Hệ thống mạch máu Nguồn cung cấp máu chủ yếu cho vùng đầu mặt là hệ cảnh gốc, trong đó động mạch cảnh trong cung cấp chủ yếu cho nội sọ và động mạch cảnh ngoài cung cấp chủ yếu cho vùng
Trang 1kỹ thuật chụp mạch số hoá xoá nền (DSA) ra đời Ngày nay kỹ thuật DSA đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới để chẩn đoán vị trí chảy máu, cũng như qua đó áp dụng phương pháp làm tắc mạch (nút mạch) và đã cho những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ cầm máu mũi thành công cao (từ 80 -100%)
II Nguyên nhân
1 Tại chỗ
Hình 1: Điểm mạch Kiessenbach 2.1 Viêm nhiễm
Viêm mũi cấp, mãn do vi khuẩn, vi rút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng
Trang 22
2.1.2 Dị vật: Đây là nguyên nhân hay gặp Hoặc là dị vật làm tổn thương niêm mạc, hoặc là
dị vật trong mũi lâu ngày kích thích niêm mạc tạo thành tổ chức hạt gây chảy máu
- Dị vật sống (đỉa, vắt) chui vào mũi hút máu và tiết ra chất kháng đông gây chảy máu mũi
- Sỏi mũi, loét hốc mũi: Cũng hay gặp những biến đổi niêm mạc kiểu loét thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt Những thâm nhiễm loét ở niêm mạc mũi do lao hoặc giang mai
2.1.3 Cấu tạo bất thường hốc mũi:
Vẹo vách ngăn; phình mạch trong hốc mũi
Khối u: U lành tính như u xơ vòm mũi họng thường gặp ở nam từ 13 - 26 tuổi thường CMM tự phát lúc ngủ, thường tái diễn, gây ra thiếu máu và u ác tính như: Ung thư vòm họngn (NPC), ung thư hốc mũi, ung thư sàng hàm, u vùng cổ v v
2.2 Nguyên nhân toàn thân
2.2.1 Bệnh toàn thân cấp tính (gây rối loạn đông cầm máu ban đầu)
Cúm, sởi nặng, tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét…
2.2.2 Bệnh của hệ tim mạch
Cao huyết áp, xơ vữa động mạch
2.2.3 Bệnh của hệ mạch máu
Thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin
Bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; bệnh của tiểu cầu như: Giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân Rối loạn chất lượng tiểu cầu: Glanzmann và Willebrand
bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu A, B, C (Roisenthal)
2.2.4 Bệnh của hệ thống gan mật
2.2.5 Một số nguyên nhân khác
Thay đổi nội tiết như có thai, kinh nguyệt; Dùng corticoide kéo dài, hoặc dùng thuốc chống đông; Thay đổi áp lực của khí quyển, thay đổi thời tiết
2.3 Chảy máu mũi vô căn
Thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít tái diễn nhiều lần, thường hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng
III Cơ thể học
1 Hệ thống mạch máu
Nguồn cung cấp máu chủ yếu cho vùng đầu mặt là hệ cảnh gốc, trong đó động mạch cảnh trong cung cấp chủ yếu cho nội sọ và động mạch cảnh ngoài cung cấp chủ yếu cho vùng mũi xoang và ngoài sọ
Trang 3“Nguồn: Frank Netter (2002)
1 Động mạch ổ răng dưới (đoạn 1)
2 Động mạch chân bướm (đoạn 2)
3 Động mạch khẩu cái xuống (đoạn 3)
4 Động mạch bướm khẩu cái(đoạn 3)
Hình 3 Sự phân bố mạch máu vách ngăn mũi
“Nguồn: Frank Netter (2002)
Trang 4Hình.4 Sự phân bố mạch máu cuốn mũi & vách mũi xoang
“Nguồn: Frank Netter (2002)
2 Hệ thống cung cấp máu (DSA)
Đ.m cảnh gốc Đ.m dưới đòn
Trang 55
Đoạn 1: Nằm trước cơ chân bướm ngoài chủ yếu cung cấp máu nuôi tổ chức xương quanh
đó Động mạch huyệt răng dưới, động mạch màng não giữa, động mạch nhĩ trước và động mạch tai sâu
Đoạn 2: Nằm ngay cơ chân bướm ngoài cung cấp máu nuôi vùng xương và màng não Động mạch thái dương sâu trước, động mạch thái dương sâu sau, động mạch cơ cắn, động mạch
cơ chân bướm và động mạch má
Đoạn 3: Cung cấp máu nuôi vùng xương và niêm mạc
Hình 6 Động mạch hàm và các nhánh (cơ thể học)
“Nguồn: Johennes W; Chihiro Yokochi (2002) Theo một số tác giả: Chảy máu mũi có liên quan chính đến đoạn 2 và 3 của động mạch hàm, trong đó đoạn 3 với các nhánh sau, đó là đm dưới ổ mắt, đm ổ răng trên, động mạch khẩu cái xuống và động mạch bướm khẩu cái
IV Điều trị
1 Mục đích của điều trị: Tìm được nguyên nhânchảy máu và làm ngưng chảy máu
2 Thủ thuật hoặc phẫu thuật để cầm máu
Đốt cầm máu: Với những trường hợp chảy máu từ điểm mạch Kiessebach
Đốt bằng hoá chất Nitrat bạc – AgNO3 10% (Rất phổ biến)
Đốt điện đơn cực, hai cực
Quang đông bằng Laser (không phổ biến)
Nhét bấc mũi
Nhét bấc mũi trước: Một trong những phương pháp xử trí đầu tiên nhiều nhất
Nhét bấc mũi sau
Trang 66
Tuy có nhiều thay đổi trong việc sử dụng các chất liệu của bấc xong việc nhét bấc mũi vẫn còn được chọn cho đến tận ngày nay Tuy nhiên nhét (bấc) mũi cũng gây ra nhiều biến chứng như tắc vòi, tai đau và phù nề khẩu cái mềm (màn hầu), khó nuốt, nghẹt mũi, sặc khi ăn, viêm ống lệ mũi, hoại
tử cánh mũi, hẹp tiểu trụ, hẹp cửa mũi trước, dính niêm mạc hốc mũi, viêm xoang, rối loạn tim mạch, nhiễm trùng máu, viêm tuỷ xương sọ Ngoài ra nhét bấc mũi không phải là phương pháp luôn luôn thành công, đặc biệt những ca sau chấn thương nặng có chảy máu tái phát
Bệnh nhân không khả năng nằm; Barium còn lại trong bụng, có xuất huyết mới
Nhũn não mới, phù não hoặc nhiễm trùng toàn thân
Chống chỉ định tuyệt đối: Rối loạn huyết động trầm trọng
Biến chứng của nút mạch: Tỷ lệ thấp biến chứng nhìn chung là thấp ( 0,1-1%) tùy tác giả
Trang 7V Theo dõi và tái khám:
1 Thời gian đánh giá:
Trong 6 tháng đầu các mốc thời gian sẽ là: 1 – 2 tuần, 1 thánh, 3 tháng, và 6 tháng
Sau đó mỗi 6 tháng, 1 năm và 2 năm
Rất tốt: Không chảy máu mũi tái phát, làm việc và sinh hoạt bình thường
Tốt: Chảy máu ít từng giọt và tự cầm, DSA trong giới hạn bình thường
Xấu: Chảy máu tái phát không tự cầm và phải nhập viện
VI Phác đồ xử trí chảy máu mũi
Trang 88
PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CHẢY MÁU MŨI
(BS NGUYỄN TRỌNG MINH - KHOA TMH - BVCR)
CHẢY MÁU MŨI
Với lượng ít (rỉ rả) Với lượngvừa
(chảy thành dòng) Với lượng nhiều(chảy ồ ạt)
Ép cánh mũi 2 bên hoặc bên chảy
và giữ từ 5 - 10’
Ngưng chảy Còn chảy
Tìm nguyên nhân Ngưng chảy
Điều trị nguyên nhân
Nhập viện Nhét meche mũi trước
hoặc đặt ống Foley (lần 1)
Rút meche
(Nhét mũi trước lần 2 và đặt ống Forley ) Còn chảy
Rút meche từng phần & xả bóng
Sau 48 giờ
Còn chảy
Chụp hệ mạch cảnh máu xóa nền (DSA)
Xả bóng khi làm DSA
Sau 24 giờ
Ngưng chảy
Xác định được nguyên nhân
1/- Làm tắc mạch chọn lọc
2/- Thắt động mạch qua đường mổ ngoài.
3/- Phối hợp với chuyên khoa khác
2 ngày sau (sau 48 giờ)
Rút hết ống và meche
Không xác định được nguyên nhân, máu vẫn chảy
Trang 99
VII Từ khĩa
Epistaxis: Chảy máu mũi
Eneurysm: Phình mạch, túi phình
Pseudoaneurysm: Giả phình
Điểm mạch Kiessenbach
DSA: Chụp mạch kỹ thuật số hóa xoá nền
Embolization: Nút mạch (thuyên tắc mạch) cầm máu
Nhét Meches hay Packing: Nhét bấc mũi cầm máu
VIII Tài liệu tham khảo
o Nguyễn Đình Bảng(1992), “Chấn thương vùng mặt tai mũi họng”, Cẩm nang Tai Mũi
Họng thực hành,Bản dịch của Legent - P Fleury, P Narcy - Tập 2 Mũi Xoang - Bộ Mơn
Tai Mũi Họng – ĐH Y - Dược TP HCM, tr 116 – 126
o Võ Hiếu Bình, Nguyễn Hồi Thu, Phan Thị Thảo (2002), “Chụp động mạch kỹ thuật số
xố nền” Cập nhật Tai Mũi Họng, Bộ mơn Tai - Mũi - Họng _ Đại Học Y Dược TP
HCM (CD - Rom)
o Lương Sỹ Cần, Phạm Khánh Hịa, Trần Lệ Thuỷ (1986), “Chảy máu mũi”, Cấp cứu Tai
Mũi Họng, NXB y học
o Nguyễn Văn Cơng (2003), “Khảo sát X - Quang bằng kỹ thuật số, một số hình ảnh
bệnh lý được so sánh với kỹ thuật cắt lớp điện tốn”, Y học TP HCM, Tập 7, Phụ san
của số 1, tr 11-13
o Lê văn Cường (1995), “Các dạng động mạch cảnh ngồi”, Hình thái học, Tập 5, tr 17 –
19
o Đặng Vĩnh Hiệp, Phạm Ngọc Hoa (2004), “Phương pháp phân tích phim CT sọ não”,
Chẩn đốn hình ảnh , Khoa Chẩn đốn HA - BV Chợ Rẫy
o Phạm Ngọc Hoa (2003), “Chụp cắt lớp điện tốn nhiều lớp cắt” Tiến bộ mới nhất hiện
nay của kỹ thuật cắt lớp điện tốn - Y học TPHCM, Tập 7, Phụ san của số 1
o Nguyễn Tấn Phong (1998), “Chỉ định và chống chỉ định nội soi chức năng
xoang”.Phẫu thuật nội soi chức năng xoang Nhà xuất bản Y Học, tr 169 - 182
o Nguyễn Quang Quyền (1993), “Các động mạch cảnh”, Bài giảng giải phẫu học tập I Nhà xuất bản Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, tr 296 - 307
Trang 1010
o Abelson TI (1991) “Epistaxis” Otolaryngology Volume III: Head and neck, 3rd ed Philadelphia: W.B Saunders, pp 1831-1841
o Barlow DW, Deleyiannis WB, Pinczower EF (1997) “Effectiveness of surgical
management of epistaxis at a tertiary care center” Laryngoscope, pp 107:21-24
o Bingham B, Dingle AF (1991) “Endoscopic management of severe epistaxis” J
Otolaryngol; 20, pp 442-443
o Breda SD, Choi IS, Persky MS, Weiss M (1989) “Embolization in the treatment of
epistaxis after failure of internal maxillary artery ligation” Laryngoscope 1989; 99,
pp 809-813
o Breda SD, Jacobs JB, Lebowitz AS, Tierno PM (1987) “Toxic shock syndrome in nasal
surgery: a physiochemical and microbiologic evaluation of Merocel® and
NuGauze® nasal packing” Laryngoscope 1987; 97, pp 1388-1391
o Byron J Baley (1998) “Epistaxis” Otolaryngology - Head and Neck Surgery; pp 82 - 87
o Chandler JR, Serrins AJ (1995) Transantral ligation of the internal maxillary artery
for epistaxis Laryngoscope; 75, pp 1151-1159
o Christensen N (2005) “Arterial embolization in the management of posterior
epistaxis” Otolaryngology – Head and Neck Surgery, pp 748-753
Trang 11VIÊM TAI GIỮA
TS LÂM HUYỀN TRÂN
I ĐẠI CƯƠNG:
Định nghĩa: viêm tai giữa là hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa
viêm tai giữa cấp : nhiễm trùng cấp xảy ra trong tai giữa
viêm tai giữa tràn dịch : sự hiện diện của dịch không phải mủ trong tai giữa
Viêm tai giữa mạn : nhiễm trùng mạn tính ở tai giữa kéo dài > 3 tháng
Dịch tễ học
thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ( nhiều nhất là trẻ từ 6- 12 tháng )
50% trẻ < 1 tuổi bị ít nhất 1 lần viêm tai giữa
1/3 trẻ 3 tuổi có > 3 lần bị viêm tai giữa
90% trẻ 6 tuổi có ít nhất 1 lần viêm tai giữa
bệnh thường xảy ra vào mùa đông
Virus hợp bào hô hấp
Viêm tai giữa mạn:
Rối loạn chức năng vòi nhĩ
Nhiễm trùng đường hô hấp
Các yếu tố nguy cơ khác như :
Trẻ sơ sinh : thay đổi hành vi, kích thích, khó chịu ở tai, bỏ bú, nôn ói, tiêu chảy
trẻ nhỏ (2-4): sốt, đau tai, nghe kém thay đổi nhân cách
trẻ em (>4):than đau tai, thay đổi nhân cách
Khám tai:
Màng nhĩ đỏ phồng, mờ đục, mất tam giác sáng
Soi tai bằng đèn soi tai có bơm hơi : màng nhĩ kém hoặc không di động
Trang 12CẬN LÂM SÀNG
Nội soi tai
Đo thính lực: nghe kém dẫn truyền
Đo nhĩ lượng : dịch trong tai giữa ?
Xquang Schuller 2 tai, CT tai: xương chủm mờ nhưng còn thông bào rõ
CT não, MRI khi nghi ngờ có biến chứng
2 VIÊM TAI GIỮA MẠN:
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
- Chảy mủ tai: Chảy tai tái đi tái lại nhiều lần, từng đợt, mủ tai trắng, vàng hoặc xanh
Mủ có thể có mùi thối khắm trong viêm tai giữa có cholesteatoma
- Nghe kém dần
Các triệu chứng có thể thường xuyên hoặc ngắt quãng, có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 tai
- Màng nhĩ thủng :Màng nhĩ thủng có thể còn rìa hoặc mất rìa Hòm nhĩ có thể sạch hoặc
ứ dịch, mô hạt viêm hoặc có polyp hòm nhĩ Mủ đục sệt như bã đậu trắng, óng ánh như ánh xà cừ là dấu hiệu của viêm tai có cholesteatoma
CẬN LÂM SÀNG
Nội soi tai
Đo thính lực: nghe kém dẫn truyền hoặc hỗn hợp
Xquang Schuller 2 tai, CT xương thái dương: mờ thông bào xương chủm hoặc hình ảnh khuyết xương do cholesteatoma
CT não, MRI khi nghi ngờ có biến chứng
III ĐIỀU TRỊ
1 VIÊM TAI GIỮA CẤP:
Điều trị nội khoa
Phác đồ 1:
Amoxicillin: 20-40 mg/kg/ ngày , 3 lần /ngày 10-14 ngày, có thể dùng liều cao 60-90 mg/kg / ngày khi có kháng với amoxicillin
Amoxiclav : 45 mg/kg/day uống 2 lần / ngày 10-14 ngày
Giảm đau uống hoặc nhỏ tai
Phác đồ 2:
Cefalosporin thế hệ 2
Erythromycin/sulfisoxazole)
Bactrim (trimethoprim/sulfamethoxazole)
Azithromycine hoặc Clarithromycine
Những thuốc này được sử dụng khi phác đồ 1 thất bại sau 10 ngày hoặc dị ứng với Amoxicilin
Các điều trị hỗ trợ khác như : hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, làm sạch mũi họng…
Điều trị ngoại khoa :
- Trích rạch màng nhĩ : hút dịch trong tai giữa làm giảm áp suất trong tai giữa Chỉ
sử dụng khi điều trị nội khoa thất bại
Trang 13 điều trị kháng sinh thất bại
biến chứng mưng mủ
trẻ suy giảm miễn dịch
2 VIÊM TAI GIỮA MẠN:
Điều trị nội khoa : Giữ tai sạch và khô để ngừa bội nhiễm
-Kháng sinh : thường phải sử dụng kháng sinh qua đường uống trong thời gian dài
Kháng sinh nhỏ tai trong trường hợp có lỗ thủng màng nhĩ cần phải thận trọng đặc biệt là các thuốc có khả năng độc tai có thể ảnh hưởng trực tiếp lên các cửa sổ
-Rửa tai và làm sạch mũi họng
Điều trị ngoại khoa:
Đặt ống thông nhĩ trong trường hợp ứ dịch hòm nhĩ kéo dài ảnh hưởng chức năng nghe
Phẫu thuật làm sạch bệnh tích : mở sào bào thượng nhĩ, khoét rỗng đá chủm
Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa phục hồi chức năng nghe và dự phòng viêm tai giữa tái phát về sau
KẾT LUẬN: viêm tai giữa là 1 bệnh lý thường gặp bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh ảnh hường về thính lực và tránh nguy cơ có biến chứng về sau
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH TIẾNG VIỆT :
– Bài giảng TMH – bộ môn TMH- nhà xuất bản Y học (1998)
– Bài giảng lâm sàng TMH – bộ môn TMH- nhà xuất bản Y học (2007) – Tai mũi họng thực hành – nhà xuất bản Y học , GS Võ Tấn ( 1989)
SÁCH TIẾNG NƯỚC NGOÀI :
1 Oto-Laryngology- HEAD AND NECK SURGERY.(1988),David D.Deweese
2 HEAD AND NECK SURGERY OTOLARYNGOLOY (2003) ,Byron J Bailey
3 Oto-Laryngology& HEAD AND NECK SURGERY.(2001), Charles W
Cummings-John M fredrickson
4 MANUEL PRATIQUE D’ ORL (1996)- F Legent,
P.Fleury,P.Narcy,C.Blauvillain
5 OTORHINO-LARYNGOLOGIE (Abrégés) (1996), Portmann-D Portmann
6 ENCYCLOPEDIE MEDICO CHIRURGICALE (2005)
Trang 14PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA
VIÊM TAI GIỮA
ĐIỀU TRỊ -Kháng sinh
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA -Đặt ống thông nhĩ
-Vá nhĩ -Chỉnh hình tai giữa -Sào bào thượng nhĩ -Khoét rỗng đá chủm
Trang 15VIÊM XOANG
TS BS Nguyễn Hữu Dũng
I ĐỊNH NGHĨA VIÊM XOANG:
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc của xoang, khi đó lỗ thông xoang bị phù nề và bị tắc một phần hay hoàn toàn Viêm có thể xảy ra cấp tính
hoặc mạn tính
II NGUYÊN NHÂN:
1 Siêu vi trùng: Rhinovirus là siêu vi trùng thường gây viêm xoang nhiều nhất,
Influenza, Parainfluenza, Adenovirus
2 Nhiễm trùng: thường thứ phát sau khi bị nhiễm siêu vi cúm, sởi, phát ban ,
sau đợt viêm mũi, viêm amygdales, viêm v.a (végétations adénoides), sâu
răng, ,…Những vi trùng gây bệnh hay gặp là Streptococcus pneumoniae,
Haemophilus influenzae, Moraxella, Staphylococcus aurus, Klebsiella pneumoniae, vi trùng yếm khí chiếm khoảng 30%
3 Nhiễm nấm: hay gặp ở những người làm nông và chăn nuôi, những bệnh suy
giảm miển dịch, bệnh mạn tính kéo dài Nấm gây bệnh thường gặp là aspergillus
4 Dị ứng: do niêm mạc mũi xoang quá mẫn cảm với các yếu tố kích thích (bụi,
hóa chất, )
5 Các yếu tố lý hóa: sức ép cao (bơi lặn, đi máy bay, bom mìn, ), tia X, không
khí lạnh hoặc khô, hơi hóa chất, rượu, thuốc lá,
6 Chấn thương: vùng hàm mặt, mũi, sàn sọ
7 Các yếu tố thuận lợi: cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch
(bệnh AIDS-Acquired Immunodeficiency Disease-), rối loạn chuyển hóa nước-điện giải, rối loạn nội tiết, bệnh mạn tính như lao, bệnh tiểu đường, viêm phế quản, viêm thận
Trang 168 Những cấu tạo bất thường ở mũi xoang: vẹo vách ngăn, hẹp cửa mũi sau,
kén hơi (concha bullosa) cuốn mũi giữa hoặc cuốn mũi trên, dị hình mỏm móc
III CHẨN ĐOÁN:
3.1 VIÊM XOANG CẤP
Viêm xảy ra ở xoang trước đó hoàn toàn lành mạnh Thường viêm xuất hiện cùng lúc hoặc sau một đợt viêm họng, viêm V.A, cảm, cúm, sâu răng, Bệnh kéo dài trong vòng 4 tuần lễ
3.1.1 Triệu chứng toàn thân: mệt mõi, suy nhược, kém ăn, mất ngủ, sốt
3.1.2 Triệu chứng cơ năng:
+ Đau đầu là triệu chứng nổi bật,vị trí đau tùy theo xoang viêm:
Viêm xoang trán: đau ở vùng trán, phía trên cung mày
Viêm xoang hàm: đau vùng gò má và hàm răng trên
Viêm xoang sàng trước: đau ở góc trong trên và đau sâu trong ổ mắt
Viêm xoang sàng sau: đau sâu phía sau hốc mắt, đau lan lên
đỉnh đầu và vùng chẩm
Viêm xoang bướm: đau trên đỉnh đầu và vùng chẩm
Trong viêm xoang trán và viêm xoang hàm cấp những cơn đau thường có giờ giấc rõ rệt Cơn đau dịu hơn vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy, nhưng lại xuất hiện sau một hay hai giờ, đau càng lúc càng tăng và đau trầm trọng vào buổi trưa và buổi chiều
+ Chảy mũi: xuất hiện trong vòng 24-48 giờ đầu sau khi bị bệnh Nước
mũi chảy nhiều vào buổi sáng, lúc đầu trong loãng, sau đó nhanh chóng trở thành mủ vàng hoặc xanh đặc có mùi tanh, có khi lẫn máu
+ Nghẹt mũi: nghẹt cả hai bên, nhưng nhiều ở bên bị viêm, nghẹt nhiều
vào ban đêm hoặc khi nằm do xung huyết các cuốn mũi
+ Mắt: mỏi mắt, sợ ánh sáng, không đọc sách hoặc xem truyền hình được
3.1.3.Khám lâm sang:
Trang 17Ấn nhẹ vào vùng tương ứng với xoang viêm, người bệnh sẽ thấy đau
ở những điểm sau:
-Điểm hố nanh: xoang hàm bị viêm
-Điểm Grunwald: ở bờ trong và trên của hố mắt, khi viêm xoang sàng -Điểm Ewing: ở mặt trước của xoang trán, nghĩ đến viêm xoang trán
Soi mũi trước: thấy toàn bộ niêm mạc hốc mũi xung huyết, các cuốn mũi
sưng to và đỏ, khe mũi giữa có nhầy hoặc mủ chảy ra do viêm các xoang trước
Soi mũi sau: thấy mủ chảy từ khe trên xuống dọc thành sau họng do
viêm các xoang sau
3.2 VIÊM XOANG MẠN TÍNH
Viêm xoang mạn tính thường là do viêm xoang cấp tái diễn nhiều lần, hậu quả của sự điều trị không đầy đủ hoặc không điều trị, thời gian kéo dài trên 3 tháng
3.1 Triệu chứng toàn thân: biểu hiện không rõ rệt: có thể mệt mõi kéo dài,
chán ăn, không thích làm việc, lười suy nghĩ
3 2 Triệu chứng cơ năng:
- Chảy mũi: là dấu hiệu quan trọng nhất, chảy mũi nhầy hoặc nhầy mủ,
mùi tanh hoặc thối, thường chảy nhiều vào buổi sáng, chảy ra cửa mũi trước hoặc chảy ra cửa mũi sau xuống thành sau họng khiến người bệnh hay khịt mũi khạc đàm
- Nghẹt mũi: do phù nề niêm mạc mũi, nghẹt nhiều ở bên bị bệnh Nếu có
polype mũi sẽ nghẹt thường xuyên hơn
- Đau đầu: không có giờ giấc nhất định, đau âm ỉ vùng trán, thái dương,
đỉnh đầu hoặc vùng chẩm
- Khứu giác: Ngữi kém hoặc mất ngữi
- Mắt: mõi mắt, đôi khi giảm thị lực
3.3 Khám lâm sàmg: