Ngoài những đặc điểm chung của lao động, đội ngũ cán bộ quản lý doanhnghiệp trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế còn có một số đặc điểm riêng sau: -Cán bộ quản lý có chức năng và nhiệm vụ c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM
ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM
Người hướng dẫn : Lê Văn Tiếp Sinh viên thực hiện : Hà Văn Hữu Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực Lớp : 1205.QTND
Khóa học : 2012 - 2016
Hà Nội - 2015
Trang 2MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU……… 1
PHẦN MỞ ĐẦU……… 2
1 Lý do chọn đề tài… 2
2 Mục tiêu nghiên cứu………2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 2
4 Phạm vi nghiên cứu……….3
5 Phương pháp nghiên cứu……….3
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài……… 3
7 Kết cấu đề tài……… 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP.4 1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM……….4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty………4
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty……….7
1.1.2.1 Chức năng……….7
1.1.2.2 Nhiệm vụ……… 7
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban……… 8
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với công ty………11
1.2.1 Đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý……….11
1.2.1.1 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ quản lý……….11
1.2.1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý……….12
1.2.2 Đặc điểm và vai trò của đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh…….13
1.2.2.1 Đặc điểm của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp……… 13
Trang 31.2.2.2 Phân loại……… 13
1.3 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……… 14
1.3.1 Các khái niệm……….14
1.3.2 Vai trò của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực………16
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM……… 18
2.1 Chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng………18
2.1.1 Chất lượng nguồn nhân lực……….18
2.1.1.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp……… 18
2.1.1.2 Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh……… 21
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực……… 23
2.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý………23
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh……… 26
2.2 Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM………29
2.2.1 Thực trạn chất lượng nguồn nhân lực……….29
2.2.2 Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực tại công ty……….32
2.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty 33
2.2.3.1 Công tác đào tạo……… 33
2.2.3.2 Công tác tuyển chọn nhân lực tại công ty………34
2.2.3.3 Chế độ đãi ngộ……….36
2.3 Sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty……… 37
2.3.1 Đối với lao động quản lý……….37
2.3.2 Đối với lao động sản xuất kinh doanh……….37
Trang 4CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM……….38
3.1 Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Xây dựng Hà nội CPM……… 38
3.1.1 Nhu cầu về lao động quản lý……… 38
3.1.2 Nhu cầu về lao động sản xuất kinh doanh……… 39
3.2 Các giả pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM……… 40
3.2.1 Đào tạo nhân lực ………40
3.2.2 Tuyển chọn nhân lực ở công ty……… 44
3.2.3 Giải pháp về tiền lương……… 46
3.2.4 Giải pháp tạo động lực cho người lao động………47
3.2.5 Một số giải pháp khác……….47
KẾT LUẬN………49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….50
PHỤ LỤC……… 51
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nâng cao chất lượng lao động là vấn đề rất được quan tâm trênphạm vi nền kinh tế, ngành và doanh nghiệp Trong môi trường cạnh tranh và điềukiện các nguồn lực khan hiếm thì vấn đề này còn đáng được quan tâm hơn nữa
Đối với doanh nghiệp thì nâng cao chất lượng lao động trong điều kiện hộinhập kinh tế quốc tế nhằm mục đích nâng cao năng lực và khả năng cạng tranh củađơn vị khi tham gia vào các hoạt động trên thị trường, nâng cao uy tín và tạothương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường Điều này là rất quan trọng đối vớinhững công ty hoạt động trong các lĩnh vực mới của thị trường: tư vấn, thiết kế, thicông các công trình xây dựng…,các hoạt động này cần nguồn vốn tương đối lớn
do có chu kỳ đầu tư dài Công ty Cổ phần xây dựng Hà Nội CPM là một trongnhững công ty có đặc điểm như vậy Vì vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trườngđòi hỏi Công ty phải có đội ngũ CBCNV có chất lượng đáp ứng với các yêu cầucủa thị trường
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty trong giai đoạn kiến tập cùng vớinhững kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, tôi muốn tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM”
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những kỹ năng thiết yếucủa nhà quản lý và cũng là nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng và bền vữngcủa tổ chức Thành công chủ yếu của các công ty ngày nay phụ thuộc chủ yếu vàotài sản con người hơn là tài sản vật chất Nhà xưởng, thiệt bị, máy móc, công nghệ,
cơ sở sản xuất có thể mua được, nhưng tài năng của con người để thực hiện côngviệc khó kiếm hơn nhiều và không phải lúc nào cũng mua được bằng tiền
Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực là nhiệm
vụ mang tính chiến lược lâu dài Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằmxây dựng đội ngũ nhân lực cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, phùhợp với điều kiện đặc điểm của từng doang nghiệp, có làm tốt công tác quy hoạch,
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực thì mới khắc phục được tình trạng bịđộng, chắp vá, hẫng hụt trong công tác nhân lực
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cùng với quá trình lĩnh hội,tiếp thu những tri thức về chuyên ngành Quản trị nhân lực tại Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội, tôi xin lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM” làm đề tài nghiên
cứu kiến tập của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Cổphần Xây dựng Hà Nội CPM và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhânlực tại công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Làm rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Xây dựng
Hà Nội CPM và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trang 84 Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian: Giai đoạn 2011 – 2014
Về không gian: Tập trung nghiên cứu quá trình đào tạo, phát triển nâng caochất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM
Địa chỉ: Công ty cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM – P1106 – Nhà 17T5 –KĐT Trung Hòa Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng các kiến thức của các môn học Quản trị Nhân lực, tổ chức và khoahọc quản lý, những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Cùng với việc kết hợp các phương pháp như nghiên cứu tài liệu; phươngpháp quan sát; phương pháp so sánh tổng hợp; phương pháp khảo sát thực tế;phương pháp phân tích; phương pháp đánh giá tổng hợp
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.
Phân tích, làm rõ chất lượng nguồn nhân lực từ đó tìm ra những điểm mạnh
để phát huy và đưa ra những giải pháp để khắc phục những điểm yếu giúp cho chấtlượng nguồn nhân lực có được chất lượng tốt nhất, nâng cao năng suất lao động vànâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM VÀ VAI
TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM
Tên Tiếng Anh: HANOI CPM CONSTRUCTION CORPORATION
Tên viết tắt: HA NOI CPM CORP
Địa chỉ chính: P1106 - Nhà 17T5 - KĐT Trung Hoà Nhân Chính - ThanhXuân – Hà Nội
Địa chỉ giao dịch: VP8B - Toà nhà Sông Đà SDU - Km10 Trần Phú - VănQuán - Hà Đông – Hà Nội
Điện thoại: 04.3354.3354 - Fax: 04.3312.0615
+ Các ngành nghề mũi nhọn chính đang thực hiện.
Trang 10 Gia công lắp dựng lan can kính.
Gia công lắp dựng các loại cửa tự động
Gia công lắp đặt tấm ốp hợp kim nhôm của các hãng có chất lượng cao
Gia công lắp đặt và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, nhựa
Cung cấp phụ kiện các loại cửa ngoại nhập của: Pháp, Nhật, Trung Quốc caocấp
+ Lực lượng CBCNV hiện có
Cán bộ nhân viên trực thuộc văn phòng: 60 người
Công nhân kỹ thuật trực thuộc công ty: 70 người
Công nhân thời vụ: 200 người
+ Một số cán bộ, chuyên gia tiêu biểu của HA NOI CPM
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty, Kỹ sư xây dựng Đinh Ngọc Sơn trên
25 năm kinh nghiệm, Chứng chỉ Giám đốc tư vấn quản lý dự án, Chứng chỉ Quản
lý dự án, Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, Chứng chỉ đầu tư trực tiếp nướcngoài
Đã từng trực tiếp chỉ đạo thi công và tham gia các công trình lớn đầu tư bởinước ngoài hoặc chính phủ Việt Nam: Đại sứ quán Nga (1991), Khách sạnFurama- Đà Nẵng (1993), Toà nhà Office Deawoo (1994-1996), Đại sứ quán Úc(1997), Khách sạn Royal Park (1997), Toànhà Bictungshing 2 Ngô Quyền (1997),Khách sạn Fortuna (1998), Đại sứ quán Nhật (1998), Cung Văn hoá hữu nghị Việt
xô, Khách sạn Meritus, The Lien Hotel, Cung thể thao dưới nước (2003), Sân vậnđộng Quốc Gia (2003), Trung tâm Hội nghị Quốc Gia v.v
Tổng giám đốc, Cử nhân kinh tế Tạ Vũ Toàn có trên 17 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực gia công, lắp dựng và cung cấp sản phẩm nhôm kính, tấm ốp
Thành viên HĐQT, ông Nguyễn Thanh Tùng có trên 20 năm kinh nghiệm
quản trị kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, đầu tư, điều hành dự án
Phó tổng giám đốc kỹ thuật, Kỹ sư xây dựng Đỗ Mạnh Hưởng với 25
năm kinh nghiệm chỉ đạo thi công trực tiếp các đội xây dựng tại Công trình
Trang 11Daewoo, Đại sứ quán Úc, Khách sạn Meritus, Sân vận động quốc gia, Cung thểthao nước, Văn phòng cho thuê Tổng công ty Hàng hải v.v rất thông thạo cáccông trình về xây dựng thô, hoàn thiện, nhôm kính, tấm ốp nhôm.
Phó tổng giám đốc thường trực, cử nhân kinh tế Tạ Văn Thắng có trên
10 năm kinh nghiệm quản lý và điều hành hoạt động văn phòng Chuyên gia tư vấn
CT.HĐQT
GĐ kỹ thuật
Kế toántrưởng
P.TGĐThường trực
Hành chính – tổng hợp
Kinh doanh
- dự án
Vật tư
Thi công
Thiết kế
Nhà xưởng
Trang 121.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của vụ của công ty
Công ty đảm bảo cung cấp giải pháp tổng thể về các công trình của Nhànước và tư nhân từ các khâuTư vấn lập dự toán, Thiết kế, Giám sát đến khâu xâylắp hoàn thiện một Dự án xây dựng
Tư vấn đưa ra các giải pháp ưu việt cho việc cung cấp và lắp đặt các hệVách kính khổ tấm lớn 15mm, 19mm cao đến 10m;
Cung cấp và lắp đặt Lan can cầu thang kính, Tay vịn cầu thang Inox;
Cung cấp và lắp đặt Buồng tắm kính, vách tắm đứng;
Cung cấp các Phụ kiện cao cấp cho cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép, cửa kínhtemper: Chân nhện, kẹp kính, bản lề chữ A, bản lề cối cửa sổ mở, bản lề lá cửa đi,bánh xe cửa sổ lùa, khoá tay gạt, tay gạt clemon, chốt âm
Thiết kế chi tiết và phối cảnh về nhôm kính, nhựa kính, gỗ, tấm ốp nhômcho công trình
Cho thuê và buôn bán Thiết bị: Gia công, lắp đặt nhôm, kính, gỗ, nhựa trong
và ngoài nhà
Trang 131.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc.
Giám đốc: Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong việc điều hành
hoạt động chung của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực mà Tổng công ty giao cho, đồng thời chịu trách nhiệmtrước pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty
Phó giám đốc: Phó giám đốc là người được giám đốc phân công điều hành
một số lĩnh vực hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, Công ty
và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giám đốc phân công:
+Trực tiếp điều hành các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Côngty
+Phê duyệt quyết toán
+Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được giám đốc uỷ quyền
Ban thanh tra – kiểm soát.
Ban thanh tra kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các công trình củacông ty Đảm bảo các công trình được làm theo đúng tiêu chuẩn đề ra, thẩm địnhchất lượng công trình đảm bảo đúng chất lượng khi bàn giao cho khách hàng
Các phòng ban khác.
Phòng hành chính tổng hợp
Đây là nơi bao quát mọi hoạt động của doanh nghiệp, có nhiệm vụ làm thammưu cho giám đốc về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, tiền thưởng, đào tạomạng lưới quản lý công tác thanh tra, bảo vệ, khen thưởng, kỷ luật, quản lý hànhchính, văn thư, lưu trữ, bảo vệ cơ quan
Tổ chức nơi làm việc cho CBCNV, quản lý con dấu của Công ty và sổ sách
Trang 14Tổ chức thực hiện công tác bảo mật về hoạt động của Công ty theo quy địnhcủa Công ty và pháp luật.
Ngoài ra, bộ phận này còn có chức năng đón tiếp khách, tổ chức các cuộchọp theo yêu cầu của ban giám đốc hay của tập thể CBCNV trong Công ty
Phòng kế toán.
Phụ trách mọi hoạt động tài chính - kế toán của Công ty, là bộ phận thammưu cho giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác tài chính - kế toán, thống kê theochế độ hiện hành của Nhà nước và của Tổng công ty Cụ thể phòng tài chính - kếtoán có nhiệm vụ sau:
Kết hợp với các phòng ban nhằm nắm vững tiến độ khối lượng thi công cáccông trình, theo dõi khấu hao máy móc, trang thiết bị, lập kế hoạch thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước, BHXH, BHYT cho CBCNV trong Công ty theo quy định hiệnhành của Nhà nước
Trang 15Phòng kinh doanh – dự án.
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tương đối chính xác,làm cơ sở để toàn Công ty thực hiện kịp thời, chỉ đạo công tác điều hành sản xuấtkinh doanh và là tham mưu đắc lực cho ban giám đốc trong tổ chức, triển khai thựchiện các kế hoạch đề ra
Giới thiệu, quảng bá về Công ty với khách hàng, thường xuyên nâng cao uytín, hình ảnh của Công ty; giới thiệu năng lực và thông tin cần thiết về Công ty đểtham gia dự thầu
Tham mưu giúp giám đốc quan hệ với đơn vị bạn, hình thành các hợp đồngliên doanh; nắm bắt những thông tin về dự án đầu tư báo cáo lên giám đốc để có kếhoạch dự thầu
Nắm bắt tình hình biến động của thị trường xây dựng, xây lắp trong từngthời kỳ, đưa ra những chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
Phòng vật tư.
Có nhiệm vụ điều hành các hoạt động mua, bán vật tư, XNK hàng hoá, mởrộng phạm vi kinh doanh, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, cung cấp vật tưthiết bị trong nội bộ Công ty và bán trực tiếp cho khách hàng
Các bộ phận sản xuất kinh doanh.
Các xí nghiệp hoạt đông một cách độc lập trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xâydựng, sửa chữa và xây lắp đặt các phụ kiện cần thiết
Tại các xí nghiệp thành viên có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điềuhành sản xuất kinh doanh tương tự như các phòng ban của Công ty nhưng số lượngCBCNV ít hơn, bộ máy quản lý đơn giản hơn Riêng với các công trình được tổ
Trang 16chức thành các tiểu ban nhỏ có chức năng và nhiệm vụ giống các phòng ban thunhỏ của Công ty.
Các đội sản xuất trực thuộc xí nghiệp trực thuộc các xí nghiệp, do các xínghiệp trực tiếp quản lý
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với công ty.
1.2.1 Đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý.
1.2.1.1 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ quản lý.
Ngoài những đặc điểm chung của lao động, đội ngũ cán bộ quản lý doanhnghiệp trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế còn có một số đặc điểm riêng sau:
-Cán bộ quản lý có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, điều hànhhoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, làm cho hoạt động sản xuất diễn
ra liên tục, không bị gián đoạn
-Đối tượng tác động của cán bộ quản lý là người gắn liền với hoạt động sảnxuất kinh doanh Sự tác động của cán bộ quản lý vào những người này nhằm pháthuy nội lực ẩn chứa bên trong mỗi con người, phát huy khả năng sáng tạo mỗi cánhân, tập thể bằng các chủ trương, định hướng, tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánhgiá Người quản lý tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh thông qua người laođộng
-Hoạt động của cán bộ quản lý là hoạt động trí óc Cán bộ quản lý luôn phảisuy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi và nghiên cứu các tình huống để đưa ra những quyếtđịnh chính xác và kịp thời Các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, luôn biếnđổi không ngừng theo không gian và thời gian, điều này đòi hỏi người cán bộ quản
lý phải hết sức linh hoạt dựa trên năng lực, kinh nghiệm của bản thân, nhạy cảmvới sự biến đổi của thực tiễn, dám nghĩ, dám làm, có bản lĩnh vững vàng, sẵn sàngđương đầu với khó khăn thử thách, dũng cảm nhìn nhận và sửa chữa sai lầm Do
Trang 17vậy, người cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh phải được đào tạo một cách cơ bản
và phải được tôi luyện trong hoạt động thực tiễn
1.2.1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cán bộ quản lýgiữ vai trò hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sựthành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong quá trình này, các nhà quản lý thường xuyên thực hiện 3 vai trò: vai trò liênkết, vai trò thông tin và vai trò ra quyết định
-Vai trò liên kết bao gồm những công việc liên quan trực tiếp với nhữngngười khác Người quản lý đại diện cho đơn vị, công ty mình trong các cuộc gặpmặt chính thức với đơn vị bạn, đối tác…(vai trò người đại diện); đưa ra các chủtrương, chính sách nhằm tạo ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm đạtđược mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp (vai trò người lanh đạo); đảm bảomối liên hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty(vai trò người liên lạc)
-Vai trò thông tin bao gồm sự trao đổi thông tin với người khác Người quản
lý tìm kiếm thông tin phản hồi cần thiết cho quản lý (vai trò người giám sát), chia
sẻ thông tin với những người trong đơn vị, doanh nghiệp (vai trò người truyền tin),chia sẻ thông tin với những người bên ngoài đơn vị (vai trò người phát ngôn)
-Vai trò ra quyết định bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con người.Nhà quản lý tìm kiếm cơ hội, thông tin để xác định vấn đề cần giải quyết (vai tròngười ra quyết định), chỉ đạo việc thực hiện quyết định (vai trò người điều hành),phân bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu khác nhau (vai trò người đảm bàonguồn lực) và tiến hành đàm phán với đối tác (vai trò người đàm phán)
Trang 18Những vai trò trên giúp các nhà quản lý thực hiện có hiệu quả chức năng vànhiệm vụ của mình Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò củangười quản lý càng được thể hiện rõ nét.
1.2.2 Đặc điểm và vai trò của đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh
1.2.2.1 Đặc điểm của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp.
Lao động sản xuất – kinh doanh là lực lượng tham gia trực tiếp và gián tiếpvào quá trình sản xuất ra sản phẩm cho doanh nghiệp, lao động sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trongdoanh nghiệp
Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh là lực lượng thực hiện nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mang đặc điểmcủa đội ngũ lao động nói chung và có những đặc điểm riêng:
-Lao động sản xuất kinh doanh có chức năng nhiệm vụ thực hiện các côngviệc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
-Hoạt động của lao động sản xuất kinh doanh đa phần là hoạt động chân tay
1.2.2.2 Phân loại
Lao động sản xuất kinh doanh bao gồm lao động sản xuất chính và lao độngsản xuất phụ
Lao động sản xuất chính là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của
doanh nghiệp Đội ngũ công nhân này tập trung chủ yếu tại các phân xưởng sảnxuất.Là đội ngũ đặc biệt quan trọng vì họ quyết định trực tiếp đến số lượng và chấtlượng sản phẩm
Trang 19Lao động sản xuất phụ là những người không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
nhưng những công việc của họ giúp cho lao động sản xuất chính hoàn thành tốtnhiệm vụ Đây là đội ngũ lao động không thể thiếu được của doanh nghiệp, côngviệc của họ góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
1.3 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
1.3.1 Các khái niệm
Sự thành công của mỗi tổ chức trước hết phụ thuộc vào yếu tố con người,trong tất cả các nguồn lực thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất Nguồnnhân lực có vai trò quan trọng trong mỗi tổ chức, con người là chủ thể cho mọihoạt động, là yếu tố nội lực thúc đẩy sự phát triển
Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định đến sự cạnh tranh và phát triển bềnvững của mỗi tổ chức Đứng trước những thách thức của nền kinh tế thị trường đầybiến động , mỗi tổ chức phải tìm ra hướng đi mới để thay đổi và phát triển
Nhân lực: Được hiểu là nguồn nhân lực trong từng con người, bao gồm trí
lực và thể lực Trí lực thể hiện ở sự suy nghĩ, hiểu biết của con người đối với thếgiới xung quanh, thể lực là sức khoẻ, khả năng làm việc bằng cơ bắp, chân tay.Nguồn lực phản ánh khả năng lao động của từng con người và là điều kiện cầnthiết của quá trình lao động sản xuất xã hội
Nguồn nhân lực: Của một tổ chức chính là tập hợp những người lao động
làm việc trong tổ chức đó Nó được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vaitrò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định Nguồnnhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của conngười, do chính giá trị sức lao động của con người tạo ra Để nâng cao vai trò củacon người, của nguồn nhân lực trong tổ chức thì việc quan tâm đến công tác đàotạo, phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố cần thiết và quan trọng đối với mọihoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 20Chất lượng nhân lực: Là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí
tuệ, sự hiểu biết, trình độ, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ v.v… của ngườilao động Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng đểxem xét và đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Về cơ bản được hiểu là tăng giá trị
cho con người trên các mặt phẩm chất đạo đức, thể chất, năng lực, thẩm mỹ,thông qua các chính sách phát triển nguồn nhân lực giúp con người có nhữngnăng lực, phẩm chất mới, cao hơn để có thể hoàn thành tốt hơn mục tiêu của tổchức và của chính bản thân họ
Đào tạo: Được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động
có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Đối với cácdoanh nghiệp thì nhu cầu đào tạo không thể thiếu được bởi vì không phải lúc nàocác doanh nghiệp cũng tuyển được những người mới có đủ trình độ, kỹ năng phùhợp với những công việc đặt ra
Giáo dục: Được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người
bước vào một nghề nghiệp mới, thích hợp hơn trong tương lai
Phát triển: Là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước
mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sởnhững định hướng tương lai của tổ chức
Đào tạo, giáo dục và phát triển đếu có điểm tương đồng dùng để chỉ một quátrình tương tự như nhau Đó là quá trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức,các kỹ năng mới, thay dổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thựchiện công việc của cá nhân Đào tạo, giáo dục và phát triển đều sử dụng cácphương pháp tương tự nhau nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao các
Trang 21kiến thức kỹ năng thực hành Tuy nhiên, đào tạo và phát triển được phân biệt căn
cứ vào mục đích của các hoạt động đó
1.3.2 Vai trò của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò rất to lớnđối với nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp, tổ chức
và người lao động nói riêng:
+ Đối với doanh nghiệp:
Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xem là một yếu tố cơ bảnnhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức Chất lượng nguồn nhân lực trởthành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nó giúp doanhnghiệp giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý,chuyên môn kế cận, và giúp cho doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổicủa xã hội Quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thành công sẽ mang lạinhững lợi ích sau:
Cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc
Giảm bớt được sự giám sát, vì khi người lao động được đào tạo, trang bị đầy
đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết họ có thể tự giám sát được
Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động
Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Giảm bớt được tai nạn lao động
Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có
Trang 22+ Đối với người lao động:
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợiích cho tổ chức mà nó còn giúp cho người lao động cập nhật các kiến thức, kỹnăng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật Nhờ có đào tạo
và phát triển mà người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát triểncủa tổ chức, xã hội Và nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầu phát triển chongười lao động
+ Đối với nền kinh tế xã hội:
Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng
vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Đào tạo là cơ sởthế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nước phát triển mạnh trên thế giới nhưAnh, Pháp, Nhật…Sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng chính
là yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 2.1 Chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1 Chất lượng nguồn nhân lực
2.1.1.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Khái niệm
Chất lượng của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp được thể hiện ở đức vàtài Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của người cán bộ quản lý Chất lượngcủa đội ngũ cán bộ quản lý trước hết được thể hiện cụ thể qua kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phải có đạo đức trong nghề nghiệp cũngnhư trong cuộc sống, biết gắn kết lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân một cách hàihòa, am hiểu và tuân thủ pháp luật của Nhà nước trong quá trình điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Để đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệptrước hết cần xây dựng được tiêu chí để đánh giá Chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chí: trình độ chuyên môn,năng lực công tác, thái độ làm việc, phẩm chất đạo đức, tiềm năng phát triển và cácyêu cầu cần thiết khác mà người cán bộ quản lý cần có để quản lý và điều hànhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả
Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp gồm 3nhóm chủ yếu:
-Trình độ bao gồm trình độ chuyên môn và trình độ quản lý
Trang 24-Kết quả thực hiện công việc
tế, có hiểu biết về phong tục tập quán của nước bản địa - nước có quan hệ hợp táckinh tế; phải có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại,vận dụng xây dựng đội ngũcán bộ quản lý chuyên nghiệp ở mọi cấp quản lý, hoạt động tuân thủ theo quy luậtvận động của nền kinh tế thị trường; cần nắm chắc các đường lối, chính sách kinh
tế của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý
Khi có trình độ chuyên môn cũng như trình độ kiến thức nhất định, ngườiquản lý cần phải thể hiện năng lực làm việc hay khả năng thực thi nhiệm vụ Khảnăng thực thi nhiệm vụ là khả năng biến kiến thức, kinh nghiệm thành hoạt độngchỉ đạo cụ thể, bao gồm kỹ năng về chuyên môn và kỹ năng về tổ chức quản lý
+ Kỹ năng về chuyên môn
Trong quá trính quản lý, người quản lý cần phải có khả năng chuyến hóanhững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm vào quá trình hoạt
Trang 25động sản xuất kinh doanh, đưa ra những quyết định quản lý kịp thời, chính xác vàgiải pháp cụ thể cho từng tình huống Kỹ năng chuyên môn bao gồm các mặt:
Cán bộ quản lý phải có năng lực hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh
và tổ chức thực hiện nhằm đạt được kết quả một cách tối ưu nhất.Cán bộ quản lýphải có năng lực thực tế, phân tích các tình huống, giải quyết kịp thời, nhanh nhấtcác vấn đề phát sinh trong quát trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Cán bộ quản lý cần biết sử dụng đúng khả năng chuyên môn của cán bộ cấpdưới, biết lắng nghe, tổng hợp, phân tích và sử dụng ý kiến đóng góp cũng nhưphản hồi của cán bộ cấp dưới để vận dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh củađơn vị, tổ chức
Có khả năng và kinh nghiệm thức tế, kịp thời nắm bắt được biến động củathị trường, nắm rõ nhu cầu của thị trường cũng như nhu cầu và khả năng sử dụngcác sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất của khách hàng để có quyết định sản xuấtkinh doanh đúng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực một cách tối ưu, không gây ra sựlãng phí
Có khả năng huy động sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý cấp chức năng,cácđơn vị bạn
Trang 26Có khả năng quan sát để tổ chức cho doanh nghiệp hoạt động đồng bộ, cóhiệu quả.
Biết tự chủ, có nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh
Phản ứng nhanh nhạy, quyết đoán trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dámchịu trách nhiệm Có khả năng chớp thời cơ và khả năng dự báo và biết dùng đúngtiềm lực vào thời điểm và bộ phận thích hợp
Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý
Người cán bộ quản lý phải có đạo đực, lối sống và tác phong làm việc khoahọc, dân chủ, cần kiệm, liêm chính chí công vô tư, không tham nhũng, có ý thức tổchức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với người lao động, có khảnăng tập hợp và đoàn kết nội bộ
Người cán bộ quản lý thực hiện tốt đường lối của Đảng, chủ trương, chínhsách và pháp luật của Nhà nước
Cán bộ quản lý phải có sức khoẻ tốt để đảm đương các nhiệm vụ được giao.Đây là cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình quản lý Đặc biệttrong điều kiện cạnh tranh,hội nhập kinh tế quốc tế,người cán bộ quản lý làm việcvới cường độ cao, thời gian làm việc kéo dài, do vậy nếu không có sức khoẻ thìkhông duy trì được sức làm việc, không đưa ra được quyết định đúng đắn và kịpthời
Người cán bộ quản lý cần phải có kinh nghiệm trong quản lý và có chuyênmôn công việc được giao trách nhiệm quản lý
2.1.1.2 Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh
Khái niệm
Trang 27Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh thể hiện thông qua trình
độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ để tiến hành và hoàn thành công việc đúng thờigian, tiến độ Người lao động ngoài năng lực chuyên môn kỹ thuật còn cần phải cósức khoẻ tốt để tham gia vào các quá trình sản xuất – kinh doanh cũng như thamgia vào các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ… ở đơn vị
Tiêu chí đánh chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh
Để đánh giá chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh, ta cần phảixây dựng các tiêu chí đánh giá Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanhđược thể hiện qua các tiêu chí: trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ và kết quảthực hiện công việc
Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Người lao động sản xuất – kinh doanh phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng
và tay nghề ở cấp độ nhất định Họ phải có kiến thức về lĩnh vực mình tham gia laođộng sản xuất, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong công việc, có tinh thầnnăng say học tập nâng cao tay nghề
Sức khoẻ của người lao động:
Sức khoẻ là vốn quý của con người, là tài sản vô giá của con người Ngườilao động phải đảm bảo sức khoẻ tốt để hoàn thành công việc được giao Người laođộng có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằngviệc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao vào công việc
Kết quả thực hiện công việc:
Chất lượng của đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh còn được đánh giá qua kếtquả thực hiện công việc Người lao động thực hiện và hoàn thành công việc đúngtiến độ dược giao, không làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của
Trang 28người khác cũng như không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
2.1.2 Các yếu tố cảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
2.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
Yếu tố về đào tạo và phát triển
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất củacán bộ quản lý, tạo cho họ khả năng thích ứng được với những yêu cầu ngày càngcao của công việc, đảm bảo cho cán bộ quản lý có đủ năng lực trình độ và phẩmchất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý để phát triển cán bộ cần đượcthực hiện theo trình tự:
+Đào tạo trước khi được tuyển chọn vào làm việc trong bộ máy của doanhnghiệp: đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp;
+Đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian làm việc tại bộ máy quản lý ở doanhnghiệp;
+Đào tạo bổ sung trước khi giao nhiệm vụ mới;
+Đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ sau khi đã nhận nhiệm vụ.Đào tạo cán bộ là công việc thường xuyên nhằm đảm bảo cung ứng kịp thờiđội ngũ cán bộ quản lý đầy đủ cả về số lượng và chất lượng trong hiện tại vàtương lai Đào tạo cán bộ quản lý có các hình thức:
-Đào tạo tại chỗ là hình thức giao việc, giao nhiệm vụ tại đơn vị, người cán bộlàm công tác quản lý phải được rèn luyện trong môi trường thực tế, lấy kết quảcông việc làm thước đo để đánh giá kết quả đào tạo
Trang 29-Cử đi đảo tạo tại các trung tâm là hình thức đào tạo tập trung tại các trường,các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và uy tín.
-Đào tạo ngắn hạn là hình thức đào tạo trong một thời gian ngắn, trong thờigian hai năm nhằm cập nhập kiến thức mới Đối tượng đạo tạo là những cá nhân đã
có khả năng làm cán bộ quản lý nhưng còn cần bổ sung thêm kiến thức, kịp thời bổsung cho đội ngũ cán bộ đang thiếu hụt
-Đào tạo dài hạn là hình thức đào tạo một cách bài bản, chính quy nhằm bổsung đội ngũ cán bộ cho tương lai, thời gian đào tạo từ 2 – 5 năm, với các hìnhthức học tập trung dài hạn hoặc tại chức, du học Đối tượng đoà tạo là những cán
bộ trẻ có năng lực, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt tại đơn vị
-Đào tạo lại là hình thức đào tạo đối với cán bộ quản lý có trình độ nhưng saumột thời gian phải quay lại trường lớp để cập nhập, bổ sung thêm kiến thức
Yếu tố về tuyển dụng và lựa chọn cán bộ quản lý
Lựa chọn và tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý là công việc tìm kiếm nhữngngười có đủ phẩm chất và năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định để bố trí, sửdụng hoặc chuẩn bị sử dụng trong doanh nghiệp
Việc lựa chọn và tuyển dụng những người có đức, có tài để giao trọng trách làrất quan trọng, tuân theo những quy định, quy trình khách quan, khoa học
Vai trò của cán bộ quản lý đặt ra đòi hỏi cao nên việc lựa chọn và tuyển dụngnhân tài phải coi trọng cả đức và tài, lấy đức làm gốc Tuy nhiên phải tìm hiểuđúng vị trí và mối quan hệ giữa đức và tài, tránh tuyệt đối hoá từng mặt riêng biệt
Để lựa chọn và tuyển dụng cán bộ quản lý có kết quả tốt cần phải trả lời tốtcác câu hỏi: Công việc đòi hỏi làm gì? Phải thực hiện như thế nào? Kiến thức và
kỹ năng cần thiết là gì?