1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý vi phạm hành chính về hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả

20 3,9K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 204,98 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lớp: Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Lớp: Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ ĐỐI VỚI CƠ SỞ

SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG C2 GIẢ Ở PHƯỜNG QUAN HOA,

QUẬN CẦY GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Trang Chức vụ: Chuyên viên

Đơn vị công tác: Chi cục Quản lý thị trường,

Sở Công thương Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Trang 2

I LỜI NÓI ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Sản xuất và buôn bán hàng giả từ nhiều năm nay đã trở thành vấn nạn phạm vi toàn cầu Ở Việt Nam, xu thế của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tăng về quy mô, tinh vi về công nghệ và thủ đoạn Bất kỳ hàng hóa nào bán chạy trên thị trường đều xuất hiện hàng giả, xâm phải quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)

Hàng giả gây tác hại trực tiếp cho con người như ảnh hưởng tính mạng và sức khỏe người dân và nguy hại hơn là làm mất uy tín của các doanh nghiệp làm

ăn chân chính Do đó hàng giả vẫn đang là vấn đề bức xúc với các cơ quan Nhà nước, nỗi lo của nhà sản xuất kinh doanh và sự bất bình của người tiêu dùng Thực tế những hậu quả do nạn sản xuất và buôn bán hàng giả trong các doanh nghiệp Việt Nam gây ra là hết sức nghiêm trọng do đó đặt ra cho chúng ta một yêu cầu cấp bách là phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để diệt trừ tận gốc nạn sản xuất và buôn bán hàng giả Đó cũng chính là lý do mà Tôi nghiên cứu đề tài này và quyết định lựa chọn tình huống về việc xử lý hành vi sản xuất

và buôn bán hàng giả ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

1.2 Mục tiêu của đề tài

Mục đích nghiên cứu tình huống đưa ra nhằm phân tích các ưu điểm và nhược điểm của các phương án xử lý tình huống; từ đó lựa chọn ra phương án

xử lý hiệu quả nhất, họp tình hợp lý mà không trái pháp luật mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội

Trang 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháo khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá phương

án thực thu nhằm xử lý tình huống đưa ra

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Tình huống xảy ra trên địa bàn phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành

phố Hà Nội

1.5 Bố cục của tiểu luận

Tiều luận được bố cục với những nội dung như sau:

1 Mô tả tình huống

2 Mục tiêu xử lý tình huống

3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả

4 Phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

Trang 4

II NỘI DUNG

2.1 Mô tả tình huống

Ngày 20/6/2015 Đội quản lý thị trường quận Cầu Giấy đã phát hiện và xử

lý một cơ sở sản xuất nước uống C2 giả với số lượng lớn ở phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội để bán cho các cửa hàng nhỏ lẻ

Theo đó, ngày 3/6/2015, nhận được tin báo của quần chúng về một cơ sở sản xuất giả mạo nhãn hiệu nước uống C2, Đội Quản lý thị trường ngay lập tức tiến hành kiểm tra

Tại thời điểm kiểm tra phát hiện cơ sở có rất nhiều các dụng cụ để làm nước C2 giả như máy pha chế, đóng chai Trong kho có 120 thùng C2 (2.880 chai) do ông Nguyễn Sỹ Thành (chủ cơ sở) nhập của Công ty TNHH Bình Minh

ở Tây Hồ, Hà Nội

Ngoài ra, Đội Quản lý thị trường Cầu Giấy phát hiện 1500 chai nước C2

đã được dán tem mác nhưng chưa đóng hộp

Kiểm tra phía sau kho, Đội Quản lý thị trường còn phát hiện 5 bao tải đựng nhãn mác hiệu C2

Theo chủ cơ sở khai nhận, hoạt động sản xuất C2 diễn ra từ năm 2013 đến nay Toàn bộ số nước C2 giả này ước tính lên tới 25 triệu đồng

Sự việc nghiêm trọng hơn là khi Đội Quản lý thị trường tiến hành công tác kiểm tra tại cơ sở sản xuất, ông Thành đã cố ý không hợp tác làm việc và có thái lăng mạ những người đang thi hành công vụ Khi được yêu cầu xuất tình

Trang 5

Giấy chững nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ông đã không chấp hành

và có hành vi hành hung người thi hành công vụ

Qua tình huống trên xin hỏi việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với cơ sở sản xuất của ông Thành và hành vi cản trở hoạt động quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của ông Thành bị xử phạt như thế nào?

2.2.Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Việc lựa chọn tình huống và đưa ra phương án xử lý tối ưu nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra Cụ thể là tìm ra một phương án khả thi giải quyết tình huống trên cho thấu tình đạt lý, không trái với những quy định của pháp luật, bảo vệ được quyền lợi của các bên gồm bên lực lượng Quản lý thị trường và phía bên vi phạm Đưa ra phương án xử lý tình huống hiệu quả nhất cũng nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của người dân về việc tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; đồng thời ngăn chặn hành vi buôn bán và sản xuất hàng giả

Việc xử lý tình huống cũng nhằm mục tiêu tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa (XHCN) Pháp chế XHCN là chế độ của đời sống chính trị - xã hội trong đó Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; các cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các

tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế và công dân đều phải tôn trọng và thực hiện hiến pháp, pháp luật bị xử lý theo pháp luật Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu lực các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế Thực hiện

Trang 6

pháp chế XHCN, đất nước ta đã không ngừng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, ấm no, hạnh phúc Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường hiện nay, việc tăng cường pháp chế XHCN nhằm ngăn chặn, loại trừ những hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời sẽ tác động tích cực đến công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước nói chung và công chức hành chính Nhà nước nói riêng, nhằm nâng cao hiệu lực, hiểu quả quản lý Nhà nước

2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả

2.3.1 Phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan

Hàng giả tồn tại trong mọi lĩnh vực thực sự là một tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, người tiêu dùng và Nhà nước Một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn làm hàng giả trên thị trường là từ phía người sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao Các cơ sở này đã tìm mọi cách thay thế vật liệu dởm, rẻ tiền để sản xuất hàng giả với chi phí thấp mà vẫn bán được giá cao, thu lợi nhuận nhiều

Nguyên nhân thứ hai là do người tiêu dùng không nhận biết được hàng thật, hàng giả Thêm vào đó, một bộ phận người tiêu dùng có tâm lý dễ chấp nhận với hàng giả theo quan niệm “ tiền nào của nấy”; Khi hàng hóa rẻ phù hợp với thu nhập thì họ mua về để dùng

Nguyên nhân thứ ba là hiện nay Nhà nước chưa làm tốt công tác tuyên truyền và cung cấp những kiến thức cơ bản cho người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, tình hình sản xuất và tham gia đấu tranh phòng ngừa

Nguyên nhân thứ tư là do sự bất cập trong hệ thống văn bàn pháp luật Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán

Trang 7

hàng giả còn chưa đầy đủ, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn xử lý đối với đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả Chính những lỗ hổng về luật đã khiến công tác quản lý bị buông lỏng, còn hậu quả thì người dân gánh chịu Bên cạnh

đó, nhiều khó khăn trong chính sách đã bó buộc khả năng của lực lượng quản lý thị trường vì có khá nhiều kẽ hở trong quy định, văn bản pháp luật Biện pháp chủ yếu vẫn là xử lý hành chính, chưa có những quy định chặt chẽ về việc xử lý hình sự Mức phạt hành chính, chế tài cũng còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe

Nguyên nhân thứ sáu là do sự bất cập trong cơ chế quản lý Lý giải về tình trạng hàng giả, hàng nhái hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân là do cơ chế phối hợp và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm còn nhẹ Hiện nay, có tới

5 cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về

sở hữu trí tuệ gồm cơ quan Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành Khoa học- Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và du lịch, công an kinh tế, UBND các cấp cùng cơ quan hải quan kiểm soát hàng nhập khẩu Lực lượng quản lý, kiểm tra này tuy đông nhưng không mạnh Do hoạt động rời rạc, thiếu sự đồng bộ về chất lượng cũng như số lượng, chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan lại chồng chéo nên dù chịu sự kiểm tra của năm cơ quan nêu trên nhưng nạn hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tràn ngập trên thị trường

Nguyên nhân thứ bảy là sự kém hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân và người liên đới đến vụ việc xảy ra Trong khi các lực lượng chức năng đang vật lộn với cuộc chiến chống hàng giả thì không ít người dân vẫn đang vô tình tiếp tay cho vẫn nạn này Một số sinh viên do ra trường thất nghiệp,

Trang 8

chưa có công văn việc làm nên đã có hành vi sản xuất hay buôn bán hàng giả để tăng thu nhập mà không biết được tác hại của nó

Dù đã có nhiều quy định, lực lượng hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả nhưng một nguyên nhân khác khiến hàng giả vẫn có “ đất sống” lại xuất phát từ doanh nghiệp Chỉ có doanh nghiệp mới biết rõ nhất hàng giả mạo thương hiệu của mình, mức độ thiệt hại, nguồn gốc hàng giả ở đâu, nhưng nhiều doanh nghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng vì liên quan đến hàng giả, nên không hợp tác với cơ quan chức năng Đây là điều khiến công tác đấu tranh chống hàng giả gặp nhiều khó khăn dẫn đên thủ đoạn làm giả ngày càng hoành hành

Nguyên nhân thứ chín là do năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng kiểm tra, kiểm soát ở một số đơn vị, địa phương, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, chưa đồng đều Vì vậy, công tác dự báo nhiều lúc, nhiều nơi còn bị động; việc phát hiện xử lý triệt để các đường dây, ổ nhóm làm hàng giả có quy mô lớn chưa được nhiều

Nguyên nhân thứ mười là lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn quá mỏng Ở nhiều nơi, Đội Quản lý thị trường chỉ có từ 3 - 4 biên chế phải chịu trách nhiệm

1 huyện Bên cạnh đó, trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ vừa thiếu, vừa lạc hậu Kinh phí hoạt động, đặc biệt là kinh phí tiêu hủy hàng hóa giả, hàng kém chất lượng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại, động vật, thực vật và sản phẩm có nguồn đốc động, thực vật ở dạng tươi sống

Trang 9

Nguyên nhân cuối cùng cũng không kém phần quan trọng đó là mấu thuẫn giữa các đối tượng cạnh tranh Vẫn còn không ít cơ sở sản xuất kinh doanh tìm mọi cách hạ uy tín, lấn chiếm, giành giật thị phần khách hàng Tình trạng sản xuất hàng giả, nhái mác, kiểu dáng là thủ đoạn thường thấy trong cạnh tranh không lành mạnh

2.3.2 Phân tích hậu quả

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự chủ trong sản xuất, kinh doanh đưa ra thị trường các sản phẩm hàng hóa dịch vụ phong phú, đa dạng Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển thị trường còn nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, do chạy theo lợi nhuận và lợi dụng uy tín, chất lượng của những mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích; nhiều cơ sở sản xuất đã đưa ra thị trường những hàng hóa giả mạo đánh lừa người tiêu dùng, gây thiệt hại nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trì trệ, kém phát triển; gây ô nhiễm môi trường

Hàng giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và lưu thông của nhiều doanh nghiệp chân chính và làm nàn lòng các nhà đầu tư nước ngoài đầu

tư vào Việt Nam Hàng giả gây thiệt hại về tinh thần và tiền của đối với các doanh nghiệp Các doanh nghiệp lớn làm ăn chân chính mất hết uy tín đối với khách hàng, sản phẩm bán ra không được nhiều gây thất thu đối với các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền lớn vào việc chống hàng giả và tạo nhãn mác sản phẩm của mình sao cho hàng giả ít có khả năng nhái theo nhãn hiệu của công ty mình

Trang 10

Hàng giả tràn lan trên thị trường làm cho người tiêu dùng mất dần niềm tin vào sản phẩm vì họ không tìm thấy giá trị đích thực mà mình mong muốn, dẫn đến quay lưng lại với sản phẩm Hàng giả còn gây thiệt hại về tài sản của người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính magnj của người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hàng nhái

Hàng giả cũng ảnh hưởng xấu đến Nhà nước như làm thất thu ngân sách Nhà nước, rối loạn trật tự quản lý kinh tế Các cơ quan điều tra phải chi nhiều tiền để đối phó với các thủ đoạn tinh vi làm hàng giả, hàng nhái Để khẳng định

đó là hàng giả trước khi xử lý lại không dễ Theo quy định, việc xử lý bắt buộc phảo có giám định kết luận hàng giả Tuy nhiên, chi phí gián định nhiều mặt hàng rất đắt Khi đưa đi giám định buộc lực lượng chức năng thực thi phải tạm ứng kinh phí giám định, nếu đúng là hàng giả thi phải tiêu hủy Đồng thời, chính đương sự vi phạm phải nộp phó giám định, song đến nay hầu như không có đương sự nào nộp

2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

Phương án 1:

Căn cứ Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009), người nào cố ý gây thương tịch hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% và thuộc trường hợp cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

Trang 11

Do ông Thành có hành vi đánh người đang thi hành công vụ nên người có thẩm quyền xử phạt chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự Cụ thể

là ông Thành bị phạt cải tạo không giam giữ

Ưu điểm của phương án này là nhằm trừng trị người phạm tội và giáo dục

họ tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, đồng thời giáo dục những người khác phải tôn trọng phát luật

Nhược điểm của phương án này là mức xử phát quá nặng, không hợp lý hợp tình cho bên phạm tội dẫn đến sự bất bình cho người dân

Phương án 2:

Chỉ áp dụng một hình thức xử phạt vi phạm hành chính nặng nhất là hành

vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa Căn cứ theo Điều 11 Nghị định số 08/2012/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả mại nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định như sau:

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền gấp 2 lần so với mức xử phạt được quy định như trên khi hàng giả là thực phẩm

Như vậy cơ sở sản xuất của ông Thành bị xử phạt 40 triều đồng về hành

vi sản xuất hàng giả

Nhược điểm của phương án này là xử phạt chưa đủ các hành vi vi phạm, Mức phạt không đủ sức răn đe những người tội phạm mà còn gây khó khăn trong việc lập lại trật tự trong lĩnh vực thương mại

Trang 12

Phương án 3:

Căn cứ pháp lý để áp dụng mức xử phạt tiền đối với cả 2 hành vi snar xuất

và buôn bán hàng giả:

- Theo Điều 10 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành

vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định như sau:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số luowngj của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đạt được quy định như trên khi hàng giả là thực phẩm

- Theo Điều 11 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành

vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định như sau:

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt được quy định như trên khi hàng giả là thực phẩm

Như vậy, cơ sở sản xuất của ông Thành bị xử phạt là 55 triệu đồng đối với

2 hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả thì sẽ bị tịch thu giấy phép hành nghề

và bắt buộc ông Thành phải tiêu hủy toàn bộ số C2 có trong cơ sở sản xuất

Căn cứ pháp lý về việc hành hung người thi hành công vụ:

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w