ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP NGHIỆP VỤ KINH TẾ (Chuyên ngành Quản trị kinh doanh)

15 2K 2
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP NGHIỆP VỤ KINH TẾ (Chuyên ngành Quản trị kinh doanh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành QTKD của trường Đại học Mỏ- Địa chất, các sinh viên được bố trí đi thực tập nghiệp vụ kinh tế 3 tuần vào cuối năm học thứ ba (hoặc sau khi sinh viên đã được học qua một số môn học chuyên ngành quản trị kinh doanh như quản trị học, quản trị dự án đầu tư, quản trị nhân lực, quản trị sản xuất, marketing, quản trị chiến lược, quản trị tài chính, định mức kinh tế kỹ thuật... ). Địa điểm thực tập: tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân (doanh nghiệp công nghiệp, thương mại, xây dựng, tài chính, ngân hàng....). Đợt thực tập nghiệp vụ kinh tế được tiến hành nhằm kết hợp các môn học lý thuyết về kinh tế nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng ở trường với thực tế sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, thực hiện nguyên lý giáo dục lý thuyết phải gắn với thực tế sản xuất. I. Mục đích của đợt thực tập nghiệp vụ kinh tế 1. Giúp sinh viên làm quen với công tác sản xuất- kinh doanh, nắm được quy trình sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm chủ yếu trong các doanh nghiệp. 2. Nắm được tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Sinh viên có thể trực tiếp tham gia lao động sản xuất, thực hành các nghiệp vụ kinh tế sau đó thu thập các số liệu cần thiết để làm đồ án môn học “Quản trị kinh doanh” và “ Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp”. II. Nội dung thực tập nghiệp vụ kinh tế Để đạt được các mục đích trên, trong quá trình thực tập tại các doanh nghiệp, mỗi sinh viên cần phải tham gia và tìm hiểu các dạng công việc sau đây: 1. Nắm vững tình chung của doanh nghiệp, bao gồm: chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu; Các loại sản phẩm đang sản xuất và cung cấp trên thị trường; Các điều kiện sản xuất kinh doanh; Quy trình công nghệ đang tiến hành; Hình thức tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy đó... 2. Tìm hiểu công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp, bao gồm: Chỉ tiêu kế hoạch; Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch đó; Cách giao kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch các loại dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và kế hoạch sản xuất thường ngày (kế hoạch tác nghiệp).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐỊA CHẤT- DẦU KHÍ ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP NGHIỆP VỤ KINH TẾ (Chuyên ngành Quản trị kinh doanh) HÀ NỘI - 2012 Theo chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành QTKD của trường Đại học Mỏ- Địa chất, các sinh viên được bố trí đi thực tập nghiệp vụ kinh tế 3 tuần vào cuối năm học thứ ba (hoặc sau khi sinh viên đã được học qua một số môn học chuyên ngành quản trị kinh doanh như quản trị học, quản trị dự án đầu tư, quản trị nhân lực, quản trị sản xuất, marketing, quản trị chiến lược, quản trị tài chính, định mức kinh tế kỹ thuật ) Địa điểm thực tập: tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân (doanh nghiệp công nghiệp, thương mại, xây dựng, tài chính, ngân hàng ) Đợt thực tập nghiệp vụ kinh tế được tiến hành nhằm kết hợp các môn học lý thuyết về kinh tế nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng ở trường với thực tế sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, thực hiện nguyên lý giáo dục lý thuyết phải gắn với thực tế sản xuất I Mục đích của đợt thực tập nghiệp vụ kinh tế 1 Giúp sinh viên làm quen với công tác sản xuất- kinh doanh, nắm được quy trình sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm chủ yếu trong các doanh nghiệp 2 Nắm được tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp 3 Sinh viên có thể trực tiếp tham gia lao động sản xuất, thực hành các nghiệp vụ kinh tế sau đó thu thập các số liệu cần thiết để làm đồ án môn học “Quản trị kinh doanh” và “ Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp” II Nội dung thực tập nghiệp vụ kinh tế Để đạt được các mục đích trên, trong quá trình thực tập tại các doanh nghiệp, mỗi sinh viên cần phải tham gia và tìm hiểu các dạng công việc sau đây: 1 Nắm vững tình chung của doanh nghiệp, bao gồm: chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu; Các loại sản phẩm đang sản xuất và cung cấp trên thị trường; Các điều kiện sản xuất kinh doanh; Quy trình công nghệ đang tiến hành; Hình thức tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy đó 2 Tìm hiểu công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp, bao gồm: Chỉ tiêu kế hoạch; Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch đó; Cách giao kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch các loại dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và kế hoạch sản xuất thường ngày (kế hoạch tác nghiệp) 1 3 Tìm hiểu công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, gồm: Phương pháp tính toán cầu nhân lực; Kế hoạch tuyển dụng, biên chế nhân lực nội bộ; Công tác đào tạo và phát triển nhân lực; Cách đánh giá nhân viên; Quy chế tiền lương tiền thưởng đang được áp dụng tại doanh nghiệp để biết cách tính toán và kế hoạch hoá các chỉ tiêu tổng quĩ lương, tiền lương bình quân và các hình thức trả lương; chế độ lao động và nghỉ ngơi; các dạng hợp đồng lao động mà doanh nghiệp đang áp dụng 4 Tìm hiểu công tác quản trị sản xuất trong doanh nghiệp: Lựa chọn quá trình sản xuất và hoạch định công suất; Cách tổ chức lao động trong các tổ đội sản xuất kinh doanh chính, các bộ phận sản xuất phụ trợ và phục vụ (xưởng cơ khí, sản xuất dịch vụ, đời sống ) ; Công tác quản trị hàng dự trữ và tiêu thụ sản phẩm của đơn vị sản xuất; Tổ chức sản xuất, chế độ ca kíp , phương pháp và thủ tục nghiệm thu các kết quả thực hiện các hợp đồng sản xuất tại các tổ đội, doanh nghiệp 5 Tìm hiểu công tác định mức kinh tế - kỹ thuật, các mức đang được sử dụng trong ngành, đơn vị sản xuất, có sự so sánh giữa mức thực tế với các mức đang sử dụng (nếu có) 6 Tìm hiểu công tác tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất, bao gồm: Cách xác định nhu cầu vật tư; Lập kế hoạch cung ứng; Các nguồn và hình thức cung cấp; Các hình thức vận chuyển trong và ngoài doanh nghiệp; Phương thức thanh toán 7 Tìm hiểu công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp: cách tập hợp chi phí sản xuất và tính toán các loại giá thành kế hoạch, giá thành thực tế, cách phân bổ các chi phí; Phương pháp tính toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận ở trong các doanh nghiệp; Đọc bản báo cáo tài chính để tìm hiểu cấu trúc vốn và tài sản của doanh nghiệp; tìm hiểu cách huy động vốn cho sản xuất kinh doanh 8 Tìm hiểu công tác marketing tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp, bao gồm: Nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm, thiết kế sản phẩm định vị sản xuất sản phẩm; Tổ chức mạng lưới tiêu thụ; Công tác quản cáo, xúc tiến bán hàng; Các hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm (phương thức ký kết; tình hình thực hiện các hợp đồng); Cách định giá sản phẩm 9 Tìm hiểu trình tự lập một dự án đầu tư, gồm: thu thập tài liệu, tính toán các chi phí thực hiện các dự án, xin thẩm định và phê duyệt dự án 2 Ngoài các nội dung nêu trên, trong đợt thực tập sinh viên còn cần phải tìm hiểu các vấn đề sau: - Các văn bản pháp quy đang được các doanh nghiệp áp dụng - Chế độ thống kê các mẫu, bảng biểu được sử dụng ở doanh nghiệp - Chế độ hạch toán kế toán ở doanh nghiệp - Ý nghĩa kinh tế - xã hội của các nhiệm vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện và sắp tới cần thực hiện - Các vấn đề có liên quan đến môi trường, an toàn trong sản xuất 10 Sinh viên phải trực tiếp tham gia làm việc để rèn luyện kỹ năng tại một số bộ phận trong doanh nghiệp do sinh viên tự bố trí và lựa chọn trên cơ sở được phép của các bộ phận đó Theo từng dạng công tác đã lựa chọn, sinh viên phải tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành quá trình đó từ khâu đầu đến khâu cuối Chú ý: Trong quá trình tìm hiểu các nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp đã nêu trên, sinh viên cần tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan để phục vụ viết báo cáo thực tập và làm các đò án môn học III Yêu cầu của đợt thực tập 1 Doanh nghiệp mà sinh viên đến thực tập phải có quy mô tương đối lớn Cụ thể phải có các phòng ban chức năng, có tổ đội sản xuất kinh doanh, tổng số lao động >50 người, tổng vốn kinh doanh >1 tỉ đồng 2 Sinh viên phải lên kế hoạch phân bổ thời gian thực tập rõ ràng để doanh nghiệp và bộ môn quản lý theo dõi và kiểm tra bất kỳ 3 Ngay từ những ngày đầu của đợt thực tập, sinh viên phải có mặt tại nơi thực tập để làm thủ tục xin phép thực tập tại doanh nghiệp mà mình đã đăng ký (hoặc được phân công) Nếu có vướng mắc gì cần liên hệ với Trưởng hoặc phó Trưởng bộ môn quản lý hoặc cố vấn học tập để xem xét giải quyết sớm nhằm đảm bảo thời gian thực tập 4 Trong thời gian thực tập sinh viên phải tuyệt đối chấp hành mọi nội quy, quy định của các đơn vị sản xuất 5 Kết thúc đợt thực tập, sinh viên phải có các tài liệu sau: - Giới thiệu khái quát chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp - Các điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 3 + Điều kiện tự nhiên, xã hội nhân văn + Các điều kiện về cơ sở vật chất - lao động của doanh nghiệp + Các điều kiện kinh tế xã hội trong doanh nghiệp - Các quá trình công nghệ sản xuất - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, trong đó chú ý đến các bộ phận chức năng quản trị trong doanh nghiệp - Kế hoạch sản xuất – kinh doanh trong trước và năm hiện tại - Các báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch về sản xuất, lao động- tiền lương, sử dụng máy móc thiết bị, cung ứng vật tư - kỹ thuật, giá thành và báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm trước để dùng làm tài liệu viết đồ án môn học Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp - Các tài liệu viết chuyên đề của đồ án môn học Quản trị kinh doanh theo các dạng quản trị chuyên sâu theo từng lĩnh vực sản xuất, lao động – tiền lương, định mức, kế hoạch hóa, cung ứng vật tư kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm (Không được viết các chuyên đề về phân tích hiệu quả dự án đầu tư, tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh) IV Kế hoạch thực tập Thời gian thực tập nghiệp vụ kinh tế 3 tuần phân bổ như sau: - Tuần 1: Tìm hiểu tình hình chung của cơ sở sản xuất, nhiệm vụ, tình hình tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh - Tuần 2 và 3: Sinh viên trực tiếp tham gia sản xuất, tìm tài liệu và thực hành các nghiệp vụ kinh tế trong các tổ đội sản xuất, phòng ban chức năng ( Chọn 2-3 dạng công việc chủ yếu nêu ở điểm II -10) - Cuối tuần 3: Sinh viên thu thập số liệu ở các phòng ban chức năng: Phòng kế hoạch, Phòng tổ chức lao động- tiền lương, Phòng định mức, Phòng kế toán, Phòng kỹ thuật sản xuất, Phòng cung tiêu theo nội dung đã đề ra phục vụ cho viết đồ án môn học Quản trị kinh doanh và Phân tích kinh tế hoạt động doanh trong doanh nghiệp V Kiểm tra thực tập Trong thời gian thực tập tuỳ theo điều kiện cho phép, Bộ môn Quản trị doanh nghiệp Địa chất - Dầu khí sẽ tiến hành kiểm tra thực tập Nội dung kiểm tra 4 như các mục mà đề cương đã nêu cũng như giải quyết những khó khăn của sinh viên trong thực tập VI Nghiệm thu tài liệu thực tập và báo cáo thực tập nghiệp vụ kinh tế của sinh viên Kết thúc đợt thực tập, Bộ môn sẽ tổ chức nghiệm thu tài liệu thực tập và tổ chức cho sinh viên báo cáo kết quả thực tập nghiệp vụ kinh tế tại trường theo từng cá nhân hoặc nhóm sinh viên cùng thực tập tại một địa điểm 1 Các tài liệu nghiệm thu: a Bản nhận xét và bản lịch trình quá trình thực tập, có nhận xét, ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp nơi sinh viên đến thực tập b Các tài liệu thu thập ở thực tế, có đóng dấu và xác nhận của doanh nghiệp (mỗi người một bộ) c Báo cáo thực tập nghiệp vụ kinh tế được viết dựa trên nội dung mà đề cương đã vạch ra và những tài liệu thu thập đã được nghiệm thu (có mẫu kèm theo dưới đây) 2 Trình tự buổi báo cáo nghiệm thu: - Sinh viên trình trước giáo viên tất cả các loại tài liệu đã nêu trên theo thứ tự a, b, c - Từng sinh viên hoặc đại diện nhóm (do giáo viên chỉ định đại diện) trình bày tóm tắt báo cáo khoảng 8-10 phút - Giáo viên sẽ đặt câu hỏi và sinh viên sẽ trả lời các câu hỏi đó Kết quả thực tập đánh giá theo thang điểm 10 và quy đổi sang chữ A, B, C, D, F theo quy chế học tập tín chỉ Sinh viên nào không đạt điểm yêu cầu (tối thiểu là D) phải thực tập lại vào thời gian thích hợp Điểm đợt thực tập này tương đương với 2 tín chỉ Bản đề cương này đã được Bộ môn QTDN Địa chất- Dầu khí và khoa Kinh tế - QTKD đóng góp ý kiến và duyệt Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2012 Bộ môn QTDN Địa chất- Dầu khí Trưởng BM TS Phan Thị Thái 5 Đề cương chi tiết viết báo cáo thực tập Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra trên đây, bản báo cáo thực tập được quy định trình bày theo những nội dung và với khối lượng như sau: Bìa Nhận xét của cơ quan nơi sinnh viên đến thực tập Mục lục Mở đầu (từ 1 đến 2 trang) Chương 1: Khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp (từ 10 đến 15 trang) Chương 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm (từ 25 đến 30 trang) Chương 3: Quy trình thực hiện công tác (từ 10 đến 15 trang) Kết luận chung (từ 1 đến 2 trang) Tất cả các nội dung trên cần phải trình bày trong thể liên hệ chặt chẽ với nhau hợp thành một công trình thống nhất Nội dung cụ thể như sau: Mở đầu Nêu một cách ngắn gọn các vấn đề sau: -Vài nét về tình hình chung và vai trò, nhiệm vụ hiện nay của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Vai trò của công tác quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp - Mục đích, ý nghĩa của đợt thực tập nghiệp vụ kinh tế - Tóm tắt các nhiệm vụ (cấu trúc nội dung chính) của báo cáo thực tập nghiệp vụ kinh tế; - Lời cám ơn Chương 1: Khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp …(Ghi rõ tên của doanh nghiệp được nghiên cứu) Nêu những nét đặc trưng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về các mặt sau: 6 1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp Tên doanh nghiệp, quyết định thành lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu và một số mốc lịch sử quan trọng của doanh nghiệp 1.2 Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu + Điều kiện địa lý: Vị trí địa lý của vùng nghiên cứu và nơi thực hiện chuyên đề nghiên cứu, địa hình, toạ độ địa lý, điều kiện khí hậu, thời tiết, độ ẩm Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Điều kiện về lao động- dân số: Tình hình dân số và lao động khu vực, nơi mà doanh nghiệp đóng quân (các đặc trưng về lao động, khả năng cung ứng về lao động, chất lượng lao động) + Điều kiện kinh tế: Khái quát chung tình hình kinh tế của vùng, nơi tiến hành chuyên đề nghiên cứu như: mức độ phát triển kinh tế vùng, mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc trong vùng, khả năng đáp ứng các dịch vụ khác và các vấn đề có liên quan đến chi phí bảo vệ môi trường 1.3 Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp + Dùng hình thức sơ đồ mô tả công nghệ sản xuất trong các quá trình chính và phụ trợ của doanh nghiệp, + Thống kê các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất đó Khi mô tả công nghệ sản xuất của doanh nghiệp cần chỉ ra tính tiên tiến hợp lý hoặc chưa hợp lý của công nghệ đang áp dụng 1.4 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp + Lập sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp và cho nhận xét về đặc điểm và tính hợp lý của nó theo yêu cầu nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý, tinh giảm biên chế quản lý + Lập sơ đồ tổ chức các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp (công trường, phân xưởng, tổ đội) và cho những nhận xét về nguyên tắc, kết cấu, tính hợp lý của nó theo yêu cầu nâng cao hiệu quả của chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất nội bộ doanh nghiệp, thúc đẩy công tác hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp + Nêu chế độ làm việc của doanh nghiệp, công trường, phân xưởng + Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp: Nhận xét khái quát về kết cấu lao động, chất lượng đội ngũ lao động, thu nhập của người lao động và những động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động mà doanh nghiệp đang áp dụng 1.5 Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai 7 Dựa theo chiến lược phát triển chung của ngành hoặc của công ty để chỉ ra những nét cơ bản về sự phát triển của Công ty trong tương lai Kết luận chương 1 Cần có những kết luận vắn tắt về khó khăn, thuận lợi cơ bản ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm qua cũng như sự phát triển nói chung của doanh nghiệp Những điều cần lưu ý khi thực hiện nội dung chương 1 Khi trình bày những đặc điểm về điều kiện sản xuất của doanh nghiệp cần tận dụng phương pháp mô tả bằng sơ đồ, biểu đồ, các chỉ tiêu đặc trưng, đồng thời có thể so sánh với các doanh nghiệp tiên tiến khác có cùng điều kiện Chương 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm (Ghi rõ tên của doanh nghiệp và thời kỳ thực tập) 2.1 Một số chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Số liệu báo cáo là số kế hoạch và số thực hiện của năm trước, có thể liên hệ với năm trước nữa, (ví dụ sinh viên đi thực tập năm 2010 thì lấy số liệu năm 2009 và 2008), bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu tập hợp vào bảng mẫu dưới dạng sau: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2009 của doanh nghiệp… Bảng 2.1ng 2.1 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm SSTH SS 2008 2009 09/08 TH09/KH09 KH TH +/- % +/- % 1 Tổng sản lượng SP sản xuất 2 Tổng giá trị sản lượng sản xuất 3 Tổng doanh thu 4 Tổng tài sản (ghi rõ thời điểm nào hoặc bình quân) - TSNH 8 - TSDH 5 Tổng số lao động 6 Tổng quỹ lương 7 Tổng giá thành (hoặc Tổng chi phí) 8 NSLĐ bình quân - Theo giá trị - Theo hiện vật 9 Tiền lương bình quân 10 Tổng lợi nhuận trước thuế 11 Các khoản nộp NSNN 12 Lợi nhuận sau thuế Chú ý: Với các doanh nghiệp có đặc điểm riêng thì một số chỉ tiêu sẽ không có Qua bảng cần rút ra những nhận định khái quát về tình hình sản xuất - kinh doanh, xu thế phát triển của doanh nghiệp 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì báo cáo các nội dung sau: - Sản lượng sản xuất theo mặt hàng, nguồn sản lượng, theo đơn vị sản xuất và phương pháp sản xuất - Chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quy định - Tình hình tiêu thụ sản phẩm, khách hàng, mặt hàng, thời gian Đối với các loại hình doanh nghiệp khác như thương mại, dịch vụ thì báo cáo theo các chỉ tiêu giá trị như: tổng doanh thu, doanh thu tiêu thụ theo khách hàng, mặt hàng, theo thời gian Số liệu báo cáo là số kế hoạch và số thực hiện của năm trước, có thể liên hệ với năm trước nữa Sau khi đưa ra các bảng báo cáo cần có những lời nhận định về kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó như thế nào, nguyên nhân tại sao 2.3 Tình hình sử dụng tài sản cố định Cần báo cáo những nội dung sau: 9 - Thống kê số lượng, chủng loại, chất lượng TSCĐ và tình hình huy động chúng vào sản xuất - Kết cấu tài sản cố định, sự tăng giảm của tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định và nguồn vốn tài trợ cho đầu tư vào TSCĐ Số liệu báo cáo là số thực hiện của năm trước, có thể liên hệ với năm trước nữa Sau khi đưa ra các bảng báo cáo cần có những lời nhận định về thực trạng sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp đó như thế nào, nguyên nhân tại sao 2.4 Tình hình sử dụng lao động và tiền lương Cần báo cáo những nội dung sau: - Số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động - Quy chế tiền lương, tiền thưởng đang áp dụng - Tình hình sử dụng quỹ tiền lương và một số bảng thanh toán lương cho 1 đơn vị cụ thể Số liệu báo cáo là số kế hoạch và thực hiện của năm trước, có thể liên hệ với năm trước nữa Sau khi đưa ra các bảng báo cáo cần có những lời nhận định về thực trạng lao động và tiền lương của doanh nghiệp đó như thế nào, nguyên nhân tại sao 2.5 Tình hình quản lý chi phí sản xuất giá thành sản phẩm Cần báo cáo bảng tổng hợp chung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo yếu tố chí phí (hoặc theo khoản mục chi phí), tính theo tổng chi phí hoặc chi phí đơn vị sản phẩm (các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ thì thay bằng chi phí/1000 đồng doanh thu) Số liệu báo cáo là số kế hoạch và thực hiện của năm trước, có thể liên hệ với năm trước nữa Sau khi đưa ra các bảng báo cáo cần có những lời nhận định về thực trạng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đó như thế nào, nguyên nhân tại sao 2.6 Tình hình tài chính của doanh nghiệp Cần báo cáo bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có bảng thuyết minh báo cáo tài chính nữa càng tốt) Số liệu báo cáo là số thực hiện của năm trước, có thể liên hệ với năm trước nữa Sau khi đưa ra các bảng báo cáo cần có những lời nhận định về thực trạng tài sản và nguồn vốn cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó như thế nào, nguyên nhân tại sao Kết luận chương 2 10 Đưa ra lời kết luận tổng quát về những mặt mạnh, yếu trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những điều cần lưu ý khi thực hiện nội dung chương 2 Những nội dung nêu ra của chương này chính là tài liệu cơ bản để viết dồ án môn học Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và Quản trị kinh doanh theo các dạng quản trị chuyên sâu theo từng lĩnh vực sản xuất, lao động – tiền lương, định mức, kế hoạch hóa, cung ứng vật tư kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm Vì vậy số liệu thu thập được của chương này càng nhiều càng tốt Chương 3: Quy trình thực hiện công tác (Mô tả nghiệp vụ kinh tế mà tác giả đã tham gia làm) Qua quá trình trực tiếp tham gia làm một số công tác để rèn luyện kỹ năng tay nghề tại một số bộ phận trong doanh nghiệp mà sinh viên đã lựa chọn, sinh viên phải tìm hiểu và trình bày cụ thể (dạng mô tả) nội dung và trình tự tiến hành quá trình làm công tác đó từ khâu đầu đến khâu cuối Kết luận chung Đưa ra những lời kết luận tổng quát về: - Vai trò ý nghĩa của đợt thực tập trong công tác đào tạo đối với sinh viên - Những nội dung cơ bản mà sinh viên đã nắm bắt được từ thực tế - Lời kết cuối cùng 11 Hướng dẫn hình thức trình bày báo cáo 1 Báo cáo được đánh máy vi tính theo đúng hướng dẫn của Bộ môn và được đóng thành quyển 2 Sắp xếp thứ tự các trang và trang trí như sau: + Tờ bìa ( Mẫu số 1) + Tờ thứ 2: Nhận xét thực tập tốt nghiệp của cơ sở sản xuất + Tờ thứ 3: Mục lục, 3 Các trang trong luận văn được trình bày trên khổ giấy A4, cự ly cách trên 3cm, dưới 3cm, trái 3,5cm, phải 2cm, số thứ tự của trang được đánh ở phía dưới góc bên phải; Nếu luận văn được đánh máy, dùng Font chữ Times New Roman cỡ 13, dãn cách dòng Atleast 18pt 4 Tên các chương được trình bày ở đầu trang đầu tiên của chương, số chương được đánh theo số ả rập (1, 2, 3), được trình bày bằng chữ in hoa đậm, font Times New Roman cỡ chữ 18 5 Các mục nhỏ trong các chương được đánh số thứ tự từ tên chương - tên mục lớn - tên mục con theo số ả rập, ví dụ: 1.2 1.2.1 Sau đó trong các mục con có thể có các ý nhỏ nên đánh các ký hiệu bình thường, ví dụ: a, b, c hoặc dùng dấu gạch đầu dòng 6 Công thức được sử dụng trong các chương được trình bày theo thứ tự : Công thức - Thứ nguyên - Thứ tự công thức Thứ tự công thức được đánh số gồm 2 chữ số cách nhau bởi dấu gạch ngang, dùng chữ số ả rập trong đó số thứ nhất là tên chương số thứ hai là thứ tự công thức trong chương đó , ví dụ: Công thức Thứ nguyên Số thứ tự công thức A.B.C.K1.K2 ; T/ngày-đêm (2-4) P = Kn 7 Các hình vẽ, biểu đồ, đồ thị được coi như hình vẽ Số thứ tự và tên hình vẽ được ghi ở phía dưới hình vẽ, chữ đậm, trong đó số thứ tự hình vẽ được đánh số gồm 2 chữ số cách nhau bởi dấu gạch ngang, dùng chữ số ả rập, trong đó số thứ nhất là số của chương, số thứ hai là thứ tự hình vẽ trong chương đó, ví dụ: 12 Giá Cung Cầu Hình 3.4: Biểu đồ cung cầu Lượng 8 Các bảng biểu được bố trí theo hai kiểu dọc và ngang, tên bảng và số thứ tự được ghi bên trên bảng Trong đó thứ tự bảng được đánh số gồm 2 chữ số cách nhau bởi dấu gạch ngang, dùng chữ số ả rập, trong đó số thứ nhất là tên chương số thứ hai là thứ tự bảng trong chương đó, ví dụ: Kế hoạch sản lượng theo các quý Bảng 2-10 Chú ý: Khi dùng bảng ngang tên bảng phải được quay vào phía trong gáy luận văn 13 Mẫu số 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ************************************ BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ KINH TẾ Ngành Quản trị kinh doanh Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Lớp: Hà Nội, 2012 14

Ngày đăng: 09/05/2016, 22:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

    • BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐỊA CHẤT- DẦU KHÍ

    • ĐỀ CƯƠNG

    • HÀ NỘI - 2012

    • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan