1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

hướng dẫn viết tiểu luận xử lý tình huống hành chính

21 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN THEO PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1 VỀ MẶT HÌNH THỨC CỦA TIỂU LUẬN • Phông chữ: Times New Roman (theo bộ mã phông Unicode) • Cỡ chữ trong tiểu luận: 13 hoặc 14 • Lề trái: 30mm hoặc 35mm • Lề phải: 20mm • Lề trên: 20mm hoặc 25mm • Lề dưới: 20mm hoặc 25mm • Số trang nội dung tình huống : từ 15 - 35 • In một mặt, giấy A4 • Giãn dòng 1.5 lines 2 Trang Bìa trình bày theo mẫu Trang Lời cảm ơn (nếu cần thì viết) Trang Những chữ viết tắt sử dụng trong tình huống (nếu cần thì viết) Trang Mục lục Trang Nội dung tình huống (15-35 trang) Trang Tài liệu tham khảo (phải có, xếp theo thứ tự a, b, c theo tên tác giả) Trang Phụ lục (nếu có) 3 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT II Lớp: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm lâm ngạch kiểm lâm viên Khóa: KLV 16 /2013 Tổ chức tại: TPHCM TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ……………………………………………………………… Họ và tên: …………………………………………………… Đơn vị công tác: …………………………………………… tháng … năm … 4 LƯU Ý: • TRANG BÌA TRÌNH BÀY ĐƠN GIẢN, THEO MẪU HƯỚNG DẪN • KHÔNG GHI TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN 5 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG GỒM CÁC PHẦN SAU: (Yêu cầu học viên làm theo đúng hướng dẫn về tên gọi, đánh số thứ tự của các phần) 6 MỞ ĐẦU: Nêu sự cần thiết của tình huống được lựa chọn 1 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1.1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống 1.2 Mô tả tình huống 7 • Thế nào là một tình huống quản lý nhà nước (tình huống hành chính nhà nước)? Tình huống QLNN phải là một sự việc, một vụ việc cụ thể xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước (không phải là thực trạng chung chung trong quản lý nhà nước) 8 • Một sự việc, một vụ việc cụ thể xảy ra phải thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền • Sự việc hoặc vụ việc này sẽ được giải quyết căn cứ vào các quy định PL, các văn bản do cơ quan hành chính hoặc cơ quan nhà nước ban hành 9 Tình huống đòi hỏi người có thẩm quyền phải tìm ra phương án xử lý có tình, có lý, linh hoạt, sáng tạo vì chưa có quy định điều chỉnh cụ thể cho tình huống đó hoặc giữa lý thuyết và thực tiễn có khoảng cách Nếu vụ việc xảy ra có quy định để giải quyết rõ ràng, cụ thể, không phải bàn cãi thì không có tình huống QLNN 10 Tìm tình huống QLNN ở đâu? • Tình huống QLNN xuất hiện rất nhiều trong đời sống xã hội qua mối quan hệ giữa công dân, tổ chức với Nhà nước mà hàng ngày cơ quan hành chính phải xử lý Có thể tìm thấy qua báo chí, trong quan hệ gia đình, qua chuyện kể của bạn bè… những tình huống loại này 11 • Tình huống có thể tự đặt ra nhưng phải hợp lý, có khả năng xảy ra trên thực tế • Tình huống là sự việc được mô tả dưới hình thức một câu chuyện, được viết theo lối kể chuyện, hấp dẫn người đọc bằng những tình tiết, với không gian, thời gian cụ thể, logic, chặt chẽ 12 • Tuy là tình huống hành chính nhưng không bắt buộc phải dùng văn phong hành chính khô khan, cứng nhắc, nên dùng ngôn ngữ văn học để lôi cuốn người đọc như khi được đọc một truyện ngắn Cuối câu chuyện phải được “mở”, câu chuyện chưa có hồi kết để cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý 13 2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1 Mục tiêu phân tích tình huống: là ý định cần đạt được khi phân tích tình huống (làm sáng rõ tình huống, có cơ sở để xử lý tình huống khách quan, đúng pháp luật, có lý, có tình) 14 2.2 Cơ sở lý luận: - Nêu các lý thuyết liên quan đến tình huống, ví dụ: + Vi phạm hành chính khác tội phạm ở điểm nào + Khai thác rừng trái phép khác với phá rừng trái phép ở điểm nào + Vi phạm các quy định về PCCCR được thực hiện với lỗi vô ý hay cố ý … 15 - Cơ sở pháp lý để giải quyết: trích dẫn, phân tích các quy định pháp luật - Đường lối, quan điểm xử lý, giải quyết - Kinh nghiệm xử lý, giải quyết những tình huống tương tự … 16 2.3 Phân tích diễn biến tình huống: vận dụng lý luận trong phân tích: có sai phạm gì, tính chất, mức độ của sai phạm? hay có khoảng cách nào giữa thực tế và quy định PL? 2.4 Nguyên nhân xảy ra tình huống 2.5 Hậu quả của tình huống 17 3 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 3.1 Mục tiêu xử lý tình huống: Là ý định cần đạt được khi đưa ra các giải pháp xử lý tình huống 3.2 Đề xuất phương án xử lý tình huống: Nêu ít nhất hai phương án; ưu, nhược điểm của từng phương án 18 3.3 Lựa chọn phương án xử lý: Nêu lý do lựa chọn phương án 19 4 KIẾN NGHỊ 4.1 Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước 4.2 Kiến nghị với cơ quan chức năng 5 KẾT LUẬN Tóm tắt những nội dung đã thực hiện trong quá trình xử lý tình huống 20 • Chú ý: Các trường hợp khi chấm bài giáo viên phát hiện các bài chép của nhau, trường trả lại cho học viên Học viên gửi file tiểu luận tình huống cho giáo viên theo địa chỉ e-mail mà giáo viên đã cung cấp Tiểu luận không có tình huống học viên phải làm lại 21

Ngày đăng: 12/05/2016, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w