Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết: “Kỹ năng của sinh viên mới
ra trường là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có.”
Quả thật, sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt
là các kỹ năng cần thiết để làm việc Một số bạn trẻ còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển người có năng lực chuyên môn, vi tính thành thạo, ngoại ngữ bằng A, B, C… Chính vì thế, các bạn đổ xô rủ nhau đi học bằng này bằng kia, khoá học này khoá học kia, nhưng các bạn không hề biết rằng, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng