Tuy nhiên, hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân có mặt hạn chế nên nhiều trường hợp xây dựng nhà vi phạm các quy định chung của nhà nước, có không ít trường hợp xây dựng không
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân là một chủ trương lớn đã được ghi nhận trong các nghị quyết của Đảng và được Nhà nước thể chế hóa trong Hiến pháp Một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền là phải xác định mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước, mối quan hệ này được xác định chặt chẽ về phương diện luật pháp và mang tính bình đẳng Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyên tắc: Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; đối với công dân được làm tất cả trừ những điều luật cấm
Thực hiện chủ trương đổi mới, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế - xã hội của cả nước luôn có sự tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được nâng cao, bộ mặt thành thị và nông thôn được cải thiện đáng kể Kinh tế - xã hội phát triển, thu nhập người dân có
sự cải thiện và nâng lên, nên việc cải tạo, sửa chữa, xây mới nhà ở tại các khu trung tâm ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết của người dân
Địa bàn phường Hàng Mã với vị trí đắc địa của quận Hoàn Kiếm, có Chợ Đồng Xuân, chợ đêm,… Với đặc điểm địa bàn như vậy, nên không thể đứng ngoài vòng xoáy của những đợt gia tăng giá đất, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở dân cư tăng nhanh, … Tuy nhiên, hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân có mặt hạn chế nên nhiều trường hợp xây dựng nhà vi phạm các quy định chung của nhà nước, có không ít trường hợp xây dựng không phép, xây dựng sai phép, lấn chiếm diện tích sử dụng chung,… ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước và đoàn kết nội bộ trong cộng đồng dân cư
Bản thân là chuyên viên Phòng Tư pháp, được lãnh đạo Phòng giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn UBND phường Hàng Mã trong triển khai thực hiện công tác tư pháp Trong đó có mảng công tác về xử lý vi phạm hành
Trang 2chính, đặc biệt trong lĩnh vực trật tự xây dựng, một lĩnh vực được đánh giá là phức tạp trên địa bàn phường
Trước yêu cầu đòi hỏi chính quyền các cấp về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự xây dựng, qua nắm bắt thực tiễn công tác quản lý nhà nước trên địa bàn phường Hàng Mã, để thực hiện tốt phương châm "Học
đi đôi với hành" và nhằm đánh giá kết quả học tập của bản thân mình; đồng thời giúp cho bản thân có kinh nghiệm trong thực tiễn công tác, tôi quyết định
lựa chọn tình huống về "Xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm" làm đề
tài tiểu luận
Qua việc lựa chọn đề tài này, sẽ giúp tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn những kiến thức được trang bị qua quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của quá trình giải quyết công việc, chắc chắn sẽ giúp tôi có được những kiến thức toàn diện, sâu sắc hơn về xử lý vi phạm hành chính; nâng cao hiệu quả công tác, từ đó góp sức cùng chính quyền phường Hàng Mã quản lý tốt hơn công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn phường, góp phần xây dựng phường Hàng Mã nói riêng và UBND quận Hoàn Kiếm nói chung ngày càng giàu đẹp, thanh lịch, văn minh
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Trường hợp hộ bà Phạm Mai Phương, cư trú tại số 16 phố Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, gia đình bà có 04 người con, người chồng đã mất gần 10 năm nay, một mình bà phải chăm sóc, nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành Hoàn cảnh gia đình vất vả, nhưng vài năm trở lại đây các con của bà Phương đều đã có việc làm, đã giảm bớt những khó khăn mà bà đã phải gánh chịu
Quá trình làm ăn, gia đình bà Phạm Mai Phương đã tiết kiệm, dành dụm được một số tiền có khả năng xây dựng được gian cửa, gian nhà; ngày 20/6/2013, bà có đơn xin cấp Giấy phép xây dựng gửi đến Ủy ban nhân dân phường, với chức năng, thẩm quyền được giao thì Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ đô thị Với hoàn cảnh như vậy, ngày 21/6/2013, Ủy ban nhân dân phường đã có văn bản trả lời bà và hướng dẫn bà đến Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm (bộ phận một cửa) để làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng theo quy định
Sau thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, ngày 09/7/2013, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã cấp cho bà Phạm Mai Phương Giấy phép xây dựng số 45/UBND-GPXD Với suy nghĩ rằng, có Giấy phép trong tay, bà sẽ tự do muốn xây dựng công trình lúc nào cũng được, không cần thông báo với chính quyền phường Hàng Mã
Ngày 20/8/2013, Ủy ban nhân dân phường Hàng Mã đã phát hiện ra bà Phạm Mai Phương đã tổ chức thi công xây dựng nhà ở; với hành vi khi xây dựng công trình mà chủ đầu tư không thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước 07 ngày theo quy định Hành vi này đã vi phạm vào quy định tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản
lý phát triển nhà và công sở; với mức tiền phạt từ 500.000 đồng đến
Trang 4Quá trình xử phạt vi phạm hành chính, ngoài áp dụng mức tiền phạt (1.250.000 đồng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Mã còn yêu cầu bà phải thực đúng các quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình
II MỤC TIÊU, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1 Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tình huống:
Khi xử lý tình huống nêu trên, cần nghiên cứu, áp dụng một số văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
- Luật Xây dựng năm 2003
Trong đó chú ý các Điều liên quan như:
+ Khoản 1, Điều 62, quy định trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có Giấy phép xây dựng, trừ trường hợp có quy định khác
+ Tại Khoản 2, Điều 66 quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng:
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 điều này (như
đã nêu trên)
+ Tại Khoản 3, Điều 67 quy định về trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo Giấy phép, đình chỉ xây dựng, thu hồi Giấy phép xây dựng khi chủ đầu tư xây dựng công trình
vi phạm; Khoản 6 quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp Giấy phép xây dựng
+ Khoản 1, Khoản 2, Điều 68 quy định về quyền và nghĩa vụ của người xin cấp Giấy phép xây dựng: Người xin cấp Giấy phép xây dựng có quyền yêu cầu cơ quan cấp Giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp Giấy phép xây dựng; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép xây dựng; khi có sự điều chỉnh, thay đổi thiết kế phải được sự chấp thuận của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng
Trang 5+ Khoản 4, Điều 112 về cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ
+ Điều 113, 114, 115 về Thanh tra xây dựng có quy định về nhiệm vụ của thanh tra xây dựng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng; có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết; áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật; lập biên bản thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý; có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định
+ Điều 116, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra
+ Điều 117 quy định quyền khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại,
tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết
+ Điều 118 quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
- Luật Nhà ở năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở
và Điều 121 của Luật Đất đai
+ Điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh về sở hữu nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở
Trang 6+ Điều 7 quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về nhà ở
+ Điều 21, Điều 22 quy định quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở; quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở của mình theo quy định của pháp luật nhưng không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
+ Điều 149 quy định việc xử lý đối với người vi phạm pháp luật về nhà ở; người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở thì tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở sai quy hoạch, không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với giấy phép thì phải
bị xử lý theo quy định của pháp luật; người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật về nhà ở, thiếu trách nhiệm trong quản lý
để xảy ra vi phạm hoặc có hành vi vi phạm khác làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhà ở, người sử dụng hợp pháp nhà ở thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
+ Điều 3 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
+ Điều 28 quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả
+ Điều 38 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Trong đó, có quy định thẩm quyền của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã, có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Trang 7Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 5.000.000 đồng;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền (như đã nêu trên);
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và
đ Khoản 1, Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính
+ Điều 66 quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
+ Điều 67 quy định về ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
+ Điều 70 quy định về gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
- Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội, Khóa XIII về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng
kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
Điều 10 Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình
1 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước 07 ngày theo quy định
…
Trang 84 Ngoài hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này còn bị buộc thực hiện đúng quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính Trong đó quan tâm đến thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính (quy định tại Điều 6), gồm:
+ Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản
+ Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước
+ Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản
- Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
* Ghi chú: Vụ việc vi phạm của bà Phạm Mai Phương diễn ra tại thời
điểm Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009, Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 và các văn bản pháp luật nêu trên đang còn hiệu lực thi hành
Trang 9Đến thời điểm hiện tại (tháng 11/2015) một số văn bản pháp luật đã được thay thế, cụ thể:
- Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014)
- Luật Xây dựng năm 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
- Luật Nhà ở năm 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015)
- Nghị định số 121/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/11/2013) thay thế nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009
- Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản
lý phát triển nhà và công sở (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/4/2014) thay thế Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009
Vì vậy, căn cứ pháp lý để các vụ việc vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ở thời điểm hiện tại là các văn bản như: Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 121/NĐ-CP ngày 10/10/2013, Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014,…
2 Xác định mục tiêu cần giải quyết
* Mục tiêu trước mắt:
Cần phải xác định và thực hiện theo đúng nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính (được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành
Trang 10a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính
do pháp luật quy định
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
* Mục tiêu lâu dài:
Thông qua xử lý tình huống nêu trên, cần vận dụng lý luận vào thực tiễn, như:
- Không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012