1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phần kết thúc trong truyện ngắn việt nam giai đoạn 1930 1945

119 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 419,5 KB

Nội dung

Gần đây một số luận văn thạc sỹ cũng đã bắt đầu nghiên cứu về phần kết thúc trong văn bản, phần kết thúc trong truyện ngắn, có thể kể đến như: Luận văn Đặc điểm đoạn văn kết thúc trong t

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngônngữ mang tính hoàn chỉnh, trọn vẹn nhất, đồng thời là một đơn vịngôn ngữ phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống vàcác ngành khoa học Vì vậy, văn bản cũng là đối tượng nghiên cứucủa rất nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước Tuy nhiên khinghiên cứu về văn bản, các nhà ngôn ngữ học thường quan tâm đếncác tiêu chí xác định một văn bản, kết cấu văn bản, các đặc trưngcủa văn bản, các kiểu văn bản, … ít đề cập đến đặc điểm, chức năngcủa từng phần cụ thể trong văn bản, đặc biệt là phần kết thúc trongvăn bản nghệ thuật

Trong văn bản nghệ thuật, phần kết thúc có vai trò quan trọngtrong việc khái quát nội dung, chủ đề tư tưởng, tăng khả năng nhấnmạnh và biểu cảm cho tác phẩm văn chương, đồng thời góp phần

mở ra những tầng ý nghĩa mới Phần kết thúc trong văn bản nghệthuật mang đậm dấu ấn và cá tính sáng tạo của nhà văn

Trong truyện ngắn, phần kết thúc đóng vai trò quan trọngtrong sự thành bại của một truyện ngắn Vì vậy, trau chuốt, tổ chứcsắp xếp diễn biến của câu chuyện tên cơ sở các phần trong đó cóphần kết truyện là phương châm sáng tác được nhiều tác giả truyệnngắn tâm đắc Kết thúc không chỉ có ý nghĩa giản đơn là sự dừng lạihay chỉ là kết thúc câu chuyện, kết thúc số phận nhân vật, kết thúcmâu thuẫn mà kết thúc truyện còn có vai trò gợi mở ra nhiều vấn đềcủa cuộc sống của quá khứ, hiện tại và tương lai, tạo nên sự đồngsáng tạo đối với người đọc Người đọc sẽ thực sự tâm đắc khi

Trang 2

thưởng thức phần kết truyện độc đáo ấn tượng Do đó, phần kếttruyện phải tạo ra những âm vang in dấu ấn trong tâm tưởng ngườiđọc, khiến cho họ phải suy nghĩ về các vấn đề mà tác giả đặt ratrong tác phẩm Một tác phẩm xuất sắc phải là tác phẩm mà sau khingười đọc đã gấp lại xong trang sách mà vẫn không dứt khỏi những

ám ảnh, suy tư về câu chuyện Có thể xem kết thúc là cái đích nộidung của truyện, là nghệ thuật khép truyện của nhà văn Nhà văn

Đỗ Chu đã từng viết : “Còn như kết thúc truyện ngắn: đó là một

hành động dễ gây ra những gì xúc động đột ngột Ta sẽ rất sung sướng nếu cảm thấy vừa khép kín một cái gì hình thành Và ta sẽ buồn bã biết bao nếu chợt nhận ra mình đã lầm lẫn Ở phút dừng lại, có thể biết những gì mình đã viết ra thành công đến đâu” [37;

tr.30]

1.2 Truyện ngắn là thể loại văn xuôi nghệ thuật rất gần với

đời sống hàng ngày: “Truyện ngắn là những giọt nước mát trắng

trong nhụy hoa cho người đang khát, là một bóng cây nhỏ an ủi khách lữ hành trên sa mạc trước khi anh ta đến được lâu đài…Có hàng ngàn trang tiểu thuyết không để lại một từ nào cho người đọc, nhưng một vài bóng nhỏ của Lỗ Tấn, L.Tônxtôi, A.Tsêkhôp, M.Gorki, C.Pauxtôpxki, Ơ.Hêminhuê, G.đơMôpatxăng, Ô Henri, chở che ta suốt nhiều thế hệ, làm ta yêu mến mãi văn chương ” [26;

Trang 3

đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc cả về hình thức lẫn nộidung Truyện ngắn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kểvới sự xuất hiện của một đội ngũ đông đảo những tác giả tài năng,cùng với sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm được coi là kiệt táctrong nền văn học Việt Nam hiện đại Trong đó phải kể đến tên tuổinhững nhà văn đã đi vào tâm thức của những người yêu văn họcnhư Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam…Đây là những tác giả tiêu biểu cho dòng văn học giai đoạn 1930 –

1945, đồng thời cũng là những tác giả có các tác phẩm được lựachọn để đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường phổthông Các tác phẩm của họ không chỉ là những sản phẩm tinh thần

có ý nghĩa giáo dục, bồi đắp tư tưởng tình cảm cho học sinh mà còn

là những ngữ liệu tiêu biểu góp phần giúp học sinh rèn luyện kĩnăng xây dựng văn bản

1.3 Về mặt thực tiễn, hiện nay trong nhà trường phổ thông,

ngay từ chương trình Ngữ văn bậc THCS học sinh đã được tiếp cậnkhái niệm văn bản Tuy nhiên trên thực tế, nhiều học sinh còn mơ

hồ và lúng túng trong việc xác định bố cục của một văn bản, cũngnhư chưa xây dựng được kĩ năng vận dụng các hiểu biết về đặcđiểm, chức năng, mối quan hệ đa chiều của các phần trong văn bảnđặc biệt là phần kết thúc văn bản để khai thác chủ đề tư tưởng củatác phẩm một cách hiệu quả Bởi vậy việc nghiên cứu phần kết thúctrong truyện ngắn sẽ góp phần tích cực vào việc giảng dạy môn Ngữvăn ở trường phổ thông

Trang 4

Với tất cả những lí do ở trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề

tài nghiên cứu là “Phần kết thúc trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ” (qua khảo sát truyện ngắn của một số tác giả tiêu biểu)

I.R Gal’perin (1981) trong công trình Văn bản với tư cách là

đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học đã viết: “Trong dạng thức đúng đắn, văn bản có mở đầu và có kết thúc Văn bản không có mở đầu và kết thúc chỉ có thể tồn tại như sự sai lệch với mẫu văn bản

đã xác định loại hình” [16; tr.78]

Ở Việt Nam, các nhà Việt ngữ học, khi nghiên cứu kết cấu củamột văn bản cũng quan tâm đặc biệt tới phần kết thúc Diệp Quang

Ban (1992) quan niệm: “phần kết có tác dụng tạo cho văn bản tính

chất kết thúc, tính chất “đóng” cả về phương diện nội dung lẫn phương diện hình thức Phần kết không nhất thiết phải mang tính chất kết luận theo kiểu của một suy lí logic” [7; tr.108].

Tác giả Lê A (2000) cũng đề cập đến chức năng, nhiệm vụ của

phần kết thúc là “đặt dấu chấm cuối cùng cho nội dung văn bản,

thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản” [3; tr.54].

Phan Mậu Cảnh (2002) cho rằng: “phần kết thúc là phần tóm

lược, tổng kết những nội dung chính đã trình bày thành các luận

Trang 5

điểm, kết luận cơ bản hoặc nêu tình tiết kết thúc, các nhận xét cảm tưởng đối với những điều đã nêu trên Phần kết thúc là phần khép lại văn bản, làm cho văn bản có tính hoàn chỉnh” [35; tr.164].

Như vậy, có thể thấy rằng, phần lớn các nhà ngôn ngữ học đãxác định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phần kết thúc trong vănbản

2.2 Khái quát tình hình nghiên cứu về phần kết thúc trongtruyện ngắn

Vấn đề kết thúc văn bản nghệ thuật nói chung và kết thúctruyện ngắn nói riêng từng được một số tác giả đề cập đến

Bàn về kinh nghiệm viết văn nhiều nhà văn bậc thầy trên thếgiới và trong nước đã nhấn mạnh đến vai trò của phần kết thúc Cóthể kể đến như:

A.Tsêkhốp, nhà văn bậc thầy về truyện ngắn nhấn mạnh đến

vai trò của phần mở đầu và kết luận trong truyện ngắn:“theo tôi,

viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận”

[41; tr.92]

Nhà văn Nga Y.U Nagibin cũng cho rằng “nên nghĩ cho kĩ về

mở đầu và kết luận”, “cần nhớ rằng đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm là một cái gì tinh tế, phức tạp, yêu cầu chú ý thật cao” [20;

tr.56]

Nhà văn Đỗ Chu khẳng định “Còn như kết thúc truyện ngắn:

đó là một hành động dễ gây ra những gì xúc động đột ngột Ta sẽ rất sung sướng nếu cảm thấy vừa khép kín một cái gì hình thành.

Và ta sẽ buồn bã biết bao nếu chợt nhận ra mình đã lầm lẫn Ở phút

Trang 6

dừng lại, có thể biết những gì mình đã viết ra thành công đến đâu Cái thú của người viết truyện ngắn có khi nằm ở ngay chỗ đó nữa”

[37; tr.30]

Dưới góc độ thi pháp học, Trần Đình Sử (2001) đã tìm hiểuphần mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.Tác giả thừa nhận kết cấu ba phần của văn bản và từ mô hình kếtcấu này chỉ ra các phương tiện tu từ văn bản được thể hiện trongtruyện ngắn của Nguyễn Công Hoan như: rút gọn phần mở đầu, mởrộng phần mở đầu, rút gọn phần kết thúc Phần kết thúc trong truyệnngắn đã được tác giả quan tâm nhưng mới ở phương diện là biệnpháp tu từ văn bản

Ở góc độ nghiên cứu, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng nhận

định về vai trò của đơn vị kết thúc truyện ngắn như sau: “Cách kết

thúc nào trong truyện ngắn cũng đều nhằm tái hiện nghệ thuật sự

đa dạng và phức tạp của cuộc sống Điều quan trọng hơn cả là đằng sau mỗi cách kết thúc tác phẩm, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những dự cảm về tương lai, về cái đẹp và khả năng thấu thị đời sống trong dòng chảy liên tục của nó” [41; tr.70] Trong một

công trình khác, Bùi Việt Thắng một lần nữa khẳng định: “trong

thực tiễn sáng tác truyện ngắn thì các nhà văn chú ý đến hai khâu quan trọng nhất khi xây dựng cốt truyện: chi tiết và đoạn kết ” [4;

tr.84]

Trong một số bài viết, nhiều tác giả cũng đã đề cập đến vai tròcủa đơn vị kết thúc văn bản như :

Trang 7

Bài viết Nơi tác phẩm kết thúc là cuộc sống bắt đầu tác giả

Bùi Việt Thắng (1998) đề cập tới vai trò của đoạn kết thúc truyệnngắn Trong bài này, tác giả đã chứng minh sự tồn tại của các kiểukết thúc khác nhau: kết khép, kết mở, kết bất ngờ và kiểu truyệnkhông có kết [37; tr.5]

Bài viết Các kiểu kết thúc truyện ngắn hôm nay của tác giả Lê

Thị Hường (1995) bàn đến các kiểu kết thúc chung thường gặp như:

1 Kết thúc để ngỏ

2 Kết thúc có nhiều đoạn kết

3 Kết thúc đối nghịch

4 Loại truyện có mở đầu mà không có kết thúc

Trong quan niệm của tác giả bài viết, phần kết thúc của truyện cóthể trùng hoặc không trùng với đoạn văn kết thúc.[37; tr.4]

Tác giả Trần Anh Hào (1999) có bài Vai trò của đoạn mở, đoạn

kết với tiếng cười trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Bài

viết này xét cơ chế gây cười của đoạn mở, đoạn kết trong một sốtruyện ngắn trào phúng tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan [37; tr.5]

Gần đây một số luận văn thạc sỹ cũng đã bắt đầu nghiên cứu

về phần kết thúc trong văn bản, phần kết thúc trong truyện ngắn, có

thể kể đến như: Luận văn Đặc điểm đoạn văn kết thúc trong truyện

ngắn Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh của tác

giả Tạ Mai Anh (2002); Luận văn Đoạn mở đầu và đoạn kết thúc

trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu của tác giả Lê Thị Thùy Nga

(2009)… Tuy nhiên các luận văn trên mới chỉ dừng lại ở việc khảosát, thống kê và nêu ra một số đặc điểm cơ bản như: cấu tạo, chức

Trang 8

năng, quan hệ của đoạn văn kết thúc trong tác phẩm của những tácgiả cụ thể Có thể khẳng định, cho tới nay chưa có một công trìnhnghiên cứu nào khảo sát một cách đầy đủ về phần kết thúc truyệnngắn trong một giai đoạn của văn học Việt Nam.

Như vậy, qua tình hình nghiên cứu phần kết thúc văn bản, cóthể thấy rằng việc nghiên cứu về phần kết thúc trong văn bản nóichung và truyện ngắn nói riêng đã được chú ý đề cập nhưng đangcòn ít ỏi và chưa được đi sâu nghiên cứu

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu: Chỉ ra đặc điểm và chức năng củaphần kết thúc trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các phần kết thúc trong truyệnngắn Việt Nam của một số tác giả tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945

3.3 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu truyện ngắnViệt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945 Trong đó tập trung vào một

số tác giả được lựa chọn giảng dạy trong nhà trường phổ thông nhưNam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam,Nguyễn Tuân và Bùi Hiển

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Khảo sát, thống kê các phần kết thúc trong truyện ngắn củacác tác giả tiêu biểu giai đoạn 1930- 1945

- Chỉ ra các đặc điểm, chức năng của phần kết thúc trongtruyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930- 1945

Trang 9

5 Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn này,

chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này nhằmthống kê, phân loại tần số xuất hiện các phần kết thúc trong truyệnngắn của một số tác giả tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945

- Phương pháp miêu tả: Miêu tả hình thức, cấu tạo của các phầnkết thúc

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn áp dụng phươngpháp này để tìm ra các đặc điểm về cấu tạo, quan hệ, chức năng củaphần kết thúc trong truyện ngắn

6 Đóng góp của luận văn:

- Về lí luận: Bước đầu góp phần làm rõ đặc điểm của phần kếtthúc trong mối quan hệ với các bộ phân khác trong văn bản nóichung, truyện ngắn nói riêng

- Về thực tiễn: góp phần giúp cho người sử dụng tiếng Việtnhất là đối với giáo viên và học sinh phổ thông hiểu đúng ý nghĩa,giá trị của phần kết thúc trong văn bản và rèn luyện kĩ năng xâydựng văn bản

7 Bố cục luận văn:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

Chương 2: Đặc điểm của phần kết thúc trong truyện ngắn ViệtNam giai đoạn 1930 - 1945

Chương 3: Chức năng và quan hệ của phần kết thúc trongtruyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

Trang 11

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Quan niệm về văn bản

Đưa văn bản trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học

là một bước tiến trong lịch sử của khoa học ngôn ngữ và là một

hành trình “lắm gập ghềnh, lâu dài và phức tạp” [35; tr.13] Đúng như lời nhận xét của nhà ngôn ngữ học Nga Z.Veginxev: “các nhà

khoa học bắt tay vào nghiên cứu văn bản có lẽ cũng không ngờ rằng họ phải làm việc với một đối tượng mà về mặt tầm cỡ không thua kém gì vũ trụ - thực chất đó chính là vũ trụ ngôn ngữ học”

[35; tr.13]

Xung quanh khái niệm văn bản có rất nhiều những quan niệm,những ý kiến, định nghĩa khác nhau Có thể kể đến ý kiến của một

số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như sau:

Nhấn mạnh đến tính hoàn chỉnh của văn bản về cả nội dung vàcấu trúc cũng như thừa nhận văn bản là một đơn vị lớn hơn câu L.M

Loseva (1980) cho rằng “Văn bản là điều thông báo viết có đặc

trưng là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của các tác giả đối điều được thông báo…Về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể gồm nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp”[35; tr.15].

M.Halliday (1976) cho rằng: “Văn bản như một đơn vị ngữ

nghĩa: một đơn vị không phải của hình thức mà là cả ý nghĩa” [35;

tr.15]

Nhấn mạnh đến điểm xuất phát và đích đến của văn bản làhướng tới hoạt động giao tiếp, I.R Gal’perin (1981) quan niệm:

Trang 12

“Văn bản - đó là sản phẩm của quá trình sáng tạo lời mang tính

cách hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những liên hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng”[35; tr.16].

Ở Việt Nam, các nhà Việt ngữ học cũng đã đưa ra nhiều quanniệm, định nghĩa về văn bản:

Nhấn mạnh tính cấu trúc và tính liên kết trong văn bản, Trần

Ngọc Thêm (1985) cho rằng : “Văn bản là một hệ thống mà trong

đó các câu mới chỉ là phần tử Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ của nó với những câu xung quanh và toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy”[35; tr.16].

Dựa vào sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, dạng tồn tại

và đích giao tiếp của văn bản, Nguyễn Quang Ninh (1994) cho rằng:

“Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung,

thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp Dạng tồn tại điển hình của văn bản là dạng viết”[35; tr.16].

Tương đồng với Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán cho

rằng : “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, ở

dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính chất trọn vẹn về

Trang 13

nội dung, tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định” [3; tr.27]

Đỗ Hữu Châu (2005) quan niệm “Văn bản là một biến thể

dạng viết liên tục của ngôn bản thực hiện một hoặc một số đích nhất định nhằm vào những người tiếp nhận nhất định thường là không trực tiếp có mặt khi văn bản được sinh ra” [13; tr.723]

Như vậy, mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau nhưngvẫn có thể đi đến thống nhất ở những điểm sau về văn bản:

1) Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngônngữ

2) Văn bản là một chỉnh thể thông qua sự liên kết để tạo nênmột đơn vị trọn vẹn về nội dung và hình thức

3) Văn bản là một đơn vị độc lập trong giao tiếp có thể táchrời khỏi ngữ cảnh

4) Văn bản là một đơn vị mang tính phong cách

Từ những quan niệm trên, chúng tôi đi đến thống nhất cách

hiểu về văn bản như sau: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao

tiếp bằng ngôn ngữ, có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ, có khả năng hoạt động độc lập

và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.

1.2 Đặc trưng của văn bản

1.2.1 Tính hoàn chỉnh của văn bản

Trong ngôn ngữ, tính chỉnh thể hay tính hoàn chỉnh được nóinhiều ở các cấp độ ngôn ngữ bởi nó là điều kiện để đảm bảo sự tồntại của các đơn vị ngôn ngữ Chẳng hạn, hoàn chỉnh của từ để đảm

Trang 14

bảo cho từ là đơn vị có sẵn, có tính định danh; hoàn chỉnh cho câu

để đảm bảo cho câu thực hiện chức năng thông báo và hoàn chỉnhcho văn bản để thể hiện chủ đề Đối với văn bản, tính chỉnh thểđược biểu hiện ở cả phương diện nội dung và hình thức

Về hình thức, văn bản phải có kết cấu, bố cục hợp lí từ phần

mở đầu đến phần kết thúc văn bản

Về nội dung, một văn bản được coi là hoàn chỉnh về nội dung

khi mà ý đồ của người viết đã được thể hiện trong toàn bộ văn bản,thể hiện qua cách nêu vấn đề, trình bày, giải quyết vấn đề và cuốicùng là kết luận rút ra tất cả những điều đã trình bày trong văn bản.Ngoài ra, tính chủ đề cũng là một biểu hiện của tính hoàn chỉnh củavăn bản Tức là, một văn bản luôn phải thể hiện được một chủ đề baotrùm và triển khai một cách thống nhất trong toàn văn bản

Tính hoàn chỉnh của văn bản vừa mang tính khách quan vừamang tính chủ quan Tính khách quan là do qui luật tư duy của conngười: mọi sự vật tồn tại trong tính chỉnh thể, quá trình nhận thứccủa con người là một quá trình hoàn chỉnh đi từ trực quan sinh độngđến tư duy trừu tượng Về chủ quan: có những vấn đề người viếtcho là đầy đủ, trọn vẹn nhưng một số người cho là chưa hoàn chỉnh.Ngoài ra, văn bản còn phản ánh trình độ tư duy của con người trongmột thời đại nhất định, có những văn bản ở thời kì này là đúngnhưng ở thời kì khác lại có độ lệch Vì vậy, tính hoàn chỉnh của vănbản chỉ là tương đối, nó phụ thuộc vào dung lượng văn bản, vào vấn

đề văn bản nêu ra và phụ thuộc vào lượng thông tin mà người đọcgiải mã, tiếp nhận được

Trang 15

Tóm lại, hoàn chỉnh là một đặc trưng quan trọng của văn bản.Tính hoàn chỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với tính liên kết để đảmbảo cho sự tồn tại của văn bản.

1.2.2 Tính liên kết của văn bản

“Liên kết chính là mạng lưới các mối quan hệ về nội dung và

hình thức giữa các thành tố trong văn bản, đồng thời đó cũng là mối quan hệ giữa văn bản với các nhân tố nằm ngoài văn bản” [35;

tr.23] Trong văn bản, liên kết là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ cácphần (bao gồm các đơn vị: câu, đoạn văn, phần…), làm cho cácphần trong văn bản hướng về một nội dung - chủ đề thống nhất.Liên kết trong văn bản được biểu hiện ở hai phương diện , đó là liênkết về nội dung và liên kết về hình thức

Liên kết hình thức là một phương diện quan trọng của liên kết

nhằm thể hiện nội dung, chủ đề của văn bản, là “hệ thống các

phương thức liên kết hình thức” [8; tr.121] Liên kết hình thức trongvăn bản được thể hiện bằng việc sử dụng các phương thức liên kết vàcác phương tiện liên kết để biểu đạt nội dung

Liên kết nội dung của văn bản thể hiện ở việc tập trung, thống

nhất, hướng về chủ đề của văn bản Mỗi câu, mỗi đoạn văn trongvăn bản chỉ là một bộ phận của nội dung Tập hợp của nội dung củanhiều câu, nhiều đoạn văn cho ta chủ đề chung của toàn bộ văn bản

Liên kết nội dung trong văn bản còn thể hiện ở mặt liên kếtlogic Đó là sự tổ chức, sắp xếp các nội dung (thể hiện trong cáccâu, các phần của văn bản) sao cho phù hợp với khách quan (logic

Trang 16

sự kiện) và nhận thức của con người (logic chủ quan) Khi các câu

có sự liên kết về nội dung - ngữ nghĩa thì ở chúng có sự liên kết

Giữa liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau, mối quan hệ này được thể hiện như sau: “giữa

hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng

để diễn đạt sự liên kết nội dung liên kết” [8; tr.120] Liên kết nộidung chỉ được nhận ra trong mối quan hệ với liên kết hình thức

“Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương

thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung” [8; tr.135]

Tóm lại: Liên kết là một đặc trưng quan trọng của văn bản, làyếu tố để có thể xác định và phân biệt giữa văn bản với tập hợpngẫu nhiên của những đơn vị ngôn ngữ Tính liên kết sẽ giúp chovăn bản có tính chỉnh thể, tức là đảm bảo sự trọn vẹn về nội dung vàhoàn chỉnh về hình thức

1.2.3.Tính khả phân của văn bản

Khi văn bản có nhiều nội dung phức tạp sẽ nảy sinh vấn đềphân đoạn văn bản Một văn bản lớn có thể phân ra thành nhiều đơn

vị (phần, đoạn văn, câu) Đây là đặc tính khả phân của văn bản Sựphân chia văn bản vừa xuất phát từ yêu cầu về logic - ngữ nghĩa(mang tính khách quan), vừa xuất phát từ mục đích tu từ (mang tínhchủ quan)

Trang 17

Về mặt logic – ngữ nghĩa, việc phân chia sẽ làm rõ cấu trúc

chung của văn bản, tạo cho văn bản có kết cấu cân đối, hợp lí

Về mục đích tu từ, việc phân chia trong văn bản nhất là văn

bản nghệ thuật mang đậm màu sắc tu từ, mang tính chủ quan thểhiện dụng ý, ý thức của người viết: nhằm nhấn mạnh khắc sâu, nêu

ý tưởng hay bộc lộ một tình cảm nào đó

Trong văn bản nghệ thuật, sự phân chia văn bản phần lớn làmang tính chủ quan, phụ thuộc ý đồ của nhà văn Đúng như

I.R.Gal’perin (1987) nhận định: “việc phân chia cả một văn bản

hoàn chỉnh thành các phần là do tác giả muốn chuyển từ một tuyến chủ đề này sang một tuyến chủ đề khác hoặc từ một tình tiết này sang một tuyến tình tiết khác trong phạm vi một chủ đề” Tác giả

nhấn mạnh, trong văn bản nghệ thuật có hiện tượng phân đoạn

không theo tổ chức logic: “Có những quãng ngắt đột nhiên, những

bước nhảy cóc, những bước chuyển bất thình lình từ những ấn tượng, ý nghĩ này sang những ấn tượng, ý nghĩa khác, đôi lúc không gắn bó hoàn toàn với nội dung sự việc chung” [16; tr.110] Do đó,

trong văn bản nghệ thuật, nếu chỉ căn cứ vào các dấu hiệu về mặthình thức như xuống dòng, tách dòng chúng ta sẽ khó phân địnhđược ranh giới của các phần trong văn bản Mặt khác, nếu chia táchkhông hợp lý, tạo ra những đoạn, phần vụn vặt, xé lẻ tính chỉnh thể.Ngược lại, nhập đoạn không đúng sẽ tạo ra những đoạn, phần quátải về số lượng và nội dung, phá vỡ tính mạch lạc - logic giữa cácphần trong văn bản

Trang 18

Tóm lại: Sự phân chia bất cứ một văn bản nào cũng có một cơ

sở kép đó là trình bày một cách tách biệt với bạn đọc các mảnh đoạnlàm cho người đọc tiếp nhận vấn đề nhanh hơn và để cho tác giả thểhiện sự liên hệ giữa các đoạn rõ ràng hơn Sự phân chia văn bảnthành nhiều đơn vị khác nhau xuất phát từ yêu cầu của cả người tạolập và cả người lĩnh hội văn bản Về phía người tạo lập văn bản, sựphân chia thể hiện sự rạch ròi trong nhận thức và tư duy, đối với vănbản nghệ thuật, còn tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định Vềphía người lĩnh hội văn bản, sự phân chia giúp nhìn nhận văn bảnmột cách rõ ràng trong mối quan hệ đa chiều giữa các đơn vị nhỏhơn tạo thành văn bản Bên cạnh đó, việc nhìn nhận một cách đầy

đủ những đặc trưng của tính khả phân trong văn bản nghệ thuật sẽgiúp chúng ta nhận diện được các phần, đoạn trong văn bản mộtcách chính xác và hiệu quả

1.3 Kết cấu của văn bản

1.3.1 Khái niệm kết cấu

Bất kỳ một văn bản nào cũng có một kết cấu nhất định “Kết

cấu của văn bản là kết quả của việc sắp xếp, tổ chức các bộ phận ngôn từ có nghĩa của văn bản theo một hình thức (một cấu trúc nhất định)”[14; tr.103], “là cách thức tổ chức các yếu tố nội dung (những sự kiện, hiện tượng, luận điểm…) theo một kiểu mô hình nhất định”[14; tr.81] Kết cấu còn được gọi là cấu trúc, là sự sắp

xếp các đơn vị theo một trật tự hợp lý nào đó trong văn bản, trong

đó có mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị trong văn bản nhằm biểuđạt nội dung của toàn văn bản Việc sắp xếp tư liệu, việc cấu tạo

Trang 19

từng bộ phận của văn bản, việc triển khai nội dung toàn bộ văn bảnhoàn chỉnh theo một sơ đồ, một mô hình nhất định… tất cả nhữngviệc đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho việc thể hiện tưtưởng đầy đủ chính xác, thể hiện tối ưu những nội dung đang xemxét mà còn giúp cho người đọc tiếp nhận tác phẩm được dễ dàng

Chính kết cấu của văn bản đảm bảo tính liên kết, tính thốngnhất, tính hoàn chỉnh cho nội dung văn bản Tất cả sự phức tạp củavấn đề trình bày nhờ được triển khai theo một kết cấu nhất định màtrở nên rõ ràng và rành mạch

1.3.2 Các kiểu kết cấu trong văn bản

Kết cấu trong các văn bản rất đa dạng Tuy nhiên giữa chúngvẫn có những “khuôn hình” chung nhất định được lặp đi lặp lại cótính định hình, biểu hiện cách thức lập luận của tư duy, của nhậnthức con người Bàn về kết cấu của văn bản, có nhiều quan điểmkhác nhau giữa các nhà nghiên cứu

Dựa vào tính liên kết và tính hoàn chỉnh của văn bản, I.R.Gal’perin (1981) cho rằng phần mở đầu và phần kết thúc là bắt buộc

phải có trong kết cấu của mọi văn bản “Trong dạng thức đúng đắn,

văn bản có mở đầu và có kết thúc Văn bản không có mở đầu và kết thúc chỉ có thể tồn tại như sự sai lệch với mẫu văn bản đã xác định loại hình” [16; tr.78]

Diệp Quang Ban (1998) cho rằng “ kết cấu của văn bản có

khuôn hình thường dùng gồm có bốn thành tố - đó là đầu đề, phần

mở, phần thân và phần kết” [8; tr.105]

Trang 20

Các tác giả Giáo trình giản yếu về ngữ pháp Văn bản quan

niệm: “Tùy vào đặc điểm phong cách, đặc điểm của từng văn bản

cụ thể mà kết cấu có thể là hai phần, ba phần hay nhiều hơn nữa”

[14; tr.82] Các tác giả này cũng khẳng định “trong thực tế chúng ta

thường gặp loại văn bản có kết cấu ba phần: phần mở đầu, phần phát triển và phần kết thúc”

Theo Lê A (2000), văn bản có kết cấu ba phần rõ rệt: phần mở

đầu, phần phát triển, phần kết thúc; phần kết thúc là phần “đặt dấu

chấm cuối cùng cho nội dung văn bản, thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản” Cũng theo tác gỉả, có thể quy về hai cách kết

thúc trong văn bản đó là: kết thúc khép, kết thúc mở và cho dù kếtthúc theo kiểu nào thì phần kết thúc cũng phải thực hiện nhiệm vụ

cuối cùng của văn bản “giải tỏa sự căng thẳng tâm lý một cách

thành công” [3; tr.54].

Căn cứ vào sự phân chia theo trục cắt ngang của nội dung cấu trúc văn bản, Phan Mậu Cảnh (2002) cho rằng văn bản có kếtcấu ba phần: phần mở đầu, phần khai triển và phần kết thúc Cũngtheo tác giả, các loại kết cấu có thể gặp là kết cấu hai phần (mở đầu

-và triển khai), kết cấu bốn phần (nhập đề, trình bày, chứng minh -vàkết thúc) [35; tr.164]

Đinh Trọng Lạc (1994) ở phương diện phong cách học ngôn

ngữ cho rằng “văn bản cơ bản vốn gồm ba phần: phần mở - phần

chính - phần kết”[10; tr.292 ] Theo tác giả, trong văn chương xuất

hiện nhiều kiểu văn bản khác nhau đều là sự cải biến từ kiểu kết cấuvăn bản cơ bản mà thành

Trang 21

Như vậy, từ các quan niệm về kết cấu của văn bản của các nhànghiên cứu ở trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1) Kết cấu ba phần là kết cấu cơ bản, phổ biến nhất và mangtính ổn định nhất trong các kiểu văn bản

2) Kết cấu của văn bản tùy thuộc vào từng loại văn bản vàcũng tùy thuộc vào cách thức trình bày của cá nhân trong việc tạolập văn bản

3) Phần kết thúc là đơn vị cuối cùng của văn bản, có nhiệm vụkhép lại nội dung và hình thức của văn bản, làm cho văn bản có tínhchỉnh thể cả về nội dung và hình thức

Trong văn bản, phần kết có hai loại:

Phần kết theo nghĩa rộng là phần kết có tính độc lập với văn

bản, nó có thể là lời tác giả hay lời người khác “ nói thêm ” chochính văn

Phần kết theo nghĩa hẹp là phần hữu cơ của văn bản, nằm trong

cấu trúc nội tại của văn bản Phần kết này thường rất phổ biến.Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu phần kếtthúc văn bản theo nghĩa hẹp

1.4 Truyện ngắn và phần kết thúc trong truyện ngắn

1.4.1 Quan niệm về truyện ngắn

Truyện ngắn là thể loại văn xuôi nghệ thuật xuất hiện tươngđối muộn trong lịch sử văn học thế nhưng nó đã nhanh chóng nắmgiữ được một vị trí quan trọng Với hình thức ngắn gọn, cô đọng,dồn nén, truyện ngắn nhanh chóng bắt nhịp và thể hiện được nhữngvận động, biến thái tinh vi trong đời sống con người, đặc biệt là con

Trang 22

người trong đời sống hiện đại Trong thực tế, nhiều nhà văn lớn trênthế giới đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủyếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình như: L.Tonxtôi,

M.Gorki, O.Henri, Lỗ Tấn… “Ở Việt Nam, tên tuổi của các nhà viết

truyện ngắn như Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… luôn giữ một vị trí trang trọng trong lòng người yêu văn học ”[37; tr.8].

Xung quanh khái niệm truyện ngắn đã có nhiều ý kiến của cácnhà nghiên cứu, có thể thấy một số hướng tiêu biểu như sau:

Hướng quan niệm của các nhà văn: Khi quan niệm về truyện

ngắn, phần lớn các nhà văn quan niệm qua sự trải nghiệm nghềnghiệp của bản thân Chẳng hạn:

Nhà văn Nguyên Ngọc quan niệm: “Truyện ngắn là một bộ

phận của tiểu thuyết nói chung” vì thế “ không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn mẫu gò bó Truyện ngắn vốn nhiều vẻ Có truyện viết cả một đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua” Theo quan niệm này thì nhà văn

nhấn mạnh đến khả năng khái quát của truyện ngắn [41; tr.9]

Nhà văn Nguyễn Kiên quan niệm: Mỗi truyện ngắn là một

trường hợp…Trong quan hệ giữa con người với đời sống, có những khoảnh khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó được bộc lộ Truyện ngắn phải nắm bắt được cái trường hợp ấy Trường hợp ở đây là một màn kịch chớp nhoáng, có khi chỉ là một trạng thái tâm lý, một chuyển biến tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều ngày Nhưng nhìn nhìn chung, thì vẫn có thể gọi là một trường hợp [41; tr.40]

Trang 23

Với quan niệm này, có thể thấy nhà văn muốn nhấn mạnh cái gọi là

“trường hợp” - tức là cái tình huống trong truyện ngắn

Nhà văn Nguyễn Công Hoan lại quan niệm: “Truyện ngắn

không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ, và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng

có cân nhắc…Muốn truyện ấy là truyện ngắn chỉ nên lấy một trong ngần ấy ý làm ý chính, làm chủ đề cho truyện…Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thôi” [22; tr.321- 322] Như

vậy, theo nhà văn cái căn bản trong truyện ngắn chính là chủ đề củatruyện

Ở góc độ nghiên cứu về thể loại, các nhà biên soạn, các nhà

nghiên cứu văn học cũng đã đưa ra những định nghĩa về truyệnngắn

Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa về truyện ngắn như sau: Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ… Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết [19; tr.134].

Từ những ý kiến bàn về truyện ngắn của các nhà nghiên cứu,

có thể rút ra những điểm chính về truyện ngắn như sau:

Về hình thức và dung lượng: truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ

nhỏ

Trang 24

Về nội dung: truyện ngắn phản ánh hầu hết các phương diện

của đời sống, nhưng không phải toàn bộ hệ thống các sự kiện mà ởhướng tới khắc họa vấn đề có tính hiện tượng, bản chất

Về cốt truyện: Truyện ngắn tập trung vào một mặt nào đó của

đời sống, xoay quanh một vài biến cố, sự kiện tập trung diễn ratrong một không gian, thời gian nhất định

1.4.2 Kết cấu truyện ngắn

Như đã xác định, kết cấu của văn bản về cơ bản gồm ba phần:phần mở đầu, phần thân (phần luận giải và phần kết Tuy nhiên dođặc trưng của thể loại, kết cấu của truyện ngắn dù không vượt rakhỏi phạm vi kết cấu chung của văn bản như thường gặp nhưng vẫnkhông thiếu sự biến hóa, linh hoạt để tạo ra những kiểu kết cấu khácbiệt với mục đích tu từ Có thể dẫn ra một số kiểu kết cấu truyệnngắn như sau:

1.4.2.1 Truyện ngắn có kết cấu ba phần

Những truyện ngắn có kết cấu ba phần là những truyện có kếtcấu ở dạng hoàn chỉnh nhất về cả nội dung và hình thức Với kếtcấu này, ngoài tiêu đề, truyện ngắn bao gồm các thành tố: phần mởđầu, phần luận giải và phần kết thúc

* Phần mở đầu đóng vai trò như “người dẫn truyện”, dẫn dắt

người đọc bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, tạo ra ấntượng cho người đọc cũng như giới hạn, định hướng về nội dung sẽkhai triển ở các đoạn, phần tiếp theo trong tác phẩm

* Phần thân (phần luận giải) thực hiện nhiệm vụ triển khai nội

dung chính của truyện Phần luận giải được xây dựng bằng nhiều

Trang 25

đoạn văn, câu văn khác nhau Các đơn vị này triển khai các tiểu chủ

đề khác nhau trong văn bản, đó có thể là một sự kiện, một tìnhhuống, hay xoay quanh miêu tả về thiên nhiên hoặc ngoại hình, tínhcách, tâm lí nhân vật…Bởi vậy, trong truyện ngắn phần luận giảibao giờ cũng có sự phong phú về mặt nội dung, đa dạng về mặt hìnhthức và dài về dung lượng Tuy nhiên dù có phong phú và đa dạngđến mấy về nội dung và hình thức thì phần luận giải đều luôn hướngđến một đích chung đó là duy trì và phát triển cốt truyện, góp phầnthể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

* Phần kết thúc có nhiệm vụ phát triển và mở rộng vấn đề đã

được nêu ở phần mở đầu và phần luận giải, khép lại số phận, tínhcách, mâu thuẫn của nhân vật Lúc này phần kết thúc thường trùngvới phần mở nút

Truyện ngắn có kết cấu ba phần thể hiện rất rõ mối quan hệgiữa các bộ phận trong truyện ngắn Chẳng hạn:

Truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) là một tác

phẩm có kết cấu ba phần Trong đó, ở phần mở đầu tác phẩm nhàvăn giới thiệu rừng xà nu - một loại cây quen thuộc ở núi rừng Tây

Nguyên không gục ngã trong tầm đại bác của giặc: “Đạn đại bác

không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng Chúng vượt lên rất nhanh…” Đến

phần luận giải, hình tượng xà nu được phát triển gắn liền với cuộcđời và số phận của nhân vật Tnú cũng như dân làng Xô man, toàn

bộ không gian nghệ thuật trong tác phẩm thấm đẫm và ám ảnh bởi

xà nu: khói xà nu, lửa xà nu, mười ngón tay rừng rực cháy của Tnú

Trang 26

bởi dầu xà nu; Kết thúc truyện là hình ảnh một rừng xà nu vươn xa

“Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu

nối tiếp chạy đến chân trời” Cả ba phần của truyện đều hướng tới

xây dựng và bộc lộ chủ đề tư tưởng chủ đạo của tác phẩm: khẳngđịnh sức sống kiên cường, mãnh liệt, không chịu khuất phục củacon người Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam trong chiến tranh

1.4.2.2 Truyện ngắn có kết cấu hai phần

Tác phẩm văn chương là kết quả của một hành trình khám phá

và sáng tạo không ngừng của nhà văn Trước thực tế cuộc sống đầy

đa dạng và phức tạp, các nhà viết truyện ngắn luôn kiếm tìm vàkhám phá những hình thức mới mẻ để chuyển tải, tái hiện những

“lát cắt của cuộc sống” một cách hiệu quả nhất Bởi vậy, trên thực

tế, ngoài những truyện ngắn có kết cấu ba phần tương đối phổ biếnngười đọc còn bắt gặp cả những truyện ngắn chỉ có kết cấu haiphần Những kiểu kết cấu khác biệt này thể hiện phong cách nhàvăn và mang đậm màu sắc tu từ Có thể kể đến một số kiểu như sau:

* Truyện ngắn chỉ có phần mở và phần thân: Đây là những

truyện ngắn được rút gọn phần kết thúc

Những truyện ngắn không có phần kết (rút gọn phần kết)thường được dẫn dắt bằng hàng loạt các sự kiện, chi tiết nối tiếpnhau và tạo ra một sự chấm dứt đột ngột, bất ngờ

Ví dụ: Mở đầu truyện ngắn Ngôi mả cũ của Nguyễn Tuân là

một đoạn đối thoại giữa cậu Chiêu và cụ Hồ Viễn:

- Thành ra cái hồi cụ Án nhà mất thì cậu mới có ba

tuổi.

Trang 27

- Dạ

- Thế cậu không rõ cái người phân kim cắm huyệt cho

cụ Án hồi ấy là ai à?

- Dạ thưa không.

- Tôi thấy cậu là người còn ít tuổi, mà có chí như thế,

tôi có bụng yêu Bồ côi cha, bồ côi mẹ, sống cái tuổi thơ ấu giữa cảnh loạn lạc nghèo túng, vậy mà vẫn có chí theo đuổi được việc đèn sách, tôi lấy làm khen lắm Giá như con nhà khác thì hỏng từ bao giờ rồi còn

gì Cái thiên lương của cậu tốt lắm.

Đoạn thoại mở đầu truyện đã thực hiện chức năng giới thiệu

về nhân vật: cậu Chiêu mồ côi cha mẹ từ lúc ba tuổi, cậu là mộtngười có chí và chăm lo việc đèn sách; đồng thời đoạn thoại mở đầucũng có vai trò xác lập quan hệ giữa cậu Chiêu và cụ Hồ Viễn: họđều là những người có học thức và rất mực kính trọng nhau Phầnluận giải kể về chặng đường chị em nhà cậu Chiêu đưa cụ Hồ Viễn

đi xem hướng để xây cất ngôi mộ của cha và xoay quanh nội dungnày bằng lời đối đáp rời rạc của cụ Hồ Viễn và cậu Chiêu trên conđường nắng trở về nhà, không có dấu hiệu báo hiệu kết thúc:

- …Thế chốc nữa, ở làng Vòng cậu lại ngược ngay về

Sơn thì mãi đến hết canh một mới tới nhà đấy nhỉ?

- Dạ thưa cụ, có lẽ đêm nay chúng tôi phải nghỉ đêm ở

làng Nhổn Chị tôi có dặn lúc về thì tiện đường rẽ qua vào đấy, thăm ông Cử Hai và nhân tiện đòi bộ Lữ

Trang 28

hành thi tập của thầy tôi vào hồi theo sứ bộ qua Yên Kinh.

Việc lược bỏ đi phần kết thúc như thế đem lại cho người đọcmột ấn tượng mạnh mẽ về cách viết độc đáo, mới mẻ, tôn trọng thực

tế khách quan để tính cách nhân vật được bộc lộ qua ngôn ngữ,hành động của nhân vật, không áp đặt những suy nghĩ chủ quan màdành cho người đọc cái quyền được rút ra kết luận của mình, làmcho tác phẩm văn học để lại những dư âm sâu xa mãi mãi

* Truyện ngắn chỉ có phần thân và phần kết: Đây là những

truyện ngắn phần mở đầu được rút gọn

Thông thường trong một truyện ngắn thì phần mở đầu luônđảm nhiệm chức năng định hướng về nội dung như: khái quát chủ

đề của truyện; giới thiệu nhân vật; xác định không gian, thời giancủa truyện; xác lập quan hệ vai giao tiếp giữa các nhân vật…Tuynhiên trong một số truyện ngắn, nhà văn luôn đề cao yếu tố dồn nén,bất ngờ mà như Nguyễn Kiên gọi đó là cái “tình huống” Bởi vậy,còn có cả trường hợp nhà văn lược bỏ đi phần mở đầu của truyện, đithẳng vào phần luận giải và phần kết thúc khép lại vấn đề

Ví dụ: Trong truyện ngắn Mất cái ví (Nguyễn Công Hoan),

nhà văn đã lược bỏ đi phần mở đầu, tức là bỏ qua việc giới thiệunhân vật, lí giải về không gian, địa điểm… để đi thẳng vào câu

chuyện: “Ông Tham nhà ta hôm nay mất cái ví trong đựng bốn

mươi đồng bạc Ngài làm dữ quá!” Việc lược bỏ phần mở đầu có

tác dụng cá biệt hóa tác phẩm, đem lại cho người đọc ấn tượng vềmột cách viết độc đáo, mới mẻ, khêu gợi tâm lí tò mò muốn tìm

Trang 29

hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao: Ông Tham là một người như thếnào? Tại sao ông ta lại mất cái ví?

Tóm lại: Về cơ bản, truyện ngắn có kết cấu gồm ba phần nhưkhuôn hình chung phổ biến của văn bản đó là: phần mở đầu, phầnluận giải (phần phát triển) và phần kết thúc Các kiểu kết cấu kháctrong truyện ngắn như chúng tôi dẫn ở trên là kết quả của sự cảibiến các kiểu kết cấu văn bản cơ bản, mà bộ môn phong cách họcgọi đó là “tu từ văn bản” Trong luận văn này, chúng tôi chỉ khảo sát

và nghiên cứu những truyện ngắn có phần kết thúc, tức nhữngtruyện ngắn có kết cấu đầy đủ ba phần và truyện ngắn có kiểu kếtcấu lược bỏ phần mở đầu

1.4.3 Phần kết thúc trong truyện ngắn

Đối với truyện ngắn, phần kết thúc có ý nghĩa quan trọngtrong quá trình hoàn chỉnh hình thức, nội dung của truyện, đồng thờiphần nào thể hiện dấu ấn sáng tạo của nhà văn Để nhận diện đượcphần kết thúc trong truyện ngắn, theo chúng tôi cần dựa vào các tiêuchí cơ bản sau:

a) Về hình thức: Phần kết thúc là đơn vị nằm ở vị trí cuối cùng

của truyện ngắn, là điểm dừng của truyện Phần kết thúc có thểđược nhận bởi các dấu hiệu hình thức rõ ràng như: nằm tách biệthẳn với các bộ phận đi trước của truyện (bằng các kí hiệu như chữ

số, tách dòng, dãn dòng, dấu sao…); Cũng có khi phần kết thúcthường được bắt đầu bằng những từ, ngữ có tính chất kết luận, thâu

tóm kết cục các sự việc đang diễn ra trên trục thời gian như: “ bây

giờ thì, thế rồi, ấy thế là, từ đấy, chiều hôm ấy…”.

Ví dụ:

Trang 30

“ Đêm hôm ấy ở New York trời mưa rất to, mưa như ở vùng

Tây Bắc Việt Nam, một thứ mưa nhiệt đới dai dẳng, tưởng như không dứt, tưởng như không thôi, tưởng như không bao giờ hết được…”.

(Nguyễn Huy Thiệp – Truyện tình kể trong đêm mưa)

b) Về cấu tạo: Dựa vào tính khả phân của văn bản, một văn

bản bình thường được phân ra theo thứ tự từ đơn vị lớn nhất đếnnhỏ nhất là: văn bản - phần- đoạn văn - câu Theo đó, phần trongvăn bản phải được cấu tạo bởi đoạn văn Do đó, xét theo cấu tạo,phần kết thúc trong truyện ngắn có thể có cấu tạo là một đoạn vănhoặc lớn hơn một đoạn văn Cụ thể:

* Phần kết thúc có cấu tạo lớn hơn một đoạn văn

Với hình thức cấu tạo này, phần kết thúc có cấu tạo từ haiđoạn văn trở lên Các đoạn văn này liên kết với nhau chặt chẽ để thểhiện một nội dung trọn vẹn Chẳng hạn phần kết thúc trong truyện

ngắn Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp:

Ga chiều huyện lỵ vắng vẻ Vẫn chỉ có khỏang hơn hai chục người ở sân ga đợi tàu Vẳng lại tiếng cát - xét nhà nào đang mở Tàu vào ga, hành khách lần lượt lên tàu Mấy thầy cô giáo cấp III trường huyện Bộ đội Mấy người buôn chuyến…Hai cặp vợ chồng già Quyên.

Quyên bảo - “ Anh gì ơi, tôi đi nhé! Cảm ơn anh đã tiễn tôi”

Tôi đứng ở sân ga rất lâu Tàu đi khuất Tôi linh cảm thấy không bao giờ còn gặp Quyên nữa…

Trang 31

Ngày mai trời nắng hay mưa? Thực ra bây giờ với tôi, trời nắng hay mưa thảy đều vô nghĩa Tôi là Nhâm Ngày mai tôi 17 tuổi Có phải đấy là tuổi đẹp nhất của người ta không?

Phần kết trên gồm hai đoạn: đoạn thứ nhất là một đoạn đốithoại xoay quanh cuộc chia tay của nhân vật tôi, đoạn thứ hai lànhững cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trước ngưỡng của củacuộc đời Phần kết truyện tạo ra một cảm xúc bâng khuâng chongười đọc về một khoảnh khắc của tuổi trẻ : không biết rằng trongcuộc đời ngắn ngủi sẽ có những điều tốt đẹp gì đang chờ đợi ta ởphía trước ?

* Phần kết thúc có cấu tạo là một đoạn văn

Với hình thức cấu tạo này, phần kết thúc trùng với đoạn văn

và mang những đặc điểm của đoạn văn Đó có thể là một đoạn vănbình thường được cấu tạo từ hai câu trở lên, có thể là đoạn văn đặcbiệt có cấu tạo là một câu

Ví dụ phần kết thúc sau có hình thức cấu tạo là một đoạn vănbình thường:

Bà Chiêm mất năm Bính Dần (1986, thọ chín mươi tuổi Mộ bà Chiêm để ở cánh đồng Cổ Cò, mộ hướng về phía sông Hồng, nơi có một cây gạo cổ thụ đơn độc Dưới gốc cây có ba đống mối đứng chụm vào nhau hơi giống ba ông đầu rau Ở đấy, vào mùa nước, người ta đồn Hà Bá với các quân tướng ba ba, thuồng luồng vẫn lên tụ họp

Trang 32

đánh chén, đom đóm thắp đèn sáng rực thâu đêm, ếch kêu

ồm ộp lẫn trong tiếng nhạc nghe như tiếng người nức nở.

(Nguyễn Huy Thiệp - Giọt máu)Đoạn văn đóng vai trò kết thúc truyện ở trên khép lại cuộc đờicủa một con người sống hiền lành lương thiện nhưng cũng chịu baotủi cực đắng cay Ngôi mộ bà Chiêm được miêu tả xung quanh một

sự đơn độc đáng thương đã để lại ấn tượng mạnh và nỗi xót xa tronglòng người đọc

Phần kết thúc còn có cấu tạo là một đoạn văn đặc biệt Lúcnày phần kết xuất hiện dưới hình thức cấu tạo có thể là một câu đơn

hoặc một câu ghép Ví dụ:

(1)“ Biển năm nay ấm”.

(Nguyễn Thị Thu Huệ - Biển ấm)

(2)“ Bên ngoài, người đang đi và thời gian đang trôi”

(Nguyễn Thị Thu Huệ - Thời gian của mỗi người) Dưới dạng này, phần kết thúc có mối quan hệ chặt chẽ với cácđoạn, phần đi trước nó để làm rõ về nội dung ngữ nghĩa

c) Về nội dung: Trong truyện ngắn, phần kết thúc có vai trò

quan trọng trong việc thông báo sự kết thúc của truyện, là dấu chấmcuối cùng tạo ra tính hoàn chỉnh, thống nhất cho truyện ngắn Nhìntổng thể, phần kết thúc thường biểu thị một nội dung tương đối hoànchỉnh, các nội dung được phản ánh trong phần kết thúc là: khái quátchủ đề, tư tưởng của tác phẩm, mở ra những “ khoảng trống” đồng

sáng tạo cho người đọc Chẳng hạn kết thúc truyện ngắn Đêm vu

lan của Võ Thị Hảo:

Trang 33

Nhưng ô kìa Lão Ngạc hốt hoảng Cái đầu của tráng sĩ không gắn vào cổ mà chỉ bay là là hững hờ trên cổ và trong những chiếc nón dấu, đầu của đám kị binh cũng lung liêng, chập chờn, trắng bệch trong nón Những chiếc cổ vạm vỡ của họ vẫn ngăn cách với cái đầu bằng một mảnh vải trắng lõa xõa loang lổ máu Mặt tráng sĩ buồn thiu Cả đoàn quan kỵ quỳ trước bố con lão Ngạc, rồi lăng lẽ, mất hút dưới chân cầu

Màu sắc hư ảo trong phần kết trên không che lấp mà lại cànglàm nổi rõ hơn một hiện thực nhức nhối như xoáy vào lòng người :Liệu có xoa dịu được vết thương đao kiếm ? Có xoa dịu được nỗiđau khi chiến tranh đã đi qua ? [37; tr.77] Đó cũng là thông điệpchính của tác phẩm

Tóm lại, phần kết thúc đóng vai trò rất quan trọng trong sựthành công của một tác phẩm văn học, đặc biệt là truyện ngắn Dođặc trưng của truyện ngắn là cô đọng, dồn nén và hết sức linh hoạt

“Có những quãng ngắt đột nhiên, những bước nhảy cóc, những

bước chuyển bất thình lình từ những ấn tượng, ý nghĩ này sang những ấn tượng, ý nghĩa khác ” [16; tr.110], vì vậy để nhận diện

được phần kết thúc trong truyện ngắn cần phải căn cứ vào cả nhữngdấu hiệu có tính chất hình thức và trên cả bình diện nội dung ngữnghĩa

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, chúng tôi đã xác định về khái niệm văn bản, kếtcấu của văn bản, khẳng định phần kết thúc là đơn vị cuối cùng củavăn bản Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số đặc trưng

Trang 34

cơ bản của văn bản, đặc biệt là làm rõ tính khả phân - một đặc trưngquan trọng của văn bản để hướng tới lí giải kết cấu của văn bản nóichung và truyện ngắn nói riêng Cũng trong chương này, chúng tôi

đã trình bày một cách khái quát về những đặc trưng của phần kếtthúc truyện ngắn - một thể loại điển hình của loại hình tự sự Những

cơ sở về mặt lí thuyết và thực tiễn này là những tiền đề quan trọng

để chúng tôi tiến hành khảo sát và tìm ra những đặc điểm cơ bản,riêng biệt của phần kết thúc truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 -

1945 trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN KẾT THÚC TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945

2.1 Hình thức cấu tạo của phần kết thúc

2.1.1 Phần kết thúc có hình thức cấu tạo là một đoạn văn

Khảo sát phần kết thúc trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn1930-1945, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh dạng cơ bản là cấu tạobởi các đoạn văn thì dạng phần kết thúc có cấu tạo là một đoạn vănchiếm tỉ lệ cũng tương đối nhiều (47 % trong tổng số phần kết thúctrong truyện ngắn) Khi phần kết thúc trùng với đoạn văn, phần kết

sẽ mang những đặc điểm cơ bản của đoạn văn Có thể xem đây làmột dạng đặc biệt của phần kết truyện ( phần trùng với đoạn) Xét

Trang 35

theo cách thức tồn tại của đoạn văn, chúng tôi chia phần kết thúctrong truyện ngắn có cấu tạo là một đoạn văn thành hai loại là: phầnkết thúc có hình thức cấu tạo là một đoạn đơn thoại và phần kết thúc

có hình thức cấu tạo là một đoạn đa thoại

2.1.1.1 Phần kết thúc có cấu tạo là một đoạn văn đơn thoại

Đoạn văn đơn thoại là một chuỗi tuyến tính các câu phục vụcùng một chủ đề, bao gồm lời của tác giả (trong văn bản nghệ thuậtcòn gọi là lời người kể chuyện), lời độc thoại của nhân vật, hoặc sựkết hợp giữa lời của tác giả với lời của nhân vật Khi phần kết thúc

có hình thức trùng với một đoạn văn đơn thoại, phần kết thúc sẽmang những đặc điểm của đoạn văn này, đó là đoạn văn kết thúctruyện

Xét về cấu tạo, các đoạn văn kết truyện đơn thoại có thể làđoạn văn bình thường (có từ hai câu trở lên) và có thể là đoạn vănđặc biệt (cấu tạo bằng một câu) Chúng tôi sẽ xét đặc điểm cấu tạocủa phần kết thúc qua các dạng của đoạn văn đơn thoại Cụ thể là:

a) Phần kết thúc có cấu tạo là một đoạn văn đơn thoại bình

thường

* Xét theo vị trí của câu chủ đề trong đoạn, phần kết thúc có

hình thức cấu tạo là một đoạn văn đơn thoại bình thường sẽ có haidạng: phần kết thúc được cấu tạo bằng một đoạn văn có câu chủ đề(gồm đoạn văn diễn dịch, đoạn văn qui nạp) và phần kết thúc đượccấu tạo bằng một đoạn văn không có câu chủ đề (gồm đoạn vănsong hành, đoạn văn móc xích) Cụ thể là:

+ Phần kết thúc có cấu tạo là một đoạn văn diễn dịch

Trang 36

Hình thức này của phần kết thúc trong truyện ngắn ViệtNam1930 -1945 được chúng tôi khảo sát chiếm 19,8%.

Đoạn văn kết thúc diễn dịch là kiểu đoạn văn mà chủ đề đượcphát triển theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.Câu đầu nêu chủ đề khái quát đứng trước, các câu còn lại cụ thể hóanội dung khái quát của câu mở đầu Ví dụ:

“Đêm hôm ấy, ông lão Hộ thấy mình già yếu lắm Ông đau

lưng Ông tức xương, ông mỏi gối Ông ho sù sụ, ông lẩm bẩm chửi con giai, con dâu Ông chửi giống chó Ông chửi đời Ông rên hừ hừ…”.

(Nam Cao -Tình già)

Chủ đề của phần kết thúc trên nêu lên việc “Ông lão Hộ thấy

mình già yếu lắm”, và chủ đề ấy được cụ thể hóa bằng các câu sau

miêu tả hàng loạt các biểu hiện già và yếu của lão Hộ như: đaulưng, tức xương, mỏi gối, ho sù sụ, lẩm bẩm chửi…

+ Phần kết thúc có cấu tạo là một đoạn văn quy nạp

Đây là những đoạn văn có câu chủ đề đứng ở vị trí cuối đoạn,thâu tóm nội dung đã trình bày ở các câu trước đó Ví dụ:

Hàn đỏ mặt lên, hắn thấy hắn đã làm một việc quá buồn cười Nhưng mà hắn chẳng giận Tơ đâu Hắn cũng không khinh Hắn chỉ sáng mắt ra thôi Điên rồ thay là cái dự định dắt Tơ đi! Bọn trẻ con tưởng rằng, người ta có thể sống bằng tình yêu mà chẳng cần ăn Hỡi những cô gái quê rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm kia! Các cô đã dạy khôn Hàn Bây giờ Hàn mới biết

Trang 37

rằng, trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm

vào đấy đã Cái ý nghĩ có lẽ cũng chẳng được thơ cho

lắm, nhưng cuộc sống vốn không tha thứ cho những gì quá thơ!

(Nam Cao – Một chuyện xú – vơ - nia)Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy phần kết thúc dưới hình thức

là một đoạn văn quy nạp xuất hiện với số lượng ít ỏi trong truyệnngắn 1930 – 1945 (3,1%) Điều này cũng có thể được lí giải nhưsau: bản thân phần kết thúc trong truyện ngắn cũng đã thực hiệnnhiệm vụ khái quát, kết luận vấn đề mà toàn truyện ngắn đã triểnkhai trước đó, nói một cách khác, chính phần kết đã thực hiện vaitrò quy nạp cho toàn truyện ngắn

+ Phần kết thúc có cấu tạo là một đoạn văn song hành

Đoạn văn song hành là loại đoạn văn có các câu triển khai nộidung song song với nhau Các câu đều có tầm quan trọng như nhautrong việc biểu đạt nội dung của toàn đoạn văn, không có câu nàomang ý chính và có thể bao quát được ý của câu khác Phần kết thúcdưới dạng đoạn văn song hành không có chủ đề, mỗi câu nêu mộtkhía cạnh chủ đề Chủ đề của phần kết lúc này tồn tại dưới dạnghàm ẩn Qua khảo sát, phần kết thúc có hình thức là một đoạn vănsong hành chiếm 32,8 % Ví dụ:

Bác đánh giậm hôm ấy dậy rất sớm, đóng khố, cài

giỏ, vác vợt ra đi …Mon men ở dưới chân đê, lội lõm bõm qua mấy vũng bùn lầy xa xa, phía dưới cây gạo - chỗ bà

Trang 38

lão lòa vẫn ngồi - bác thấy giữa ruộng, trong một đám mạ xanh tươi tốt, một đàn quạ, con bay con liệng, kêu xào xạc rồi đậu xúm xít vào một chỗ Bụng tưởng hẳn là một ổ rắn chi đây, bác ta vác ngay vợt tre lên mặt rồi phăm phăm chạy lại Đàn quạ vùng bay rồi tản tác đi…Chao ôi! Bước vừa đến nơi thì bỗng bác ta rú lên một tiếng, trợn măt, rít răng mà ngã phục xuống cạnh một cái xác, cái xác một người đã bị quạ mổ nát nhừ, xác bà lão lòa bị gió thổi xuống ruộng đêm hôm trước.

(Vũ Trọng Phụng - Bà lão lòa)+ Phần kết thúc là một đoạn văn móc xích

Trong đoạn văn móc xích, các câu nối vào nhau như nhữngmắt xích, câu trước là tiền đề của câu sau Thông thường có một bộphận của câu trước được nhắc lại ở câu sau nhờ phương thức lặphoặc phương thức thế Cách trình bày này thường tạo ra được sựliên tục nối tiếp của các ý trong nội dung của đoạn văn Phần kếtthúc có hình thức là một đoạn văn móc xích chiếm 44,3 % Chẳnghạn:

“Và chiếc đồng hồ sống sung sướng trong cái gia đình nhỏ bé

ấy được ông chủ ân cần chăm sóc như cha, đúng hơn, như mẹ, như một người mẹ càng thương yêu con vì đã cứu nó qua nhiều bệnh hoạn, đã cướp nó khỏi tay thần chết, đã cho nó sự sống hơn một

lần Cái máy không ngừng chạy nữa, chỉ õng ẹo một đôi khi trở

trời, như đứa con cưng mới hơi váng đầu sổ mũi đã hay làm nũng mẹ.”

Trang 39

(Bùi Hiển – Chiếc đồng hồ)Như vậy, đoạn văn cấu tạo phần kết phổ biến ở 3 dạng diễndịch, móc xích và song hành Đây cũng là điểm riêng trong cấu trúccủa phần kết thúc truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

* Xét theo chủ thể phát ngôn, đoạn văn kết thúc đơn thoại gồm

có đoạn văn chỉ gồm lời của người kể chuyện, đoạn văn chỉ gồm lờinói bên trong của nhân vật, đoạn văn xen kẽ giữa lời của người kểchuyện với lời của nhân vật Theo đó phần kết thúc sẽ có các dạngsau:

+ Phần kết thúc có dạng là một đoạn văn chỉ gồm lời củangười kể chuyện Đoạn văn này chiếm tỉ lệ tương đối lớn trongtruyện ngắn 1930 - 1945 và được thể hiện dưới những hình thứcsau:

Hình thức thứ nhất: người kể chuyện là nhân vật xưng “tôi”,

kể lại khái quát những vấn đề liên quan đến mình Ví dụ:

“ Ấy thế là con người đáng ghét mà cũng đáng thương ấy chết, chết mà còn để lộ tiếng là con người gian dối, con người đã cùng tôi hai năm dan diú ấy, mà đến bây giờ tôi cũng không rõ được rõ gốc tích và tên tuổi là gì! ”

(Vũ Trọng Phụng - Con người điêu trá)

Hình thức thứ hai: người kể chuyện là người ngoài cuộc

không có mặt trong truyện, kể lại chuyện Ví dụ:

(1) “Từ đấy không thấy cô Tú theo kèm cha xuống bè nữa Cụ

nghè Móm không cho cô Tú theo mình đi thả thơ Từ đấy, không rõ tại đâu, cụ nghè Móm hay thua luôn”.

Trang 40

(Nguyễn Tuân - Thả thơ)

(2) Lúc sự yên lặng đã trở lại trong làng và mọi

người đã ngặt nghẽo cười khi giải tán - trừ nhà Đoan rời làng Phong Cốc với nỗi bực tức thì trời đã xế bóng Bác Nhiêu Tỉn cũng mỉm cười bưng chĩnh tương về nhà, trong bụng nghĩ thương vợ phải một phen chạy rượu lậu vất vả, và không biết vợ đã đem giấu kín vò cơm ở nơi đâu đây Bác tự nghĩ nếu không có chính tương này thì chỉ có trời mới gỡ nổi cho bác khỏi ở tù.

(Nguyễn Tuân - Một vụ bắt rượu lậu)

+ Phần kết thúc có dạng là một đoạn văn chỉ gồm lời nói bên

trong của nhân vật

mà thôi anh Kim ạ! Nghĩ ngợi là gì nữa? ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp Người nào co thì người kia bị hở Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao được? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy? Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt đến ai!

(Nam Cao – Mua nhà)

Ngày đăng: 09/05/2016, 19:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w