Thuyền viên trực ca có nhiệm vụ sau đây: a Không được bỏ vị trí hay bàn giao ca trực cho người khác nếu chưa được phép của thuyền trưởng, máy trưởng hoặc của sỹ quan trực ca; b Khi có bá
Trang 1Câu 57: Trình bày khái quát sự cần thiết của công tác trực ca, các loại ca trực, những yêu cầu đối với người trực ca.
* Sự cần thiết của công tác trực ca.
Tàu biển là một phương tiện giao thông và sản xuất có nhiều nét đặc thù Trừ những lúc ở trên đà sửa chữa hoặc bị mắc cạn, tàu luôn luôn ở trạng thái nổi trên mặt nước, luôn chuyển động thậm chí ngay cả khi neo hoặc buộc cầu Môi trường xung quanh tàu luôn thay đổi, nhiều nguy hiểm, sự cố bất ngờ có thể xảy ra với tàu bất cứ lúc nào Công việc trên tàu cũng luôn thay đổi: lúc chạy biển, lúc neo, vào cầu, làm hàng, sửa chữa, nhận nhiên vật liệu, lương thực
Do những đặc điểm như vậy mà ngay từ xa xưa trên các tàu biển đã áp dụng một chế độ làm việc đặc biệt là chế độ trực ca Chế độ trực ca là một biện pháp tổ chức lao động để đảm bảo an toàn cho tàu, người, hàng hóa và tài sản trên tàu
Những tàu đang khai thác phải tổ chức trực ca liên tục 24 giờ trong ngày Khi tàu ngừng khai thác thì chế độ trực ca do chủ tàu quyết định
Điều 46 (Theo quyết định số 65-2005/QĐ-BGTVT) Trực ca của thuyền viên.
1 Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức việc trực ca 24 giờ trong ngày Đại phó, thuyền phó hành khách và máy trưởng có trách nhiệm giúp thuyền trưởng kiểm tra việc tổ chức thực hiện việc trực ca trên tàu
2 Trực ca là nhiệm vụ của thuyền viên Ca trực của mỗi thuyền viên được chia thành ca biển và ca bờ:
a) Ca biển trực 04 giờ và mỗi ngày trực 02 ca cách nhau 08 giờ;
b) Ca bờ do thuyền trưởng quy định, căn cứ vào điều kiện cụ thể khi tàu neo đậu
3 Thuyền viên trực ca có nhiệm vụ sau đây:
a) Không được bỏ vị trí hay bàn giao ca trực cho người khác nếu chưa được phép của thuyền trưởng, máy trưởng hoặc của sỹ quan trực ca;
b) Khi có báo động vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trực ca của mình và chỉ khi nào có người khác đến thay thế mới được rời khỏi vị trí đến nơi quy định theo bản phân công báo động;
c) Trong thời gian trực ca phải ghi chép đầy đủ tình hình trong ca trực vào sổ nhật ký của bộ phận mình theo quy định;
d) Nghiêm cấm thuyền viên làm những việc khác không thuộc nhiệm vụ của
ca trực
4 Việc giao ca phải được tiến hành ngay tại nơi trực ca Sỹ quan trực ca phải nhận ca ít nhất 15 phút trước khi ca trực bắt đầu Các thuyền viên khác nhận
ca ít nhất 5 phút trước khi ca trực bắt đầu Thuyền viên giao ca phải thông báo người nhận ca ít nhất 15 phút trước khi ca trực bắt đầu
Trang 21 Thuyền viên trực ca phải mặc trang phục, khi trực ca bờ phải mang băng trực ở tay trái Băng trực ca gồm ba sọc ngang, bề rộng của băng 45 mm với mỗi sọc rộng 15 mm Màu băng trực ca được quy định như sau:
a) Băng của sỹ quan trực ca có màu: xanh đậm - trắng - xanh đậm;
b) Băng của thuyền viên trực ca có các màu: đỏ - trắng - đỏ
2 Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp trang phục và băng trực ca
Câu 58: Các nguyên tắc cơ bản của công tác trực ca trên tàu biển.
Trực ca liên tục và hoàn thành những nhiệm vụ đã được quy định (việc trực
ca phải được thực hiện suốt ngày đêm, khi hành trình cũng như khi tàu đỗ, đang khai thác hay sửa chữa… )
Có mặt thường xuyên ở vị trí trực ca hoặc vị trí làm việc Người trực ca không được bỏ vị trí hay bàn giao lại cho người khác nếu chưa được phép của thuyền trưởng hoặc sỹ quan trực ca Khi có báo động vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trực ca của mình và chỉ khi nào có người khác đến thay thế mới được rời vị trí trực
ca của mình và đến nơi quy định theo bảng phân công nhiệm vụ khi có báo động
Thương xuyên quan sát, theo dõi, kiểm tra tình trạng của tàu và môi trường xung quanh tàu Người trực ca phải thường xuyên kiểm tra theo dõi cẩn thận tình trạng và hoạt động của máy móc, thiết bị, hệ thông do ca trực của mình quản lý Ngoài ra phải thường xuyên quan sát theo dõi các công việc đang thực hiện trên tàu cũng như môi trường xung quanh tàu nhất là trong điều kiện dễ xuất hiện nguy hiểm cho tàu
Thực hiện kịp thời và chính xác các quy định của những văn bản pháp luật
có liên quan: bộ luật hàng hải, quy tắc tránh va…
Xử lý nhanh, kịp thời, đúng đắn những tình huống, sự cố bất ngờ xảy ra Khi nhận được thông tin hay qua quan sát thấy những tình huống sự cố bất ngờ xảy ra, người trực ca phải nhanh chóng đánh giá tình hình, thực hiện ngay những hành động cần thiết để đảm bảo an toàn cho tàu, người, hàng hóa và tài sản trên tàu
Trực ca với tinh thần trách nhiệm cao, không được chủ quan, mất cảnh giác, không được làm những việc khác không thuộc nhiệm vụ của ca trực, trong thời gian trực ca phải ghi chép đầy đủ tình hình trong ca trực của mình vào sổ nhật ký theo đúng quy định
Ca trực biển thường bao gồm 1 sỹ quan và 1 thủy thủ
Trang 3Câu 59:Trình bày việc giao nhận ca biển của sỹ quan trực ca buồng lái.
Sỹ quan trực ca hàng hải không được giao ca cho sỹ quan khác nếu thấy rằng sỹ quan đó không có khả năng thực hiện nhiệm vụ đi ca một cách có hiệu quả Trong trường hợp như vậy sỹ quan trực ca phải báo cáo cho thuyền trưởng biết
Sỹ quan nhận ca phải đảm bảo rằng những thành viên của ca trực phải có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ của họ đặc biệt như sự điều chỉnh sức nhìn của
họ trong đêm tối
Nếu sỹ quan hàng hải đến lúc thay ca nhưng đang bận điều động tàu hoặc đang có hành động khác để tránh nguy hiểm thì việc thay ca phải dừng lại cho đến khi hành động nói trên hoàn thành
Bridge checklist
Changing over the watch
When changing over the watch relieving officers should personally satisfy themselves regarding the following:
• Standing orders and other special instructions of the Master relating to navigation of the ship
• Position, course, speed and draft of the ship
• Prevailing and predicted tides, currents, weathers, visibility and the effect
of these factors upon course and speed
• Procedure for the use of main engines to manoeuvre when the main engines are on bridge control and the status of the watchkeeping arrangements in the engine room
Navigation situation, including but not limited to:
• The operational condition of all navigation and safety equipment being used or likely to be used during the watch
• The errors of gyro and magnetic compasses
• The presence movements of ships in sight or known to be in the vicinity
• The conditions and hazards likely to be encountered during the watch
• The possible effects of heel, trim, water density and squat on underkeel clearance
• Any special deck work in progress
Other points:
Trang 4Câu 60: Trách nhiệm của sỹ quan trực ca buồng lái khi tàu đang hành trình.
3 Sỹ quan trực ca boong khi trực ca biển có nhiệm vụ sau đây:
a) Nắm vững tình hình hoạt động của tàu, các điều kiện có liên quan đến khu vực hành trình để chủ động tiếp nhận ca trực;
b) Khi mới nhận ca phải kiểm tra vị trí tàu trên hải đồ, so sánh với chỉ số của tốc độ kế; kiểm tra hướng la bàn, sai số la bàn và đèn hành trình; kiểm tra hướng lái theo la bàn con quay và la bàn từ, so sánh các chỉ số đó; tiến hành thủ tục nhận
ca theo đúng quy định;
c) Trong thời gian trực ca biển, sỹ quan trực ca boong phải luôn luôn có mặt
ở buồng lái, chỉ được vào buồng hải đồ để tác nghiệp hải đồ trong thời gian ngắn sau khi đã giao việc theo dõi, quan sát phía trước mũi tàu cho thuỷ thủ trực ca; tiến hành xác định vị trí tàu; thường xuyên theo dõi sự hoạt động của đèn hành trình;
d) Sau mỗi giờ và mỗi lần thay đổi hướng đi, so sánh chỉ số la bàn từ với la bàn con quay, giữ hướng lái theo hướng đi đã định và xác định lại vị trí của tàu;
đ) Khi có sương mù, mưa rào, mưa tuyết và các hiện tượng thời tiết khác làm hạn chế tầm nhìn của tàu, kịp thời báo cáo thuyền trưởng và thông báo cho sỹ quan trực ca máy Sử dụng rađa, kiểm tra thiết bị phát tín hiệu sương mù, bố trí người quan sát phía trước mũi tàu, hiệu chỉnh đồng hồ ở buồng lái, buồng máy; xác định vị trí tàu và hành động theo lệnh của thuyền trưởng Trường hợp tầm nhìn xa của tàu bị hạn chế đột ngột, khi thuyền trưởng chưa kịp lên buồng lái, sỹ quan trực
ca boong có thể cho tàu giảm tốc độ và phát tín hiệu sương mù;
e) Trường hợp biển động, phải sử dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho hành trình của tàu;
g) Kiểm tra nước la canh và ghi kết quả vào nhật ký hàng hải; trường hợp thấy mực nước không bình thường phải kịp thời báo cáo thuyền trưởng và đại phó biết để có biện pháp xử lý Mỗi ca biển phải tiến hành đo nước la canh ít nhất một lần vào cuối ca trực;
h) Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn khi đón hoa tiêu lên tàu và tiễn hoa tiêu rời khỏi tàu;
i) Đặc biệt chú ý đến an toàn của xuồng cứu sinh, vật tư, thiết bị và hàng hoá chở trên boong, bạt đậy hầm hàng hoặc nắp hầm hàng;
k) Trường hợp có người rơi xuống biển, phải báo động toàn tàu và tự mình
áp dụng những biện pháp thích hợp để cứu giúp và phải báo ngay cho thuyền trưởng;
l) Khi tàu neo, phải xác định vị trí neo, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tàu bị trôi neo, đứt neo và báo ngay cho thuyền trưởng;
m) Theo dõi, ghi chép tình hình khí tượng thuỷ văn
Trang 5Câu 61: Trình bày những điểm đáng lưu ý của sỹ quan trực ca buồng lái khi đón, trả hoa tiêu và khi hoa tiêu có mặt trên buồng lái.
Xác định vị trí, thời gian, hướng, tốc độ của tàu khi đón trả hoa tiêu, chuẩn bị cầu thang hoa tiêu và các thiết bị như phao, đèn, đã tốt chưa, có đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hoa tiêu không
Liên lạc với trạm hoa tiêu và hoa tiêu bằng VHF
Đón và đưa hoa tiêu từ cầu thang hoa tiêu lên buồng lái và đưa hoa tiêu từ buồng lái xuống tận nơi cầu thang hoa tiêu, giám sát và kiểm tra tất cả mọi thứ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hoa tiêu cho đến khi rời tàu
Thực hiện khẩu lệnh của hoa tiêu và nhắc lại khi thực hiện xong
Nếu khẩu lệnh của hoa tiêu và thuyền trưởng không giống nhau thì thực hiện lệnh của thuyền trưởng
Luôn xác định vị trí tàu, nếu thấy có nguy hiểm phải báo cáo ngay khi có mặt thuyền trưởng và hoa tiêu trên buồng lái, nếu thuyền trưởng không có chỉ thị hoặc yêu cầu gì khác thì sỹ qyan trực ca vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách bình thường Sỹ quan trực ca không được ỷ lại vào sự có mặt của hoa tiêu hay thuyền trưởng trên buồng lái để không thực hiện các công việc cần thiết của mình Thuyền trưởng và sỹ quan trực ca phải phối hợp chặt chẽ với hoa tiêu để duy trì kiểm tra chính xác vị trí và chuyển động của tàu Khi phát hiện có gì bất thường
sỹ quan trực ca phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng và hoa tiêu
Nếu có bất cứ nghi ngờ về hành động hoặc ý định của hoa tiêu, sỹ quan trực
ca phải xem xét kỹ và nếu vẫn còn nghi ngờ thì phải thông báo ngay cho thuyền trưởng và phải có hành động cần thiết trước khi thuyền trưởng tới
Câu 62: Các tình huống sỹ quan trực ca biển phải báo cáo cho thuyền trưởng Bridge checklist
Calling the Master
The OOW should notify the Master immediately:
• If restricted visibility is encountered or expected
• If traffic conditions or the movements of other ships are causing concern
• If difficulties are experienced in maintaining course
• On failure to sight land, a navigation mark of obtain soundings by the expected time
• If, unexpectedly, land or navigation mark is sighted or a change in sounding occurs
• On breakdown of the engines, propulsion machinery remote control, steering gear or any essential navigation equipment, alarm or indicator
• If the radio equipment malfunctions
Trang 6Câu 63: Trình bày những trách nhiệm của sỹ quan trực ca boong khi tàu neo.
Nếu thuyền trưởng thấy cần thiết thì ca biển được duy trì liên tục khi tàu neo (khi thời tiết xấu, khi có gió và dòng chảy mạnh, khi neo chờ hoa tiêu hay khi neo chờ vào cầu với thời gian ngắn, khi trật tự an ninh ở khơ vực neo không tốt)
* Trong lúc neo đậu, sỹ quan trực ca phải:
Xác định và tác nghiệp vị trí trên hải đồ càng nhanh càng tốt
Kiểm tra vị trí neo thường xuyên theo khoảng thời gian thích hợp bằng các phương pháp định vị khác nhau
Duy trì thường xuyên việc cảnh giới thích hợp
Kiểm tra xung quanh tàu theo khoảng thời gian định kỳ
Quan sát các điều kiện khí tượng, thủy triều và trạng thái mặt biển
Báo cáo ngay cho thuyền trưởng và áp dụng các biện pháp khắc phục nếu tàu bị rê neo
Đảm bảo tình trạng sẵn sàng của máy chính và các máy móc khác nếu thuyền trưởng yêu cầu
Nếu tầm nhìn xa khác thường phải báo ngay cho thuyền trưởng
Đảm bảo rằng tàu đã trưng các đèn và dấu hiệu thích hợp cũng như các tín hiệu âm thanh phù hợp với các quy tắc hiện hành
Áp dụng các biện pháp để bảo vệ môi trường do ô nhiễm từ tàu và tuân thủ các quy tắc chống ô nhiễm hiện hành
Khi tàu neo làm hàng phải đảm bảo chắc chắn tàu không bị rê neo, nếu bị rê neo phải khẩn trường xử lý, các tàu nhận trở hàng, các tàu cần cẩu có đảm bảo an toàn khi cập mạn làm hàng hay không, đặc biệt phải chú ý đến thủy triều để xem xét tàu có bị nằm cạn khi làm hàng hay không…
Câu 64: Trình bày về việc giao nhận ca trực bờ của sỹ quan boong.
Khi giao nhận ca bờ, sỹ quan giao và phải thông báo cho sỹ quan nhận ca các điểm sau:
Độ sâu của nước tại cầu, mớn nước của tàu, mức và thời gian nước lớn, nước ròng, an toàn dây buộc tàu và dây gia cường nếu có, tình trạng neo và độ dài lỉn neo, trạng thái máy chính và sự sẵn sàng sử dụng khi có sự cố
Các công việc đang được tiến hành trên tàu, số lượng và vị trí của hàng hóa đã xếp hoặc còn lại trên tàu cũng như bất cứ sự tồn đọng nào trên tàu sau khi dỡ hàng Mức nước trong lacanh và các két ballast
Tín hiệu hoặc đèn phải trưng ra hoặc tín hiệu âm thanh phải phát
Số lượng thuyền viên có trên tàu và sự hiện diện của những người khác trên tàu
Tình trạng của các thiết bị cứu hỏa
Các quy tắc đặc biệt của cảng nếu có
Các lệnh và chỉ thị của thuyền trưởng nếu có
Các đường dây liên lạc sẵn có giữa tàu và bờ
Trang 7Các hoàn cảnh bất kỳ nào khác có tác động đến an toàn của tàu, thuyền viên, hàng hóa, môi trường
Thủ tục để thông báo cho chính quyền cảng về ô nhiễm môi trường do hoạt động của tàu gây ra
Câu 65: Trình bày những trách nhiệm của sỹ quan boong khi trực ca bờ.
4 Sỹ quan trực ca boong khi trực ca bờ có nhiệm vụ sau đây:
a) Phải tiếp nhận từ ca trực trước về tình hình chung trên tàu, công việc làm hàng, sửa chữa, số lượng thuyền viên có mặt trên tàu, những công việc cần thiết khác liên quan đến bảo đảm an toàn cho tàu; khi tàu neo đậu phải theo dõi thời tiết
và tình hình xung quanh tàu, kiểm tra vị trí neo bằng mọi phương pháp và sử dụng những biện pháp cần thiết để tránh trôi neo;
b) Khi đậu ở cảng cần chú ý theo dõi mớn nước của tàu, các dây buộc tàu, các tấm chắn chuột, cầu thang lên xuống tàu và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của cảng; theo dõi việc bốc dỡ hàng hoá và kịp thời báo cáo thuyền trưởng hoặc đại phó biết những diễn biến có thể gây tổn thất đối với hàng hoá và ảnh hưởng đến an toàn của tàu; đảm bảo cầu thang phải có lưới bảo hiểm, cạnh cầu thang phải
có phao cứu sinh và đủ ánh sáng vào ban đêm;
c) Trước khi thử máy chính, phải chú ý quan sát các chướng ngại vật sau lái; khi thử máy cần chú ý đến các dây buộc tàu;
d) Khi thời tiết xấu và nhận được tin bão phải thực hiện các biện pháp thích hợp để phòng chống bão cho tàu;
đ) Trường hợp trên tàu có báo động nhưng vắng mặt thuyền trưởng và đại phó, sỹ quan trực ca boong phải trực tiếp chỉ huy thuyền viên có mặt trên tàu thực hiện các biện pháp thích hợp để loại trừ các tai nạn, sự cố Trường hợp có báo động của những tàu đậu gần mình thì phải tiến hành liên lạc và nếu cần thiết thì phải tổ chức giúp đỡ khi tàu đó yêu cầu; báo cáo thuyền trưởng biết tình hình trên tàu trong thời gian thuyền trưởng vắng mặt;
e) Giám sát việc thực hiện công việc hàng ngày và công việc sửa chữa do bộ phận mình phụ trách tiến hành; kiểm tra và theo dõi việc thực hiện nội quy phòng cháy - chữa cháy và an toàn lao động trên tàu;
g) Ban đêm phải tổ chức tuần tra và quan sát tình hình xung quanh tàu;
h) Ghi danh sách số người đi bờ, từ bờ trở về tàu và báo cáo thuyền trưởng biết số người đi bờ về trễ giờ;
i) Trong thời gian nghỉ có số đông thuyền viên đi bờ, sỹ quan trực ca boong phải tổ chức số người còn lại ở tàu để sẵn sàng bảo vệ an toàn cho tàu;
k) Trường hợp có người trên bờ lên tàu làm việc, sỹ quan trực ca boong phải
tổ chức theo dõi quá trình làm việc của những người đó;
Trang 8Câu 66: Những điểm cần lưu ý của sỹ quan boong trực ca trong trường hợp tàu đang xếp hoặc dỡ hàng nguy hiểm.
Ngoài những trách nhiệm thông thường khi trực ca bờ, khi tàu chở hàng nguy hiểm thì sỹ quan trực ca phải lưu ý những điểm sau:
Phải có đủ một số lượng thuyền viên cần thiết trên tàu để có thể xử lý an toàn khi có sự cố xảy ra
Phải bố trí các thiết bị cứu hỏa và thiết bị an toàn khác ở tư thế sẵn sàng hoạt động
Phải chấp hành các quy định đặc biệt của cảng về xếp dỡ hàng nguy hiểm Phải thiết lập đường dây liên lạc thuận tiện với bờ để nhanh chóng báo cáo nhờ sự giúp đỡ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra
Phải áp dụng các biện pháp đặc biệt phòng ngừa ô nhiễm môi trường
Phải nắm được tính chất của loại hàng nguy hiểm, kỹ thuật bao gói, kỹ thuật bốc xếp vận chuyển
Phải nắm được hành động xử lý thích hợp khi hàng nguy hiểm đổ vỡ hoặc bị cháy
Phải theo dõi và chỉ huy việc làm hàng nguy hiểm ở những khu vực kín không được thông gió
Phải trực tiếp tổ chức cứu những người bị nạn khi xảy ra sự cố ở khu vực kín không được thông gió, có chứa hàng nguy hiểm