Đề tài Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (trên cơ sở cứ liệu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945) là đề tài có tính chất lý thuyết- lịch sử, dựa trên thành tựu truyện ngắn 1930-1945, giai đoạn mang tính bƣớc ngoặt từ cận đại sang hiện đại trong lịch sử phát triển truyện ngắn Việt Nam. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN ĐẤU
CÁC LOẠI HÌNH CƠ BẢN CỦA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
(TRÊN CƠ SỞ CỨ LIỆU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945)
Chuyên ngành : Lý thuyết và lịch sử văn học
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS LA KHẮC HÒA
HÀ NỘI – 2001
Trang 2TRANG PHỤ BÌA Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HÓA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI 24
1.1 Đặc trưng của truyện ngắn hiện đại 24
1.1.1 Truyện ngắn – tác phẩm tự sự cỡ nhỏ 24
1.1.2 Truyện ngắn – tác phẩm tự sự hiện đại 29
1.2 VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HÓA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI 45
1.2.1 Phương pháp loại hình trong nghiên cứu văn học 45
1.2.2 Loại hình hóa truyện ngắn theo cấu trúc chức năng 48
1.2.3 Các bình diện và cấp độ nghiên cứu truyện ngắn 58
CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - KỊCH HÓA” 62
2.1 Cốt truyện trong “ truyện ngắn - kịch hóa” 63
2.1.1 Chức năng thể hiện trạng thái nhân thể của cốt truyện 63
2.1.2 “Sự kiện hành động” giàu kịch tính là chất liệu cơ bản của cốt truyện 67
2.1.3 Nguyên tắc tạo gút tỉ mỉ và mở gút bất ngờ trong xây dựng cốt truyện 72
2.2 Nhân vật trong “truyện ngắn - kịch hóa” 76
2.2.1 Nhân vật loại hình trong “truyện ngắn - kịch hóa” 76
2.2.2 Chi tiết mô tả ngoại hình và hành động là chất liệu cơ bản trong xây dựng nhân vật 81
2.2.3 Đối lập trong hành động là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nhân vật 86
2.3 Trần thuật trong “truyện ngắn - kịch hóa” 90
2.3.1 Trào phúng - chức năng nghệ thuật cơ bản của trần thuật 90 2.3.2 Lời văn mô tả ngoại hình và hành động nhân vật là thành phần cơ bản của trần thuật 97
Trang 3CHƯƠNG 3: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - TRỮ TÌNH HÓA” 106
3.1 Cốt truyện trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” 106
3.1.1 Chức năng bộc lộ trạng thái tâm tưởng của cốt truyện 106
3.1.2 “Sự kiện nội tâm” - chất liệu cơ bản của cốt truyện 113
3.1.3 Nguyên tắc “chuyển hóa và lặp lại” trong tổ chức cốt truyện 117
3.2 Nhân vật trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” 121
3.2.1 Nhân vật tư tưởng và nhân vật loại hình 121
3.2.2 Chi tiết nội tâm - chất liệu chủ yếu trong xây dựng nhân vật 126
3.2.3 Xung đột nội tâm – cơ sở cho cấu trúc nhân vật 131
3.3 Trần thuật trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” 135
3.3.1 Chức năng gợi cảm của trần thuật 135
3.3.2 Lời văn mô tả - thành phần cơ bản của trần thuật 139
3.3.3 Nguyên tắc “trùng điệp” trong trần thuật 144
CHƯƠNG 4: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - TIỂU THUYẾT HÓA” 149
4.1 Cốt truyện trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” 150
4.1.1 Chức năng phân tích và lý giải đời sống của cốt truyện 150
4.1.2 Cái hàng ngày là chất liệu cơ bản trong xây dựng cốt truyện 156
4.1.3 Nguyên tắc “mơ hồ hóa” trong xây dựng cốt truyện 161
4.2 Nhân vật trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” 164
4.2.1 Nhân vật loại hình và nhân vật tính cách 164
4.2.2 Sự phong phú, đa dạng của hệ thống chi tiết mô tả nhân vật 168
4.2.3 Nguyên tắc kết hợp các mặt đối lập trong xây dựng nhân vật 176
4.3 Trần thuật trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” 180
4.3.1 Chức năng phân tích, triết luận về đời sống của trần thuật 180
4.3.2 Sự đa dạng của lời trần thuật, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật 183
4.3.3 Nguyên tắc “đối thoại” trong trần thuật 187
KẾT LUẬN 192
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO 198
Trang 41.2 Ở Việt Nam, truyện ngắn là một trong những thể loại có nhiều thành tựu nổi bật Không ít truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu…đã trở nên rất nổi tiếng, có toàn quyền đứng ngang hang với các truyện ngắn tiêu biểu của thế giới Và truyện ngắn cũng là thể loại đã được quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện như trào lưu, phong cách, những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm được nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trường…Tuy nhiên, việc nghiên cứu đặc trưng của truyện ngắn ở góc độ tính hiện đại của thể loại và tính đa dạng về loại hình lại chưa được quan tâm đúng mức
1.3 Vì vậy, việc tìm hiểu các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại, trên cơ sở cứ liệu truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 là thực sự cần thiết
Trang 5
Một mặt, nó giúp xác định được những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn gắn liền với những dạng thức, những loại hình tiêu biểu của truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 Ở đây, việc nghiên cứu đặc trưng của truyện ngắn không chỉ giới hạn ở vấn đề quy mô mà còn được xem xét như một kiểu tư duy nghệ thuật và một phương thức cảm nhận, khám phá đới sống Mặt khác, qua đó phần nào có thể ruát ra được bản chất, quy luật vận động của văn học mà truyện ngắn là một loại hình tiêu biểu có vai trò không nhỏ trong đời sống văn học và trong gia đình văn học hôm nay
Đây là đề tài có tính chất lý thuyết- lịch sử, dựa trên thành tựu truyện ngắn
1930-1945, giai đoạn mang tính bước ngoặt từ cận đại sang hiện đại trong lịch sử phát triển truyện ngắn Việt Nam Ở một giai đoạn như thế, các đặc trưng và loại hình của truyện ngắn thường
có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ và rõ nét hơn Do vậy đề tài sẽ có ý nghĩa nhất định với các họa động sang tạo, nghiên cứu và giảng dạy văn học nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề mà đề tài luận án đặt ra là khá rộng, có liên quan đến nhiều vấn đề lý luận khách nhau về thể loại, trong đó có truyện ngắn Việt Nam và thế giới Song với khả năng có hạn và ứng với phạm vi cụ thể mà đề tài có thể giải quyết, chúng tôi chỉ xin điểm lại những tác giả, những công trình, những bài viết tiêu biểu có liên quan mật thiết đến khái niệm, đặc trưng của truyện ngắn và một số vấn đề về loại hình truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-
1945, trong đó tập trung chủ yếu vào ba cây bút tiểu biểu nhất là Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam và Nam Cao Đó là những đại diện xứng đáng cho ba loại hình mà luận án của chúng tôi tập trung nghiên cứu
2.1 Đã có rất nhiều tài liệu bàn về khái niệm và đặc trưng của truyện ngắn, trong đó phải kể đến các giáo trình lý luận văn học, từ điển văn học,
Trang 6
các loại sách “kinh nghiệm viết văn”, “sổ tay viết văn”, một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí…
Có các giáo trình tiêu biểu như Lý luận văn học của Gulaiep [55], Dẫn luận nghiên cứu văn học của Pospelov [180], Lý luận văn học tập II [182], Lý luận văn học (do Hà Minh Đức chủ biên) [48]…; có các Từ điển văn học [172], Từ điển thuật ngữ văn học [173] , các sách “kinh nghiệm” như Viết truyện ngắn của Antônôp [2], Đời viết văn của tôi [94], Hỏi chuyện các nhà văn [95] của Nguyễn Công Hoan, Sổ tay người viết truyện ngắn của Vương Trí Nhàn [169], Nhà văn bàn về nghề văn [165], Tìm hiểu truyện ngắn của Trần Thanh ĐỊch [42], Bình luận truyện ngắn của Bùi Việt Thắng [192], Những vấn đè thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa) [76], Nghệ thuật viết truyện và ký [171]…;Có các bài viết bàn về truyện ngắn như: Sự sáng tạo trong truyện ngắn của Vương Trí Nhàn [159], Đôi điều về truyện ngắn, Nghĩ về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu [18], Cái khó của truyện ngắn của Tô Ngọc Hiên [71], Sự trói buộc của truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân [193], Những quan niệm của nước ngoài về truyện và đọc truyện ngắn hiện đại của Đào Duy Hiệp [73]; các ý kiến trên mục Nói ngắn về truyện ngắn của rất nhiều tác giả trên tạp chí Thế giới mới năm 1993 nhân cuộc thi truyện rất ngắn Sau đó có các bài viết của Nguyên Ngọc: Truyện rất ngắn – tác phẩm nghệ thuật [11], của Lê Ngọc Trà: Chất thơ của truyện rất ngắn [11] và của Nguyễn Kiên: Lời giới thiệu 45 truyện rất ngắn [12]… Ngoài ra, xung quanh cuộc thi Truyện vừa Tạp chí tác phẩm mới 1996-1997, một số ý kiến
của Xuân Cang, Đặng Văn Kí, Ông Văn Tùng, Hà Phạm Phú… cũng đề cập ít nhiều đến truyện ngắn…
Những ý kiến về truyện ngắn ở các tài liệu nêu trên rất phong phú, đa dạng, song chung quy lại có 2 loai cơ bản sau đây:
Trang 7
2.1.1 Nêu ra những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn, từ những vấn đề mang tính khái quát (như vai trò, khả năng, phạm vi khám phá, cách thức chiếm lĩnh đời sống…) đến những vấn
đề cụ thể (như cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, chi tiết…)
Các tác giả của những tài liệu trên, từ nhà lý luận, phê bình đến nhà văn, bạn đọc đều rất thống nhất khi cho rằng đặc điểm cơ bản nhất của truyện ngắn là… “ngắn”: “truyện ngắn
là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ…Các độc đáo của nó là ngắn” [173, 252]: “chính việc truyện ngắn phải ngắn khiến nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết” (Antônôp); với truyện ngắn thì “ngắn gọn” là quy luật cấu tạo tác phẩm” (Hoan Botsơ) Gớt nhấn mạnh “đặc tính giai thoại” của truyện ngắn cũng có nghĩa nó phải ngắn gọn Còn theo Bandelaire thì “một truyện ngắn quá ngắn (chắc chắn là một khuyết điểm) vẫn còn tốt hơn là một truyện ngắn quá dài” [73, 170]
Tuy nhiên, cái “ngắn” của truyện ngắn trở nên rất tương đối trong cách xác định của các tác giả Có người như Antônôp quan niệm truyện ngắn chỉ nên có độ dài từ 4-8 trang Nhưng như Grojnowski lại cho đọ dài của truyện ngắn là “từ 3 dòng đến 30 trang” Theo Ma Văn Kháng truyện ngắn nên có từ vài ngàn đến mười ngàn chữ, còn theo Môôm, truyện ngắn nên có từ 10 nghìn đến 12 nghìn chữ Và thời gian đọc một truyện ngắn là từ vài phút dến 1 giờ, phải đảm bảo “tính duy nhất về ấn tượng”, “tính tổng thể của hiệu quả” (Bandelaire)…
Về vai trò của truyện ngắn trong đời sống văn học hiện đại, các tác giả đều khẳng định rằng truyện ngắn có khả năng rất lớn trong việc khám phá đời sống, bộc lộ tư tưởng, tình cảm và tài năng của nhà văn Phađêep cho truyện ngắn “là một trong những thể tài văn học khó nhất… nó là chỗ đánh dấu trình độ nghệ thuật của một nền văn học” Kuranốp khẳng định: “Một nền văn học chưa được coi là hình thành nếu trong đó truyện ngắn không chiếm một vị trí xứng đáng” [158, 118] Còn theo Hoan Bôt sơ
Trang 8
thì Truyện ngắn “là một thứ giọt nước mà không có nó, không thể có đại dương” (Animatôp)
Do vậy, truyện ngắn “là trường học tốt nhất luyenẹ cho nhà văn nhiều nết quý” (A Tônxtôi,
Tô Hoài), “viết truyện ngắn là một công việc rất thiêng liêng” (Đỗ Chu), “truyện ngắn chứa đựng phần vốn liếng lớn nhất của mỗi nhà văn, Nó đánh dấu thời kỳ ngòi bút anh đang sung sức nhất, sức lực anh đang dồi dào nhất, là nơi anh gửi gắm đựoc nhiều tâm huyết trong cuộc đời” [158, 36]
Về khả năng khám phá của truyện ngắn, các ý kiến đều cho truyện ngắn là một thể loại văn học đặc biệt Là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nhưng truyện ngắn luôn có “sức chứa” và
“sức mở” lớn: “sự sáng tạo trong truyện ngắn là không cùng” (Vương Trí Nhàn): nội dung của nó “khơi mãi không hết” (Xaroyan): ở truyện ngắn “có sự kết hợp yếu tố năng động, khả năng nhạy bén với một cái nhìn rất mới mẻ đối với cuộc sống” (Antônôp); nó “cô đọng và nhanh gọn, hợp với cách nghĩ và nhịp sống của thời hiện đại” (Nguyễn Kiên)…
Ở phạm vi và cách thức phản ánh đời sống của truyện ngắn, có hai loại ý kiến khác nhau Một loại thiên về cách “cưa lấy một khúc” (Tô Hoài); tìm đến “cái mô măng”, “cái chốc lát” của cuộc sống (Nguyễn Thành Long); tập trung phản ánh “một trường hợp, một tình thế, một trạng thái tâm lý, một sự kiện, một vấn đề ” (Nguyễn Kiên, Nguyễn Công Hoan, Gulaiep…) Loại ý kiến khác cho rằng truyện ngắn “không nhất thiết phải trói buộc vào những khuôn mẫu gò bó Có truyện viết về cả một đời người Lại có truyện chỉ ghi lại một giây phút thoáng qua” (Nguyên Ngọc) Truyện ngắn “cho phép các tác giả của nó tồn tại ở nhiều cung bậc” (Vương Trí Nhàn) Có một số nhà văn Nga như Rekemsúc và Tơriphônốp còn cho rằng: “những truyện ngắn viết về cả đời người phải trở thành khu vực quan trọng của các tác giả truyện ngắn hôm nay” và “khả năng ôm trùm cuộc sống, truyện ngắn và tiểu thuyết bình đẳng với nhau”
Trang 9
Đi vào những vấn đề cụ thể của truyện ngắn như nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, chi tiết… các ý kiến cũng chia làm hai loại Chẳng hạn về kết cấu và cốt truyện, có ý kiến nhấn mạnh vai trò không thể thiếu được của cốt truyện: “không thể có truyện ngắn nếu thiếu cốt truyện” (Sicôvani); “nhà văn sống bắng cốt truyện y như họa sỹ sống bằng màu và bút vẽ vậy” (Môôm), ”với truyện ngắn nhất thiết phải có cốt truyện kỳ lạ” (Gớt); “khi viết truyện ngắn cần tìm cho được cốt truyện” (A Tônxtôi)…Loại ý kiến này tương đối phổ biến
ở các nhà văn Tuy nhiên loại ý kiến không coi trọng vai trò cốt truyện cũng không phải là hiếm Với Sêkhốp “không việc gì phải lo tìm bằng được những cốt truyện cho thật lắt léo” Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì truyện của Sekhốp thiên về khai thác tâm lý nhân vật Với loại truyện ngắn nhứ thế, ý kiến không coi trọng cốt truyện thưưòng phổ biến hơn ở các nhà văn đương đại Chẳng hạn ý kiến của Đỗ Chu: “Với tôi, thường cốt truyện không thành vấn đề lắm” hay ý kiến của Tơriphônốp: “Phần lớn các tác phẩm có cốt truyện lắt léo thường thuộc loại tầm thường” và D Grojnowski: “Có truyện ngắn mà ở đó chẳng xảy ra sự cố gì, chúng gợi nên mỹ học về cái đứt đoạn về những mảnh rời rạc Công việc nhà văn của họ là hướng tới làm thất bại sự chờ đợi của độc giả” [73, 171]
Về nhân vật trong truyện ngắn, các ý kiến thưưòng thống nhất khi cho rằng “truyện ngắn thường ít nhân vật” (Từ điển thuật ngữ văn học); nhân vật thường được khắc họa sắc nét (Gulaiep, Huy Phương, Phan Cung Việt Hoàng Dân…); nhân vật truyện ngắn phải “mang vấn đề”, phải “có những động cơ bên trong, những tham vọng cụ thể” (Nguyễn Kiên)
Ở vấn đề chi tiết và ngôn ngữ, các ý kiến đề nhấn mạnh tính chất cô đọng, súc tích” không có gì là thừa” của chúng: Viết truyện ngắn là “chạm trổ một cái khay, một tấm tranh khắc gỗ” (Pantôpxki, Vũ Thị Thường), là “phải chăm sóc tới từng chữ, câu chữ phải trở nên
có nhung có tuyết”
Trang 10
(Đỗ Chu); là “ luôn đòi hỏi chính xác đến từng chi tiết” (Rekemsue) Trong truyện ngắn,
“cũng y như trên boong tầu quân sự, tất cả đều phải đâu vào đấy” (Sêkhốp) và “truyện ngắn cần phải viết làm sao để người ta không bổ sung vào đó chút gi, cũng không thể rút bớt ra chút gì hết” (Môôm) Còn theo Ơconner, một truyện “là một cách nói điều mà không thể nói bằng cách khác, và mỗi từ được viết ra phải là tất yếu cho việc biểu hiện cái ý nghĩa đó” [173, 171]
Như vậy, có thể nói, ý kiến về truyện ngắn với tư cách một thể loại văn học hiện đại là rất phong phú và tương đối thống nhất ở những đặc điểm cơ bản Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò quan trọng và khả năng khám phá đời sống của truyện ngắn trong tương quan với các thể loại văn học khác Từ đó, những vấn đề cụ thể trong xây dựng truyện ngắn cũng được đề cập với thiên hướng chung là khẳng định vai trò của các yếu tố này trong việc thể hiện phong cách và tài năng sang tạo của nhà văn Những ý kiến trên đa số thuộc về các nhà văn có nhiều duyên nợ với truyện ngắn nên thường sinh động và sâu sắc, nhưng cũng không tránh khỏi có lúc cực đoan, phiên diệu Trong đời sống văn học hiện đại, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của truyện ngắn Nhưng cần phải thấy rằng các thể loại khác cũng có những thế mạnh riêng phù hợp với “mảnh đất” đã giúp cho nó tồn tại và phát triển Những ý kiến trên đã chỉ
ra được đặc trưng của truyện ngắn gắn liền với quy mô tác phẩm là chủ yếu Và theo chúng tôi, để có cái nhìn toàn diện về thể loại này cần quan tâm hơn đến tính hiện đại của thể loại do nguyên tắc tư duy tiểu thuyết mang lại và tính đa dạng về loại hình do cấu trúc, chức năng thể loại quy định Đó cũng chính là vấn đề mà luận án của chúng tôi sẽ đi sâu giải quyết
2 1 2 Trình bày kinh nghiệm viết truyện ngắn
Loại ý kiến này thường là của các cây bút truyện ngắn có nhiều thành tựu Để minh họa cho những nhận xét mang tín khái quát về thể loại, họ trình
Trang 11
bày lại quá trình viết các tác phẩm và từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học cho sáng tác Ở đây, chúng ta có thể gặp lại các nhà văn tiêu biểu của Việt Nam và thế giới: Tô Hoài và Nguyễn
Công Hoan qua Đời viết văn của tôi và Một số kinh nghiệm viết văn của tôi đã trình bày rất cụ thể, chi tiết những kinh nghiệm này Qua cuốn Sổ tay người viết truyện ngắn, Vương
Trí Nhàn tập hợp những ý kiến tiêu biểu của các nhà văn Việt Nam và thế giới tâm huyết với
truyện ngắn” Nguyễn Thành Long với Lặng lẽ Sapa; Vũ Thị Thường với quá trình viết các truyện ngắn Cái lạt, Câu chuyện từ những đứa trẻ, Vợ chồng ông lão chăn vịt; Nguyễn Quang Sáng với Ông Năm Hạng, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch Rồi Hêmingway với Tuyết trên đỉnh Kilimanjarô, Những con voi trắng
Loại ý kiến này có thể không trực tiếp phục vụ cho việc giải quyết đề tài, nhưng ít nhiều cũng là những gợi ý cần thiết cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu các sang tác cụ thể, phục vụ cho việc khái quát lý thuyết
2.2 Về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945, ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình rất phong phú, ở cả bề rộng lẫn chiều sâu Những vấn đề cơ bản, từ quan điểm nghệ thuật đến phong cách, từ kết cấu, cốt truyện đến nhân vật, ngôn ngữ…đều được tìm hiểu, khám phá một cách tương đối thấu đáo Tuy nhiên, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những ý kiến có lien quan mật thiết đến đề tài, gắn liền với đặc điểm của thể loại hoặc gắn với các cây bút truyện ngắn tiêu biểu, giữ vai trò như những cột môc trên con đường phats triển thể loại truyện ngắn Việt Nam, như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Thanh Tịnh, Hồ Dếnh…
Cho đến nay đã có hang trăm cuốn sách, bài báo viết về truyện ngắn Việt Nam
1930-1945 nói chung và sang tác của các cây bút nói trên Chúng tôi tạm chia việc nghiên cứu này làm hai gian đoạn
Trang 12
2.2.1 Trước Cách mạng
Có ba công trình đáng chú ý là cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan [175], Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm [58] và Dưới mắt tôi của Trương Chính [21], bàn về văn chương, về tiểu thuyết (bao hàm cả truyện ngắn) Ngoài ra, sự xuất hiện tập truyện Kép Tư Bền (1935) của Nguyễn Công Hoan đã làm rộ lên một cuộc tranh luận với rất nhiều bài báo có tiếng như: Nhân xem quyển Kép Tư Bền: Nguyễn Công Hoan, nhà văn có nhiều triển vọng của Hoài Thanh [190], Kép Tư Bền, một tác phẩm thuộc về cái triều lưu
“nghệ thuật vì nhân sinh” ở nước ta của Hải Triều [211], Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan của Tường Lam – Phú Xuân Hội [128] Phê bình Kép Tư Bền của Trần Hạc Đình [43] CÒn về Thạch Lam, có hai bài viết của Thế Lữ: Tính cách tạo tác của Thạch Lam [138] và Lời giới thiệu của Khái Hưng về tập truyện Gió đầu mùa [100]…
Trong các cuốn sách và bài báo nói trên, một số vấn đề về thể loại tiểu thuyết và đặc trưng loại hình của sáng tác Nguyễn Công Hoan và Thạch Lam đã được đề cập Tác giả cuốn Nhà văn hiện đại và Việt Nam văn học sử yếu đã có những đóng góp to lớn trong việc “phân chia các khuynh hướng phổ thôg của tư tưởng quốc văn hiện đại” Trong đố đáng chú ý là việc Vũ Ngọc Phan chia tiểu thuyết (bao hàm cả truyện ngắn với tư cách là “đoản thiên tiểu thuyết”) làm các loại: Tiểu thuyết tả chân, Tiểu thuyết xã hội, Tiểu thuyết tình cảm, Tiểu thuyết phong tục, Tiểu thuyết luận đề, Tiểu thuyết luận lý, TIểu thuyết truyền kỳ, Tiểu thuyết phóng sự và Tiểu thuyết hoạt kê
Với cách phân chia tỉ mỉ, chi tiết như trên, cuốn sách đã thâu tóm được toàn bộ diện mạo của tiểu thuyết (vả cả truyện ngắn) của giai đoạn này Ngoài ra, đối với tác giả cụ thể,
Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét rất sâu sắc về phong cách nhà văn, về giá trị nổi bật của sang tác, Chẳng hạn, so sánh Nguyễn Công Hoan với các nhà văn “tả chân” khác, ông viết
Trang 13“Trong số những nhà tiểu thuyết về phong tục, ông đã đứng riêng hẳn về một phái: phái tả chân và khuynh hướng hoạt kê, nhưng ông không hoạt kê như Vũ Trọng Phụng, hay như Đỗ Phồn Cái cười của ông là cái cười sặc sụa, cái cười hể hả, của người sung sướng và ngoài cuộc” [175, 37]
Về Thạch Lam, ông cũng đã có những nhận xét rất tinh tế và xác đáng Ông cho rằng Thạch Lam “có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, cảm tình, cảm giác con con…Buồn mà đẹp, tỉ mỉ và sâu sắc, đó là hai đặc tính của những truyện xuất sắc nhất của Thạch Lam” [175, 134]…
Những đóng góp của Nhà văn hiện đại và Việt Nam văn học sử yếu ở bình diện văn
học sử và nghiên cứu thể loại là không nhỏ Song do sự “bùng nổ” của sáng tác ở giai đoạn này, và do sự thiếu nhất quán trong tiêu chí phân loại, nên hai công trình trên không tranh khỏi sự bất cập trong phân loại nói chung cũng như trong việc xếp nhà văn hay tác phẩm cụ thể ở vào loại này hay loại khác Mặt khác, với hướng tiếp cận thiên về cảm nhận, chưa đi sâu khám phá các sang tác theo hướng thi pháp thể loại nên việc đánh giá của các tác giả tinh tế, sâu sắc, nhưng cũng không tránh khỏi phiến diện, bất cập ở một số trường hợp cụ thể Chẳng
hạn, đó là việc Vũ Ngọc Phan chê một số truyện rất tiêu biểu của Thạch Lam như Nắng trong vườn, Bên kia song, Hai đứa trẻ, Đứa con đầu lòng, Dứới bóng hoàng lan… là
“đơn giản”, “tầm thường”, ”nhạt nhẽo và rời rạc”; hay việc Trương Chính cho Nguyễn Công Hoan chỉ là “một anh pha trò” “tàn nhẫn”, “thô lỗ”, “bẩn thỉu”…
Còn ở các bài báo, sự khẳng định của Hải Triều, Trần Hạc Đình…cũng như sự phủ
định của Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều về Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan đều lien quan
chặt chẽ đến quan điểm vốn đối lập của hai trường phái “nghệ thuật vị nhân sinh” và “nghệ
thuật vị nghệ thuật” Hải Triều cho rằng Kép Tư Bền đã “trình bày biết bao những sự xấu xa,
mục nát của một chế độ xã hội Những cái đạo đức chân lý, tình ái mà trước họ
Trang 14
cho là thiêng liêng cao quý thì ngày nay đã hóa ra một bức màn để che đậy biết bao sự thối tha hèn mạt ở trong…” [211] Trần Hạc Đình đã có những nhân xét rất khái quát và có sức thuyết phục về Nguyễn Công Hoan: “Ông ưa tả, ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt, đê tiện của cả một hàng người xưa và nay vẫn đeo cái mặt nạ giả dối” và “nhà văn đã nhận thấy rằng, cái xã hội hiện thời đầy rẫy sự ô trọc, giả dối, lại vây lên trên mọi sự bất bình là một xã hội cần phải đạp đổ” [43]…Trong khi đó, Hoài Thanh lại cho rằng “văn chương là văn chương, nội dung của
Kép Tư Bền cũng chẳng có gì đáng chú ý” [191], và Lê Tràng Kiều, thậm chí còn cho rằng
Nguyễn Công Hoan không xứng đáng là nhà văn xã hội [112]…
Như vậy, ở thời kỳ trước cách mạng, một vài vấn đề về đặc trưng loại hình của truyện ngắn 1930- 1945 cũng như đặc điểm cơ bản của các cây bút truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân đã được đề cập, song chưa toàn diện và sâu sắc Riêng trường hợp Nam Cao, ngoài lời Đề tựa của Lê Văn Trương nhân nhà
xuất bản Đôi mốt ấn hành Đôi lứa xứng đôi (Chí Phéo) vào năm 1941, sáng tác của ông hầu
như chưa được quan tâm
2.2.2 Từ sau Cách mạng đến nay
Từ sau Cách mạng đến nay, việc nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 đã đạt được nhiều thành tựu cả về quy mô, số lượng công trình và chiều sâu của sự khám phá Ở đây chúng tôi chỉ xin dẫn ra các ý kiến tiêu biểu:
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, trong các công trình như Nhà văn- tư tưởng và phong cách, Khái Luận (Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A)… đã có ý kiến nhận xét về một số
vấn đề có liên quan đề tài của chúng tôi Ở đó, tác giả vừa đề cập đến những gì mang tính chất khái quát về giai đoạn văn học, vừa đi sâu khám phá một cách độc đáo các hiện tượng văn học cụ thể Về truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, ông viết: “Thành tựu đáng chú ý nhất của văn xuôi hiện thực thời kỳ này là truyện ngắn Thể tài này đã
Trang 15
được nâng lên tới mức độ có thể gọi là hoàn thiện” Với mỗi nhà văn, ông cũng đã chỉ ra được đích danh nét phong cách của họ Ông gọi Nguyên Hồng là “nhà văn của một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, sôi nổi” Còn Nam Cao, theo ông, “đề tài tuy không mới, nhưng tác phẩm có nhiều đặc sắc, tân kì”; Tô Hoài là nhà văn “có nhãn quan phong tục độc đáo”
Một trong những nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến truyện ngắn giai đoạn này là
giáo sư Nguyễn Hoành Khung Trong Lời giới thiệu truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 và Lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945, ông đã đề cập đến một số vấn đề cơ
bản của truyện ngắn thời kỳ này Nhận xét về sự phát triển của truyện ngắn 1930-1945, ông viết:
Trong tình hình phát triển, có tính bùng nổ của văn học, truyện ngắn đã trưởng thành vượt bậc…trữ lượng của di sản truyện ngắn Việt Nam trươc cách mạng là giàu có mà chúng
ta chư phải đã khai thác hết Nó phong phú, đặc sắc và đa dạng – đa dạng về phong cách, về bút phap, về đề tài, về màu sắc địa phưưong và khuynh hướng sang tác [109, 1-2]
Ý kiến của ông đã bao quát được diện mạo và đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 Và ở một chỗ khác, ông đã khẳng định cụ thể hơn về khuynh hướng phát triển chủ đạo của truyện ngắn giai đoạn này là từ truyền thống đến hiện đại Điều đó được thể hiện
rõ qua sự phát triển của sáng tác từ Nguyễn Công Hoan “cây bút ký cựu mà tư duy nghệ thuật, mà cách viết có nhiều tính chất quá độ”, đến Nam Cao “nhà văn xuôi tiêu biểu nhất của thế hệ những năm 1940 đã đem đến cho văn xuôi những cách làm sâu sắc” [108, 7 – 9 ]
Một số nhà nghiên cứu có tên tuổi như Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Trần Đình Sử, Nguyễn Huệ Chi, Lê Thị Đức Hạnh, Vương Trí Nhàn đều có nhưng công trình nghiên cứu công phu và sâu sắc về truyện ngắn giai đoạn này Các tác giả tương đối nhất quán ở việc đánh giá những
Trang 16
thành tựu của các nhà văn, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
Là người dày công nghiên cứu Nam Cao, trong các công trình nghiên cứu từ năm 961 đến nay (xin xem phần thư mục), giáo sư Hà Minh Đức đã có những nhận xét mang tính khái quát toàn diện về Nam Cao, theo ông sang tác của Nam Cao vừa “giàu chất sống thực tế”
“vừa có khuynh hướng khái quát triết lý…Chất tâm lý và dòng cảm nghĩ của nhân vật phát triển xen với sự đổi thay của dòng sự kiện và bức tranh miêu tả” Sáng tác của Nam Cao
“được biểu hiện qua một hình thưc nghệ thuật độc đáo”; văn Nam Cao “mang nhiều tính chất hiện đại, mới mẻ”
Giáo sư Phong Lê, trong rất nhiều bài viết về các cây bút truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao (xin xem phân thư mục) đã có những ý kiến sâu sắc về nhiều vấn đề có lien quan đến đề tài của chúng tôi Chẳng hạn về Nguyễn Công Hoan ông viết:
Truyện ngắn đó mới chính là sở trường của ông, trào phúng mới là giọng điệu của riêng ông Một thứ trào phúng rõ rang là bắt nguồn từ gia tài dân gian và cổ điển, nhưng vẫn
là giọng điệu của riêng ông” Và ông “là người hiếm hoi, cùng với Nam Cao, Thạch Lam có công đưa thể loại dễ mà khó này lên một tầng cao thật siêu việt” [137, 152- 153]
Phong Lê cũng có nhận xét xác đáng về Nam Cao, trong đó có tính chất “nghịch lý” ở mọi phạm vi truyện ngắn của ông: “Nam Cao là một nghịch lý Ít ai có một nghịch lý dồi dào đến thế và rõ rệt đến thế !” Trong rất nhiều ý kiến về Thạch Lam, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ý kiến của ông về câu văn Thạch Lam:
Câu văn Thạch Lam cứ như câu văn của ngày hôm nay Văn Thạch Lam không nặng
về dung chữ to tát hoặc những cấu trúc gấp gáp vội vàng, câu chữ chỉ cần đủ cho phô diễn
Có lúc diễn tả vượt ra ngoài câu chữ vì sức gợi mở và khơi sâu vào cảm giác, vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm [133, 20]…
Trang 17
Giáo sư Phan Cự Đệ là người đã sớm phát hiện ra nghệ thuật miêu tả tâm lý, kết cấu theo quy luật tâm lý và độc thoại nội tâm trong sang tác của Nam Cao Ông cũng là người đầu tiên đề cập đến thứ “ngôn ngữ đa thanh, nhiều âm hưưỏng như trong tiểu thuyết Đôxtôiepxki” ở Nam Cao [37, 124]
Về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến công trình Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan của phó giáo sư Lê Thị Đức Hạnh Qua công trình này và
một loạt bài báo viết về Nguyễn Công Hoan, tác giả đã khám phá được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn chương, cũng như vai trò tiên phong của ông trong địa hạt truyện ngắn và chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam Theo tác giả, Nguyễn Công Hoan cần được nghiên cứu “không chỉ đơn thuần với tư cách một sang tạo cá nhân mà còn với tư cách đại biểu của một khuynh hướng, một thể loại, một phong cách có ý nghĩa về phương diện mỹ học” [66, 17] Nguyễn Công Hoan “là nhà văn đầu tiên đạt đến trình độ viết truyện ngắn với nghệ thuật điêu luyện” và nhiều truyện của ông “xứng đáng được xếp vào những truyện hay trong vốn văn học dân tộc Nó có ý nghĩa tiêu biểu và trở thành cổ điển”
Đối với các nhà văn có nhiều đóng góp trên con đường phát triển thể loại truyện ngắn như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam Nam Cao, Những nhận xét từ khái quát đến cụ thể về sáng tác của họ là rất phong phú Chúng được tập hợp trong một số công trình lớn như cuốn
Nghĩ tiếp về Nam Cao [217], Nam Cao về tác giả và tác phẩm [197], Nguyễn Công Hoan,
về tác giả và tác phẩm [66] Thạch Lam- văn chương và cái đẹp [1]… Đây cũng là các nhà văn được viết nhiều trong các bài đăng trên Tạp chí văn học trong 40 năm (1960-1999):
có 10 bài viết về Thạch Lam, 13 bài viết về Nguyễn Công Hoan và 36 bài viết về Nam Cao [218]
Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam và Nam Cao cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều
luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ Trong đó chúng tôi đặc biệt lưu ý đến các luận án như: Ba phong cách truyện ngắn trong văn
Trang 18
học Việt Nam thời kỳ đầu những năm 1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao của tiến sĩ Trần Ngọc Dung [29]; Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dềnh của tiến sĩ Phạm Thị Thu Hương [101]: Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan của tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú [205]: Thi pháp truyện ngắn Nam Cao của tiến sĩ Nguyễn Hoa Bằng [8]
Luận án của Trần Ngọc Dung, như chính tác giả đã nói “lý luận văn học không phải là mục đích của luận án”, nhưng kết quả của nó cũng là những gì rất cần cho chúng tôi tham khảo Đặc biệt, ở phần kết luận, tác giả luận án đã khái quát: “Có thể khẳng định đây là ba nhà truyện ngắn vào loại lớn nhất ở nước ta trong giai đoạn 1930-1945 Họ đã đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử truyện ngắn hiện đại Việt Nam Đó là ba phong cách lớn nhất, tiểu biểu nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trong giai đoạn văn học này” [29, 161]
Luận án của Phạm Thị Thu Hương đi sâu vào nghiên cứu dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Kết quả của luận án là sự khẳng định vị trí của dòng truyện này: “Truyện ngắn trữ tình đã góp phần làm phong phú them cho văn học Việt Nam và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển rực rỡ của văn học giai đoạn này, trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật” [101, 157-158]
Luận án của Nguyễn Thanh Tú và Nguyễn Hoa Bằng đã trực tiếp nghiên cứu về thị pháp của truyện Nguyễn Công Hoan và Nam Cao Một số vấn đề về cốt truyện, nhân vật và trần thuật nhìn dưới góc độ thi pháp đã được các tác giả đề cập đến một cách cụ thể Đặc biệt
ở luận án của Nguyễn Thanh Tú, vấn đề kịch hóa người kể chuyện, kịch hóa nhân vật, vấn đề lời văn trào phúng Nguyễn Công Hoan… đã được nghiên cứu tương đối tỉ mỉ Tuy nhiên về
cơ bản luận án thiên về khám phá nghệ thuật trào phúng, nghệ thuật tạo ra tiếng cười ở truyện Nguyễn Công Hoan
Trang 19
Cũng như vậy, luận án của Nguyễn Hoa Bằng tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thi pháp truyện ngắn Nam Cao, từ “Ngôn ngữ đa thanh” (Chương I), “Nhân vật của điểm nhìn định kiên cố và nhân vật ý thức” (Chương II) “Thời gian và không gian ý thức” (Chương III), “Kết cấu đa quan hệ, mơ hồ; cốt truyện một sự kiện, nhận biết, thể tài khách quan triết lý” (Chương IV) Các luận án trên ít nhiều đều có sự “gặp gỡ” với luận án của chúng tôi ở đối tượng nghiên cứu, xét trên phạm vi rộng là tác giả và tác phẩm Nhưng chúng chưa đi sâu khám phá truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 dựa trên một quan điểm thể loại cụ thể, để từ đó khái quát được những đặc trưng cơ bản cho truyện ngắn hiện đại
Theo hướng nghiên cứu đó, chúng tôi quan tâm đến hai tác giả và nhiều ý kiến cụ thể
về truyện ngắn nói chung và vấn đề thể loại trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
là Vương Trí Nhàn và Lã Nguyên Là người sưu tầm, biên soạn cuốn Sổ tay người viết truyện ngắn [158] và Những lời bàn về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX đến 1945 [164], cũng đồng thời là tác giả của một số bài viết đi sâu vào thể loại nhỏ này như Truyện ngắn, một số vấn đề nghề nghiệp [158], Sự sáng tạo trong truyện ngắn
[159]…Vương Trí Nhàn trở thành một trong những người quan tâm nhiều đến thể loại truyện ngắn Ở đó, tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của thể loại như: Những đặc điểm của truyện ngắn được quy định bởi chính cách tồn tại của nó trên hai phương diện báo chí và văn học; sự đa dạng, sự sang tạo vô tận của truyện ngắn, quy luật vận động phát triển của truyện ngắn từ truyền thống đến hiện đại…Theo ông:
Nếu nói rằng, trong sự đa dạng của truyện ngắn, có một cái trục thì vấn đề “có cần cốt truyện căng thẳng hay không” đó chính là cái trục của nó Truyện viết về một hay nhiều nhân vật, truyện đi vào những giây lát đáng kể hay nói tới cả đời người…là những truyện cần cân nhắc, nhưng có một tiêu chuẩn nữa đáng chú ý hơn, tạo nên hai thái cực của truyện ngắn
Trang 20
Một, đó là loại truyện kể về một trường hợp đặc biệt nào đó và một là loại truyện kể
về một sự kiện đơn giản, bình thường [158, 148]
Ở truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, một cực là truyện của Nguyễn Công Hoan và
cực kia là truyện của Nam Cao Còn tác giả Lã Nguyên qua các bài viết như Khả năng phản ánh đời sống trong truyện ngắn của Nam Cao [155] Diện mạo văn học Việt Nam 1945-
1975 (nhìn từ góc độ thi pháp thể loại) [156] đã đưa ra được mô hình hạt nhân của cấu
trúc thể loại bao gồm: loại hình nội dung, loại hình chức năng xã hội - thẩm mỹ và loại hình cảm hứng Qua đó, tác giả xác định rằng “trong mối quan hệ với nội dung, thể loại văn học là một cấu trúc chức năng”, do vậy việc nghiên cứu thể loại phải căn cứ vào các hạt nhân của cấu trúc chức năng đó Cũng trong các bài viết này, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề về cấu trúc của loại hình truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 Theo tác giả, “cấu trúc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất gần gũi với cấu trúc kịch” và “sự kiện, biến cố không còn là nền tảng tự sự trong sáng tác của Nam Cao…” [156, 210]
Tóm lại, những công trình, những bài viết có liên quan đến đề tài luận án tương đối phong phú Việc nghiên cứu truyện ngắn Việt nam 1930-19445 đã đạt được những kết quả đáng nể Tuy nhiên, những công trình đó chủ yếu nghiên cứu truyện ngắn 1930-1945 với tư cách là những trào lưu, những phong cách, những sáng tác độc đáo, có giá trị đặc sắc Chưa
có công trình nào thực sự tìm hiểu vấn đề đặc trưng thể loại của truyện ngắn một cách toàn diện vừa như là một quy mô của tự sự, vừa như là một nguyên tắc tư duy nghệ thuật hiện đại, một phương thức cảm nhận, khám phá đời sống riêng… Cũng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cấu trúc chức năng để khái quát được sự đa dạng của loại hình truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu trên vẫn là tiền đề quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Trang 21
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Xác định đặc trưng truyện ngắn làm nền tảng lý thuyết để khảo sát các loại hình của nó là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của luận án Kế thừa thành tựu của những người
đi trước, luận án tiếp tục khẳng định truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ và quy mô ấy có quan hệ mật thiết với đặc trưng phản ánh đời sống của truyện ngắn Tiến sâu thêm một bước trong việc nghiên cứu bản chất thể loại, luận án sẽ chứng minh, truyện ngắn là thể loại hịên đại, đặc trưng truyện ngắn chịu sự chi phối trực tiếp của tư duy tiểu thuyết Tiểu thuyết là thể loại tổng hợp Truyện ngắn cũng là một kiểu tổng hợp thể loại
3.2 Nhiệm vụ trung tâm của luận án là nghiên cứu ba loại hình cơ bản của truyện
ngắn Việt Nam giai đoan 1930-1945: “Truyện ngắn - trữ tình hóa”; “Truyện ngắn - kịch hóa”, “Truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” Mỗi loại hình truyện ngắn được khảo sát như một
kiểu cấu trúc chức năng Nghĩa là, chính chức năng nghệ thuật đã quy định cấu trúc của từng loại hình truyện ngắn như những kiểu tổng hợp thể loại
3.3 Trên cơ sở nghiên cứu các loại hình cơ bản của truyện ngắn Việt Nam
1930-1945, luận án góp thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu quy luật vận đông của nền văn học dân tộc trên con đường hiện đại hóa
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Ngoài các phương pháp chung của nghiên cứu văn học như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, phân loại, … chúng tôi đặc biệt quan tâm đến phương pháp hệ thống và phương pháp loại hình Đây là phương pháp quán xuyến toàn
bộ quá trình tiến hành đề tài của chúng tôi Phương pháp này cho phép nghiên cứu truyện ngắn trong quan hệ biện chứng của một cấu trúc chức năng Tác phẩm là một cấu trúc chỉnh thể, có quan hệ mật thiết, biện chứng
Trang 22
với chức năng nghệ thuật của nó Đồng thời phương pháp này cũng giúp chúng tôi hiểu được
sự phong phú, đa dạng của truyện ngắn Ở truyện ngắn, mỗi tác phẩm có giá trị đều là một sang tạo nghệ thuật độc đáo, nhưng giữa chúng vẫn có sự “giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ giữa nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy”, có sự “thống nhất quy định lẫn nhau
về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn…” [173, 203]
5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về đặc trưng
và loại hình hóa đặc trưng truyện ngắn hiện đại trên cơ sơ dũ liệu truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 Luận án không chỉ dừng lịa xem xét truyện ngắn ở vấn đề quy mô mà đi sâu vào nghiên cứu tính hiện đại và tính đa dạng của truyện ngắn do nguyên tắc tư duy nghệ thuật và phương thức phản ánh đời sống hiện đại mang lại Theo hướng nghiên cứu cấu trúc chức năng để khái quát đặc trưng và loại hình hóa đặc trưng truyện ngắn, nên mặc dù đối trượng nghiên cứu vẫn là sang tác của cây bút quen thuộc như Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyên Hồng, Thanh Tịnh, Hồ Dềnh, Thạch Lam, Nam Cao… nhưng bước đầu luận
án đã đưa ra được những mô hình cấu trúc chức năng mang tính hệ thống chặt chẽ khoa học cho từng loại hình truyện ngắn khác nhau
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án được triển khai trong 4
chương
Chương 1 Đặc trưng và vấn đề loại hình hóa truyện ngắn hiện đại
Chương 2 Loại hình “truyện ngắn - kịch hóa”
Chương 3 Loại hình “truyện ngắn - trữ tình hóa”
Chương 4 Loại hình “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa”
Trang 23
CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HÓA TRUYỆN
NGẮN HIỆN ĐẠI Trước khi đi vào tìm hiểu những loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại dựa trên cứ liệu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945, chúng tôi thấy cần phải xác lập một số vấn
đề lý thuyết chung lien quan đến đặc trưng và loại hình hóa đặc trưng thể loại Đây sẽ là tiền
đề quan trọng cho việc khảo sát cấu trúc - chức năng của các loại hình truyện ngắn cụ thể ở các chương sau của luận án
1.1 Đặc trưng của truyện ngắn hiện đại
1.1.1 Truyện ngắn – tác phẩm tự sự cỡ nhỏ
Nói đến truyện ngắn, cả nhà văn và nhà lý luận, phê bình…đều rất thống nhất khi cho rằng đặc điểm cơ bản của nó là “ngắn” Chẳng hạn ở giai đoạn đầu của nền văn chương hiện đại Việt Nam chưa xuất hiện khái niệm truyện ngắn Khi đó chỉ có khái niệm “đoản thiên tiểu thuyết” được hiểu là một loại “tiểu thuyết ngắn” khác với “trung thiên tiểu thuyết” và “trường thiên tiểu thuyết” là những tiểu thuyết dài hơn: “Đoản thiên tiểu thuyết là tiểu thuyết ngắn, thể thức cũng như thường ( như tiểu thuyết nói chung), chỉ có ngắn hơn mà thôi” “Đoản thiên tiểu thuyết nghĩa là gì ? một câu chuyện nào có thể viết thành một “thiên tiểu thuyết” trường tức là dai, nay ta phải gọn ý nó lại thế nào cho trở nên một “thiên” tiểu thuyết “đoản” tưc là vắn…thường thường cái đảon là cái kết cuộc của một bản trường thiên tiểu thuyết” [174, 205]
Sau này, ở các giáo trình lý luận văn học, các từ điển văn học, truyện ngắn được nói đến một cách đầy đủ, toàn diện hơn, nhưng tựu trung lại vẫn xoay quanh tính chất “ngắn” của thể loại
Chẳng hạn theo Từ điển thuật
Trang 24
ngữ văn học, truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ…cái độc đáo của nó là ngắn Truyện
ngắn được viết ra và tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ…” [178, 252] Còn theo
sách Lý luận văn học của Gulaiep, truyện ngắn “là một hình htưc tự sự loại nhỏ Nó khác
với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một sự kiện nào đó thường xảy ra trong đời một nhân vật, hơn nữa thường bộc lộ một nét nào đó của nhân vật…” [59, 257-258]
Các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam và nước ngoài đều có chung ý kiến như vậy Chẳng hạn, Aimatop cho rằng “xoay trên một mảnh đáy hẹp, chính đó
là chỗ làm cho truyện ngắn phân biệt với các thể loại khác” Với Pantôpxki thì “truyện ngắn
là một truyện viết ngắn gọn” Còn theo Antônốp, chính việc truyện ngắn phải ngắn khiến cho
nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết Theo nhà văn Nguyễn Quang Thân, truyện ngắn “là một câu chuyện được kể lại, dựng lại một cách ngắn gọn” Và theo Nguyễn Kiên, “tiểu thuyết và truyện ngắn giống như hai nhánh của một cành cây trên vòm cây nghệ thuật xum xúc Chúng đều thuộc thể loại truyện, chỉ khác ở độ ngắn dài” Còn nhà nghiên cứu phê bình Vương Trí Nhàn thì cho rằng: “Rút cục, cái đặc điểm duy nhất mà cũng rõ nhất của truyện ngắn là nằm trong chính sự ngắn gọn của nó, với điều kiện là sự ngắn gọn này đủ sức tạo nên mộ hiệu quả nhất định” [158, 48]
Và quan niệm trên hình như đã tác động đến sự ra đời của một loại truyện mới là
truyện rất ngắn (còn gọi là truyện mini) Trên thế giới đã có nhà văn chuyên viết truyện rất
ngắn Đó là Ơ Conor (1903-1966), nhà văn Mỹ gốc Ái Nhi Lan Còn ở Việt Nam, vào những
năm 1993-1994, tạp chí Thế giới mới đã tổ chức thành công cuộc thi Viết truyện ngắn Có
gần 5000 tác phẩm dự thi và có 40 tác phẩm vào chung khảo, 20 tác phẩm đựoc giải Trong
đó có 2 giải nhất (Hoa muộn, của Phan Thị Vàng Anh và
Trang 25
Đường Tăng của Trương Quốc Dũng), 3 giải nhì, 5 giải ba và 10 giải khuyến khích Cuộc thi
đã gây được sự chú ý lớn trong đời sống văn học lúc bấy giờ Qua những nhận xét xung quanh cuộc thi này, người đọc hy vọng từ đây truyện rất ngắn sẽ nở rộ Bởi truyện rất ngắn
“cô đọng và nhanh gọn, thích hợp với cách nghĩ và nhịp sống của thời hiện đại” (Nguyễn Kiên) Ở truyện rất ngắn “nổi bật hơn cả đó là sự thống nhất của cái ngắn và cái dài Cái ngắn của câu chữ, cái dài của tình ý, đặc biệt là cái tình” (Lê Ngọc Trà)… Truyện rất ngắn được xem như là “một dạng đặc biệt thuộc thể loại truyện ngắn nói chung” (Nguyễn Kiên), là
“hình thức mới trong truyện ngắn hiện nay” (Đặng Anh Đào) Nó “có khá đầy đủ tính chất của truyện ngắn với tính cách là một thể loại” (Lê Ngọc Trà)…
Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa truyện rất ngắn với truyện ngắn chính là ở chỗ nó phải “ngắn” hơn (theo quy định của cuộc thi là dưới 1000 chữ) Trong tương quan với truyện
ngắn thì truyện rất ngắn phải ngắn hơn nữa Như vậy, nói đến truyện ngắn không thể không nói đến dung lượng, quy mô ngắn, gọn của nó
Tính chất ngắn gọn của truyện ngắn được biểu hiện ở ba phương diện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn ít nhiều bị hạn hẹp ở một giới hạn
nhất định Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn thường không đuợc mở rộng ra nhiều chiều kích khác nhau Truyện ngắn không phản ánh cả quá trình đời sống diễn ra trong một khoảng thời gian dài mà thường khám phá đời sống tập trung vào một thời điểm tiêu biểu có ý nghĩa nhất: một khoảnh khắc, một tình huống, một lát cắt đời sống
Không phải ngẫu nhiên trong Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn chọn thời điểm “gần một
giờ đêm” – cái giờ khắc nghiệt ngã nhất đối với những người nông dân chân lấm tay bùn
Còn trong Anh phải sống
Trang 26Khái Hưng tập trung mô tả cái giây phút người vợ giành cái chết về mình để cho người chồng
được sống khi hai vợ chồng rơi vào giữa dòng nước xoáy Và ở Chiếc lá cuối cùng của
Ô.Henry thì đó là cái thời khắc chiếc lá cuối cùng trên cây leo già sắp hạ cánh…
Mặt khác, truyện ngắn cũng thường khám phá đời sống ở một phạm vi hẹp, gắn liền
với một địa điểm, khoảng không cụ thể Đó có thể là đoạn đê sắp vỡ (Sống chết mặc bay), là
dòng sông giữa mù mưa lũ (Anh phải sống), hay trong căn phòng chật hẹp ở một khu phố
dành cho những nghệ sĩ nghèo (Chiếc lá cuối cùng)
Đời sống con người luôn chứa đựng các xung đợt, xuất hiện dưới dạng những va chạm, những đụng độ, những đối chọi giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với nhau hay giữa các phương diện khác nhau của tính cách Do vậy, dung lượng đời sống được phản ảnh có liên quan mật thiết đến số lượng xung đột được phản ánh trong tác phẩm Ở truyện ngắn, số lượng xung đột thường có hạn Bởi những va chạm, những mâu thuẫn thường chỉ được thể hiện trong những giới hạn thể loại nhất định: hoàn cảnh hạn hẹp, tính cách ít phức tạp… Do ít xung đột nên cốt truyện của truyện ngắn thường đơn giản, ít sự kiện và hành động; sự kiện ít vận động và biết đổi để trở thành sự cố, biến cố
Truyện ngắn cũng thường có số lượng nhân vật ít và tính cách nhân vật không phức tạp Trong khi những bộ tiểu thuyết lớn có thể có đến hàng trăm nhân vật (Chiến tranh và hòa bình của L Tônxtôi có tới hơn 500 nhân vật) thì ở truyện ngắn thưởng chỉ có vài ba nhân vật
Và nhân vật của truyện ngắn thường mang tính đơn nhất Nét tính cách bản chất của nhân vật
ít được mô tả trong sự vận động và biến đổi, trong quan hệ đa chiều với hoàn cảnh Nhân vật của truyện ngắn thường không phải là số cộng của những tính cách đơn lẻ hay phức hợp, đối lập với những nét tính cách khác nhau mà là một tính cách tiêu biểu nhất được bộc lộ qua một hành động giàu sức biểu hiện nhất: thói vô trách nhiệm đến tàn ác của
Trang 27
quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay; đức hi sinh cao cả của người vợ trong Anh phải sống; và tấm long cao thượng của người họa sĩ già trong Chiếc lá cuối cùng…
Thứ hai, với một dung lượng đời sống có hạn, truyện ngắn không thể đặt ra và giải
quyết nhiều vấn đề đời sống khác nhau Theo Nguyễn Công Hoan, “muốn truyện là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho truyện…Mỗi truyện cần có một ý, một ý thôi
Ý ấy là ý chính của truyện” [169, 14] Ở các tác phẩm tự sự có quy mô lớn, dung lượng đời sống phong phú, đa dạng, cốt truyện phức tạp nhà văn có thể đề cập đến nhiều vấn đề Những tác phẩm như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Những người khốn khổ (V Huy gô), Chiến tranh và hòa bình (L Tônxtôi)…là những tác phẩm như thế
Còn ở truyện ngắn, nhà văn thường chỉ tập trung vào một chủ đề nhất định Chẳng
hạn xem xét dưới góc độ nội dung xã hội (chứ không phải nội dung thẩm mỹ) thì Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn nói đến thói tàn ác của bọn quan lại phong kiến thực dân; Đồng hào có ma (Nguyễn Công Hoan) đề cập đến sự “ngược đời”, “phi lý” của xã hội thực dân –
phong kiến Ở đó, mọi chuẩn mực, mọi trật tự xã hội đều bị đảo ngược Ở đó kẻ ăn cắp đáng
sợ nhất lại là những ông quan cha mẹ dân…Qua Đời thừa, Nam Cao muốn nói đến bi kịch
“sống mòn” của người tri thức, những con người giàu khát vọng cao đẹp nhưng luôn bị cuộc sống áo cơm ghì sát đất
Thứ ba, cái “ngắn‟ của truyện ngắn được tính đếm cụ thể qua số trang, số chữ và thời
gian tiếp nhận tác phẩm Đây là một việc làm mang tính hình thức, nhưng cũng có ý nghĩa nhất định trong việc xác định đặc điểm của thể loại Với khổ 13 x 19, số trang trung bình của truyện ngắn thường từ 7 – 10 trang và độ dài là từ 25 – 30 trang Theo Vương Trí Nhàn, “nếu cuốn sách độ ba, bốn trăm trang thì thong thường người ta gọi là truyện dài Nếu chỉ độ một, hai trăm trang gọi là truyện vừa…còn trong
Trang 28
vòng bảy, tám trang đến mười lăm, hai mươi thậm chí ba, bốn chục trang cũng vẫn gọi là truyện ngắn” [164, 38]
Trên cơ sở này, có thể thấy truyện ngắn của Môpatxang, Đôđê (Pháp), Henry (Mỹ) hay của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Bùi HIển…(Việt Nam) thường có số trang ở mức trung bình Những truyện ngắn nhất của Nguyễn Công Hoan và Thạch Lam
khoảng 4 trang (Anh xẩm của Nguyễn Công Hoan và Tiếng chim kêu của Thạch Lam) và dài là 12 trang (Cô hàng xén, Tình xưa của Thạch Lam) Trong khi đó truyện của Giắc
Lândơn (Mỹ), Sêkhôp (Nga), Xvaig (Áo) và Nam Cao (Việt Nam) thường có số trang lớn hơn Truyện của Nam Cao thong thường từ 10-12 trang (Dì Hảo, Lão Hạc, Trăng sang, Đời thừa…) cá biệt có những truyện đến gần 40 trang (Chí Phèo, Nửa đêm)
Số chữ trung bình của truyện ngắn khoảng 10.000 đến 12.000 chữ trong khi đó theo quy định của các cuộc thi thì với truyện rất ngắn là dưới 1.000 chữ và truyện cực ngắn là dưới
100 chữ Trong tương quan đó thì một số truyện của Nam Cao (Chí Phèo, Nửa đêm) đã vượt
ra ngoài khuôn khổ thong thường (gần 15.000 chữ) Một số truyện như Anh xẩm của Nguỹen Công Hoan và Tiếng chim kêu của Thạch Lam chỉ dưới 1.500 chữ, gần hơn với truyện rất
ngắn… Còn thời gian trung bình để đọc một truyện ngắn khoảng 5-10 phút Với những truyện dài hơn, thời gian đọc khoảng 35-40 phút…
Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề quy mô, dung lượng của truyện ngắn chỉ mang tính tương đối Song dù sao, “ngắn” vẫn là đặc điểm nổi bật ở thể lọai này
1.1.2 Truyện ngắn – tác phẩm tự sự hiện đại
Trong một số công trình tuyển chọn, nghiên cứu gần đây ở Việt Nam, các tác phẩm tự
sự cỡ nhỏ thời trung đại thường được gọi chung là truyện ngắn Các sách như Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam chọn lọc [169] Văn xuôi Viêt Nam thời trung đại [152] đều lấy Việt điện u linh
Trang 29
của Lý Tế Xuyên làm cột mốc khởi điểm cho truyện ngắn Việt Nam Mặc dù vậy, trong lời đầu sách, người biên soạn các công trình tên vẫn ý thức được rằng đó chưa phải là những
truyện ngắn theo nghĩa đầy đủ của nó Nhóm biên soạn Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam chọn lọc viết rằng: “Công trình bao quát một khoảng thời gian dài bảy thế kỷ từ lúc truyện
ngắn còn ở dạng phôi thai, cho đến những thành tựu mới nhất của truyện ngắn đương đại Tất nhiên, đây là nói “vun vào” chứ truyện ngắn Việt Nam trog lịch sử văn học chỉ thật sự định
hình và phát triển trong thế kỷ XX Còn tác giả cuồn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại viết:
Để bạn đọc hình dung đuợc cách đầy đủ về diện mạo cùng số phận của thể truyện ngắn, chúng tôi đa đưa vào phần tuyển chọn hầu như tất cả những tác phẩm mang dáng dấp
tự sự mà hiện nay còn lưu giữ được và sắp xếp chúng theo tuyến thời gian Thiết nghĩ nếu chỉ tuyển nhũng truyện có đầy đủ “tiêu chuẩn” theo quan niệm về truyện ngắn hiện đại thì chúng
theo trật tự thời gian
Trong khi đó, các tác phẩm tự sự hiện đại lại khám phá đời sống theo nguyên tắc tư duy tiểu thuyết Tiểu thuyết trở thành thể loại trung tâm của văn học hiện đại Và theo Bakhtin, có ba đặc điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác biệt về nguyên tắc với các thể loại khác
Trang 30
1/ Tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết; 2/ Sự thay đổi cơ bản các tọa độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết; 3/ Khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết, chính là khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện đại (đương đại) ở thì không hoàn thành của nó [5,32-33]
Là một dạng của tác phẩm tự sự hiện đại, truyện ngắn cũng phản ánh đời sống theo nguyên tắc tư duy tiểu thuyết Những đặc điểm bản chất của truyện ngắn thường đuợc thể hiện ở tính chất hiện đại do tư duy tiểu thuyết mang lại Cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn
mô tả đời sống như một thực tả đang tiếp diễn Thế giới đời sống mà nó hướng đến để phản ánh, để khám phá không phải là thể giới của quá khứ mà đã đuợc hoàn kết, đóng khung lịa như trong các tác phẩm tự sự truyền thống
Truyện truyền thống dường như chỉ thuật lại, kể lại những chuyện xảy ra từ xa xưa như một thế giới khép kín Truyện thường mở đầu bằng lới kể có chức năng giới thiệu và báo trước về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nhân vật…những gì liên quan đến diễn biến và kết cục của câu chuyện Ở đó, thời gian bao giờ cũng là cái “ngày xửa ngày xưa” đầy xa vời Những sự kiện tạo nên sự vận động và phát triển của cốt truyện lần lượt được kể lịa một cách khách quan, ngắn gọn theo trật tự thời gian Những gì được kể lịa đều tạo cho người đọc cảm nhận về một thế giới chẳng có gì giống với thế giới mà họ đang sống Và tác phẩm kết thúc trong sự hoàn kết trọn vẹn, mọi chuyện xảy ra đều được giải quyết xong xuôi; cái ác bị trừng phạt, người có công được ban thưởng, ai oan khuất được giãi bầy…
Trong khi đó, truyện ngắn hiện đại thường khai thác chất liệu đời sống đưong đại là chủ yếu Tác phẩm xây dựng hình tượng ở một tọa độ không gian và thời gian thuộc về thực tại đang tiếp diễn Nó khiến người đọc có cảm giác được chứng kiến những gì đang xảy ra chứ không phải là được nghe kể lịa những chuyện xảy ra từ xa xưa Ở đó, người kể chuyện
Trang 31nhiều khi xuất hiện với tư cách là người chứng kiến, người tham gia trực tiếp các sự kiện được phản ánh trong tác phẩm Nhân vật “tôi” - người kể chuyện chỉ có thể có mặt trong truyện ngắn hiện đại và càng ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong tương quan với người kể chuyện gián tiếp Chẳng hạn, theo thống kê của chúng tôi, nếu nhân vật “tôi” - người kể chuyện ở sáng tác của Nam Cao là hơn 26%, Nguyễn Công Hoan là hơn 30%, Thạch Lam là
gần 40% thì tỉ lệ này trong Một trăm truyện ngắn hay Việt Nam (xuất bản năm 1998) là gần 43% và trong Tuyển tập truyện ngắn của các tác giả đoạt giải thưởng báo Văn nghệ
(xuất bản năm 1999) lên tời gần 50%
Và ngay cả khi nhân vật người kể chuyện không phải là người tham gia trực tiếp các
sự kiện thì những gì mà nó kể lại cũng vẫn thuộc về hiện thực cùng với người kể Qua hệ thống chi tiết nói về tiểu sử, chức danh nhân vật, các đơn vị hành chính, công sở, các hoạt động xã hội…, người đọc dễ dàng nhận ra điều đó Chẳng hạn, trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan luôn có sự hiện diện các tầng lớp khác nhau của xã hội thị dân hiện đại: nhưng ông chủ tư sản, quan tính, quan phủ, quan huyện, những ông chánh, ông phán, ông tham…; những nhà văn, nhà báo, nhà giáo; những thằng xe, con bếp Và cùng với chúng là các hoạt
động xã hội đặc trưng của thời hiện đại như bầu cử (Trần Thiện, Lê Văn Hà), thi đấu bóng
đá (Tinh thần thể dục), hoạt động báo chí (Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo) sân khấu (Kép Tư Bền, Kiếp tài tình), hoạt động sáng tác và phê bình văn học (Nhân tài, Mánh khóe)…
Cũng như vậy, trong truyện ngắn Thạch Lam, mặc dù các hoạt động xã hội hiện đại ít được phản ánh trực tiếp nhưng cái “mô típ” nhân vật từ tỉnh “trở về” làng được lặp đi lặp lại trong hàng loạt tác phẩm đã phần nào nói lên được khuynh hướng vận động của đời sống đương thời: cuộc sống Âu hóa từng ngày làm rạn vỡ những vẻ đẹp truyền thống… Có thể nói truyện ngắn hiện đại đã được xây dựng bởi một “chất bột” khác so với
Trang 32
truyện truyền thống; những chuyện của hiện tại được kể lại bởi một người kể chuyện cùng thời Nhà văn là người “đứng giữa đời nói chuyện đời cho người đời nghe” (Thiếu Sơn) Dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp, người kể chuyện bao giờ cũng “nhập thần‟ vào nhân vật và hoàn cảnh để mà kể, tả, bộc lộ, phân tích, giải thích, bình luận, triết lý Nó am tường đến tận chân tơ kẽ tóc mọi vấn đề đời sống, nó “đi guốc trong bụng” các nhân vật Vì thế những gì được nó kể lại trong tác phẩm thường đem đến cảm giác chân thực, đáng tin cậy cho người đọc Thế giới nghệ thuật của tác phẩm bao gồm cảnh vật, con người, thời gian, không gian, các mối quan hệ… trở nên hết sức gần gũi với người đọ Đó là thế giới của cái hàng ngày, thường ngày, chứa đầy những phù vân, dang dở, nghịch dị Đó không còn là thế giới của những anh hùng, liệt nữ, là vương quốc của tự do, là thế giới của ước mơ như trong
truyện truyền thống Trong truyện truyền thống, tan rồi cuối cùng sẽ hợp, ở hiền sẽ gặp lành,
ác sẽ bị trừng phạt…Còn trong truyện hiện đại, tan mà không hợp, ở hiền không phải bao giờ
cũng gặp lành…
Thế giới của truyện ngắn hiện đại là thế giới đầy ắp chất văn xuôi đời thường, đầy những điều phi lý, ngược đời, pha tạp, phản thẩm mỹ… Ở đó cuộc sống con người thường hiện ra chân thực, cụ thể với toàn bộ những gì ngổn ngang, bề bộn, sù sì như nó vốn có Không phải ngẫu nhiên sáng tác Nam Cao toàn là “những chuyện không muốn viết” những chuyện “áo cơm ghì sát đất” gắn với “đời thừa”, “sống mòn”…Cái đói dường như đã trở thành “nhân vật trung tâm” trong truyện của Nam Cao Vì thế, đã có người đánh giá chưa đúng văn chương của ông:
Xét đề tài, ông Nam Cao nhà mình chẳng thua gì ông Sêkhốp, ông Lỗ Tấn, Văn chương Nam Cao cũng rất gần gũi với văn chương ông Tây, ông Tàu này, nhung khoảng cách tầm cỡ thì hình như vẫn còn xa nhau lắm Sở dĩ có khoảng cách ấy cũng là vì ở chỗ Lỗ Tấn và
Trang 33
Sêkhốp quan tâm đến nỗi đau ở cả tinh thần, còn Nam Cao lại để tâm trí nhiều đến cái bụng Đọc ông ấy trang nào cũng thấy cái đói Mà văn học chỉ quẩn quanh xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn được [104, 224-225]
Đó là một cách hiểu cảm tình về sáng tác của Nam Cao nói riêng và truyện hiện đại nói chung Có thể thấy, không riêng gì Nam Cao, mà các sáng tác hiện đại nói chung trong đó
có cả Sêkhốp và Lỗ Tấn, đều hướng về cuộc sống thường ngày đầy những phù vân dang dở
để qua đó nói lên “nỗi đâu ở cõi tinh thần‟ của con người Trên bề mặt của truyện hiện đại chỉ toàn những cái tầm thường, vô nghĩa, ngẫu nhiên, rời rạc, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán Nhưng nhờ bàn tay sáng tạo độc đáo của nhà văn, những cái vô nghĩa ấy được tổ chức lịa, được sắp xếp hợp lý trở thành một chỉnh thể nghệ thuật mang ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc Truyện ngắn hiện đại không ru con người vào thế giới mơ ước mà luôn lay tỉnh con người về thực tại, nơi con người là nô lệ của cuộc sống Truyện ngắn hiện đại “như một bài học của một cuộc đời thực tại…Nó không bao giờ tránh những sự thực xấu xa tàn khốc; Nó làm cho người ta hiểu rằng nếu cuộc đời trong truyện có nhiều cái đáng ghê tởm như vậy vì
sự thực chính như vậy” [164, 121]
Như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng hình tượng ở tọa độ không gian và thời gian thuộc về hiện tại chưa hoàn thành là một biểu hiện quan trọng của nguyên tắc tư duy tiểu thuyết được sử dụng trong truyện ngắn hiện đại Tuy nhiên, đó chưa phải là biểu hiện quan trọng nhất Có ý nghĩa quyết định đối với nguyên tắc tư duy này chưa phải là khoảng cách thời gian mà là khaỏng cách giá trị giữa người kể chuyện với thế giới đời sống được phản ánh Cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn vẫn có thể khai thác đề tài lịch sử, quá khứ Nhưng chúng chỉ được xem là tác phẩm hiện đại khi viết về quá khứ theo cái nhìn của người cùng thời, người trong cuộc, có cùng tọa độ thời gian, không gian, cùng thang giá trị với đối tượng được mô
Trang 34
tả Người trần thuật thường đứng ngang hàng, hoặc cao hơn các nhân vật trong tác phẩm Nó không ngưỡng vọng, thành kính, mà luôn thân mật, suồng sã với nhân vật, bất kể chúng thuộc thứ hạng nào trong xã hội Do vậy, người trần thuật có thể dùng các từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu khác nhau để nói về nhân vật của mình Trong truyện Nam Cao, nhân vật thường đuợc
gọi bằng những đại từ: y, thị, hắn, nó Còn trong truyện Nguyễn Công Hoan thì tất cả đều là thằng, con, thằng khốn nạn, con mụ khốn nạn Trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, người đọc
gặp không ít lời “bất kính” khi nói về các vị thiên tử: “Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với mình Đây là điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện khủng
khiếp…Triều Nguyễn của vua Gia Long lập ra là một triều đại tệ hại” (Vàng lửa); “Nhà vua
thấy Vinh Hoa, thốt nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm tay…Nhà vua đang đêm xõa tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh Hoa việc Khải mất”
(Phẩm tiết)…
Nhờ có sự xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật với nội dung trần thuật
mà tiểu thuyết (bao hàm cả truyện ngắn) trở thành thể loại văn học dân chủ bậc nhất Điểm tựa của sáng tác không còn là kinh nghiệm cộng đồng mang tính khuôn mẫu, ước lệ mà là kinh nghiệm cá nhân mang đậm cá tính sáng tạo Từ đó, ngôn từ trong tác phẩm không còn là ngôn từ đơn nghĩa khách quan mà thường là ngôn từ đa nghĩa, đa thanh, đa phong cách, chứa đựng những tiếng nói, những ý thức khác nhau, có khả năng soi sáng đối tượng ở những góc nhìn khác nhau Lời trong tác phẩm luôn là sự nối tiếp, tiếp lời Nó không chỉ đưa ra “thông báo” khách quan về đối tượng được mô tả mà có khả năng phân tich, giải thích về đối tượng một cách linh hoạt và sâu sắc
Cũng vì được xây dựng bằng loại lời văn như thế nên hình tượng nhân vật thường có cấu trúc đa dạng, phức tạp hơn hẳn truyện truyền thống Nhân vật trong truyện truyền thống được xây dựng trên những nét tính cách
Trang 35
đơn nhất: tốt hoặc xấu, nhân từ hoặc độc ác, trung hoặc nịnh, cao thượng hoặc thấp hèn…Giữa bản chất bên trong với ngoại hiện, giữa bản chất với thân phận bao giờ cũng rất
thống nhất Trong vai người tốt, Thạch Sanh truyện cổ tích cùng tên), từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ được khắc họa qua những hành động cao đẹp: đi canh miếu – chém trăn tinh; xuống hang - giết đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy tề; lên làm vua, đối xử hết mực nhân
ái với quân của 18 nước chư hầu…Thạch Sanh trở thành biểu tượng đẹp nhất cho lòng nhân
ái, cao thượng của con người Ngược lại, điển hình cho thói gian ngoan, độc ác, toàn bộ hành động của Lý Thông chỉ là lừa lọc: hết lừa Thạch Sanh đi canh miếu, lại lừa chàng xuống hang
để rồi khi đã đưa được công chúa lên thì lấp hang nhằm hãm hại chàng…
Nhân vật của truyện truyền thống thường đơn giản và dễ hiểu Nó là kết quả của cái nhìn một chiều về cuộc sống và con người Trong khi đó, nhân vật ở truyện hiện đại luôn là kết quả của cái nhìn đa chiều Nó được khắc họa qua nhiều điểm nhìn khác nhau: có điểm nhìn của tác giả, điểm nhìn của những nhân vật khác trong tác phẩm, và có cả điểm nhìn của chính nhân vật tự nhìn nhận về nó Chẳng hạn nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, có điểm nhìn của Bá Kiến, Thị Nở, của làng Vũ Đại…và của chính Chí Phèo nhìn nhận về bản thân
Tương tự như vậy, trong truyện Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người họa sĩ
cũng được nhìn nhận không chỉ qua điểm nhìn của tác giả mà có cả điểm nhìn của chính nó
và các nhân vật khác trong tác phẩm như người lính đã “thồ” tranh cho anh ta, mẹ, vợ, và những người hàng xóm của người lính ấy…
Là sản phẩm của cuộc sống hiện đại, của cái nhìn đa chiều về con người, nhân vật trong văn học hiện đại nói chung và truyện ngắn nói riêng thường có cấu trúc phức tạp và đầy mâu thuẫn: bản chất bên trong mâu thuẫn với biểu hiện bên ngoài, tính cách không thống nhất với số phận…Nó
Trang 36
“hoặc cao lớn hơn thân phận mình, hoặc nhỏ bé hơn tính người của mình Nó không hoàn toàn rốt cuộc chỉ là một viên chức, một địa chủ, một lái buôn, một vị hôn phu, một kẻ cả ghen, một người cha…Con người không thể hóa thân đến cùng với cái thân xác xã hội lịch sử hiện hữu” (Bakhtin) Nếu nhân vật của truyện truyền thống dễ dàng lược quy về các phạm trù
lý luận, đạo đức: người tốt bụng (Thạch Sanh), kẻ độc ác (Lý Thông), kẻ hà tiện (nhân vật
trong Một quan còn đắt lắm), kẻ lười biếng (nhân vật trong Há miệng chờ sung)…thì nhân
vật của truyện hiện đại thường “không thể hiểu nổi”, Chí Phèo của Nam Cao, đúng như giáo
sư Trần Đình Sử đã nhận xét, “vừa dữ vừa hiền vừa liều lĩnh, vừa nhát sợ, vừa dị dạng, vừa bình thường, vừa chìm đắm trong tăm tối, vừa ước mơ một cuộc đời trong lành…Bảo Chí Phèo là nhân vật chính diện đã hẳn là không được, mà xem hắn là nhân vật phản diện cũng không ổn” [185, 157-158] Các nhân vật của Thạch Lam, đúng như quan niệm của ông, không chỉ hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu Bởi “cái hoàn toàn tố hay hoàn toàn xấu không có ở trên đời…Một người rất tốt có thể có những lúc giận dữ, tàn ác, như một người rất ác có thể
có những lúc hiền hậu nhân từ Người ta là người vớt những sự cao quý và hèn hạ của người”
(Theo dòng)
Con người trong truyện hiện đại, thường không hoàn toàn trùng khít với chính nó Nó chứa đựng bao điều “dư thừa” so với địa vị thân thể của nó Giữa con người cá nhân và con người xã hội bao giờ cũng có sự vênh lệch Giữa ngoại hình với nội tâm, ngôn ngữ với hành động thường có sự mâu thuẫn Nhân vật luôn có những hành động hết sức bất ngờ (bất ngờ cả với chính nó) nhưng xét đến cùng vẫn phù hợp với lô gic của tính cách
Hành động của họa sĩ Bơmen trong Chiếc lá cuối cùng (Ô Henry) có phần bất ngờ
nhưng không phải là không hiểu được Ở ông họa sĩ, đằng sau cái vẻ ngoài gàn dở, sống bê tha, không mục đích, không lý tưởng là lòng nhân ái bao la Trong cuộc sống thường nhật, ông chỉ bộc lộ những gì thuộc về con người bên ngoài của mình Đến khi được chứng kiến Gion-xi đang cận
Trang 37
kề cái chết, đức hy sinh và lòng nhân ái nơi ông mới có dịp được bộc lộ Bất chấp giá rét và tuổi già, ông thầm lặng hy sinh để cứu cô họa sĩ trẻ…
Nhân vật Tư trong truyện Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh đã nói về mình như
sau:
Với riêng tôi và anh chị e tôi, đứa nào cũng thấm đẫm vào trí nhớ một câu bất hủ: Lão Hứa và con cháu lão là kẻ thù truyền kiếp Ai ngờ tôi là đứa phản bội bố tôi trước tiên, mặc dù tôi đuợc dạy dỗ khá cẩn thận về địa vị gia đình mình, hễ bắt gặp Quý Anh là tôi quên tất
Điều “không ai ngờ” ấy dường như lại là nét chung của nhân vật trong truyện ngắn
hiện đại Việc anh Keng (Anh Keng- Nguyễn Kiên) lấy chị Cả Lạt, vốn là “một con mẹ góa”,
“vợ thừa người ta”; việc Mỵ (vợ chồng APhủ - Tô Hoài) cởi trói cho APhủ và chạy trốn theo anh; cũng như việc người vợ trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
mặc dù bị chồng đánh đập dã man sau mỗi chuyến đi biển, nhưng vẫn một mực xin chính quyền xã đừng bắt chị phải ly dị chồng…, đều là những việc làm “không dễ hiểu” của nhân vật trong truyện ngắn hiện đại
Như vậy, có thể thấy, chiếm lĩnh đời sống theo nguyên tắc tư duy tiểu thuyết, truyện ngắn mang trong mình những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Nó cũng xóa bỏ khoảng cách giá trị giữa những người trần thuật và nội dung trần thuật, lấy kinh nghiệm cá nhân làm điểm tựa sáng tạo và phá vỡ cấu trúc hình tượng “nguyên khối” của truyện truyền thống…Vì vậy,
so với truyện truyền thống, cấu trúc thể loại của truyện ngắn cũng thay đổi Truyện hiện đại
đã cho phép nhà văn phát huy tối đa tính tích cực trong quá trình sáng tạo tác phẩm và người trần thuật phát huy tối đa vai trò của người trong cuộc, người cùng thời, cùng mặt bằng giá trị với đối tượng trần thuật Các yếu tố tham gia trong cấu trúc tác phẩm thường đa dạng và sinh động hơn
Cốt truyện của truyện truyền thống thường có đầy đủ các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút Mỗi thành phần có
Trang 38
thể có một sự kiện (phần mở nút) hay nhiều sự kiện (phần phát triển) Song điều quan trọng là các sự kiện này thường không được mô tả trong quan hệ mở rộng không gian mà chủ yếu được xâu chuỗi theo thời gian Vì thế, mặc dù có nhiều sự kiện nhưng cốt truyện của truyện truyền thống không giúp cho người đọc nhận thức được sự phong phú và phức tạp của đời sống
Trong khi đó ở truyện hiện đại dường như sự kiện nào cũng được trình bày tỉ mỉ để trở thành những tình tiết thực sự Mỗi sự kiện tham gia vào cốt truyện thường được mô tả, phân tích, lý giải một cách cặn kẽ: Sự kiện từ đâu mà có ? Nó có liên quan đến những gì ? Nó liên quan đên diễn biến, đến sự vận động của sự kiện trung tâm như thế nào? … Trong truyện
Lão Hạc của Nam Cao, xoay quanh sự kiện Lão Hạc phải bán “cậu Vàng”, có rất nhiều lớp
truyện, nhánh truyện được mở rộng Có chuyện về hoàn cảnh gia đinh lão: vợ mất sớm, cậu con trai, chỉ vì nhà nghèo không cưới được vợ, phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su ở miền Nam, bằn bặt năm, bảy năm không về Có chuyện về con chó của lão “gọi là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”, chuyện về mảnh vườn mà lão “thà chết chứ không chịu bán đi sào nào”…
Cũng với cốt truyện, nhân vật trong truyện hiện đại thường hết sức đa dạng và phức tạp Nhân vật là con người của cuộc đời thực, được sống với các quan hệ xã hội - lịch sử, quan hệ cá nhân đời tư vô cùng phức tạp, sinh động Nhân vật không bao giờ trùng khít hoàn toàn với thành phần xuất thân Nó mang trong mình rất nhiều nét tính cách khác nhau, thậm chí đối lập nhau
Sáng tác Nam Cao, như ta đã biết, chủ yếu viết về nông dân và trí thức nghèo Nhưng
có biết bao tính cách khác nhau trong thành phần được gọi là nông dân, trí thức ấy Cùng là nông dân nhưng Chí Phèo và Trạch Văn Đoành, Cu Lộ và Lang Rận, Thị Nở và Mụ Lợi, Lão Hạc và Dì Hảo, bố của Ninh và thầy Dần… đều mỗi người một vẻ Mỗi nhân vật đều là
Trang 39“tổng hòa”, “phức hợp” những nét tính cách khác nhau, không chỉ của nông dân mà của con người nói chung
Nhân vật của truyện hiện đại thường chứa đầy mâu thuẫn, đầy sự chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, giữa lời nói và việc làm Đặc biệt, nó được
mô tả không chỉ ở phương diện “con người và hành động” mà cả góc độ “con người tâm lý” Khác với truyện truyền thống, truyện ngắn hiện đại không chỉ quan tâm mô tả nhận thức của con người về thế giới mà còn mô tả cả quá trình nhận thức của con người về chính bản thân
nó Đây là bước phát triển của văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng Có thể nói, khám phá chiều sâu tâm lý con người trở thành mục tiêu cơ bản của văn học hiện đại (trong đó có truyện ngắn với tư cách một thể loại) Nói như Nguyễn Minh Chu, thiên chức của nhà văn là
“đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” Thế giới tâm lý, tình cảm, tư tưởng con người vốn đầy bí ẩn, cực kỳ tinh vi và phức tạp Những niềm vui, nỗi buồn, những băn khoăn, day dứt, những suy nghĩ, toan tính, những hoạt động ý thức và vô thức của con người đều là những gì không dễ nắm bắt, khám phá Nhưng chính nó lại là “vùng đất mới” có sức hấp dẫn đặc biệt đối với văn học hiện đại Hướng về khám phá vùng đất mới ấy, tác phẩm tự
sự hiện đại nói chung, truyện ngắn nói riêng cần phải sử dụng những chất liệu nghệ thuật, nguyên tắc nghệ thuật mới trong xây dựng nhân vật nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phản ánh ngày càng sâu rộng con người và cuộc sống hiện đại
So với truyện truyền thống, nhân vật trong truyện hiện đại đã được cấu trúc khác Nó không còn là những tính cách đơn nhất, mà thường là “phức hợp” của những tính cách: không còn là con người chung chung, trừu tượng, phi lịch sử - xã hội mà là con người cụ thể, sinh động của cuộc sống thường ngày; không chỉ là “con người hành động” đơn giản, dễ hiểu
mà còn là “con người tâm lý” cực kỳ đa dạng và phức tạp
Trang 40
Trong truyện hiện đại, không chỉ cốt truyện, nhân vật mà các thành phần trần thuật (xét ở phạm vi câu, đoạn và tương quan các đoạn) cũng được cấu trúc khác Ở truyện truyền thống, chiếm ưu thế trong lời trần thuật thường là lới thông báo khách quan Còn trong truyện hiện đại, ngoài loại “lời khách quan”, thường có sự gia tăng đáng kể của loại “lời chủ quan” chứa đựng cách nhìn nhận, thái độ đánh giá của người trần thuật Mỗi câu văn, đoạn văn không chỉ có kể, tả một cách khách quan mà còn bao hàm sự nhận xét, đánh giá, mang đậm chất chủ quan Khi Nam Cao kể về Chí Phèo: “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi Bắt đầu chửi trời Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? ”; hay là tả
về hắn: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết…” thì những lời văn đó dường như không còn là “lời khách quan” nữa Điều đó cũng được thể hiện rất rõ trong văn Thạch Lam và Nguyễn Công Hoan
Đây là lời văn Nguyễn Công Hoan tả huyện Hinh (Đồng hào có ma): “ Chà !Chà ! Béo ơi là
béo ! Béo đến nỗi giả có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo rằng “ nhờ bóng quan lớn” là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông” Thái độ chủ quan của tác giả bộc lộ ở từng câu chữ: những câu cảm thán, những đại từ gọi tên nhân vật…Còn ở lời văn Thạch Lam tả cảnh
phố huyện trong truyện Hai đứa trẻ (Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và
thoảng qua gió mát…), cảnh vật đã được tả qua cái nhìn thấm đẫm tâm trạng ngập tràn trong lòng của nhân vật chính
Ở truyện ngắn hiện đại thường có sự tăng cường chi tiết nghệ thuật, những chi tiết gây cho người đọc ấn tượng không phải mờ về con người và đời sống Truyện truyền thống cũng được xây dựng bằng những “chi tiết cốt truyện” – chi tiết mô tả diễn biến hành động của nhân vật, gắn liền với sự vận động, phát triển của cốt truyện Chi tiết được sử dụng trong truyện thường là “không thừa, không thiếu” – không nằm ngoài nghĩa truyện, phục vụ trực tiếp việc bộc lộ tính cách, số phận nhân vật