1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Địa danh núi non ở Đà Nẵng PP

20 515 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 6,78 MB

Nội dung

Việt Nam là một quốc gia có địa hình ¾ là đồi núi. Vì vậy, dạng địa hình này đã góp phần quan trọng trong đời sống cư dân Việt từ xa xưa. Đồi núi vừa là nơi có cảnh đẹp, là nơi trồng rừng vừa là nơi phát triển kinh tế và bảo vệ các loài động vật quý hiếm. Núi ở Việt Nam nhiều vô kể, trong đó gồm các dãy núi lớn, các ngọn núi vừa và nhỏ khác nhau. Mỗi núi đều có một sự tích dẫn đến những tên gọi đặc trưng. Các tên gọi này không chỉ để gọi mà còn phản ánh lịch sử, văn hóa vùng nơi ngọn núi tồn tại. Địa danh núi non ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề rộng mở, đòi hỏi phải có sự khảo cứu thực tế. Nếu ở miền Bắc có ngọn Fansipan nổi tiếng, ở miền Nam có núi Bà Đen huyền thoại, thì ở Trung Bộ cụ thể là Đà Nẵng cũng có những ngọn núi lớn được nhiều người biết đến và nói lên lịch sử của vùng đất này.

Trang 1

ĐỊA DANH HỌC

VÀ ĐỊA DANH VIỆT NAM

Tranh thủy mạc

mô tả núi non

NHÓM 2 – 13CVHH

ĐỀ TÀI:

Địa danh núi non của một khu vực

( Kv Thành phố Đà Nẵng )

Trang 2

Địa danh núi non của thành phố Đà Nẵng

NÚI NON

Đặc điểm địa danh núi non

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA

NÚI CHÚA – BÀ NÀ

NÚI NON NƯỚC

- NGŨ HÀNH SƠN

NÚI KHỈ - NÚI SƠN TRÀ

ĐÈO HẢI VÂN

Trang 3

Đặc điểm địa danh núi non

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ

Địa danh núi non có thể là tên của

một ngọn núi, có thể là tên gọi của một

quần sơn, một dãy, một rặng lớn đặc

biệt là hệ thống địa danh núi non này lại xuất phát từ nhiều ngôn ngữ nên rất đa dạng

Trang 4

núi, non, đá, động,

ngàn, hòn, cao,…

núi, non, đá, động,

ngàn, hòn, cao,…

“sơn”, “lĩnh”,

“cương”

“sơn”, “lĩnh”,

“cương”

“bù”, “chư”, “khau”,

“ngọc”, “phia”, “pu”…

“bù”, “chư”, “khau”,

“ngọc”, “phia”, “pu”…

- Núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh)

- Non Tản (Ba Vì, Hà Nội)

- Đá Bạc (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế)

- Động Chùa (Hương Khê, Hà Tĩnh)

- Ngàn Hống (dãy Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh)

- Hòn Nghê (Sơn Trà, Đà Nẵng)

- Ngũ Hành Sơn, Trường Sơn, Ngân Sơn,…

- Hồng Lĩnh, Nghĩa Lĩnh,…

- Hy Cương, Hoàng Long Cương,…

- Khau Nhi (Bắc Quan, Hà Giang)

- Phia Biooc (Ba Bể, Bắc Cạn)

- Phia Đén (Nguyên Bình, Cao Bằng)

- Pu Sam Sao (Sơn La)

- Pu Luông (Văn Chấn, Yên Bái)

Trang 5

Đặc điểm địa danh núi non

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA

Các địa danh núi non trên toàn đất nước tạo nên một bức tranh sơn mỹ phản ánh văn hóa về ngôn ngữ và tính dân tộc trên mỗi địa bàn có sự nhiên diện của địa danh đó Khi chúng ta giải mã các địa danh đó cũng là lúc chúng ta tiếp cận với thế giới tâm hồn của dân tộc đã sản sinh và sử dụng nó

Mỗi địa danh do nhiên tạo hay nhân tạo không chỉ mang cái đẹp ngoại hình mà nó luôn luôn gắn liền với sự hung vĩ, quyền uy, thiêng liêng và sự thần hóa của cá nhân địa danh đó

Trang 6

Ngoài xu hướng “Thần hóa” và ngược lại đó là xu hướng “nhân hóa” – Các ngọn núi được người dân tưởng tượng ra giống với các nhân vật huyền thoại hay truyền thuyết mà từ đó họ tôn thờ, cầu nguyện và cũng là nơi chú ý để du lịch và tham quan Từ Bắc vào Nam có 4 hòn vọng phu như: Tam Thanh (Lạng Sơn), Đông Sơn (Thanh Hóa), Phù Cát (Bình Định), M’ Đrăk (Đắk Lắk)

Nói đến địa danh núi non chúng ta không thể không nhắc đến những ngọn núi mang dấu ấn của các di tích lịch sử và những ngọn núi gắn liền với câu truyện dan gian có thật của dân tộc Việt hay những ngọn núi do các người kỹ sư tạo dựng nên Các ngọn núi này được biết đến và trở thành địa danh nổi tiếng nhằm cho nhân dân tưởng nhớ đến quá trình lịch sử, các anh hùng lịch sử, đời sống sinh hoạt của dân tộc ta thời xưa và những người có công tạo dựng nên địa danh đó

Trang 7

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng NÚI CHÚA – BÀ NÀ

Nguồn gốc tên gọi Bà Nà, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân đến vùng này thấy rất nhiều cây chuối nên gọi là núi Banane, lâu dần người Việt đọc chệch thành Bà Nà Còn nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng chữ

Bà Nà là tiếng Người Katu nghĩa là "núi của tui" Một truyền thuyết khác cho rằng tên núi là tên viết tắt của

Bà Ponagar hay bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu

Nguồn gốc tên gọi Bà Nà, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân đến vùng này thấy rất nhiều cây chuối nên gọi là núi Banane, lâu dần người Việt đọc chệch thành Bà Nà Còn nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng chữ

Bà Nà là tiếng Người Katu nghĩa là "núi của tui" Một truyền thuyết khác cho rằng tên núi là tên viết tắt của

Bà Ponagar hay bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu

Trang 8

Theo PGS.TS Lê Trung Hoa “Bà Nà có lẽ đã bắt nguồn từ tên của dân tộc

Ba Na, vì các lý do sau:

1 GS Đặng Nghiêm Vạn viết: “(…) ngành Ba Na bao gồm các cư dân hiện đang cư trú ở trên cao nguyên Tây Nguyên và miền núi các tỉnh Quảng Nam (tức Quảng Nam và Đà Nẵng hiện nay – LTH), Quảng Ngãi (…) Ở Việt Nam, ngành Ba Na được chia làm hai ngành: Ba Na Bắc gồm các dân tộc Gié – Triêng, Xơ Đăng, Ba Na, (…) Phân ngành Ba Na Nam bao gồm các dân tộc Mnông, Xtiêng (…)” Rõ ràng các dân tộc Ba Na có cư trú ở vùng núi tỉnh Quảng Nam cũ

2 GS Nguyễn Tài Cẩn thay vì gọi Ba Na, viết tiểu chi Bànà Như vậy Ba

Na cũng gọi Bà Nà

Theo PGS.TS Lê Trung Hoa “Bà Nà có lẽ đã bắt nguồn từ tên của dân tộc

Ba Na, vì các lý do sau:

1 GS Đặng Nghiêm Vạn viết: “(…) ngành Ba Na bao gồm các cư dân hiện đang cư trú ở trên cao nguyên Tây Nguyên và miền núi các tỉnh Quảng Nam (tức Quảng Nam và Đà Nẵng hiện nay – LTH), Quảng Ngãi (…) Ở Việt Nam, ngành Ba Na được chia làm hai ngành: Ba Na Bắc gồm các dân tộc Gié – Triêng, Xơ Đăng, Ba Na, (…) Phân ngành Ba Na Nam bao gồm các dân tộc Mnông, Xtiêng (…)” Rõ ràng các dân tộc Ba Na có cư trú ở vùng núi tỉnh Quảng Nam cũ

2 GS Nguyễn Tài Cẩn thay vì gọi Ba Na, viết tiểu chi Bànà Như vậy Ba

Na cũng gọi Bà Nà

Trang 9

3 Cụ Đinh Xuân Vịnh và Nguyễn Như Ý – Nguyễn Thanh Chương – Bùi Thiết, thay vì ghi Bà Nà đã ghi Ba Na (hay Bà Na)

4 Hai thanh ngang và huyền thường chuyển đổi với nhau: (bao) nhiêu – nhiều, (nhà) ngươi – người, (ngày) nao – nào,…

5 Tên nhiều dân tộc ở Việt Nam cũng như trên thế giới chuyển thành địa danh Xin nêu cụ thể vài trường hợp: tên dân tộc Gia Rai (bắt nguồn từ tên Jrai, nghĩa là “thác nước”) sau trở thành tên tỉnh Gia Lai; tên dân tộc Lào trở thành tên nước Lào; tên thủ đô Paris của Pháp bắt nguồn từ tên dân tộc Paris

cư trú tại đây ngày xưa,…”

3 Cụ Đinh Xuân Vịnh và Nguyễn Như Ý – Nguyễn Thanh Chương – Bùi Thiết, thay vì ghi Bà Nà đã ghi Ba Na (hay Bà Na)

4 Hai thanh ngang và huyền thường chuyển đổi với nhau: (bao) nhiêu – nhiều, (nhà) ngươi – người, (ngày) nao – nào,…

5 Tên nhiều dân tộc ở Việt Nam cũng như trên thế giới chuyển thành địa danh Xin nêu cụ thể vài trường hợp: tên dân tộc Gia Rai (bắt nguồn từ tên Jrai, nghĩa là “thác nước”) sau trở thành tên tỉnh Gia Lai; tên dân tộc Lào trở thành tên nước Lào; tên thủ đô Paris của Pháp bắt nguồn từ tên dân tộc Paris

cư trú tại đây ngày xưa,…”

Trang 10

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng NÚI CHÚA – BÀ NÀ

Trang 11

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng

NÚI NON NƯỚC

- NGŨ HÀNH SƠN

Ngũ Hành Sơn - Núi Non Nước xét về số lượng âm tiết có 3 âm tiết là địa danh Hán Việt Ngũ: là 5; Sơn: là núi

Ngũ Hành Sơn có thể hiểu đơn giản là 5 ngọn núi, hay cũng có thể hiểu rộng hơn dựa vào học thuyết Trung Hoa - Học thuyết Âm dương Ngũ hành với 5 ngọn núi: "Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ"

năm 1594

Non Nước Sơn

1686

Non Nước Sơn tam đỉnh

1806 núi Non Nước

1825 1837

Trang 12

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng

NÚI NON NƯỚC

- NGŨ HÀNH SƠN

(Ảnh năm 1972)

Ngoài ra, Ngũ Hành Sơn còn có

các tên khác như: Non Nước, Ngũ Uẩn

Sơn, Bách Hoa Ngũ Chỉ Sơn, Cẩm

Thạch, (Núi) Gà, Phổ Đà Sơn.

Trang 13

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng NÚI KHỈ - NÚI SƠN TRÀ

Thời xa xưa, ở vị trí mà ngày nay là bán đảo Sơn Trà có ba ngọn núi nhô cao Ngọn

phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên nên gọi là ngọn Mỏ Diều Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo, nước triều đều đặn lên xuống hàng triệu năm

bào mòn và lau sạch bóng những tảng đá chồng chất ven bờ hình thành nên bán đảo Sơn Trà ngày nay.

Trang 14

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng NÚI KHỈ - NÚI SƠN TRÀ

Ngoài cái tên Tiên Sa được sử dụng dưới thời

Pháp thuộc, Sơn Trà còn được biết đến với tên

gọi “Monkey mountain” (Núi Khỉ) trong giai

đoạn người Mỹ đóng quân ở Đà Nẵng

(1965-1975) Tên gọi này khởi nguồn từ sự phong

phú về loài và số lượng linh trưởng sống trên

núi này Theo thống kê chưa đầy đủ, hệ động

vật Sơn Trà có trên 100 loài, trong đó có 8 loài

thuộc loại quý hiếm Sơn Trà là chỗ quần cư

của họ hàng nhà khỉ với khoảng hơn 400 con

voọc và nhiều loại khỉ đuôi dài; ngoài ra còn

có chồn, heo rừng, gà rừng, hoẵng

Trang 15

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng NÚI KHỈ - NÚI SƠN TRÀ

Trang 16

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng ĐÈO HẢI VÂN

Đèo Hải Vân là một trong những cung đường cuốn hút nhất thế giới (Tờ Guardian) Không chỉ nổi tiếng về sự ngoạn mục và hiểm trở, mà Hải Vân còn vang danh với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời

Trang 17

Các địa danh núi non tiêu biểu

ở thành phố Đà Nẵng ĐÈO HẢI VÂN

Lê Thánh Tôn là vị vua đầu tiên đặt chân đến Hai Vân năm Canh Dần (1741), vị minh quân này lúc đó đã tiên liệu được tương lai nên xúc cảm

phong cho nơi này là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam

Trang 18

Thiên hạ

đệ nhất

hùng quan

Cửa trông về phủ Thừa Thiên

đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam

đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Lạc khoản một bên góc bảng còn ghi thêm

"Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo"

Đến Hái Vân là đến nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thõa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa

đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của một khúc ruột miền Trung

Trang 19

Nhìn chung, tên gọi địa danh núi non Việt Nam xuất phát từ nhiều ngôn ngữ khác nhau Từ đó làm nên sự đa dạng, phong phú trong hệ thống địa danh Việt Nam nói chung Núi ở Đà Nẵng cũng có nhiều nguồn gốc về tên gọi, song song với đó là các hoạt động văn hóa diễn ra thường lệ phản ánh cuộc sống của cư dân địa phương Các núi là nhân chứng trong chiến tranh, là nơi ghi dấu những thắng lợi và cũng là nơi thể hiện quá trình xây dựng đất nước, phát triển đi lên

KẾT LUẬN

Trang 20

BÀI THUYẾT TRÌNH

CỦA NHÓM 2 ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT! CẢM ƠN THẦY

VÀ CÁC BẠN

ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

BÀI THUYẾT TRÌNH

CỦA NHÓM 2 ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT! CẢM ƠN THẦY

VÀ CÁC BẠN

ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Ngày đăng: 13/05/2016, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w